Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Vấn đề cái chết của ngôn ngữ ngôn ngữ học xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.3 KB, 24 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Ngơn ngữ là sự thể hiện trình độ phát triển văn hố và tư duy của từng dân
tộc. Ngơn ngữ đã tích tụ lưu giữ quá khứ lịch sử truyền thống, phản ảnh quan niệm
về vũ trụ, cái nhìn về cuộc sống và tương lai mà từng dân tộc đã đúc kết và xây
dựng nên... Thêm vào đó, ngơn ngữ là một trong những phương tiện giao tiếp của
con người, giúp kết nối con người và làm cho hoạt động giao tiếp của con người
trở nên dễ dàng hơn, là tấm gương phản ánh văn hóa của mỗi dân tộc, là tinh hoa
được hình thành và gọt giũa trong một thời gian dài. Qua ngôn ngữ mỗi cộng đồng
bản ngữ thể hiện được thế giới quan tâm linh của mình, đồng thời thế giới quan
tâm linh cũng làm ngơn ngữ phát triển. Ở các quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa và đa
ngơn ngữ cùng với vấn đề dân tộc và tôn giáo, ngôn ngữ càng trở thành một trong
những yếu tố của ý thức giác ngộ dân tộc và thống nhất dân tộc. Vì vậy, vấn đề
ngơn ngữ luôn trở thành vấn đề muôn thuở của không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn
ở nhiều các quốc gia khác trên thế giới. Ở bất kì các quốc gia nào, nhà nước cũng
ln quan tâm đến chính sách ngơn ngữ và trở thành một trong những chính sách
khơng thể thiếu của các dân tộc. Ngơn ngữ đóng góp một vai trò rất quan trọng về
sức mạnh kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục. Mặc dù có ý nghĩa và tầm quan
trọng rất lớn, nhưng hiện nay nhân loại chúng ta đang phải đối mặt với sự mất dần
một số ngôn ngữ. Tuy nhiên, khi một ngôn ngữ biến mất, thì những giá trị của
ngơn ngữ đó cũng sẽ mất theo và điều đó đồng nghĩa với việc một phần lịch sử và
văn hóa của nhân loại bị xóa sổ và nền văn hố chung của thế giới cũng bị “nghèo
đi”.
Nhận thức được hiểm họa này, giới ngơn ngữ nói riêng và nhiều tầng lớp xã
hội nói chung đã có những quan tâm và lo lắng, đồng thời đi tìm những giải pháp
khắc phục tình trạng “chết” dần của ngôn ngữ trong thời hiện đại nhưng vẫn còn
nhiều mặc hạn chế. Trong đề tài nghiên cứu này, nhóm chúng tơi sẽ tập trung xoay
quanh một số vấn đề về cái chết của ngôn ngữ trong thời đại hiện nay.


2


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Khái niệm ngơn ngữ
Xoay quanh khái niệm ngơn ngữ có nhiều định nghĩa khác nhau, theo đó với
cách hiểu thơng thường nhất ngơn ngữ là một hệ thống kí hiệu bất kì dùng để diễn
đạt, thơng báo một hiện tượng nào đó. Ví dụ: ngơn ngữ điện ảnh là tồn bộ những
phương tiện nghệ thuật được các nhà làm phim sử dụng để phản ánh hiện thực;
ngơn ngữ hội họa là tồn bộ những đường nét, màu sắc, hình khối mà họa sĩ sử
dụng để phản ánh thế giới; ngơn ngữ của lồi ong là toàn bộ những “vũ điệu” mà
loài ong sử dụng để báo cho nhau về nơi chốn có hoa và lượng hoa. Theo cách hiểu
này, người ta không xét ngơn ngữ trong mặt cấu tạo của nó mà chỉ xét chung mặt
biểu hiện và thực hiện chức năng của ngôn ngữ trong đời sống và trong các lĩnh
vực văn hóa, nghệ thuật.
Cịn khái niệm ngơn ngữ theo cách định nghĩa của nhà ngơn ngữ học
Ferdinand de Saussure thì “Ngơn ngữ là một tập thể gồm những quy ước tất yếu
được tập thể xã hội chấp nhận (...) Đó là một kho tàng được thực tiễn nói năng
của những người thuộc cùng một cộng đồng ngôn ngữ lưu lại, một hệ thống tín
hiệu, một hệ thống ngữ pháp tồn tại dưới dạng tiềm năng trong mỗi bộ óc, hay, nói
đúng hơn trong các bộ óc của tập thể” [2]. Như vậy, cách hiểu của Saussure về
ngôn ngữ nhằm tập trung vào bản chất lịch sử - xã hội của nó và xem xét cả trong
vấn đề cấu tạo, coi ngôn ngữ là một đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học. Việc
định nghĩa ngơn ngữ dưới góc nhìn của ngơn ngữ học đã chỉ ra được những nét bản
chất nhất của ngơn ngữ, đào sâu và tìm hiểu những qui luật cấu thành của ngơn
ngữ trong suốt q trình hình thành và phát triển của nó.
Ngồi ra cịn có hai định nghĩa về khái niệm của ngôn ngữ theo cách hiểu của
hai nhà nghiên cứu trong nước. Nguyễn Thiện Giáp cho rằng “Ngôn ngữ là một hệ
thống những đơn vị vật chất phục vụ cho việc giao tiếp của con người và được

phản ánh trong ý thức của tập thể một cách độc lập với ý tưởng, tình cảm và
nguyện vọng cụ thể của con người, cũng như trừu tượng hóa khỏi những tư tưởng,
tình cảm và nguyện vọng đó” [7, 311]. Nguyễn Thị Trúc cũng có khái niệm tương
đối giống với ông “Ngôn ngữ là một hệ thống những đơn vị (âm, từ, hình vị,
câu,...) và những qui tắc hoạt động của chúng, làm phương tiện giao tiếp của con
người, được phản ánh trong ý thức cộng đồng và trừu tượng hóa khỏi bất kỳ một
tư tưởng, cảm xúc, ước muốn cụ thể nào” [6].
3


Như vậy, có thể thấy ở cách hiểu nào thì ngôn ngữ đều là sản phẩm của lịch sử
xã hội, là sản phẩm của tập thể, tồn tại dưới dạng tiềm năng trong óc của từng
người bản ngữ giống như một pho từ điển để khi cần người ta chỉ việc lật ra và sử
dụng. Ngơn ngữ cịn là cơng cụ tư duy của con người và là nơi lưu giữ những giá
trị văn hóa nhân loại.
1.2. Bản chất và chức năng của ngôn ngữ
1.2.1. Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội
Ngôn ngữ chỉ sinh ra và phát triển trong xã hội lồi người. Bên ngồi xã hội,
ngơn ngữ không thể phát sinh.
Ngôn ngữ không phải là hiện tượng của cá nhân tôi hay cá nhân anh mà là của
chúng ta. Đối với mỗi cá nhân, ngôn ngữ như một thiết chế xã hội chặt chẽ, được
giữ gìn và phát triển trong kinh nghiệm, trong truyền thống chung của cả cộng
đồng.
Ngôn ngữ cũng không phải là hiện tượng sinh vật vì nó khơng mang tính di
truyền.
Ngơn ngữ là một hiện tượng xã hội đặc biệt. Nó khơng thuộc về kiến trúc
thượng tầng của riêng một xã hội nào. Ngôn ngữ khơng mang tính giai cấp.
1.2.2. Ngơn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng
Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp và là công cụ của tư duy.
Hoạt động ngơn ngữ có một mặt cá nhân và một mặt xã hội, và không thể

quan niệm mặt này mà thiếu mặt kia được. Tất nhiên, hai đối tượng này gắn bó
khăng khít với nhau và giả định lẫn nhau: ngơn ngữ là cần thiết để cho lời nói có
thể hiểu được và gây được tất cả những hiệu quả của nó; nhưng lời nói lại cần thiết
để cho ngơn ngữ được xác lập; về phương diện lịch sử, sự kiện của lời nói bao giờ
cũng đi trước (...) Cuối cùng, chính lời nói làm cho ngơn ngữ biến hố.
Ngơn ngữ được thực tại hố trong lời nói và lời nói chính là ngơn ngữ đang
hành chức, đang được dùng để giao tiếp giữa người với người.
1.2.3. Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, có bản chất tín hiệu
Ngơn ngữ là sự hợp nhất của cái biểu hiện (vỏ âm thanh) và cái được biểu
hiện (khái niệm về sự vật, hiện tượng được phản ánh, gọi tên). Hai mặt này khơng
bao giờ tách nhau nhưng lại có quan hệ võ đốn với nhau. Mặt biểu hiện của ngơn
ngữ mang tính hình tuyến.
Ngay từ đầu, ngơn ngữ đã đồng thời là tín hiệu, mang bản chất tín hiệu. Chính
4


