Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Người phụ nữ trong thơ nôm truyền tụng hồ xuân hương và chinh phụ ngâm khúc của đặng trần côn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.31 KB, 113 trang )

1

bộ giáo dục và đào tạo
Trường Đại học Vinh

-----------------Nguyễn Thị Hà

Người phụ nữ trong thơ nôm truyền tụng
hồ xuân hương và chinh phụ ngâm khúc
của Đặng Trần Côn
Chuyên ngành: văn học Việt Nam
Mã số

:

60 22 34

Luận văn thạc sĩ ngữ văn

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS. TS. trần nho thìn

Vinh - 2007


2

Lời cảm ơn

Người phụ nữ trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương và Chinh phụ
ngâm khúc của Đặng Trần Cơn là một đề tài có ý nghĩa khoa học, địi hỏi người


thực hiện phải dày cơng tạo dựng. Đây thực sự là cơng trình nghiên cứu của tơi
Các số liệu, trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy chính xác và trung thực
Hồn thành cơng trình nghiên cứu khoa học này, tơi xin bày tỏ lịng biết
ơn sâu sắc tới thầy giáo, PGS – TS Trần Nho Thìn – người thầy đã dành nhiều
thời gian tận tình giúp đỡ tôi.
Nhân đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học trong hội
đồng bảo vệ luận văn thạc sỹ, các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn, khoa Sau
đại học- Trường Đại học Vinh đã giúp đỡ tơi trong q trình học tập , thực hiện
và hồn thành cơng trình khoa học. Cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã cổ vũ, động
viên tôi thực hiện tốt luận văn này.
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Hà


3

Mục lục
Mở đầu .......................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. Ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến và văn học Việt Nam trung đại ............................ 17
1.1. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến phương Đông và Việt Nam ...................... 17
1.1.1. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến phương Đông ......................................... 17
1.1.2. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam ............................................... 18
1.2. Người phụ nữ trong văn học Việt Nam trung đại ................................................... 22
1.2.1. Người phụ nữ trong văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XVII ...................... 22
1.2.2. Người phụ nữ trong văn học Việt Nam từ thế kỷ XVIIIđến hết thế kỷ XIX ....................... 28
Chƣơng 2. Ngƣời phụ nữ trong Chinh phụ ngâm và thơ nôm truyền tụng Hồ Xuân
Hƣơng - Những điểm tƣơng đồng .............................................................................. 32
2.1. Nhan sắc, tài năng, đức hạnh .................................................................................. 32
2.2. Đời sống nội tâm ..................................................................................................... 36
2.2.1. Tâm trạng cô đơn ................................................................................................. 37

2.2.2. Tâm trạng khát khao tình yêu và ái ân tuổi trẻ .................................................... 42
2.3. Thi pháp thể hiện đời sống nội tâm ........................................................................ 54
Chƣơng 3. Ngƣời phụ nữ trong sáng tác của hai nhà thơ - Những điểm khác biệt
58
3.1. Kiểu nhân vật phụ nữ .............................................................................................. 58
3.2. Một số thi pháp thể hiện ......................................................................................... 63
3.2.1. Thể loại ................................................................................................................ 63
3.2.2. Nghệ thuật miêu tả ............................................................................................... 68
Kết luận ......................................................................................................................... 95
Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 100


4

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài.
1.1. Người phụ nữ với ý nghĩa là một kiểu nhân vật đánh dấu bước
trưởng thành trong nhận thức về đời sống hiện thực và quá trình vận động
phát triển tư duy văn học chính là đối tượng quan trọng của nghiên cứu văn
học trung đại. Trong xã hội phong kiến với Nho giáo là ý thức hệ chính thống,
vốn là xã hội nam quyền, so với người đàn ông, phụ nữ phải chịu nhiều thua
thiệt từ cuộc sống vật chất đến tinh thần. Trên thực tế, họ phải gánh vác nhiều
trọng trách (sinh nở, nội trợ, lao động) song địa vị gia đình và xã hội rất thấp
kém.Tiêu chuẩn kép (double standard) do xã hội nam quyền định ra đã tạo
nên sự bất bình đẳng vơ nhân đạo đối với người phụ nữ (Khái niệm tiêu chuẩn
kép "double standard" ở Việt nam được Phan Khôi sử dụng lần đầu tiên năm
1931và ông dịch là "Nhị trùng đạo đức”. Nội dung của khái niệm này theo
Phan Khôi: “Cùng là người ở trong một xã hội, dưới quyền thống trị một luân
lý, mà có hai thứ luật buộc cho hai bên khoan nghiêm khác nhau. Trong cái
nhị trùng đạo đức ấy thấy ra sự mất bình đẳng và sự vơ nhân đạo. Vơ nhân

đạo là vì đàn ơng khơng coi đàn bà là người như mình, cho nên khơng chịu
đãi một cách bình đẳng với mình” [21, 140] .Trong xã hội phong kiến, đàn
ơng được đạo đức Nho giáo bênh vực còn phụ nữ bị áp chế nặng nề. Nhìn lại
lịch sử văn học trung đại có thể thấy: Người phụ nữ ít được chú ý đến.Văn
học từ thế kỷ X đến thế kỷ XVII, người phụ nữ rất hiếm khi xuất hiện. Nếu có
xuất hiện thì được trình bày méo mó, có phần kì thị(dưới hình thức ma quỷ,
u tinh như trong Thánh Tơng di thảo, Truyền kỳ mạn lục). Viết về người
phụ nữ chủ yếu để răn sắc (Nguyễn Trãi, Trần Thái Tông) hoặc để giáo huấn
đạo đức nho gia. Đến thế kỷ XVIII cơ sở xã hội và văn hoá đã tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển ý thức con người cá nhân trong văn học. Con
người tự nhiên trần thế bắt đầu được đề cao, vấn đề quyền sống con người trở
thành điểm mấu chốt trong nhận thức. Con người ở đây không phân biệt nam


5

nữ, họ đều có quyền sống kể cả quyền sống về thân xác. Chủ nghĩa nhân đạo
của văn học từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX có đặc điểm nổi bật là sự khẳng
định quyền sống của người phụ nữ. Tiếp cận vấn đề người phụ nữ là một cách
nhìn thuận lợi đối với chủ nghĩa nhân đạo của văn học giai đoạn này. Đây là
lý do thu hút người viết luận văn tìm đến đề tài người phụ nữ.
1.2. Nghiên cứu về người phụ nữ trong văn học Việt Nam giai đoạn nửa
cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX chúng tôi chọn “Chinh phụ ngâm
khúc” Đặng Trần Côn và thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương bởi vì:
Chinh phụ ngâm là tác phẩm mở đầu cho thể loại ngâm khúc và mở ra
khuynh hướng đào sâu vào nội tâm người phụ nữ. Hơn nữa tác phẩm là đứa
con tinh thần của một nho sĩ nam giới viết về nữ giới đã cho thấy sự thay đổi
trong cách nhìn về vấn đề người phụ nữ trong văn học bác học. Thơ Nôm
truyền tụng Hồ Xuân Hương là tiếng lịng của nữ sĩ khi viết về chính giới của
mình. Có thể nói ngồi văn học dân gian, bà là nhà thơ đầu tiên trong lịch sử

