Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Báo chí truyền thông và dư luận xã hội vấn đề khủng hoảng truyền thông và vai trò của báo chí truyền thông trong việc tham gia, giải quyết những khủng hoảng đó

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.01 KB, 19 trang )

Bài làm
Khủng hoảng truyền thơng là hiện tượng, tình huống tạo ra sự bất lợi
với hoạt động của đơn vị, tổ chức nào đó - đặc biệt là các doanh nghiệp; sau
khi xảy ra một sự kiện, vấn đề và truyền thông nhập cuộc, lôi cuốn sự chú ý
của dư luận. Từ cách hiểu này, có thể thấy khủng hoảng truyền thơng có thể
xảy ra trong nhiều lĩnh vực, nhất là trong thời đại bùng nổ các loại hình truyền
thơng. Tuy nhiên, khủng hoảng truyền thơng cịn trực tiếp liên quan cơng
chúng tiếp nhận thơng tin và khi trình độ, quan niệm, khả năng xử lý thơng tin
khác nhau, có khoảng cách chênh lệch, thì nguy cơ xuất hiện khủng hoảng
thơng tin rất lớn. Với sự góp sức của mạng xã hội, nơi mọi người tham gia
bàn bạc để khẳng định hoặc phủ định, thậm chí kêu gọi tẩy chay đã gây
những hậu quả nặng nề. Ở các đơn vị, tổ chức hoạt động kinh doanh thì hậu
quả nặng nề nhất là sụt giảm lịng tin của cơng chúng với loại hàng hóa, sản
phẩm mà họ cung cấp. Và khơng chỉ các doanh nghiệp mới “sợ” khủng hoảng
truyền thông, nhiều đơn vị khơng có chức năng kinh doanh, sản xuất cũng có
thể phải đối diện với khủng hoảng truyền thơng khi mà sự giám sát, phản biện
của người dân được sử dụng đúng mức, lành mạnh.
Khi khủng hoảng xảy ra, báo chí truyền thơng đưa tin trung thực, ý
kiến phân tích khách quan, có tri thức, có thiện chí, rạch rịi, cụ thể, chỉ rõ
điều cần phê phán sẽ có tác dụng tích cực, gây hiệu ứng lành mạnh trong xã
hội. Khi ấy buộc đơn vị, tổ chức liên quan phải nhận lỗi trước dư luận, điều
chỉnh quá trình sản xuất, thậm chí phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu
để lại hậu quả nghiêm trọng. Cịn nếu báo chí truyền thơng chạy theo xu
hướng khai thác khía cạnh giật gân để câu khách, công bố ý kiến thiếu khách
quan, thiếu hiểu biết cặn kẽ vấn đề, lại phiến diện, mập mờ, lợi dụng sự kiện
để đưa ra các liên hệ có tính đả kích, bài bác… thì sẽ gây tổn hại đến uy tín,
lợi ích của đơn vị, tổ chức liên quan. Bên cạnh đó, trong bối cảnh internet
phát triển mạnh mẽ, mạng xã hội cũng “góp phần” biến một số sự cố (đôi khi
1



rất nhỏ) thành một cuộc khủng hoảng truyền thông. Tốc độ cập nhật thơng tin
trên mạng xã hội khơng cịn tính theo ngày hay giờ, mà tính theo phút, theo
giây. Cho nên, điều đáng lo ngại là khi báo chí truyền thơng đưa thơng tin
chưa chính xác, thiếu kiểm chứng, bình luận vội vàng và cảm tính, được khai
thác để đưa lên mạng xã hội thì mức độ lan truyền tăng lên rất nhanh, tác
động tới sự tiếp nhận của cơng chúng, thậm chí chiếm được niềm tin của
nhiều người, nhất là khi có người đã nhân danh chun mơn để bàn thảo, đánh
giá và phê phán. Từ đó có thể nói, trách nhiệm của báo chí truyền thơng đối
với dư luận càng phải được đề cao.
Để làm rõ hơn vai trị của báo chí truyền thơng trong việc tham gia, giải
quyết những khủng hoảng truyền thông, định hướng dư luận xã hội tơi xin
trình bày một vài trường hợp cụ thể như sau:
1. Vụ việc Formosa
Hiện tượng cá chết hàng loạt ở miền Trung xảy ra từ ngày 6/4/2016,
bắt đầu xuất hiện tại tỉnh Hà Tĩnh (khu vực cảng Vũng Áng và các xã Kỳ
Lợi, Kỳ Hà của thị xã Kỳ Anh), sau đó tiếp tục xảy ra tại các tỉnh: Quảng
Bình ngày 10/4, Thừa Thiên - Huế ngày 15/4, Quảng Trị ngày 16/4 với số
lượng và tần suất theo thời gian tại từng tỉnh khác nhau và kéo dài đến
khoảng ngày 4/5.
Tuy nhiên từ ngày 19-4, báo chí mới bắt đầu đưa tin về hiện tượng này,
vụ việc trở nên nóng hơn khi có một bé gái 8 tuổi ở xã Quảng Phú, huyện
Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình bị ngộ độc sau khi ăn cá chết và báo chí đưa
tin về một đường ống nghi là hệ thống xả thải từ dự án Formosa (của Công ty
Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh) “cắm” xuống đáy biển Vũng Áng.

2


- đăng ngày 20/4/2016 trên báo điện tử
VTV.