bản chất tín hiệu của ngơn ngữ, với tất cả những đặc trưng riêng biệt và tính phức
tạp trong hệ thống tổ chức của mình, là một nhân tố trung tâm bảo đảm nó trở
thành phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của con người.
1.3. Khái niệm cái chết của ngôn ngữ
Xoay quanh vấn đề cái chết của ngôn ngữ thì có khơng ít những ý kiến khác
nhau, xong khái niệm ngôn ngữ cũng chưa được thống nhất giữa các nhà khoa học.
Nghiên cứu về cái chết của ngôn ngữ, David Crystal cho rằng “Sự tồn tại của một
ngôn ngữ được quyết định bởi sự tồn tại của một xã hội người sử dụng nó. Một
ngơn ngữ sẽ sống sót nếu vẫn cịn con người sử dụng nó để liên lạc với nhau. Nếu
một ngơn ngữ khơng cịn được sử dụng vì khơng thực hiện được chức năng giao
tiếp của nó thì có nghĩa là các ngơn ngữ được cho là chết” [1]. Điều này cho thấy
rằng một ngôn ngữ được xác định bởi con người. Mặc dù ngôn ngữ là một thực thể
độc lập, nhưng sự tồn tại của nó phụ thuộc vào con người vì khi nói đến sinh thái
ngơn ngữ là nói đến mối quan hệ tương tác giữa con người với ngôn ngữ gắn với

môi trường giao tiếp, thêm vào đó chỉ có con người mới có ngơn ngữ, sự tồn tại và
phát triển của ngơn ngữ phụ thuộc vào yếu tố con người. Kể từ khi con người đang
giao tiếp sinh vật, sau đó ngơn ngữ này sẽ tồn tại như những con người tự nó tồn
tại. Tuy nhiên, ngơn ngữ nhất định chết trong khi những người khác được sinh ra.
Một ngôn ngữ được cho là “chết” hoặc ít nhất là “có nguy cơ” khi số lượng người
giao tiếp bằng thứ ngôn ngữ ấy giảm và khơng có nỗ lực thực hiện để kế thừa ngơn
ngữ, duy trì và sử dụng nó.
Nguyễn Văn Khang cũng cùng quan niệm với Crystal “Một ngôn ngữ được
cho là đã chết khi ngơn ngữ ấy khơng cịn ai sử dụng nữa. Điều này có nghĩa là,
một ngơn ngữ chỉ thực sự cịn sống nếu cịn có người sử dụng nó” [8]. Bên cạnh
đó, Nguyễn Văn Khang cịn mở rộng khái niệm ngơn ngữ chết của mình khi đưa
phương ngữ vào phạm trù ngôn ngữ để thống kê cái chết của ngôn ngữ. Tuy nhiên,
việc mở rộng khái niệm này của ơng vẫn cịn mập mờ, chưa cụ thể và rõ ràng song
vẫn ngầm xác định cái chết của phương ngữ nằm trong phạm trù ngôn ngữ chết.
Cái chết của ngôn ngữ đang trở thành vấn đề đáng quan tâm của các nhà khoa
học ngơn ngữ trong và ngồi nước. Mỗi người sẽ đưa ra một cách hiểu và phạm trù
khác nhau về ngôn ngữ chết, trong đề tài này, chúng tôi thống nhất sử dụng khái
niệm mở rộng của Nguyễn Văn Khang để làm rõ cái chết của ngôn ngữ hiện nay.

5


CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ CÁI CHẾT CỦA NGÔN NGỮ TRONG THỜI ĐẠI
HIỆN NAY
2.1. Thực trạng ngôn ngữ hiện nay
2.1.1. Thực trạng ngôn ngữ thế giới
Là một hiện tượng xã hội đăc biệt với hai chức năng nổi trội là công cụ của
giao tiếp và công cụ tư duy, ngôn ngữ là nguồn tài nguyên của riêng con người.
Trên thế giới, mỗi quốc gia, mỗi vùng sẽ có rất nhiều ngơn ngữ khác nhau, mỗi
ngơn ngữ có một đặc điểm riêng tạo nên một sự đa dạng trong sinh thái ngôn ngữ.

Tuy nhiên, vẫn cịn ít người nói đến sự đa dạng ngơn ngữ, văn hóa của các dân tộc,
nghĩa là mơi trường, sinh thái văn hóa cũng như người ta ít biết đến nguy cơ tiêu
vong đang đe dọa một số lớn ngôn ngữ nhân loại.
Cho đến bây giờ, người ta chưa có con số chính xác về tổng số ngơn ngữ thế
giới. Voeglin thì nói có 4500 ngơn ngữ khác nhau, Ruhlen năm 1987, đưa ra con số
5000, Grimmeses năm 1988 nói có 6000. Đến hiện nay, con số thống kê số ngôn
ngữ trên thế giới rơi vào khoảng tầm 6800 ngôn ngữ khác nhau. Sự phân bố ngôn
ngữ cũng không cân bằng. Chỉ riêng châu Phi và châu Đại Dương đã chiếm 81%
tổng số vì có đến 4900 ngơn ngữ, phương ngữ. Châu Mỹ có khoảng 900, tỷ lệ
chiếm 15%, châu Âu và Trung Đơng có 275, chiếm 4%.
Hiện nay, nhiều ngôn ngữ đang đứng bên bờ vực của sự tuyệt chủng khi
chúng khơng cịn được nhiều người sử dụng và khơng cịn được truyền đạt và kế
thừa. Ví dụ: Vào năm 2016, Rosa Andrade Ocagane, người nói tiếng Amazon cuối
cùng đã bị giết ở Peru vào năm 67 tuổi, có mẹ là người Resígaro và cha là người
Ocaina. Bà nói tiếng mẹ đẻ của mình để tơn vinh loại ngơn ngữ hiếm hoi này. Hiện
tại, chỉ cịn anh trai của Rosa biết sử dụng tiếng Resígaro khiến chúng trở thành thứ
tiếng có nguy cơ biến mất nhất hiện nay. Hay như tiếng Votic, Vote, Votian hay
Votish là ngơn ngữ được người Votic sử dụng. Đây là nhóm người bị trục xuất khỏi
Liên bang Xô Viết sang Phần Lan vào năm 1943. Trong năm 2010, có 68 người
dùng ngôn ngữ Vod bản địa, nhưng đến năm 2017 chỉ cịn lại 8 người. Hay như
ngơn ngữ cổ Dunser vẫn được sử dụng trong các dịp đặc biệt như đề nghị kết hôn
và đám cưới ở đảo Papua, Indonesia, tới năm 2011, chỉ cịn lại 3 người có khả năng
nói loại ngôn ngữ này, 2 người trong số họ đều đã già. Tiếng Alawa của tộc người
Alawa ở lãnh thổ phía Bắc của Úc sinh sống. Cịn được gọi là Galawa hoặc
Waliburu, ngơn ngữ nguy cấp này được nói bởi những người Úc gốc thổ dân ở
Northern Territory. Theo tổng điều tra dân số năm 2016, chỉ còn lại 4 người nói, tất
6


cả đều là phụ nữ. Qua những thống kê đã đưa ra ở trên, chúng ta có thể thấy, con số

hiển thị ngôn ngữ thế giới là một con số lớn, song lượng ngôn ngữ ấy đang trên
con đường suy thối, mất dần đi sự đa dạng ngơn ngữ. Theo báo cáo của tổ chức
Wordwatch cảnh báo rằng, nhiều ngôn ngữ và tiếng nói của các dân tộc trên thế
giới đang thực sự đứng trước khả năng bị mất đi vào cuối thế kỉ XXI. Theo báo cáo
thì có khoảng 3400 (50%) đến 6120 (90%) ngơn ngữ có nguy cơ bị mất đi vào năm
2100. Tình trạng các ngơn ngữ, phương ngữ đã chết, hoặc trên đường tiêu vong nói
chung rất cấp bách. Sau đây là một bảng ghi nhận sự việc này:
Vùng, quốc gia
Số ngôn ngữ đang hấp hối
Tổng số
Bách phân
Alaska, Bắc Nga
45
50
90%
Canada
149
187
80%
Mexico
110
400
27%
Châu Mĩ
300
900
33%
Nga
45
65

70%
Một bài viết trong báo cáo của UNESCO với nhan đề Bản đồ ngôn ngữ thế
giới có nguy cơ biến mất nêu rõ khoảng 50 ngơn ngữ châu Âu đang lâm nguy, dưới
áp lực nổi trội của các ngôn ngữ như tiếng Anh, Tây Ban Nha và Nga.
Số ngôn ngữ ở châu Phi chiếm tỉ lệ cao nhất trong số các ngôn ngữ khác
nhau trên thế giới và cũng có con số ngơn ngữ có nguy cơ biến mất cao nhất, hiện
có khoảng 500 đến 600 trong tổng số 1400 ngôn ngữ địa phương đang mất dần và
có khoảng 250 ngơn ngữ có nguy cơ thất truyền trong thời gian tới. Dưới đây là
một số liệu cụ thể về số lượng ngôn ngữ/ phương ngữ châu Phi đang bị tiêu vong:
Các tử ngữ
47
Các ngôn ngữ hoặc đã bị tiêu vong hoặc đang nằm trong giai đoạn 66
tiêu vong
Các ngôn ngữ đang nằm trong giai đoạn tiêu vong
44
Các ngôn ngữ hoặc đang nằm trong giai đoạn tiêu vong hoặc có nguy 12
cơ bị tiêu vong
Các ngơn ngữ có nguy cơ bị tiêu vong
53
Số lượng chung các ngơn ngữ/ phương ngữ
222
[Brenzingger, Heine, Sommer, 1991: dẫn theo V.V. Potapov]

