Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

ĐÁNH GIÁ tổ LÃNH THỔ DU LỊCH của TP đà NẴNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.81 KB, 38 trang )

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TPHCM, ngày … tháng … năm 2021
(Ký và ghi rõ họ tên)
1


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Hiện trạng khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng giai đoạn 2016-2019..........Trang 8
Bảng 2.2: So sánh số lượng khách du lịch đến Việt Nam và Đà Nẵng qua các năm.


................................................................................................................................ Trang 9
Bảng 2.3. Một số khách sạn hiện có của thành phố Đà Nẵng ..................................Trang 14
Bảng 2.4. Một số công ty lữ hành trên thành phố ..............................................Trang 17

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Bản đồ thành phố Đà Nẵng.........................................................................Trang 5
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ hiện trạng khách du lịch quốc tế đến Đà nẵng...........................Trang 7

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH...............2
1.1. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ du lịch.............................................................2
1.2. Tầm quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch..................................................2
1.3. Các phân hệ trong tổ chức lãnh thổ du lịch.....................................................2
1.3.1. Phân hệ du khách........................................................................................3
1.3.2. Phân hệ tài nguyên du lịch..........................................................................3
1.3.3. Phân hệ cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật.....................................3
1.3.4. Phân hệ cán bộ phục vụ...............................................................................3
1.3.5. phân hệ cơ quan điều khiển.........................................................................3
1.4. Các hình thức thể hiện chủ yếu của tổ chức lãnh thổ du lịch.........................3
1.4.1. Thể tổng hợp lãnh thổ du lịch......................................................................3
1.4.2. Hệ thống lãnh thổ du lịch............................................................................4
1.4.3. Vùng du lịch.................................................................................................4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊNH THÀNH PHỐ
ĐÀ NẴNG..................................................................................................................... 8
2.1. Tổng quan về thành phố Đà Nẵng....................................................................8
2.1.1. Vị trí địa lý....................................................................................................8

2.1.2. Khí hậu.........................................................................................................8
2.1.3. Đặc điểm địa hình........................................................................................9
2.1.4. Dân cư..........................................................................................................9
2.1.5. Tài nguyên thiên nhiên................................................................................9
2.2. Thực trạng phát triển và tổ chức lãnh thổ tỉnh Đà Nẵng nhìn từ các phân
hệ.............................................................................................................................. 10
2.2.1. Phân hệ khách du lịch...............................................................................10
2.2.2. Phân hệ tài nguyên du lịch........................................................................13
2.2.3. Phân hệ cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch...........18
2.2.4. Phân hệ đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch..............................................21
2.2.5. Phân hệ điều hành và quản lý du lịch.......................................................22
2.3. Đánh giá thực trạng tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Đà Nẵng........................23
2.3.1. Điểm mạnh (S- Strengths)..........................................................................23
2.3.2. Điểm yếu (W- Weaknesses).........................................................................25
2.3.3. Cơ hội (O- Opportunities)..........................................................................25
3


2.3.4. Thách thức (T- Threats).............................................................................26
3.1. Các giải pháp về quy hoạch, đầu tư, quản lý, tổ chức hoạt động du lịch....28
3.1.1. Các giải pháp về quy hoạch trong hoạt động du lịch :..............................28
3.1.2. Các giải pháp về đầu tư :...........................................................................28
3.1.3. Các giải pháp về quản lý trong hoạt động du lịch.....................................28
3.2. Các giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.................................28
3.3. Các giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.................29
3.4. Các giải pháp về bảo tồn tài nguyên du lịch..................................................30
3.5. Các giải pháp về phát triển nguồn nhân lực..................................................30
3.6. Các giải pháp về phát triển sản phẩm đặc trưng..........................................31
3.7. Các giải pháp về phát triển an ninh, công tác thanh tra, kiểm tra..............31
3.8. Các giải pháp về quảng bá du lịch Đà Nẵng..................................................31

KẾT LUẬN................................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................34

4


MỞ ĐẦU
Cùng với sự hội nhập và chuyển đổi cơ cấu các nền kinh tế thì riêng ngành du lịch
đóng một vai trò rất lớn trong việc phát triển đất nước, chính vì thế mà gần đây nhà
nước đã tập trung đầu tư và nghiêng cứu rất nhiều về mảng du lịch nhằm thúc đẩy nền
kinh tế nước nhà đi lên. Hiện nay, Việt Nam là nước có nhiều lợi thế về những cảnh
quan, địa hình, khí hậu, những di tích lịch sử lâu đời hay những lễ hội được lưu trun
bao năm nay, …chính vì vậy, khách du lịch quốc tế cũng như trong nước ngày càng
tăng dần theo từng năm đặc biệt là vào những năm gần đây như từ năm 2018-2019 chỉ
trong vòng một năm số lượng du khách quốc tế tăng 10,8% và số lượng khách du lịch
trong nước tăng 28,8% điều đó đã cho thấy du lịch Việt Nam đã luôn không ngừng
phát triển và tạo nhiều cơ hội cho chính mình.
Hiện nay, Đà Nẵng là nơi du lịch lớn hàng đầu Việt Nam thu hút đơng đảo khách du
lịch trong và ngồi nước chính vì vậy đây cũng là nơi rất phát triển về mặt kinh tế,
được đánh giá là thành phố lớn nhất miền trung, sự đột phá mạnh mẽ trong ngành du
lịch của thành phố Đà Nẵng đã nâng cao đời sống vật chất -tinh thần của người dân
nơi đây. Thành phố Đà Nẵng được biết đến bởi đường phố hiện đại, với mơi trường
xanh, sạch, đẹp và có rất nhiều quang cảnh đẹp ngút ngàn với khí hậu trong lành, chắc
hẳn đây chính là thiên đường trong những cuộc dạo chơi của du khách một khi đã đến
là không nỡ rời xa. Để được như ngày hôm nay, Đà Nẵng đã có được rất nhiều sự trợ
giúp, tiếp thêm nguồn sức mạnh to lớn từ không chỉ một mà rất nhiều phong cảnh đẹp
như Cầu Vàng, Cầu Sông Hàn, biển Đà Nẵng,… hay Bà Nà Hills- lá phổi xanh của
thành phố Đà Nẵng.
Ngày hôm nay, chúng em chọn đề tài này nhằm để phân tích, đánh giá tổ chức lãnh thổ
du lịch của thành phố Đà Nẵng để biết được hướng phát triển của du lịch tại nơi này

cũng như hiểu sâu hơn để tìm ra những biện pháp tốt nhất, phát huy điểm mạnh và
khắc phục điểm yếu không chỉ riêng ở Đà Nẵng mà còn là cho tất cả những nơi du lịch
khác ở Việt Nam.

1


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH

1.1. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ du lịch
Tổ chức lãnh thổ du lịch là một hình thức tổ chức sản xuất xã hội theo lãnh thổ. Do đó,
tổ chức lãnh thổ du lịch giải quyết đồng thời hai nhiệm vụ chính là kinh tế và xã hội.
Để khai thác có hiểu quả ngành kinh tế du lịch, tổ chức lãnh thổ phải hợp lý, chặt chẽ
và khoa học vì tổ chức lãnh thổ du lịch chính là sự phân hố khơng gian du lịch dựa
trên các điều kiện cần thiết để phát triển du lịch cùng với các mối liên hệ với điều kiện
phát sinh của ngành với các ngành khác, với các đơn vị lãnh thổ khác và hơn nữa là
các mối liên hệ với các nước trong khu vực, châu lục và trên thế giới.
Như vậy, có thể nói một cách đơn giản nhất tổ chức lãnh thổ du lịch được hiểu là một
hệ thống liên kết không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ du lịch
liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch (kinh tế, xã hội,
môi trường) cao nhất.[1]
1.2. Tầm quan trọng của tổ chức lãnh thổ du lịch
Trong việc nghiên cứu địa lý du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch là một trong những vẫn
đề được quan tâm hang đầu, bởi vì khơng thể tổ chức và quản lý có hiệu quả hoạt động
này nếu khơng xét khía cạnh khơng gian (lãnh thổ) của nó. Vấn đề tổ chức hợp lí nền
sản xuất xã hội theo lãnh thổ góp phần khơng nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả kinh tế
của nền sản xuất xã hội. Tổ chức lãnh thổ du lịch là một hệ thống liên kết không gian
của các đối tợng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu
các nguồn tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn, kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác)
nhằm đạt kết quả kinh tế - xã hội, môi trường cao nhất.

Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch cịn tạo điều kiện đẩy mạnh chun mơn hố du
lịch. Với sự phát triển của nền sản xuất xã hội và các quy luật khác trong các hình thức
hình thái kinh tế xã hội khác, liên quan đến trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Khi nền sản xuất phát triển, nhu cầu du lịch càng cao thì sự chun mơn hố du lịch
ngày càng sâu sắc.
Nghiên cứu tổ chức lãnh thổ du lịch cịn góp phần quan trọng tạo ra những sản phẩm
du lịch đặc sắc có khả năng thu hút khách du lịch, làm tăng khả năng cạnh tranh.
1.3. Các phân hệ trong tổ chức lãnh thổ du lịch
Các phân hệ trong tổ chức lãnh thổ du lịch bao gồm : phân hệ du khách, phân hệ tài
nguyên du lịch, phân hệ cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất-kỹ thuật, phân hệ cán bộ phục
vụ và cơ quan điều khiển.
2


1.3.1. Phân hệ du khách
Phân hệ khách du lịch là phân hệ trung tâm, quyết định những yêu cầu đối với các
thành phần khác của hệ thống, phụ thuộc vào đặc điểm (xã hội, nhân khẩu, dân tộc…)
của khách du lịch. Phân hệ này được đặc trưng bởi cấu trúc và lượng nhu cầu, bởi tính
lựa chọn, tính mùa và tính đa dạng của các luồng khách du lịch.
1.3.2. Phân hệ tài nguyên du lịch
Phân hệ tài nguyên du lịch tham gia hệ thống này với tư cách là điều kiện để thõa mãn
nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch và là cơ sở lãnh thổ cho việc hình thành hệ thống. Tổng thể
phân hệ tài nguyên du lịch có sức chứa, độ tin cậy, tính thích hợp, tính ổn định và tính
hấp dẫn.
1.3.3. Phân hệ cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất – kỹ thuật
Phân hệ cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kỹ thuật đảm bảo cuộc sống bình thường cho
khách du lịch (ăn, ở, đi lại…) và những nhu cầu giải trí đặc biệt (chữa bệnh, tham
quan…). Toàn bộ cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật là một trong những tiền đề
cho sự hoạt động và vận hàng của tồn hệ thống. Phân hệ này có đặc điểm về số
lượng, chất lượng, giá trị sử dụng.

1.3.4. Phân hệ cán bộ phục vụ
Phân hệ cán bộ phục vụ hoàn thành chức năng phục vụ cho khách và đảm bảo cho cả
hệ thống hoạt động bình thường. Đặc trưng của phân hệ này là số lượng, trình độ
chun mơn - nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ nhân viên và mức độ đảm bảo lực lượng
lao động.
1.3.5. phân hệ cơ quan điều khiển
Phân hệ điều hành và quản lý có vai trị điều khiển có nhiệm vụ giữa cho tồn bộ hệ
thống nói chung và từng phân hệ nói riêng hoạt động tối ưu. Phân hệ này đảm trách
chức năng đảm trách chức năng điều hành, tổ chức quản lý mọi hoạt động du lịch từ
cấp vĩ mô (Quốc gia) đến vi mô (Doanh nghiêp). Đặc điểm của phân hệ này là cần
phải có sự đảm bảo về chất lượng (trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong quản lý) và số
lượng (cân đối biên chế trong bộ máy tổ chức quản lý ngành du lịch).
1.4. Các hình thức thể hiện chủ yếu của tổ chức lãnh thổ du lịch
Có nhiều hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch như: thể tổng hợp lãnh thổ du lịch, hệ
thống lãnh thổ du lịch, vùng du lịch…
1.4.1. Thể tổng hợp lãnh thổ du lịch
Thể tổng hợp lãnh thổ du lịch, theo tác giả E.A.Kotliarov – 1978 là sự kết hợp giữa các
cơ sở du lịch với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật được liên kết với nhau thông qua các mối
3


liên hệ kinh tế, sản xuất, phân phối… và cùng sử dụng chung các nguồn tài nguyên
thiên nhiên cũng như kinh tế – xã hội của lãnh thổ. [2]
Có ba giai đoạn hình thành hình thành thể tổng hợp lãnh thổ du lịch. Giai đoạn đầu là
việc tập trung một cách đơn giản các cơ sở du lịch nhỏ. Giai đoạn tiếp theo, các ngành
chun mơn hố và tập trung các cơ sở du lịch lớn theo dấu hiệu ngành và lãnh thổ.
Giai đoạn cuối là hình thành cấu trúc lãnh thổ của thể tổng hợp
Việc nghiên cứu thể tổng hợp lãnh thổ du lịch có ý nghĩa quan trọng. Mục tiêu cuối
cùng của nó nhằm tổ chức tối ưu hoạt động du lịch trên cơ sở sử dụng hợp lý các
nguồn tài nguyên tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hoá và lịch sử.

1.4.2. Hệ thống lãnh thổ du lịch
Hệ thống lãnh thổ du lịch là hệ thống xã hội được tạo thành bởi các yếu tố có quan hệ
đa chiều và mật thiết với nhau như nhóm khách du lịch; nhóm các nguồn lực du lịch
(các tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử, cơ sở hạ tầng kỹ thuật…); nhóm quản lý,
điều hành và phục vụ du lịch (đội ngũ cán bộ nhân viên phục vụ, cán bộ điều hành các
hoạt động kinh doanh du lịch, cán bộ quản lý nhà nước…). Hệ thống lãnh thổ du
lịch như một thành tạo toàn vẹn về chức năng và lãnh thổ, thực hiện
nhiều chức năng xã hội, trong đó chức năng chính là phục hồi và tái
sản xuất mở rộng sức khỏe và khả năng lao động, thể lực và tinh
thần của con người (du khách). Về phương diện này, các hệ thống
lãnh thổ du lịch tương đương với các tổng thể lãnh thổ sản xuất,
cùng với các hệ thống giao thông và hệ thống dân cư. Hệ thống lãnh
thổ du lịch là hạt nhân tạo nên vùng du lịch
1.4.3. Vùng du lịch
Vùng du lịch, theo tác giả E.A.Kotliarov – 1978 được hiểu là một lãnh thổ hoàn chỉnh
với sự kết hợp các điều kiện, đối tượng và chun mơn hóa du lịch; đó khơng chỉ là
lãnh thổ để chữa bệnh, nghỉ ngơi, du lịch mà còn là một bộ máy về kinh tế hành chính
phức tạp; vùng du lịch cịn bao gồm các xí nghiệp nơng nghiệp, cơng nghiệp, vận tải,
các cơ sở văn hóa; vùng du lịch được hình thành do phân cơng lao động theo lãnh thổ
trong lĩnh vực dịch vụ. [2]
Khi nghiên cứu phân vùng du lịch, dù là phân vùng kinh tế ngành hay phân vùng kinh
tế tổng hợp, không thể không đề cập đến hệ thống phân vị. Không thể phân vùng nếu
thiếu hệ thống phân vị. Hệ thống phân vị trong phân vùng luôn là đề tài gây tranh cãi.
Đối với việc nghiên cứu du lịch, vấn đề các cấp phân vị cũng không phải là trường hợp
ngoại lệ. Nhiều nước, trong đó có Việt Nam đã sử dụng hệ thống phân vị theo 5 cấp từ
thấp đến cao.
4