- đăng trên báo Thanh niên
điện tử ngày 22/4/2016
Trước thông tin báo chí đăng tải, ngày 21/4 Thứ trưởng Bộ NN-PTNT
Vũ Văn Tám khuyến cáo người dân các tỉnh miền Trung tuyệt đối không được
ăn, chế biến cá chết hàng loạt ở bờ biển các tỉnh này. Để tránh gây thiệt hại
cho sản xuất, tiêu thụ cá của người dân nuôi trồng thuỷ sản, Thứ trưởng Vũ
Văn Tám cũng cho biết sẽ đề nghị UBND các tỉnh miền Trung chỉ đạo các cơ
quan chức năng khuyến cáo và hướng dẫn cho người dân phân biệt sản phẩm
cá đảm bảo an toàn, cá ni bình thường, để người dân, người tiêu dùng
khơng hoang mang, tẩy chay và yên tâm sử dụng những sản phẩm an toàn.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc cá chết hàng loạt cùng những thông tin ngộ độc
do ăn phải cá chết đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, tiêu thụ cá của người
dân nuôi trồng thủy sản tại các tỉnh Miền Trung. Vì khơng dễ phân biệt cá
nhiễm độc và cá sạch nên người mua hạn chế tiêu dùng, ảnh hưởng chung cả

3


thị trường hải sản kể cả tôm, cá, mực, cua ghẹ, ốc hến… đòng thời làm giá
các mặt hàng thủy sản cũng giảm nhiều. Ngoài ra, các hoạt động dịch vụ, du
lịch cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- đăng ngày 21/4 trên báo
Người lao động.
Ngày 22/4, Phó Thủ Tướng Trương Hịa Bình giao cơ quan chức năng
kiểm tra, làm rõ các thơng tin báo chí nêu về vấn đề “nghi vấn ống xả thải
khổng lồ dưới biển Vũng Áng”. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao Bộ Tài
ngun và Mơi trường (TN-MT) chủ trì, phối hợp với Bộ Nơng nghiệp và
Phát triển nông thôn (NN-PTNT), UBND 4 tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình,
Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế khẩn trương điều tra làm rõ nguyên nhân tình
hình hải sản chết bất thường.

Chiều ngày 23/4, tại cuộc làm việc giữa các tỉnh có hiện tượng cá chết
hàng loạt với đại diện Bộ TN-MT, Bộ NN-PTNT, Thứ trưởng Bộ TN-MT Võ
Tuấn Nhân cho biết đường ống xả thải ra biển của Formosa có trong thiết kế,
có quy trình xử lý và được Bộ cho phép. Trước khi nước được thải ra biển đã
được xử lý, quan trắc tự động.
Ngày 24/4, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã đến TX Kỳ Anh, tỉnh
Hà Tĩnh kiểm tra tình hình khắc phục hậu quả cá chết hàng loạt, chỉ đạo các
bộ, ban ngành liên quan làm việc hết trách nhiệm, tìm ra nguyên nhân cá chết,
trường hợp cần thiết có thể thuê chuyên gia nước ngồi hỗ trợ.
Chiều ngày 25/4, Văn phịng Chính phủ có văn bản truyền đạt ý kiến
chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu khẩn trương làm rõ
nguyên nhân gây hiện tượng hải sản chết bất thường tại miền Trung, báo cáo
ngay Thủ tướng biện pháp xử lý nghiêm vi phạm. Thủ tướng yêu cầu rà soát,
thống kê thiệt hại, đề xuất biện pháp hỗ trợ cho bà con ngư dân.
Ngày 25/4, trong lúc chờ kết luận của cơ quan chức năng, ông Chu
Xuân Phàm Giám đốc đối ngoại của Công ty Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh,
4


đã có phát biểu gây sốc: “Muốn bắt cá tơm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu
chọn cả hai thì làm Thủ tướng cũng không giải quyết được” Chiều ngày 26/ 4,
Formosa họp báo, xin lỗi về những phát ngôn này song khơng cơng nhận có
xả chất thải độc hại ra biển. Ngày 27/4, ông Phàm bị Formosa cho nghỉ việc.
Tại cuộc họp báo tối ngày 27/4, Thứ trưởng Bộ TN-MT Võ Tuấn Nhân
cho biết hiện chưa có bằng chứng để kết luận công ty Formosa liên quan tới
cá chết bất thường ở miền Trung. Các nhà khoa học thống nhất nhận định sơ
bộ có 2 nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt: Do tác động
của các độc tố hoá học thải ra từ hoạt động của con người trên đất liền và trên
biển; do hiện tượng dị thường tự nhiên kết hợp với tác động của con người tạo
nên hiện tượng tảo nở hoa của nước mà trên thế giới gọi là hiện tượng thuỷ

triều đỏ.
Ngày 28/4, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà đã thị sát kiểm tra
Formosa, Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng; đồng thời tự nhận khuyết điểm về
sự lúng túng trước sự việc cá chết hàng loạt. Bộ trưởng Hà chỉ đạo
Formosa phải đưa đường ống xả thải ngầm lên để thuận tiện cho việc theo
dõi, giám sát.
Chiều 2/6, sau gần 2 tháng xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt, tại cuộc
họp báo thường kỳ tháng 5-2016 của Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn
phịng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết đã xác định được nguyên nhân cá
chết hàng loạt ở biển miền Trung thời gian qua, nhưng cần phản biện khoa
học trước khi công bố.
Tháng 7/2016, Báo điện tử Người Đưa Tin đã gây tiếng vang với dư
luận và cơ quan chức năng sau khi công bố loạt bài điều tra “Formosa chôn
lấp chất thải trên rừng”. />
đăng

ngày

12/7/2016
Cụ thể, sau nhiều ngày theo dõi và điều tra, nhóm phóng viên của Báo
Người Đưa Tin đã phát hiện 100 tấn chất thải của Công ty TNHH Gang thép
5


Hưng Hiệp Formosa (Formosa Hà Tĩnh) được chôn lấp tại một trang trại bí
mật thuộc vùng thượng Kỳ Trinh, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Sau khi sự việc được đăng tải, Chính phủ đã u cầu Bộ Tài ngun và
Mơi trường, Bộ Khoa học công nghệ... khẩn trương phối hợp UBND tỉnh Hà
Tĩnh kiểm tra, làm rõ.Trường hợp đúng sự thật phải có biện pháp xử lý
nghiêm theo quy định của pháp luật và báo cáo Thủ tướng.

