Tải bản đầy đủ (.pdf) (233 trang)

Bách khoa văn hóa Phương Đông (P1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (28.35 MB, 233 trang )

VÃN HớA PHƯONG ĐÔNG
ĐĂNG TRƯỜNG, LÊ MINH
(Biên soạn)

NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN



Biên mục trẽn xuất bản phẩm cùa Thư viộn Quốc gla Việt Nam
Đăng Trường
Bách khoa văn hóa phuong Đơng / B.S.: Đăng Trường, Lê

Minh. - H. : Thanh niên ; Tp. Hó Chí Minh : Cơng ty Tri thức Văn
hố Sách Việt Nam, 2018. - 399tr. ; 23 cm.
1. Lịch sử 2. Văn hóa phưong ĐOng 3.

Bách khoa thư

950 - dc23
£□

TNF0322P-CIP

V Những thư viện mua sách cùa Nhà sách Tháng Long dưục bitn mpc chuắn Marc
21 mi ỉn phí.
s Dữ liệu dược Nhà sách Thđng Long chip vào đĩa mỉm. hodc gừi email dến

thư viện, hodc download lừ trang web: www.vinabooks.com.vn


ĐĂNG TRƯỜNG - LÊ MINH


(Biên soạn)

NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN



Phương Đơng là một khái niệm co giãn bởi nó mang một nội
hàm khá rộng. Lúc đấu, Phương Đông được hiếu là vùng đất phía
đơng. Những người Nam Âu cổ đại chưa tìm ra Tân lục địa nên họ
gọi khu vực phía mặt trời lặn so với họ là Phương Tây, còn các vùng
đất còn lại (châu Phi và châu Á) là Phương Đông. Từ đây đã xuất
hiện thêm các khái niệm Cận, Trung và Viễn Đông - so với Nam Âu
(Hy Lạp và vùng bán đảo Balkans thời cổ).
Tiếp đó, cách gọi Phương Đơng và Phương Tây chỉ sự khác biệt
giữa Kitô giáo châu Âu và các nền văn hóa ngồi nó về phía Đơng.
Khi chủ nghĩa tư bản phát triển gắn với các cuộc xâm lược thì
Phương Đơng và Phương Tây hay "Oriental" (thuộc Phương Đông)
được nhăn mạnh bởi những ý tưởng khác biệt chủng tộc cũng như
tôn giáo và văn hóa. Phương Đơng có thể hiểu là khái niệm được
người Phương Tây nói đến với một thái độ hạ cố.
Trong chiến tranh lạnh, thuật ngữ "Thếgiới Phương Đông" đôi
khi được sử dụng như một phẫn mở rộng của khối Đông Âu, gồm
Liên Xô, Trung Quốc và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa trong
khi "Thếgiới Phương Tây" dùng để chỉ Mỹ và các đồng minh NATO.
Ngày nay, Phương Đông được hiểu là thếgiới Phương Đông gồm
các nước thuộc châu Á và phần Đông Bắc châu Phi với những nền
văn minh nổi tiếng như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Ả Rập, Trung Hoa
mà gắn với các nền văn minh này là hàng loạt tín ngưỡng bản địa
mang màu sắc kỳ bí và những cơng trình văn hoá vĩ đại như Kim Tự
Tháp Ai Cập, Vạn Lý Trường Thành, Ăng Co Vat v.v...



Gần đây, các nhà nghiên cứu đã phân biệt Phương Đơng và
Phương Tây dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau về nhân chủng, địa lý,
ngữ hệ, văn hóa, kinh tế, chính trị v.v...
Nhác tới Phương Đơng là nói đến một khu vực với nẽn văn hóa
vĩ đợi, phong phú, đa dạng, vùng đất từng được xem là một trong
những cái nơi của văn hóa nhân loại. Nghiên cứu về Phương Đơng có
rất nhiều cơng trình, chưa nói đến những văn đề đặt ra trong đó, chỉ
riêng số lượng khống lồ các trang sách nói vẽ vùng đất này đã có thể
hình dung nội dung mà nó chuyển tải như thế nào. VI thế, một cuốn
Bách khoa văn hóa Phương Đơng mà chỉ gói ghém vỏn vẹn trong
mấy trăm trang sách là một việc làm khó khăn khi xác định các tiêu
chí lựa chọn những vân đẽ cần đề cập.
Nhận diện Phương Đông nhằm làm rõ sự khác biệt giữa Phương
Đông và Phương Tây, xác định các đặc trưng tiếu vùng với các đặc
điếm tự nhiên về địa lý, quá trình phát triển lịch sử của những tiểu
vùng gân với các nền văn minh lớn, có ảnh hưởng nhất định với thế
giới là những tiêu chí mà sách này lựa chọn. Như vậy, sẽ có những tiểu
vùng chỉ được giới thiệu lướt qua hoặc vấn đẽ Phương Đông hiện nay
không được trình bày xuất phát từ quan niệm, thế giới hiện đại trong
sự phát triển, giao lưu, khiến sự cách biệt Phương Đơng và Phương
Tây dân dần đã được xóa bỏ. Tuy nhiên, những văn đề cơ bán như các
thành tựu về văn minh vật chất và tinh thần, các đỉnh cao sáng tạo,
các tư tưởng và tôn giáo lớn, các di tích văn hóa, lịch sử, thể hiện một
giai đoạn phát triển của thế giới vẫn được chú ý mô tả. Ngoài ra, sách
dành một số trang giới thiệu ảnh hưởng và giá trị phố cộp của văn
hóa Phương Đơng với thời hiện đại, nhằm làm rõ ảnh hưởng của các
giá trị truyền thống Phương Đơng trong q trình hội nhập tồn cầu.
Cuốn sách là cố gắng của một nhóm tác giả biên soạn trong một

thời gian dài. Tuy nhiên, do vấn đề Phương Đông quá lớn mà dung
lượng sách lại hạn định nên chắc chắn các văn đề đưa ra trong sách
chỉ như "cưỡi ngựa xem hoa", song chúng tơi vẫn hy vọng, với cố
gắng của mình, sẽ đem đến cho độc giả những hiếu biết đại thể về
một vùng đất phát triển lâu đời trong lịch sử nhân loại.

