Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Bao cao thuc tap tại ban thể thao Đài truyền hình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.14 KB, 12 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Báo Truyền hình là một loại hình báo chí đóng vai trị rất quan trọng đối
với mỗi quốc gia. Kể từ khi truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỉ thứ XX và phát
triển với tốc độ như vũ bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ,
tạo ra một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Truyền hình trở
thành cơng cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như các lĩnh vực
chính trị, kinh tế - xã hội, an ninh quốc phịng.
Truyền hình ngồi việc phản ánh sự vật, sự việc một cách thời sự, nhanh
chóng, chính xác cịn truyền tải đến người xem những gì đang diễn ra (người
xem có thể quan sát một cách chi tiết, tường tận qua truyền hình trực tiếp và cầu
truyền hình). Truyền hình có khả năng phát sóng liên tục 24/24h trong ngày. Đây
là ưu thế đặc biệt của truyền hình so với các loại hình báo chí khác.
Trong xã hội hiện nay nhờ các thiết bị kĩ thuật hiện đại truyền hình có thể
truyền trực tiếp cả hình ảnh và âm thanh trong cùng một thời gian về cùng một
sự kiện, sự việc “khi sự kiện diễn ra phát thanh báo tin, truyền hình trình bày và
báo tin giảng giải nó”. Do vậy truyền hình trở thành một phương tiện cung cấp
thơng tin rất lớn, có độ tin cậy cao, có khả năng làm thay đổi nhận thức của con
người trước sự kiện.
Đặc biệt, trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa, các phương tiện thơng
tin đại chúng và đặc biệt là Truyền hình đã trở thành người bạn thân thiết của hầu
hết mọi gia đình. Truyền hình chính là cầu nối gữa Đảng với nhân dân, góp phần
quan trọng trong việc đưa những chính sách, đường lối của Đảng tới nhân dân và
ngược lại đưa những ý nguyện của nhân dân đến với Đảng nhằm phát triển xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh.

1


I. Những hiểu biết về Truyền hình Cơng an Nhân dân
Truyền hình Cơng an Nhân dân (ANTV) là kênh truyền hình thuộc Bộ Cơng
an Việt Nam được chính thức phát sóng từ ngày 11 tháng 12 năm 2011.


Ngày 3 tháng 12 năm 2010, thủ tướng chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng
đã đồng ý chủ trương thành lập kênh truyền hình Cơng an nhân dân… Kênh
truyền hình này do Trung tâm Phát thanh, Truyền hình, Điện ảnh Cơng an Nhân
dân phối hợp cùng công ty AVG để tổ chức sản xuất và phát sóng chương trình.
Trong buổi họp báo cơng bố thành lập Kênh truyền hình vào ngày 8 tháng 1 năm
2011, Thượng tướng Nguyễn Khánh Toàn - Thứ trưởng thường trực Bộ Công an
đã đánh giá việc kết hợp này sẽ giúp kênh truyền hình mới có thể tiến tới tự chủ
về tài chính, khơng phụ thuộc vào ngân sách nhà nước.
Truyền hình Cơng an nhân dân được phát trên hệ thống Truyền hình Cáp Việt
Nam (VCTV), Truyền hình Cáp Thành phố Hồ Chí Minh (HTVC), Truyền hình
cáp SCTV, Truyền hình Cáp Hà Nội (BTS), Truyền hình số vệ tinh của VTC, My
TV, truyền hình số mặt đất và số vệ tinh của AVG,... Phóng viên của kênh truyền
hình có mặt tại tất cả các Tổng cục, Bộ Tư lệnh và 63 công an tỉnh, thành phố
của Việt Nam.
Dưới đây là sơ đồ thể hiện cơ cấu tổ chức của kênh truyền hình Cơng an
Nhân dân ANTV và sơ đồ thể hiện quy trình sản xuất tác phẩm báo chí truyền
hình được thực hiện trên kênh ANTV.

