Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tiểu luận xã hội học nhận thức, hành vi và tâm tư, tình cảm của nhóm vị thành niên đang học tập tại các trường giáo dưỡng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (74.93 KB, 15 trang )

Đề tài:

Nhận thức, hành vi và tâm tư, tình cảm của nhóm vị thành
niên đang học tập tại các trường giáo dưỡng.
I. Mở đầu:
1. Giới thiệu đề tài nghiên cứu:
Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kéo theo sự xuất hiện nhiều vấn đề xã hội
phức tạp đặc biệt là tình trạng một bộ phận trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật, là
một vấn dề đáng buồn cho chính bản thân trẻ vị thành niên cũng như gia đình và xã
hội. Các vấn đề có tính chất đặc biệt nghiêm trọng như cướp của, giết người, vận
chuyển ma túy… vậy thì nguyên nhân nào dẫn đến việc các em mắc phải những sai
lầm lớn như vậy, và trách nhiệm của gia đình và xã hội ra sao khi để các em bước
vào con đường sai trái? Lứa tuổi vị thành niên, lứa tuổi mà bất kì cơ cậu nào cũng
muốn khẳng định mình, chứng minh khả năng của bản thân trước bố mẹ hay bạn
bè và những người xung quanh, các em muốn chứng minh rằng mình khơng cịn
phụ thuộc vào bố mẹ… Các em chưa có những kinh nghiệm thực tế hay sự từng
trải, hay vốn kiến thức kỹ năng để nhận biết được những điều xấu, người xấu…
Chính thế nên các em dễ bị tác động, rủ rê, lôi kéo bởi các đối tượng xấu. cũng có
nhiều trường hợp do khơng nhận được sự quan tâm đúng mực từ cha mẹ, cha mẹ
mải mê công việc mà bỏ bê con cái nên các em cảm thấy cơ đơn, khi có đối tượng
tiếp cận thì các em khơng đề phịng và dễ bị lừa gạt. Nhiều em bị ảnh hưởng bởi
các bộ phim bạo lực, văn hóa phẩm đồi trụy trên mạng, những hành vi kích động…


Một số em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn, mồ côi, bố mẹ ly dị… thiếu hụt
sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ dễ bị kẻ xấu lợi dụng và đi vào con đường phạm
tội.
Dù vì bất cứ lý do gì, hay hồn cảnh nào thì khi trẻ vị thành niên vi phạm
pháp luật đều dược đưa đến học tập tại các trường giáo dưỡng, và các em đã phải
chịu sự tổn thương nghiêm trọng khi bị các bạn và xã hội nhìn nhận với một cái


nhìn khơng mấy tích cực. Đáng ra với lứa tuổi của các em đang sống vui vẻ bên gia
đình, hàng ngày học tập, vui chơi , giải trí lành mạnh thì giờ đây các em phải sống
và học tập tại các trường giáo dưỡng, các em thiếu đi sự quan tâm của cha mẹ, mặc
cảm với bản thân, không vượt qua được rào cản về nhân cách, sự lệch lạc trong cấu
trúc nhân cách, rồi loạn tâm lý và hành vi chuẩn mực… Các em đều có những nhu
cầu được sẻ chia để có thể vượt qua những rào cản, vượt qua định kiến của xã
hội…
Chính vì vậy nghiên cứu sau đây sẽ phần nào làm rõ được nhận thức, hành
vi và tâm tư, tình cảm của trẻ vị thành niên đang học tập tại các trường giáo dưỡng.
2. Mục đích ngiên cứu:
- Phân tích thực trạng trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật học tập tại các
trường giáo dưỡng.
- Phân tích và làm rõ vấn đề nhận thức hành vi và tâm tư, tình cảm của trẻ vị
thành niên đang học tập tại các trường giáo dưỡng.
- Phân tích đánh giá các nguồn lực hỗ trợ cho trẻ vị thành niên học tập tại
các trường giáo dưỡng.