Điểm du lịch: là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị. Về mặt lãnh thổ, điểm du lịch

có quy mô nhỏ. Tuy nhiên điểm du lịch vẫn chiếm một diện tích nhất định trong khơng
gian. Sự chênh lệch về diện tích giữa các điểm du lịch là tương đối lớn, ví dụ điểm du
lịch VQG Cúc Phương với điểm du lịch Văn Miếu Quốc Tử Giám…Điểm du lịch là
nơi tập trung một loại tài nguyên nào đó (tự nhiên, văn hoá – lịch sử hoặc kinh tế – xã
hội ) hoặc một loại cơng trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở quy mô
nhỏ. Vì thế, điểm du lịch có thể được phân thành 2 loại: điểm tài nguyên và điểm chức
năng. Thời gian lưu trú của khách tương đối ngắn (không quá 1-2 ngày) vì sự hạn chế
của đối tượng du lịch, trừ một vài trường hợp ngoại lệ (điểm du lịch với chức năng
chữa bệnh, nhà nghỉ của cơ quan…).Các điểm du lịch nối với nhau bằng tuyến du lịch.
Trong từng trường hợp cụ thể các tuyến du lịch có thể là tuyến nội vùng (á vùng, tiểu
vùng, trung tâm) hoặc là tuyến liên vùng (giữa các vùng).
Trung tâm du lịch: Đây là một cấp hết sức quan trọng. Trong đó có sự kết hợp lãnh
thổ của các điểm du lịch cùng loại hay khác loại. Trên lãnh thổ, trung tâm du lịch tập
trung rất nhiều điểm du lịch. Nói cách khác, mật độ điểm du lịch trên lãnh thổ tương
đối dày đặc. Mặt khác, trung tâm du lịch gồm các điểm du lịch chức năng được đặc
trưng bởi sự gắn kết lãnh thổ về mặt kinh tế – kỹ thuật và tổ chức. Nó có khả năng và
sức thu hút khách du lịch rất lớn. Nguồn tài nguyên du lịch tương đối tập trung và
được khai thác một cách cao độ. Có thể nguồn tài ngun khơng thật đa dạng (về loại
hình), song điều kiện cần thiết là phải tập trung và có khả năng lơi cuốn khách du lịch.
Có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối phong phú đủ để đón, phục vụ
và lưu khách lại trong một thới gian dài. Có khả năng tạo vùng rất cao. Về cơ bản,
trung tâm du lịch là một hệ thống lãnh thổ du lịch đặc biệt, là hạt nhân của vùng du
lịch. Chính nó đã tạo nên bộ khung để cho vùng du lịch hình thành và phát triển. Nói
cách khác, đây là “cực” để hút các lãnh thổ lân cận vào phạm vi tác động của vùng. Có
quy mơ nhất định về mặt diện tích, bao gồm các điểm du lịch kết hợp với các điểm dân
cư và môi trường xung quanh. Về độ lớn, trung tâm du lịch có thể diện tích tương ứng
với một tỉnh.
Tiểu vùng du lịch: là một tập hợp bao gồm các điểm du lịch và các trung tâm du lịch
(nếu có). Vì quy mơ, tiểu vùng du lịch bao trùm lãnh thổ một vài tỉnh. Tuy vậy, sự dao
động về diện tích giữa các tiểu vùng khá lớn. Tiểu vùng du lịch có nguồn tài nguyên

tương đối phong phú về số lượng, đa dạng về chủng loại. Trong thực tế ở nước ta có
hai loại tiểu vùng du lịch.
– Tiểu vùng đã hình thành (hay cịn gọi là tiểu vùng thực tế).
– Tiểu vùng đang hình thành (tiểu vùng tiềm năng).
5


Giữa 2 loại tiểu vùng du lịch trên có sự chênh lệch đáng kể về trình độ phát triển. Loại
tiểu vùng thứ nhất tập trung nhiều tài nguyên và được khai thác mạnh mẽ. Loại thứ hai
có thể có tài nguyên, song do những lý do nhất định, tiềm năng chưa có điều kiện trở
thành hiện thực.
Á vùng du lịch: là tập hợp các điểm du lịch, trung tâm (nếu có) và các tiểu vùng du
lịch thành một thể thống nhất với các mức độ tổng hợp cao hơn, vai trị của cơ sở hạ
tầng lớn hơn các thơng số hđ và lãnh thổ rộng lớn. Xét về mối quan hệ dân cư – quần
cư và cung cấp những nhu cầu vật chất cho khách du lịch thì á vùng bao gồm cả những
địa phương khơng có các điểm tài nguyên du lịch. Các mối liên quan bên trong lãnh
thổ đa dạng hơn. Trong á vùng du lịch có nhiều loại tài ngun. Trong chừng mực nhất
định, chun mơn hố đã bắt đầu được thể hiện, mặc dù chưa đậm nét. Sự hình thành
và phát triển á vùng du lịch phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Có thể trong một số vùng
du lịch, sự phân hoá lãnh thổ chưa dẫn đến hình thành á vùng. Trong trường hợp đó, hệ
thống phân vị thực sự chỉ có 4 cấp: Điểm – Trung tâm – Tiểu vùng – Vùng du lịch.
Vùng du lịch: là cấp cao nhất trong hệ thống phân vị. Đó là sự kết hợp lãnh thổ của
các á vùng (nếu có), tiểu vùng, trung tâm, điểm du lịch có những đặc trưng riêng biệt
về số lượng và chất lượng. Nói cách khác, vùng du lịch như một hệ thống thống nhất
của các đối tượng và hiện tượng tự nhiên, nhân văn, xã hội… bao gồm hệ thống lãnh
thổ du lịch và môi trường kinh tế – xã hội xung quanh với chun mơn hố nhất định
trong lĩnh vực du lịch. Nói tới vùng du lịch, khơng thể khơng đề cập tới chun mơn
hố. Nó chính là bản sắc của vùng, làm cho vùng này khác hẳn với các vùng kia. Ở
nước ta, tính chun mơn hố của các vùng du lịch đang trong quá trình hình thành.
Tuy nhiên, mỗi vùng chun mơn hố gì và xu hướng phát triển như thế nào thì cần

phải nghiên cứu. Các mối liên hệ nội và ngoại vùng đa dạng dựa trên nguồn tài
nguyên, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật sẵn có của vùng. Về phương diện lãnh
thổ, vùng du lịch có diện tích rất lớn, bao gồm nhiều tỉnh. Nếu hoạt động du lịch mạnh
mẽ, nó cịn bao chiếm cả các khu vực khu vực khơng du lịch (điểm dân cư, các khu
vực khơng có tài nguyên và cơ sở du lịch nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với kinh tế
du lịch).
Có 2 loại vùng du lịch:
– Vùng du lịch đang hình thành (vùng du lịch tiềm năng).
– Vùng du lịch đã hình thành (vùng du lịch thực tế).
Tóm tắt chương 1:

6


Trong việc nghiên cứu địa lý du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch là một trong những vấn
đề được quan tâm hàng đầu, bởi vì khơng thể tổ chức và quản lý có hiệu quả hoạt động
này nếu khơng xét khía cạnh khơng gian (lãnh thổ) của nó.
Nói một cách đơn giản thì tổ chức lãnh thổ du lịch được hiểu là một hệ thống liên kết
không gian của các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ du lịch liên quan dựa trên
việc sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên du lịch (kinh tế, xã hội, môi trường) cao
nhất.
Là một dạng của tổ chức lãnh thổ xã hội, tổ chức lãnh thổ du lịch mang tính chất lịch
sử. Cùng với sự phát triển của xã hội, trước hết của sức sản xuất xã hội, đã dần dần
xuất hiện các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch.

7


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊNH THÀNH
PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. Tổng quan về thành phố Đà Nẵng
Đà Nẵng là thành phố lớn thứ 4 ở Việt Nam về đơ thị hóa và kinh tế- xã hội. Ngồi ra
Đà Nẵng là nơi nằm trong những thành phố cảng có vị trí chiến lược của miền Trung
Việt Nam là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương. Không những thế Đà Nẵng
còn là nơi phát triển mạnh mẽ về du lịch với vị trí địa lý, cảnh quan, khí hậu ơn hịa,...
[3]

Nguồn:CaPa Pham.
2.1.1. Vị trí địa lý
Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương nằm ở vùng duyên hải nam trung bộ sát
biển. Đà Nẵng giáp với phía Bắc là Thừa Thiên Huế, phía Nam là Quãng Nam và tiếp
đó là Qng Ngãi.
2.1.2. Khí hậu
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến
động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền
Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa rõ
rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh
thoảng có những đợt rét mùa đơng nhưng khơng đậm và không kéo dài.