2


Cơ cấu tổ chức của Kênh Truyền hình Cơng an nhân dân ANTV
TỔNG BIÊN
TẬP

PHĨ TBT

BAN THƯ
KÝ BIÊN
TẬP


BAN
THỜI
SỰ

BAN
VHTT

PHĨ TBT

BAN
ĐIỆN
ẢNH

BAN
CHUN
ĐỀ

PHĨ TBT

PHỊNG
HÀNH
CHÍNH

PHỊNG
HẬU
CẦN

PHỊNG
QUAY

PHIM

TRƯỞNG BAN

TRƯỞNG PHĨ
PHỊNG

PHĨ BAN

PHĨ PHỊNG

PHĨ TBT

PHỊNG
KỸ
THUẬT

ANTV
THƯỜNG
TRÚ

CÁN BỘ, PHĨNG VIÊN,
BIÊN TẬP VIÊN, CTV

3


Quy trình sản xuất chương trình truyền hình ở kênh ANTV
TỔNG BIÊN
TẬP ĐỊNH

HƯỚNG

PHÓNG VIÊN,
BIÊN TẬP
VIÊN, CTV

ĐỀ TÀI

VIẾT KỊCH
BẢN

TRƯỞNG
BAN DUYỆT
KỊCH BẢN

PHÓ TBT
DUYỆT KỊCH
BẢN

TỔNG BIÊN
TẬP DUYỆT
KỊCH BẢN

Ý KIẾN

KHÁN GIẢ

PHẢN HỒI

TỔNG KHỐNG

CHẾ PHÁT
SÓNG

DUYỆT PHÁT
SĨNG

SẢN XUẤT
HẬU KỲ

SẢN XUẤT
TIỀN KỲ

Các chương trình đặc sắc của ANTV
Các bản tin thời sự
Để một kênh truyền hình tồn tại và thu hút được sự chú ý của công chúng
thì việc cập nhật thơng tin thường xun đối với khán giả là yêu cầu hàng đầu.
Nắm bắt được điều quan trọng đó, ban biên tập của kênh Truyền hình Công an
nhân dân đã xây dựng hệ thống các bản tin thời sự cập nhật liên tục trong ngày.
4


Hiện nay, số lượng bản tin của kênh ANTV đã lên đến 12 bản tin trực tiếp trong
một ngày với mong muốn thông tin thường xuyên đến công chúng những sự
kiện, vụ việc, vấn đề xảy ra trong ngày. Mảng thông tin lớn nhất được ban biên
tập kênh chú trọng đưa tin đó là thơng tin về tình hình trật tự an toàn xã hội, an
ninh quốc gia, khống chế tội phạm…
Trong đó, có những bản tin ngắn như “Thời sự 120” phát sóng 6h sáng,
16h chiều và 20h tối. 4 bản tin chính trong ngày là “An ninh ngày mới” phát
sóng 7h sáng, “Thời sự tổng hợp” phát sóng 9h sáng, “Thời sự an ninh” phát
sóng 18h15 và “Nhật ký an ninh” phát sóng 22h. Đặc biệt là bản tin “Thời sự

an ninh” phát sóng lúc 18h15 được coi là bản tin chính tập hợp tất cả những
thơng tin quan trọng, nóng hổi nhất trong ngày đến với khán giả. Ngồi ra cịn có
các bản tin chun đề như “Kinh tế và tiêu dùng” phát sóng 17h và 23h, “Bản
tin quốc tế” phát sóng 10h và 113 online phát sóng 11h30 và 15h.
Ngồi số lượng các bản tin cố định trên thì trong những ngày quan trọng
hoặc có nhiệm vụ đột xuất, số lượng các bản tin tiếp tục được tăng cường chủ
động, linh hoạt tùy theo diễn tiến của sự việc để cập nhật liên tục đến người xem,
đáp ứng nhu cầu tìm hiểu nắm bắt thơng tin của cơng chúng. Ví dụ: như sự kiện
Lễ Quốc tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, số lượng bản tin trực tiếp được
kéo dài liên tục. Hay như khi các tỉnh miền trung hay Quảng Ninh, Hải Phòng bị
ảnh hưởng bởi cơn bão số… các bản tin cũng liên tục được cập nhật theo diễn
tiến của cơn bão và tình hình ứng phó với bão tại các tỉnh thành trên.
Các chương trình chuyên biệt
Bên cạnh số lượng các bản tin thời sự, kênh Truyền hình Cơng an nhân
dân cịn hấp dẫn khán giả bởi các chương trình chuyên biệt với thời lượng
khoảng 30 phút. Đây phần lớn đều là các tác phẩm ở dạng phim tài liệu, ký sự,
phim tài liệu cổ sử. Với mảng đề tài đa dạng phong phú, có thể nói các chương
5


trình chuyên biệt của ANTV đã đến được với đa dạng cơng chúng. Đối với mảng
đề tài về tình hình trật tự an toàn xã hội, khai thác thế mạnh của ngành, ANTV có
các chương trình như: “Văn hóa Thể thao Cơng an nhân dân”, “Hành trình
phá án”, “Phía sau bản án”, “Điều tra qua thư khán giả”, “An ninh với cuộc
sống”…
Vì là kênh truyền hình trực thuộc Bộ Cơng an, đội ngũ phóng viên, biên
tập viên đều là chiến sỹ Cơng an nhân dân nên đã phần nào có được lợi thế khi đi
sâu vào khai thác mảng đề tài về các vụ án, tội phạm hay về những tấm gương
Người tốt việc tốt trong lực lượng như “Hình tượng người chiến sỹ Cơng an
nhân dân” …