văn học dân tộc đem đến cho văn học trung đại cái nhìn của văn hoá dân gian
đối với vấn đề về quyền sống, kể cả quyền sống bản năng của người phụ nữ.
Cùng viết về người phụ nữ nhưng thi pháp của hai nhà thơ khác nhau .
Đặng Trần Côn nghiêng về thi pháp văn học bác học, Hồ Xuân Hương
nghiêng về thi pháp văn học dân gian.So sánh hai tác phẩm, hai thi pháp thể
hiện hình tượng người phụ nữ, nhằm tìm hiểu sự phong phú đa dạng của
những giải pháp nghệ thuật khác nhau khi văn học đứng trước nhiệm vụ mới:
Đưa quyền sống của người phụ nữ lên thành vấn đề hàng đầu cơ bản (nhiệm
vụ này hầu như khơng có trong văn học viết truyền thống nên chưa có kinh
nghiệm nghệ thuật).
1.3. Vấn đề người phụ nữ trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương và
Chinh phụ ngâm khúc đã được nghiên cứu nhiều. Song cho đến nay giới
nghiên cứu thường đứng trên quan điểm giai cấp, xã hội để nhìn nhận đánh
giá. Khảo luận khúc ngâm thường nghiêng về khía cạnh lên án chiến tranh phi


6

nghĩa, ngợi ca chinh phụ một tấm gương liệt nữ, xem xét thơ Hồ Xuân Hương
chủ yếu ở phương diện chống Nho giáo, đả kích vua quan, hiền nhân, quân tử
(Dĩ nhiên ở góc nhìn ấy các nhà nghiên cứu đã đem đến nhiều đóng góp
nhưng chưa thật đầy đủ, thỏa đáng). Việc phân tích người phụ nữ từ góc nhìn
văn hố, bản thể luận, cụ thể hơn, nhìn từ góc độ phái tính chưa được chú ý
đúng mức (Vấn đề giới, vấn đề phái tính có tầm quan trọng đến mức có người
cho rằng nên dịch Feminism là chủ nghĩa phái tính trong khi nó thường được
dịch là chủ nghĩa nữ quyền, phê bình nữ quyền). Đây là lý do quan trọng
khiến người viết luận văn nghiên cứu đề tài Người phụ nữ trong Chinh phụ
ngâm khúc và thơ Nơm truyền tụng Hồ Xn Hương.
1.4. Khơng ít tác phẩm trích giảng trong chương trình phổ thơng liên
quan đến vấn đề người phụ nữ . Do đó kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ

góp phần phục vụ cho cơng việc giảng dạy. ý nghĩa thiết thực này cũng chính
là một trong những lý do chọn đề tài của người viết luận văn .
2. Lịch sử vấn đề.
Việc tìm hiểu nghiên cứu người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm và thơ
Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương được nhiều thế hệ quan tâm. Để tiện liên
hệ, so sánh, chỉ ra những đóng góp mới mẻ của hai nhà thơ với các tác giả
cùng thời thể hiện nhân vật phụ nữ, chúng tôi cố gắng đặt hai tác giả trong
một ngữ cảnh văn hố và văn học rộng, trong đó có cả lịch sử nghiên cứu một
thế kỷ qua về người phụ nữ trong văn học trung đại. Tất nhiên trong khuôn
khổ một luận văn thạc sĩ, chúng tôi mới xới lên một số vấn đề chính chứ chưa
thể đi sâu được.
Mặc dù phụ nữ là một nửa nhân loại nhưng các tác giả đàn ông xưa đã
không chú ý đưa họ vào văn học hoặc nếu có nói đến thì thường cũng nhìn
qua lăng kính tiêu cực. Vì thế người đời sau khơng có tài liệu để phân tích
đánh giá nên hệ quả là khơng có nhiều cơng trình nghiên cứu sâu về người
phụ nữ trong văn học. Việc tìm hiểu người phụ nữ trong văn học Việt nam


7

giai đoạn từ thế kỷ X đến thế kỷ XVII chỉ có một số bài viết và phân tích, liên
hệ ở mức độ khác nhau .
Các tác giả Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương trong sách
Văn học Việt nam (thế kỷ X – nửa đầu thế kỷ X VIII) đã có giới thiệu thơ của
ni sư Diệu Nhân, một số khía cạnh liên quan đến người phụ nữ trong thơ văn
Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đặc biệt đã tập trung tìm
hiểu hình ảnh người phụ nữ ở Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ trong mối
liên hệ với Nho giáo chính thống. Nhà nghiên cứu Trần Thị Băng Thanh đã đi
sâu phân tích cuộc đời của hai nhà thơ nữ Ngọc Kiều và ỷ Lan. Đỗ Văn Hỷ
viết Câu chuyện Huyền Quang và cách đọc thơ Thiền,Trần Thị Băng Thanh

có bài Huyền Quang và những trang đời nhiều huyền thoại, những vần thơ
nhiều hàm nghĩa, Nguyễn Phạm Hùng nối tiếp bằng bài Huyền Quang và
niềm xao động trước cuộc đời … Đây là những bài đi sâu tìm hiểu mối quan
hệ giữa nhà sư Huyền Quang và nàng Điểm Bích, nhất là phác hoạ nàng Điểm
Bích theo màu sắc tư tưởng phi chính thống và mang màu sắc dân gian huyền
thoại hoá.Thơ liên quan đến người phụ nữ cũng được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm tìm hiểu. Nhà thơ Xuân Diệu và các nhà nghiên cứu Nguyễn Đình
Chú, Phạm Tú Châu, đều quan tâm đến những khía cạnh trữ tình khác nhau ở
bài thơ Cây chuối. Lã Nhâm Thìn phân tích ở khía cạnh "lá chuối non –bức
thư tình”, "liên tưởng cây chuối – người đẹp" [ 46, 153-157]. Nhà nghiên cứu
Trần Ngọc Vương đi sâu nhấn mạnh những khía cạnh tiếng nói trữ tình và
phần nào tiếng nói phản ánh xa xơi về người phụ nữ [40, 737-764].
Trong Bài phú về Ngã Ba Hạc, một dự báo về hiện tượng thơ Hồ Xuân
Hương, nhà nghiên cứu Trần Nho Thìn đã phân tích các mơ típ, hình ảnh và
xác định ý nghĩa biểu tượng của cảnh Ngã ba Hạc như một ẩn dụ về thân thể
phụ nữ và động tác tính giao, coi đó chính là mầm mống, dấu hiệu xuất hiện
lối thơ Hồ Xuân Hương sau này [47, 7] .