Đông Nam Á là một trong những vùng có số lượng lớn ngôn ngữ của thế
giới. Các ngôn ngữ này gần gũi với cội nguồn và ít bị ảnh hưởng ngơn ngữ của các
ngơn ngữ có thế mạnh. Sự việc ngơn ngữ thiểu số dần dần bị biến mất đang ở mức
báo động. Tình trạng thiếu nghiên cứu liên hệ giữa ngôn ngữ và các phương ngữ,
7



thổ ngữ; các sắc dân thiểu số, dân tộc ít người thường bị gộp vào các sắc dân đông
người hơn. Các nhà khoa học tiên đoán, chỉ riêng ở Nam Dương, trong số trên 600
ngơn ngữ hiện có, vào cuối thế kỷ XXI sẽ chỉ cịn lại chừng 50 ngơn ngữ.
Tính theo các nước có nhiều ngơn ngữ, phương ngữ nhất, người ta có:
Quốc gia
Số ngơn ngữ
Papua New Guinea
850
Indonesia
670
Nigeria
410
Ấn Độ
380
Cameroon
270
Úc đại lợi
250
Mexico
240
Zaire
210
Brazil
210
Bên cạnh đó cịn mười ba nước khác mỗi nước có từ 100 đến 160 ngơn ngữ,
phương ngữ. Đó là Mỹ, Phi Luật Tân, Nga, Mã Lai, Perou, Sudan, Tanzania,
Ethiopia, Chad, New Hebrides, Cộng hòa Trung Phi, Mianma và Nepal. Như vậy,
chỉ riêng 22 quốc gia này đã có khoảng 5000 ngôn ngữ, phương ngữ rồi. Những
biến động trong lĩnh vực ngơn ngữ, tình trạng kinh tế, đời sống xã hội, sự bùng nổ
thông tin điện tử ở các nước này sẽ có ảnh hưởng mạnh, khiến cho ngơn ngữ bị

mất đi nhanh chóng hơn. Do đó, Michael Krauss tiên đốn rằng 90% ngơn ngữ thế
giới sẽ biến mất vào cuối thế kỷ XXI.
2.1.2. Thực trạng ngôn ngữ ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, đa ngơn ngữ. Theo các tài liệu chính thức,
trên lãnh thổ Việt Nam có 54 dân tộc cùng chung sống. Xét về ngơn ngữ, có nhiều
trường hợp một tộc người gồm nhiều nhóm địa phương, nói các thứ tiếng khác
nhau. Các thứ tiếng này có thể là các ngơn ngữ độc lập, thuộc cùng một nhóm cội
nguồn (trường hợp ngơn ngữ của dân tộc Hmông, dân tộc Thái, dân tộc Chứt, dân
tộc Tà Ơi…). Các thứ tiếng cũng có thể là các ngơn ngữ độc lập, thuộc những
nhóm thân tộc khác nhau của cùng một ngữ hệ (trường hợp ngôn ngữ của dân tộc
Tày). Đồng thời, các thứ tiếng cũng có thể là các ngôn ngữ độc lập, thuộc các ngữ
hệ hồn tồn khác nhau (trường hợp ngơn ngữ của dân tộc Dao, dân tộc Pà Thẻn).
Như vậy, số lượng ngôn ngữ được phân bố trên lãnh thổ Việt Nam chắc chắn lớn
hơn con số 54 (dân tộc). Theo nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng trên lãnh thổ Việt
8


Nam có khoảng 100 ngơn ngữ độc lập; mỗi ngơn ngữ lại có thể gồm các phương
ngữ, thổ ngữ khác nhau. Ví dụ, dân tộc Dao ở Việt Nam nói 2 ngơn ngữ chính là
ngơn ngữ Miền (của các nhóm địa phương tự nhận Kiềm Miền) và ngôn ngữ Mùn
(của các nhóm địa phương tự nhận là Kìm Mùn). Trong mỗi ngôn ngữ (Miền và
Mùn), lại gồm các phương ngữ của các ngành (nhóm địa phương) khác nhau.
Ngồi ra, cịn có sự khác biệt về tiếng nói giữa các vùng cư trú của cùng một
ngành, chẳng hạn, sự khác biệt giữa tiếng Dao Đỏ (thuộc ngôn ngữ Miền) ở Tuyên
Quang và Dao Đỏ ở Lào Cai, hay Bắc Kạn.
Ở nước ta, ngoài dân tộc Kinh là dân tộc chiếm 85% dân số, cịn có 53 dân
tộc khác, thuộc các ngữ hệ khác nhau có thể kể đến như sau:
- Thuộc ngữ hệ Nam Á (Austroasiatic), có những ngơn ngữ như: Kinh
(Việt), Mường, Nguồn, Poọng, Thổ, Cuối, Đan Lai, Li hà, Rục, Mày, Sách, Mã
Liềng, Kri (Phọong), Aream, Mảng, Khơ Mú, Xinh Mun, Kháng, Ơ Đu, Bru-Vân

Kiều, Pacơ, Tà Ơi, Cơ Tu, Bana, Co, Ca Dong, Ha Lăng, Giẻ, Triêng, Xơđăng,
Rơngao, Takua, Hrê, Mơ Nâm, Ve, Rơ Mân, Tơ Drạ, Brâu, Cơho, Mnông, Mạ,
Xtiêng, Chơro, Khmer Nam Bộ.
- Thuộc ngữ hệ Thái – Ka Đai, có: Tày, Nùng, Cao Lan, Thu Lao, Thái Đen,
Thái Trắng, Thái Đỏ, Thái Thanh, Thái Dọ, Thái Hàng Tổng, Lào, Lự, Tày Nặm,
Pa Dí, Giáy, Bố Y, Tu Dí, Pu Nà, Tống, Thuỷ, Laha, La Chí, Pupéo, Cơ Lao, Nùng
Vẻn.
- Thuộc ngữ hệ Mèo – Dao (Hmơng – Miên), có: Mơng, Na Mẻo, Pà Thẻn,
Miền (Dao Đỏ, Dao Đeo Tiền, Dao Cooc Ngáng, Dao Ôgang, Dao Quần Chẹt, Dao
Đại Bản, Dao Tiểu Bản...), Mùn (Dao Quần Trắng, Dao Thanh Y, Dao áo Dài, Dao
Họ, Dao Tuyển, Dao Làn Tẻn,...)
- Thuộc ngữ hệ Nam Đảo (Austronesian), có: Chăm Đơng (Chăm Ninh –
Bình Thuận), Chăm Tây (Chăm An Giang, Tây Ninh), Êđê, Giarai, Raglai, Hroi,
Churu.
- Thuộc ngữ hệ Hán – Tạng, có: Hoa, Lơlơ, Hà Nhì, La Hủ, Sila, Cống, Xá
Phó, Phù Lá.
Trong các ngơn ngữ trên, chỉ một số ngơn ngữ có chữ viết cổ truyền, đó là
các chữ: Chữ Nôm Tày; các loại chữ Thái cổ ở Tây Bắc, Quỳ Châu, Man Thanh,
Lai Pao; chữ Hán; chữ viết tự dạng Sanscrit của Khmer; chữ Nôm Nùng; chữ
Chăm cổ; chữ viết tự dạng Sanscrit của Lào; chữ Nôm Dao; chữ Nôm Cao Lan.

9


Tuy nhiên, khi xét về mặt tồn tại của ngôn ngữ thì cùng chung tình trạng với
ngơn ngữ thế giới, hệ thống ngôn ngữ ở nước ta cũng đã và đang đứng trước bờ
vực của sự tuyệt vong ngôn ngữ. Trong bài Các ngôn ngữ nguy cấp và việc bảo
tồn sự đa dạng văn hố, ngơn ngữ tộc người ở Việt Nam đăng trên tạp chí Ngơn
ngữ, số 4 (năm 1999), Nguyễn Văn Lợi cho biết, căn cứ vào sức sinh tồn, những
điều kiện xã hội – ngôn ngữ học, ông chia các ngôn ngữ nguy cấp ở Việt Nam

