Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Phân tích lợi thế cạnh tranh của cá tra việt nam xuất khẩu sang mỹ so với trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.75 KB, 21 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


BÀI TIỂU LUẬN:

PHÂN TÍCH LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÁ
TRA VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG THỊ
TRƯỜNG MỸ SO VỚI TRUNG QUỐC

MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ
GVHD: ThS. QUÁCH THỊ BỬU CHÂU

1


Mục Lục
1. Giới thiệu………………………………………………………………………...3
1.1 Lý do chọn đề tài……………………………………………………………….3
1.2 Mục tiêu đề tài………………………………………………………………….4
1.3 Đối tượng, thời gian…………………………………………………………….4
1.4 Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………….4
1.5 Ý nghĩa của đề tài………………………………………………………………4
2. Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam………………………………………………...4
2.1 Tình hình xuất khẩu cá tra của Việt Nam....……………………………………4
2.2 Tình hình nhập khẩu cá tra của Mỹ…………………………………………….7
2.3 Điều kiện nhân tố sản xuất ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh………………….9
2.4 Những điều kiện về nhu cầu…………………………………………………..11
2.5 Những ngành cơng nghiệp phụ trợ và có liên quan…………………………...12
2.6 Chiến lược, cấu trúc của các doanh nghiệp xuất khẩu……………………...…14


2.7 Vai trị của chính phủ………………………………………………………….15
3. Lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc…………………………………………….16
3.1 Điều kiện nhân tố sản xuất ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh………………...16
3.2 Những điều kiện về nhu cầu…………………………………………………..18
3.3 Những ngành cơng nghiệp và phụ trợ có liên quan…………………………...18
3.4 Chiến lược, cấu trúc của các doanh nghiệp xuất khẩu………………………...19
3.5 Vai trờ của chính phủ…………………………………………………………19
4. Kết luận…………………………………………………………………………20
5. Tài liệu tham khảo……………………………………………………………...20

2


1. Giới thiệu:
1.1 Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, việc các quốc gia trên thế giới không ngừng mở rộng mối quan hệ
với các nước khác để có thể cùng tăng trưởng và phát triển đã dần trở thành một
vấn đề quan trọng và không thể thiếu đối với mỗi quốc gia. Vì một quốc gia muốn
phát triển khơng thể chỉ dựa vào những nguồn lực tự nhiên của quốc gia đó mà
phải thơng qua hợp tác với các quốc gia khác. Và kinh doanh quốc tế trở thành một
vấn đề buộc các nhà lãnh đạo quốc gia phải quan tâm đến. Để rồi thơng qua đó có
thể xác định các chiến lược kinh doanh phù hợp với vị thế quốc gia mình.
Việt Nam chúng ta kể từ khi bắt đầu q trình hội nhập và phát triển đã khơng
ngừng cố gắng, nỗ lực phát huy những điểm mạnh của mình để có thể sánh vai với
các nước khác trên thế giới. Với một nước lấy nông nghiệp làm gốc như Việt Nam
thì các sản phẩm từ nơng nghiệp hồn toàn đủ khả năng cạnh tranh với các nước
trên thế giới. Đặc biệt, trong ngành thủy hải sản – một trong những mũi nhọn xuất
khẩu của Việt Nam. Với quy mô ngày một mở rộng, chất lượng ngày một nâng
cao, các sản phẩm thủy hải sản xuất khẩu từ Việt Nam ngày càng giành được sư
quan tâm của nhiều nước trên thế giới. Trong đó, Mỹ là một thị trường mà Việt

Nam chúng ta nhắm đến.
Tuy nhiên, với tình hình thế giới hội nhập như hiện nay, cá tra của Việt Nam xuất
khẩu đi Mỹ gặp vô vàn những hạn chế và khó khăn. Và càng khó khăn hơn nữa khi
đối thủ của chúng ta lại là Trung Quốc - một cường quốc trên thế giới về xuất
khẩu. Chúng ta còn phải đối mặt với yêu cầu khắc khe về chất lượng sản phẩm
cũng như nhu cầu của người tiêu dùng của nước sở tại. Trong 6 tháng đầu năm
2019, sản lượng xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ đã giảm đi đáng kể so với
cùng kỳ năm ngoái đã gióng lên hồi chng cảnh báo cho Việt nam, đã đến lúc
chúng ta cần xác định rõ đâu là điểm mạnh của chúng ta trong cuộc chiến này và
dựa vào đó có thể giúp chúng ta lấy lại vị thế của chúng ta trên thương trường thế
giới. Và đó là lý do nhóm chúng em chọn đề tài “Phân tích lợi thế cạnh tranh của
cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ so với Trung Quốc”.
1.2 Mục tiêu đề tài:
Xác định được các lợi thế cũng như những bất lợi trong quá trình xuất khẩu cá tra
sang Mỹ của Việt Nam và Trung Quốc. Dựa trên những kiến thức về kinh doanh
quốc tế để có thể tìm ra giải pháp nhằm làm gia tăng nhu cầu nhập khẩu cá tra từ
Việt Nam của Mỹ
3


