Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.99 KB, 5 trang )
Bệnh nhân đái tháo đường: Vài
lưu ý khi chơi thể thao
Chơi cầu lông nhớ mang giày có đế giảm sốc
Hai biến chứng quan trọng có thể xảy ra khi người đái tháo đường chơi thể
thao là hạ đường huyết và nhiễm ceton acid máu.
Khi hạ đường huyết người bệnh thấy toát mồ hôi, đau đầu, kích thích, run
tay chân, cảm giác đói bụng. Nặng hơn có thể bị hôn mê, co giật. Hạ đường huyết
lúc ngủ do chơi thể thao vào ban đêm bao gồm các triệu chứng ra mồ hôi ban đêm,
mơ giấc mơ khó chịu, nhức đầu vào buổi sáng. Chú ý là nguy cơ hạ đường huyết
vẫn có thể xảy ra 6-12 giờ sau khi chơi.
Do đó cần phải chỉnh liều insuline hay thuốc hạ đường huyết uống khi tham
gia chơi thể thao hơn 45-60 phút. Cần mang theo bánh bích quy hay snack để ăn
khi chơi mỗi 30-60 phút hoặc những viên đường.
Ngược lại với hạ đường huyết, nhiễm ceton acid máu là do tăng đường
huyết. Những người có nồng độ đường trong máu từ 20-25mmol/l hay cao hơn có
nguy cơ nhiễm ceton acid máu cao hơn những người khác, nếu chơi những môn
thể thao đòi hỏi thể lực mạnh do đáp ứng của các hormone làm tăng đường huyết
để đáp ứng với đòi hỏi của các bài tập thể lực.
Đạp xe tại chỗ
Ngoài ra những người tiểu đường đã có biến chứng trên hệ thần kinh tự
chủ, thần kinh ngoại biên, trên võng mạc hay trên thận và bàn chân sẽ có những
biến chứng riêng.
Đối với những người đã có biến chứng trên hệ thần kinh tự chủ sẽ có các
nguy cơ hạ đường huyết, rối loạn nhịp tim và huyết áp ( tụt huyết áp tư thế), rối
loạn điều nhiệt cơ thể, đột tử và nhồi máu cơ tim. Những người này nhớ kiểm tra
sức khỏe với các bài tập dưới sức tối đa để xem các biến đổi trên hệ tim mạch. Các
môn thể thao không thích hợp sẽ là các môn khiến thay đổi vị trí thân người đột
ngột, môn đòi hỏi sức lực cao, các môn chơi trong môi trường quá nóng. Các môn
chơi thích hợp là môn chơi dưới nước và đạp xe tại chỗ.
Đối với những người có biến chứng thần kinh ngoại biên bao gồm mất hay