8


Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9 °C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, trung
bình 28-30 °C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23 °C. Riêng vùng rừng
núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20 °C.
Độ ẩm khơng khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình
85,67-87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình 76,67-77,33%. Lượng mưa
trung bình hàng năm là 2.504,57 mm; lượng mưa cao nhất vào các tháng 10, 11, trung
bình 550-1.000 mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung bình 23-40
mm/tháng.[4]

2.1.3. Đặc điểm địa hình
Thành phố Đà Nẵng vừa có đồng bằng dun hải, vừa có đồi núi. Vùng núi cao và dốc
tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số đồi
thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.
Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ cao khoảng từ 700 - 1.500m, độ dốc lớn là nơi
tập trung nhiều rừng đầu nguồn và có ý nghĩa bảo vệ mơi trường sinh thái của thành
phố.
Đồng bằng ven biển là vùng đất thấp chịu ảnh hưởng của biển bị nhiễm mặn, là vùng
tập trung nhiều cơ sở nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, quân sự, đất ở và các khu
chức năng của thành phố.
2.1.4. Dân cư
Tại Đà Nẵng, mật độ dân số khoảng 883 người/ km2, dân cư tập trung chủ yếu ở các
khu đô thị, nhân khẩu thực tế thường trú là 3,6 người/1 hộ, dân cư sống ở các trung
tâm thành phố thường ít hơn các khu đơ thị.
2.1.5. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: Đà Nẵng là một thành phố có rất nhiều loại đất khác nhau như: đất
xám đất, đất phèn, đất phù sa,... rất thích hợp cho việc trồng rau, thâm canh lúa gạo,
chăn nuôi gia súc,..
Tài nguyên khoáng sản: đá xây dựng là loại đá chủ yếu của thành phố Đà Nẵng tập
trung phía tây bắc và tây nam thành phố, ngồi ra cịn có một số lại khoáng sản khác
như cát trắng, đá hoa cương, đất sét, dầu khí,...
Tài ngun nước: Đà Nẵng có bờ biển dài khoảng 30 km, có vịnh Đà Nẵng nằm chắn
bởi sườn núi Hải Vân và Sơn Trà, mực nước sâu, thuận lợi cho việc xây dựng cảng lớn
và một số cảng chuyên dùng khác; và nằm trên các tuyến đường biển quốc tế nên rất
thuận lợi cho việc giao thơng đường thuỷ. Mặc khác Vịnh Đà Nẵng cịn là nơi trú đậu
tránh bão của các tàu có cơng suất lớn. Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên
9


15.000 km2, có các động vật biển phong phú trên 266 giống lồi, trong đó hải sản có

giá trị kinh tế cao gồm 16 lồi (11 lồi tơm, 02 loại mực và 03 loại rong biển)...
Đà Nẵng cịn có một bờ biển dài với nhiều bãi tắm đẹp như Non Nước, Mỹ Khê,
Thanh Khê, Nam Ô với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú; ở khu vực quanh bán đảo
Sơn Trà có những bãi san hơ lớn, thuận lợi trong việc phát triển các loại hình kinh
doanh, dịch vụ, du lịch biển.
Ngồi ra thành phố Đà Nẵng cịn có hệ thống sơng ngịi dày đặc, gồm 2 hệ thống sơng
chính là Sông Hàn (chiều dài khoảng 204 km, tổng diện tích lưu vực khoảng
5.180km2) và sơng Cu Đê (chiều dài khoảng 38 km, lưu vực khoảng 426km 2), và cịn
có các con sông: Sông Yên, sông Chu Bái, sông Vĩnh Điện, sơng Túy Loan, sơng Phú
Lộc...Thành phố cịn có hơn 546 ha mặt nước có khả năng ni trồng thủy sản. Với
tiềm năng về diện tích mặt nước, tạo điều kiện tốt để xây dựng thành vùng nuôi thủy
sản với các loại chính như: cá mú, cá hồi, cá cam, tơm sú và tơm hùm.
Tài ngun rừng: Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố là 67.148 ha, tập
trung chủ yếu ở phía Tây và Tây Bắc thành phố, bao gồm 3 loại rừng: Rừng đặc dụng:
22.745 ha, trong đó đất có rừng là 15.933 ha; Rừng phịng hộ: 20.895 ha, trong đó đất
có rừng là 17.468 ha; Rừng sản xuất: 23.508 ha, trong đó, đất có rừng là 18.176 ha.
Phân bố chủ yếu ở nơi có độ dốc lớn, địa hình phức tạp.
Rừng của thành phố ngồi ý nghĩa kinh tế cịn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa
học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch. Thiên nhiên đã ưu đãi ban cho
thành phố các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà,
Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử môi trường Nam Hải Vân.
Tài nguyên sinh vật: Hệ sinh thái với các khu bảo tồn tự nhiên, vườn quốc gia, khu
bảo tồn sinh quyển gắn với biển, đảo. Hệ sinh thái với những loài động thực vật đa
dạng cũng tạo nên sức hút du lịch thành phố Đà Nẵng, đây là nơi cư ngụ của nhiều loài
sinh vật độc đáo với 985 loài thực vật bậc cao, gần 380 loài thú thuộc gen quý hiếm
Khu vực biển xung quanh cịn có hệ sinh thái san hơ và cỏ biển quan trọng với 191
lồi san hơ cứng tạo rạn, 72 loài rong biển và 3 loài cỏ biển. Điểm đặc biệt của Khu
bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà còn nhờ có lồi đặc hữu của khu vực Đơng Dương là Voọc
chà vá chân nâu.
2.2. Thực trạng phát triển và tổ chức lãnh thổ tỉnh Đà Nẵng nhìn từ các phân hệ

2.2.1. Phân hệ khách du lịch
Trong những năm vừa qua, khách du lịch đến Đà Nẵng liên tục tăng, đặc biệt là khách
du lịch quốc tế. Cùng với sự phát triển của mạng lưới đường bay quốc tế và thu hút du
10


lịch tàu biển (100 chuyến năm 2018), thị trường khách quốc tế đến Đà Nẵng năm 2018
tiếp tục tăng trưởng 23,3% so với năm 2017 với 2,875 triệu lượt, chiếm 37,53% tổng
lượt khách du lịch đến Đà Nẵng (7.660.000 lượt). So với năm 2010, thị trường khách
quốc tế tại Đà Nẵng từ 370.000 khách đã tăng lên gấp 7,8 lần vào năm 2018, tuy nhiên
lại phụ thuộc lớn vào 02 thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc, chiếm hơn 64% trong
tổng lượng khách quốc tế năm 2017 và hơn 82 % trong năm 2018. [6]
Bảng 2.1: Hiện trạng khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng giai đoạn 2016-2019
Đơn vị tính: Lượt khách

Khách quốc tế đến Đà Nẵng
Tăng trưởng hàng năm

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

1.198.393

2.030.000


2.807.700

3.190.000

22,97%

69,39%

38,31%

13,62%

Tăng trưởng theo giai đoạn

38,59%
Nguồn: Sở Du lịch Đà Nẵng

Biểu đồ 2.1: Khách du lịch quốc tế đến Đà Nẵng giai đoạn 2016-2019
3,500,000

3190000

3,000,000

2807700

2,500,000
2030000

2,000,000

1,500,000

Column2
1198393

1,000,000
500,000
0

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Ng
uồn: Sở Du lịch Đà Nẵng

Theo Sở Du lịch TP Đà Nẵng, trong 9 tháng đầu năm 2019, tổng lượt khách đến tham
quan, du lịch Đà Nẵng đạt 7.173.539 lượt, tăng 18,4% so với cùng kỳ năm 2018, bằng
87,6% kế hoạch. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 3.190.000 lượt, tăng 20,9% so với
cùng kỳ 2018, khách nội địa ước đạt 4.361.775 lượt, tăng 16,8% so với cùng kỳ 2018.
[7]
11


Tổng lượt khách do cơ sở lưu trú du lịch phục vụ ước đạt 4.590.551 lượt khách, tăng
23,9% so cùng kỳ năm 2018 (trong đó, khách quốc tế ước đạt 2.739.928 lượt, tăng

