Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tài liệu CHỦ ĐIỂM : GIA ĐÌNH VÀ BẢN LÀNG - KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 6 - Thứ 6 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 11 trang )

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN
CHỦ ĐIỂM : GIA ĐÌNH VÀ BẢN LÀNG
TUẦN VI

Thứ,

Tên
Hoạt động
Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6


1 - ĐÓN
TRẺ

- Trò chuyện
về công việc
trồng lúa của
bố mẹ.
- Trò chuyện
về công cụ lao
động của bố
mẹ.


- Trò chuyện
về công việc
đồng án của bố
mẹ
- Trò chuyện
về sản phẩm
do mọi
người trong
gia đình làm
ra.
- Trẻ kể về
những người
thân trong
gia đình của
bé.

2 -THỂ
DỤC
VẬN
ĐỘNG


- Đi theo
đường dích
dắc.

- Ôn đội hình,
đội ngũ.

- Tập trẻ xếp

hàng ngang,
hàng dọc và
kết hợp các
kiểu đi.

- Đi trong
đường hẹp.

- Tập theo
bài “Ồ sao
bé không
lăc”.

3 -HOẠT
ĐỘNG
CHUNG


- THỂ DỤC
:
Đi bước dồn
trước trên
ghế băng.

- GDÂN :
Lớn lên cháu
lái máy cày.
- MTXQ :
Trò chuyện về
công việc

trồng lúa của
bố mẹ.

- LQCC :
Tô chữ I – T –
C.


- VĂN HỌC
:
Qủa thị.

- TẠO HÌNH

Vẽ công việc
mà cháu
thích.


4 -HOẠT
ĐỘNG
NGOÀI
TRỜI


- Trẻ chơi tự
do.

- Vỗ tay theo
nhịp giống cô.


- Quan sát cây
cối xung
quanh lớp.

- Trò chơi thi
nói nhanh
công việc mà
trẻ hay làm.

- Trò chơi
dân gian.


5 -HOẠT
ĐỘNG
GÓC

- Xây trường nhà của bé có tường rào, cổng ngõ, có vườn rau sạch.
- Trẻ đóng vai cô giáo, vai người bán hàng, bác sĩ, gia đình có ông bà, bố,
mẹ,
- Trẻ biết trồng cây xanh cho bóng mát, vườn rau xanh, trồng hoa, chăm sóc
hoa.
- Trẻ biết vẽ, nặn, tô màu trường, các thành viên trong gia đình.



6 -HOẠT
ĐỘNG TỰ
CHỌN




- Dạy trẻ làm
quen với âm
nhạc “Lớn
lên cháu lái
máy cày ”

- Vệ sinh cá
nhân, lớp học.
- Giáo dục lễ
phép.

- Lau đồ dùng
đồ chơi trong
lớp.

- Làm quen
với chữ cái.
- Dặn dò,
nhắc nhở.
- Làm quen
một số bài
thơ, bài hát
ở địa
phương.
- Nhận xét
tuyên
dương, phát

phiếu bé
ngoan.

Thứ 6
1)Đón trẻ : TRẺ KỂ VỀ NHỮNG NGƯỜI THÂN
TRONG GIA ĐÌNH CỦA BÉ
I/Mục đích :
- Trẻ biết tên những thành viên trong gia đình.
- Biết ông, bà, cha, mẹ là những người thân.
- Biết quan tâm giúp đỡ mọi người.
II/Chuẩn bị :
- Một số tranh về những người thân trong gia đình.
III/Cách tiến hành :
- Cô hỏi : Ở nhà các con gồm có những ai ? Bây giờ các con hãy kể cho cô
và các bạn cùng nghe thử nào ?
- Thế nhà con gồm có những ai ?
- Nhà con có ông, bà ở chung với con không ?
- Nhà con có mấy anh, chị em.
- Có mấy trai, mấy gái ?
- Con còn có em không ?
- Cô cho từng trẻ đứng lên kể.
- Các con à ! Gia đình gồm có ông, bà, cha, mẹ, anh, chị em … chúng ta
gọi chung là gia đình. Vì điều kiện hoàn cảnh của từng gia đình, có gia đình ở
chung ba thế hệ, có gia đình thì hai thế hệ, cũng có gia đình chỉ một thế hệ, dù
nhiều thế hệ hay ít chúng ta gọi chung là gia đình, lớp mình rõ chưa nào.
000
2)Thể dục vận động : TẬP THEO BÀI Ồ SAO BÉ KHÔNG LẮC
I/Yêu cầu :
- Trẻ biết tập theo bài “Ồ sao bé không lắc”
- Trẻ biết chơi trò chơi ồ sao bé không lắc.

