Khảo sát công tác tổ chức và hoạt động tại thư viện trường THCS Trần Cao Vân
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài…………………………………………………………………..
2. Mục đích…………………………………………………………………………..
3. Nhiệm vụ………………………………………………………………………….
4. Phương thức khảo sát……………………………………………………………..
PHẦN II: NỘI DUNG
2.1. Giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của thư viện trường THCS
Trần Cao Vân…………………………………………………………………………….
2.2. Tiêu chuẩn 1: Vốn Tài liệu………………………………………………………
2.3. Tiêu chuẩn 2: Cở sở vật chất trang thiết bị………………………………………
2.4. Tiêu chuẩn 3: Tiêu chuẩn nghiệp vụ…………………………………………….
2.5. Tiêu chuẩn 4: Tổ chức và hoạt động……………………………………………
2.6. Tiêu chuẩn 5: Quản lý thư viện…………………………………………………
PHẦN III: KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
Khảo sát công tác tổ chức và hoạt động tại thư viện trường THCS Trần Cao Vân
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài khảo sát
Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta ngày càng quan tâm nhiều hơn đến
việc xây dựng và phát triển hệ thống thư viện trường học. Bởi từ lâu TVTH đã trở thành bộ
phận không thể thiếu trong nhà trường. Nó là co sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt
văn hóa, khoa học của nhà trường, nhằm mở rộng kiến thức, góp phần nâng cao hiệu quả dạy
và học của giáo viên, học sinh, xây dựng thói quen tự học cho học sinh. Tạo cơ sở từng bước
thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời tham gia tích cực vào việc xây dựng và bồi dưỡng
tư tưởng chính trị, xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên trong nhà trường.
Nhiều văn bản pháp quy mà Đảng và nhà nước đã ban hành, như Quyết đinh 57/CT,
thông tư 30 /TTLB, quyết định 201/2001,QĐ-TT là phương hướng chỉ đạo quan trọng cho
công tác thư viện trường học, tạo điều kiện để phấn đấu xây dựng thư viện trường học đủ về
số lượng và đảm bảo về chất lượng.
Để triển khai chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành
Quyết đinh 659, Quyết đinh 61/1999/QĐ-BGD&ĐT, đặc biệt văn bản mới nhất
01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 02/1/2003 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành tiêu chuẩn thư viện
trường phổ thông. Quyết định đã tạo chuyển biến sâu sắc về chất lượng cho thư viện trường
phổ thông, khẳng định vai trò của thư viện trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, nâng cao
hiệu quả đào tạo con người Việt Nam trong thời kỳ mở cửa và hội nhập. Thấy rõ vao trò của
Quyết định đỗi với TVTH, tôi tiến hành “Khảo sát thư viện trường THCS Trần Cao Vân”
2. Mục đích
Dựa vào các văn bản, Nghị quyết, Quyết định, Thông tư, … của Đảng và của nhà
nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hướng dẫn về công tác tổ chức và hoạt động của thư viện
trường học, qua đó khảo sát thư viện để đưa ra ý kiến nhận xét và hướng khắc phục - phát
triển đối với thư viện nhà trường trong tương lai
3. Nhiệm vụ
- Khảo sát về công tác tổ chức và hoạt động của thư viện nhà trường.
4. Phương thức khảo sát
2
Khảo sát công tác tổ chức và hoạt động tại thư viện trường THCS Trần Cao Vân
- Khảo sát trực tiếp qua cán bộ thư viện và hệ thống cơ sở vật chất – trang thiết bị,
bằng phương pháp tổng kết thực tiễn kết hợp với phân tích, đánh giá, khảo sát thư viện với
mục tiêu sau:
- Tìm hiểu 5 tiêu chuẩn giúp thư viện đạt chuẩn
PHẦN II: NỘI DUNG
2.1.Giới thiệu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của thư viện trường
THCS Trần Cao Vân
Thư viện Trường THCS Trần Cao Vân được là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu,
trung tâm sinh hoạt văn hóa và khoa học của nhà trường, thư viện góp phần nâng cao chất
lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về khoa học, xây dựng thói quen tự
học và tự nghiên cứu, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính
trị, xây dựng nếp sống văn hóa mới cho các thành viên trong nhà trường.
Thư viện nhà trường có nhiệm vụ cung cấp cho giáo viên và học sinh đầy đủ các loại
sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển, tác phẩm kinh điển để tra
cứu, và các sách báo cần thiết khác, nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập,
và tự bồi dưỡng thường xuyên của giáo viên và học sinh.