26% so với cùng kỳ năm 2018; khách nội địa ước đạt 1.850.623 lượt, tăng 20,8% so
với cùng kỳ năm 2018). Lượng khách đến với Đà Nẵng trong 9 tháng bằng đường
hàng không, đường sông cũng tăng mạnh. Cụ thể, khách du lịch quốc tế đường hàng
không đến Đà Nẵng ước đạt 2.373.217 lượt, tăng 37,5% so với cùng kỳ năm 2018
(1.725.279 lượt).
Tính đến tháng 9 năm 2019, có tổng cộng 39 đường bay quốc tế đến Đà Nẵng với tần
suất 466 chuyến/tuần và 9 đường bay nội địa với tần suất 655 chuyến/tuần. Trong 39
đường bay quốc tế có 17 đường bay thường kỳ với tần suất 398 chuyến/tuần và 22
đường bay thuê chuyến với tần suất 68 chuyến/tuần. Đối với khách đường sông, trong
9 tháng đầu năm 2019, ước đạt 554.588 lượt, tăng 36,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Khách đường biển ước đạt 82.930 lượt với 56 chuyến tàu giảm 8,2% so với cùng kỳ
năm 2018.
Hàn Quốc và Trung Quốc là 02 thị trường khách du lịch quốc tế hàng đầu hiện nay và
chiếm tỉ trọng >50% liên tục 05 năm qua tại Đà Nẵng. Từ năm 2013, thị trường khách
Hàn có sự tăng trưởng đột phá với lượng khách tăng gấp đôi theo từng năm và tăng
gấp 30 lần từ 55.000 lượt (năm 2013) lên hơn 1.600.000 lượt (năm 2018), vượt qua
Trung Quốc để trở thành quốc gia dẫn đầu về lượt khách đến tham quan, du lịch Đà
Nẵng. Tính đến hết năm 2018, có 173 chuyến bay/ tuần trực tiếp từ Hàn Quốc đến Đà
Nẵng và 64 chuyến/tuần từ các tỉnh, thành của Trung Quốc.
Hiện nay thị phần khách Tây Âu đến Đà Nẵng chưa nhiều, chiếm tỷ trọng ước tính
2.12% trong cơ cấu khách quốc tế của thành phố năm 2018 (năm 2017 chiếm 2.29%
và năm 2016 chiếm 3%). Khách du lịch của thị trường này chủ yếu đến từ 03 quốc gia
là Anh, Pháp và Đức và nếu so sánh với lượng khách Tây Âu đến Việt Nam thì vẫn
cịn thấp và chưa có sự thay đổi đột biến trong các năm.
Bảng 2.2: So sánh số lượng khách du lịch đến Việt Nam và Đà Nẵng qua các năm.
2016

2017

Việt

Nam

Đà
Nẵng

Chiế
m tỷ
lệ

Việt
Nam

Đà
Nẵng

Anh

254.84
1

21.90
0

0.86%

283.53
7

25.49
6


Phá
p

240.80
8

13.61
8

0.57%

255.36
9

14.60
3

12

2018
Chiế
m tỷ
lệ

Việt
Nam

Đà
Nẵng


Chiếm
tỷ lệ

0.89% 298.114

26.31
7

0.88%

0.57%

16.07
0

0.57%

279.65
9


Đức

176.01
5

199.87
2


13.57
6

0.68%

213.98
6

14.19
2

0.66%

Nguồn: Sở Du lịch Đà Nẵng
Số lượt khách Mỹ đến Đà Nẵng năm 2018 theo thống kê ước đạt 74.000 lượt, tăng 3,5
lần so với năm 2014 và chiếm tỷ trọng 10.7% so với tổng lượt khách Mỹ đến Việt
Nam (687.226 lượt). Năm 2017 là 7.8% (48.172 lượt/ 614.117 lượt) và năm 2016 là
10.3% (54.250 lượt/ 522.644 lượt). [8]
Lượng khách Úc đến Đà Nẵng từ sau năm 2015 đạt hơn 30 ngàn, số lượt khách gấp
đôi so với các giai đoạn trước đó nhưng tăng giảm biến động, khơng rõ xu hướng nên
cần những biện pháp tác động thị trường. Số lượt khách Úc đến Đà Nẵng năm 2018
theo thống kê ước đạt 40.100 lượt, chiếm tỷ trọng 10.3% so với tổng lượt khách Úc
đến Việt Nam (386.934 lượt). Năm 2017 là 8.1% (30.107 lượt/ 370.438 lượt) và năm
2016 là 13.2% (42.649 lượt/ 320.678 lượt).
Đánh giá chung: Những năm qua Đà Nẵng chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng của
nguồn khách đến từ khu vực Đơng Bắc Á, trong đó lớn nhất là thị trường khách Hàn
Quốc và Trung Quốc. Đây là tín hiệu tốt, chứng tỏ sự hấp dẫn về tài nguyên, về cơ sở
hạ tầng và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch. Việc chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu
thị trường của 2 nguồn khách này lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, có thể tạo ra sự sụt giảm
nhanh chóng khi có các biến động về chính trị, về cơ chế chính sách, về sản phẩm thị

trường… ảnh hưởng cho cả cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch. Và
thực tế, cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng kinh doanh du lịch ở Đà Nẵng ý thức
rất rõ việc này và đã triển khai nhiều giải pháp để cân bằng và mở rộng nguồn khách.
2.2.2. Phân hệ tài nguyên du lịch
2.2.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Bà Nà-Núi Chúa: Thắng cảnh này nằm trên núi Chúa, ở độ cao 1.489 m so với mực
nước biển, cách trung tâm thành phố khoảng 25 km, thuộc địa phận xã Hòa Ninh, Hòa
Vang, Đà Nẵng. Đầu thế kỷ XX, Bà Nà đã được quân đội Pháp phát hiện trong khi tìm
kiếm khu nghỉ mát mới. Với khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình chỉ 18 độ C, nơi đây
phù hợp cho du khách tận hưởng bầu khơng khí trong lành và ngắm cảnh quan từ trên
cao xuống. Ngồi ra, đỉnh Bà Nà cịn có khu làng Pháp với kiến trúc đậm chất phương
Tây, bên trong có các trị chơi giải trí hấp dẫn. Năm 2006, hệ thống cáp treo lên Bà Nà
bắt đầu được xây dựng, khi hoàn thành đã thu hút rất đơng du khách đến đây. Bên cạnh
đó, các cây xanh, bồn hoa đủ màu sắc ở Bà Nà cũng là địa điểm được khách du lịch
dừng chân để lưu lại những kỷ niệm đẹp. Trung tâm của đỉnh Bà Nà là khách sạn
Morin được xây dựng từ đầu thế kỷ XX, vườn hoa tình yêu Le Jardin d’Amour rộng 7
13


ha. Năm 2004, chùa Linh Ứng với tượng phật Đức Bổn Sư cao 27m được hoàn thành
tạo một điểm đến tâm linh cho du khách khi lên Bà Nà. Hiện nay, đỉnh cao nhất của Bà
Na có Lĩnh Chúa Linh Từ, lầu chuông, miếu Bà, nhà bia, tháp Phong Linh là điểm đến
mới được xây dựng.
Bán đảo Sơn Trà: Đây được xem là "lá phổi xanh" của thành phố Đà Nẵng. Địa điểm
này thuộc phường Thọ Quang, quận Sơn Trà. Với diện tích 4.439 ha, bán đảo Sơn Trà
có hệ động, thực vật phong phú và được bảo tồn nguyên vẹn. Cung đường dẫn lên Sơn
Trà từ trung tâm thành phố uốn quanh bờ biển, ơm lấy rìa bán đảo này. Khi đến bán
đảo Sơn Trà, du khách còn được thăm tượng Phật Bà Quan Âm cao 67m hướng ra
biển. Ở đây có những đỉnh núi cao gần 700 m nên du khách có thể ngắm tồn cảnh
thành phố từ xa và dải bờ biển uốn cong với cát trắng kéo dài. Khi đi theo đường ở