NHÓM BIÊN SOẠN


31'

V 1'

*4

»'.f

iỉệfí



Ồk&>Ịí*jị'

I. Thuật ngữ Phương Đơng
Từ xưa tới nay, thuật ngữ Phương Đông mang một nội hàm rất
rộng. Với người Phương Tây, Phương Đông (Orient) bắt nguồn từ
tiếng Latinh - Oriens nghĩa là vùng đất phía đơng. Khái niệm
Phương Đơng được sử dụng đầu tiên ờ khu vực Nam Âu (Hy Lạp và
vùng bán đảo Balkans) thời cổ đại. Lúc đó, con người chưa tìm ra
Tân lục địa nên người Hy Lạp gọi khu vực phía mặt trời lặn so với

họ là Phương Tây, còn các vùng đất còn lại (châu Phi và châu Á) gọi
là Phương Đơng. Từ đó xuất hiện thêm các khái niệm Cận, Trung và
Viễn Đông - so với Hy Lạp.
Sau đó, cách gọi Phương Đơng và Phương Tây chỉ sự khác biệt
giữa Kitô giáo châu Âu và các nền văn hóa ngồi nó về phía Đơng.
Chủ nghĩa tư bản phát triển gắn với các cuộc xâm lược thì khái
niệm Phương Đơng và Phương Tây hay "Oriental" (thuộc Phương
Đông) được nhấn mạnh bời những ý tường khác biệt chủng tộc
cũng như tơn giáo và văn hóa. Nhiều nghiên cứu đã viện dẫn

vl 9


Rudyard Kipling (sự trích dẫn này chưa đày đủ) nhằm khái qt sự
phân biệt Đơng-Tây qua câu nói khá nổi tiếng của nhân vật chính
trong tiểu thuyết Kim của ơng: "Đông là Đông, Tây là Tây. Đông và
Tây không thể họp một dịng". Vì thế, Phương Đơng là khái niệm
mà người Phương Tây nói đến với một thái độ hạ cố.
Trong chiến tranh lạnh, thuật ngữ "Thế giới Phương Đông" đôi
khi được sử dụng như một phần mở rộng của khối Đông Âu, gồm
Liên Xô, Trung Quốc và các nước trong phe xã hội chủ nghĩa trong
khi "thế giới Phương Tây" dùng đế chỉ Mỹ và các đồng minh NATO.
Ngày nay, Phương Đông được hiểu là thế giới Phương Đông
gồm các nước thuộc châu Á và phần Đông Bắc châu Phi với những
nền văn minh nổi tiếng như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Ả Rập, Trung
Hoa mà gắn với các nền văn minh này là hàng loạt tín ngưỡng bản
địa mang màu sắc kỳ bí và những cơng trình văn hoá vĩ đại như
Ăng Co Vat, Vạn Lý Trường Thành, Kim Tự Tháp Ai Cập, V.V....
Gần đây, các nhà nghiên cứu phân biệt Phương Đông và
Phương Tây dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau về nhân chủng, địa

lý, ngữ hệ, văn hóa, kinh tế, chính trị... nên khái niệm này đã được
hiểu một cách linh hoạt.
Có ý kiến cho rằng, thuật ngữ Phương Đơng khơng phải là một
từ chì phương hướng, bởi xem xét vấn đề dưới góc độ thuần tuý
địa lý thì Nhật Bản là nước nằm ở Phương Đơng nhưng một số mặt
nào đó lại là Phương Tây, còn các dân tộc Balkan, vốn ở Phương
Tây nhưng một số mặt lại là Phương Đơng.
Cũng có ý kiến cho rằng, thuật ngữ này không nên sử dụng đế
chỉ các dân tộc có liên hệ mật thiết với nhau về lịch sử, văn hố và
nguồn gốc nếu hiểu đó là một kiếu văn minh - với những khác biệt
lớn giữa các dân tộc, nhưng vẫn có những tính chất tống quát
chung cho hãu hết các nước - bởi Phương Đông gồm những nền
văn minh chẳng hè giống nhau giữa tất cả các dân tộc, chứng cứ là
Ấn Độ và Trung Hoa, trong quá khứ đã là hal thế giới khác biệt và
gần như khơng thế hịa họp được cùng nhau.
Một số học giả về Phương Đơng học có xu hướng xem Phương


Đông và Phương Tây là sự đối lập tư tường qua một số đặc trưng:
tư duy Phương Tây mang tính phân tích, lý tính; tư duy Phương
Đơng mang tính tổng hợp và trực giác. Sự khác biệt lớn nhất giữa
Phương Đơng và Phương Tây chủ yếu ở thế giói quan và truyền
thống tư duy: người Phương Tây hướng tới việc làm chủ tự nhiên,
trong khi người Phương Đông lại hướng tới việc nhận thức và làm
chủ bản thân, nặng về suy tường; người Phương Tây dùng lý trí,
khoa học, thực nghiệm, những bằng chứng khoa học làm thước đo
chân lý, cịn người Phương Đơng lại đắm chìm trong minh triết, suy
tưởng, trải nghiệm về các trạng thái ý thức...
Nửa sau thế kỷ XX, ờ Phương Tây đã xuất hiện một cách nhìn
mới về Phương Đơng. Với họ, Phương Đơng khơng chỉ là nơi có một

