Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

PHÂN BIỆT đối XỬ VÀ BẮT NẠT NGƯỜI ĐỒNG TÍNH TẠI TRƯỜNG HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ

PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VÀ BẮT NẠT
NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
TẠI TRƯỜNG HỌC

Mơn học

: Giới và phát triển tại Việt Nam

Lớp môn học

: DC119DV02 - 0400

Giảng viên hướng dẫn

: Phù Khải Hùng

Sinh viên thực hiện

: Nhóm Edward Le

1. Nguyễn Hoàng Nhật My

2183464

2. Bùi Nhật Nam

2194127



3. Nguyễn Thị Tú Trinh

2180648

4. Hồ Hữu Nghĩa

2192198

5. Trần Hải Hà

2193092

6. Lê Quốc Hòa

2171478

TP.HCM, 02/2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ

PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VÀ BẮT NẠT
NGƯỜI ĐỒNG TÍNH
TẠI TRƯỜNG HỌC

Mơn học


: Giới và phát triển tại Việt Nam

Lớp môn học

: DC119DV02 - 0400

Giảng viên hướng dẫn

: Phù Khải Hùng

Sinh viên thực hiện

: Nhóm Edward Le

1. Nguyễn Hoàng Nhật My

2183464

2. Bùi Nhật Nam

2194127

3. Nguyễn Thị Tú Trinh

2180648

4. Hồ Hữu Nghĩa

2192198


5. Trần Hải Hà

2193092

6. Lê Quốc Hòa

2171478

TP.HCM, 02/2021


TRÍCH YẾU
Giới và phát triển tại Việt Nam là một trong những môn học xã hội cung cấp
những kiến thức thường thức nhằm phát triển khả năng tư duy của sinh viên mà
chương trình cử nhân tại Đại học Hoa Sen cung cấp trong chương trình giảng dạy.
Nhóm chúng tơi bao gồm nhiều sinh viên đến từ các khoa, ngành khác nhau có cơ hội
học mơn học này và trở thành một nhóm học. Để tìm hiểu sâu hơn về mơn học, trong
đề cương có phần bài nhóm nghiên cứu với đề tài tự do liên quan đến chủ đề môn học.
Sau khi thảo luận, chúng tôi quyết định chọn đề tài tìm hiểu về phân biệt đối xử, bắt
nạt người đồng tính tại trường học. Để tìm hiểu cụ thể hơn, chúng tôi đã lọc ra hai
trường hợp về người đồng tính bị bắt nạt, phân biệt đối xứ tại trường học và khai thác
các khía cạnh xung quanh hai trường hợp này. Chúng tôi đã cố gắng hết sức hoàn
thành bài báo cáo đầy đủ, chặt chẽ, chi tiết để mang lại nhiều thông tin nhất cho người
đọc.

i


LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi chân thành cảm ơn thầy Phù Khải Hùng đã giúp đỡ chúng tôi rất

nhiều trong việc đánh giá và nhận xét bài báo cáo cũng như hỗ trợ chúng tơi trong q
trình tím kiếm đề tài và tài liệu nghiên cứu.
Chúng tôi không chỉ học được những kiến thức quan trọng mà chúng tơi cịn
học được những kỹ năng quan trọng thông qua bài giảng và nhận xét của thầy. Năng
lượng tích cực của thầy là nguồn cảm hứng mới cho chúng tơi hồn thành bài báo cáo
và bài thuyết trình trước lớp.
Một lần nữa, chúng tôi chân thành cảm ơn thầy đã hỗ trợ chúng tôi trong học
kỳ vừa qua.
Trân trọng.

ii


MỤC LỤC

TRÍCH YẾU..........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................ii
MỤC LỤC............................................................................................................ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..............................................................................iv
NHẬP ĐỀ..............................................................................................................1
1.