phía Nam bán đảo, du khách sẽ được đến với đỉnh Bàn Cờ. Những cung đường quanh
co, rợp bóng cây xanh với khơng khí trong lành của Sơn Trà luôn hấp dẫn bất cứ du
khách nào thích phượt. Ngồi ra, cũng có thể ghé các bãi biển xung quanh Sơn Trà như
bãi Bụt, bãi Xếp, bãi Con, Tiên Sa, Đá Đen...
Ngũ Hành Sơn: Danh thắng này nằm cách trung tâm Đà Nẵng 8 km về phía Đơng
Nam, gồm 6 ngọn núi đá vơi là: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn (2 ngọn) và
Thổ Sơn. Du khách đến Ngũ Hành Sơn có thể cảm nhận được vẻ đẹp của mây trời non
nước, tìm hiểu các giá trị văn hóa tâm linh, lịch sử. Thủy Sơn là ngọn núi cao nhất với
chiều cao 106 m, ở đây có nhiều chùa, động thu hút rất đơng du khách tham quan.
Thủy Sơn có chùa Linh Ứng, Tam Tâm, Tam Thai, Từ Tâm. Trong đó, Tam Thai là
chùa cổ nhất có các di tích như vọng Giang Đài, vọng Hải Đài, động Hoa Nghiêm,
động Huyền Không,…
Bãi biển Mỹ Khê: Tháng 7/2013, biển Mỹ Khê được Tạp chí Forbes bình chọn là một
trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Bãi biển này có chiều dài khoảng 900 m, sở
hữu bãi cát phẳng, mức sóng phù hợp để tắm và chơi các mơn thể thao trên biển.
Ngồi ra, Mỹ Khê nằm không quá xa trung tâm, giao thông thuận tiện cho du khách đi
lại. Nếu đến Mỹ Khê vào ngày nắng đẹp, nước biển sẽ có màu xanh ngắt, khi hồng
hơn bng xuống, cảnh biển n tĩnh hơn phù hợp để nằm nghỉ ngơi, thư giãn. Với các
gia đình có trẻ em cùng đi du lịch, phụ huynh có thể cho bé chơi các trị chơi trên bãi
biển, làm lâu đài cát... Bãi biển Mỹ Khê có các bãi tắm gồm: bãi tắm Phạm Văn Đồng,
bãi tắm T20 và bãi tắm 1,2,3 để khách du lịch lựa chọn.
Sơng Hàn về đêm: Đà Nẵng khơng chỉ có những phong cảnh tự nhiên đẹp mà còn
nổi tiếng với những cây cầu bắc qua sông Hàn. Khung cảnh của thành phố càng trở
nên ấn tượng khi lên đèn. Du khách có thể mua vé đi du thuyền trên sơng Hàn để
ngắm các cây cầu được chiếu sáng nhiều màu sắc, gồm: cầu Thuận Phước, cầu Rồng,
14


cầu Sông Hàn, cầu Tiên Sơn... Mỗi chuyến đi du thuyền kéo dài một tiếng, du khách
vừa được ngắm cảnh và tận hưởng làn gió mát trên sơng, ghi lại được những bức ảnh

đẹp của cảnh quan hai bên bờ. Đặc biệt, vào dịp cuối tuần, cầu Rồng sẽ phun lửa và
nước thu hút sự chú ý của khách du lịch.
Đèo Hải Vân: Địa điểm này là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành
phố Đà Nẵng. Du khách lên đèo Hải Vân sẽ được ngắm thiên nhiên rộng lớn với núi
non trùng điệp, những rừng cây trải màu xanh bên cung đường uốn lượn. Từ đèo Hải
Vân, khách du lịch có thể ngắm nhìn thành phố Đà Nẵng, cảng Tiên Sa,... hoặc hướng
mắt sang địa phận của Thừa Thiên - Huế. Từ khi hầm đường bộ qua đèo Hải Vân được
xây dựng, cung đường đèo này ít phương tiện giao thơng qua lại hơn. Cho nên, nơi đây
trở thành địa điểm hấp dẫn các phượt thủ thích trải nghiệm bằng xe máy.
2.2.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Thành phố Đà Nẵng khơng có nhiều di sản văn hóa như các địa phương khác. Thế
nhưng, mấy năm trở lại đây, thành phố này đã phát huy nét độc đáo của các di sản văn
hóa lịch sử làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, níu chân du khách. Di sản văn hóa ở Đà
Nẵng đang trở thành tài nguyên du lịch hấp dẫn tạo nền tảng cho phát triển du lịch bền
vững.
Di tích Văn Hố-Lịch Sử :
Hiện nay, thành phố Đà Nẵng có 1 di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại, 2 di
tích cấp quốc gia đặc biệt, 6 Bảo vật quốc gia, 6 di sản phi vật thể trong danh mục Di
sản quốc gia; 17 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và 60 di tích cấp thành phố, đây là
hệ thống các tài nguyên đặc biệt có giá trị phục vụ du lịch của thành phố Đà Nẵng.
Bảo tàng Điêu Khắc ChămPa: là một trong những di tích gắn với văn hố, tại đây
cịn lưu giữ nhiều dấu tích của nền văn hoá ChămPa với các giá trị độc đáo như bộ bộ
sưu tập nghệ thuật điêu khắc tôn giáo được đánh giá phong phú và tiêu biểu nhất của
vương quốc cổ Champa – một vương quốc từng tồn tại và phát triển rực rỡ trong hàng
thập kỷ với nhiều di sản còn được bảo tồn và lưu giữ đến hơm nay như các đền tháp kì
vỹ. Đến nay Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng đang lưu giữ và giới thiệu tổng cộng
6 hiện vật điêu khắc đã được công nhận Bảo vật Quốc gia gồm: Đài thờ Trà Kiệu, Đài
thờ Mỹ Sơn E1, tượng Bồ tát Tara, Đài thờ Đồng Dương, tượng Ganesha, tượng
Gajasimha.
Khu di tích Thành Điện Hải: là nơi ghi nhớ truyền thống đấu tranh trong công cuộc

giữ vững nền độc lập dân tộc và bảo vệ lãnh thổ của nhân dân Đà Nẵng nói riêng và
nhân dân cả nước nói chung. Thành Điện Hải được xây dựng vào thời Gia Long thứ 12
(năm 1813) ở ven sông Hàn với tên gọi đồn Điện Hải. Đến đời vua Minh Mạng thứ 4
15


(năm 1823), thì đồn được di dời vào bên trong đất liền (nay thuộc địa phận phường
Thạch Thang, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng) và sau đó được đổi tên là Thành
Điện Hải.Được xây chủ yếu bằng gạch mang thiết kế kiểu Vauban châu Âu. Năm
1847, thành được mở rộng với chiều cao hơn 5m, chu vi 556m, được bao quanh bởi
các hào sâu 3m. Thành có hai cửa: cửa chính mở về phía Nam và cửa phụ mở về phía
Đơng. Trong thành có các cơng trình như kỳ đài, hành cung, các cơ sở chứa lương
thực, thuốc súng, đạn dược và đặc biệt có thể chứa được 30 ụ đại bác cỡ lớn.
Khu Căn Cứ cách mạng K20: là một trong những căn cứ cách mạng quan trọng của
thành phố Đà Nẵng trong chiến tranh; rộng 3 km2, với hơn 3 nghìn dân. Sau khi chiếm
giữ Đà Nẵng năm 1954, Mỹ Ngụy đã xây dựng nhiều đồn bót quanh Đa Mặn, hình
thành bộ máy kìm kẹp nhân dân, ngăn cản lực lượng cách mạng ngay từ bên ngoài vào
thành phố Trong đó, nhiều sự kiện, cột mốc lịch sử vẫn còn được lưu truyền sinh động
trong nhân dân và đi vào sử sách. Đáng kể là sự kiện năm 1962, nơi đây đã tổ chức
được lực lượng du kích mạnh, làm nhiệm vụ “diệt ác phá kìm”; đến năm 1964 phát
triển tới 27 đội viên, tiêu diệt 12 tên ác ôn, phá hủy nhiều ấp chiến lược... Hầu hết các
gia đình ở Đa Mặn thời đó đều có hầm bí mật để ni giấu cán bộ. Nhà truyền thống
được xây dựng khang trang, hiện đang lưu giữ tương đối đầy đủ các hiện vật của một
thời đấu tranh ngoan cường, bất khuất. Những địa chỉ đỏ, hầm bí mật, chiến hào xưa
đang được vào các chương trình tham quan, giáo dục truyền thống. Mỗi hiện vật, mỗi
sự tích đều gắn liền những con người có thật, trong đó có người đang cịn sống, đang
xây dựng cuộc sống mới ngay tại mảnh đất lịch sử này.
Đền Bà Chúa Thượng Ngàn (hay còn được biết đến với tên gọi đền Mẫu Bà Chúa
Thượng Ngàn, Lâm Cung Thánh Mẫu, Mẫu Thượng Ngàn, Lĩnh Chúa Linh Từ…):
Đây là một trong những ngôi chùa Đà Nẵng nổi tiếng, dành cho 3 vị Mẫu theo tín

ngưỡng dân gian của người Việt. Ngơi đền nằm ở độ cao 1.500m, tọa lạc ở nơi cao
nhất của núi Chúa và được xem là nơi trời đất giao hòa, âm dương hội tụ.
Lễ hội:
Với lợi thế đường bờ biển kéo dài thành phố Đà Nẵng sở hữu những nét văn hoá biển
đa dạng, phong phú thể hiện qua đời sông tâm linh của nhân dân.
Lễ hội Cầu Ngư: được tổ chức vào ngày 14/1 - 16/1 âm lịch hàng năm, mang đậm giá
trị văn hóa của ngư dân vùng biển. Đây là dịp để người dân nơi đây thể hiện lòng biến
ơn với các bậc tiền nhân, khát vọng cuộc sống bình yên, cầu một năm mưa thuận gió
hịa, đánh bắt thuận lợi. Lễ hội cầu ngư Đà Nẵng gồm phần lễ với các nghi thức truyền
thống và phần hội với những trò chơi dân gian, thi văn nghệ, thể thao. Bên cạnh đó,
cịn có những hoạt động giới thiệu, trưng bày về nghề ngư nghiệp, những sản phẩm mà
16