nền tảng triết học vĩ đại, tinh tế, sâu sắc mà khoa học kỹ thuật ờ
đây cũng xuất hiện từ rất sớm và giữ một vị trí khá quan trọng
trong sự phát triển chung của thế giới.
Đi xa hơn nữa, vài thập kỷ gần đây, một số học giả Phương Tây,
chán ngấy những khuôn thước kinh điển của chủ nghĩa duy lý châu
Âu nên đã đề cao và thán phục Phương Đơng, xem đó là vùng đất
truyền thống với toàn những giá trị tốt đẹp, nơi con người hiện đại
cần hướng tói. Điều này gây ra những ngộ nhận đáng tiếc khi nhiều
người đã xem Phương Đơng là một nơi đày bí ấn, quyến rũ, đầy tính
minh triết mà thế giới Phương Tây hiện đại cần noi theo. Vì thế, câu
nói của Indira Ganđi trong bài phát biểu tại Đại học Soócbon, Paris,
1983, khi nhận bằng Tiến sĩ danh dự có thể xem như một sự cảnh
báo càn thiết, giúp định hướng rõ hơn về Phương Đơng: "Khơng chỉ
có sự khơn ngoan mà cả sự điên rồ của các thế kỷ đã qua đè nặng lên
chúng tôi. Làm người thừa kế là chuyện nguy hiểm”.
M.Mahathi, một chính khách Malaysia, ln nhiệt thành đề cao
các giá trị châu Á, đã phát biểu tại phiên họp lần thứ 29 Hội đồng
kỉnh tế Thái Bình Dương tổ chức tại Washington năm 1996 như
sau: "Nhiều giá trị châu Á rõ ràng là phải huỷ bỏ: Chúa chứng giám
chúng tôi đã phải đấu tranh như thế nào để chống lại chúng. Nhiều
nơi ờ châu Á theo chủ nghĩa duy vật thái quá. Còn ở nhiều nơi lại là

11


chủ nghĩa chống duy vật thái quá. Đương nhiên, vẫn cịn có chủ
nghĩa duy tâm cực đoan thường được biểu hiện bằng các hình thức
cực kỳ phi tơn giáo. Và, cũng lại có cả sự trái ngược nữa... Châu Á
gắn bó chặt chẽ với phong tục tập qn, mê tín và thần linh. Nếu
châu Á không nhất thiết phải mang nghĩa tốt thì Phương Tây cũng

khơng nhất thiết có nghĩa là xấu. Còn nhiều điếm ưu việt ở Phương
Tây mà châu Á cần học hỏi. Ở những xã hội Phương Tây tốt đẹp
nhất, người ta thấy có nhiều giá trị mà chúng tôi nên áp dụng và
phố biến sâu sắc hơn trong nước mình".
Vì thế, phải chăng nên xem sự khác biệt giữa Phương Đông và
Phương Tây như bản chất của nền văn minh nhân loại biểu hiện dưới
hai hình thức tĩnh và động, một bên đặc trưng cho sự sôi động và sức
mạnh, một bên đặc trưng cho sự minh triết, uyên thâm, tĩnh tại?
Cho đến nay, hai nền văn minh ấy đều đã từng phát triển theo
cách riêng của mình, nhưng chắc chắn một ngày khơng xa, sự hội tụ
của chúng sẽ đưa nhân loại đến một hình thức văn minh đẹp đẽ, hài
hoà và hoàn thiện hơn.

II. Vài nét về địa lý
1. Các khu vực
Nhìn chung, Phương Đông gồm một số khu vực sau:

* Bắc Á
Thuật ngữ này ít được các nhà địa lý sử dụng, thơng thường nó
được nhắc đến đế chỉ phần châu Á lớn hơn của Nga, cịn được biết
đến như là Siberi. Đơi khi các phần miền Bắc của các quốc gia châu
Á khác, như Kazakhstan cũng được tính vào Bắc Á.

♦ Trung Á
Khơng có sự nhất trí tuyệt đối trong sử dụng thuật ngữ này.
Thông thường, Trung Á bao gôm:
- Các nước Cộng hòa Trung Á như Kazakhstan (trừ phần nhỏ
lãnh thố thuộc châu Âu), Uzbekistan, Tajikistan, Turkmenistan và

12



Kyrgyzstan. Afghanistan, Mơng Cố và các khu vực phía Tây của
Trung Quốc đơi khi cũng được tính trong khu vực này.
- Các nước Cộng hịa Liên Xơ cũ nằm trong khu vực Caucasus.

* Đông Á
Khu vực này bao gồm:
- Các quần đảo trên Thái Bình Dương của Đài Loan và Nhật Bản. _
- Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc trên bán đảo Triều Tiên.
- Trung Quốc (đơi khi chỉ tính các khu vực miền Đông.)
- Đôi khi Mông cổ cũng được tính là nằm ở Đơng Á.

* Đơng Nam Á
Khu vực này bao gồm:
- Các bán đảo và đảo như bán đảo Mã Lai, bán đảo Trung - Ấn
và các đảo trong Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, được phân ra
thành hai nhóm Đơng Nam Á đại lục và Đông Nam Á đại dương.
- Đông Nam Á đại lục gồm Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia
và Việt Nam.
- Đông Nam Á đại dương gồm Malaysia, Brunei, Philippines,
Singapore và Indonesia. (Một phần của quần đảo Indonesia nằm
trong khu vực Melanesia của châu Đại Dương. Đông Timor - thuộc
Melanesia đôi khi cũng được tính vào đây).

♦ Nam Á (Tiếu lục địa Ấn Độ)
Vùng này bao gồm: .
- Các quốc gia Himalaya như Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Bhutan và
Bangladesh.
- Các quốc gia Ấn Độ Dương gồm Sri Lanka và Maldives.


♦ Tây Nam Á (Tây Á - Bắc Phi)
Cũng được gọi là Trung Đông hay Trung Cận Đông. Trung Đông
thông thường được sừ dụng để chỉ một số quốc gia ở Bắc Phi
(trong một số diễn giải). Tây Nam Á có thế chia nhỏ thành:
- Anatolia (Tiếu Á), bao gồm phần châu Á của Thổ Nhĩ Kỳ.
- Quốc gia quần đảo Cyprus trong Địa Trung Hải.