MỘT SỐ KHÁI NIỆM..........................................................................2
1.1. Phân biệt đối xử.................................................................................2
1.2. Bắt nạt................................................................................................2

2.
HAI TRƯỜNG HỢP NGƯỜI ĐỒNG TÍNH BỊ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ
VÀ BẮT NẠT TẠI TRƯỜNG HỌC.........................................................................3
2.1. Trần Ngọc Anh...................................................................................3

2.2. Zach và mẹ - Becky Collins...............................................................3
3.
NGUYÊN NHÂN XẢY RA PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VÀ BẮT NẠT
NGƯỜI ĐỒNG TÍNH TẠI TRƯỜNG HỌC.............................................................4
4.
SỰ TRẢI NGHIỆM VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT CỦA NGƯỜI BỊ TẤN
CÔNG (NẠN NHÂN) TRONG HAI TRƯỜNG HỢP..............................................5
4.1. Trường hợp Trần Ngọc Anh...............................................................5
4.2. Trường hợp Zach và mẹ - Becky Collins...........................................5
4.3. Số liệu thống kê về tình trạng phân biết đối xử và bắt nạt người đồng
tính tại trường học..................................................................................................6
5.
NGUN NHÂN VÌ SAO NGƯỜI TẤN CÔNG LẠI HÀNH XỬ
TIÊU CỰC LÊN NẠN NHÂN..................................................................................7
6.

PHƯƠNG ÁN ĐỀ XUẤT GIẢI QUYẾT VÀ NGĂN CHẶN...............8

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................10

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
GD&ĐT

: Giáo dục và Đào tạo

THCS


: Trung học Cơ sở

THPT

: Trung học Phổ thông

UNESCO

: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization

iv


NHẬP ĐỀ
Bài báo cáo này được thực hiện trên giới hạn về thời gian và khơng gian. Nhóm
chúng tơi phải thực hiện bài báo cáo online dịch COVID-19. Bài báo cáo chỉ giới hạn
trong phạm vi phân tích dựa trên hai trường hợp chúng tôi chỉ ra, kèm thêm một số tài
liệu tham khảo thêm. Mục tiêu của bài báo cáo là tìm hiểu và truyền đạt một số khái
niệm liên quan đến chủ đề, nguyên nhân vấn đề, trải nghiệm thực tế và cách giải quyết
của nạn nhân, nguyên nhân xảy ra vấn đề trên phương diện người tấn công và những
hướng giải quyết vấn đề phân biệt đối xử và bắt nạt người đồng tính tại trường học.
Các thành viên trong nhóm đã cố gắng hết sức hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành mục tiêu
đặt ra cho bài báo cáo.
Để người đọc dễ dàng nắm bắt được mạch bài, chúng tôi xin bắt đầu với những
khái niệm và xin giới thiệu sơ lược về hai trường hợp phân biệt đối xử và bắt nạt
người đồng tính tại trường học mà chúng tôi sẽ dựa vào để phân tích.

1



1.

MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1. Phân biệt đối xử
Phân biệt đối xử hay là kỳ thị là một thuật ngữ xã hội học nhằm chỉ tới một sự

đối xử đối với một cá nhân hay một nhóm nhất định dựa vào sự phân loại tầng lớp hay
đẳng cấp. Phân biệt đối xử thực tế là một hành vi, định kiến đối với một nhóm khác.
Nó bao gồm việc loại bỏ hoặc hạn chế các thành viên trong một nhóm khỏi những cơ
hội mà những nhóm khác được tiếp cận. [CITATION Int09 \l 1033 ]
1.2. Bắt nạt
Bắt nạt là hành vi hung hăng, không mong muốn của trẻ em trong độ tuổi đi
học liên quan đến sự mất cân bằng quyền lực thực sự hoặc nhận thức. Hành vi được
lặp lại hoặc có khả năng được lặp lại theo thời gian. Cả những đứa trẻ bị bắt nạt và bắt
nạt người khác đều có thể gặp phải những vấn đề nghiêm trọng và lâu dài.
[ CITATION Wha20 \l 1033 ]