8

Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ là tác phẩm đề cập đến nhân vật phụ
nữ khá đa dạng. Nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân khẳng định: "Truyền kỳ mạn
lục có nhiều truyện miêu tả tình u nam nữ, hạnh phúc gia đình trong hồn
cảnh khó khăn và đầy biến động của xã hội phong kiến" [21, 517]. Các nhà
nghiên cứu Vũ Thanh, Nguyễn Phạm Hùng, Ngô Văn Phú đều có bài nghiên
cứu về vấn đề người phụ nữ trong tác phẩm này.
Việc nghiên cứu người phụ nữ trong văn học từ thế kỷ X – XVII đã có
một quá trình và thu được nhiều kết quả. Tuy nhiên giới nghiên cứu chưa
vạch rõ cái nhìn tiêu cực về người phụ nữ theo quan điểm giới, tức là quan

điểm đạo đức khắt khe của các nhà nho, những người đàn ông (sợ sắc đẹp, coi
thường sắc đẹp phụ nữ).
Sang thế kỷ XVIII –XIX người phụ nữ được thể hiện trong đời sống văn
học ngày càng nhiều hơn, do đó các nhà nghiên cứu ngày nay cũng có nhiều bài
nghiên cứu hơn, theo nhiều chiều phong phú hơn về hình tượng người phụ nữ.
Trước hết, cần khẳng định: Các cơng trình nghiên cứu có tính khái qt đều
chú ý tìm hiểu sự thể hiện người phụ nữ ở nhiều góc độ. Nguyễn Lộc đã nhấn
mạnh vấn đề đội ngũ và vị trí tác giả văn học nữ (Đồn Thị Điểm, Bà Huyện
Thanh Quan, Hồ Xuân Hương, Lê Ngọc Hân, Mai Am …), nhấn mạnh sự ra đời
của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa đã gắn bó khăng khít với sự khẳng định vai trò
trung tâm của thế giới nhân vật nữ cũng như chủ đề tình u đơi lứa:
Nhu cầu giải phóng tình cảm khơng những gắn liền với đề tài tình u
mà cịn gắn liền với sự xuất hiện của hình ảnh người phụ nữ trong văn học.
Chưa bao giờ văn học lại nói nhiều về phụ nữ như giai đoạn này. Hình ảnh
người phụ nữ là hình ảnh thành công nhất trong văn học nửa cuối thế kỷ
XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX. Dường như tác giả nào ít nhiều cũng có viết về
phụ nữ. Khơng những Nguyễn Du, Phạm Thái, Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị
Điểm viết về phụ nữ mà Phạm Đình Hổ, Ninh Tốn, Lý Văn Phức cũng viết về
phụ nữ [25, 70].


9

Đặc biệt ơng nhấn mạnh: Những khái qt hố nghệ thuật bao giờ cũng
liên quan đến sự thể hiện nhân vật nữ, tính cách và mức độ điển hình hố hình
tượng nhân vật phụ nữ.
Khi phân tích, các nhà nghiên cứu đều chú ý đến hình tượng nhân vật
trung tâm trong quan hệ với việc khắc hoạ hình tượng người phụ nữ trong các
tác phẩm thuộc thể loại ngâm khúc: Chinh phụ ngâm, Cung ốn ngâm khúc,
Ai tư vãn, có khi họ đi sâu tìm hiểu các nhân vật nữ trong hệ thống truyện thơ

Nôm như Truyện Hoa tiên, Sơ kính tân trang và đỉnh cao là kiệt tác Truyện
Kiều, hoặc về thơ, Hồ Xuân Hương vừa là tác giả nữ vừa đề cập chủ yếu đến
việc phản ánh số phận người phụ nữ, vẻ đẹp người phụ nữ, vẻ đẹp từ hình thể
đến phẩm chất và sự chú ý đến nhu cầu hướng về cuộc sống trần tục, quyền
sống, quyền được yêu đương như bao người bình thường khác .
Những bài viết riêng về hình tượng người phụ nữ trong giai đoạn văn học
này nhìn chung đều nằm trong phạm vi những bài khái quát hay những nhận
định về cả giai đoạn văn học. Chẳng hạn nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương
khi bàn về vấn đề nhà nho tài tử và sự phát triển của văn học Việt Nam trong
các thế kỷ XVIII – XIX cũng đã từng lý giải mối quan hệ cặp đôi "tài tử – giai
nhân" và luận đề trung tâm "Tài mệnh tương đố" và khẳng định , đánh giá cao
kiểu nhân vật người phụ nữ: “Đến truyện nơm mà đỉnh cao là Truyện Kiều,
hình tượng người phụ nữ tài sắc có số phận bất hạnh đã được thể hiện thành
loại hình tượng cơ bản, cổ điển trong lịch sử văn học" [61,150 ]. Nhà nghiên
cứu Trần Nho Thìn đã tiến hành tổng kết vấn đề "Triết lý Truyện Kiều trong
con mắt các nhà nghiên cứu" đi sâu phân tích "Nội dung triết lý Truyện Kiều
nằm trong hai từ tài sắc và tài tình" tập trung lý giải mối quan hệ "Tài sắc –
hồng nhan bạc mệnh là vấn đề có thực của xã hội phong kiến" và đi đến khái
quát “Tài tình – một khía cạnh văn hố của thời đại Nguyễn Du” [48, 125167 ]. Có thể các nhà nghiên cứu đi vào từng nội dung cụ thể, chẳng hạn như
sự khẳng định của Trần Băng Thanh khi viết về nhân vật người phụ nữ trong


10

Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều: "Một trong những giá trị lớn lao
của trào lưu nhân đạo của văn học thế kỷ XVIII là đã nêu được vấn đề về thân
phận người phụ nữ. Trong hầu hết các truyện nơm, nhân vật trung tâm, chính
diện đều là nữ" [42, 61]. Trên phương diện nghiên cứu nội dung tổng quát về
một khía cạnh mang tính bi kịch, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Chiến đặt vấn
đề tìm hiểu Tính bi kịch xã hội qua hình tượng người phụ nữ trong thơ ca thế

kỷ X VIII – nửa đầu thế kỷ XIX và đi đến nhận xét:
Đặc trưng của các tính cách bi kịch người phụ nữ là khát vọng đòi giải
phóng tình cảm. Những vấn đề lớn nhất của xã hội, những đòi hỏi bức thiết
nhất của con người Việt nam thời kỳ này được chuyển hoá thành yêu cầu giải
phóng tình cảm trong các tính cách bi kịch. Những khía cạnh khác của thế
giới tinh thần, trí tuệ, tư duy, cịn ít nhiều thiếu vắng trong các tính cách trên
… Từ những đặc điểm đã phân tích ở trên đi tới một kết luận rằng, sự xuất
hiện và thành tựu trong việc miêu tả những tích cách bi kịch người phụ nữ
không chỉ thể hiện khả năng nhận thức hiện thực, khám phá đời sống xã hội
mà qua đó bộc lộ được bước phát triển quan trọng của bản thân tư duy văn
học trong chính giai đoạn này [2, 12].
Nhìn chung các nghiên cứu về người phụ nữ trong văn học thế kỷ XVIII
XIX đã phản ánh được sự phong phú, đa dạng và thành tựu đột xuất của dịng
văn học viết về phụ nữ. Các khía cạnh thân phận, khía cạnh giới và bản năng
cũng bắt đầu được lưu ý. Tiêu biểu là ý kiến của Đỗ Lai Thuý về Hồ Xuân
Hương: Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực [52], Trương Xuân Tiếu với
Luận án Tiến sĩ: Thế giới thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương [55].
Trên cơ sở nhìn lại việc nghiên cứu sự thể hiện người phụ nữ trong văn
học trung đại giai đoạn này, chúng tôi đi sâu vào lịch sử nghiên cứu về người
phụ nữ trong Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn và thơ Nôm truyền
tụng Hồ Xuân Hương.