- Trên cơ sở đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm tạo điều kiện cho trẻ vị
thành niên tại các trường giáo dưỡng về mặt chia sẻ tâm tư, tình cảm, nâng cao
nhận thức cá nhân của trẻ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: được nhận thức, hành vi và tâm tư, tình cảm của trẻ
vị thành niên đang học tập tại các trường giáo dưỡng.
- Phạm vi nghiên cứu: Các trường giáo dưỡng trên cả nước.
4. Phương pháp áp dụng:
- Mơ hình nghiên cứu: Nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định
lượng
- Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp quan sát.

+ Phương pháp phân tích tài liệu.
5. Nhiệm vụ của đề tài
- Hệ thống hóa các tài liệu, dữ liệu phân tích thực trạng trẻ vị thành niên học
tại các trường giáo dưỡng.
- Nghiên cứu thực trạng nhận thức, , hành vi và tâm tư, tình cảm của trẻ vị
thành niên đang học tập tại các trường giáo dưỡng.
- Đưa ra các đề xuất giải pháp cũng như chính sách nhằm đáp ứng nhu cầu
nâng cao nhận thức, nhu cầu chia sẻ tình cảm tâm tư của trẻ vị thành niên học tại
các trường giáo dưỡng.


II. Nội dung nghiên cứu:
1. Các khái niệm:
- Hành vi vi phạm pháp luật: Vi phạm pháp luật là hành vi của những
người không làm đúng những quy định trong các quy phạm pháp luật, gây tổn hại
cho xã hội. Vi phạm pháp luật là cơ sở nảy sinh trách nhiệm pháp lí.
Trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật được đưa vào trường giáo dưỡng có độ
tuổi từ 12 đến 18 tuổi. Thời gian sống từ 6 đến 24 tháng. Trong quá trình phấn đấu
tu dưỡng trong trường, các em có thể được giảm án (các em sau khi đã ở trường
được ½ thời gian sẽ được xem sét và giảm thời gian đối đa là 1/3 thời gian ghi
trong quy định).
- Khái niệm trường giáo dưỡng:
Trường giáo dưỡng là một mơ hình trường nội trú “đặc biệt” đã có lịch sử
hình thành và phát triển hơn 40 năm qua. Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ quản lý,
giáo dục đạo dức pháp luật, hướng nghiệp, dạy văn hóa, dạy nghề, tổ chức lao
động, sinh hoạt phù hợp với lứa tuổi người chưa thành niên có hành vi vi phạm
pháp luật nhằm giúp đỡ các em sửa chữa những vi phạm của mình, học tập, rèn
luyện tiến bộ, phát triển lành mạnh về thể chất, tinh thần, trí tuệ, để trở thành cơng
dân lương thiện, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
2. Phân tích ngun nhân và thực trạng hành vi vi phạm pháp luật của trẻ vị

thành niên:
2.1. Nguyên nhân:
Lứa tuổi vị thành niên là lứa tuổi từ 11 – 18, có đặc điểm về thể chất và đặc
trưng biểu hiện của con người trưởng thành, về mặt tâm lý – xã hội thì cịn non nớt,