thành 5 nhóm:
- Nhóm thứ nhất bao gồm các ngơn ngữ hầu như đã bị mất, hiện nay chỉ cịn
rất ít người sử dụng (trên dưới 10 người). Đó là các ngơn ngữ như: tiếng Cơlao Đỏ
ở Trùng Sán, Hồng SuPhì (người Cơlao đỏ đã chuyển sang nói tiếng Quan Hoả);
tiếng Tống ở huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (người Tống hiện được xếp vào
dân tộc Dao); tiếng Thuỷ ở Chiêm Hoá, Tuyên Quang (người Thuỷ cũng được coi
là thuộc dân tộc Dao); tiếng Ơđu ở Con Cuông, tỉnh Nghệ An (hầu hết người Ơđu
chuyển sang nói tiếng Thái, Khơmú, hiện chỉ cịn vài người nhớ ngơn ngữ này);
tiếng Tu Dí (Bố Y) ở huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai (người Tu Dí chuyển
sang nói tiếng Quan Hoả).
- Nhóm thứ hai gồm các ngôn ngữ nguy cấp thực sự, hiện chỉ cịn trên, dưới
100 người sử dụng. Đó là: tiếng Pu Péo, tiếng Cơlao Trắng ở Đồng Văn – Hà
Giang; tiếng La Chí ở Hồng Su Phì – Hà Giang; tiếng Laha ở Thuận Châu – Sơn
La; tiếng Ta Mit ở Than Uyên – Lào Cai; tiếng Nùng Vẻn ở Hà Quảng – Cao
Bằng ; tiếng Đan Lai, Li Hà, Tày Poong ở Con Cng – Tân Kì – Nghệ An; tiếng
Mã Liềng, Cọi (Krih) ở Hương Khê – Hà Tĩnh; tiếng Rục, Mày, Sách ở Tun Hố
– Quảng Bình; tiếng Arem ở Bố Trạch – Quảng Bình.
- Nhóm thứ ba gồm các ngơn ngữ có số người sử dụng trên dưới một ngàn
người, phạm vi sử dụng tương đối hẹp, chủ yếu trong giao tiếp gia đình, có xu thế
bị mất ở thế hệ trẻ, chịu áp lực rõ rệt từ các ngơn ngữ có vị thế cao hơn. Đó là các
ngơn ngữ như Mảng, Kháng, Xinh Mun thuộc dịng Mon-Khmer và các ngôn ngữ
thuộc họ Tạng Miến như: Cống, Sila, Xá Phó, Phù Lá, La Hủ.
- Nhóm thứ bốn gồm các ngơn ngữ có số lượng người sử dụng từ vài ngàn
đến chục ngàn người, chủ yếu được sử dụng trong giao tiếp gia đình thuộc mọi thế
hệ, nhưng một bộ phận có xu thế thay bằng ngơn ngữ khác. Đó là tiếng Nà Mẻo ở
Tràng Định tỉnh Lạng Sơn và Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang; tiếng Pà Thẻn ở
Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang và ở Bắc Quang tỉnh Hà Giang; tiếng Lôlô ở Bảo
Lộc tỉnh Cao Bằng và ở Đồng Văn, Mèo Vạc tỉnh Hà Giang.
10



- Nhóm thứ năm gồm các ngơn ngữ có từ một chục ngàn đến vài ba chục
ngàn người sử dụng, vẫn được các thành viên trong cộng đồng sử dụng trong giao
tiếp hàng ngày và truyền lại cho thế hệ sau. Tuy nhiên, các ngơn ngữ này có xu thế
dễ bị "hồ" vào các ngơn ngữ có vị thế cao hơn. Đó là các ngơn ngữ như Hà Nhì,
Giáy, Khơ mú, Chơro, Churu, Pakơ, Tà Ơi.
Ngơn ngữ dân tộc là biểu hiện của bản sắc văn hoá dân tộc. Duy trì và bảo
vệ ngơn ngữ các dân tộc là duy trì và bảo vệ bản sắc văn hố dân tộc, một cơng
việc có ý nghĩa nhân bản sâu sắc, Nguyễn Văn Lợi đã viết: "Mất đi sự đa dạng
ngôn ngữ cũng có nghĩa mất đi sự đa dạng về trí tuệ. Mỗi một ngôn ngữ là công cụ
độc nhất vô nhị để phân tích, tổng hợp, tri nhận thế giới bên ngoài, tạo nên tri
thức, sự đánh giá của cộng đồng người nói về thế giới. Ở Việt Nam, chúng ta cũng
q trọng và ra sức giữ gìn ngơn ngữ các dân tộc, những nguồn gen quý của kho
tàng ngôn ngữ, văn hố, văn minh nhân loại. Bảo vệ mơi trường, sinh thái tự nhiên
là nhiệm vụ cấp bách; bảo vệ mơi trường, sinh thái văn hố cũng vơ cùng quan
trọng. Đối với lồi người, các ngơn ngữ đều có giá trị nhân văn như nhau: Kho
tàng các ngôn ngữ thế giới là tài sản quý báu của nhân loại" [9].
2.2. Mức độ phân chia ngôn ngữ và dấu hiệu xác định ngôn ngữ chết
2.2.1. Mức độ phân chia ngôn ngữ
Cái chết của ngôn ngữ tuân theo qui luật của chức năng giao tiếp. Nếu như
các hiện tượng tự nhiên (bao gồm động thực vật) tồn tại theo qui luật bình thường
của tạo hóa là sinh ra – trưởng thành – già cỗi và chết thì ngơn ngữ khơng phải vậy,
ngôn ngữ “sinh ra” là do nhu cầu giao tiếp, vì vậy ngơn ngữ tồn tại với xã hội lồi
người và nó “chết” tức là khi khơng cịn thực hiện chức năng giao tiếp nữa.
Là một hiện tượng xã hội đặc biệt, cái chết của ngôn ngữ bao giờ cũng diễn
ra từ từ gắn với sự biến động của môi trường sinh thái, cụ thể là vấn đề sinh thái
học ngơn ngữ: từ an tồn (có chức năng giao tiếp phù hợp) đến khơng an tồn (thu
hẹp dần chức năng giao tiếp) và dẫn đến cái chết (khơng cịn khả năng thực hiện
chức năng giao tiếp). Phổ biến hiện nay là sự phân loại ngôn ngữ theo ba mức độ:
an toàn (safe), đe dọa (endangered) và tiêu vong (exinct). Một số tác giả đã phân

chia nhỏ hơn. Ví dụ M. Dale Kincade (1991) đã phân loại chi tiết mức độ an tồn
và khơng an tồn của ngơn ngữ theo 5 cấp: (1) Ngôn ngữ trường tồn; (2) Ngôn ngữ
trường tồn nhưng nhỏ; (3) Ngôn ngữ bị đe dọa; (4) Ngôn ngữ trên bờ tuyệt chủng;
(5) Ngôn ngữ bị tiêu vong – tuyệt chủng. Chú trọng vào những ngôn ngữ yếu hơn,
S.A. Wurm (1998) cũng phân chia mức độ bị đe dọa của ngôn ngữ thành 5 cấp: (1)
11


Ngơn ngữ có tiềm năng bị đe dọa; (2) Ngơn ngữ bị đe dọa; (3) Ngôn ngữ bị đe dọa
nghiêm trọng; (4) Ngôn ngữ hấp hối; (5) Ngôn ngữ bị tiêu vong.
Cách phân chia mức độ chi li như vậy cho thấy ngơn ngữ từ an tồn đến
khơng an tồn dẫn đến cái chết của ngôn ngữ là một khoảng cách với mức độ nguy
cơ khác nhau.
2.2.2. Dấu hiệu xác định ngơn ngữ chết
Có những dấu hiệu để nhận ra một ngơn ngữ đang ở mức độ khơng an tồn,
như là số lượng người sử dụng và tuổi tác người sử dụng, trình độ người sử dụng
và phạm vi sử dụng,... Nhưng nổi lên và dễ nhận ra là dấu hiệu số lượng người sử
dụng. Tuy nhiên không thể chỉ dựa vào một mình dấu hiệu này là có thể xác định
được chính xác tình trạng của ngơn ngữ mà còn cần phải xem xét trong mối quan
hệ với những dấu hiệu khác. Ví dụ những người đó có sống tập trung hay khơng
tập trung: nếu sống tập trung thì nguy cơ khơng an tồn sẽ ít hơn nhiều so với sống
không tập trung; tác động của môi trường sống đối với ngơn ngữ đó: nếu nơi đó có
cách sống theo làng bản, ít chịu tác động của hồn cảnh xung quanh thì độ an tồn
của ngơn ngữ sẽ cao hơn những nơi khác... Chẳng hạn, đối với một vài nơi ở Thái
Bình Dương thì một cộng đồng 500 người là có thể được coi là khá ổn định, nhưng
tại các khu vực thuộc châu Âu thì 500 người chỉ là một cộng đồng nhỏ. Cũng vậy,
nếu ở một vùng nơng thơn hẻo lánh mà có 500 người sống tập trung cùng sử dụng
một ngơn ngữ thì chắc chắn ngơn ngữ đó là ngơn ngữ an tồn, nhưng cũng với 500
người này cùng nói một ngơn ngữ mà sống rải rác ở ven đơ thì chắc chắn đây là
ngơn ngữ bị đe dọa.