Các nhà khoa học lấy mẫu phân tích, kết quả cho thấy có một số mẫu
có nồng độ chất xyanua vượt quá quy chuẩn, ngưỡng chất thải nguy hại. Ngay
sau đó, cơ quan chức năng đã đưa ra các biện pháp ngăn chặn, xử phạt và
khắc phục hậu quả chôn lấp chất thải nguy hại do Formosa gây ra.
Trước hiệu quả lan truyền mạnh mẽ của loạt bài điều tra, Bộ TT-TT đã
trao tặng bằng khen cho báo điện tử Người Đưa Tin và những phóng viên nỗ
lực vạch trần sai phạm trong việc chôn chất thải của Formosa Hà Tĩnh ra
trước ánh sáng cơng luận. Nói về vai trị báo chí trong sự kiện này, tại cuộc
họp báo Chính phủ thường kỳ, Bộ trưởng Bộ TN-MT Trần Hồng Hà đã phát
biểu: “Tôi xin cảm ơn cơ quan báo chí trong thời gian vừa qua đã phát hiện vụ
việc Formosa chôn lấp rác thải. Nó thể hiện sự dũng cảm, trách nhiệm lớn của
nhà báo với người dân".
=> Qua các sự việc kể trên, có quá nhiều bài học về xử lý khủng hoảng
truyền thơng được rút ra như:
1. Khủng hoảng Fomorsa có đầy đủ 3 yếu tố lớn trong việc phát sinh
khủng hoàng: Tạo nên những mối đe dọa cho cộng đồng, bất ngờ và có ít thời
gian để ứng phó. Cộng theo đó, sự quản lí rủi ro và khủng hoảng cũng thiếu
chuyên nghiệp. Ngay từ khi sự việc bắt đầu diễn ra, việc đầu tiên để giảm bớt
khủng hoảng truyền thông trong trường hợp này là làm đám đông không
hoảng loạn, khơng bất mãn, nổi giận, do đó khơng gây rối loạn. Thế nhưng
các cơ quan chức năng lại chậm trễ trong việc xử lý.
2. Ứng xử không nhanh. Ngày 6/4 diễn ra sự việc nhưng tới 2 tuần sau
mới có phản ứng. Trong 2 tuần đã quá đủ để sự việc đi ngồi tầm kiếm sốt.
6


Từ đó cho thấy Formosa đã coi thường khủng hoảng này, để rồi không theo
sát dư luận.
3. Cần lên kế hoạch và chỉ định người thay mặt công ty tiếp xúc với
truyền thơng. Trong kế hoạch phải có bản tun bố được bàn bạc kĩ càng

trước. Ngồi ra khơng một ai được tiếp xúc với truyền thông. Thông qua việc
ông Chu Xuân Phàm phát ngôn như đổ dầu vào ngọn lửa khủng hoảng truyền
thông, chứng tỏ Formosa đã không thực hiện được những điều trên.
4. Chưa quản lí thành cơng khủng hoảng đã vội nghiên cứu chun
mơn.Tìm ngun nhân gốc của khủng hoảng thì tốn rất nhiều thời gian, trong
khi dư luận khó có thể đợi. Nếu quản lí khủng hoảng thành cơng thì đám đơng
sẵn sàng đời kết quả nguyên nhân khủng hoảng
Để rồi vụ việc fosmosa không được kiểm sốt, người dân tham gia biểu
tình tại nhiều nơi, mâu thuẫn khi lợi ích của nhân dân khơng được đảm bảo,
người dân đã mất niềm tin đối với các lãnh đạo đất nước. Khi cho phép
Formosa áp dụng hàm lượng tham chiếu 15%, ông Bùi Cách Tuyến lý giải
rằng một số nước cũng áp dụng mức này. Nhưng chính ông Bùi Cách Tuyến
lại là người ký Thông tư ban hành quy chuẩn khí thải đối với ngành luyện
thép, trong đó giới hạn hàm lượng oxy tham chiếu là 7%. Nói nơm na là vị
thứ trưởng này đưa ra quy định 7%, rồi chính ơng ấy cho phép một doanh
nghiệp được đặc cách không cần áp dụng. Trong câu chuyện này, chưa bàn
đến hệ luỵ mơi trường có hay khơng, mà chỉ bàn đến việc một cơ quan quản
lý ngành lại cho phép doanh nghiệp đứng trên quy định pháp luật là rất không
ổn. Bởi, hành động cho phép ấy chứng tỏ cơ quan vận hành pháp luật đã
không tôn trọng chính những quy định mà họ ban hành.
Trong vụ việc này chúng ta không thể không nhắc đến vai trị quan
trọng của báo chí phát hiện cũng như thơng tin vấn đề. Tuy nhiên, báo chí
cũng gặp rất nhiều khó khăn và khơng thể thực hiện tốt vai trị của mình trong
việc xử lý khủng hoảng truyền thơng, định hướng dư luận xã hội. Luật báo chí
có đề cập “thơng tin trên báo chí phải đảm bảo lợi ích của đất nước và của
7