kinh nghiệm sống cịn ít, sự định hướng về giá trị xã hội cịn thấp, tính kiềm chế
trong mỗi cá nhân còn hạn hẹp, nhu cầu cơ bản dừng lại ở ăn uống, tự vệ chiếm ưu
thế, không biết đánh giá đúng hiện tượng, có thiên hướng bắt trước, nhưng muốn
vươn lên tự khẳng định mình, muốn trở thành người lớn nhưng lại chưa hiểu rằng
các em làm được điều đó thì phải hành động theo một khn khổ nhất định, theo
đúng pháp luật, phù hợp với phong tục tập quán và truyền thống văn hóa dân tộc.
Tuân theo chuẩn mực mà xã hội đòi hỏi. Là thành viên của xã hội, những công dân
tương lai của đất nước, trẻ vị thành niên tiếp nhận và lĩnh hội các chuẩn mực này
thông qua con đường tự phát và con đường tự giác. Chính vì vậy mơi trường chăm
sóc, giáo dục văn hóa của gia đình đối với trẻ có vai trị vơ cùng quan trọng tới sự
hình thành và phát triển nhân cách cảu trẻ vị thành niên, gia đình tích cực, mẫu
mực, hịa thuận, bình đẳng…có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của trẻ vị
thành niên. Ngược lại, gia đình bất hịa, khơng quan tâm đúng mực đến con cái sẽ
tạo cho trẻ cảm giác cô đơn, thiếu thốn tình cảm, thiếu sự sẻ chia, có những suy
nghĩ thiếu tích cực, những hành vi khơng đúng đắn…
Ngun nhân chính dẫn đến trẻ vị thành niên phạm tội nằm ở chủ thể vị
thành niên, đó là sự lệch chuẩn trong nhận thức và hành vi của trẻ, đó là sự sai lệch
các chuẩn mực xã hội. Trẻ vị thành niên đã tiếp nhận không đúng những chuẩn
mực xã hội. Trong ý thức và nhân cách của trẻ đã có những lỗ hổng, thiếu sót lớn
như: Trẻ khơng biết những hành vi, không biết về những quy định của pháp luật,
những quy tắc đạo đức, những truyền thống tốt đẹp của cha ơng… Điều này có thể
do thiếu thơng tin hoặc không được cha mẹ giáo dục đầy đủ đến nơi đến chốn, dẫn
đến tiếp thu một cách méo mó, phiến diện hoặc thiên lệch… Vì vậy chúng sẽ hành
động tùy tiện, tự do để thỏa mãn các nhu cầu của mình, chúng bắt trước nhanh

chóng các hành vi tiêu cực xã hội qua những bộ phim bạo lực, phim đồi trụy, kích


động. Chúng dễ dàng đồng nhất với những tấm gương sai trái về hành vi đạo đức
của người lớn vì ý thức chưa phát triển và thiếu kinh nghiệm thực tiễn…
2.2. Thực trạng hành vi vi phạm pháp luật của trẻ vị thành niên:
Thực trạng trẻ hóa tội phạm đang ngày một gia tăng cả về số vụ lẫn mức độ
nguy hiểm gây ra, nếu như trước đây thì nhóm tuổi này chỉ tập trung vào các vụ án
như cướp giật tài sản, gây rối trật tự an ninh công cộng, cố ý đánh người gây
thương tính thì hiện nay có phần chuyển biến theo hướng tiêu cực hơn, đó là những
vụ án giết người cướp của, buôn bán người và ma túy.
Theo thượng tá Nguyễn Minh Đức, phó giám đốc trung tâm nghiên cứu tội
phạm học và phòng ngừa tội phạm (Học viện cảnh sát nhân dân) khẳng định : Tình
hình tội phạm giết người trong những năm gần đây khơng tăng, nhưng độ tuổi
phạm tơi đang trẻ hóa và đây là hiện tượng đáng báo động. Theo kết quả nghiên
cứu của trung tâm này từ trên 4000 phạm nhân đang thụ án tại 4 trại giam thuộc bộ
công an quản lý thì tỷ lệ tội phạm thành niên chiếm đến 17% (tuổi từ 14 đến 18) .
- Địa bàn hoạt động của tội phạm vị thành niên không chỉ tập trung ở các
thành phố lớn mà còn ở các vùng nơng thơn thậm chí là ở vùng sâu vùng xa.
Nhưng ở các thành phố lớn thì số lượng tội phạm vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất vì đây là
nơi có nhiều việc làm, đời sống nhộn nhịp và có nhiều hoạt động phức tạp.
- Tỷ lệ phạm tội khơng chỉ tập trung ở nam giới mà có cả nữ giới mặc dù
chiếm tỷ lệ không cao.
- Năm 2012 cả nước đã xảy ra 8.820 vụ vi phạm pháp luật (tăng 231 vụ so
với năm 2011) do gần 13.300 trẻ em, người chưa thành niên gây ra, trong đó độ
tuổi từ 14 đến 16 chiếm 31,9% và từ 16 đến 18 chiếm 61.1%, tập trung nhiều nhất
ở bậc trung học cơ sở (41,8%) , kế đến là trung học phổ thông (31,9%)