11

Về lịch sử nghiên cứu vấn đề người phụ nữ trong thơ Nơm truyền tụng
Hồ Xn Hương có thể chia thành ba giai đoạn:
Trước năm 1945: Theo kết quả nghiên cứu có tính chất tổng qt của
Nguyễn Hữu Sơn và Vũ Thanh trong cuốn Hồ Xuân Hương tác gia và tác
phẩm thì từ hai thập niên đầu thế kỷ XX trở về trước mới chỉ có lịch sử Hồ

Xuân Hương nói chung chứ chưa định hình lịch sử nghiên cứu Hồ Xuân
Hương. Việc nghiên cứu một cách có ý thức về thơ Hồ Xuân Hương manh
nha từ các loại sách khảo cứu như Việt nam hợp tuyển giảng nghĩa của
Nguyễn Hữu Tiến và Nguyễn Thành ý, Nam thi hợp tuyển của Nguyễn Văn
Ngọc, Nữ lưu văn học sử của Lê Dư. Tiếp theo là một số bài viết của Tản Đà,
Nguyễn Văn Hanh,Trương Tửu, Dương Quảng Hàm. Các tác giả tìm hiểu vấn
đề người phụ nữ trong mối liên hệ với nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm.Tản Đà nhận xét thơ Hồ Xuân Hương là thi trung hữu quỉ, song mà
nhận ra thời tục. Nguyễn Văn Hanh và Trương Tửu vận dụng thuyết phân tâm
học của Freud để nghiên cứu thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Dương Quảng Hàm
cho rằng thơ bà có ý lẳng lơ. Nhìn chung kết quả nghiên cứu giai đoạn này chưa
có nhiều đáng kể song cũng góp phần xác lập vị trí của Xn Hương trong hệ
thống văn học viết .
Từ năm 1945 – 1975 trong bối cảnh cả nước tiến hành hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ, việc tìm hiểu thơ Nơm Hồ Xn Hương vẫn
được tiến triển.Các cơng trình nghiên cứu ít nhiều đã phản ánh không khí
cách mạng, không khí đấu tranh giai cấp của thời đại này. Với công trình biên
khảo Thân thế và thơ ca Hồ Xuân Hương – Bà chúa thơ nôm của Lê Tâm
năm 1950, lần đầu tiên Hồ Xuân Hương được định danh là bà chúa thơ Nôm.
Hoa Bằng khẳng định Hồ Xuân Hương là nhà đại tư tưởng, đại cách mạng và
đề cao tinh thần phản kháng: Chống nam quyền, chống phong kiến,chống
thành kiến trọng nam khinh nữ, chống tăng lữ... Khi đất nước phân thành hai
miền Nam Bắc, các học giả miền Nam tiếp cận thơ Hồ Xuân Hương lại ít chú


12

ý giá trị đấu tranh giai cấp, giá trị phản phong mà chú ý đến giá trị bản năng.
Nguyên Sa Trần Bích Lan cảm nhận: Xuân Hương – người lạ mặt. Trong bài
Đặc sắc thơ Hồ Xuân Hương in lại trong Hồ Xuân Hương tác gia và tác

phẩm, Phạm Thế Ngũ đồng ý với nhận xét của Tản Đà: "Thật vậy trong hầu
hết nếu khơng phải là tồn thể các bài thơ của Hồ Xuân Hương , người đọc
đều có thể tìm ra một cảnh tượng dâm tục gây ra sự ma quái" [41, 112]. Luận
về Hồ Xuân Hương, Hà Như Chi cho rằng: “Tả những vật tầm thường hoặc tả
thắng cảnh, hoặc tự vịnh bao giờ cũng có ý lẳng lơ với những hình ảnh tục ẩn
hiện sau những lời thơ và chữ dùng mập mờ láu lỉnh" [41, 141]. Giới nghiên
cứu ở miền Bắc chủ yếu tiếp cận cách nghiên cứu xã hội học, chú ý giá trị tư
tưởng, chống Nho giáo của Hồ Xuân Hương. Chế Lan Viên, Đặng Thanh Lê,
Nguyễn Đức Dũng, Vũ Đức Phúc, Như Thiết trao đổi quanh bài viết Người cổ
nguyệt chuyện Xuân Hương của Nguyễn Đức Bính, phê phán ơng mất lập
trường giai cấp vì cách cảm nhận của ơng nghiêng về tình u và quyền sống
có màu sắc bản năng của người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương. Nhìn
chung ở giai đoạn nghiên cứu này có một số bài viết thiên về lối tiếp cận xã
hội học máy móc, quá nhấn mạnh ý nghĩa xã hội, đấu tranh giai cấp khiến cho
cách lý giải bị khiên cưỡng, nhưng dẫu sao vẫn nêu được một phương diện
giá trị quan trọng của Hồ Xuân Hương.
Sau năm 1975 việc nghiên cứu thơ Nôm Hồ Xn Hương được đẩy
mạnh. Khơng khí dân chủ cởi mở đã kích thích sự đổi mới trong cách cảm
nhận của các nhà nghiên cứu. ở khía cạnh Hồ Xuân Hương, nhà thơ của phụ
nữ, Nguyễn Lộc đã nhận xét xác đáng: “Viết về đề tài phụ nữ nhà thơ thường
xốy sâu vào các ngóc ngách éo le của cuộc đời để nêu lên những bi kịch
không kém phần chua chát, song bình thường nó bị xố nhồ trong một cuộc
sống vốn dĩ đã rập theo những chỉ ước nặng nề của lễ giáo” [25, 276 ] . Hoặc
"… đặc biệt hơn nữa nhà thơ còn hết sức đề cao và ca ngợi họ. Xuân Hương
tìm thấy vẻ đẹp thật sự chân chính ở họ" [25, 279]. Cịn khát khao da diết