nhân dân”, khi lợi ích của nhân dân và đất nước có sự mâu thuẫn, các cơ quan
báo chí cũng trở nên “bất lực” bởi sự kiểm duyệt chặt chẽ của pháp luật trước

nội dung thông tin. Tự do báo chí những vẫn ln nằm trong khn khổ pháp
luật. Trái lại, trên các diễn đàn mạng xã hội chủ đề này đã thu hút lượt tương
tác của đông đảo người dân. Trên một số trang cá nhân của những nhà báo,
thông tin được đăng tải công khai, thu hút lượt bình luận của nhiều người dân,
đưa thơng tin chi tiết vụ việc. Một lần nữa, mạng xã hội chứng tỏ được vai trị
của mình trong việc phản biện các chủ trương chính sách của nhà nước và
giám sát hoạt động của các cơ quan chức năng.
2. Vụ nước mắm nhiễm Asem
Ngày 14/10/2016, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng
(Vinastas) đã đăng bài “Báo cáo kết quả khảo sát nước mắm trên tồn quốc”
trên trang web của Hội, cơng bố thông tin 67% mẫu nước mắm do Hội này
khảo sát bị nhiễm asen vượt mức cho phép. Thông tin này được đồng loạt
đăng, phát trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng, như có người nói, đã
tạo thành một “chiến dịch truyền thông gây sợ hãi”
Ngày 17/10/2016, Vinastas tổ chức buổihọp báo báo cáo kết quả khảo
sát nước mắm trên tồn quốc. Theo đó, tại 10 tỉnh/ thành phố trên cả nước,
101/150 mẫu nước mắm được khảo sát (chiếm 67,33%) khơng đạt quy định
về hàm lượng Arsen (thạch tín) cho phép có trong sản phẩm nước chấm tối đa
là 1.0mg/L. Trong đó, hàm lượng Arsen tổng của các mẫu không đạt theo quy
định dao động từ trên 1,0mg/L đến 5 mg/L
Đến ngày 18/10/2016, Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng tiếp
tục đăng tải bài “Gần 85% mẫu nước mắm của 88 doanh nghiệp không đạt
tiêu chuẩn” trên trang web của Vinastas. Theo đó, các cơng bố và bài viết của
Vinastas đồng loạt có nội dung cơng bố 95,65% số mẫu khảo sát có độ đạm từ
40% độ trở lên được đánh giá là hàm lượng thạch tín (Arsen) – một loại á kim
cực độc vượt ngưỡng.
Khi thông tin trên được Vinastas công bố, nhiều cơ quan báo chí đã
8



đồng loạt đăng tải thông tin sai sự thật, được cộng đồng mạng xã hội chia sẻ
bài viết; trên mạng xã hội loan truyền thông tin lo ngại về sức khỏe cộng đồng
khi dùng nước mắm truyền thống.
Đỉnh điểm là ngày 18/10/2016, sau khi Vinastas tổ chức công bố kết
quả chương trình khảo sát chất lượng 150 mẫu nước mắm đóng chai của 88
nhãn hiệu, trên mạng xã hội có trên 42.275 thảo luận.
Hậu quả của việc thông tin đã làm dư luận xã hội hết sức hoang mang,
các sản phẩm nước mắm truyền thống bị người dùng tẩy chay, không đưa
được vào các siêu thị; các vùng, miền sản xuất nước mắm truyền thống càng
khó khăn hơn, nhất là vừa mới chịu hậu quả của sự cố môi trường biển tại các
tỉnh miền Trung; ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến người tiêu dùng và việc sản
xuất nước mắm truyền thống bao đời nay của người Việt Nam cũng như
thương hiệu hàng hóa của Việt Nam nói chung trên thị trường quốc tế.
Có thể nói, cơng bố trên của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng
đã khiến người tiêu dùng hoang mang bởi theo từ điển bách khoa Việt Nam
quyển số 1 Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa (tái bản lần thứ nhất 2007), trang
93 nêu rõ: “Thạch tín hay cịn gọi là Nhân ngơn là loại Arsen oxit, rất độc”.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia trong ngành, bản chất nước mắm đã
chứa hàm lượng thạch tín hữu cơ nhưng thạch tín hữu cơ gần như vơ hại,
thậm chí châu Âu cịn cho phép hàm lượng này trong nước chấm lên tới 30
mg/lít. Cịn thạch tín vơ cơ mới độc hại, có thể gây tử vong. Tuy nhiên, trong
những mẫu nước mắm vừa được Vinastas công bố chứa thạch tín lại khơng
phát hiện thạch tín vơ cơ.
Chính vì vậy, việc Vinastas đồng nhất khái niệm arsen nêu tại Quy
chuẩn Việt Nam QCVN 8-2:2011/BYT với “thạch tín”, một chất cực độc,
đồng thời khẳng định “95,65% số mẫu khảo sát có độ đạm từ 40 độ trở lên
được đánh giá là hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng quy định” là khơng đúng,
khơng có cơ sở khoa học và gây nhầm lẫn, hoang mang cho người tiêu dùng.
Do đó, ngày 20/10/2016, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt
9