3. Phân tích nhận thức, hành vi và tâm tư, tình cảm của trẻ vị thành niên

đang học tập tại các trường giáo dưỡng:
3.1. Về nhận thức và hành vi:
- Năm 1993, Tác giả Nguyễn Xn Thủy cũng có cơng trình nghiên cứu về trẻ em
vi phạm pháp luật, nhưng ơng khai thác ở góc độ tâm lý. Ơng cho rằng: người chưa
thành niên phạm tội về cơ bản cũng có những đặc điểm tâm lý như những trẻ em
bình thường khác cùng lứa tuổi. Song, do tiếp xúc thường xuyên với những điều
kiện tiêu cực và trong quá trình phạm tội mà nhân cách của các em bị giảm sút
nghiêm trọng. Như vậy, ông đã chỉ ra nguyên nhân trẻ vi phạm pháp luật ở đây là
do môi trường sống và sự tập nhiễm xã hội của trẻ. Điều này giúp chúng ta rút ra
kết luận rằng: Muốn giáo dục hoà nhập xã hội tốt cho trẻ, trường giáo dưỡng cần
phải tạo ra một môi trường giáo dục tốt, các thầy cô giáo phải là những tấm gương
sáng để các em noi theo. Ngoài ra, tác giả Nguyễn Xuân Thủy cũng chỉ ra rằng: Ở
phần lớn các thiếu niên phạm pháp, phẩm chất tiêu cực chiếm ưu thế trong cấu trúc
nhân cách, đó là: thiếu quyết tâm, vơ trách nhiệm, hay bắt chước một cách mù
quáng, thô lỗ, gây gổ.
- Trẻ vị thành niên muốn được tự do và tự lập: Đối với trẻ vị thành niên khi
sống tại gia đình, ln muốn được tự do và tự lập. một phần do khi sống tại gia
đình, dưới sự bao bọc của cha mẹ và cha mẹ luôn coi con cái là những đứa trẻ con,
trong khi chúng đã bắt đầu có những dấu hiệu, đặc điểm của người trưởng thành.
Theo các chuyên viên tâm lý thì hành động và thái độ đòi hỏi sự tự do và độc lập
như thế xảy ra khi đứa trẻ bước vào ngưỡng của bắt đầu học làm người lớn, điều
này là hoàn toàn hợp lý. Điều này giúp con trẻ tự tin vào chính mình hơn. Giờ đây
trẻ ở trong trường giáo dưỡng lại càng khao khát sự tư do, tuy nhiên là một hình


thức hồn tịa khác, đó là sự tự do về nhu cầu cơ bản, sống tự do, tự do về nhân
cách chứ không bị đè nén bởi một sai lầm nào của bản thân.
- Đa phần trẻ vị thành niên học ở trường giáo dưỡng có những mặc cảm, tự ti
về bản thân, nhận thức về bản thân một cách tiêu cực.
- Trẻ vị thành niên trong trường giáo dưỡng có những nhận thức hành vi