1.3 Đối tượng, thời gian:
_ Đối tượng: Tình hình xuất khẩu cá tra của Việt Nam và Trung Quốc, tình hình
nhập khẩu cá tra của Mỹ.
_ Thời gian: Kể từ đầu năm 2018 cho đến nay.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
_ Dùng mơ hình kim cương của M. Porter để phân tích các lợi thế cạnh tranh của
Việt Nam và Trung Quốc. Dùng thống kê mơ tả để phân tích các số liệu tham khảo
từ nhiều nguồn khác nhau.
1.5 Ý nghĩa của đề tài:
_ Về mặt lý luận: Đề tài này mang lại cái nhìn tổng quát về những lợi thế cạnh

tranh của Việt Nam so với Trung Quốc trong lĩnh vực xuất khẩu cá tra sang Mỹ,
đồng thời giúp hiểu rõ về thị trường cũng như nhu cầu cá tra của thị trường Mỹ.
_ Về mặt thực tiễn: Dựa trên thực tiễn tình hình xuất khẩu cá tra Việt Nam trong
thời gian gần đây gặp nhiều khó khăn, đề tài này cung cấp cho các doanh nghiệp
Việt Nam biết về những điểm yếu, những mặt còn hạn chế trong quá trình sản xuất
và xuất khẩu. Bên cạnh đó việc phân tích các điểm mạnh của thị trường xuất khẩu
Trung Quốc còn là bài học cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam học
hỏi, làm theo để cải thiện tình hình xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ hiện nay
2. Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam:
2.1 Tình hình xuất khẩu cá tra của Việt Nam:
Tình hình xuất khẩu cá tra từ 01/01/2019 đến 30/09/2019
Thị trường

Tháng
8/2019
(GT)

Tháng
9/2019
(GT)

Tỷ lệ
GT (%)

So với
cùng kỳ
2018(%)

Từ 1/1 –
30/9/2019

(GT)

Tỷ lệ
GT (%)

So với
cùng kỳ
2018 (%)

TQ và HK

69,790

60,878

38,8

+37,5

450,731

30,9

+19,6

Hồng Kông

2,870

3,074


2,0

-4,1

30,982

2,1

-5,0

Mỹ

20,283

20,463

13,1

-57,3

208,385

14,3

-43,6

EU

17,597


15,043

9,6

-7,8

189,361

13,0

+7,3

Hà Lan

4,213

3,475

2,2

+26,8

44,403

3,0

-1,9

Anh


4,407

2,851

1,8

-18,7

40,612

2,8

+23,8

Đức

2,135

1,664

1,1

+23,6

22,909

1,6

+32,5


Bỉ

1,085

1,181

0,8

-36,1

16,095

1,1

+17,6

15,372

16,507

10,5

+2,0

147,569

10,1

+1,4


ASEAN

4


Thái Lan

5,788

7,334

4,7

+25,1

56,763

3,9

+8,6

Malaysia

3,582

3,564

2,3


+17,5

32,238

2,2

+21,1

Philippines

2,703

2,788

1,8

-19,7

29,690

2,0

-3,7

Mexico

6,531

4,596


2,9

-28,8

70,365

4,8

+4,7

Brazil

4,564

4,421

2,8

-40,6

41,303

2,8

-26,4

Colombia

4,465


4,068

2,6

-35,5

35,213

2,4

-20,8

Nhật Bản

2,221

3,023

1,9

+1,9

24,939

1,7

+2,6

31,227


27,737

17,7

-22,3

292,826

20,0

-12,9

172,050

156,736

100

-14,6

1.460,693

100

-8,5

Các TT khác
Tổng cộng

GT: Giá trị (triệu USD)


Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam VASEP

Trải qua 3 quý đầu năm 2019, tình hình xuất khẩu cá tra của Việt Nam đã có
những biến động mạnh. Nhìn chung, kim ngạch xuất khẩu cùa ngành cá tra đang
có xu hướng giảm và chững lại so với cùng kỳ năm ngoái (giảm 8.5%). Riêng
tháng 9/2019, giá trị xuất khẩu cá tra giảm tiếp 14,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hơn nữa, giá trị xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn như Mỹ, EU, Brazil,
Colombia, Mexico giảm sút mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh sự suy giảm thì ở 1 số thị
trường tiềm năng cũng đã xuất hiện những dấu hiệu tăng trưởng tốt như Đức, Bỉ,
Trung Quốc - Hồng Kông. Những biến động này đã gây ra nhiều sự biến đổi cho
ngành xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
Đầu tiên là sự sụt giảm ở thị trường Mỹ, nguyên nhân của sự sụt giảm này được
cho là từ sự ảnh hưởng của mức thuế chống bán phá giá. Cụ thể là vào năm ngoái,
trong đợt xem xét mức thuế Chống bán phá giá POR13, ngoại trừ Công ty Cổ phần
Thủy sản Vĩnh Hoàn được hưởng mức thuế xuất khẩu vào Mỹ 0 đồng và Công ty
Cổ phần Thủy sản Biển Đơng là 19 xu Mỹ/kg thì các doanh nghiệp khác phải chịu
mức thuế rất cao. Đặc biệt, có 9 doanh nghiệp phải chịu thuế chống bán phá giá
vào Mỹ với mức từ 3,87 USD/kg trở lên. Đây là mức thuế được cho là cao nhất từ
trước đến nay đối với cá tra. Nhưng chưa dừng lại ở đó, vào tháng 4/2019, Bộ
Thương mại Mỹ (DOC) đã cơng bố kết quả cuối cùng của đợt POR14 đối với các
lô hàng cá tra Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ, mức thuế cuối cùng này tăng cao hơn
nhiều so với kết quả sơ bộ đã được công bố hồi tháng 9/2018. Bên cạnh đó, nhiều
rào cản kỹ thuật và thương mại tại thị trường này đang được dựng lên đối với nhiều
nguồn cung cá thịt trắng (cá tra - cá da trơn), trong đó có cả Trung Quốc và Việt
Nam, cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc nhập khẩu vào thị trường này. Vì
vậy, nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường khác. Kết quả
là sau 9 tháng đầu năm, Mỹ chi khoảng 208.3 triệu USD nhập khẩu cá tra từ Việt
Nam, chiếm 14,3% tổng giá trị xuất khẩu cá tra, giảm 43,6% so với cùng kỳ năm
ngoái và là nhà nhập khẩu lớn thứ hai. Và theo như dự báo, xuất khẩu cá tra sang

