Tải bản đầy đủ (.pptx) (5 trang)

Bài văn thuyết minh về nón lá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.85 KB, 5 trang )

Bài Văn mẫu
Nón lá là một biểu tượng gắn liền với hình ảnh người con gái Việt Nam. Từ thời
xa xưa nón lá đã là một dụng cụ vơ cùng thân thiết với con người chúng ta. Hình ảnh
một cơ gái Việt Nam thướt tha trong chiếc áo dài truyền thống trên đầu đội chiếc nón
lá màu trắng tinh khơi, đã trở thành hình ảnh vơ cùng quen thuộc với các bạn bè du
khách năm Châu trên toàn thế giới khi nhớ về dân tộc ta.


Theo như các tài liệu ghi chép lại thì nón lá của Việt Nam ra đời từ khá lâu từ khoảng 3000
năm TCN. Sự hình thành và gìn giữ chiếc nón lá từ thời đó cho đến nay thể hiện vai trò và tầm
quan trọng của kỷ vật thiêng liêng này. Chiếc nón lá khơng chỉ xuất hiện trong cuộc sống thường
nhật của người phụ nữ nước ta, mà nó còn xuất hiện trong thơ ca, trong những bức tranh, như lời
ca dao của ơng cha ta để lại. Nón lá như một nét văn hóa riêng biệt của dân tộc ta không giống
với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.
Nón lá nước ta có hai loại: Một là nón 3 tầm, là loại nón hình trịn vành to, rộng thường
được các liền anh, liền chị khi hát trao dun đội trên đầu hoặc khốc ở tay, loại nón này thường
được đi kèm với trang phục áo dài tứ thân, áo mớ ba mớ bảy thể hiện sự dịu dàng, nhẹ nhàng của
người phụ nữ.


Loại nón lá thứ hai là nón chóp: Loại nón giống hình tam giác có chóp nhọn ở trên rộng
vành, chiếc nón này được sử dụng phổ thơng hơn. Và các trang phục đi kèm với nó cũng thoải
mái, phóng khống hơn.
Nón chóp có thể mặc với áo dài tân thời, có thể mặc áo bà ba, hay mặc áo lụa, quần xa
tanh…Nón chóp giúp các cơ gái che nắng che mưa, giúp các bà các mẹ bớt cảm thấy oi bức
trong những ngày hè nóng nực.
Hình ảnh chiếc nón lá đã gắn liền với cuộc sống của người dân như một nét văn hóa giả dị,
mộc mạc.
Để làm được một chiếc nón lá cũng rất kỳ cơng. Nón lá thường được làm từ lá dừa, hoặc lá
cọ. Nhưng nón lá thường làm từ lá cọ sẽ bền đẹp hơn bởi lá cọ có độ bóng và dẻo dai hơn.



Sau khi lựa chọn những chiếc lá cọ to đẹp, xanh mướt người nghệ nhân phải phơi lá khoảng 4
tiếng đồng hồ để lá héo bớt đi rồi chọn . Khi lá mềm đi rồi người nghệ nhân bắt đầu lấy kim
khâu làm vành nón, tạo khung nón. Sau đó tỉ mỉ ngồi khâu từng chiếc lá cọ vào chiếc khung đã
được định hình sẵn. Khi làm khung cho nón lá người ta thường chọn những loại tre không già
quá và cũng khơng non q bởi tre già thường giịn dễ gãy, cịn non q thì khơng có độ dẻo dai.
Nên loại tre có độ tuổi vừa tầm là tốt nhất. Khung của nón lá chính là những hình trịn xếp từ to
nhất tới nhỏ nhất tạo ra hình chóp.
Sau khi làm khung nón, là tới giai đoạn chằm nón. Khâu này vơ cùng quan trọng vì nó giúp
cho khung nón và lá nón bám chặt khơng bị bung rời. Người làm nón thường chằm nón bằng
những sợi ni lơng mỏng dai, có màu trong suốt trơng rất đẹp mắt.


Khi chiếc nón đã được hình thành khâu lại hồn chỉnh thì người làm nón lá sẽ bơi
một lớp dầu bám vào bề mặt ngồi của nón lá để tạo độ bóng, và để tráng gương cho
chiếc nón khi đi mưa không bị nước mưa thấm qua những khe hở của lá cọ mà làm
ướt tóc, ướt đầu.
Chiếc nón của nước ta là một biểu tượng đẹp gắn liền với người phụ nữ đoan
trang, thùy mị. Dù qua bao nhiêu thời gian chiếc nón lá vẫn giữ nguyên giá trị của
mình trong cuộc sống của con người .



×