khác nhau: Một bộ phận trẻ hầu như khép mình, khơng nói chuyện hay giao tiếp
với bạn bè xung quanh, mặc cảm, tự ti về lỗi lầm mà mình đã gây ra, một số khác
lại có thái độ hung hãn, khơng hối lỗi cũng như thường xuyên bắt nạt các bạn sống
cùng môi trường của mình… đây là hai chiều hướng biểu đạt hành vi cơ bản của
trẻ vị thành niên.
- Trẻ vị thành niên trong trường giáo dưỡng có những mong muốn nhất định:
mong muốn được đáp ứng điều kiện vật chất, tinh thần, sinh hoạt… mong muốn về
các mối quan hệ bạn bè, khơng bị chèn ép trong phịng ở. Mong muốn được giải
tỏa bức xúc, những vướng mắc tâm lý, mong muốn có hiểu biết về giáo dục giới
tính…
- Ở trẻ vị thành niên trong trường giáo dưỡng tồn tại tâm trạng thiếu an tồn
– ln lo sợ, các em có nhu cầu được che trở, bảo vệ. Sự nổi loạn ngầm hay ương
bướng chống đối, thậm chí xuất hiện một vài dấu hiệu tâm thần trong môi trường
này là do cơ chế tâm lý phòng vệ nhằm đảm bảo sự tồn tại của các em.
- Trẻ vị thành niên sống trong môi trường giáo dưỡng hầu như thiếu hụt sự
quan tâm của cha mẹ, do đặc thù trường học các thầy cô giáo cũng không thể quan
tâm một cách đầy đủ tới từng cá nhân trẻ, chính vì vậy trẻ ln mông muốn được
chia sẻ với người khác. Do cảm xúc bị đè nén dẫn đến có những hành vi khơng
bình thường, hay không phù hợp…


- Trẻ vị thành niên muốn được tôn trọng: trẻ muốn được gia đình, bạn bè và
những người xung quanh, tôn trọng với tư cách là một người trưởng thành, không
muốn bị đem ra so sánh với một cá nhân khác, đặc biệt là bị chỉ trích về lỗi lầm của
mình gây ra.
3.2. Về tâm tư, tình cảm:
- Đa phần trẻ vị thành niên ở trường giáo dưỡng đã và đang gặp phải những
khó khăn tâm lý khác nhau: Lo lắng cho gia đình, lo lắng về cách ứng xử với mọi
người xung quanh khi ở tại trường giáo dưỡng cũng như sau khi về hòa nhập cộng
đồng. Đây là mối quan tâm hàng đầu của trẻ, cũng là những rào cản về mặt tâm lý

khó có thể vượt qua được. Ngồi ra cịn một số vấn đề cũng nhận được sự quan
tâm như: Kiến thức hiểu biết về sức khỏe sinh sản, lo lắng về công việc sau khi trở
về với xã hội, các em lo lắng về các nghề nghiệp được học trong trường giáo
dưỡng liệu có giúp ích cho bản thân các em sau này hay không. Các em cịn lo sợ
sau này khi ra trường khơng có cơng ăn việc làm, khơng có tay nghề kiếm sống,
phải ăn bám vào gia đình nên dễ bị xa ngã vào con đường cũ.
- Trẻ vị thành niên lo lắng không được cộng đồng chấp nhận cũng như lo
lắng bản thân không đương đầu được với cuộc sống. Đây là vấn đề hầu hết ở các
trẻ vị thành niên.
- Trẻ cũng rất dễ tự ái và bị tổn thương khi có người nhắc đến lỗi lầm của
mình dẫn đến hệ quả học tập tại trường giáo dưỡng. ..
4. Giải pháp, Kiến nghị:
4.1. Giải pháp giáo dục trẻ vị thành niên đối với gia đình:
- Để khơng xảy ra tình trạng vị thành niên vi phạm pháp luật gia đình cần
quan tâm và giáo dục con cái đúng cách. Luôn thể hiện sự tôn trọng hiểu con và