Từ hai dấu hiệu này có thể thấy rằng, để đi từ một ngôn ngữ đang sống sang
ngôn ngữ chết là một quá trình lâu dài và phức tạp, phải dựa vào nhiều yếu tố để
xác định và chứng minh được rằng nó là một ngơn ngữ an tồn hay đang đi đến
bên bờ diệt vong. Do đó, vấn đề cái chết của ngôn ngữ là một vấn đề nhiều khi khó
có thể nhận ra kịp thời và chứa đựng nhiều câu hỏi cần được nghiên cứu một cách
kĩ lưỡng để có biện pháp bảo vệ thích hợp.
2.3. Nguyên nhân dẫn đến cái chết của ngôn ngữ
2.3.1. Nguyên nhân kinh tế - chính trị
2.3.1.1. Ngun nhân kinh tế
Ngơn ngữ đóng một vai trị quan trọng trong sự phát triển của lĩnh vực kinh
tế. Để có thể thuận lợi giao lưu bn bán hoặc giao lưu về văn hóa, tất nhiên con
người phải có một sự đồng nhất với nhau về mặt ngôn ngữ. Điều này diễn tả cho
12


một qui luật tất yếu của xã hội là nếu có sự giao lưu cũng đồng nghĩa với nguy cơ
bị đồng hóa. Nếu như sự tiếp xúc giữa các dân tộc hoặc cộng đồng nói năng chủ
yếu ở kinh tế thì thơng thường, thành viên ở các dân tộc cộng đồng nói năng có
phần yếu về kinh tế sẽ nắm vững ngơn ngữ của dân tộc, cộng đồng nói năng mạnh
về kinh tế để có thể nắm được một số lợi ích về thương mại, dịch vụ và tiền bạc.
Hơn ai hết, họ tự hiểu rằng, ngôn ngữ của họ (thuộc dân tộc, cộng đồng nói năng
yếu về kinh tế) sẽ dần khơng cịn có tác dụng trong vịng xốy của sự phát triển
kinh tế khơng ngừng này. Vì thế, rất có thể từ vơ thức hay vì cuộc mưu sinh mà
dần dần chính bản thân họ cũng tự khơng coi trọng ngôn ngữ của họ và họ tăng
cường sử dụng ngôn ngữ của kẻ mạnh về ngôn ngữ.
Ngày nay, một trong những ngơn ngữ đang có nguy cơ bị đe dọa nhiều nhất
là ngôn ngữ dân tộc thiểu số. Để dẫn đến hiện tượng này là có nhiều lí do trong đó
có nguyên do xuất phát từ mặt kinh tế. Do kinh tế khó khăn mà họ tìm cách đi xa
khỏi bộ lạc của mình để làm ăn, phát triển đời sống. Ngồi ra, kinh tế cịn có ảnh
hưởng đến sự suy giảm của ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở việc các bậc cha mẹ trong

thời hiện đại cũng hướng con cái họ nắm vững được tiếng Việt và các ngoại ngữ để
tìm kiếm việc làm, bảo đảm đời sống. Dần dà, thế hệ trẻ ở những nơi này dần qn
đi tiếng nói của dân tộc mình và ngơn ngữ đó chỉ cịn trong kí ức của những người
già. Sự giảm sút nhanh chóng của ngơn ngữ dân tộc thiểu số đã đặt ra bài toán cho
các quốc gia về việc đầu tư vào việc phát triển văn hóa, nghiên cứu ngơn ngữ các
dân tộc thiểu số nhưng nhiều khi những khó khăn về kinh tế như thiếu hụt ngân
sách cũng làm cản trở công cuộc bảo vệ ngôn ngữ này khỏi bờ diệt vong.
Như vậy, kinh tế trở thành một trong những nguyên nhân làm tiêu vong ngơn
ngữ.
2.3.1.2. Ngun nhân chính trị
Tiếp xúc văn hóa và xung đột văn hóa cũng là nguyên nhân tác động đến
nguy cơ tiêu vong ngôn ngữ. Nếu như một dân tộc, cộng đồng có quan hệ kinh tế,
chính trị và tiếp xúc văn hóa với một cộng đồng khác mà cộng đồng đó có nền kinh
tế phát triển mạnh, có nền văn hóa có sức đồng hóa mạnh, có nền chính trị mạnh
thì tất yếu sẽ dẫn đến ngơn ngữ của dân tộc, cộng đồng kia có nguy cơ bị diệt vong.
Sự đồng hóa thường diễn ra mạnh mẽ đối với những người nói ngơn ngữ khơng có
văn tự khi tiếp xúc với ngơn ngữ có tính xâm lược về mặt văn hóa, có ngơn ngữ
sách vở và truyền thống văn học hoặc có một tơn giáo tín ngưỡng mạnh, có nền
văn minh phong phú và sự phong phú lịch sử lâu đời,.. Quá trình tiếp xúc làm cho
13


họ tiếp thu một bộ phận văn hóa của mình, thậm chí làm thay đổi văn hóa của mình
và ảnh hưởng đến ngơn ngữ.
Ảnh hưởng chính trị bên ngồi đối với những người sử dụng một ngơn ngữ
nào đó cũng có thể ảnh hưởng sâu sắc đến ngơn ngữ đó. Sự ảnh hưởng chính trị
này diễn ra dưới nhiều hình thức: từ các áp lực của chính trị đến chủ nghĩa thực
dân và đến sự chinh phục khu vực sử dụng ngơn ngữ nào đó. Kẻ đi chinh phục
thường tìm mọi cách để thúc giục những người nói tiếng bản địa chuyển sang sử
dụng ngôn ngữ của họ mà không phải là sử dụng địn bẩy chính trị hay ảnh hưởng

văn hóa. Ví dụ, người Ireland dường như hồn tồn đã tiếp nhận ngôn ngữ tiếng
Anh của kẻ đi chinh phục và coi đó là ngơn ngữ của mình. Nhưng, nhiều khi tình
hình lại ngược lại, kẻ đi chinh phục lại đã tiếp thu ngôn ngữ của kẻ bị chinh phục.
Tình hình này thường có quan hệ với các “quốc gia thượng võ”, nền văn hóa của
các quốc gia này khuyết thiếu một số đặc trưng, tức là thiếu nền văn minh đơ thị có
truyền thống văn học sâu sắc mà lại có ở nền văn hóa của quốc gia bị chinh phục.
Ví dụ, như “người nước Đại Mơng ngày xưa đi chinh phục Trung Quốc nhưng lại
tiếp thu tiếng Hán và trở thành người Trung Quốc ở mặt văn hóa”. Cũng có thể do
một số quốc gia thực dân có thể khơng cưỡng bức ngơn ngữ của mình cho các cư
dân bản địa (bị thống trị) mà nghiêng về sử dụng một hay một vài ngôn ngữ bản
địa nhằm mục đích tiện lợi cho giao lưu, quản lí và thống trị một số khu vực này.
Nhờ đó mà các ngơn ngữ được sử dụng đã có được chút danh vọng, có khi lại trở
thành ngơn ngữ thơng dụng trong vùng đó, cho dù nó khơng thể thay thế ngơn ngữ
bản địa.
Có thể nói, các nhân tố kinh tế, chính trị, văn hóa có ảnh hưởng tới ngơn
ngữ. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố có thể khác nhau ở từng khu
vực và từng thời điểm. Nhiều khi, sự ảnh hưởng này không phải do một nhân tố mà
là tổng hợp các nhân tố.
2.3.2. Nguyên nhân về mặt dân số học
Một trong những dấu hiệu để xác định một ngơn ngữ đang có nguy cơ bị diệt
vong hay không là dựa vào số lượng người sử dụng ngơn ngữ đó. Các chun gia
ngơn ngữ học xã hội quốc tế đưa ra khái niệm “tộc người rất nhỏ”, “ngơn ngữ rất
nhỏ”. Đó là các tộc người có số dân rất ít, ngơn ngữ, văn hóa của họ có nguy cơ
cao về sự mai mọt, tiêu vong, cần được nhà nước và xã hội quan tâm. Số lượng
người sử dụng càng ít thì chứng tỏ việc ngơn ngữ đó tiến đến bờ vực diệt vong là
không thể tránh khỏi. Nguyên nhân này chủ yếu dùng để lí giải cho sự diệt vong
14