- Levant hay Cận Đông bao gồm Syria, Israel, Jordan, Liban, Iraq
và phần châu Á của Ai Cập.
- Bán đảo Ả Rập bao gôm Ả Rập Saudi, các Tiểu Vưong quốc Ả
Rập Thống nhất, Bahrain, Qatar, Oman, Yemen (đôi khi là cả Kuwait).
- Khu vực Caucasus bao gồm Armenia, một phần nhỏ của Nga
và gần như toàn bộ Gruzia và Azerbaijan.
- Cao nguyên Iran gôm Iran và các phần của các quốc gia khác.
2. Điều kiện tự nhiên
* Khu vực Đơng Á
Có người gọi khu vực này là Đơng Bắc Á. Đây là khu vực của các
nền văn hoá Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc, trong đó văn hố
Trung Hoa là trung tâm. Đáng chú ý là các khu vực sau:
- Vùng lưu vực sơng Hồng Hà: Từ đầu nguồn, sơng chảy theo
hướng nam, sau đó tạo ra một chỗ uốn cong về hướng đông nam và
lại chảy theo hướng nam một lần nữa cho đến khi tới thành phố Lan
Châu, thủ phủ tỉnh Cam Túc, là noi mà điếm uốn cong lớn về phía bắc
bắt đầu. Con sơng chảy về phía bắc qua Khu tự trị dân tộc Hơi Ninh
Hạ tới khu tự tộ Nội Mông, đoạn cong này gọi là Hà Sáo. Sau đó, sơng
lại đổi hướng, chảy gần như thẳng về phía nam, tạo ra ranh giới của
hai tỉnh Thiếm Tây và Son Tây. Khoảng 130 km về phía đơng bấc của
thành phố Tây An, thủ phủ tỉnh Thiếm Tây, Hồng Hà lại đối hướng,

chảy về phía đơng. Nó chảy tói những vùng đất trũng ven biển ở
miền đông Trung Quốc gần thành phố Khai Phong, sau đó chảy qua
Tế Nam, thủ phủ tinh Scm Đơng. Sơng chạy dài 5.460 km rồi đổ vào
vịnh Bột Hải, tạo ra một vùng châu thố rộng 740.000 km2. Đây là con
sơng nhiều phù sa nhất thế giói, mỗi năm mang theo 12 tỷ tấn phù sa.
Vì dịng chảy của sơng đi qua vùng bình ngun đất vàng, nên nó
cuốn theo một khối lượng khổng lô đất phù sa, đất sỏi vàng (do đó
cịn có tên là Sơng Vàng). Trong lịch sử hàng ngàn năm của Trung
Quốc, Hoàng Hà vừa đem lại lợi ích vừa đem lại tai họa cho người
dân, vì thế, nó cịn được coi là "Niềm kiêu hãnh của Trung Quốc" và
"Nỗi buồn của Trung Quốc".


Trầm tích của sơng Hồng Hà tạo nên bình ngun Hoa Bắc hay
đồng bằng Hoa Bắc. Đây là đông bằng phù sa lớn nhất tại Đơng Á.
Bình ngun này phía bắc giáp Yên Son, phía tây giáp Thái Hành
Son, phía nam giao với bình nguyên Trung hạ du Trường Giang. Từ
đơng bắc đến đơng nam, bình ngun làn lượt giáp Bột Hải, vùng
cao nguyên của bán đảo Sơn Đông và Hồng Hải. Bình ngun Hoa
Bắc trải rộng ra phàn lớn các tỉnh Hà Nam, Hà Bắc và Sơn Đông rồi
hợp với địng bằng Trường Giang ờ phía bắc hai tỉnh Giang Tơ và
An Huy. Phần phía nam của bình ngun được gọi là Trung Nguyên,
cái nôi của nền văn minh Trung Hoa. Bình ngun có diện tích
409.500km2, hầu hết diện tích thấp hơn 50 mét so với mực nước
biến. Thủ đơ Bắc Kinh nằm ở rìa đơng bắc của bình nguyên. Do ít
tiếp xúc với biến (chi khoảng 700 km bờ biển, trong khi chiều rộng
nội địa lên tới 5.000 km), khí hậu khu vực này mang tính lục địa rõ
rệt. Vào mùa đông, trời rất lạnh bởi những đựt gió tràn xuống từ
vùng Sibir. Việc trơng cấy một phần nhờ lượng nước mưa (trung
bình hàng năm khoảng 600 mm), một phần nhờ nước do băng tan.

Người dân ờ đây chủ yếu sống bằng nông nghiệp, một số dân làm
nghề chăn nuôi (du mục) và buôn bán.
Địa lý của vùng bình ngun Hoa Bắc đã có ảnh hường sâu sắc
đến văn hóa và chính trị. Do khơng bị chia cắt nhiều bởi các dãy núi
và có ít sơng, nên người dân ờ đây có thói quen sử dụng ngựa đế liên
lạc. Việc liên lạc bằng ngựa là khá nhanh chóng nên sự giao lưu giữa
các vùng trở nên phổ biến. Vì vậy, ngơn ngữ ờ vùng này tương đối
địng nhất. Nhờ khả năng thơng tin liên lạc nhanh chóng nên trung
tâm chính trị của Trung Quốc thường có xu hướng được đặt ở đây.
Một điểm đặc biệt nữa là, do đất đai của bình nguyên Hoa Bắc
dần dãn chuyển sang vùng thảo nguyên và sa mạc ở Trung Á nên
không có ranh giới tự nhiên giữa các vùng, dẫn đến việc nơi đây dễ
dàng bị xâm lược từ Trung Á, Bắc Á và Mãn Châu; điều này đã thúc
đấy việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành.
Nhìn chung, đất đai của bình ngun Hoa Bắc màu mỡ nhưng
khí hậu lại khó tiên định trước và là nơi giao nhau của luồng khí ẩm


từ Thái Bình Dương và lng khí khơ từ vùng nội địa châu Á khiến
bình nguyên dễ bị hạn hán, lũ lụt. Hơn nữa, sự bằng phẳng của
đồng bằng khiến nó phải hứng chịu các trận lụt lớn khi các cơng
trình thủy lợi bị hư hỏng. Nhiều sử gia cho rằng đây là một yếu tố
thúc đẩy sự phát triển một nhà nước Trung Quốc tập trung hóa
nhằm quản lý các kho thóc, bảo trì các cơng trình thủy lợi và chống
lại các bộ lạc du mục.
- Vùng lưu vực sông Dương Tử: Trường Giang là con sông lớn
nhất của Trung Quốc về chiều dài, 6.300 km, vì vậy nó cịn có tên là
Trường Giang - sơng dài. Lượng nước chảy, diện tích, lưu vực và
ảnh hưởng kinh tế của nó rất lớn. Trường Giang bắt nguồn từ vùng
cao nguyên tỉnh Thanh Hải, chạy vịng xuống Tây Tạng, Cơn Minh,