Nam và một số hiệp hội, Hội đã gửi Bản kiến nghị về việc xử lý, ngăn ngừa
những hành động gây thiệt hại đến ngành sản xuất nước mắm truyền thống
của Việt Nam.
Ngay sau khi nhận được kiến nghị nói trên, ngày 22/10/2016, Văn
phịng Chính phủ đã có Cơng văn 9030/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ
đạo của Thủ tướng Chính phủ về thơng tin chất lượng nước mắm. Theo đó,
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xn Phúc đã có ý kiến Giao Bộ Nơng nghiệp
và Phát triển nơng thơn chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế để có ngay thơng tin
chính thức, cơng khai, rõ ràng, đầy đủ tới người dân về loại và hàm lượng
asen an toàn trong sản phẩm nước mắm cũng như các thông tin cần thiết khác
liên quan, tránh gây hoang mang trong dư luận.
Thủ tướng cũng giao Bộ Cơng Thương chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan xem xét cụ thể việc chấp hành các quy định pháp luật trong
q trình đưa thơng tin trên báo chí của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu
dùng Việt Nam (VINASTAS); xử lý nghiêm các sai phạm (nếu có).
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng giao Bộ Thông tin và truyền thông kiểm
tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật về hoạt động báo
chí đối với trường hợp nêu trên.
Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, cơ quan liên quan báo cáo kết quả
xử lý trước ngày 10/11/2016.
Tối cùng ngày, Bộ Y tế đã có báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ (số
172/BC-BYT) và cũng đã có thơng tin đến nhân dân qua các phương tiện
thông tin đại chúng về kết quả kiểm tra nước mắm. Theo đó, Bộ Y tế công bố
100% mẫu nước mắm (247 mẫu được thu thập ngẫu nhiên của 82 cơ sở sản
xuất khác nhau tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam và trên thị trường)
bao gồm cả nước mắm sản xuất theo phương pháp cơng nghiệp, phương pháp
truyền thống đều an tồn, khơng phát hiện asen vơ cơ (thạch tín)
Đến ngày 24/10/2016, trên cơ sở thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ

tướng Chính phủ, Bộ Cơng Thương đã thành lập Đồn kiểm tra liên ngành
10


việc chấp hành quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
của Hội tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas), gồm đại
diện Bộ Công Thương, Bộ Nội vụ, Bộ Khoa hoc Công nghệ, Bộ Y tế, Bộ
Công an, Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam.
Đặc biệt, ngày 4/11/2016 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ
Công an điều tra và sớm công bố kết quả điều tra vụ việc. Thủ tướng cũng
yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thơng xử lý nghiêm cơ quan báo chí (tập thể
và cá nhân) đưa thông tin thiếu trung thực về chất lượng nước mắm, gây ảnh
hưởng tiêu cực đến sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội.
Thủ tướng giao Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn tăng cường
kiểm sốt việc sản xuất, kinh doanh nước mắm, nhất là nguyên liệu và quy
trình sản xuất.
Ngày 8/11/2016, sau một tuần tiến hành kiểm tra, Đoàn thanh tra liên
Bộ xác định Hiệp hội Tiêu chuẩn Bảo vệ Người tiêu dùng Vinastas không bảo
đảm tính độc lập, tin cậy và minh bạch trong vụ khảo sát nước mắm. Báo cáo
chỉ rõ, VINASTAS đã có các sai phạm, cụ thể là khảo sát khơng xây dựng Đề
án và Kế hoạch khảo sát rõ ràng; việc khảo sát chủ yếu do Chủ tịch Hội và
một số cá nhân thực hiện; nhiều khâu không được cấp có thẩm quyền phê
duyệt và giám sát; q trình lấy mẫu thiếu tin cậy, không đúng quy định; việc
khảo sát được thực hiện dưới sự tài trợ của một doanh nghiệp, khơng đảm bảo
tính độc lập theo quy định.
Cùng với đó, việc VINASTAS cơng bố thơng tin sai về chất lượng
nước mắm có dấu hiệu vi phạm quy định tại Khoản 12 Điều 5 Luật An toàn
thực phẩm (đăng tải, cơng bố thơng tin sai lệch về an tồn thực phẩm gây bức
xúc cho xã hội hoặc thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh) và Khoản 6 Điều 10
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (lợi dụng việc bảo vệ quyền lợi người

tiêu dùng để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân khác).
Ngày 24/11/2016, Vinastas đã có cơng văn cáo lỗi về việc thông tin kết
11


quả khảo sát nước mắm trên toàn quốc chưa thận trọng, chính xác.
"Thay mặt cho nhóm khảo sát, Vinastas xin gửi tới người tiêu dùng,
các nhà sản xuất, kinh doanh nước mắm và các cơ quan quản lý lời xin lỗi về
sự cố đã xảy ra. Chúng tôi sẽ nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm của các cá
nhân có liên quan, kiện toàn tổ chức, quy chế làm việc để khơng xảy ra sai
sót tương tự",cơng văn của Vinastas cáo lỗi.
Tại