Sưu tầm và giới thiệu rông rãi trong cán bộ, giáo viên và học sinh những sách báo cần
thiết của Đảng, nhà nước và của ngành giáo dục và đào tạo, phục vụ giảng dạy học tập, nghiên
cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức của các bộ môn khoa học, góp phần vào việc nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Tổ chức thu hút toàn thể cán bộ, giáo viên và học sinh tham gia sinh hoạt thư viện
thông qua các hoạt động phù hợp với chương trình và kế hoạch dạy học, tìm hiểu nhu cầu của
giáo viên và học sinh, giúp họ chọn sách, đọc sách có hệ thống, biết cách sử dụng bộ máy tra
cứu sách, tra cứu thư mục nhằm sử dụng triệt để kho sách, nhất là các sách nghiệp vụ và sách
tham khảo
Tổ chức quản lý theo đúng nghiệp vụ thư viện, có sổ sách quản lý chặt chẽ, bảo quản
giữ gìn sách báo tránh hư hỏng, mất mát, thường xuyên thanh lọc sách báo cũ, rách nát, lạc
hậu, kịp thời bổ sung các loại sách, tài liệu mới, sử dụng và quản lý chặt chẽ kinh phí thư viện
thu được theo đúng mục đích, có kế hoạch phát triển mạng lưới thông tin – thư viện điện tử,
3
Khảo sát công tác tổ chức và hoạt động tại thư viện trường THCS Trần Cao Vân
từng bước đưa các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác quản lý thư viện để phục vụ bạn
đọc.
2.2. Thực trạng về công tác tổ chức và hoạt động tại thư viện Trường THCS
Trần Cao Vân
2.2.1. Tiêu chuẩn 1: Vốn tài liệu
Vốn tài liệu của thư viện nhà trường cung ứng cho giáo viên và học sinh đầy đủ các
loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển, tác phẩm kinh điển để
tra cứu và các sách báo cần thiết khác.
Sách giáo khoa: Đảm bảo đủ 01 bộ
sách giáo khoa/sách nghiệp vụ/ 01 người
dạy.
Có tủ sách giáo khoa dùng chung
đảm bảo cho 100% học sinh thuộc diện
chính sách xã hội mượn; 05 bản sách tham
khảo trên/01 môn học.
Kho sách được chia thành các bộ phận.
Năm học 2010 – 2011, trường tiểu học Bình Thuận có đầy đủ SGK cho từng em học
sinh, đảm bảo 100% học sinh có sách.
Đảm bảo tỉ lệ 100% sách cấp cho giáo viên phục vụ tốt cho công tác giảng dạy.
Tổng số bản sách giáo khoa hiện có 4808 bản, thực hiện lưu kho tối thiểu 3 bản theo
quy định
Sách nghiệp vụ của giáo viên bao gồm: các văn bản pháp quy, Nghị quyết của Đảng
và Nhà nước, và các tài liệu hướng dẫn của ngành phù hợp với nhà trường, ngành học và
nghiệp vụ quản lý giáo dục phổ thông;
sách bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm;
Các sách nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ ngoại ngữ …
Tổng số sách nghiệp vụ hiện có
2453 bản, thực hiện lưu kho tối thiểu 3
bản.
4
Khảo sát công tác tổ chức và hoạt động tại thư viện trường THCS Trần Cao Vân
100% giáo viên đứng lớp có đủ sách nghiệp vụ, các sách nâng cao chuyên môn, ngoại
ngữ, tin học, các tài liệu bồi dưỡng thường xuyên từng chu kỳ .
Tủ sách Pháp luật…
Sách, tài liệu tham khảo hàng năm theo hướng dẫn của bộ giáo dục và đào tạo: Các
sách công cụ, tra cứu, các loại từ điển, tác phẩm kinh điển… ; sách tài liệu tham khảo của các
môn học; sách mở rộng kiến thức, nâng
cao trình độ, bản đồ, tranh ảnh…sách
phục vụ cho nhu cầu về mở rộng, nâng
cap kiến thức chung, cuộc thi tìm hiểu
theo các chủ đề, chuyên đề, thi học sinh
giỏi…
Tổng số sách tham khảo là 6921
bản, trong đó mua mới 911 bản, đạt 13,2
% trên tổng số bản sách tham khảo của
thư viện.
Tỉ lệ sách tham khảo cho học sinh
là 6921 bản/1994 học sinh đạt tỉ lệ 3,4 bản/HS.
Việc bổ sung sách: Theo kế hoạch đầu năm của nhà trường.
Các loại báo, tạp chí, tập san của ngành phù hợp với cấp học, ngành học và các tạp
chí, báo chung của Đảng, Nhà nước, địa
phương, có đủ báo, tạp chí phù hợp với
nhu cầu đào tạo của nhà trường như: Báo
tiền phong, Tài hoa Trẻ, Nhân dân, Thừa
Thiên Huế, Văn học và tuổi trẻ…
2.2.2. Tiêu chuẩn 2: Cơ sở vật
chất trang thiêt bị
Phòng thư viện
Vị trí thư viện: Rất thuận lợi cho
việc mượn sách, đọc sách cho tất cả giáo viên và việc đọc truyện của học sinh, đảm bảo đủ
ánh sáng, có chỗ ngồi cho cán bộ thư viện.
5