Bên cạnh đó, ANTV cũng có nhiều chương trình chun biệt mang tính
nhân văn như “Chuyện đời chuyện nghề”, “Góc Bình n”, “Phim Tài
liệu”… Trong đó, nhân vật của các chương trình đều là những người có đóng
góp cho xã hội. Với lối xây dựng chương trình nhẹ nhàng, chú trọng tới cảm xúc
thật của nhân vật, các chương trình đã đem đến cho người xem những câu
chuyện cảm động về những số phận, những con người giàu nhiệt huyết, đam mê
và hướng thiện trong cuộc sống này.
II.
QUÁ TRÌNH THỰC TẬP VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Những thuận lợi và khó khăn
a. Thuận lợi
Là một phóng viên đang làm việc tại Truyền hình Cơng an nhân dân nên
trong q trình thực tập cũng là thời gian tôi đi làm theo đề tài của Lãnh đạo
phịng giao, vì vậy những kiến thức được học trong thời gian vừa qua tơi đều có
thể áp dụng tốt. Thực tập tại Truyền hình Cơng an Nhân dân tơi có nhiều thuận
lợi.

6


Đã có thời gian làm việc từ tháng tại Truyền hình Cơng an nhân dân từ tháng
11/2013 đến nay nên tơi đã quen với quy trình sản xuất một tác phẩm truyền
hình. Có kiến thức cơ sở và được sự chỉ đạo của lãnh đạo Ban Văn hóa Thể thao
tơi đã được tạo điều kiện đi công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh và các đề tài
phù hợp để thể hiện khả năng của bản thân và trau dồi thêm nhiều kinh nghiệm.
Khi đi thực tế tôi được thực hành kĩ năng để xây dựng một phóng sự, kĩ năng
phỏng vấn, cách tiếp cận nhân vật, cách đặt câu hỏi phỏng vấn, khai thác thông
tin một cách đầy đủ và hiệu quả. Ngồi những kĩ năng đó tơi cịn học hỏi được
nhiều điều từ chính những tình huống gặp phải trong q trình lấy thơng tin.
Điều đó giúp tơi nhanh nhạy hơn trong việc xử lí tình huống, phát hiện đề tài,

khai thác những điều mới xung quanh nhân vật.
Được làm việc trong mơi trường báo chí chun nghiệp tôi đã làm quen được
sự nhanh nhạy, khẩn trương và áp lực cơng việc của người làm báo. Từ đó giúp
tơi ý thức được cơng việc của mình. Đồng thời, tôi cũng rèn luyện được khả
năng tự lập cho bản thân, tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc nghiêm túc,
khẩn trương.
Thời gian thực tập tuy ngắn nhưng tôi đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm.
Được quan sát tác phong làm việc, quy trình để sáng tạo một tác phẩm báo chí.
Qua những chuyến đi thực tế giúp tơi nâng cao vốn hiểu biết về cuộc sống, rèn
luyện khả năng giao tiếp,… Đây chính là những trải nghiệm, hiểu biết mà khơng
có trong sách vở.
b. Khó khăn
Trong q trình thực tập tại Truyền hình Cơng an Nhân dân tơi đã được tạo
điều kiện để học hỏi và phát huy khả năng của bản thân, nhưng bên cạnh những
thuận lợi mà tơi đã trình bày ở trên thì cịn gặp một vài khó khăn:

7


- Thời gian thực tập ngắn (1,5 tháng) nên việc tham gia các hoạt động, các
chương trình của Ban Văn hóa Thể thao của tơi bị hạn chế.
- Trên trường tôi đã được trang bị nhiều kiến thức về lý thuyết nhưng khi đi
thực tế, bước vào môi trường làm việc chuyên nghiệp tôi thấy sự khác biệt rất
lớn giữa lý thuyết và thực tiễn, khi đã có đề tài và biết hướng triển khai nhưng
khi lấy thơng tin thì gặp một số rắc rối ngoài dự kiến.
2. Bài học kinh nghiệm
Đợt thực tập này giúp tơi có cơ hội cọ xát, đánh giá được khả năng của bản
thân, từ đó có ý thức phát huy những điểm mạnh và học hỏi, bồi dưỡng thêm
những mặt cịn thiếu sót. Những bài học bổ ích từ thực tế giúp tơi có cái nhìn
đúng đắn, mạnh dạn hơn trước những sự kiện, vấn đề mà mình đang quan tâm,

rèn luyện sự tự tin, cách giao tiếp hay xử lí tình huống trong khi tác nghiệp.
1 tháng được thực tập tại Truyền hình Công an Nhân dân đã giúp tôi trưởng
thành hơn trong cách nhìn nhận vấn đề, cách viết và trong việc thu thập thông
tin, giúp tôi hiểu được tầm quan trọng của đạo đức nhà báo trong quá trình tác
nghiệp. Với lịng u nghề tơi thấy mình phải cố gắng, nỗ lực hơn nữa để mỗi
sản phẩm báo chí mình làm ra phản ánh chân thực, khách quan nhất đời sống xã
hội.
- Quy trình sản xuất thực tế của 1 tác phẩm truyền hình: Khi ngồi trên ghế
nhà trường tơi được học quy trình để tạo ra 1 tác phẩm báo chí nhưng đó chỉ là
trên lí thuyết, khi đi thực tập tơi mới có cơ hội được “mắt thấy, tai nghe” quy
trình và cơng việc phải làm để tạo ra 1 tác phẩm truyền hình từ khi thai nghén
đến khi được lên sóng.
- Cách phát hiện đề tài: Đề tài có thể bắt gặp bất cứ nơi đâu trong cuộc sống
nhưng vấn đề là việc phát hiện và khai thác đề tài ở khía cạnh nào cho hợp lí,

8


mới mẻ thì khơng phải dễ. Trong q trình thực tập tại Ban Văn hóa - Thể thao
tơi đã học hỏi được từ các anh chị phóng viên về kinh nghiệm tìm đề tài, phát
triển đề tài.
- Khai khác thơng tin: Khi đã có đề tài thì việc tiếp cận, khai thác thông tin
xung quanh nhân vật, sự kiện thế nào là chuyện vô cùng quan trọng, tác phẩm
hay hay dở cũng ở chính giai đoạn này. Khai thác thơng tin thế nào cho đủ, chính
xác và “đắt” thì lại càng khó khăn hơn. Bài học tơi rút ra được trong quá trình
tham gia sản xuất các tác phẩm là phải tìm hiểu khai thác thơng tin qua các bài
viết trước đó về nhân vật, gặp nhân vật trao đổi những nội dung mình muốn khai
thác và yêu cầu nhân vật gợi ý thêm những nội dung khác để thể hiện trong tác
phâm. Để tác phẩm được tốt hơn cần tham khảo, khai thác những hình ảnh tư
liệu thơng qua nhiều nguồn như: internet, đồng nghiệp,…

- Tăng kỹ năng giao tiếp, thu thập thông tin: Từ việc đi thực tế viết bài, tiếp
xúc với nhiều nhân vật, giúp khả năng giao tiếp của tôi được cải thiện. Từ sự rụt
rè, thiếu tự tin nay tôi đã mạnh dạn hơn. Đặc biệt đi thực tế giúp tôi tự tin hơn
trong phỏng vấn, khai thác thông tin, những câu hỏi phỏng vấn được đưa ra đúng
chủ đề, thông tin được khai thác trên nhiều lĩnh vực.
Việc lấy thông tin phần nào giúp tơi có thêm kinh nghiệm trong việc nắm bắt
cảm xúc của nhân vật, từ đó có cách tiếp cận và nói chuyện cho phù hợp.
- Tăng kỹ năng làm việc nhóm: Để sản xuất ra 1 tác phẩm báo Truyền hình là
sự đóng góp của cả 1 tập thể, 1 ê kíp làm việc, vì vậy để có tác phẩm mang giá
trị cao cần có sự phối hợp ăn ý của các bộ phận trong chương trình (quay phim,
biên tập, kĩ thuật,…).
- Làm việc có kỷ luật, trách nhiệm: Cơng việc nào cũng cần có kỷ luật và
trách nhiệm, đối với báo chí thì điều đó càng quan trọng. Đầu tiên tơi thấy người
làm báo phải có trách nhiệm đối với “đứa con tinh thần” của mình, đảm bảo
những thơng tin được đề cập là chính xác và khách quan. Làm việc có kỷ luật và
9