2


2.
HAI TRƯỜNG HỢP NGƯỜI ĐỒNG TÍNH BỊ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VÀ
BẮT NẠT TẠI TRƯỜNG HỌC
2.1. Trần Ngọc Anh
Trần Ngọc Anh (tên nhân vật đã được thay đổi), là học sinh thuộc 1 trường
trung học phổ thông tại Thành phố Hố Chí Minh và là nạn nhân của nạn kỳ thị và bắt
nạt trong học đường. Anh là người chuyển giới nam, sinh ra với giới tính sinh học nữ
nhưng mong muốn trở thành một người nam. Bản thân Anh cũng nhận diện rõ bản
thân từ những năm học cấp hai.
Vào cấp 2, Anh không những bị kỳ thị và bắt nạt bởi bạn bè mà cịn bởi thầy

cơ, cán bộ trong trường học thơng qua các hình thức khác nhau. Anh đã rất nhiều lần
bị gây sự, xô xát bởi các bạn cùng lớp hay bị tạt nước trong nhà vệ sinh cũng như bị
miệt thị, chửi bới bởi những người bạn cùng lứa. Thầy cô cũng cho rằng Anh là người
khơng bình thường, lệch lạc, bị giáo viên nêu tên trước nhiều người hay bị đuổi ra
khỏi lớp học.
Vào cấp 3, tuy bạn bè đã cởi mở hơn nhưng Anh vẫn bị một số giáo viên kỳ thị.
Một trong số giáo viên đã lôi Anh ra làm minh họa cho sự khơng bình thường hay
giáo viên cũng nhắc nhở các bạn chơi chung cùng với Anh. [ CITATION Nam16 \l
1033 ]
2.2. Zach và mẹ - Becky Collins
Zach, một học sinh tại bang Ohio, Mỹ và mẹ của mình - Becky Collins, lên
tiếng về việc Zach bị bắt nạt, kỳ thị, xúc phạm thân thể vì Zach là người đồng tính.
Vào năm học lớp 3, Zach đã bắt đầu bị các bạn dè bỉu khi nói rằng Zach ứng xử và có
giọng nói giống con gái. Khi lớn hơn 1 chút, Zach thường xuyên bị gọi là gay, fag,
queer. Vào năm học lớp 8 và đâu năm học (năm được phỏng vấn), Zach bắt đầu bị gây
xâm phạm thể chất bởi các bạn cùng lớp. Trong bài phỏng vấn mẹ của Zach, Becky
nghe thấy con mình nói rằng bị đánh bởi bạn cùng lớp và đang khóc lóc. Tuy nhiên,
nhà trường khơng có thiện chí giải quyết vấn đề. Trước đó, Becky cũng báo cáo rằng
đã có nhiều lần con bà bị gây sự nhưng nhà trường vẫn không tích cực hỗ trợ cho con
trai bà. Điều này dẫn đến việc Zach khơng thể nói chuyện với các bạn vì thiếu niềm
tin và dẫn đến những cuộc ẩu đả gây ra bởi các học sinh trong trường lên Zach.
[ CITATION ACL12 \l 1033 ]
3


3.
NGUYÊN NHÂN XẢY RA PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VÀ BẮT NẠT NGƯỜI
ĐỒNG TÍNH TẠI TRƯỜNG HỌC
Trường học đối với chúng ta là nơi giáo dục, nuôi dạy và bảo vệ giúp chúng ta
thu nạp rất nhiều kiến thức, là cầu nối để ta xây dựng những mối quan hệ, gặp gỡ