chính tay người dân nơi đây làm ra rất độc đáo. Tất cả tái hiện một khơng gian văn hóa
sống động.
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng: là một trong những lễ hội độc đáo và đã trở thành
một trong những thương hiệu riêng của thành phố Đà Nẵng, thu hút đước sự chú ý của
hàng trăm ngàn khán giả trong và ngồi nước, và có sự tham gia của nhiều quốc gia
trên thế giới. Mỗi buổi tối của lễ hội, Đà Nẵng trở nên lung linh kỳ ảo hơn bao giờ hết.
Trong những tia pháo hoa rực rỡ, tạo nên cảnh tượng vô cùng diễm lệ, thu hút đông
đảo khách du lịch khắp nơi trên thế giới đổ về. Các sự kiện và chương trình khác cũng
được đưa ra trong Lễ hội bắn pháo hoa Đà Nẵng như là đua thuyền truyền thống trên
sơng Hàn, trình diễn thuyền hoa, triễn lãm nghệ thuật, hoa đăng trên sông Hàn,… giúp
cho du khách tận hưởng được một không gian vô cùng sống động, lộng lẫy đến mức
tận cùng. Chắc chắn, hịa mình vào lễ hội đặc sắc này là một trải nghiệm đáng nhớ
trong chuyến du lịch của mỗi du khách .
Lễ hội Quán Thế Âm: Cứ vào 19/2 âm lịch người dân xứ Đà Thành cùng du khách
thập phương lại nô nức kéo về động Hoa Nghiêm, thuộc khu du lịch Ngũ Hành Sơn để
dự lễ Phật. Lễ hội Quán Thế Âm cũng là dịp cho các phật tử mười phương dâng lịng

thành kính cầu bình an, hạnh phúc, cầu cho mưa thuận gió hịa. Lễ hội mang một nét
văn hóa đặc trưng của người dân Đà Nẵng, góp phần xây dựng truyền thống dân tộc
Việt Nam.
Ngoài ra Đà Nẵng cịn có các lễ hội như: lễ hội Làng An Hải, lễ hội rước mục đồng, lễ
hội làng Túy Loan, lễ hội làng Hoà Mỹ, lễ hội Đua thuyền, các lễ hội ở Bà Nà Hills (lễ
hội hoa, lễ hội mùa đơng, lễ hội hố trang Carnival)...
Các làng nghề truyền thống:
Nghề thủ công truyền thống cũng là một trong những nơi có lịch sử phát triển từ lâu
đời, các sản phẩm không chỉ nổi tiếng về ở trong nước mà cịn cả ở nước ngồi. Các
làng nghề đều có giá trị khai thác du lịch như: Đá Non Nước trải qua hàng trăm năm,
không những không mai một như một số nghề truyền thống vàng son trong quá khứ,
mà Làng đá Non Nước còn ngày càng phát triển. Sản phẩm của làng nghề hết sức đa
dạng và phong phú. Các nghệ nhân làng nghề luôn miệt mài sáng tạo để khơng ngừng
chế tác sản phẩm mới, là những món quà lưu niệm Đà Nẵng được du khách ưa thích
như những chiếc vòng, chiếc nhẫn, chuỗi hạt, chặn giấy, những bức tranh thủy mặc...
làm bằng đá, đá bán quý. Nước mắm Nam Ơ, làng chiếu Cẩm Nê.
Văn hóa ẩm thực:
Ngồi các điểm tham quan, các di tích lịch sử nổi tiếng ẩm thực cũng là một trong
những đặc sắc của thành phố. Các món ăn mang khuynh hướng hướng kết hợp đủ mọi
17


khẩu vị như chua, cay, mặn, ngọt,...không quá cầu kỳ trong chế biến món ăn của Đà
Nẵng mang hương vị của biển tự nhiên.
Bánh tráng cuốn thịt heo Đà Nẵng: là món đặc sản nổi tiếng nhất Đà Nẵng mà bất kì
du khách nào đến Đà Nẵng cũng nên thưởng thức một lần. Món ăn này tuy đơn giản
nhưng đã gây nghiện rất nhiều du khách. Điểm đặc biệt của món này là mắm nêm có
vị mặn và mùi hương đặc trưng tạo nên sức hấp dẫn của món ăn. Phần thịt là những
khổ ba chỉ ngon nhất, được chọn lọc kĩ nhất. Bánh tráng cuốn loại 1, được phơi sương,
thơm mùi gạo, giịn nhưng khơng bị gãy, nát khi cuốn. Cuốn một cuốn, du khách sẽ

cảm nhận được sự tinh hoa hương vị đậm đà.
Gỏi cá Nam Ô: Đây là món đặc sản được người dân làng Nam Ơ Đà Nẵng chế biến,
tổng cộng có 2 loại là gỏi cá ướt và gỏi cá khơ. Gỏi cá ướt thì sẽ được pha chế theo
cách truyền thống đủ cả 3 vị cay, ngọt và mặn. Thường thì người dân địa phương hoặc
khách đã từng ăn nhiều thì sẽ gọi ln món này. Cịn gỏi cá khơ thì cá sẽ được trộn với
đậu phộng rang lạc, thính, các loại phụ gia, mè rang, bánh tráng nướng… Món gỏi cá
Nam Ơ Đà Nẵng có thành cơng hay khơng cũng nhờ 1 phần vào cách pha nước chấm.
Nước chấm phải có vị thơm của các loại lá cây quyện chung với cay của ớt. Khi ăn thì
sẽ kèm theo rổ bánh tráng và các loại rau như: dưa leo, tía tơ, rau thơm, xồi, đinh
lăng…
Bún Chả Cá: Đây là món q sáng ngon có tiếng của ẩm thực Đà Nẵng. Một tơ bún
chả cá gồm có chả cá, su hào, bí đỏ, măng tươi, chút ruốc heo, hành và cà chua thật
ngon mắt. Chả cá gồm 2 loại: chả cá hấp và chả cá chiên. Tùy theo lựa chọn của thực
khách, người bán sẽ bỏ 1 hoặc cả 2 loại chả vào tô bún rồi chan thứ nước lèo ngọt
thanh rất dễ chịu được hầm từ chính xương cá.
Ngồi ra cịn có một số món ăn đặc sắc khác như: Cá Nục cuống bánh tráng, Tré bà
Đệ, Mỳ Quảng, Cao lầu, bún Mắm Nêm, cơm gà, cơm Hến, bánh xèo, chè sầu, mít
trộn, ốc hút,... mà du khách không nên bỏ lỡ. Bên cạnh đó, thành phố cũng nổi tiếng
với các món ăn đặc sản mang hương vị tự nhiên như rong biển Mỹ Khê, nước mắm
Nam Ô, mực rim và các đặc sản nhân tạo như bánh dừa nướng...các đặc sản đều được
gán liền với các làng nghề nguyền thống.
2.2.3. Phân hệ cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
2.2.3.1. Phân hệ cơ sở hạ tầng
Hệ thống đường giao thơng trong và ngồi thành phố không ngừng được mở rộng và
xây mới, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi về giao thông và phát triển du lịch mà còn
tạo cảnh quan, làm thay đổi cơ bản diện mạo của một đô thị thuộc loại sầm uất nhất ở
18


miền Trung Việt Nam. Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 1.303,574km đường bộ,