13

khắc khoải về quyền sống hết sức tự nhiên trần thế của người phụ nữ trong

thơ Hồ Xuân Hương tuy chưa được đi sâu khám phá phân tích, nhưng tác giả
cũng đã đưa ra được nhận định khá thoả đáng: "Hồ Xn Hương khơng giả
dối, bà đã cơng khai nói lên cái sự thật ấy. Thoả mãn cuộc sống bản năng
cũng là một khát vọng chính đáng của con người giống như bất cứ một khát
vọng chính đáng nào, và điều đáng chú ý hơn nữa ở nhà thơ này là đã cơng
khai nói đến cuộc sống bản năng, dù viết về những đề tài cốt để người ta liên
hệ đến chuyện trong buồng kín của vợ chồng, nhưng bất cứ một bài thơ nào
của bà cũng đều gợi lên một cảm giác đẹp hiếm có. Và chính điều này đã
nâng nhà thơ lên hàng những nghệ sĩ lỗi lạc, chứ không phải là những kẻ tầm
thường làm thơ viết văn với mục đích khiêu dâm"[23, 11]. Nghĩ về thơ Hồ
Xuân Hương, tác giả Lê Trí Viễn đã viết: “Xuân Hương nhân danh một sự
sống theo lẽ phải của tự nhiên, Xuân Hương xuất phát từ sự sống gốc nguồn,
sự sống là phối hợp âm dương, là sinh sôi nảy nở nên Xuân Hương mới trở lại
với hình ảnh cụ thể của sự giao hợp ấy” [59, 346]. Đặc biệt phải kể đến cách
tiếp cận theo hướng văn hoá học của Đỗ Lai Thuý. Nghiên cứu các biểu
tượng phồn thực trong thơ Hồ Xuân Hương tác giả rút ra kết luận: “Bà là
người rất yêu sự sống, bảo vệ sự sống, sự sống của cây cối mùa màng của
động vật và con người" [52, 288 ]. Trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân
Hương, những vấn đề của phụ nữ lần đầu tiên được nhìn nhận bằng con mắt
của phụ nữ. Và những vấn đề bà đề cập đến đều sát sườn với người phụ nữ.
Trước hết, đó là tiếng nói đòi hỏi hạnh phúc cá nhân của người phụ nữ, quyền
bình đẳng với nam giới cả trong sự nghiệp lẫn trong hạnh phúc riêng tư, ý
thức về vai trò của phụ nữ, về tài năng của họ. Sau đó là sự ca ngợi vẻ đẹp
thân thể người phụ nữ nhất là những bộ phận gợi dục. Nguyễn Đăng Na đi sâu
vào nghiên cứu những nét riêng của Hồ Xuân Hương trên hệ thống đề tài về
người có học, nhà chùa, phụ nữ. Các nhà nghiên cứu Trần Đình Sử và Trần
Nho Thìn tập trung phân tích con người cá nhân bản năng và cái hài trong thơ


14


Hồ Xuân Hương. Tác giả Trương Xuân Tiếu tiếp cận theo hướng thi pháp
học, chú ý cấu trúc và văn bản nghệ thuật thơ Nơm Hồ Xn Hương. Trong
cuốn Tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương tác
giả đã phát hiện ra "Đặc điểm nghệ thuật nổi nhất ở hình tượng người phụ nữ
trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương là vẻ đẹp trần thế, bao gồm vẻ đẹp thân thể,
vẻ đẹp tình cảm'' [55, 52]. Phân tích bài thơ Bánh trơi nước, Thiếu nữ ngủ
ngày, Làm lẽ , tác giả đã có những khám phá sâu sắc về người phụ nữ:“Hình
tượng người phụ nữ được ngịi bút Hồ Xn Hương tượng hình, thể hiện một
cách khéo léo, tinh tế trong bài thơ "Bánh trôi nước"mang đầy đủ vẻ đẹp các
phẩm chất sắc – tài – tình" [55, 247].Vấn đề về người phụ nữ cũng được tác
giả Phạm Tuấn Vũ đề cập đến. Trong bài viết Hai bài thơ về người đẹp ngủ
ngày, sau khi so sánh hình ảnh người đẹp ngủ ngày trong thơ của Tiêu Cương
và thơ Hồ Xuân Hương, tác giả đi đến khẳng định: Hồ Xuân Hương thì đưa ra
một chuẩn mực thẩm mĩ khác: Bản thân cái đẹp tự nhiên mà tạo hoá ban cho
nữ giới ở độ hoa niên là cái đẹp tồn mĩ, khơng cần sự điểm trang nào. Hồ
Xuân Hương thật hóm hỉnh khi để cho cái đẹp im lặng đủ sức làm hiện
nguyên hình bộ mặt của những kẻ khơng được sống thật với lịng mình. Bà đã
góp thêm cho nhân loại một tác phẩm về thần Vệ nữ ngủ mang đậm màu sắc
dân tộc và thời đại , mang đậm cả cá tính Xuân Hương"[60, 128]. Tìm hiểu
bánh trơi nước theo lối một bài thơ vịnh vật, tác giả đưa ra nhận xét:"Trong
bài thơ này hình tượng em khơng cịn nhỏ bé, cam chịu. Em gắn chặt với
thăng trầm của nước non. Đã bảy nổi ba chìm mà vẫn giữ tấm lịng son thì
thực sự đã đứng vào hàng trượng phu, thành lý tưởng về cái đẹp"[60, 133].
So với thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương, Chinh phụ ngâm khúc có
lịch sử nghiên cứu khơng phong phú bằng. Tuy nhiên nó cũng làm hao tổn
khơng ít giấy mực của các bậc thức giả. Có nhiều ý kiến nhận xét bình chú,
nhiều bài viết cơng phu, nhiều cơng trình nghiên cứu tác phẩm trên các
phương diện .



15

Về hình thức tác phẩm, các nhà nghiên cứu xưa nay đều nhất trí: Chinh
phụ ngâm khúc được viết theo thể thơ cổ phong trường đoản cú. Thi liệu chủ
yếu lấy trong Hán văn Trung Quốc, Đặng Trần Côn đã vận dụng thần tình
những điển cố này để sáng tạo nên một tác phẩm trữ tình trường thiên .
Về tư tưởng: Qúa trình xem xét tư tưởng tác phẩm trải qua nhiều giai
đoạn lịch sử và dưới nhiều góc độ khác nhau .
Trước năm 1945 cách phê bình đạo đức theo truyền thống Nho giáo vẫn
chi phối đến cách đọc Chinh phụ ngâm. Những người theo phái cựu học xuất
phát từ quan điểm "văn dĩ tải đạo ’’ ít quan tâm đến yếu tố cá tính trong văn
học, muốn nhìn thấy đằng sau tác phẩm văn học không phải là một cá tính
sáng tạo cụ thể mà chủ yếu nhận xét về tác phẩm trên phương diện luân lý .
Ông Nguyễn Đỗ Mục cho rằng: "Khúc ngâm này chẳng những đáng quý về
phương diện văn chương mà còn đáng quý về phương diện luân lý nữa ... một
người đàn bà đang khi vắng chồng hàng bao nhiêu năm mà giữ trọn được cái
bổn phận trong gia đình như thế phỏng có phải là cái gương quý báu đáng soi
ở cõi á Đông này không" [28, 7].
Sau năm 1945, nhiều nhà nghiên cứu vẫn chịu ảnh hưởng của tư tưởng
Nho giáo trong cách đánh giá. Định giá nội dung tác phẩm Chinh phụ ngâm
trong cuốn sách Chinh phụ ngâm khúc giảng luận tác giả Thuần Phong kết
luận: “Chinh phụ đại diện cho một hạng phụ nữ bậc trung không đủ cương
nghị để chịu đựng âm thầm mà có đủ can đảm để lo tròn gia đạo, treo cao cái
gương hiếu - hạnh , trung - trinh, của người dân yêu nước, người vợ thương
chồng, người con thờ mẹ, người mẹ nuôi con "[34, 98]. Dương Quảng Hàm
viết trong Việt Nam văn học sử yếu: “Lời than vãn của một người đàn bà cịn
trẻ tuổi mà chồng đi lính xa lâu khơng về. Cảnh li biệt, tình nhớ thương, nỗi lo
cho chồng phải xơng pha trận mạc, nỗi buồn cho mình phải lẻ loi lạnh lùng,
bao nhiêu tâm sự của một người thiếu phụ vắng chồng mà biết thủ tiết được tỏ