5


Mỹ trong quý IV sẽ còn tiếp tục giảm. Như vậy, âu cũng là điều dễ hiểu khi đây là
năm xuất khẩu cá tra sang Mỹ không như mong đợi của nhiều DN và khiến họ phải
suy xét đến những thị trường tiềm năng khác. Một trong những thị trường tiềm
năng đó chính là Trung Quốc - Hồng Kơng.
Thị trường Trung Quốc - Hồng Kông đang là thị trường trọng điểm của nhiều
DN xuất khẩu cá tra Việt Nam. Thị trường này chiếm tỷ trọng ngày càng lớn hơn
trong cơ cấu xuất khẩu cá tra Việt Nam. 9 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu
sang Trung Quốc - Hồng Kông đã chiếm tới 30,9% tổng giá trị cá tra xuất khẩu,
đạt 450,7 triệu USD, tăng 19,6% so với 9 tháng đầu năm 2018. Với giá trị xuất
khẩu này, thị trường Trung Quốc - Hồng Kông đang lớn gấp đôi thị trường xuất
khẩu cá lớn thứ 2 là Mỹ. Hiện nay, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu đa dạng
nhất, nhiều loại cá tra từ phile đông lạnh cho tới sản phẩm cá tra chế biến của Việt
Nam như: cá tra phile đông lạnh, cá tra phile cắt khúc, cá tra nguyên con xẻ bướm
đông lạnh, cá tra nguyên con đông lạnh, bụng mỡ cá tra, bao tử cá tra, cá tra phile
cắt tẩm gia vị đông lạnh, chả cá tra, cá tra tẩm bột đông lạnh... Tuy nhiên, kế hoạch
"nội địa hóa" cá tra Trung Quốc cũng đang được Chính phủ nước này khuyến
khích và đầu tư. Ngành ni cá tra tại Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng và
đã bắt đầu đáp ứng một phần nhu cầu cá tra nội địa mà trước đây nguồn cung này
phần lớn nhập từ Việt Nam. Các báo cáo của ngành hiện cho thấy, có 20 nhà máy
chế biến cá tra ni đang sản xuất tại Nam Trung Quốc với sản lượng khoảng
30.000 tấn. Bên cạnh đó, thị trường Trung Quốc đang siết chặt các tiêu chuẩn nhập
khẩu nông lâm thủy hải sản từ Việt Nam. Theo đó, hiện chỉ có 13 doanh thủy sản
của Việt Nam được xuất khẩu vào vào đây. Những yếu tố này đang làm hạn chế
sản phẩm cá tra Việt vào Trung Quốc. Do đó, có thể tốc tăng trưởng trong những
tháng tới có thể vẫn tăng trưởng nhưng không đạt được như kỳ vọng.
Riêng với thị trường EU, tổng giá trị xuất khẩu cá tra 9 tháng đầu năm đạt
189,3 triệu USD, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, 4 thị trường nhập

khẩu đơn lẻ lớn nhất là: Hà Lan giảm 1,9%; Anh tăng 23,8%; Đức tăng 32,5% và
Bỉ tăng 17.6% so với cùng kỳ. So với hai quý đầu năm, bắt đầu từ tháng 5/2019,
tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tại một số thị trường lớn tại EU đã chậm lại. Hiện
nay, một số doanh nghiệp xuất khẩu cá tra vẫn duy trì sản phẩm cá tra giá trị gia
tăng và organic sang Hà Lan, Đức. Đây là những sản phẩm có giá nhập khẩu trung
bình cao hơn so với sản phẩm cá tra phile đông lạnh truyền thống.
Với thị trường ASEAN, tổng giá trị xuất khẩu sang khu vực này đạt 147,5 triệu
USD, tăng 1,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, giá trị xuất khẩu sang thị
trường Thái Lan và Malaysia có nhiều dấu hiệu tích cực. ASEAN đang được đánh
giá là thị trường tiềm năng, cần được lưu tâm đối với các doanh nghiệp cá tra Việt
Nam trong thời gian tới.
6


