Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Cong van so 4472SGDDTTTr cua So GDDT Binh Thuan ve viec huong dan cong tac to chuc va hoat dong cantin o cac truong hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.11 KB, 6 trang )

UBND TỈNH BÌNH THUẬN

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 4472/SGD&ĐT-TTr

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Bình Thuận, ngày 22 tháng 8 năm 2012

V/v hướng dẫn công tác tổ chức và
hoạt động căn-tin ở các trường học

Kính gửi:
- Trưởng Phịng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố;
- Hiệu trưởng, Giám đốc các đơn vị trực thuộc Sở.
Trong những năm qua, thực tế tại nhiều đơn vị trường học trong tỉnh đã có
hoạt động căn-tin để phục vụ ăn uống, giải khát cho cán bộ, giáo viên và học sinh.
Để căn-tin ở các trường học hoạt động ổn định, góp phần vào việc xây dựng nền
nếp sinh hoạt, học tập của nhà trường, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) hướng
dẫn công tác tổ chức và hoạt động căn-tin ở các trường học như sau:
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CĂN-TIN Ở CÁC TRƯỜNG
HỌC TRONG THỜI GIAN QUA
1. Số trường học có tổ chức căn-tin:
Theo báo cáo của các Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và các đơn vị
trực thuộc Sở, đến nay (ngoại trừ các trường học thuộc Phòng GD&ĐT Phan Thiết
khơng tổ chức hoạt động căn-tin) tồn tỉnh có 250/605 đơn vị trường học có tổ
chức hoạt động căn-tin (tỷ lệ 41,32%); trong đó, mầm non có 10/170 đơn vị
(5,88%), tiểu học có 123/280 đơn vị (43,92%), trung học cơ sở có 89/124 đơn vị
(71,77%), trung học phổ thơng có 26/27 đơn vị (96,29%), trung tâm GDTX-HN có
2/4 đơn vị (50%).


2. Tình hình hoạt động của căn-tin trường học:
Tình hình hoạt động căn-tin trường học trong thời gian qua có những mặt
tích cực và tiêu cực như sau:
a. Về tích cực:
- Căn-tin trong trường học đã đáp ứng nhu cầu ăn uống, giải khát (một nhu
cầu có thực) của một bộ phận cán bộ, giáo viên và học sinh trước giờ học, trong
giờ ra chơi, chờ tiết…nhất là những học sinh có nhà ở xa trường khơng kịp ăn sáng
trước khi đến trường.
- Những trường quản lý tốt căn-tin thì hoạt động của căn-tin đã góp phần
nhất định vào việc duy trì nền nếp sinh hoạt, học tập của nhà trường.
- Một số đơn vị trường học, nhất là các trường trung học phổ thông, việc


quản lý về tổ chức và hoạt động của căn-tin khá tốt trong các khâu: bố trí địa điểm
đặt căn-tin, xây dựng cơ sở vật chất, tổ chức đấu thầu công khai, hợp đồng kinh tế
quy định trách nhiệm của người thầu bán căn-tin, quy định về nội dung vệ sinh an
toàn thực phẩm, kiểm tra việc thực hiện cam kết của bên thầu bán căn-tin.
- Việc mở dịch vụ căn-tin trong một số trường học đã góp phần hạn chế
hàng rong tự phát bán xung quanh trường học, đe dọa sức khỏe học sinh.
- Hoạt động căn-tin đã tạo được nguồn thu nhất định cho nhà trường. Từ đó,
các trường này có điều kiện tài chính để hỗ trợ cho các hoạt động, nhất là hoạt
động phong trào.
b. Về tiêu cực:
Bên cạnh những tích cực nêu trên, thì khơng ít bậc cha mẹ học sinh, nhất là
cấp tiểu học khơng đồng tình, phản ánh lên cấp trên những tiêu cực của căn-tin làm
ảnh hưởng đến môi trường giáo dục trong các nhà trường. Cụ thể:
- Việc tổ chức bán căn-tin trong trường mầm non là khơng phù hợp, vì: lứa
tuổi của các cháu cịn q nhỏ, cần có sự chăm sóc ăn uống chu đáo của cha mẹ
trước khi đến trường, khơng tạo thói quen ăn q vặt cho trẻ từ tuổi bé thơ; ở các
trường mầm non bán trú còn được nhà trường tổ chức cho ăn các buổi chính, buổi