rõ cả ra"[14,310]. Năm 1953 Tạ Văn Ru cho xuất bản cuốn “Luận đề về chinh


16

phụ ngâm” tiếp tục chứng minh quan điểm này. Ông ca ngợi người chinh phu,
chinh phụ đã hi sinh, kìm nén tình cảm riêng tư để làm trịn nghĩa vụ bổn
phận của mình với gia đình và xã hội: “Trai cũng như gái đều nghe theo tiếng
gọi của bổn phận. Đó là sự đau đớn chịu đựng, một sự hi sinh can đảm. Nó
nâng cao giá trị của cả người viết và cả khúc ngâm. Một gương trung nghĩa
tiết liệt, một sự cố gắng phi thường để gạt bỏ tình riêng mà làm nghĩa công.
Chinh phụ và chồng đều biết kiên nhẫn chờ đợi ngày thắng trận đem lại an
ninh cho quốc gia dân chúng" [38, 27]. “Khúc ngâm giãi bày một tình yêu tha
thiết của người chinh phụ, một tình yêu sâu xa bền chặt đầy hy sinh, tượng
trưng cho tấm lòng của tất cả những người thiếu phụ biết thủ tiết” [38,10].
Như vậy chịu sự chi phối của luân lý Khổng Mạnh, các nhà nghiên cứu đã coi
khúc ngâm là một tác phẩm ca ngợi đạo lý, xứng đáng cho người đời sau học
tập. Đây là quan điểm cứng nhắc chưa nêu bật giá trị đích thực và ý nghĩa thời
đại của tác phẩm.
Thành tựu ở giai đoạn nghiên cứu này chính là khám phá của Đặng Thai
Mai. Trong cuốn Giảng văn Chinh phụ ngâm, ông viết: "Chinh phụ ngâm là
khúc ngâm của một khối tâm tình”[27, 386].
Trong hồn cảnh đất nước có chiến tranh, các nhà nghiên cứu khơng thể
khơng phân biệt chiến tranh chính nghĩa với chiến tranh phi nghĩa. Song cũng
chính vì thế mà việc lý giải cảm hứng chủ đạo của tác phẩm bị thiên lệch,
nặng về xã hội học. Mở đầu là ông Phong Châu với bài viết “Chinh phụ ngâm
khúc, khúc ca oán ghét chiến tranh” đăng trên tạp chí Văn Sử Địa số 18: “Tư
tưởng oán ghét chiến tranh vẫn bao trùm lên cả khúc ngâm, oán ghét các thứ
chiến tranh do giai cấp thống trị gây nên để thực hiện mục đích xâm lược để
đàn áp nhân dân trong nước” [1, 44]. Trong giáo trình Văn học Việt Nam nửa

cuối thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX” Nguyễn Lộc khẳng định: “Chinh phụ
ngâm là một tác phẩm tố cáo chiến tranh phong kiến một cách thống thiết
nhất, chân thành nhất, do đó mà rung động lịng người nhất” [25, 160]. ở phần


17

giới thiệu “Những khúc ngâm chọn lọc”, Nguyễn Thạch Giang cũng nhận xét:
“Chinh phụ ngâm khúc phản ánh một vấn đề nóng hổi của thời đại, là tiếng
nói chống chiến tranh phi nghĩa và khát vọng hịa bình của nhân dân” [8, 27].
Đúng là trong tác phẩm Chinh phụ ngâm có cảm hứng phê phán chiến
tranh song khó có thể nói đây là cảm hứng chủ đạo.
Rõ ràng hướng nghiên cứu xã hội học tuy đã phát huy tác dụng tích cực
nhưng cũng dần trở nên sáo mịn phiến diện.
Trên thực tế, toàn bộ khúc ngâm diễn tả tinh tế sống động từng sắc thái tình
cảm người thiếu phụ mà tập trung và sâu sắc hơn cả là niềm khát khao hạnh
phúc lứa đơi. Giá trị đích thực đó của tác phẩm được người đầu tiên khám phá
ra là cố giáo sư Đặng Thai Mai. Sau năm 1975 các nhà nghiên cứu tiếp tục
khẳng định. Biên soạn Việt Nam văn học sử giản ước tân biên tập 2, Phạm
Thế Ngũ đã đưa ra ý kiến nhận xét: “Các giáo sư phê bình Chinh phụ ngâm
thường ca tụng tư cách đạo đức của người chinh phụ nào nuôi lão thân, nào
chăm con nhỏ. Song chỗ nói về điều đó khơng q mười câu, cịn ra trong cả
trăm câu tồn là một tâm sự thiếu thốn tình cảm, mơ ước yêu thương. Phải
cơng nhận rằng tiếng kêu của tình cảm ở đây rõ là mãnh liệt” [33, 167].
Năm 2002 tiến sĩ Ngô Văn Đức đã tiến hành xác định lại nội dung tác
phẩm theo đặc trưng thể loại. Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật trữ tình
ơng đi đến nhận xét: “Vấn đề chủ yếu trong tác phẩm là vấn đề hạnh phúc con
người”. Nhưng hạnh phúc công danh hay hạnh phúc tình yêu tuổi trẻ? Cái nào
thực, đáng khẳng định, cái nào giả, đáng phủ định? Vấn đề chính trong khúc
ngâm là vấn đề hạnh phúc con người chứ không phải là vấn đề chống chiến

tranh phi nghĩa. Đối với người thiếu phụ trẻ, hạnh phúc không phải là cuộc
sống cao sang chốn lầu son gác tía mà “Hạnh phúc đích thực đáng q nhất
chính là tình u đơi lứa trong sự hịa hợp tơn trọng lẫn nhau, là hạnh phúc
tuổi trẻ được quan niệm như một quyền sống tự nhiên, thiêng liêng nhất của
con người mà tạo hóa đã ban cho nó” [10, 15]. Xác định đúng hướng, song tác


18

giả chưa đi sâu chú ý vấn đề quyền sống, nhất là phương diện đời sống bản
năng của người chinh phụ.
Khảo sát lịch sử nghiên cứu vấn đề người phụ nữ trong văn học trung
đại ,thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương và Chinh phụ ngâm khúc, người
viết luận văn nhận thấy: Nhiều vấn đề của người phụ nữ đã được đề cập đến:
Cuộc đời số phận, vẻ đẹp tâm hồn, hình thể, tiếng nói nội tâm... Đứng ở
phương diện đạo lý, giai cấp, xã hội các nhà nghiên cứu đã có nhiều phát
hiện. Song chưa có một cơng trình nào nghiên cứu công phu về người phụ nữ
trong sự đối sánh hai tác phẩm Thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương và
Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn, hai kiểu sáng tác với những đặc
trưng thi pháp khác nhau cùng tập trung thể hiện vấn đề quyền sống của
người phụ nữ . Từ kết quả nghiên cứu của người đi trước, chúng tôi mạnh dạn
chọn đề tài này với hi vọng sẽ đóng góp được một cách nhìn thỏa đáng về
người phụ nữ với hai hướng thi pháp sáng tác khác nhau.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Với đề tài “Người phụ nữ trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương và
Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn chúng tôi đặt ra ba nhiệm vụ chủ
yếu:
3.1. Khảo sát xác lập cái nhìn tổng quan về người phụ nữ trong xã hội
phong kiến và văn học Việt Nam trung đại để có một ngữ cảnh rộng cho sự
phân tích.