Điều đáng tiếc là, tính đến hết tháng 9/2019, giá trị xuất khẩu cá tra sang ba thị
trường tiềm năng là: Mexico, Brazil và Colombia chìm trong sự sụt giảm, kéo tốc
độ tăng trưởng chung chậm lại. Dự báo, từ nay tới cuối năm, giá trị xuất khẩu sang
các thị trường này vẫn nằm ngưỡng tăng trưởng âm so với cùng kỳ năm 2018.
2.2 Tình hình nhập khẩu cá tra của Mỹ
Tình hình nhập khẩu cá thịt trắng của Mỹ, Tháng 1-Tháng 7/2019
NHẬP KHẨU CÁ THỊT TRẮNG CỦA MỸ THÁNG 1-7/2019
(Nguồn: ITC, GT: nghìn USD)
Nguồn cung
Trung Quốc
Việt Nam
Honduras
Indonesia
Iceland
Costa Rica
Colombia

Na Uy
Canada
Đài Loan
Liên bang Nga
Mexico
Ba Lan
Brazil
Ecuador
Peru
Quần đảo Faroe
Nam Phi
Malaysia
TG

T1-7/2019

T1-7/2018

480.190
238.294
35.065
28.745
46.662
25.864
27.606
36.032
14.319
16.505
23.528
14.849

1.212
2.312
4.847
2.376
2.106
1.816
1.450
1.015.372

7

483.753
239.582
32.833
28.011
41.126
21.026
36.799
40.970
13.940
11.687
21.814
11.391
618
2.706
4.139
1.658
1.355
1.743
1.416

1.010.796

Tăng, giảm
(%)
-0,74
-0,54
6,80
2,62
13,46
23,01
-24,98
-12,05
2,72
41,23
7,86
30,36
96,12
-14,56
17,11
43,31
55,42
4,19
2,40
0,45


SẢN PHẨM CÁ THỊT TRẮNG NK VÀO MỸ THÁNG 1-7/2019
(Nguồn: ITC, GT: nghìn USD)
Mã HS


Sản phẩm

030471
030461
030462

Cá cod phi lê đơng lạnh
Cá rô phi phi lê đông lạnh
Cá catfish philê đông lạnh
Cá rô phi phi lê ướp
lạnh/tươi
Phi lê cá pollock Alaska đông
lạnh
Cá catfish ướp lạnh/tươi
Cá rô phi đông lạnh
Cá haddock đông lạnh
Cá hake phi lê đông lạnh
Cá cod ướp lạnh/tươi
Cá rô phi ướp lạnh/tươi
Cá hake ướp lạnh/tươi
Cá haddock ướp lạnh/tươi
Cá hake đông lạnh
Cá catfish đông lạnh
Cá rô phi thịt ướp lạnh/tươi
Cá pollack Alaska đông lạnh
Cá rô phi thịt đông lạnh
Cá cod đông lạnh
Cá haddock phi lê đông lạnh
Cá catfish ướp lạnh/tươi
Cá catfish phi lê ướp

lạnh/tươi
Cá pollock Alaska, bao gồm
thịt cá xay (Trừ philê)

030431
030475
030272
030323
030364
030474
030251
030271
030254
030252
030366
030324
030451
030367
030493
030363
030472
030272
030432
030494

Tổng cá thịt trắng

Tăng,
giảm
(%)


T1-7/2019

T1-7/2018

254.813
230.323
234.287

228.284
244.302
247.296

11,62
-5,72
-5,26

91.230

101.677

-10,27

55.990

23.195

141,39

65.908

33.905
15.013
8.173
4.337
3.619
3.797
2.537
3.201
1.213
893
899
448
4.466
106
174

63.890
31.258
23.133
7.972
5.215
5.165
3.350
2.871
2.482
509
867
3.061
110
14.672

7
344

3,16
8,47
-35,10
2,52
-16,84
-29,93
13,34
-11,63
28,97
138,31
3,00
-70,63
307,27
-69,56
1414,29
-49,42

40

1.136

-96,48

254.813

228.284


11,62

1.015.372

1.010.796

0,45

Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam VASEP

Nhìn chung, tình hình nhập khẩu cá thịt trắng của Mỹ trong năm 2019 so với
cùng kỳ năm ngối có xu hướng tăng nhẹ, cụ thể tăng 0.45%.
Qua 3 quý đầu năm 2019, kim ngạch nhập khẩu cá thịt trắng tại Mỹ từ 2 nhà
cung cấp lớn nhất là Trung Quốc và Việt Nam có sự sụt giảm nhẹ so với cùng kỳ
8