với nhiều bạn bè. Nhưng đó cũng chính là hiện trường của những vụ bắt nạt và bạo
lực học đường. Đặc biệt là đối với những bạn học sinh đồng tính. Mỗi ngày các bạn có
thể đều thích được tới trường học tập, gặp bạn bè, thầy cô nhưng đối với các bạn bị
bắt nạt và kỳ thị thì đến trường là chuyện rất đáng sợ.
Mỗi ngày đến trường các bạn phải sống trong sợ hãi, lo lắng, chịu sự bắt nạt,
kỳ thị và những ánh mắt dị nghị, lời nói xúc phạm bởi các bạn của mình hay sự kì thị
bắt nguồn từ chính người thầy, người cơ của mình. Nặng nề hơn chính là các thương
tích từ những cuộc bạo lực học đường. Sau tất cả họ coi đó như “ trị đùa giải trí
khơng mang tính tổn hại” nhưng chính những điều đó khiến các bạn đồng tính có
những suy nghĩ thậm chí là những hành động tiêu cực ảnh hưởng nghiêm trọng đến
tâm lý và sức khỏe.
Nguyên nhân xảy ra vấn đề bắt nạt học đường mà những học sinh nghĩ đó chỉ
là trị đùa chính là sự thiếu giáo dục, thiếu hiểu biết, khơng có sự cảm thông thấu hiểu
bị áp đặt bởi định kiến giới và chuẩn mực xã hội. Các bạn học sinh có xu hướng bắt
nạt và kì thị những bạn đa dạng tính dục trong đầu tồn những suy nghĩ lệch lạc lời
nói thì xúc phạm, lăng mạ miệt thị nghiêm trọng.
Những lời lẽ khinh miệt từ người xung quanh như “con trai mà như con gái ẻo
lả không ra thể thống gì”, “cái thứ con gái mà thơ kệch như đàn ông”, “nam không ra
nam nữ không ra nữ thế m là gì?”, “A cái đồ bê đê, cái đồ ẻo lả”..., còn rất nhiều
những lời lẽ lăng mạ miệt thị nghiêm trọng hơn như thế ngay cả một người trưởng
thành cịn khơng thể chấp nhận thì đối với một học sinh đang ngồi trong ghế nhà
trường sẽ cảm thấy như thế nào như thế nào.
Trong suy nghĩ của họ cái định kiến và sự chuẩn mực về xã hội còn quá lớn
nên người con trai sinh ra phải ra dáng con trai và người con gái phải ra con gái,họ
vẫn chưa thể chấp nhận được cái họ coi là quy luật vốn có của tự nhiên đang dần bị
phá vỡ.
4


5



4.
SỰ TRẢI NGHIỆM VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT CỦA NGƯỜI BỊ TẤN
CƠNG (NẠN NHÂN) TRONG HAI TRƯỜNG HỢP
Ở chiều kích là người bị tấn công họ đã phải trải qua những cảm giác cực kì
đau khổ và khó chịu, một loại cảm giác chỉ có những người trải qua mới hiểu được.
Những áp lực mỗi ngày khi tham gia vào một cộng đồng phân biệt và kỳ thị, một môi
trường không có cơng lý và chỗ đứng cho những người đồng tính.
Trải qua những sự đối xử khơng cơng bằng như thế, nạn nhân dù đã bộc lộ với
người thân và gia đình nhưng vẫn khơng dám bộc lộ điều đấy với cộng đồng, vì một
phần người thân là những người sống với họ hằng ngày, còn cộng đồng lại đầy ắp sự
khinh miệt và kỳ thị. Đỉnh cao của sự chịu đựng chính là khi họ chiu bạo lực vì thể
chất tự nhiên của họ về thể xác và tinh thần.
4.1. Trường hợp Trần Ngọc Anh
Nạn nhân trong trường hợp đầu tiên là của bạn Trần Ngọc Anh sau khi được
giới truyền thông biết, bạn đã không ngừng chia sẻ về những sự khó khăn mà bạn đã
phải chịu đựng, trong số đó chính là bị giáo viên của mình đuổi ra khỏi lớp học chỉ vì
“khơng bình thường”. Ở trường thì bị bạn bè xơ đẩy, châm chọc vì sự khác biệt, tới
giờ học ở trong lớp thì ln bị giáo viên chủ nhiệm mời tên lên nhắc nhở và chú ý
khắt khe. Không những thế cảm giác khi bị đứng trước lớp và bị chỉ “minh họa” rằng
đây là một loại người khơng bình thường. Nghe qua những sự chia sẻ đó khơng ai
trong chúng ta lại khơng cảm thấy bức xúc vì câu chuyện này cả. Bạn học sinh này
cũng như tiếng nói của bao học sinh khác đã làm sáng tỏ một vấn đề ở xã hội đó chính
là vấn đề bị bắt nạt và kì thị người đồng tính ở trường học.
4.2. Trường hợp Zach và mẹ - Becky Collins
Một trường hợp thứ hai, một học sinh nam học tại Ohio đã bị đối xử một cách
tồi tệ hơn nữa, cậu luôn vốn đã bị kỳ thị khi học trong trường, nhưng một ngày nọ, cậu
bị một học sinh nam khác sử dụng bạo lực để hành hạ cậu. Đoạn clip đã được ghi lại
bởi một người bạn cùng lớp, và những người đứng chứng kiến sự việc xảy ra. Điều