ngược lại tạo điều kiện cho con hiểu cha mẹ. Lắng nghe ý kiến và cho phép con
tham gia đóng góp ý kiến với tư cách là thành viên trong gia đình, tâm sự, chia sẻ
với con như người bạn.
- Thể hiện sự công bằng yêu thương các con như nhau, mổi người con đều
có những điểm mạnh và điểm yếu, hay khen ngợi nhưng ưu điểm của con cái để
con cái phát huy hơn nữa, đồng thời với những khuyết điểm cẩn khéo léo chỉnh
sửa.
- Thường xuyên quan tâm đến các tâm tư tình cảm của con, giúp con tự chủ,
có tính độc lập khơng ỷ lại vào cha mẹ và người khác. Cha mẹ phải làm gương cho
con noi theo. Trong gia đình, cha mẹ phải ln chú ý rèn luyện và tu dưỡng mình
làm tấm gương về đạo đức, nhân cách, là điểm tựa tinh thần của các con để noi
theo và học tập.
- Cân nhắc đáp ứng những nhu cầu của con cái nếu chính đáng, trao đổi với

con để con có những quyết định đúng đắn.
- Tạo điều kiện giúp đỡ con tiếp cận thông tin, cơ hội phát triển, cùng con
bàn bạc thực hiện kế hoạch bản thân. Dìu dắt để trẻ tiếp thu được ngôn ngữ, hành
vi ứng xử, quy tắc đạo đức phù hợp.
4.2. Giải pháp giáo dục trẻ vị thành niên đối với nhà trường đặc biệt là các
trường giáo dưỡng:
- Giáo dục kỹ năng sống cho vị thành niên, kỹ năng ứng xử, biết cách xử lý
các tình huống và đối phó với những tình huống phức tạp gặp phải gặp phải trong
cuộc sống.


- Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong cơng tác
giáo dục trẻ em. Khi các em có những biểu hiện hành vi mang tính chất bạo lực, đi
chệch hướng trong lối sống phải uốn nắn ngay.
- Nhà trường cần thường xuyên giao tiếp với trẻ qua đó giúp trẻ cảm nhận
được sự chia sẻ, thương yêu và hiểu được ý nghĩa của việc được chăm sóc, từ đó
trẻ có đc cảm giác an toàn , sẵn sàng tham gia giao lưu chia sẻ và cảm thấy gắn bó
hơn với bạn bè, thầy cơ giáo và nhà trường.
- Nhà trường coi mỗi vị thành niên là một cá thể quan trọng có những đặc
điểm tâm sinh lý riêng và luôn luôn quan tâm đến nhu cầu, hứng thú, ý thích và
những điểm mạnh điểm yếu của mỗi cá thể đó. Ln ln thay đổi các phương
pháp giảng dạy một cách linh hoạt cho phù hợp với từng đối tượng.
- Chú trọng các điều kiện không gian vật chất để giúp phát huy tốt nhất niềm
hưng phấn và tính sáng tạo của vị thành niên thơng qua trải nghiệm, tìm tịi, khám
phá trong thực tế.
- Coi trọng việc kết hợp hành hòa giữa giáo dục cá nhân và giáo dục trong
nhóm bằng việc tổ chức hợp lý các hoạt động cá nhân và các hoạt động theo nhóm.
Qua đó trẻ được hình thành các kỹ năng sống cá nhân, kỹ năng làm việc theo nhóm
cũng như thói quen vận động thể chất tích cực, tạo ra sự phát triển toàn diện cho
trẻ.

- Đưa vào chương trình giảng dạy giáo dục pháp luật, ý thức cơng dân cho
các em để các em có ý thức tuân thủ pháp luật. Mặt khác khi vị thành niên có hiểu
biết về pháp luật thì các em sẽ tự tin vào hành động của mình hơn.