năm ngoái. Giá trị nhập khẩu cá thịt trắng từ Trung Quốc là 480,2 triệu USD, giảm
0.74% so với cùng kỳ năm ngối. Việt Nam chiếm vị trí thứ 2 giá trị nhập khẩu cá
thịt trắng của Mỹ, chỉ đứng sau Trung Quốc. Nhưng trên thực tế, nếu nói về giá trị
kim ngạch nhập khẩu thì Việt Nam chỉ bằng một nửa giá trị kim ngạch nhập khẩu
của Trung Quốc tại thị trường Mỹ. Cụ thể, giá trị nhập khẩu cá thịt trắng của Mỹ từ
Việt Nam đạt 238,2 triệu USD, giảm 0.54% so với 7 tháng đầu năm 2018. Nguyên
nhân chính dẫn đến sự sụt giảm này là do chiến tranh thương mại giữa Mỹ và
Trung Quốc. Hơn nữa, việc sụt giảm này còn bị tác động bởi mức thuế chống bán
phán giá như đã đề cập ở phần tình hình xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
Mặc dù nhập khẩu cá thịt trắng của Mỹ từ các nguồn cung như Việt Nam, Trung
Quốc, Columbia, Na Uy, Brazil giảm đi, nhưng Mỹ lại nhập khẩu mạnh các nguồn
cung mới như Iceland, Costa Rica, Đài Loan, Mexico,...Nổi bật là Đài Loan đạt
16,5 triệu USD tăng 41.23 %, Iceland đạt 46,7 triệu USD (tăng 13.46%) và Costa

Rica đạt 25,8 triệu USD (tăng 23.01%).
Bên cạnh đó, tổng giá trị nhập khẩu cá tra vào 7 tháng đầu năm 2019 chỉ đạt
301,6 triệu USD, giảm 3.69% so với cùng kì năm ngối. Ngun nhân đầu tiên dẫn
đến điều này là do ảnh hưởng từ mức thuế chống bán phá giá lên mặt hàng cá tra,
cụ thể là các mặt hàng cá tra xuất khẩu của Việt Nam - nguồn cung cấp cá tra nhập
khẩu lớn nhất ở Mỹ. Thứ hai là do trong năm 2018, Mỹ đã nhập khẩu tương đối
lớn lượng cá tra của Việt Nam và hiện vẫn chưa tiêu thụ hết, đồng thời giá cá tra
thời gian qua giảm, dẫn đến sự sụt giảm chung của thị trường Mỹ. Có thể nói, nhu
cầu tiêu thụ cá tra của Mỹ vẫn giữ nguyên. Trong thời gian tới, việc nhập khẩu cá
tra ở Mỹ có tăng hay khơng cịn phụ thuộc vào việc Mỹ tiêu thụ hết số lượng cá tra
đã nhập khẩu trước đó.
2.3 Điều kiện nhân tố sản xuất ảnh hướng đến lợi thế cạnh tranh:
-Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu:
Việt Nam là một quốc gia nằm ở cực đông nam bán đảo Đông Dương. Biên giới
Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đơng ở phía
đơng, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia phía tây. Hình thể nước Việt
Nam có hình chữ S, khoảng cách từ bắc tới nam (theo đường chim bay) là
1.650 km và vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây là 50 km. Diện tích nước ta
khoảng 327.480 km² đất liền với đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo và
hơn 4.500 km² vùng nước nội thủy với hệ thống sơng ngịi chằn chịt phân bố rộng
khắp cả nước hơn 2360 con sơng chủ yếu là nhỏ và ngắn( diện tích lưu vực dưới
500km2). Theo thống kê cho thấy dọc bờ biển khoảng 23km có một cửa sơng và có
112 cửa sơng chảy ra biển.Các cửa sông lớn của Việt Nam thường bắt nguồn từ
nước ngoài phần trung và hạ lưu chảy trên đất Việt Nam.
9


Nước ta nằm trong đới nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa đạt được tương đối cao từ
1500mm đến 2000mm trên phần lớn các khu vực đồng bằng trên cả nước.Tổng lưu
lượng nước trung bình của các sơng và kênh là 26.600 m³/s. Trong đó, phần được