cuộc

họp

báo

Chính

phủ

thường

kỳ

được


tổ

chức

ngày 29/11/2016, Chủ nhiệm Văn phịng Chính phủ, Người phát ngơn của
Chính phủ Mai Tiến Dũng chỉ rõ, T&A Ogilvy là đơn vị tài trợ Vinatas trong
vụ khảo sát nước mắm.
Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản giao: Bộ Cơng
Thương khẩn trương chỉ đạo Vinastas cải chính thông tin mà Hội đã công
bố về chất lượng nước mắm, tổ chức kiểm điểm làm rõ và xử lý nghiêm các
sai phạm của.
Bộ Nội vụ tổ chức kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Hội và có biện
pháp chấn chỉnh kịp thời các tồn tại trong tổ chức và hoạt động của
Vinastas, chủ trì nghiên cứu làm rõ tư cách pháp lý trong thực hiện các hoạt
động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; xử lý nghiêm các vi phạm của Hội
này theo quy định.
Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan chủ quản của
các cơ quan báo chí có sai phạm xử lý nghiêm các cá nhân trong việc đưa
thông tin thiếu trung thực, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh
và đời sống xã hội.
Ngày 7/12/2016, 6 Hiệp hội kiến nghị Chính phủ làm rõ đơn vị chủ trì
việc tài trợ cho Công ty TNHH Liên doanh T&A Ogilvy để tiến hành các hoạt
động vừa qua dẫn đến sự cố “nước mắm truyền thống nhiễm asen”.
Theo các Hiệp hội, việc công khai danh tính đơn vị chủ trì các hoạt
động tài trợ cùng với lời xin lỗi của đơn vị chủ trì gây nên sự cố sẽ là biện
pháp răn đe hiệu quả nhằm tránh tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh bằng
12


việc “gắp lửa bỏ tay người”, sử dụng truyền thông và nhiều tổ chức khác

nhau, gây tác động lớn đến người tiêu dùng.
Ngày 8/12/2016, Bộ Cơng Thương đã có văn bản số 11816/BCT-QLCT
gửi Vinastas về việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Sau hai tháng “khơi mào” những thông tin sai lệch về nước mắm, đến
ngày 19/12/2016, Vinastas đã thực hiện cải chính thơng tin theo yêu cầu từ Bộ
Công Thương.


Hậu quả của các cơ quan báo chí, truyền thơng sau vụ việc

này như sau:
Về phía cơ quan báo chí:
Sau sự việc thơng tin nhầm lẫn này, Bộ TT-TT đã ra quyết định xử phạt
50 cơ quan báo chí thơng tin sai sự thật. Cụ thể, phạt báo Thanh Niên
200.000.000 đồng. Mức phạt tiền cao nhất đối với vi phạm hành chính trong
hoạt động báo chí. Phạt báo Người tiêu dùng: 50.000.000đồng và 6 cơ quan
báo chí khác số tiền 45.000.000 đồng/1 cơ quan, 41 cơ quan báo chí chịu mức
phạt từ 10-15 triệu đồng.
Cơng ty truyền thông T&A Ogilvy:
3 ngày sau khi bị trực tiếp nhắc đến tại họp báo Chính phủ thường kỳ,
13


T&A Ogilvy đã đóng cửa trang web chính thức với mục đích “bảo trì”.
Những sai lầm trong truyền thơng của T&A Ogilvy có thể tóm tắt như sau:
1. Im lặng. Im lặng có thể tốt trong 1 số trường hợp nhưng trong trường
hợp này, nó khơng hiệu quả.
2. Phản ứng chậm. Sau khi chính phủ tham gia vào sự việc mới cử ra
người đại diện. Khi này tất cả các báo chí cùng các kênh truyền thơng như TV

phát về sự việc thì đợt khủng hoảng truyền thơng này khơng thể cứu vãn.
3. Biến cố Đồng Tâm
Biến cố ở Đồng Tâm có thể coi bắt nguồn từ năm 1980 khi Bộ Quốc
phịng được giao xây dựng sân bay Miếu Mơn trên địa bàn 3 xã của huyện
Chương Mỹ và xã Đồng Tâm.
Đến năm 2014, Bộ Quốc Phịng có quyết định giao đất cho Tập đồn
Viễn thơng qn đội (Viettel) tiếp nhận, quản lý, sử dụng vào cơng trình quốc
phịng A1, trong đó có 46 ha thuộc xã Đồng Tâm. Đây là khu đất đồng Sênh,
nơi người dân canh tác hàng chục năm qua. Họ muốn thành phố làm rõ trắng,
đen ranh giới đâu là đất nông nghiệp, đâu là đất quốc phịng và khi thu hồi
cần có giấy tờ cụ thể.
Trong khi đó, thơng tin từ chính quyền Hà Nội lại cho rằng, do sự
bng lỏng quản lý của chính quyền địa phương nên người dân đã "lấn chiếm,
sử dụng, xây dựng cơng trình trên đất quốc phịng", người dân đã có đơn thư
khiếu tố lên huyện, thành phố. Từ cuối năm 2016, tình hình tại xã Đồng Tâm
trở nên nóng bỏng khi hoạt động giải phóng mặt bằng diễn ra ở đồng Sênh
trong sự phản đối của người dân.
Vụ việc lên đến đỉnh điểm vào ngày 15/4 khi Công an Hà Nội bắt 4
công dân Đồng Tâm để điều tra vụ án gây rối trật tự công cộng tại xã.
Hành động này vấp phải sự phản ứng dữ dội của người dân bởi trong số
đó có cụ Lê Đình Kình (82 tuổi), người có tiếng nói và ảnh hưởng lớn đối với
dân làng Hồnh (Đồng Tâm). Ơng Kình có hơn 60 năm tuổi Đảng, nguyên là
Bí thư đảng ủy xã.
14


Sau khi ơng Kình và những người khác bị đưa đi, một số công dân
Đồng Tâm đã đập phá ôtô. 38 người (gồm cán bộ huyện Mỹ Đức, chiến sĩ
công an, cảnh sát cơ động) bị người dân giữ trong nhà văn hóa thơn Hồnh.
Ngay sau đó, người dân tự cô lập bằng cách phong tỏa các lối vào thôn.