trách nhiệm giúp rèn luyện khả năng chịu áp lực cơng việc, đạo đức cho phóng
viên.
- Trau dồi kiến thức và vốn hiểu biết về xã hội : Người làm báo địi hỏi phải
có kiến thức rộng, am hiểu sâu về nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống thì
mới có thể viết sâu sắc, tường tận được mọi vấn đề mà xã hội đang quan tâm. Vì
vậy tơi thấy mình phải khơng ngừng học hỏi, tìm hiểu nhiều thơng tin trên nhiều
lĩnh vực từ đó nắm bắt và có cái nhìn khách quan đối với từng sự kiện, nhanh
nhạy áp dụng những kỹ năng như: phỏng vấn, giao tiếp, khai thác thông tin, ghi
chép, quan sát,…để sản xuất các tác phẩm có chất lượng tốt.
Đặt biệt, tơi thấy mình cần nhìn nhận, lắng nghe, và có nhiều trải nghiệm với
cuộc sống hơn, từ những trải nghiệm đó sẽ có những tác phẩm hay, đi sâu vào
tình cảm của mỗi con người.

- Những kỹ năng khác:
Ngoài những kỹ năng trên khi tác nghiệp cần có thái độ nghiêm túc, xử lý
nhanh nhạy, linh hoạt trong các sự kiện, tình huống bất ngờ xảy ra. Đặc biệt, cần
phải rèn luyện cho bản thân mình sức khỏe tốt để đáp ứng mọi yêu cầu trong
công việc.Làm báo cần sự nhanh nhẹn nhưng khơng có nghĩa là cẩu thả thiếu
tính cẩn thận. Vì thế, trước khi nộp tác phẩm cần xem xét kỹ lưỡng về chất lượng
hình ảnh, âm thanh để độc giả có thể tiếp nhận thơng tin một cách nhanh nhất,
khơng bị ngắt quãng, làm mất uy tín của cơ quan báo chí.
Thời hạn thực tập đã kết thúc, suốt quá trình thực tập tơi nhận thấy mình cịn
nhiều điều cần phải học hỏi, từ những thiếu sót và sự chỉ bảo nhiệt tình của anh
chị phóng viên tơi đã rút ra được nhiều bài học cho bản thân để hoàn thành tốt
hơn cơng việc của mình.
2. Những tác phẩm tin, bài được phát sóng (tác phẩm nộp kèm).
10


TT
1

Tin, bài, chức danh
Phim tài liệu: (Thực hiện từ: 25/11 đến 04/12/2013)
“D1– Có một thời như thế”
Chức danh: Trợ lý đạo diễn
Phim tài liệu: (Thực hiện từ: 25/11 đến 05/12/2013)

2

3

4


Ngày phát sóng
14/12/2013 trên ANTV

20/12/2013 trên ANTV

“Anh năm Bình Toong”
Chức danh: Trợ lý đạo diễn
Ghi nhanh: (Thực hiện: 09/12/2013)

21/12/2013 trên chương

“Đoàn nghệ sỹ trẻ chia sẻ khó khăn với nhân dân

trình Văn hóa Thể thao

vùng lũ”

Cơng an nhân dân

Chức danh: Phóng viên
Ghi nhanh: (Thực hiện 20/12)

28/12/2013 trên chương

“Học viện Cảnh sát nhân dân tưng bừng “Dạ hội

trình Văn hóa Thể thao

chào năm mới”


Cơng an nhân dân

Chức danh: Phóng viên

5

Tin: (Thực hiện 25/12)

28/12/2013 trên chương

“Trường Trung cấp Cảnh sát Vũ trang với phong

trình Văn hóa Thể thao

trào phát triển “Ngân hàng bị” tại địa phương.”

Cơng an nhân dân

Chức danh: Phóng viên

Xác nhận của cơ quan thực tập:

KẾT LUẬN

11


Ý thức được vai trò và trách nhiệm của người làm báo hiện đại. Trong 1,5
tháng thực tập tôi đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học trong trường vào

thực tiễn. Các tác phẩm đã được đăng và những bài học kinh nghiệm rút ra được
sau những lỗi mắc phải tơi thấy mình đã trưởng thành hơn. Tơi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến Ban Lãnh đạo Truyền hình Cơng an Nhân dân, các anh chị
phóng viên Ban Văn hóa - Thể thao đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất để tơi hồn thành kỳ thực tập.

12



×