Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Hướng mới điều trị bệnh đái tháo đường type 1 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.18 KB, 6 trang )

Hướng mới điều trị bệnh đái
tháo đường type 1

Máy thử đường huyết
Có thể phòng ngừa được đái tháo đường (ĐTĐ) type 1 bằng cách phá
bỏ hoặc ức chế các tác nhân từ môi trường có thể tương tác hoặc hoạt hóa các
gen gây bệnh ĐTĐ type 1.
Chế độ điều trị tích cực nghiêm ngặt
Kiểm soát chặt đường máu là cực kỳ cần thiết để phòng ngừa hoặc kiểm
soát sự tiến triển của bệnh và các biến chứng ĐTĐ. Tuy nhiên, phương pháp này
có tính khả thi thấp do đòi hỏi người bệnh phải tiêm insulin 3-4 mũi mỗi ngày và
thử đường máu nhiều lần (3-6 lần/ngày). Kèm theo là chế độ ăn kiêng và tập luyện
rất nghiêm ngặt. Đây thực sự là những yêu cầu rất khó cho các bệnh nhân ĐTĐ,
nhất là đối tượng bệnh nhân trẻ em, bệnh nhân nghèo và bệnh nhân có trình độ
thấp.
Đối phó với các cơn hạ đường máu
Càng cố gắng điều trị đưa đường máu về càng gần mức bình thường thì
nguy cơ bị hạ đường máu càng cao. Đáng lưu ý là có nhiều yếu tố làm mờ các
triệu chứng của hạ đường máu nặng khiến bệnh nhân dễ bị hôn mê do đường máu
quá thấp và làm tăng nguy cơ bị tử vong như bệnh nhân có biến chứng thần kinh,
bị bệnh lâu ngày đã bị hạ đường máu nhiều lần, có dùng các thuốc nhóm chẹn beta
giao cảm (điều trị tăng HA, bệnh tim)
Insulin tiêm không có tác dụng giống như insulin sinh lý
Tiêm insulin dưới da không tạo được nồng độ insulin trong máu giống như
sinh lý bình thường, đó là thay đổi nồng độ liên tục tùy theo mức đường máu hiện
hành. Nhược điểm thứ 2 là tiêm insulin là cách đưa insulin vào máu ngoại biên
chứ không phải là qua tĩnh mạch cửa (ở gan) như bình thường nên không thể làm
giảm nhanh lượng đường do gan sản xuất ra. Nhược điểm thứ 3 là do không đi qua
tĩnh mạch cửa nên insulin tiêm vào sẽ làm tăng nồng độ insulin ở các mô ngoại
biên, đặc biệt tại thời điểm ngoài bữa ăn. Hậu quả làm tăng nguy cơ bị các biến
chứng tim mạch do ĐTĐ giống như tình trạng cường insulin ở các bệnh nhân


ĐTĐ type 2.
Do tiêm dưới da nên có tình trạng nồng độ insulin quá cao lúc đói nhưng lại
thấp (không đủ) để kiểm soát đường máu quanh và sau các bữa ăn. Người ta đã
chứng minh được là tăng đường máu sau bữa ăn gây biến chứng tim mạch còn
nhiều hơn so với tăng đường máu lúc đói.
Các biến chứng ĐTĐ không được phát hiện và điều trị sớm
Không chỉ ở bệnh nhân ĐTĐ type 2, nhiều nghiên cứu phát hiện bệnh nhân
ĐTĐ có nguy cơ bị biến chứng mạch máu lớn và mạch máu nhỏ ngay khi đường
máu ở dưới ngưỡng phải điều trị (đường máu đói > 7 mmol/l và HbA1C < 7%).
Ngoài ra, nhiều bệnh nhân có các biến chứng ĐTĐ từ trước khi có triệu chứng lâm
sàng hoặc được chẩn đoán nên hiệu quả điều trị thường bị hạn chế. Hiện nay, các
trường hợp có tăng đường máu lúc đói (> 6,1 nhưng < 7 mmol/l) hoặc rối loạn
dung nạp glucose cũng được coi là có nguy cơ gây biến chứng tim mạch giống
như ĐTĐ và cần phải điều trị rồi.
Điều trị kiểm soát tối ưu đường máu thường rất tốn kém
Mục tiêu đường máu tối ưu ở bệnh nhân ĐTĐ là đường máu lúc đói < 6,7
mmol/l, đường máu sau ăn 2h < 9 mmol/l và HbA1C < 6,5%. Để điều trị tốt một
bệnh nhân ĐTĐ cần rất nhiều nguồn lực như nhân lực (đội ngũ bác sĩ, y tá, chuyên
gia dinh dưỡng, chuyên gia tâm lý ) và tài chính mà các nguồn lực này không
phải luôn sẵn có ở các nước như Việt Nam.
Hướng mới trong phòng bệnh ĐTĐ type 1
Liệu pháp gen


Nhằm mục đích phòng ngừa, điều trị có hiệu quả và cứu chữa các bệnh
nhân ĐTĐ type 1, các nhà khoa học đã nỗ lực nghiên cứu nhằm phát hiện các gen
tương tác với gen gây bệnh và cơ chế gây bệnh. Tuy nhiên do ĐTĐ type 1 là bệnh
đa gen nên mặc dù đã có một số kết quả ban đầu rất khả quan nhưng trong thời
gian tới liệu pháp gen vẫn chưa thể áp dụng được trong lâm sàng.
Liệu pháp miễn dịch

ĐTĐ type 1 là bệnh tự miễn nên các nhà khoa học đã tiến hành một số thử
nghiệm lâm sàng phòng ngừa tiên phát bệnh ĐTĐ để đánh giá hiệu quả của các
điều chỉnh miễn dịch liệu có thể phòng ngừa được bệnh ĐTĐ type 1 ở những
người có nguy cơ cao hay không? Các hướng tác động nhằm ngăn ngừa sự phá
hủy các tế bào beta (là nơi sản xuất insulin) do nguyên nhân tự miễn dịch như các
can thiệp bằng kháng nguyên, cytokine, các kháng thể đơn dòng Tuy nhiên, hiệu
quả của các biện pháp này đối với quần thể có nguy cơ cao (90% sẽ tiến triển
thành ĐTĐ type 1) là không chắc chắn và cần phải được tiến hành các thử nghiệm
mới trên các quần thể lớn hơn.
Tác động lên môi trường
Có thể phòng ngừa được ĐTĐ type 1 bằng cách phá bỏ hoặc ức chế các tác
nhân từ môi trường có thể tương tác hoặc hoạt hóa các gen gây bệnh ĐTĐ type 1.
Tuy nhiên trong thực tế có một số tác nhân được quy kết là thủ phạm như nhiễm
trùng, nhiễm độc, chế độ ăn nhưng chưa được xác định chắc chắn nên chưa thể
tiến hành các nghiên cứu đặc hiệu theo tác nhân gây bệnh.



×