Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

De thi hoc sinh gioi KHTN Vinh Phuc nam 20142015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.75 KB, 4 trang )

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 04 trang)

PHẦN THI TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

KỲ THI HSG KHTN-KHXH DÀNH CHO HS
LỚP 8 THCS
NĂM HỌC 2014-2015
ĐỀ THI: KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian
phát đề
Mã đề thi 357

Câu 1: Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Càng lên cao áp suất khí quyển càng lớn.
B. Trong hiện tượng hóa học có sự biến đổi chất này thành chất khác.
C. Sự đóng băng của nước là một hiện tượng hóa học.
D. Q trình quang hợp sinh ra khí CO2.
Câu 2: Cho bộ dụng cụ cân như hình vẽ:

Cho vào mỗi bình dung dịch chứa 1 mol HCl thấy cân thăng bằng. Cho 21 (g) Mg vào bình (1), cho
21 (g) Fe vào bình (2). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cần phải cho vào đĩa cân nào vật nặng
bao nhiêu gam để cân lại thăng bằng?
A. Cho vào đĩa cân chứa bình (1); 0,25 (g).
B. Cho vào đĩa cân chứa bình (2); 0,25 (g).
C. Cho vào đĩa cân chứa bình (1); 1,0 (g).
D. Cho vào đĩa cân chứa bình (2); 1,0 (g).
Câu 3: Cho 2ml hồ tinh bột và vài giọt dung dịch Iôt 1% vào một ống nghiệm. Nhận định nào sau đây
đúng về kết quả thí nghiệm?
A. Ở ống nghiệm có khí CO2 bay lên.


B. Dung dịch tạo phức màu xanh đậm.
C. Dung dịch bị sủi bọt khí và dần chuyển sang màu vàng.
D. Dung dịch thu được không màu.
Câu 4: Ở người, đo huyết áp là đo
A. áp suất và tốc độ dòng máu chảy trong động mạch.
B. áp suất của máu tác động lên thành động mạch.
C. áp suất và tốc độ của dòng máu chảy trong tĩnh mạch.
D. áp suất của máu tác động lên thành tĩnh mạch.
Câu 5: Khi cơ thể suy nhược, uống loại đường nào sau đây sẽ cung cấp năng lượng cho cơ thể nhanh
nhất?
A. Glucozơ.
B. Tinh bột.
C. Saccarozơ.
D. mantozơ.
Câu 6: Trong “Truyện Kiều”, Đại thi hào Nguyễn Du có hai câu thơ tả cảnh mùa thu rất hay như sau:
“Long lanh đáy nước in trời.
Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng”
Em hãy cho biết hình ảnh “đáy nước in trời” liên quan đến hiện tượng nào?
A. Truyền thẳng ánh sáng.
B. Ngưng tụ hơi nước.
C. Quang hợp.
D. Phản xạ ánh sáng.
Câu 7: Hầm Hải Vân là hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á, nối liền tỉnh Thừa Thiên Huế với thành
phố Đà Nẵng. Một lần bạn An được bố cho đi ô tô qua hầm này. Khi sắp đến cửa hầm, An nhìn thấy


một hệ thống biển báo giao thông gồm: một biển trịn nền trắng, viền đỏ, có ghi số 70; một biển trịn
nền xanh có ghi số 40 và một biển chữ nhật, ghi 6280m. Nếu lái xe thực hiện đúng luật an tồn giao
thơng thì xe ơ tơ chở bạn An có thể đi qua hầm trong thời gian ngắn nhất là
A. 5ph38s.

B. 9ph42s.
C. 5ph23s.
D. 9ph25s.
Câu 8: Ở người, ion nào sau đây tham gia vào q trình đơng máu?
A. Fe3+.
B. Na+.
C. Ca2+.
D. Mg2+.
Câu 9: Nhận định nào sau đây không đúng?
A. Nên uống thật nhiều vitamin để tăng cường sức khoẻ cho cơ thể.
B. Khi bà mẹ mang thai cần bổ sung các thức ăn giàu sắt.
C. Người ta có thể đốt cỏ tranh lấy tro để ăn nhằm phịng tránh sự thiếu hụt muối khống của cơ
thể.
D. Cần cho trẻ tắm nắng để kích thích tổng hợp vitamin D chữa bệnh còi xương.
Câu 10: Trong cơ thể người, tinh bột được chuyển hóa theo phương trình
(C6 H10 O5 ) n + nH 2 O  enzim
  nC6 H12 O 6
Tinh bột
glucozơ
Giả thiết cơm chứa 100% tinh bột và q trình tiêu hóa xảy ra hồn tồn thì khối lượng glucozơ
được tạo ra khi ăn 100 (g) cơm là
A. 111,11 (g).
B. 90 (g).
C. 162 (g).
D. 100 (g).
Câu 11: Khi đi máy bay, lúc máy bay cất cánh hoặc đang hạ cánh, nhiều người bị triệu chứng ù và đau
tai. Giải thích nào sau đây là đúng về hiện tượng trên?
A. Do thay đổi độ cao đột ngột gây ra choáng do mất thăng bằng trong tai.
B. Do giảm trọng lực dẫn đến cấu trúc của tai không nằm đúng vị trí.
C. Do âm thanh của động cơ máy bay quá to.