Tứ Xun rồi ngược lên hơ Động Đình, qua Giang Tơ, Thượng Hải
và đổ ra biến. Đây là khu vực của sơng, hồ với lượng mưa lớn. Hơ
Động Đình rộng tới 3.000 km2. Lượng mưa trung bình hàng năm
khoảng l.OOOmm. Tồn bộ lưu vực sơng Dương Tử rộng tới
1.800.000 km2. Khí hậu ấm áp, khác hẳn vùng Hoàng Hà. Khu vực
này, vì vậy, rất thuận lợi cho phát triến nơng nghiệp.
Đồng bằng Trường Giang hay đồng bằng sông Dương Tử gồm
Thượng Hải, miền nam Giang Tô và miền bắc Chiết Giang. Đồng
bằng Trường Giang nằm ờ khu vực trung tâm của một vùng lớn
hơn, theo cách gọi truyền thống là Giang Nam.
Một nửa sản lượng lương thực của Trung Quốc được gieo trồng
trên vùng đồng bằng sông Dương Tử, đặc biệt là thóc lúa. Tuy
nhiên, đây cũng là vùng có nhiều bão, lũ.
- Quần đảo Nhật Bản: Quần đảo Nhật Bản tạo nên nước Nhật,
nằm từ đông bắc đến tây nam dọc bờ biến đơng bắc lục địa Á - Âu,
rìa bờ biến tây bắc Thái Bình Dương, gồm các đảo của vịng cung
đảo Sakhalin và vịng cung Đơng Bắc Nhật. Đó là bốn đảo lớn
Honshu, Hokkaido, Kyushu, Shikoku và gàn 4.000 đảo lớn nhỏ khác
bao quanh.
Nhật Bản là quốc gia "tồn đảo". Bờ biến Nhật Bản dài
29.000km, 72% diện tích là núi rừng. Các triền núi đều khá dốc, do


đó việc canh tác nơng nghiệp rất khó khăn. Núi lửa nhiều: khoảng
200 ngọn, trong đó 67 ngọn vẫn cịn đang hoạt động. Sơng ít, nhỏ,
ngắn, nghèo phù sa. Đơng bằng nhỏ, hẹp, chủ yếu do nham thạch
của núi lửa tạo ra. Đất canh tác chỉ vào khoảng 2,5 triệu hecta. Khí
hậu ở đây rất khác biệt: phía bắc, vùng Hokkaido và vùng núi tây
bắc đảo Honshu mùa đông rất lạnh, phía nam, vùng đảo Kyushu lại
có khí hậu nhiệt đới. Vùng đất này thường xảy ra thiên tai: động

đất, núi lửa, lụt lội, sóng thần... nên ảnh hưởng khơng tốt đến sự
phát triển nông nghiệp.
Những điều kiện địa lý như vậy buộc người Nhật phải hướng
cuộc sống ra biến, do đó nghề hàng hải và đánh bắt cá rất phát
triển. Điều này khiến Nhật Bản vươn xa ra thế giới bên ngoài, dẫn
tới sự du nhập những yếu tố văn hoá - văn minh từ các khu vực
khác nhau trên thế giới.
Do địa hình chủ yếu là thung lũng, bị chia cắt thành nhiều vùng
núi lửa nên quần đảo Nhật Bản tạo ra nhiều tiểu vùng khác nhau
gồm: Đông hải đạo (đông bằng Kanto), Tây hải đạo (đảo Kyushu),
Nam hải đạo (đảo Shinkoku và các đảo phía nam), Bắc hải đạo (đảo
Hokkaido), Bắc lục đạo (vùng núi phía bắc, chủ yếu là hai tỉnh
Nigata và Kanazawa) và Kinki (vùng đồng bằng Kansai). Người dân
ờ đây làm nghề nông, chăn nuôi gia súc, đánh bắt cá.
- Bán đảo Triều Tiên: Bán đảo Triều Tiên ba mặt giáp biến: phía
tây giáp biến Hồng Hải (biển Vàng), phía nam là eo Cao Ly, phía
đơng là biển Nhật Bản. Phía nam và tây nam bán đảo là đường bờ
biển tạo ra những biến ôn hòa và môi trường biến tĩnh lặng cho
phép tàu thuyền đi lại an toàn, đánh cá và trồng rong biến. Dọc
theo bờ biến phía tây và phía nam có khoảng 3.000 hòn đảo. Một số
đảo đáng chú ý như Jeju, nằm ở phía nam bán đảo, đảo Ulleungdo
nằm trên biến Nhật Bản đều là những đảo núi lửa lớn.
Tổng diện tích bán đảo Triều Tiên là 222.135 km2. (Hàn Quốc
99.373 và Triều Tiên 122.762)1.
1 Theo Nhóm biên soạn Lê Văn Hy. cấm nang Địa lý thếgiới. NXB Từ điển Bách
khoa, 2004.

17



Phần phía nam và phía tây là đơng bằng, bình nguyên ven biển
và các thung lũng bám dọc theo sông. Phần phía tây bắc có nhiều
đơi núi. Núi cao nhất Triều Tiên là núi Bạch Đầu (Baekdu) 2.744m, Trung Quốc gọi là "núi Trường Bạch". Biên giới với Trung
Quốc chạy qua dãy núi này. Phàn kéo dài về phía nam của núi Bạch
Đầu là cao nguyên Kaema, độ cao trung bình 990 m.
Phần lớn sơng của Triều Tiên đều ngắn, nước chảy xiết và đổ ra
Hồng Hải. Hai sơng dài nhất là Yalu và Tumen đều bắt nguồn từ
đỉnh núi Paektu ở phía bắc. Sơng Yalu dài 800 km đổ ra vịnh Cao Ly
ở phía tây. Sơng Tumen đổ ra biến Nhật Bản ở phía đơng. Ở Nam
Triều Tiên (Hàn Quốc), sơng dài nhất là Naktong, dài 530 km. Ngồi
ra cịn có sơng Hàn, sơng Kim là những con sơng cung cấp lượng
nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp của Hàn Quốc.
Khí hậu của bán đảo là khí hậu gió mùa, nóng và ẩm ướt vào
mùa hạ, lạnh và khơ hanh vào mùa đơng. Mùa hạ, lượng mưa chiếm
tói 70% lượng mưa cả năm. Lượng mưa hàng năm ở miền Bắc
thường thấp hơn ở miền Nam: miền Bắc lượng mưa vào khoảng
600mm - 1.000mm, trong khi ờ miền Nam là 1.000mm - 1.200mm.
Mùa đông miền Bắc lạnh hơn miền Nam.
Người dân ờ đây sống bằng nghề nông, trồng lúa nước, lúa mì,
lúa mạch, các loại rau đậu; chăn ni gia súc và đánh bắt cá.