II/Tiến hành :
- Cho trẻ tập các động tác theo bài hát Chú gà trống
- Cho trẻ xếp thành hai hàng tập bài thể dục sáng .Sau đó di chuyển đổi
hình thành vòng tròn cho trẻ chơi trò chơi “Ồ sao bé không lắc”. Cô tập
mẫu trẻ làm theo.
000
3)HOẠT ĐỘNG CHUNG MÔN TẠO HÌNH
ĐỀ TÀI : VẼ CÔNG VIỆC MÀ CHÁU THÍCH.
I/ Yêu cầu :
1/Kiến thức
- Trẻ biết vẽ hoàn thành tranh công việc.
- Trẻ biết kết hợp các đường nét cơ bản để vẽ những công việc mà trẻ
thích.
2)Kỹ năng :
- Rèn luyện sự khéo léo của đôi tay.
- Rèn luyện kỹ năng cầm bút, tư thế ngồi vẽ, biết phối hợp các nét để
vẽ hoàn thành sản phẩm.
3/Giáo dục :
- Giáo dục trẻ biết làm những việc nhỏ để giúp bố mẹ.
II.Chuẩn bị:
- Bàn ghế đúng qui cách.
- Tranh mẫu của cô về một số công việc : giảng dạy, cuốc đất, cấy lúa,
cày bừa, quét nhà, giặt đồ.
- Giấy vẽ,bút chì, màu tô cho trẻ.
III. Phương pháp
- Trực quan, đàm thoại ,thực hành .
- Tích hợp: âm nhạc, môi trường xung quanh,.
IV/ Cách tiến hành :

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1)Ổn định, dẫn dắt, giới thiệu :
- Cho trẻ hát bài “ Cháu vẽ ông mặt trời ” .

- Trẻ hát .
- Đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát.
+ Các con vừa hát bài hát gì ?
+ Trong bài hát em bé đã vẽ những gì ?
À đúng rồi, thế các con có thích vẽ như em bé
trong bài hát không. Vậy giờ tạo hình hôm nay cô sẽ
dạy cho các con vẽ những công việc mà các con
thích nhé.
2) Quan sát, đàm thoại về đối tượng:
a) Cho trẻ trực quan, đàm thoại tranh mẫu
:
* Cô treo tranh vẽ cảnh cuốc đất cho trẻ quan sát.
Cô gợi ý hỏi :
- Các con xem trong tranh vẽ gì ?
- Thế cuốc đất để làm gì ?
- À đúng rồi : Các bác nông dân quốc đất, để đất
tơi xốp, rồi trồng cây, gieo hạt, trồng lúa,…
- Các con có thích cuốc đất không ?
- Nhờ các bác nông dân cuốc đất, trồng cây nên
chúng ta mới có gạo, rau xanh, trái cây,… để ăn.
Cuốc đất rất vất vả đấy các con, nhưng đó là một
công việc rất hữu ích.
- Trời tối
Trời sáng.
* Cô treo tranh bé quét nhà
- Trả trả lời.
- Trẻ kể.

- Trẻ lắng nghe.


- Trẻ chú ý quan sát.

- Trẻ chú ý lắng nghe.
- Trẻ trả lời.
- Trẻ lắng nghe.
- Đi ngủ.
- Thức dậy.
- Trẻ chú ý quan sát.
- Trẻ trả lời.


- Trẻ lắng nghe.



- Trẻ vẽ trên không.
- Trẻ thực hành.
- Các con xem bức tranh vẽ gì ?
- Vậy các con có thường hay quét nhà không ?
- Thế quét nhà để chi ?
- À đúng rồi, ông bà ta có câu :
“Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”
- Nhà là nơi chúng ta ăn, ở, ngủ, nghỉ,… vì thế các
con phải giữ sạch sẽ nhớ chưa. Quét nhà là một công
việc nhẹ nhàng mà vừa hữu ích, các con nhớ siêng
năng quét nhà giúp ba, mẹ để giữ cho nhà luôn sạch
nhé.

Ngoài công việc cuốc đất và quét nhà ra còn có
rất nhiều công việc khác đấy các con. Vậy bây giờ
các con hãy vẽ những công việc mà các con thích.
b)Hướng dẫn của giáo viên :
- Cho trẻ vẽ trên không những nét cơ bản : nét
thẳng, nét xiên, nét cong, nét tròn
- Cho trẻ tiến hành vẽ trên giấy. Cô nói vẽ xong các
con mới tô màu. Khi tô màu các con phải tô đúng và
đẹp, không làm lem màu ra ngoài.
c) Trẻ thực hành :
- Cô kiểm tra vật liệu thực hành của từng trẻ.
- Cô nhắc trẻ cách ngồi, cách cầm bút.
- Cho trẻ tiến hành vẽ, cô gợi ý nhắc nhỡ, động viên
trẻ vẽ đẹp, đúng các kỹ năng.