Họ lập các chốt chặn bằng gạch, đá, cây gỗ lớn, dây thép gai, thậm chí cả tủ
lạnh, bàn ghế cũ. Những hàng rào tự chế này chắn ngang đường đi, chỉ để lại
một lối nhỏ vừa đủ để xe máy chật vật lách qua.
Cùng lúc, dân làng phân công nhiều người, chủ yếu là nam thanh niên
canh gác ở các chốt và đường làng nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của người
lạ. Nhiều cán bộ huyện Mỹ Đức xuống hòa giải hay nhà báo đến đưa tin cũng
bị người dân giữ lại.
Ngày 16/4, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chính thức phát thơng tin
liên quan đến vụ việc người dân giữ cán bộ, chiến sĩ cảnh sát ở xã Đồng Tâm.
Một ngày sau, người dân thơn Hồnh cho biết họ đã trao đổi qua điện
thoại với ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND Hà Nội.
Đến ngày 18/4, Công an Hà Nội cho biết người dân Đồng Tâm đã thả
15 cảnh sát cơ động và 3 người tự giải thoát. Đồng thời, 4 người dân Đồng
tâm bị bắt trước đó đã được thả, riêng cụ Lê Đình Kình vẫn nằm viện điều trị.
Cùng ngày, Thường trực Thành ủy Hà Nội thông tin việc phân công
ông Chung chủ động tiếp xúc, đối thoại và giải quyết bức xúc của người dân.
Trước những động thái ban đầu của nhà chức trách, tình hình tại Đồng
Tâm vẫn rất căng thẳng. Người dân cảnh giác cao độ, an ninh thắt chặt, nhiều
chốt chặn đường mới lập, người canh gác được tăng cường. Người lạ có ý
định vào làng, thậm chí mới đi qua tỉnh lộ 491 ngồi thơn Hồnh cũng có thể
bị kiểm tra giữ lại khám người.
Đến ngày 19/4, ông Nguyễn Văn Chiến, Phó chủ tịch Liên đồn Luật
sư Việt Nam, đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn TP Hà Nội đã về gặp gỡ dân
Đồng Tâm. Cùng lúc, nhiều đại biểu Quốc hội lên tiếng, đề nghị Chủ tịch
UBND Hà Nội lập tổ công tác đối thoại với người dân.
15


Chiều 20/4, ơng Nguyễn Đức Chung có mặt tại Mỹ Đức để đối thoại
với người dân Đồng Tâm. Ba chiếc xe khách đỗ bên ngồi thơn cùng giấy mời

được gửi về tận các xóm cuối cùng chỉ đón được một số lãnh đạo chủ chốt
của xã lên “họp”.
Người dân không tới. “Khơng dám” là từ họ dùng để nói về cuộc đối
thoại với lãnh đạo TP nếu diễn ra ngoài địa giới xã Đồng Tâm. Họ mong ông
Chung về tận thôn, để lắng nghe và hiểu dân.
Dù vậy, cuộc làm việc giữa ông Chung với lãnh đạo xã vẫn mang đến
những tín hiệu tích cực. Người đứng đầu thành phố cam kết “không tấn công
vào thôn để giải cứu người bị bắt giữ”; đồng thời, công bố quyết định thanh
tra tồn diện q trình quản lý đất đai tại xã Đồng Tâm trong vịng 45 ngày.
Một thơng điệp quan trọng khác mà ơng Chung khẳng định là việc sẽ
tìm cách đối thoại trực tiếp với người dân.
Cùng ngày 21/4, người dân thả Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy Mỹ
Đức. Họ nói lời xin lỗi, viết tâm thư trình bày lý do dẫn đến hành vi sai trái và
mong được Chủ tịch thành phố “dang tay cứu vớt”.
Trong ngày, liên tục nhiều cuộc điện thoại trao đổi diễn ra giữa người
đứng đầu TP với các vị bô lão, đại diện người dân. Có những cuộc nói chuyện
“kéo dài tới 5h sáng”. Và điều đó khiến người dân tin rằng “Chủ tịch Chung
không bao giờ lừa dân”. Một cuộc đối thoại tại xã Đồng Tâm như mong muốn
của người dân được thống nhất thời gian, địa điểm.
Ngày 22/4, Hệ thống loa phóng thanh liên tục thông báo về cuộc gặp tại
hội trưởng UBND xã lúc 10h giữa người dân với Chủ tịch UBND Hà Nội
Nguyễn Đức Chung cùng nhiều đại diện của Quốc hội, các bộ, ngành, thành
phố và huyện Mỹ Đức. Chỉ ít phút trước thời điểm đó, danh sách 50 đại diện
cho người dân mới được chọn ra. Chướng ngại vật ở các chốt cũng được gỡ
bỏ để đoàn xe của đồn cơng tác có thể vào sâu trong làng.
Suốt hai giờ đối thoại, trong khi đại diện cho dân trình bày, ơng Chung
giải đáp, hàng nghìn người gần như dừng mọi hoạt động, dồn về phía đầu
16