sinh ra trên đất Việt Nam chiếm 38,5%; phần từ nước ngoài chảy vào Việt Nam
chiếm khoảng 61,5%. Hệ thống sông Cửu Long chiếm 60,4%, hệ thống sơng Hồng
15,1% và các con sơng cịn lại chiếm 24,5%.
Với các điều kiện tự nhiên vô cùng thuận lợi như diện tích và lưu lượng nước lớn,
hệ thống sơng ngịi chằng chịt cùng sự sự phát triển của hệ thống kênh ngịi cộng
với khí hậu 2 mùa là mùa khô và mùa mưa, biên độ nhiệt không dao động nhiều
thích hợp với việc ni trồng các loại thủy sản đặc biệt là cá tra, basa nên khu vực
đồng bằng sông Cửu Long trở thành khu vực nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản
chính của Việt Nam. Ngồi ra với địa thế là hạ lưu sông Mê Kông đã đem lại
nguồn cá giống lớn cho nước ta. Hiện các tỉnh có sản lượng cá tra, basa lớn nhất là
Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre.
- Nguồn lao động:
Cá nước hiện có hơn 5 triệu dân trong ngành thủy sản, hoạt động kinh tế trên biển
và ven biển trong đó gần 4 triệu dân ở thị trường lao động thủy sản nước ngọt. Với
số lượng lao động đơng và giá nhân cơng rẻ, thì đây là một trong những lợi thế
trong ngành ni trồng thủy sản nói chung và ngành ni cá tra, basa nói riêng.
Tuy nhiên, người lao động trong ngành ni trồng thủy sản trình độ cịn hạn chế, ít
hiểu biết về an tồn lao động nên dẫn đến tình trạng phản ứng chậm khi có dịch
bệnh và dể bắt phải một số bệnh phổ thơng về da,… tuy nhiên để giúp đỡ người
dân thì các kỹ sư các chuyên gia bên lĩnh vực thủy sản được cử xuống để hổ trợ
dân trong việc nuôi trồng và khai thác thủy sản.
- Cơ sở hạ tầng, trình độ khoa học kĩ thuật:
Theo ước tính của Tổng cục Thủy sản, năm 2018, diện tích ni cá tra toàn vùng
ĐBSCL đạt 5.400 ha (tăng 3,3% so với năm 2017), sản lượng đạt 1,42 triệu tấn,
tăng 8,4% so với 2017. Một số tỉnh nuôi cá tra trọng điểm đạt sản lượng lớn như
Đồng Tháp, đạt khoảng 452 nghìn tấn, tăng 3,7% so với cùng kỳ; An Giang
333.200 tấn, tăng 36%; Bến Tre 182 nghìn tấn, tăng 3,1%. Để giữ được đà tăng
trưởng như hiện nay các doanh nghiệp đang tập trung nâng cao chất lượng từ khâu
tạo giống, cá tra nguyện liệu đến việc chế biến xuất khẩu.
Trong năm 2018, các địa phương đã tổ chức thay thế 30 nghìn con cá bố mẹ chọn

giống đã được tăng cường, do đó chất lượng con giống cá tra đã từng bước được
cải thiện, hoạt động sản xuất ương giống, nuôi cá tra thương phẩm đã cơ bản được
10


kiểm soát. Thúc đẩy triển khai dự án sản xuất cá tra 3 cấp tại các tỉnh Đồng bằng
Sông Cửu Long và tổ chức liên kết sản xuất cá tra 3 cấp đã bước đầu mang lại hiệu
quả. Tiêu chí liên kết 3 cấp được xác định là: Cấp 1: Các Viện nghiên cứu, Trường
Đại học “Ứng dụng công nghệ cao trong chọn lọc nguồn giống bố mẹ, hồn thiện
cơng nghệ sản xuất giống cá tra có chất lượng di truyền cao về tính trạng tăng
trưởng chuyển giao cho các đơn vị cấp 2; Cấp 2: Các cơ sở sản xuất cho sinh sản
nhân tạo “Trung tâm giống cấp tỉnh, các cơ sở sản xuất giống của doanh nghiệp
như: Hùng Vương, Nam Việt, Việt - Úc…”; Cấp 3: Các cơ sở ương dưỡng từ cá
bột lên cá hương giống.
2.4 Những điều kiện về nhu cầu
Hiện nay cá tra, basa đang được ưa chuộng trên thị trường thế giới . Các sản phẩm
từ cá tra, basa được xem là nguồn thực phẩm dinh dưỡng cao tương đương với các
loại cá biển thịt trắng đang ngày càng khan kiếm. Hơn 95% sản phẩm từ cá tra
được xuất khẩu ra thị trường nước ngồi trong đó có hơn 50 mặt hàng đa dạng
trong đó các sản phẩm cá tra, basa phi lê là sản phẩm chủ đạo.
Còn đối với thị trường trong nước, mức tiêu thụ thủy sản trên đầu người của nước
ta tăng trưởng hằng năm, mức sống và thu nhập bình quân đầu người ngày càng
tăng nên rất có tiềm năng về thị trường tuy nhiên việc tiếp cận người tiêu dùng Việt
còn nhiều hạn chế do sản phẩm về cá tra ít đa dạng về mặt hàng (chỉ khoảng 6 đến
7 mặt hàng chủ yếu là mặt hàng đông lạnh) và chủ yếu là được bán trong các siêu
thị lớn ngồi ra cịn do phần lớn thói quen tiêu dùng của người Việt chuộng sản
phẩm tươi sống hơn các sản phẩm đơng lạnh. Do đó các doanh nghiệp nên quan
tâm nhiều hơn đến việc đa dạng hóa sản phẩm hơn, gia tăng kênh phân phối để thu
hút thị hiếu của người tiêu dùng trong nước để không bỏ lỡ thị trường tiềm năng
như nước ta.