3.2. Chỉ ra sự cống hiến, đổi mới của thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân
Hương và Chinh phụ ngâm khúc trong đề tài và cảm hứng về người phụ nữ
3.3. Những điểm giống nhau và khác nhau ở nội dung và nghệ thuật giữa
hai loại sáng tác về người phụ nữ .
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu


19

Đối tượng nghiên cứu của luận văn trước hết là cơ sở văn hoá và quan
niệm dưới thời phong kiến về vấn đề người phụ nữ. Từ bề rộng đó tiến tới tìm
hiểu người phụ nữ trong thơ Nơm truyền tụng Hồ Xuân Hương và Chinh phụ
ngâm khúc của Đặng Trần Côn. Mở rộng phạm vi nghiên cứu chúng tôi muốn
gián tiếp so sánh để làm nổi bật vấn đề .
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn trước hết là những tư liệu liên quan đến
lịch sử văn hố và văn học nói chung. Thứ hai là các cơng trình, các bài
nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến vấn đề người phụ nữ trong văn học Việt
Nam trung đại . Thứ ba là thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương và Chinh
phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn.
Như chúng ta đã biết, thơ Nôm Hồ Xuân Hương có hai phần: Phần thơ
Nơm truyền tụng(theo cách gọi của Giáo sư Hồng Xn Hãn) và phần thơ
Nơm trong tập thơ Lưu hương kí. Luận văn của chúng tơi chỉ giới hạn vấn đề
nghiên cứu phần thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương. Về văn bản tác
phẩm, luận văn dựa vào cuốn Thơ Nôm Hồ Xuân Hương của nhà xuất bản Hội
nhà văn - 2000.
Về văn bản Chinh phụ ngâm chúng tôi chọn bản phiên âm, dịch nghĩa
dịch thơ trong cuốn “Những khúc ngâm chọn lọc” tập 1. Nhà xuất bản Giáo
dục - 1994 của các tác giả: Lương Văn Đang, Nguyễn Thạch Giang, Nguyễn

Lộc giới thiệu chú giải.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu như trên chúng tôi sử dụng các
phương pháp: hệ thống, phân tích, so sánh, tổng hợp.
6. Đóng góp của luận văn.
Giải quyết ba nhiệm vụ bằng các phương pháp trên luận văn đi sâu tìm
hiểu người phụ nữ trong sáng của hai nhà thơ ở góc nhìn bản thể luận và từ


20

góc độ giới tính. Đặc biệt làm nổi bật sự giống và khác nhau trong sự thể hiện
người phụ nữ của hai nhà thơ khác giới.
7. Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được triển khai theo ba
chương:
Chương 1: Người phụ nữ trong xã hội phong kiến và văn học Việt Nam
trung đại.
Chương 2: Người phụ nữ trong Chinh phụ ngâm khúc và thơ Nôm
truyền tụng Hồ Xuân Hương - Những điểm tương đồng.
Chương 3: Người phụ nữ trong sáng của hai nhà thơ - Những điểm
khác biệt.


21


22

Chƣơng 1

Ngƣời phụ nữ trong Xã HộI PHONG KIếN Và VĂN HọC
VIệT NAM trung đại

1.1.Ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến phƣơng Đông và Việt Nam.
1.1.1. Ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến phƣơng Đơng.
Nói đến người phụ nữ phương Đơng nhưng thực ra chủ yếu là nói đến
người phụ nữ trong xã hội Trung Quốc, được nhào nặn theo truyền thống văn
hố Trung Quốc, ln ln chịu sự chi phối của tư tưởng Nho giáo. Đồng
thời, vai trị và hình ảnh người phụ nữ trong xã hội Trung Quốc trên những
nét lớn cũng đã ảnh hưởng tới hình ảnh người phụ nữ các nước Việt Nam,
Nhật Bản, Hàn Quốc ...
Theo quan niệm Nho giáo, phụ nữ không được coi trọng. Nhà nho từ
muôn đời chia ra các bậc quân tử và tiểu nhân nhưng không bao giờ tính đến
phụ nữ, coi họ là nữ nhân nan hố, gần thì sinh nhờn, xa thì ốn. Tư tưởng
trọng nam khinh nữ "nhất nam viết hữu thập nữ viết vô", tạo nên chế độ gia
trưởng, cha truyền con nối theo người đàn ơng. Trong phạm vi gia đình,
người phụ nữ chỉ biết tuân thủ tam tòng tứ đức với cuộc sống: "ở nhà tuân
theo cha, lấy chồng tuân theo chồng, chồng chết theo con". Người phụ nữ
cũng thường không được đi học, thi cử, không được ra làm quan và các quyền
bình thường trong xã hội. Tóm lại quyền sống của người phụ nữ từ trong gia
đình đến ngồi xã hội luôn luôn bị coi rẻ.
Trong xã hội phong kiến Trung Quốc cũng đã xuất hiện nhiều nhân vật
lịch sử là phụ nữ. Có người như Lã Hậu đời Hán được coi là người đàn bà
khủng khiếp, đi đến diệt vây cánh họ Lưu nhà chồng và gây dựng thế lực cho
họ Lã, cướp ngơi nhà Hán. Có người như Điêu Thuyền thời Tam Quốc. Điêu
Thuyền vốn là con hát trẻ tuổi, xinh đẹp, được Tư đồ Vương Doãn lập mưu