của ngôn ngữ dân tộc thiểu số. Xét trong phạm vi nước ta, số người nói các ngơn

ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam khơng nhiều (rất ít so với tiếng Việt). Trong số các
dân tộc thiểu số ở Việt Nam, các dân tộc hơn một triệu người tương đối ít (Tày,
Thái, Mường, Khơme). Chủ yếu là các dân tộc có số dân dưới một triệu người. Các
dân tộc có số dân dưới 10 nghìn người, thậm chí dưới một nghìn người khơng ít
(La Ha, Phù Lá, La Hủ, Pà Thẻn, Lự, Ngái, Chứt, Lô Lô, Mảng, Cờ Lao, Bố Y, Cô
ống, Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brăm, Ơ đu). Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
thường cư trú phân tán xen kẽ với các dân tộc khác, nghĩa là số lượng người nói
một ngơn ngữ trong một đơn vị địa lý, hành chính là khơng cao và không tập trung.
Trong số 109 huyện của 11 tỉnh miền núi phía Bắc, 59 huyện có trên 10 dân tộc
sinh sống. Các dân tộc như Dao, Hmông, Nùng cư trú trên dưới 1000 xã trong cả
nước. Đây cũng là điều kiện bất lợi đối với khả năng sinh tồn của ngơn ngữ - tộc
người. Số người nói được ngơn ngữ dân tộc thiểu số thường thuộc lứa tuổi già và
trung niên , còn lứa tuổi thanh niên biết tiếng “mẹ đẻ” ít hơn, thậm chí nhiều trẻ em
khơng biết tiếng mẹ đẻ mình. Theo lẽ tự nhiên, các ngơn ngữ có số lượng người
nói ít, lại phân tán, khơng có nhiều độ tuổi sử dụng và khơng có khơng gian cho
ngơn ngữ giao tiếp phát triển thì nguy cơ mai mọt càng nhanh [5].
2.3.3. Sự biến đổi môi trường sinh thái ngôn ngữ
Sự biến đổi môi trường sống của con người đã tác động đến sự biến đổi môi
trường sinh thái của ngôn ngữ. Sự biến đổi của môi trường có thể được hiểu là, một
mơi trường văn hóa và xã hội của một ngơn ngữ nào đó đã từng phát huy tác dụng
nhưng do trong quá trình tiếp xúc và đụng độ văn hóa khơng thể cưỡng lại được đã
khơng thể biểu đạt được một nền văn hóa mới và kết cục đã bị thay thế. Điều này
xảy ra với những cộng đồng nói năng có số lượng dân cư ít. Đối với một số cộng
đồng ngơn ngữ rất nhỏ chỉ có vài trăm người hoặc ít hơn nữa, do tác động của xã
hội nên hầu như nam thanh niên rời bỏ quê hương và đi đến các thành phố, thị xã,
khu công nghiệp kiếm sống và họ đã lấy người dân tộc khác và cũng sử dụng ngôn
ngữ khác. Các nữ thanh niên “đành phải” đi lấy người nơi khác và con cái của họ
mặc dù là người song ngữ nhưng chủ yếu nghiêng về sử dụng ngôn ngữ “đằng
nội”. Từ đây, những mối liên hệ giữa những người đi xa với quê hương, trong đó
có giao tiếp ngôn ngữ, ngày một xa dần. Ngay cả những người luôn hướng về quê

hương, hướng về tiếng mẹ đẻ của mình nhưng mơi trường sống đã ngăn cản họ,
làm cho họ trở nên bất lực trước sự quên dần ngơn ngữ mẹ đẻ của mình và dù họ
có muốn truyền lại nhưng cũng không biết “truyền lại cho ai”. Cuối cùng, ngôn
15


ngữ đó chỉ cịn lại ở những người đàn ơng thoát li hay những người đàn bà lấy
chồng nơi khác.
2.3.4. Sự phát triển của Internet
Sự phát triển của Internet đã mở ra một thời đại mới cho văn minh nhân loại
nhưng cũng đồng thời là con đường nhanh chóng dẫn đến sự diệt vong của ngôn
ngữ. Theo một nghiên cứu được công bố trên tờ Plos One với nhan đề “Digital
Language Death” (Cái chết số của ngôn ngữ) – András Kornai thì chưa tới 5%
ngơn ngữ trên thế giới hiện nay được dùng trên mạng và 95% ngơn ngữ cịn lại có
thể bị Internet tống tiễn xuống mồ. Tác giả của bài viết đã đưa ra một vài dấu hiệu
về cái chết của ngơn ngữ trong đó có thuật ngữ “loss of prestige” (sự mất uy tín) –
thể hiện bằng câu ngạn ngữ “If it’s not on the web, it does not exist” (Nếu nó khơng
có trên mạng, tức là nó khơng tồn tại) [3]. Câu ngạn ngữ này đã cho thấy sự ảnh
hưởng to lớn của kỹ thuật số đối với sự tồn tại của ngôn ngữ hiện nay mà chủ yếu
là với giới trẻ về mặt nhận diện ngôn ngữ. Họ chỉ biết những từ ngữ xuất hiện trên
mạng xã hội và chỉ quen dùng nó trong khi thực tế ở quốc gia đó cơng nhận cả hai
thứ tiếng. Lấy ví dụ như ở Na Uy, chính phủ nước này công nhận hai phiên bản của
tiếng Na Uy: tiếng Bokmal và tiếng Nynorsk. Trong khi Bokmal được coi là phổ
biến hơn Nynorsk, với 10 – 15% người dân, tương đương 500.000 – 700.000
người, nói tiếng Nynorsk. Và như thế là đủ để ALD (Liên minh vì sự đa dạng ngơn
ngữ) khơng xếp Nynorsk vào nhóm các thứ tiếng “đang gặp nguy cơ”. Tuy nhiên,
theo phân tích của Kornai chỉ ra rằng một cộng đồng nhỏ những người nói tiếng
Nynorsk sử dụng nó trên mạng, trong khi đa số người Na Uy sử dụng tiếng
Bokmal cho quảng cáo, nhạc pop, thời trang, giải trí và thế giới cơng nghệ... Như
vậy, theo cách nói của Kornai, “mặc cho chính sách nhà nước hỗ trợ tiếng

Nynorsk, người Na Uy chỉ chọn tiếng Bokmal đi theo họ vào kỉ nguyên số” [4].
Điều này cũng đồng nghĩa rằng, với tình hình phát triển mạnh mẽ của Internet như
hiện nay thì ở Na Uy tiếng Nynorsk đang đi trên bờ vực diệt vong vì thế hệ trẻ chỉ
biết đến một thứ tiếng phổ biến trong đời sống của chúng là tiếng Bokmal. Như
vậy, khi Internet phát triển có thể làm tăng mức độ nhận diện ngôn ngữ đối với
người dân (trường hợp tiếng Anh) nhưng đôi khi cũng là nguyên nhân đẩy một số
ngôn ngữ vào nguy cơ bị tiêu diệt.
2.4. Thái độ của con người với hiện trạng cái chết của ngôn ngữ
Đối với cái chết của ngơn ngữ có hai loại thái độ ngôn ngữ khác nhau:
- Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng “không cần quan tâm đến vấn đề này”. Cụ thể:
16


+ Không nên coi sự suy giảm về số lượng ngôn ngữ trên thế giới hiện nay là
một bi kịch mà nên coi đây là một điều bình thường, thậm chí là điều tốt đẹp. Lí do
là vì, một thế giới lí tưởng là một thế giới chỉ nên có một ngôn ngữ. Điều này sẽ
thuận lợi cho giao tiếp, cho sự hiểu biết lẫn nhau, vừa rõ ràng vừa đồn kết, hịa
bình.
+ Sự tồn tại một ngơn ngữ sẽ có lợi về mặt kinh tế. Sự tồn tại qua nhiều
ngơn ngữ là một sự phí phạm khơng cần thiết về tiền của. Lí do là vì, thế giới hằng
năm phải chi quá nhiều tiền bạc cho công việc dịch thuật (biên dịch, phiên dịch).
Các ý kiến ủng hộ đối với thái độ này cịn cho rằng, nếu chỉ có một ngơn ngữ thì
chẳng có ai phải lo toan về rào cản ngôn ngữ khi thực hiện công việc, kể cả học
tập, đi du lịch,...
- Đối lập với luồng ý kiến trên là luồng ý kiến thứ hai, khẳng định cái chết của
ngơn ngữ là một thảm họa của lồi người là quan niệm chủ đạo của thế giới hiện
nay:
+ Cần đặt vấn đề đa dạng ngôn ngữ trong cách nhìn của đa dạng sinh thái
nói chung. Như vậy, nếu đa dạng sinh thái là một điều tốt đẹp cho thế giới, cần
được bảo vệ thì đa dạng ngơn ngữ cũng vậy. Bởi sự hủy hoại bất kì một thành phần

nào trong hệ sinh thái cũng sẽ dẫn tới hậu quả khôn lường cho cả hệ sinh thái.
+ Với tư cách là cơng cụ truyền tải văn hóa đồng thời là một bộ phận của
văn hóa, ngơn ngữ có vai trò quan trọng đối với việc bảo vệ và phát huy tính đa
dạng văn hóa của lồi người nói chung và bản sắc văn hóa của một dân tộc, một
cộng đồng nói riêng.
+ Ngơn ngữ là kho tàng chứa đựng lịch sử, hay nói cách khác, ngơn ngữ tóm
lược lịch sử của những người sử dụng nó. Vì thế, mất đi một ngôn ngữ cũng đồng
nghĩa với việc mất đi lịch sử của một dân tộc, một cộng đồng người.
+ Ngơn ngữ đóng góp vào kho tàng tri thức của nhân loại, “sự mất đi của
các ngôn ngữ địa phương và của hệ thống văn hóa mà những ngơn ngữ này thể
hiện đồng nghĩa với những mất mát không thể bù đắp đối với nguồn tài sản trí
thức đa dạng và lí thú, những sản phẩm vơ giá của bộ não con người” [Hen Hale,
1998].
+ Bản thân ngôn ngữ rất lí thú, đang địi hỏi con người khám phá, khám phá
trong bản thân một ngôn ngữ, khám phá mối quan hệ giữa các ngôn ngữ và giữa
ngôn ngữ với xã hội,...