làng hướng lên các loa phát thanh.
9 người phát biểu 21 vấn đề, đều là những sự uất ức, đau lịng dồn nén
nhiều năm qua, thậm chí có thể lượng hóa bằng “hàng yến, hàng tạ” đơn từ.
Sau khi ghi chép, các kiến nghị của người dân đều được người đứng
đầu Thành phố giải đáp rành mạch. Ông ghi nhận bức xúc của cả quá trình
khiếu kiện liên quan tới khu đất ở đồng Sênh cũng như bức xúc bột phát tại
biến cố ngày 15/4.
“Tôi xin hứa tôi sẽ là người chỉ đạo và là người thực hiện kết quả thanh
tra, phối hợp với lãnh đạo Bộ Công an, thường xuyên tiếp xúc với các cụ để
giải quyết thật công tâm. Ngay từ đầu lãnh đạo Trung ương, lãnh đạo TP đều
thống nhất với nhau quan điểm Đồng Tâm là xã truyền thống, xã anh hùng",
ông Chung khẳng định.
Cụ thể hóa lời hứa, ơng Chung trên cương vị Chủ tịch UBND Hà Nội
sau đó viết tay bản cam kết 3 điểm. ( />Khi cam kết “khơng truy cứu trách nhiệm hình sự với toàn thể nhân dân
xã Đồng Tâm” được đọc to, tiếng hoan hô vỗ tay vang dội… Nỗi lo của hàng
nghìn người dân tan biến.
19 cán bộ, chiến sĩ cảnh sát lần lượt bước ra khỏi cảnh cửa nhà văn hóa
thơn Hồnh, nơi được canh giữ cẩn mật như một pháo đài suốt tuần qua.
Dù những điều mà ông Nguyễn Đức Chung đứng ra cam kết chưa thể
giải quyết trong ngày một ngày hai thì ít nhất điểm nóng này đã được giải tỏa.
Và nỗ lực giải quyết của ông Chung được đánh giá đến vào thời điểm chín
muồi.
=> Từ vụ việc trên, ta có thể thấy rằng đây thực chất là một vụ khủng
hoảng lòng tin. Khi người dân khơng cịn tin tưởng vào các cấp chính quyền,
bởi thực tế sự việc này đã xảy ra từ lâu nhưng nhân dân nơi đây vẫn khơng có
câu trả lời chính xác, những khiếu nại của người dân khơng được quan tâm,
xem xét kịp thời, để tích tụ lại, trở thành hiện tượng "tức nước vỡ bờ".
17



Vụ việc phát sinh trong quá trình phát triển, do có sự bng lỏng quản
lý của chính quyền địa phương, do khơng ít người cịn thiếu hiểu biết về pháp
luật nên hành xử vi phạm pháp luật, và còn do thực hiện cơ chế, chính sách
trên địa bàn nảy sinh những mâu thuẫn đất đai chưa được giải quyết thấu đáo,
kịp thời…
Trong thời gian chính quyền cịn đang tìm biện pháp giải quyết, báo chí
cũng gặp khó khăn khi khơng cung cấp thơng tin được nhanh chóng, kịp thời
mà phải “chờ” kết quả điều tra từ phía cơ quan chức năng. Sự việc xảy ra từ
ngày 15/4 nhưng gần 1 tuần sau, khi có cuộc đối thoại với Chủ tịch UBND TP
Hà Nội tình hình mới được giải quyết. Trong thời gian đó, nhiều thế lực phản
động đã lợi dụng tình hình để lơi kéo, đăng tải những thơng tin sai trái.
Trong bối cảnh sự kiện ở xã Đồng Tâm, chính các cơ quan báo chí đã
góp phần quan trọng trong việc định hướng thông tin, cung cấp thông tin để
bạn đọc có được những thơng tin chân thực, chính xác.
Ví dụ, có thơng tin nói cơng an vào đây để cưỡng chế giải phóng mặt
bằng, nhưng các nhà báo đã đến tận nơi, phản ánh thực tế không phải như vậy.
Hồn tồn khơng có chuyện cơng an vào cưỡng chế giải phóng mặt bằng mà
chỉ bảo đảm thực thi pháp luật.

18


KẾT LUẬN
Thực tế, nguyên nhân xảy ra khủng hoảng rất khó lường trước nhưng
thường đẩy khủng hoảng lên đỉnh điểm khi báo chí truyền thơng, mạng xã hội
“góp sức”. Chính vì thế, cùng với yêu cầu về trách nhiệm của báo chí, việc
tạo dựng khả năng xử lý khủng hoảng truyền thông phải là một trong những
kỹ năng mà các đơn vị, tổ chức - đặc biệt các doanh nghiệp, cần xây dựng để
thích ứng với tình huống. Nếu sai nhưng nhận trách nhiệm một cách trung
thực sẽ đưa tới sự tin cậy, tăng thêm uy tín. Cịn quanh co, tìm cách phủ nhận,

thậm chí dùng cả thủ đoạn thiếu trong sáng để không nhận lỗi, rốt cuộc chỉ
làm tăng sự thiếu tin cậy, mất uy tín. Đó là sự thật cần nhận thức và hành xử
trong quan hệ công chúng.
Một trong các nguyên tắc cơ bản khi đối diện khủng hoảng truyền
thơng là sự chân thành, nhanh chóng cung cấp các thơng tin chính xác minh
bạch, có thể kiểm chứng, khơng né tránh, vịng vo. Trong việc này chỉ nên sử
dụng mạng xã hội như là phương tiện cung cấp thơng tin chính xác đến với
cơng chúng. Về báo chí, trước khi cơng bố tin tức, cần xác minh rõ ràng,
chính xác; có ý kiến nghiêm khắc song khơng vùi dập, cố tình làm mất uy tín.
Cịn chủ ý gây khủng hoảng truyền thông để làm mất niềm tin vào doanh
nghiệp, thương hiệu sản xuất nào đó, thì vấn đề khơng chỉ là trách nhiệm của
báo chí, mà đã là dấu hiệu vi phạm luật pháp, cần nghiêm trị.

19



×