D. Do chênh lệch áp suất trong và ngoài tai.
Câu 12: Ở người, nguyên nhân của sự mỏi cơ là
A. do lượng nhiệt sinh ra quá nhiều.
B. do thiếu ôxi, tế bào tiến hành lên men tạo ra axit lactic, axit lactic tích tụ gây đầu độc cơ.
C. do thiếu hụt chất dinh dưỡng.
D. do tế bào tiến hành hô hấp mạnh tạo ra quá nhiều CO2 gây đầu độc cơ.
Câu 13: Khi cơ thể hoạt động, ở chỗ khớp nối giữa các xương sẽ xuất hiện lực ma sát. Bộ phận cấu tạo
nào của xương có tác dụng làm giảm ma sát trong khớp xương?
A. Màng xương.
B. Khoang xương.
C. Sụn bọc đầu xương. D. Mô xương xốp.
Câu 14: Phương pháp bảo quản thực phẩm nào sau đây khơng sử dụng hóa chất?
A. Gói trong muối.
B. Chế biến với một lượng lớn đường.
C. Ngâm trong giấm.
D. Đông lạnh
Câu 15: Hình nào trong số 4 hình sau đây vẽ đúng về cấu tạo ngun tử hiđrơ, điện tích các hạt và lực
mà proton tác dụng lên electron?

A. Hình H1.
B. Hình H2.
C. Hình H4.
D. Hình H3.
Câu 16: Vật chất trong tự nhiên tồn tại ở ba trạng thái: rắn, lỏng, khí. Q trình biến đổi của vật chất
từ trạng thái khí sang trạng thái lỏng gọi là
A. sự bài tiết.
B. sự trao đổi chất.
C. sự đông đặc.
D. sự ngưng tụ.
Câu 17: Nhận xét nào sau đây không đúng?



A. Nhiệt lượng không thể truyền qua chân không.
B. Lực nâng khinh khí cầu bay lên là lực đẩy Ác-si-mét.
C. Nước là một hợp chất hóa học.
D. Lớp da trên cơ thể người có tác dụng điều hịa thân nhiệt.
Câu 18: Trong buổi ngoại khoá tại vườn trường, một học sinh vơ tình dẫm phải gai nhọn, bàn chân
học sinh đó co lại rất nhanh trước khi cảm nhận thấy đau. Thầy giáo yêu cầu các bạn học sinh trong
nhóm giải thích về hiện tượng đó. Cả nhóm cùng bàn luận và đưa ra 5 ý kiến như sau:
(1) Gai nhọn kích thích vào bàn chân sau đó được truyền lên não, não chỉ huy làm chân co lại.
(2) Phản xạ co bàn chân khơng có sự tham gia của trung ương thần kinh nên diễn ra nhanh.
(3) Đây là phản xạ khơng điều kiện, khơng có sự tham gia của vỏ não nên diễn ra nhanh.
(4) Xung thần kinh từ bàn chân truyền theo dây hướng tâm về hành tuỷ lên não và xung thần
kinh từ não truyền theo dây li tâm tới các cơ ở bàn chân làm chân co lại.
(5). Học sinh đó có thể đã bị gai nhọn đâm nhiều lần nên đã thành lập được phản xạ có điều
kiện co bàn chân.
Số ý kiến đúng là
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Câu 19: Lấy một xương đùi ếch trưởng thành ngâm trong cốc đựng dung dịch HCl 10% trong 10 phút.
Nhận xét về kết quả thí nghiệm nào sau đây đúng?
A. Lấy xương ra và bóp nhẹ làm xương vỡ vụn do xương giòn.
B. Xương hòa tan hoàn toàn trong dung dịch axit.
C. Xương mềm hơn và có thể uốn cong được.
D. Kích thước xương tăng lên do axit HCl ngấm vào trong xương.
Câu 20: Tại sao người mắc bệnh xơ vữa thành mạch lại thường bị cao huyết áp?
A. Vì thành mạch bị xơ vữa tạo ra sức cản lớn làm cho áp lực của máu chảy trong mạch tăng.
B. Vì khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng kém gây thiếu máu nên bị cao huyết áp.