17


Hai luồng ý kiến trái ngược nhau cho thấy hiện trạng cái chết của ngôn ngữ
là một vấn đề hết sức quan trọng cần được quan tâm một cách đúng đắn. Luồng ý
kiến thứ nhất với quan điểm chỉ cần có một thứ ngơn ngữ chung cho tồn bộ các
quốc gia trên thế giới đã thể hiện một thái độ có phần bàng quan. Vấn đề đặt ra ở
đây là nếu chỉ sử dụng một thứ ngơn ngữ chung thì ngơn ngữ của nước nào sẽ nắm
vị trí độc tơn. Tất nhiên quốc gia nào cũng sẽ có tham vọng rằng ngơn ngữ của
mình sẽ được sử dụng rộng rãi và điều này chắc chắn sẽ dẫn đến một hậu quả
nghiêm trọng là nổ ra những cuộc tranh cãi, thậm chí đấu tranh để giành phần hơn.
Chúng ta đều biết, ngơn ngữ là đại diện cho văn hóa của một dân tộc và việc thống
nhất sử dụng một ngôn ngữ chung cũng đồng nghĩa với thái độ chấp nhận mất đi

bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Hơn nữa, để thống nhất sử dụng một ngơn ngữ
thì mỗi quốc gia cũng cần phải chi ra một khoản tiền lớn cho việc giáo dục. Như
vậy, quan điểm về sự tồn tại một ngơn ngữ sẽ đảm bảo cho sự hịa bình là rất nguy
hiểm và có phần ngây thơ. Ngồi ra, quan điểm cho rằng sự tồn tại nhiều ngôn ngữ
là sự lãng phí tiền bạc đã khơng hiểu về lí luận kinh tế hiện nay “ngơn ngữ là một
phần nguồn nhân lực mà con người có thể khai thác”,... Ở phía ngược lại, luồng ý
kiến cho rằng “cái chết của ngơn ngữ” là một vấn đề cấp bách tồn cầu cũng đưa ra
nhiều lí do thuyết phục cho quan điểm của mình. Bằng 5 lí do trên đã nhấn mạnh
đến vai trị và chức năng của ngơn ngữ trong đời sống xã hội cũng như đời sống
văn hóa của con người để thấy được tầm quan trọng của việc nên bảo vệ sự đa
dạng ngôn ngữ trong hệ thống sinh thái của con người. Xét cho cùng mỗi ý kiến
đều có lí do chính đáng riêng của nó, vì vậy cần có những chính sách bảo tồn ngơn
ngữ sao cho hạn chế nhất những ý kiến trái chiều để mọi người có cái nhìn tích cực
hơn trong việc góp phần bảo vệ hệ thống ngôn ngữ nhân loại.
2.5. Giải pháp ngăn chặn cái chết của ngôn ngữ
2.5.1. Một số giải pháp bảo vệ ngôn ngữ trên thế giới
Thế giới đang khơng ngừng chạy theo xu hướng tồn cầu hóa, vì thế khơng
tránh khỏi những nền văn hóa con người gầy dựng bị mai mọt và có nguy cơ diệt
vong. Để ngăn chặn cái chết của ngôn ngữ, chúng ta cần phải chú trọng đến
nguyên nhân dẫn đến cái chết của ngơn ngữ, từ đó rút ra biện pháp khắc phục. Có
rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự mất đi ngơn ngữ như thiên tai, nạn đói, dịch
bệnh, chiến tranh… Nhưng có lẽ điều mà người ta quan tâm hơn cả đó là thái độ
của con người hiện nay. Con người đang dần đồng hóa nền văn hóa ngơn ngữ của
18


mình với một nền văn hóa chiếm ưu thế hơn. Đồng thời sự hội nhập các nền văn
hóa của các quốc gia đã khiến cho ngơn ngữ của mình mất dần ưu thế bởi những
ngôn ngữ chiếm ưu thế hơn. Ngơn ngữ có bị mất dần hay khơng, là do một phần
của người sử dụng nó. Vì vậy, con người đóng vai trị rất quan trọng trong việc bảo

tồn và gìn giữ ngơn ngữ của mình. Chẳng hạn dưới áp lực của chính trị và nhiều áp
lực khác như kẻ thù xâm lược, kẻ chinh phục, thực dân, người dân bản địa vẫn có
thể bí mật sử dụng ngơn ngữ của mình để tránh cho chúng bị tiêu vong. Ở các dân
tộc bị áp bức đứng lên giành độc lập thì có thể sử dụng ngơn ngữ của mình như là
biểu tượng tập trung của phong trào chính trị và phong trào văn hóa.
Ngồi ra, chính sách sử dụng ngơn ngữ đúng đắn sẽ đem lại hiệu quả cho
việc bảo tồn ngơn ngữ. Khơng gì có thể tốt hơn việc đưa ra những biện pháp hợp lí
để điều chỉnh cách sử dụng ngơn ngữ của con người. Việc làm đó tác động rất
mạnh mẽ đến việc sử dụng ngôn ngữ của con người. Mỗi quốc gia cần phải đưa ra
những chính sách sử dụng ngơn ngữ hợp lí, từ đó mới có thể bảo vệ được bản sắc
văn hóa của từng quốc gia. Ví dụ đề xuất của Akira Yamamoto đưa ra 9 yếu tố
“góp phần duy trì và phát triển của ngôn ngữ nhỏ”, Lynn Landweer đưa ra 8 “dấu
hiệu nhận biết sự sinh tồn của ngôn ngữ học dân tộc”,… Thiết nghĩ, còn phải lưu ý
vai trò của giới ngôn ngữ học, cụ thể là các nhà ngôn ngữ học. Chúng ta khơng thể
phủ nhận vai trị của họ trong việc quan sát, nghiên cứu, khảo sát góp phần bảo vệ
và phát triển các ngơn ngữ nói chung và các ngơn ngữ bị đe dọa nói riêng. Đối với
tất cả các ngôn ngữ trên thế giới chúng ta cần phải kêu gọi mọi người nâng cao ý
thức của cộng đồng đối với ngôn ngữ, thúc đẩy thái độ của cộng đồng, coi ngôn
ngữ là một phần của văn hóa và bảo vệ ngơn ngữ chính là bảo vệ một trong những
nguồn sinh thái của môi trường.
Đối với những ngơn ngữ ở mức độ khơng an tồn, cần phải làm những việc
sau:
- Tăng cường uy tín của những cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đang bị đe dọa
trước các cộng đồng khác, nhất là từ trước các cộng đồng chiếm ưu thế. Cần có
những việc làm cụ thể để tăng cường sự hiện diện của ngơn ngữ đó trong các hoạt
động của cộng đồng như trong tên riêng, trong biên phiên dịch, trong các hoạt
động giao tiếp cộng đồng như biển báo giao thông, hướng dẫn công cộng, trong tơn
giáo, trong giáo dục… Nói cách khác cần đưa các ngôn ngữ vào hoạt động tương
tác xã hội.
19



- Nâng cao đời sống vật chất của các cộng đồng sử dụng ngôn ngữ này so
với các cộng đồng ngôn ngữ chiếm ưu thế. Theo Lenore A. Grenoble và I.Whaley
(1998), kinh tế là sức mạnh duy nhất ảnh hưởng mạnh mẽ tới số phận những ngôn
ngữ bị đe dọa. Nếu kinh tế của những cộng đồng sử dụng các ngôn ngữ này mà
được củng cố, phát triển, nhất là sự phát triển du lịch thì sẽ kéo theo sự ổn định và
phát triển của ngôn ngữ. Đặc biệt, đời sống kinh tế ổn định sẽ tác động đến thái độ
ngôn ngữ của mỗi người, bởi “khi những nhu cầu thiết yếu về nơi ở, thực phẩm, an
toàn và sức khỏe chưa được đáp ứng thì chỉ việc nghĩ thơi về duy trì và khơi phục
ngơn ngữ có vẻ như một nhu cầu xa xỉ không mấy liên quan” [Mari Rđywen,
1998].
- Nâng cao quyền lực pháp lí của các cộng đồng sử dụng ngôn ngữ này so
với các cộng đồng chiếm ưu thế. Đó là việc Liên hợp quốc, chính phủ các quốc gia,
chính quyền địa phương cơng bố văn bản pháp lí nhằm bảo vệ, phát triển các ngơn
ngữ này. Ví dụ: Năm 1992, Uỷ ban châu Âu thơng qua Hiến chương về các ngôn
ngữ khu vực, ngôn ngữ dân tộc thiểu số (có hiệu lực từ 1/3/1998); UNESCO đưa ra
tuyên bố về quyền của những người thuộc các cộng đồng quốc gia, dân tộc, tôn
giáo và ngôn ngữ dân tộc thiểu số; tuyên bố toàn cầu về các quyền ngơn ngữ.
- Nâng cao vai trị của các ngơn ngữ đang bị đe dọa trong hệ thống giáo dục.
Việc ưu tiên cho các ngôn ngữ bị đe dọa chức năng giao tiếp trong gia đình là rất
đáng kể nhưng chưa đủ, bởi “nếu một ngôn ngữ bị đe dọa không hề được sử dụng
trong trường học, đặc biệt là các cấp tiểu học và trung học thì tương lai của ngơn
ngữ sẽ rất ảm đạm” [1]. Vì thế, ở một chừng mực nhất định, cần đưa các ngôn ngữ
này vào trong giáo dục để đảm bảo cho sự tồn tại của chúng.
- Vai trò của chữ viết đối với việc ghi lại “tiếng nói” của các ngơn ngữ bị đe
dọa. một ngơn ngữ có chữ viết để ghi lại sẽ có sức sống hơn hẳn các ngơn ngữ
khơng hoặc chưa có chữ viết. Tuy nhiên phải hết sức thận trọng vì việc chế tác để
làm xuất hiện một bộ chữ viết sẽ “làm nảy sinh nhiều vấn đề” như việc lựa chọn
phương ngữ nào để làm chữ viết (trong các phương ngữ của ngơn ngữ bị đe dọa có

khi khác nhau đến mức như là hai ngôn ngữ), phương thức chế tác, cách duy trì sự
tồn tại và phổ biến nó…
- Đưa các ngơn ngữ bị đe dọa “tham gia” vào các chương trình, hoạt động
của cơng nghệ thơng tin. Cho đến nay chỉ mới có các ngơn ngữ “lớn” xuất hiện
thường xuyên trong công nghệ thông tin (computer, internet..). Nếu như tất cả các