- Làm động tác chống mỏi.
- Trẻ mang sản phẩn trưng
bày.
- Trẻ thực hiện cùng cô.
- Lớp thực hiện.

- Trẻ lắng nghe.


- Trẻ đọc thơ và đi ra
ngoài.
- Gần hết giờ cô nhắc trẻ hoàn thành sản phẩm.

- Hết giờ cho trẻ dừng bút và thể dục chống mệt
mỏi.
d) Nhận xét sản phẩm :
- Cho trẻ lên trưng bày sản phẩm.
- Cô và trẻ phân loại tranh theo nhóm công việc
đồng áng, công việc nhà.
- Cô mời 3 – 5 trẻ nhận xét.
- Cô chọn một số tranh đẹp và tuyên dương.
- Cô nhận xét lại, tuyên dương trẻ vẽ đẹp, khuyến
khích những trẻ vẽ chưa được.
* Giáo dục : Các con à, mỗi công việc đều mang
đến cho ta một lợi ích riêng. Mỗi chúng ta cần phải
biết làm việc dù là một việc nhỏ bé như : quét nhà,
cho gà ăn…Và các con cố gắng ngoan ngoãn, học
chăm, ăn giỏi chóng lớn để làm những việc mà mình
thích nhé.
- Cho trẻ đọc thơ “ Cái bát xinh xinh ”đi ra ngoài.

000




4)Hoạt động ngoài trời : TRÒ CHƠI DÂN GIAN
I/Mục đích :
- Phát triển ngôn ngữ.
- Rèn tính khéo léo định hướng trong không gian.
- Trẻ đoàn kết trong khi chơi.
II/Chuẩn bị :
- Sân chơi.

III/Cách tiến hành :
Cô hướng dẫn cách chơi và tiến hành cho trẻ chơi.
- Cách chơi : Trẻ chơi khoảng 5 – 8 trẻ. Các trẻ “Oẳn tù tì” ai thua thì
trẻ đó nhắm mắt lại và đếm đến 10. Lúc đó thì các bạn khác tìm chỗ
trốn. Bạn nhắm mắt đếm đến 10 thì mở mắt ra đi tìm các bạn đi trốn.
Nếu người đi tìm nhìn thấy người đi trốn thì chỉ tay vào đó và nói
tên bạn đó.
- Ví dụ : Nhì thấy bạn Lan chỉ tay về phía bạn Lan và nói “ Lan chết”,
các bạn khác tìm cách chạy trốn chỗ khác. Nếu chạy kịp về chỗ và
nói “ mô tê ” mà không bị bạn đi tìm phát hiện thì bạn đó được sống.
- Bạn bị chết sẽ thay cho các bạn đi tìm.
000





6)Hoạt động tự chọn : MỘT SỐ BÀI THƠ BÀI HÁT ,CA DAO Ở ĐỊA
PHƯƠNG
NHẬN XÉT TUYÊN DƯƠNG, PHÁT PHIẾU BÉ
NGOAN
I.Mục đích
- Trẻ viết được một số bài thơ bài hát tục ngữ ở địa phương .
- Trẻ thuộc nhiều bài thơ câu hát …từ đó yêu quê hương mình hơn .
II.Tiến hành :
- Cô cùng trẻ ôn lại những bài thơ bài hát … Cô hát trước, trẻ nhớ lại
và hát cùng cô. (Bài hát, bài thơ trẻ đã được học )
000
I/Mục đích :
- Trẻ biết nhận xét mình trong tuần.

- Biết phấn đấu ngoan hơn.
II/Chuẩn bị :
- Câu nhận xét.
- Phiếu bé ngoan.
III/Cách tiến hành :
- Các con ơi hôm nay là buổi cuối tuần rồi, các con đoán xem tuần này
bạn nào ngoan nhất.
- Trẻ đoán, kể tên.
- Cô mời một vài trẻ tự nhận xét mình trong tuần.
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ.
- Cô phát phiếu bé ngoan cho trẻ.
- Những trẻ chưa ngoan cô khuyến khích, tuần sau cố gắng hơn để
được nhận phiếu bé ngoan.
- Dặn dò, nhắc nhở.



×