23


gả cho Đổng Trác và gây chia rẽ sâu sắc với người con ni Lã Bố, khiến họ
bất hồ rồi đi đến tiêu vong cả thế lực. Có người như Võ Tắc Thiên nối sau
đời Đường Cao Tơng là hồng đế duy nhất của suốt chiều dài chế độ phong
kiến Trung Quốc thật lắm tài và cũng nhiều tật. Có người như Dương Quý Phi
đời Đường Minh Hoàng đã bị chết trong oan khổ chỉ vì có sắc đẹp và bị giằng
xé bởi nhiều thế lực thù địch nhau ... So với đàn ơng, số người phụ nữ có vai
trị trong xã hội suốt mấy nghìn năm dưới thời phong kiến Trung Quốc khơng
có nhiều, chỉ chiếm phần vơ cùng nhỏ. Hơn nữa, họ còn được lý giải như là
nguồn gốc mọi mối tai hoạ vì nhan sắc của họ có thể có những ảnh hưởng tiêu
cực khác nhau đối với chính sự, có thể làm khuynh đảo cả những triều đại
lừng danh. Nghiên cứu về vấn đề này tác giả Trần Nho Thìn đã đưa ra ý kiến:
"Trong các xã hội nam quyền phương Đông xưa người phụ nữ có nhan sắc
thường bất hạnh vì chính nhan sắc của họ ... Không những là nạn nhân của
chế độ phụ quyền nam tơn nữ ti, họ cịn bị nhiều nhà tư tưởng của xã hội
phong kiến lên án miệt thị, xem họ như là nguyên nhân của nhiều tai hoạ cho
quốc gia và gia đình" [48, 134]. Đồng thời tác giả dẫn ra hàng loạt thực tế ở
Trung Quốc: Nàng Muội Hỷ bị nhà nho kết tội làm mất nhà Hạ, Đát Kỷ bị kết
tội làm mất nhà Thương, Dương Qúi Phi bị kết tội làm nổi lên vụ loạn An Lộc
Sơn ... Lâm Ngữ Đường, một học giả Tây học đã tổng kết sự bất công của
Nho giáo khi họ cho rằng phải đi tìm nguyên nhân suy vong các triều đại
phong kiến ở người phụ nữ có sắc đẹp. Ông lên án chủ nghĩa nam quyền của
Tống nho vì bên cạnh thói đạo đức giả, đã áp dụng chuẩn mực kép đối với
phụ nữ, mặt khác lại đòi hỏi hành vi đạo dức cao hơn chính người đàn ông.
Như vậy Nho giáo bảo vệ quân quyền, phụ quyền, nam quyền nên người phụ
nữ luôn bị coi thường, bị đè nén.
1.1.2. Ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam


24


Cũng tương tự như người phụ nữ trong xã hội phong kiến Trung Quốc,
người phụ nữ trong xã hội phong kiến Việt Nam phải chịu nhiều cực khổ về
cả vật chất và tinh thần.
Trên thực tế, người phụ nữ có vai trò rất quan trọng, họ đảm đang gánh
vác việc nhà, việc lao động ... nhưng lại không được coi trọng, họ khơng có
quyền quyết định. Khi ở nhà phải tuân theo cha, lấy chồng phải theo sự mai
mối sắp đặt của cha mẹ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy". Về nhà chồng phải
theo chồng "vãng nhi nhữ gia, tất kính, tất giới, vơ vị phu tử” (về nhà chồng
phải kính nhường, giữ mình cho khéo đừng trái ý chồng), ngay cả tên gọi
cũng gọi theo tên chồng, chồng có thể bỏ vợ, vợ khơng được tự ý tuyệt giao
với chồng. Luật pháp thời trung đại đưa ra bảy ngun nhân để đàn ơng có thể
bỏ vợ trong khi đó khơng có qui định cho phép đàn bà bỏ chồng .
- Vợ khơng có con.
- Vợ có tính lẳng lơ làm việc đồi phong bại tục.
- Người đàn bà thất lễ với cha mẹ chồng.
- Người đàn bà lắm điều nhiều chuyện hay nói xấu nói hành người khác
làm hại danh giá nhà chồng.
- Người đàn bà gian tham trộm cắp.
- Người đàn bà hay ghen tuông làm xấu hổ chồng, làm cho cảnh gia đình
khơng êm thuận.
- Người đàn bà bệnh nặng tàn tật không thể sinh con.
Trong số đó nguyên nhân thứ nhất và thứ bảy quá bất cơng tàn nhẫn đối
với người phụ nữ.
Chồng có quyền lấy nhiều vợ “trai năm thê bảy thiếp", vợ không thể viện
lẽ chồng có vợ thứ mà khơng ở chung với chồng. Nghĩa vụ của người vợ là
phải thuỷ chung, phải phục tùng, phải sinh được con trai để nối dõi tông
đường nếu không phải cắn răng đi hỏi vợ lẽ cho chồng. Bà vợ của Phan Bội


25


Châu là một trong hàng ngàn vạn những người phụ nữ như vậy. Chồng chết
phải ở vậy nuôi con, sống vò võ đến già. Cấm phụ nữ cải giá là điều vô lý.
Viết bài Tống nho với phụ nữ Phan Khôi cũng cho rằng: Cái luật cấm cải giá
là bất công, vô đạo, cướp mất quyền lợi đàn bà mà khơng bổ ích gì cho phong
hố, nên phế trừ đi là phải”[21, 35]. Lễ giáo, phong tục, pháp luật ở Việt Nam
xưa một mặt thì khuyến khích chữ trinh, một mặt thì nghiêm trị tội dâm
khơng ngồi mục đích là buộc phụ nữ phải trinh tiết với chồng. Nếu chồng
chết mà tái giá thì khơng được hưởng hoa lợi tài sản của chồng để lại. Ngược
lại các tiết phụ được ban thưởng được phát giấy khen. Đề cao sự thủ tiết của
người vợ chẳng qua là bóp nghẹt khát vọng tình yêu, hạnh phúc gia đình của
phụ nữ. Trong xã hội phong kiến khơng có sự bình quyền nên người phụ nữ
suốt đời phải chịu thiệt thịi. Họ khơng được đi học, đi thi, làm quan, việc
đình đám khơng được bén mảng tới, ruộng đất cơng khơng có xuất chia, ăn
uống cũng phải chịu quanh quẩn nơi xó bếp. Quanh năm suốt tháng ở trong
nhà với công việc phục vụ gia tộc nhà chồng, không mấy khi vượt ra khỏi luỹ
tre làng nên họ bị giới hạn về nhận thức chỉ biết sống câm lặng tù túng. Cho
nên việc đề cao phụ nữ khuôn phép, hay lam hay làm, chịu thương chịu khó,
nhẫn nại ... thực chất cũng là khuyến khích tính cam chịu chấp nhận, tập cho
họ thói quen chịu đựng theo tư tưởng Nho giáo qui định. Phan Khơi rất có lý
khi tỏ thái độ khơng bằng lịng trước lời khen của xã hội đàn ông dành cho bà
Tú: “Người vợ hiền! Người mẹ lành! Người đàn bà đảm! Hai vai gánh vác
giang sơn cho chồng! Công đức vô lượng! ấy là lời họ khen tặng bà Tú. ấy là
phần thưởng của xã hội đàn ông để dành cho bà Tú"[21,790]. Khen tặng phụ
nữ như thế thực chất là trao thêm gánh nặng cho người phụ nữ. Lời khen đó
chẳng qua là nêu tấm gương cam chịu cho nữ giới nói chung, khi tấm gương
ấy mất đi xã hội thở dài thương tiếc,vì xã hội này là xã hội đàn ông nên họ
thương tiếc là phải:“Bà Tú Xương, cả đời bà biết chiều chồng, khéo làm mọi,



×