xế theo chế độ dinh dưỡng quy định.
- Đối chiếu với Quyết định số 55/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban
hành quy định về mức chất lượng tối thiểu của trường tiểu học và Quyết định số
32/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/10/2005 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định về
Quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia thì việc bán căn-tin trong
trường tiểu học là vi phạm.
- Một số đơn vị đặt vị trí căn-tin khơng phù hợp, gần phịng học, gần nhà vệ
sinh, không được đầu tư cơ bản, giống như những sạp hàng rong che chắn sơ sài,
tạm bợ, nhếch nhác, ẩm thấp làm mất mỹ quan trường học, ảnh hưởng đến môi
trường học tập của học sinh. Một số khác lại để cho người thầu bán căn-tin xây
dựng lều quán, nhà ở khá kiên cố, lâu dài trong trường.
- Công tác quản lý hoạt động của căn-tin ở một số đơn vị chưa tốt: không
xây dựng nội quy hoạt động của căn-tin; không kiểm tra việc thực hiện cam kết
hợp đồng thầu bán căn-tin của người thầu với nhà trường…
- Căn-tin khơng có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan
y tế, chủ thầu căn-tin, người bán căn-tin chưa được học kiến thức vệ sinh an tồn
thực phẩm, khơng khám sức khỏe định kỳ cho người bán hàng.
- Nhiều căn-tin bán hàng hóa khơng có thời hạn sử dụng, khơng nhãn mác,
khơng rõ nguồn gốc.


- Học sinh ăn uống xả rác bừa bãi làm mất vệ sinh trường học.
- Trang phục và ngôn ngữ, hành vi ứng xử của nhân viên phục vụ căn-tin đôi
khi không phù hợp môi trường giáo dục, phản cảm.
II. HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CĂN-TIN Ở CÁC TRƯỜNG HỌC TRONG THỜI GIAN TỚI:
1. Về tổ chức căn-tin:
a. Chức năng của căn-tin ở các trường học:
Căn-tin ở các trường học là một địa điểm dịch vụ chuyên bán đồ ăn, thức
uống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trước giờ học, trong giờ ra chơi,

chờ tiết…trong đó, đối tượng phục vụ chủ yếu của căn-tin là học sinh.
b. Những cấp học không được tổ chức căn-tin:
Do học sinh các trường mầm non, tiểu học cịn q nhỏ, cần có sự chăm sóc
ăn uống chu đáo của cha mẹ trước khi đến trường, cần có sự quản lý, giáo dục chặt
chẽ của thầy cơ giáo, khơng tạo cho học sinh thói quen ăn q vặt từ tuổi bé thơ và
để nghiêm túc thực hiện Quyết định số 55/2007/QĐ-BGDĐT và Quyết định số
32/2005/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/10/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên không
tổ chức căn-tin trong các trường mầm non và trường tiểu học.
c. Cơ sở vật chất căn-tin:
- Địa điểm đặt căn-tin: ở vị trí khơng gần phịng học, nhà vệ sinh, khơng cản
trở việc đi lại, vui chơi, học tập của học sinh, không làm ảnh hưởng đến mỹ quan
nhà trường.
- Diện tích căn-tin: tùy theo quy mơ của trường mà quy hoạch diện tích căntin cho phù hợp, đảm bảo mỹ quan, vệ sinh, có khu chế biến thức ăn, nước uống
riêng; có phịng ăn, uống cho cán bộ, giáo viên, nhân viên riêng, cho học sinh
riêng.
- Việc xây dựng cơ sở vật chất căn-tin:
Hiệu trưởng, Giám đốc các cơ sở giáo dục phải chỉ đạo việc xây dựng căntin nếu trường có tổ chức hoạt động căn-tin như sau:
+ Đối với căn-tin đã được cơ sở giáo dục hợp đồng với tư nhân xây dựng từ
các năm trước thì Hiệu trưởng, Giám đốc các cơ sở giáo dục tổ chức thảo luận với
chủ thầu để sớm kết thúc hợp đồng, thời gian chậm nhất là 01 năm kể từ ngày ban
hành Hướng dẫn này.
+ Từ nay trở đi, các cơ sở giáo dục không được ký hợp đồng với cá nhân để
xây dựng cơ sở vật chất căn-tin trong đơn vị mình.