20


ngơn ngữ đều được “xuất hiện bình đẳng” trên các trang web thì tình hình các ngơn
ngữ bị đe dọa sẽ được cải thiện.
Tất cả những đề xuất trên cho thấy, để bảo vệ ngơn ngữ địi hỏi phải có sự
chung tay của nhiều người và phải có những chính sách hợp lí. Mỗi người và mỗi
tổ chức ngơn ngữ đều đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển và bảo vệ ngơn
ngữ trên thế giới nói chung và từng quốc gia nói riêng.
2.5.2. Một số giải pháp ngăn chặn cái chết của ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở
Việt Nam
Sau đây là một số nhiệm vụ cần giải quyết trước mắt, nhằm bảo tồn và phát
triển ngôn ngữ nguy cơ tiêu vong ở nước ta hiện nay:
- Điều tra, nghiên cứu ngôn ngữ - xã hội - tộc người, nhằm xác định danh
sách các ngôn ngữ, phương ngữ của các dân tộc thiểu số ở nước ta, từ đó xác định
danh sách các ngơn ngữ nguy cơ tiêu vong cao. Trên cơ sở đó hướng các hoạt động
nghiên cứu ngôn ngữ vào việc bảo tồn ngôn ngữ, hạn chế tình trạng ngơn ngữ chết
hoặc ngơn ngữ bên bờ tiêu vong. Khuyến khích đầu tư các cơng trình, dự án nghiên
cứu về ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số. Nhà nước cần bảo tồn các thành tựu của
khoa học kĩ thuật để bảo tồn những ngơn ngữ có nguy cơ biến mất. Ví dụ như bảo
tồn bằng phương pháp ghi âm, số hóa và cơng bố rộng rãi làm cơ sở dữ liệu trong
việc nghiên cứu ngôn ngữ, văn hóa và dân tộc.
- Trong chính sách đối với các dân tộc thiểu số, Nhà nước cần quan tâm đặc
biệt đến các dân tộc nhỏ, nhằm bảo tồn và phát triển ngơn ngữ, văn hố của họ.

Thực tế những năm qua, Chính phủ, chính quyền các địa phương đã dành sự quan
tâm đặc biệt đến một số tộc người có dân số rất ít như dân tộc Pu Péo ở Hà Giang,
người Rục, người A Rem ở Quảng Bình… dưới các hình thức như ổn định và phát
triển kinh tế, giúp đỡ y tế, giáo dục… Ở cấp vĩ mơ, việc bảo tồn và phát triển ngơn
ngữ, văn hố các dân tộc nhỏ cần được luật định hoá bằng các điều luật riêng trong
luật dân tộc hay luật ngôn ngữ, hoặc bằng nghị định, luật định cụ thể về ngơn ngữ
nguy cơ tiêu vong.
- Có những chính sách đảm bảo sự tiếp cận các ngôn ngữ của các dân tộc
khác. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ làm cơng tác văn hóa ở các
cơ sở vùng dân tộc thiểu số. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, khuyến khích các hoạt
động văn hóa cộng đồng của cư dân vùng dân tộc thiểu số theo chủ trương của
Đảng và nhà nước nhằm huy động tối đa sự tích cực của đồng bào dân tộc trong
bảo tồn văn hóa và ngơn ngữ của cộng đồng mình.
21


- Chủ trương tôn trọng tiếng mẹ đẻ của các dân tộc thiểu số, bảo đảm sự phát
triển tự do và bình đẳng của tất cả các dân tộc ở Việt Nam. Cải tiến và xây dựng
chữ viết của các dân tộc thiểu số. Dân tộc nào đã có chữ viết riêng nhưng nếu xét
thứ chữ viết không thuận lợi cho sự tiến bộ của mình thì có thể cải tiến chữ viết cũ
hoặc xây dựng chữ viết mới thích hợp hơn. Dân tộc nào chưa có chữ viết riêng nếu
có điều kiện đầy đủ cần thiết thì được xây dựng và sử dụng chữ viết của mình như
dân số tương đối đông so với các dân tộc anh em khác.
- Về giáo dục, xen kẽ trong việc dạy học tiếng phổ thông cần giáo dục học
sinh dân tộc thiểu số về ngơn ngữ của dân tộc mình, cần có các chuyên đề, tiết học
về ngôn ngữ mẹ đẻ để duy trì và kế thừa ngơn ngữ của mình.
- Trên các lĩnh vực văn hố, văn nghệ, thơng tin báo chí v.v... nên sử dụng
rộng rãi tiếng và chữ dân tộc ở những nơi có đơng đảo đồng bào dân tộc.
Tiếng nói và chữ viết của mỗi dân tộc thiểu số ở Việt Nam vừa là vốn quý
của các dân tộc đó, vừa là tài sản văn hố chung của cả nước, vì vậy cần chung tay

giữ vững sự đa dạng ngơn ngữ ở Việt Nam nói riêng và hệ thống ngơn ngữ trên
tồn thế giới nói chung.

22


KẾT LUẬN
Ngôn ngữ không chỉ là công cụ để chúng ta giao tiếp, biểu lộ tình cảm, suy
nghĩ của mình, mà cịn có vai trị quan trọng trong việc phát triển khả năng tư duy
cũng như hình thành nhân cách của con người. Một ngôn ngữ đa dạng nhưng hàm
xúc và logic là một tiêu chuẩn cần đặt ra cho những sáng tạo mới. Bất kể ngôn ngữ
nào cũng đều trải qua quá trình biến đổi lâu dài để phát triển và hoàn thiện. Nhưng
trong xã hội hiện đại ngày nay, chúng ta có thể thấy cái chết của ngơn ngữ đang rất
cận kề. Có thể cái chết ngơn ngữ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nó có
thể từ sự phân bố dân cư khơng đều hoặc chính sách ngôn ngữ của Nhà nước đối
với một số vùng dân tộc chưa rõ ràng, thậm chí là sự chiếm ưu thế của ngơn ngữ
mạng xã hội...Vì vậy, để bảo tồn và phát triển ngôn ngữ trước khả năng diệt vong,
mọi người cần phải ý thức rõ về việc sử dụng ngôn ngữ, các bạn trẻ cần nên thay
đổi cách tiếp cận và sử dụng ngơn ngữ của mình. Tiếp thu những yếu tố mới trên
cơ sở có xem xét chọn lọc không cổ xúy, chạy theo những xu hướng mà ngay
chính bản thân cũng chưa hiểu. Đặc biệt, mỗi quốc gia cần phải có chính sách sử
dụng ngơn ngữ hợp lí, cụ thể để tuyên truyền cho mọi người cùng thực hiện.
Việc tiếp thu những cái mới và xóa bỏ, loại trừ những yếu tố không phù hợp
luôn là hai phép cộng trừ gắn liền với mỗi quy luật phát triển của ngôn ngữ. Một cá
nhân không thể thay thế được ngơn ngữ nhưng cộng đồng, xã hội đó có thể định
hướng được ngơn ngữ đó phát triển như thế nào. Điều đó khơng nằm ngồi ý muốn
chủ quan của con người. Một quốc gia có chính sách ngơn ngữ tốt sẽ giúp cho
quốc gia đó lớn mạnh. Vì thế, cần có một sự nổ lực chung của những người sử
dụng ngôn ngữ và quốc gia sử dụng ngôn ngữ đó. Điều đó sẽ góp phần giảm thiểu
cái chết của ngôn ngữ trong thời đại hiện nay.


23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Crystal David, Language death (2000), Cambridge University Press.
2. F. Saussure, Giáo trình Ngơn ngữ học đại cương (1916).
3. />4. />5. />ngu-cac-dan-toc-thieu-so-o-viet-nam.html
6. Nguyễn Thị Trúc, Giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ học (2010), Đại học Đà Nẵng.
7. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên), Dẫn luận ngôn ngữ học (1998), Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Khang, Ngôn ngữ học xã hội (2012), Nxb Giáo dục Việt Nam.
9. Nguyễn Văn Lợi, Các ngôn ngữ nguy cấp và việc bảo tồn sự đa dạng văn hố,
ngơn ngữ tộc người ở Việt Nam, Tạp chí ngơn ngữ, số 4 (1999), tr.49.

24



×