C. Do nhịp tim nhanh nên bị cao huyết áp.
D. Do lực co bóp của tim mạnh nên bị cao huyết áp.
Câu 21: Gluxit được cấu tạo bởi các nguyên tố
A. C, H, N.
B. C, N.
C. C,H.
D. C, H, O.
Câu 22: Một lớp học có 35 học sinh. Biết rằng một học sinh thở ra 2 lít khí (thể tích CO 2 chiếm 4%)
một lần, một phút thở ra khoảng 16 lần. Thể tích CO2 thở ra trong 45 phút của cả lớp là
A. 10080 lít.
B. 2016 lít.
C. 20160 lít.
D. 1008 lít.
Câu 23: Bạn Phúc tiến hành một số thí nghiệm và nhận thấy độ tan của khí oxi trong nước:
- tăng khi tăng áp suất.
- giảm khi tăng nhiệt độ.
- giảm khi giảm áp suất.
- tăng khi giảm nhiệt độ.
Để lượng khí oxi tan trong 1 lít nước đạt mức tối đa thì bạn Phúc nên
A. giảm áp suất và giảm nhiệt độ.
B. giảm áp suất và tăng nhiệt độ.
C. tăng áp suất và giảm nhiệt độ.
D. tăng áp suất và tăng nhiệt độ.
Câu 24: Với một khẩu phần bữa ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa diễn ra có hiệu quả thì thành phần
các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là
A. lipit, protein, tinh bột, đường đôi.
B. lipit, axit amin, peptit, đường đơn.
C. đường đơn, axit amin, axit béo, glixerin.
D. peptit, lipit, tinh bột, đường đôi.
Câu 25: Enzim pepsin ở dạ dày hoạt động tốt nhất trong điều kiện pH từ

A. 10→12.
B. 2→3.
C. 8→9.
D. 6→7.
Câu 26: Cơ thể người được bảo vệ và bao bọc bởi một lớp da. Nếu áp suất khí quyển là 10 5Pa thì áp
lực mà khí quyển tác dụng lên 1cm2 da người bằng
A. 1N.
B. 10N.
C. 100N
D. 1000N.
Câu 27: Khơng khí lỏng có thể được tách thành ba thành phần chính bằng cách chưng cất một cách
cẩn thận. Dưới đây là đồ thị minh họa nhiệt độ của hỗn hợp trong suốt quá trình chưng cất.
0
Ba thành phần chính của khơng khí lỏng là nitơ, argon và oxi. Với nhiệt độ sôi lần lượt là:
Nhiệt độ ( C)
Nitơ : -1960C
Argon : -1860C
Oxi : -1830C


Đoạn nào trên đồ thị chỉ ra nhiệt độ sôi lần lượt của nitơ, argon và oxi?
A. Các đoạn L, N và P.
B. Các đoạn P, N và L.
C. Các đoạn M, O và Q.
D. Các đoạn Q, O và M.
Câu 28: Ở người, cử động hít vào thực hiện nhờ hoạt động chủ yếu của cơ hoành và cơ liên sườn
ngồi làm cho khơng khí từ ngồi mơi trường đi vào phổi. Phát biểu nào sau đây là đúng về cơ chế hít
khơng khí vào phổi?
A. Cơ hồnh co, cơ liên sườn ngồi co, làm tăng thể tích của lồng ngực, phổi dãn ra làm giảm áp
suất khí trong phổi so với mơi trường ngồi cơ thể.

B. Cơ hồnh co, cơ liên sườn ngồi dãn, làm giảm thể tích của lồng ngực, phổi dãn ra làm giảm áp
suất khí trong phổi so với mơi trường ngồi cơ thể.
C. Cơ hoành co, cơ liên sườn ngoài co, làm giảm thể tích của lồng ngực, phổi co lại làm tăng áp
suất khí trong phổi so với mơi trường ngồi cơ thể.
D. Cơ hoành co, cơ liên sườn ngoài dãn, làm tăng thể tích của lồng ngực, phổi dãn ra làm giảm áp
suất khí trong phổi so với mơi trường ngồi cơ thể.
Câu 29: Ngày nay, nhiều thành phố đang thu hồi metan từ việc phân hủy rác thải để tạo ra “năng
lượng xanh”. Một thành phố có 25000 hộ dân cần lượng điện năng mỗi ngày là 1,08.109 kJ.
Biết rằng, khí metan cháy theo phương trình:
CH4(k) + 2O2 → CO2(k) + 2H2O(k) + 890,3 kJ (1mol metan cháy sinh ra 890,3kJ nhiệt năng)
Nếu 80% lượng nhiệt sinh ra được chuyển hoá thành điện năng thì cần thu hồi bao nhiêu kg metan
mỗi ngày để tạo ra được lượng điện năng 1,08.109 kJ?
A. 19452 kg.
B. 1520 kg.
C. 15548 kg.
D. 24261 kg.
Câu 30: Ở vùng sa mạc (nhiệt độ môi trường ban ngày thường rất cao), người dân sống ở đó thường
mặc quần áo màu trắng và che kín cơ thể. Họ mặc như vậy để
A. hạn chế sự hấp thu nhiệt, chống mất nước của cơ thể.
B. tăng khả năng hấp thu nhiệt, tăng thốt mồ hơi làm giảm nhiệt độ cơ thể.
C. hạn chế sự hấp thu nhiệt, tăng khả năng thốt mồ hơi.
D. tăng sự thốt hơi nước, giảm nhiệt độ cơ thể.
-----------HẾT---------Thí sinh được sử dụng bảng hệ thống tuần hồn các ngun tố hố học.

Họ, tên thí sinh:........................................................Số báo danh:.................................



×