* Khu vực Đông Nam Á
Đông Nam Á là một khu vực của châu Á, nằm án ngữ trên con
đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương,
nên từ lâu Đơng Nam Á được xem là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật
Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải.
Đông Nam Á gồm các nước nằm ở phía nam Trung Quốc, phía
đơng Ấn Độ và phía bắc Australia, rộng 4.494.047 km2 gồm 11 quốc
gia: Brunei, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia,
Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Trong 11

nước Đơng Nam Á, 10 quốc gia có đường bờ biển, trừ Lào.
Đơng Nam Á có nhiều tên gọi. Người Trung Quốc xưa gọi vùng
này là "Nam Dương" với ý nghĩa đó là vùng gơm những nước nằm


trong vùng biến phía nam. Người Nhật gọi vùng này là "NanYo".
Người Ả Rập xưa gọi vùng này là "Qumr", là "Waq - Waq" và sau này
là "Zabag". Người Ấn Độ từ xưa vẫn gọi vùng này là "Suvamabhumi"
(đất vàng) hay "Suvarnadvipa" (đảo vàng).
Tên gọi "Đông Nam Á" được các nhà nghiên cứu chính trị và
quân sự của Hà Lan, Anh, Mỹ sừ dụng từ những năm đầu khi chiến
tranh Thế giới thứ II nổ ra. Đặc biệt tên gọi này chính thức đi vào
lịch sử với ý nghĩa là một khu vực địa - chính trị và quân sự khi
Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và Thù tướng Anh Winston
Churchill tại Hội nghị Quebec lần thứ nhất, tháng 8 năm 1943 nhất
trí thành lập Bộ chì huy tối cao quân Đông Minh ở Đông Nam Á.

Đông Nam Á gồm hai khu vực:
- Đơng Nam Á lục địa, cịn gọi bán đảo Trung Ấn gồm các nước
Myanma, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam. Khu vực lục địa,
ngồi địa hình đồi núi cịn có những đồng bằng phù sa màu mỡ nổi
tiếng như đồng bằng châu thố sông Hồng (Việt Nam), đồng bằng
sông Mê Kông (Campuchia, Việt Nam...), đồng bằng sông Menam
(Thái Lan), đông bằng sông Irawadi, Salusen (Myanmar).
- Đông Nam Á hải đảo - quần đảo Mã Lai gồm các nước
Malaysia, Philippines, Brunei, Đông Timor, Singapore và Indonesia.
Quần đảo này được hình thành bởi nhiều cung đảo thuộc về vành
đai núi lửa Thái Bình Dương và là một trong những khu vực có
hoạt động núi lửa mạnh nhất thế giới.
Đây là một quần đảo có diện tích lớn nhất thế giới với khoảng

20.000 đảo. Các kiến tạo địa tầng trong khu vực hình thành nên
một số dãy núi hùng vĩ, như đỉnh Kinabalu ờ Sabah với độ cao
4.101m. Quàn đảo Mã Lai bao gồm nhiều nhóm đảo, mỗi nhóm có
thế được xem là quần đảo theo đúng nghĩa đen của từ này. Các
nhóm đảo đó gồm:

Quần đảo Sunda (Quàn đảo Sunda Lớn và Quần đảo Sunda Nhỏ).
Quần đảo Maluku.
Quần đảo Philippines.
Các đảo lớn nhất trong quần đảo này gồm:


- Borneo, đảo lớn thứ ba trên thế giới với diện tích lên đến
743.330 km2. Borneo là tên gọi của người Phương Tây. Đảo thuộc
chủ quyền của ba nước Brunei, Indonesia và Malaysia. Phần đảo
thuộc chủ quyền của Indonesia có tên gọi là Kalimantan; phần
thuộc chủ quyền thuộc Malaysia gọi là Đơng Malaysia. Gần như
tồn bộ lãnh thổ Brunei là một phần nhỏ của đảo Borneo.
- Sumatra, đảo lớn thứ sáu thế giới và là hòn đảo lớn nhất
thuộc Indonesia.
- Java là đảo lớn thứ năm tại Indonesia, hình thành chủ yếu từ
kết quả của những vụ núi lửa phun trào. Một chuỗi các núi lửa đã
tạo thành xương sống của đảo theo chiều đơng-tây. Đây là đảo có
mật độ dân số cao nhất thế giới, nơi sinh sống của 60 phần trăm
người Indonesia. Thủ đô Jakarta của Indonesia nằm ờ tây Java.
So với khu vực lục địa, đồng bằng ở hải đảo thường nhỏ hẹp
nhưng rừng ở khu vực này lại có phần trù phú hơn.
Đơng Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai
mùa tương đối rõ rệt: mùa khô lạnh và mát; mùa mưa tương đối
nóng và ẩm. Vì thế, Đơng Nam Á cịn được gọi là khu vực "châu Á