đau buồn nhất được kể lại từ người mẹ, đó chính là bà bắt máy lên và nghe thấy con
trai khóc lóc cầu xin được về nhà vì cậu vừa bị bạo lực. Bà mẹ đã chạy ngay tới
trường học của cậu học sinh, khi tới phòng giám hiệu trường, bà được chỉ vào con của
mình đang được ngồi ở trong. Sau đó hiệu trưởng đưa con bà ra gặp bà và sau đó bảo
6


rằng “sự việc cũng khơng có gì cả đâu, mời chị đưa con trai chị về”. Một sự uất ức
trong lịng bà mẹ, bà đã nói thẳng vào hiệu trưởng, tơi đáng lí đã mời cảnh sát và luật
sư tới để xử lí chuyện này vậy mà ngay cả hiệu trưởng cũng ngó lơ ư?”. Nạn nhân thứ
hai mà nhóm đã nghiên cứu đã lật tẩy rõ hơn sự khinh miệt và phân biệt đối với người
đồng tính. Cậu được rất nhiều nhà báo phỏng vấn về trường hợp video của cậu bị đánh
và bắt nạt. Cũng nhờ từ đó mà cuộc sống của họ đã trở nên ổn thỏa hơn, nhưng về mặt
tâm lí thì cậu học sinh vẫn luôn bị ám ảnh bởi những cú đánh ấy.
Như chúng ta thấy, hậu quả của bạo lực học đường không bao giờ lạ nhẹ,
nhưng khi học bị cả bắt nạt và kỳ thị thì chuyện ấy lại càng nghiêm trọng đối với tinh
thần và thể xác của một người đồng tính. Hai học sinh ấy cũng chính là tấm gương để
những người vẫn cịn mang trong mình ý nghĩ kỳ thị soi lại và thấu hiểu hơn, vì học
cũng như chúng ta cả.
4.3. Số liệu thống kê về tình trạng phân biết đối xử và bắt nạt người đồng tính tại
trường học.
4.3.1. Thống kê tại Việt Nam
Tình trạng phân biệt đối xử vì là cá nhân thuộc cộng đồng đa dạng tính dục
trong trường học:
 Bị bắt nạt, quấy rầy bởi bạn bè: 53,8%
 Bị bắt nạt, quấy rầy bởi giáo viên, cán bộ nhà trường: 23%
 Bị ép buộc thay đổi đồng phục: 20,4%
 Bị ép buộc thay đổi kiểu tóc, cử chỉ, điệu bộ: 29,3%
[ CITATION Sav15 \l 1033 ]
4.3.2.


Thống kê tại Mỹ

 55% số học sinh cảm thấy khơng an tồn ở trường chỉ vì bản dạng tình dục của họ
và 38% học sinh trong số đó cảm thấy họ khơng an tồn vì biểu hiện giới tính của
họ.
 71% số học sinh thường xun bị nói là “gay” theo chiều hướng tiêu cực khi ở
trường và 91% học sinh trong số đó cảm thấy bị stress vì điều này.
 Gần 75% số học sinh bị bắt nạt bằng lời nói và 49% trong số đó là bị bắt nạt qua
thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính,...
7


 Khoảng 36% số học sinh bị xô đẩy hay bị thương và 16,% trong số đó bị thương
thể xác bởi đánh đập và sử dụng vũ khí.
[ CITATION Rob16 \l 1033 ]
5.
NGUN NHÂN VÌ SAO NGƯỜI TẤN CƠNG LẠI HÀNH XỬ TIÊU
CỰC LÊN NẠN NHÂN
Ở chiều kích là người tấn công, đằng sau những hành động bắt nạt người khác
thì có những lý do đằng sau được các nhà nghiên cứu tìm ra và giải thích ngun nhân
của hành vi bắt nạt.
Thứ nhất, trẻ cảm thấy bất lực trong đời sống cá nhân. Những đứa trẻ thường
hay bắt nạt và hành hung người khác đến từ lý do muốn được thể hiện quyền lực. Xuất
phát từ thiếu sự hỗ trợ tinh thần từ bố mẹ độc đốn, ly hơn, bạo lực gia đình. Bố mẹ là
những hình mẫu có vai trò rất lớn đến sự ảnh hưởng của trẻ và trẻ sẽ bắt chước hành
vi của họ, muốn trở thành người như họ. Trẻ em có thể có niềm tin bạo lực là cách
giải quyết các mâu thuẫn tốt nhất[ CITATION Dươ19 \l 1066 ].
Thứ hai, lý do đến từ đứa trẻ thiếu đi sự hiểu biết và thấu cảm từ người khác.
Đứa trẻ hình thành lên những định kiến từ môi trường sống, người thân xung quanh,