+ Việc xây dựng mới căn-tin phải do nhà trường tổ chức, nguồn tiền có thể
huy động từ sự đóng góp của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường dưới hình
thức góp vốn hoặc từ nguồn vốn tự có của nhà trường. Người góp vốn sẽ được trả
dần cả vốn và lãi trong thời gian nhất định do nhà trường quyết định hoặc nhà
trường thu hồi vốn từ nguồn thu của căn-tin.

- Trong căn-tin phải treo bảng nội quy căn-tin do trường quy định, treo giấy
chứng nhận vệ sinh an tồn thực phẩm của cấp có thẩm quyền, có bảng ghi rõ nơi
chế biến thức ăn, nước uống; có đủ bàn ghế nơi ăn, uống của giáo viên, nơi ăn,
uống của học sinh. Có thùng rác, tránh xả rác bừa bãi làm mất vệ sinh và mỹ quan
nhà trường.
d. Tổ chức bán căn-tin:
- Việc tổ chức bán căn-tin do trường tổ chức. Trường hợp không thể tổ chức
việc bán căn-tin được thì tổ chức đấu thầu theo quy định. Thời gian thầu bán căntin không quá 3 năm.
- Khi đấu thầu nên có chính sách ưu tiên cho cán bộ, giáo viên, nhân viên
đang công tác trong trường nếu trúng thầu (như quy định giảm % mức thầu).
- Phải thực hiện ký kết hợp đồng kinh tế theo quy định của Nhà nước giữa
nhà trường và người trúng thầu. Trong hợp đồng cần quy định cụ thể một số nội
dung như: thời hạn thầu bán căn-tin, trường hợp không thể tiếp tục thực hiện hợp
đồng thì khơng được tự ý sang tay hợp đồng cho người khác mà phải thông báo hai
bên và thực hiện thanh lý hợp đồng trước thời hạn; thống nhất nội quy căn-tin…
đ. Quản lý căn-tin:
đ1. Đối với Hiệu trưởng, Giám đốc các cơ sở giáo dục:
- Là người chịu trách nhiệm cuối cùng về hoạt động của căn-tin trong nhà
trường, phải chỉ đạo việc tổ chức và hoạt động của căn-tin, xây dựng nội quy căntin, tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất về tổ chức và hoạt động của căn-tin. Nhắc
nhở, chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, hạn chế của căn-tinvà lập các biên bản ghi
nhớ, yêu cầu cụ thể nội dung cần khắc phục; chấm dứt hợp đồng nếu chủ thầu vi
phạm quá 3 lần nội quy căn-tin hoặc vi phạm lần đầu nhưng gây nên hậu quả
nghiêm trọng như sự cố ngộ độc thực phẩm.
- Đề nghị cơ quan y tế kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm khi phát hiện hoặc
có phản ánh về vệ sinh an tồn thực phẩm trong căn-tin.
- Quản lý tài chính căn-tin theo quy định hiện hành của Nhà nước và thông
báo công khai trong tập thể nhà trường.
đ2. Đối với Chủ thầu và người bán hàng trong căn- tin:



- Chủ thầu căn-tin phải cam kết và thực hiện nghiêm túc hợp đồng thầu bán
căn-tin với nhà trường, thực hiện nội quy căn-tin, tập huấn kiến thức về vệ sinh an
toàn thực phẩm, quản lý người bán hàng và chịu trách nhiệm về việc đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm các loại hàng ăn, thức uống và thực phẩm khác bán trong
căn-tin. Tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ cho người bán hàng, không được thuê
người bán hàng không đảm bảo sức khỏe, mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh xã hội,
nghiện hút. Danh sách nhân viên quản lý, phục vụ, bán hàng trong căn-tin phải
được thông báo cho nhà trường và được sự đồng ý, chịu sự quản lý của nhà trường.
- Đề nghị cơ quan y tế kiểm tra và cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực
phẩm cho căn-tin.
- Người bán hàng trong căn-tin phải tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn
thực phẩm, chịu sự quản lý của Chủ thầu, kiểm tra sức khỏe định kỳ của cơ quan y
tế.
2. Về hoạt động của căn-tin:
- Căn-tin trường học chỉ hoạt động bán hàng trong thời gian từ 6 giờ sáng
đến 21 giờ trong ngày.
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên không được tổ chức uống bia, rượu trong căntin, làm ảnh hưởng đến trật tự, an ninh và môi trường giáo dục.
- Trong căn-tin chỉ được bán đồ ăn, thức uống đã đăng ký với nhà trường
phục vụ cho nhu cầu ăn uống, giải khát của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học
sinh; không được bán rượu, bia, thuốc lá, kẹo cao su và các chất gây nghiện khác.
- Hàng hóa bán trong căn tin phải có bao bì, nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ và
đang trong thời hạn sử dụng; trái cây bán trong căn tin phải là trái cây tươi, chín;
đồ ăn, thức uống do căn-tin chế biến hàng ngày để bán phải được lưu mẫu theo quy
định của cơ quan y tế để phục vụ cho công tác kiểm tra, giám định của cơ quan có
thẩm quyền, nhất là khi có sự cố ngộ độc thực phẩm. Hàng hóa mua về để bán phải
có hóa đơn, chứng từ để phục vụ cho công tác truy cứu trách nhiệm của cơ quan có
thầm quyền đối với cơ sở bán, nếu vì sử dụng hàng hóa đó mà dẫn đến sự cố ngộ
độc thực phẩm cho cán bộ, giáo viên, học sinh.
- Trang phục của người tham gia quản lý, phục vụ và bán hàng trong căn-tin
phải tươm tất, nghiêm túc phù hợp với môi trường giáo dục. Khi chế biến hoặc bán