gió mùa". Chính gió mùa và khí hậu biển đã làm cho vùng Đông
Nam Á trở thành một vùng xanh tốt và trù phú.
Gió mùa khơng chỉ đem lại thuận lợi cho con người mà còn là
những yếu tố tự nhiên tác động và tạo nên sự thất thường cho khí
hậu trong vùng. Mưa nhiệt đói trên địa bàn tự nhiên của khu vực
hình thành ra những vùng nhỏ, xen kẽ giữa rừng nhiệt đới, đôi núi,
bờ biến, và đông bằng, tạo nên những cảnh quan đa dạng. Thực tế đó
khiến cho Đơng Nam Á có những đơng bằng rộng lớn, những đồng cỏ
mênh mông. Tuy nhiên, không gian sinh tồn ở đây dù nhỏ hẹp song
lại rất phong phú, đa dạng, gắn với sự đan xen những địa bàn sinh tụ
nhỏ trong văn hóa tộc người của cả khu vực và trong mỗi quốc gia.
Đơng Nam Á là nơi có độ ẩm cao nhất thế giới. Đường bờ biển
dài là nguyên nhân gây ra mưa nhiều khiến cho lượng hơi nước
luôn luôn dư thừa trên đất liền. Lượng mưa ờ đây từ 1.500 đến
3.000 mm mỗi năm (có nơi đến 4.000 mm), lượng bức xạ mặt tròi


cao, độ ẩm trên 80%, nhiệt độ trung bình từ 20°C đến 27°c khiến
Đông Nam Á trở thành khu vực được mệnh danh là quê hưcmg của
cây lúa nước. Nơi đây có nhiều rừng nhiệt đới với đủ loại thảo mộc
quý hiếm, có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là các loại cây hương liệu.
Đơng Nam Á có mạng lưới sơng ngịi dày đặc, đây là một nguồn
lợi lớn về kinh tế, trước hết là về mặt giao thông vận tải. Các sơng
lớn có giá trị kinh tế cao phần lớn đều nằm ở bán đảo Trung Ấn:
sông Mê Kông, sông Hồng, sông Saluen, sông Irawadi, sông Menam.
Các sông ở khu vực hải đảo thường ngắn, dốc và có giá trị về thuỷ
điện. Nhìn chung, các sơng ở Đơng Nam Á nhiều nước, dịng chảy
trên mặt có lưu lượng lớn, hàm lượng phù sa cao, tạo nên các vùng
châu thổ rộng lớn, màu mỡ. Trữ năng thuỷ điện của các con sông ờ
vùng này cũng thật đáng kể: Indonesia 20 triệu kw, Việt Nam 20

triệu kw, Lào 12,4 triệu kvv, Thái Lan 8 triệu kw.
Bên cạnh những mặt thuận lợi, Đông Nam Á cũng thường
xuyên phải đối mặt với những khó khăn, trở ngại khơng nhỏ do
thiên nhiên gây ra, đó là nạn động đất, núi lửa, bão gió, lụt lội, hạn
hán, sâu bệnh, v.v...
Nhìn chung, khu vực này có thế mạnh tự nhiên cho sự phát
triển nơng nghiệp. Cư dân ở đây chủ yếu sống bằng nông nghiệp
(trồng lúa nước, một số cây công nghiệp) và ngư nghiệp (đánh bắt
cá) và thương nghiệp.
* Khu vực Nam Á
Nam Á nằm ở phía nam lục địa châu Á, phía bắc là dãy
Hymalaya, phía nam giáp Ấn Độ Dương, phía tây giáp các nước Tây
và Trung Á, phía đơng giáp các nước Đơng Nam Á. Khu vực này cịn
được gọi là "bán đảo Nam Á" và "tiếu lục địa". Với diện tích khoảng
4 triệu km2, chỉ chiếm khoảng 10% diện tích châu Á, nhưng tiểu lục
địa này nhỏ có điều kiện tự nhiên phong phú, đa dạng với ba miền
địa hình khác nhau.
- Phía bắc là hệ thống núi Himalaya - dãy núi cao nhất thế giới
ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu của các nước Nepan, Butan,
Banglades và một phần Ấn Độ.


- Phía nam là son nguyên Dekkan tương đối thấp và bằng
phầng, có các dãy núi bao bọc xung quanh: dãy Vindhya và dây
Satpura ở phía bắc, ngăn cách với vùng đông bằng Ấn - Hằng, dãy
Gat Tây ngăn cách với biển Ả Rập và dãy Gat Đông ngăn cách với
vịnh Belgan. Do bị vây kín như vậy nên khí hậu vùng cao nguyên
Dekkan khá khắc nghiệt, đất đai khô cằn.
- Giữa chân núi Himalaya và sơn nguyên Dekkan là đồng bằng
Ấn-Hằng rộng và bằng phẳng, được tạo nên từ hai con sông, sông

Ấn và sông Hằng. Đồng bằng Ấn-Hằng là vùng đông bằng lớn và
màu mỡ, gồm thung lũng sông Ấn, đông bằng Punjab, các đồng
bằng Haryana, đồng bằng trung và hạ du sông Hằng. Sông Ấn là con
sông chính của Pakistan. Sơng Ấn bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy từ
dãy Himalaya theo hướng đông nam lên tây bắc qua Kashmir trước
khi rẽ về hướng nam, chếch tây nam sau khi vào địa phận Pakistan
rồi đổ ra biển Ả Rập. Sông Hằng là con sông quan trọng nhất của
tiểu lục địa Ấn Độ, bắt nguồn từ dãy Hymalaya, chảy theo hướng
đông nam qua Bangladesh rồi đổ vào vịnh Bengal. Sơng Hằng có
lưu vực rộng 907.000 km2, một trong những khu vực phì nhiêu và
có mật độ dân cao nhất thế giới.
Nam Á gồm các quốc gia Ấn Độ, Pakistan, Nepal, Bhutan,
Bangladesh, Sri Lanka và Maldives. Người dân ở đây chủ yếu sống
bằng nơng nghiệp, ngồi ra họ cịn trồng lúa khô và phát triển kinh
tế du mục.
* Khu vực Trung Á
Trung Á là một vùng của châu Á không tiếp giáp với đại dương,
đơi khi người ta cịn gọi nó là vùng Nội Á, từ biến Kaspi (phía tây)
đến biên giới Trung Quốc (phía đơng) và từ đường phân thuỷ Aral
(phía bắc) đến biên giới Iran và Afganistan (phía nam).
Khu vực này là có nhiều hoang mạc (như hoang mạc Karakuna,
hoang mạc Takla Makah...) và hầu như khơng có biển (trừ bờ biển
Kaspi của Tuyêcmenỉstan). Đây là khu vực có nhiều núi cao: Pamir
ở tây bắc cao trung bình 4.000m, Himalaya ờ phía nam cao trên
8.000m v.v... Đây cũng là khu vực có nhiều thung lũng và thảo


nguyên rộng, rất thuận lợi cho phát triển chăn nuôi. Điều kiện tự
nhiên của Trung Á gồm ba vùng:
- Phía nam: giới hạn bời dãy Himalaya, cao nguyên Tây Tạng