dẫn đến đứa trẻ hành xử kỳ thị và phân biệt, ví dụ như về chủng tộc, tôn giáo và
khuynh hướng của bạn bè [ CITATION Dươ19 \l 1066 ].
Thứ ba, trẻ cảm thấy thiếu tình thương và sự chú ý từ những người xung quanh.
Trẻ thường xuyên thể hiện những hành động bắt nạt để bắt buộc người khác nghe theo
lời, song đó cũng là cách thể hiện được địa vị, uy quyền của trẻ [ CITATION Dươ19 \l
1066 ].
Nạn nhân không chỉ những đối mặt với những người tấn công trực tiếp về tinh
thần và thể xác, họ còn phải chịu đựng và khơng có điểm nương tựa bởi vì những
người tấn công gián tiếp là giáo viên, nhân viên nhà trường im lặng hoặc khơng hỗ trợ
nhiệt tình giúp đỡ và bảo vệ họ. Điều đó dẫn đến luật và chính sách bảo vệ những
người thuộc cộng đồng đa dạng tính dục khơng được cơng nhận và thực hành, điều đó
dẫn đến những người tấn cơng coi đó là lợi thế để tấn cơng và khơng sợ hình phạt
trước pháp luật. Trên hai trường hợp trên của bạn Ngọc Anh và Zach, điều nói lên bối
cảnh và vấn đề gặp phải của cộng đồng đa dạng tính dục đi học tại trường học. Mặc
8


dù trường học cấm đánh nhau và xúc phạm nhân phẩm người khác nhưng việc xâm
phạm thể xác và tâm lý của người đồng tính được xem là một trường hợp ngoại lệ, cần
được xem xét riêng biệt và thường sẽ bị ngó lơ hoặc khơng nhiệt tình hỗ trợ. Nhìn một
cách khách quan thì người đồng tính đều là con người và họ cũng được sống và bảo vệ
dưới pháp luật của đất nước sở tại.
6.

PHƯƠNG ÁN ĐỀ XUẤT GIẢI QUYẾT VÀ NGĂN CHẶN
Đối với những bạn chuyên đi bắt nạt, miệt thị những người đa dạng tính dục

hay kể cả những thầy cô giáo trong nhà trường- đáng lý là những người phải đứng ra
bảo vệ các em thì lại quay ra kỳ thị các bạn đa dạng tính dục thì chúng ta khơng được
nhẹ tay mà phải nhờ đến chính quyền và luật pháp can thiệp vào.