- Phối hợp chặt chẽ quản lý giáo dục giữa gia đình và nhà trường, nêu cao ý
thức trách nhiệm của cả hai bên. Ngăn ngừa kịp thời những sai phạm mà vị thành
niên hay mắc phải.
4.3. Giải pháp giáo dục trẻ vị thành niên của Nhà nước và xã hội:
- Cụ thể hóa các phương thức biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
trong thời kỳ mới để các đối tượng thanh niên, vị thành niên… dễ hiểu, dễ tiếp thu
và chuyển hóa thành hành động cách mạng.
- Tạo các điều kiện và môi trường thuận lợi, làm cơ sở và động lực để phát
huy chủ nghĩa yêu nước Việt Nam trong điều kiện mới.
5. Nguồn lực hỗ trợ:
5.1. Các nguồn lực
- Các chính sách và luật pháp của nhà nước.
- Hỗ trợ từ các tổ chức đoàn thể, nhà trường…
- Hỗ trợ từ các cá nhân, phụ huynh, gia đình của vị thành niên, Nhân viên
cơng tác xã hội.
5.2. Cách thức kết nối các nguồn lực:
- Giúp vị thành niên nâng cao và sử dụng hiệu quả các khả năng đối mặt và
giải quyết vấn đề của chính mình: giúp các cá nhân có vấn đề khủng hoảng nâng
cao sự hiểu biết và khuyến khích trẻ. Phân tích các tình huống, các vấn đề của trẻ,
khuyến khích biểu lộ cảm xúc; suy nghĩ về điều kiện sống của chính bản thân trẻ.
Giúp trẻ tự đánh giá, lựa chọn các phương thức giarii quyết vấn đề và giúp vị thành
niên có thêm thơng tin để đưa ra quyết định.


- Thiết lập mối quan hệ giữa cá nhân và hệ thống các nguồn lực: giúp cá

nhân trẻ vị thành niên có được thơng tin về các nguồn lực cũng như đối tượng
hướng đến của các nguồn lực, các bước để tiếp cận với nguồn lực. giúp trẻ vượt
qua các vấn đề thực tại của cuộc sống để hòa nhập với cộng đồng.
- Thúc đẩy tương tác giữa các nguồn lực:giúp cá nhân trẻ trong việc lý giải
các chính sách xã hội, các mơ hình dịch vụ khác nhau, giúp gia đình quyết định
những dịch vụ nào cần có và cần điều chỉnh về trường học, giúp cá nhân trẻ và gia
đình nói chuyện với nhà trường…
- Đóng góp vào q trình phát triển và điều chỉnh chính sách bằng cách tập
hợp những thơng tin về chính sách và các điều kiện nảy sinh nhu cầu cần thay đổi
chính sách, cung cấp thơng tin cho nhà hoạch định chính sách…


III. Kết luận:
Vị thành niên tại các trường giáo dưỡng có rất nhiều khó khăn trong cuộc
sống đặc biệt là vấn đề tâm tư tình cảm cịn đè nặng tu tưởng mặc cảm tự ti vào
bản thân, dẫn đến những nhận thức hành vi tiêu cực, những suy nghĩ lệch lạc…
Gia đình, Nhà trường cần có các biện pháp cụ thể để các em có thể nhận thức rõ
những khó khăn về vật chất cũng như tinh thần, giúp các em vượt qua được rào cản
của bản thân trở thành con người có ích cho gia đình và xã hội!
Hết!


Tài liệu tham khảo:
1. Tiểu luận tâm lý học pháp lý hành vi phạm tội của trẻ em vị thành niên có
ngun nhân từ gia đình.
2. Đề tài thực trạng vị thành niên phạm tội ở Việt Nam hiện nay.
3. Tâm lý tuổi vị thành niên. Vũ Dũng – tạp chí tâm lí học số 4/1998
4. Kỹ năng tham vấn cho người chưa thành niên vi phạm phạm pháp luật –
Trần Thị Minh Đức (2010) bản quyền của tổ chức Plan tại Việt Nam.
5. Luận văn thạc sĩ khoa học Xã hội học: “Ảnh hưởng của giáo dục gia đình

tới hành vi phạm tội của trẻ vị thành niên hiện nay” (2007)
/>


×