(Tibet), đến vịnh Persic qua Afganistan.
- Vùng phía tây gồm Turkmenistan, Uzebekistan và một phần
Kazakhstan. Nhờ có biển Kaspi, Aral và hai con sông Syr Daria,
Amour Daria điều tiết mà vùng này khí hậu ơn hồ hơn, thích hợp
cho việc phát triển nơng nghiệp.
- Khu vực cịn lại (phàn lớn là những nước cộng hồ thuộc vùng
Trung Á của Liên Xơ cũ) và hoang mạc Karakuma ở Turkmenistan.
Khí hậu khu vực Trung Á thuộc loại khơ, lượng mưa trung bình
hàng năm khoảng 200 mm. Nhiệt độ chênh lệch lớn giữa mùa đông
và mùa hè như ờ Tajikistan, mùa hè lên tới 48°c song mùa đông lại
xuống tới -63°), chênh lệch giữa vùng này với vùng khác, thậm chí
ngay trong một ngày tại Turkmenistan và Kazakhstan vào mùa hè,
nhiệt độ ờ thung lũng là 30°C thì ở vùng núi là 50°C.
Nhìn chung, Trung Á là khu vực thưa dân nhất của châu Á vì địa
hình đa số là sa mạc và cao nguyên đá. Thiên nhiên nơi đây rất
khắc nghiệt, khí hậu thường xuyên thay đối từ khô hanh đến lạnh
cắt da, cắt thịt. Chính vì vậy mà sinh sống ờ vùng này chủ yếu là các
bộ lạc du mục sống bằng nghề chăn nuôi gia súc như cừu, ngựa và
trồng bông lấy sợi.
* Khu vực Bắc Á
Đây là khu vực rộng lớn nằm ờ phía bắc châu Á, trải dài theo
chiều đông - tây từ biển Okhotsk đến dãy núi Ural ờ Kazakhstan.

Địa hình khu vực này đan xen giữa thảo nguyên, rừng già với
các sông lớn như Obi, lenisei, hô lớn như Baikal và sa mạc Gobi.
Khí hậu Bắc Á khắc nghiệt, khơ và rất lạnh. Vùng Sibir có khi
nhiệt độ xuống mức -70°C, lạnh đến mức các hồ nước phần lớn thời
gian trong năm đều đóng băng. Nước ít lạnh như Mơng cổ, về mùa
đơng nhiệt độ cũng có thể xuống -30°C. Điều kiện tự nhiên khắc
nghiệt khiến khu vực này đất rộng nhưng bị bỏ hoang nhiều. Tài


23


nguyên thiên nhiên giàu về tiềm năng nhưng chưa được khai thác.
Cuộc sống của cư dân ở đây chủ yếu là du mục, chăn nuôi cừu,
ngựa, lạc đà.
* Khu vực Tây Á - Bắc Phi
Tây Á - Bắc Phi (hay Trung Đông - Bắc Phi) thuộc về hai châu
lục nên điều kiện tự nhiên khá đa dạng cả về địa hình, khí hậu lẫn
mơi trường sinh thái.
Khu vực này bao gồm các quốc gia ở bán đảo Ả Rập (Ả Rập
Xêut, Yemen, Oman...), lưu vực Lưỡng Hà, bờ tây vịnh Persic (Iraq,
Kuwait, bán đảo Arabi, Tây Iran), các nước ở phía đơng Địa Trung
Hải như Sirya, Liban, Jordan, Israel, bán đảo Tiếu Á - Thổ Nhĩ Kỳ,
các nước thuộc đông - bắc Phi như Ai Cập, Xu Đăng và các nước
thuộc khu vực phía bắc sa mạc Sahara như Libya, Algieria, Tunisia...
Đôi khi người ta xếp vào khu vực này cả những nước như Armenia,
Azerbaijan, v.v...
Khu vực này có nhiều sa mạc rộng lớn: Sahara, Ả Rập, Libia,
Rub Alkhali... Diện tích sa mạc chiếm tới 70%, có noi lên đến 90%
(Ai Cập) tổng diện tích tự nhiên khu vực.
Địa hình khu vực Tây Á - Bắc Phi có sự đối lập rõ rệt giữa núi
cao và lịng chảo. Có những ngọn núi cao như Saint Catherỉn (cao
tói 2.637 m) lại có các vùng sa mạc mênh mơng như Libia, thậm chí
có nơi thấp hơn cả mặt nước biến như lịng chảo Kattara. Nhìn
chung, khí hậu khu vực này nóng, khơ khan, rất ít mưa. Lượng mưa
cao nhất cũng chỉ vào khoảng 200mm, nơi thấp thất 25mm. Khí
hậu khu vực Tây Á - Bắc Phi rất khắc nghiệt. Nhiệt độ ban ngày và
ban đêm rất chênh lệch: ban ngày rất nóng, ban đêm rất lạnh (có

nơi 46°c ban ngày nhưng -60°C ban đêm). Nhiệt độ vùng sa mạc có
thế xuống dưới o°c.
Tại khu vực này có ba con sơng lớn rất có giá trị mà nguồn
nước có được chủ yếu do băng tan, đó là sơng Nile dài 6.500 km ở
Bắc Phi, sông Tigris và Euphrates ở Tây Á.
Sông Nile là sơng chính của khu vực Bắc Phi, con sơng dài nhất
trên thế giới, dài 6.650 km. Sông Nile chia Ai Cập ra làm hai vùng:


×