Theo điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 thì các hành vi làm nhục người khác sẽ bị
phạt nộp tiền hoặc nặng hơn là phạt cải tạo không giam giữ 3 năm. Thế nhưng nếu các
hành vi ấy trở nên nặng hơn và khiến cho tinh thần của người bị hại bị tổn thương
nghiêm trọng thì có thể dẫn đến phạt tù. Thế nhưng vẫn chưa có bộ luật nào cụ thể
dành cho phân biệt đối xử người đa dạng tính dục tại trường học và chính quyền lẫn
các tổ chức xã hội cần phát triển điều luật này hơn.
Nhằm ngăn chặn tình trạng ấy kéo dài trong trường học thì điều đầu tiên cần
làm là thay đổi nhận thức và hiểu biết của các giáo viên và ban giám hiệu trong nhà
trường. Giáo viên phải hiểu được sâu về vấn đề ấy thì mới có thể giáo dục lại học
sinh. Vào năm 2016, cục Nhà giáo, bộ GT-ĐT hợp tác cùng UNESCO triển khai thực
hiện hai bộ liệu trực tuyến gồm tài liệu về quản lý phòng chống học đường dựa trên cơ
sở giới dành cho giáo viên, nhân viên tư vấn và cán bộ quản lý và tài liệu nâng cao
nhận thức của giáo viên THCS, THPT về bình đẳng giới và các vấn đề liên quan. Nhà
trường và giáo viên cần đảm bảo các bài học về nạn phân biệt đối xử với người thuộc
cộng đồng đa dạng tính dục cũng như cách phịng chống, được xem như 1 phần của
lớp học
Đối với học sinh trong trường thì nhà trường cần tổ chức những buổi workshop
về các vấn đề xã hội (như là nạn phân biệt màu da, chủng tộc,..) và cần phải chắc chắn
rằng giáo dục giới tính là nằm trong số đó. Khơng chỉ là giáo dục về giới tính thơng
thường mà cịn cần phải là những vấn đề liên quan đến giới và bình đẳng giới. Điều đó
9


sẽ giúp các em học sinh hiểu được bản thân mình và giảm bớt sự sợ hãi khi sống đúng
với giới tính của mình. Ngồi ra, ban giám hiệu cùng với giáo viên nên gần gũi trò
chuyện với các em cộng đồng đa dạng tính dục, cố gắng tìm hiểu nguyên nhân của
vấn đề để có thể giải quyết nhanh nhất. Giúp các em có được chỗ dựa tinh thần vững
chắc để các em có thể học tập và phát triển một thoải mái và tin tưởng nhất.
Nhằm tạo nên sự tự tin và cảm giác an toàn cho các em học sinh sống đúng với
giới tính của mình thì mọi người trong trường bao gồm ban giám hiệu, giáo viên, bảo

vệ lẫn học sinh cần phải báo cáo những hành vi biệt đối xử người thuộc cộng đồng đa
dạng tính dục bất kể người bắt nạt có là người lớn hay trẻ nhỏ. Chúng ta, là những
người lớn trong trường cần phải tạo được cảm giác được bảo vệ với các bạn thuộc
cộng đồng đa dạng tính dục để các em ấy cảm thấy được ủng hộ và tự tin đứng lên bảo
vệ chính mình khỏi những định kiến của người khác.
Cuối cùng là về gia đình là chỗ dựa tinh thần của các em. Các bậc phụ huynh
cần phải lắng nghe, đồng cảm với các em thuộc cộng đồng đa dạng tính dục và ủng hộ
các con của mình. Nếu khơng thì các em ấy sẽ khơng cịn là chính mình, cũng như
khơng thể sống vui vẻ, thoải mái và an tồn. Gia đình kết hợp tâm lý để giúp các em
hiểu được xu hướng tình dục của mình. Tư vấn giúp các em bộc lộ bản thân, hòa nhập
vào cộng đồng và vượt qua những định kiến của xã hội.

10


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bibliography
ACLU (Director). (2012). Target of LGBT Bullying in Ohio School Tells His Story
[Motion Picture]. Retrieved from />Bộ luật hình sự. (2015).
Introduction to sociology (7th ed.). (2009). New York: W. W. Norton & Company
Inc.
Nam, H. (2016, 8 29). Học sinh đồng tính bị kỳ thị ở trường học. Retrieved from Dân
Trí: />Roberto L. Abreu, Whitney W. Black, Della V. Mosley & Alicia L. Fedewa. (2016).
LGBTQ Youth Bullying Experiences in Schools:The Role of School
Counselors Within a System ofOppression. Journal of Creativity in Mental
Health,
325-342.
Retrieved
from
/>g_Experiences_in_Schools_The_Role_of_School_Counselors_Within_a_Syste

m_of_Oppression
Save Children và Viện nghiện cứu Y – Xã hội học ISMS. (2015). Nghiên cứu Thanh
thiếu niên LGBT. Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Tâm, D. (2019, 11 02). Tám lý do khiến trẻ thành kẻ bắt nạt . Retrieved from
/>What

is
bullying?
(2020,
7
21).
Retrieved
from
/>
stopbullying:

11



×