đồ ăn, thức uống, nhân viên chế biến, người bán hàng phải đeo khẩu trang, găng
tay, tạp dề; khi bán hàng phải có thái độ hịa nhã, thân thiện, tôn trọng, thương yêu
học sinh; ngôn ngữ ứng xử phải phù hợp với văn hóa học đường.
III. CƠNG TÁC PHỐI HỢP VỚI CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ĐỂ
GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG MUA BÁN HÀNG RONG TRƯỚC CỔNG


TRƯỜNG VÀ QUẢN LÝ CỦA CÁC CẤP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CĂN-TIN
1. Về cơng tác phối hợp với chính quyền địa phương để giải quyết tình
trạng mua bán hàng rong trước cổng trường:
Hiệu trưởng, Giám đốc các cơ sở giáo dục, nhất là các trường mầm non và
trường tiểu học phải phối hợp với chính quyền địa phương cấp cơ sở (xã, phường,
thị trấn) nơi trường đóng đểnghiêm cấm và xử lý việc mua bán hàng rong trước
cổng trường nhằm đảm bảo mỹ quan và công tác vệ sinh an tồn thực phẩm cũng
như góp phần giáo dục thói quen, ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân cho học sinh.
2. Công tác quản lý của các cấp đối với hoạt động căn-tin:
- Hiệu trưởng, Giám đốc các cơ sở giáo dục căn cứ vào Hướng dẫn này để
chỉ đạo việc tổ chức và hoạt động căn tin trong đơn vị mình (nếu có); đồng thời, tự
kiểm tra đánh giá chất lượng, hiệu quả hoạt động của căn-tin tại đơn vị, nếu căn-tin
hoạt động không hiệu quả, không đảm bảo như Hướng dẫn thì tự giải thể.
- Sở GD&ĐT, Phịng GD&ĐT căn cứ vào Hướng dẫn này để tổ chức kiểm
tra, đánh giá việc thực hiện của các cơ sở giáo dục trong ngành; kiên quyết chấm
dứt hoạt động của căn-tin nếu trường học nào không đảm bảo các yêu cầu của
Hướng dẫn.- Hàng năm Phòng GD&ĐT cấp huyện, các trường THPT, trung tâm
GDTX-HN có báo cáo về Sở GD&ĐT (qua Phịng Giáo dục Trung học, Phịng Kế
hoạch- Tài chính, Thanh tra Sở) tình hình và kết quả thực hiện của đơn vị mình.
Trên đây là hướng dẫn của Sở GD&ĐT về tổ chức và hoạt động căn-tin ở
các trường học, yêu cầu Trưởng phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố, Hiệu
trưởng (Giám đốc) các cơ sở giáo dục trong tỉnh triển khai thực hiện nghiêm túc./.
GIÁM ĐỐC

Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Tỉnh ủy - thay B/C;
- Văn phòng UBND tỉnh - thay B/C;
- Sở Y tế - để phối hợp;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố - để phối hợp;
- Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh - để phối hợp;
- Giám đốc và các Phó Giám đốc Sở;
- Cơng đồn Giáo dục tỉnh;
- Trưởng các phòng, ban Sở;
- Đăng Website Sở GD&ĐT;
- Lưu VT, TTr (Trinh 71)

(Đã ký, đóng dấu và phát hành)
Mai Xuân Bá



×