trong đó: Quốc lộ 119,276km; đường đô thị 954,348km; đường tỉnh 75,210 km; đường
huyện, xã 110,744 km; đường chuyên dùng 43,996km
Ngoài các tuyến đường dẫn vào trung tâm thành phố, Đà Nẵng cịn có một số tuyến
đường mới để kết nối các vùng ven: đường vành đai Hòa Phước - Hòa Khương dài gần
7km, kết nối với đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa tạo thành một cung đường vành đai hồn
chỉnh phía nam TP, kết nối khu vực phía Tây huyện Hịa Vang với khu vực biển Ngũ
Hành Sơn ở phía đơng.
Chạy suốt theo chiều dài thành phố, dịng sơng Hàn chia Đà Nẵng thành 2 nửa Đông –
Tây. Với 9 cây cầu bắc ngang, hai bờ sông Hàn được kết nối, giao thông thuận tiện
hơn, kinh tế các vùng của thành phố ngày càng phát triển đồng đều, các tiềm năng du
lịch, kinh tế được thành phố khai thác: Cầu Rồng; Cầu Thuận Phước; Cầu Sông Hàn;
Cầu Nguyễn Văn Trỗi; Cầu Trần Thị Lý; Cầu Tiên Sơn; Cầu Cẩm Lệ; Cầu Hòa Xuân.
Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy ngang qua thành phố Đà Nẵng có chiều dài khoảng 30
km, với các ga Đà Nẵng, Thanh Khê, Kim Liên, Hải Vân Nam. Trong đó, ga Đà Nẵng
là một trong những ga lớn của Việt Nam.
Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng là chi nhánh của Tổng Công ty Cảng hàng không
Việt Nam (ACV) – một trong ba cảng hàng không quốc tế nhộn nhịp nhất tại Việt Nam
sau Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài và Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất.
Sân bay Đà Nẵng hiện đóng vai trị chuyển tiếp quan trọng cho các tuyến bay quốc nội
từ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh khu vực miền Trung, nối hai đầu đất
nước với các địa phương xa xôi, đồng thời là cửa ngõ hàng không quốc tế lớn nhất tại
miền Trung Việt Nam.
Nằm trong vịnh Đà Nẵng với diện tích 100 km2 cùng hệ thống giao thơng thuận lợi,
Cảng Đà Nẵng hiện là một khâu quan trọng trong chuỗi dịch vụ logistics của khu vực
miền Trung Việt Nam. Cảng Đà Nẵng cũng được chọn là điểm cuối cùng của tuyến
hành lang kinh tế Đông Tây, nối liền 4 nước Myanmar, Thailand, Lào và Việt Nam, là
cửa ngõ chính ra Biển Đơng cho tồn khu vực. Cảng Đà Nẵng có ba khu bến thường
gọi là Cảng Tiên Sa, Cảng Sơn Trà và Cảng Liên Chiểu. Cùng với các tài nguyên sơng,
núi, biển do thiên nhiên ưu đãi, Đà Nẵng có thêm lợi thế cảng nước sâu Tiên Sa rất
thuận lợi cho việc khai thác thị trường khách du lịch tàu biển. Thời gian qua, nhiều

hãng tàu biển lớn đã chọn Đà Nẵng là điểm dừng chân cho du khách trong hành trình
khám phá bằng những tàu biển hạng sang.
2.2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
Cơ sở lưu trú:
19


Với sự gia tăng lượng khách, để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch hệ thống các cơ sở
lưu trú ở thành phố Đà Nẵng đã được quan tâm đầu tư phát triển với tốc độ nhanh
chóng. Theo số liệu thống kê, tính đến năm 2019 thành phố Đà Nẵng có 943 khách
sạn, với số lượng khoảng 40.000 phịng. Trong đó, số khách sạn dưới 2 sao có 795
khách sạn, chiếm 84% số lượng khách sạn trên địa bàn thành phố.[9] So với các tỉnh,
thành phố khác các cơ sở lưu trú du lịch của thành phố Đà Nẵng đạt tiêu chuẩn xếp
hạng và tiêu chuẩn chất lượng cũng tăng lên, từng bước đáp ứng được nhu cầu của
khách du lịch. Nhiều khách sạn hiện đại đã tạo nên diện mạo về đô thị cho thành phố.
Bảng 2.3. Một số khách sạn hiện có của thành phố Đà Nẵng
St
t

Tên cơ sở lưu trú

Địa chỉ

1

CROWNe PLAZA DANANG

2

FURAMA RESORT


3

DANANG GOLDEN BAY

4

FOUR POINTS BY
SHERATON DANANG

5

7

MƯỜNG THANH LUXURY
ĐÀ NẴNG
ÀLACARTE ĐÀ NẴNG
BEACH
CENTARA SANDY BEACH

8

EDEN PLAZA DANANG

9

ROYAL LOTUS

10


BALCONA ĐÀ NẴNG

11

XANH – ĐÀ NẴNG

Số 8, Đường Võ Nguyên
Giáp,P.Khuê Mỹ, Q.Ngũ
Hành Sơn
Số 105 đường Võ Nguyên
Giáp – Q.Ngũ Hành Sơn
Lô 01/A1-2 Khu phức
hợp đô thị thương mại
dịch vụ, P.Nại Hiên Đông,
Q.Sơn Trà
Số 118-120 Đường Võ
Nguyên Giáp, Phường
Phước Mỹ, quận Sơn Trà
270 Võ Nguyên Giáp,
Quận Ngũ Hành Sơn
200 Võ Nguyên Giáp,
quận Sơn Trà
21 Trường Sa, Phường
Hoà Hải, Quận Ngũ Hành
Sơn, Thành phố Đà Nẵng
05 Duy Tân, quận Hải
Châu, Đà Nẵng
120 Nguyễn Văn Thoại,
Bắc Mỹ An, Ngũ Hành
Sơn, Đà Nẵng,

288 Võ Nguyên Giáp,
P.Mỹ An, Quận Ngũ Hành
Sơn
64 Hoàng Văn Thái –
Quận Liên Chiểu

6

20

Đánh
giá
(sao)
5

Số phòng

5

329

5

945

5

390

5


583

4

203

4

192

4

109

4

192

4

224

3

84

535



12

STARLET

13

NAM HOTEL & SPA

14
SALEM RIVERSIDE

Lơ 31-32 (Ngơ Thì Sĩ)
Bắc Tu Viện Phao lơ,
P.Mỹ An, Q.Ngũ Hành
Sơn
109A Dương Đình Nghệ,
Phường An Hải Bắc,
Quận Sơn Trà, Đà Nẵng

3

50

3

51

323 Trần Hưng Đạo, P. An
Hải Bắc, Q.Sơn Trà


3

60

Các cơ sở ăn uống:
Thành phố Đà Nẵng có tổng số 4.427 nhà hàng và cơ sở ăn uống đăng ký kinh doanh
trên địa bàn, có 169/199 nhà hàng và 479/4.228 cơ sở ăn uống đạt chuẩn phục vụ theo
các tiêu chí chấm điểm gồm: vị trí, địa điểm tổ chức nhà hàng ăn uống; cơ sở vật chất,
kỹ thuật và trang thiết bị, an toàn thực phẩm; người quản lý và nhân viên phục vụ; bảo
vệ mơi trường; phịng cháy, chữa cháy và văn minh thương mại với tổng số điểm là
100 điểm. Trong đó, các nhà hàng, cơ sở ăn uống được xếp loại “Đạt chuẩn” đạt từ 85
điểm trở lên và “Đạt chuẩn văn minh” đạt từ 95 điểm trở lên. [9]
2.2.4. Phân hệ đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch
2.2.4.1. Về số lượng
Tính đến hết năm 2018, nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn thành phố đạt khoảng
43.614 lao động làm việc trong các lĩnh vực du lịch, tăng 21,7% (tương ứng với 7.779
người) so với năm 2017. Trong đó, khối khách sạn có 22.121 lao động; khối nhà hàng
7.480 lao động; khối lữ hành: 1.605 lao động; khu, điểm du lịch: 2.450 lao động; đơn
vị vận chuyển du lịch: 3.126 lao động; cơ sở mua sắm có khách phục vụ khách du lịch:
1.500 lao động; hướng dẫn viên 4.384 lao động; Thuyền viên và nhân viên phục vụ
trên tàu: 150 người; giảng viên tại các cơ sở đào tạo nghề du lịch: 670 lao động; Cơ
quan quản lý nhà nước về du lịch: 278 lao động. [6]
2.2.4.2. Về chất lượng
Kết quả khảo sát, đánh giá nguồn nhân lực du lịch năm 2017 cho thấy đội ngũ lao
động làm việc trực tiếp trong lĩnh vực du lịch đáp ứng được 65% u cầu của cơng
việc trên 03 lĩnh vực chính là cơ sở lưu trú du lịch, lữ hành và nhà hàng. Trong đó,
69,5% số lao động du lịch là người địa phương. Điều này cho thấy lao động tại địa
phương đã được củng cố về số lượng và chất lượng, đáp ứng cơ bản yêu cầu của doanh
21



×