Sản phẩm cá tra của đồng bằng khu vực sơng Cửu Long được Chính phủ xác định
là sản phẩm giá trị chủ lực Việt Nam trên thị trường thế giới. Với nổ lực nâng cao
chất lượng các khâu, sản phẩm cá tra Việt Nam đã vượt qua các rào cản khắc khe
của Mỹ cũng như là lấy lại được thiện cảm của thi trường châu Âu sau thời gian
khá dài bị các nước này đưa những thông tin sai lệch về cá tra Việt Nam.
Theo VASEP, Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ- Trung kéo dài đã gây thiệt hại cho
ngành sản xuất cá rô phi của Trung Quốc. nhiều nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam hi
vọng sẽ gia tăng cơ hội trên thị trường này. Tuy nhiên, trái với dự đoán, giá trị sản
xuất cá tra vẫn giảm do rào cản thương mại và kĩ thuật vẫn ngăn cản tăng trưởng
xuất khẩu qua thị trường này.
11


Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP), tính đến hết
tháng 8, tổng giá trị xuất khẩu mặt hàng cá tra đạt 1,3 tỷ USD: Trong đó giá trị xuất
khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc đạt 69,8 triệu USD, chiếm đến 40,6% tổng
giá trị và tăng 63,4% so với cùng kỳ năm 2018, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang
Mỹ đạt 187,9 triệu USD, đưa thị trường này trở lại vị trí thứ 2 trong các thị trường
xuất khẩu cá tra của Việt Nam; tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường EU đạt
174,3 triệu USD, tăng 8,8% so với năm trước: 4 thị trường nhập khẩu đơn lẻ lớn
nhất của cá tra Việt Nam, bao gồm: Hà Lan giảm 8,3%; Anh tăng 28,9%; Đức tăng
33,3% và Bỉ tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.
2.5 Những ngành công nghiệp phụ trợ và có liên quan

- Ngành sản xuất con giống:
Nguồn con giống đóng vai trị rất quan trọng trong ngành sản xuất cá tra Việt Nam.
Nó là khâu đầu tiên trong chuỗi giá trị ngành nuôi trồng thủy sản, giống chất lương
sẽ đem lại hiệu quả năng suất cao. Tuy nhiên chất lượng giống cá tra được sản xuất
ở nước ta còn thấp, tỉ lệ cá tra bột lên cá hương chỉ khoảng 20-35%, chất lượng cá
bố mẹ thấp, chưa được chọn lọc, tiêu chuẩn hóa nên có hiện tượng thối hóa giống.

Hiện nguồn cá tra giống chủ yếu được thu mua từ các hộ nuôi với chất lượng
không đảm bảo do trình độ kỹ thuật của các hộ nơng dân cịn nhiều hạn chế. Tính
đến ngày 30/9/2017, cả nước có 104 cơ sở sản xuất giống cá tra, tập trung chủ yếu
ở Đồng Tháp (78 cơ sở) và An Giang (10 cơ sở) và khoảng 3.500 cơ sở ương
dưỡng giống cá tra theo 2 giai đoạn. Số lượng sản xuất được khoảng 25-28 tỷ con
cá bột, hơn 2,0 tỷ cá tra giống.
Hiện nay để cải thiện chất lượng giống cá thì các tỉnh Đồng bằng sơng Cửu Long
đã triển khai Đề án giống cá tra 3 cấp với mục tiêu cung cấp 50% giống cá chất
lương (1,1-1,25 tỉ con cá tra giống) đến năm 2020 và 100% nhu cầu đến năm 2025
12


(2,5-3 tỉ con). Tuy nhiên trong thời gian ngắn thì vẫn chưa mang lại hiệu quả và
chưa sản xuất được số lượng cá giống như kì vọng.
- Ngành sản xuất thức ăn thủy sản:
Thức ăn trong nuôi cá tra ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất chất lượng sản phẩm
bên cạnh đó chi phí thức ăn cũng ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm cá tra vì thức
ăn chiếm đến 80% giá thành. Theo Tổng cục Thủy sản, hiện nước ta có 96 cơ sở
sản xuất thức ăn cá tra. Khác với thị trường sản xuất thức ăn tôm với hơn 80% là
doanh nghiệp nước ngoài nắm thị phần, thị trường thức ăn cho cá tra, basa phần
lớn do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ do có lợi thế về việc am hiểu về sản phẩm
cá tra của địa phương. Hiện nay tỉ lệ thức ăn thủy sản phải nhập khẩu của nước ta
ngày càng giảm dần, nhưng nguồn nguyên liệu để sản xuất thức ăn (như ngô, khô
dầu đậu nành, đậu tương, bột cá, dầu cá hồi, nhóm các acid amin…) vẫn phụ thuộc
lớn vào nhập khẩu với hơn 50%.
Một số doanh nghiệp Việt Nam sản xuất thức ăn cá tra có tên tuổi như Việt Thắng,
Vĩnh Hồn, Hùng Vương, Cỏ Mây… Các DN này tồn tại được nhờ từ lâu đã có
chu trình sản xuất khép kín từ thức ăn, con giống cho đến tiêu thụ sản phẩm.
- Ngành chế biến, đông lạnh, xuất khẩu:
Ngành chế biến thủy sản đang trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm

của nước ta góp phần hội nhập vào kinh tế quốc tế. Ngành chế biến thủy sản mang
lại việc làm cho hơn 4 triệu lao động nâng cao đời sống nhân dân. Hiện nay có hơn
70 cơ sở chế biến phi lê cá tra đơng lạnh trong đó có 23 cơ sở chế biến đạt tiêu
chuẩn xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Sản lượng cá tra thương phẩm tăng nhẹ từ 1,15
triệu tấn trong năm 2013 lên 1,3 triệu tấn trong năm 2018.
Các công ty chế biến thủy sản xuất khẩu thường tập trung ở khu vực đồng bằng
sông Cửu Long trong đó có các cơng ty qui mơ lớn như Tập đồn TS Minh Phú,
Cơng ty cổ phần Vĩnh Hồn, cơng ty Cổ phần Hùng Vương… qui mơ cơng suất
các nhà máy lớn tăng nhanh.
Về sản phẩm chế biến XK: trước đây chỉ xuất khẩu các sản phẩm dạng đơng block
nhưng về sau để đa dạng hóa sản phẩm tăng doanh thu thì các nhà máy chế biến
thủy sản xuất khẩu đã đưa các sản phẩm sushi, sashimi, surimi vào.

13


2.6 Chiến lược, cấu trúc của các doanh nghiệp xuất khẩu

STT

Doanh
nghiệp

1

Công ty
Cổ phần
Hùng
Vương


Chiến lược và cấu trúc

 Hùng Vương là một trong những doanh nghiệp có
thương hiệu lớn trong ngành thủy sản và là doanh
nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm
gần đây. Với mơ hình kinh doanh khép kín đến hệ
thống kho lạnh dự trữ kết hợp với nguồn tài chính ổn
định, Hùng Vương đã và đang có lợi thế cạnh tranh
trong lĩnh vực hoạt động của mình. Theo thống kê của
Vasep, trong 8 tháng đầu năm 2009, kim ngạch xuất
khẩu của Công ty là đứng đầu trong các doanh nghiệp
xuất khẩu cá tra và đứng thứ 2 trong tồn ngành thủy
sản.
 Hùng Vương có quan hệ giao thương với trên 50 quốc
gia. Hiện tại, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất,
chiếm tỷ trọng 32% kim ngạch. Sau đó là các thị
trường Trung Quốc, Nga, Tây Ban Nha, Mexico …
 Chiến lược xây dựng hệ thống khép kín từ sản xuất
giống, thức ăn thủy sản, chế biến, kho lạnh, và xuất
khẩu
 Cơng ty hiện có 7 nhà máy chế biến thuỷ sản đáp ứng
đầy đủ các điều kiện xuất khẩu vào EU gồm: DL 21
An Lạc; DL 27 Châu Á; DL 36; DL 460; DL 60 Hùng
Vương Sa Đéc; DL 308; DL 386 Hùng Vương.
 Cá giống được cung cấp từ trại sản xuất con giống của
cơng ty (CƠNG TY CỔ PHẦN HÙNG VƯƠNG – BA
TRI), chất lượng con giống được kiểm tra nghiêm
ngặt theo định kỳ.

14



 Các vùng nuôi của công ty Hùng Vương cho cá ăn
hồn tồn bằng thức ăn thủy sản cơng nghiệp dạng
viên nổi chất lượng cao của Công Ty Hùng Vương Tây Nam, Công Ty Cổ Phần Việt Thắng và Công Ty
Cổ Phần Thức Ăn Thủy Sản Hùng Vương – Vĩnh
Long

2

Công ty
Cổ phần
Vĩnh Hồn

 Hệ thống ni trồng, chế biến thành phẩm và phụ
phẩm khép kín, giúp chủ động về nguồn nguyên liệu
và tối ưu hóa lợi nhuận của các phân khúc giá trị
 Theo thống kê của hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu
Thủy sản Việt Nam (VASEP), với 270 triệu đơ la Mỹ
kim ngạch xuất khẩu, Vĩnh Hồn chiếm 15,2% thị
phần, gấp đôi công ty kế sau là Hùng Vương. Vĩnh
Hồn cũng là số ít đơn vị có thể cung cấp collagen và
getatin, các phụ phẩm có giá trị gia tăng cao. Thành
lập năm 1997, với mơ hình kinh doanh tối đa hóa
chuỗi giá trị, tự chủ 60% nguyên liệu đầu vào, Vĩnh
Hoàn liên tục dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu cá tra của
Việt Nam từ năm 2009 tới nay. Công ty sở hữu sáu
nhà máy với tổng công suất chế biến 850 tấn ngun
liệu/ngày. Cơng ty có 32 ao ni với tổng diện tích
530 héc ta, một nửa diện tích đã nhận chứng chỉ

Global GAP, ASC hoặc BAP. Năm 2017, công ty đạt
8.151 tỉ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế đạt 604 tỉ
đồng, cao nhất trong lịch sử công ty.
 Hoa Kỳ là thị trường quan trọng nhất chiếm 60% kim
ngạch xuất khẩu của Vĩnh Hoàn trong năm qua và với
mức thuế chống bán phá giá 0%

15


Công ty Cổ phần Hùng Vương và Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn là hai đại
diện lớn của Việt Nam trên con đường xuất khẩu cá tra sang Mỹ. Mỗi doanh
nghiệp là một chiến lược mỗi cấu trúc riêng. Nhưng đặc điểm chung là đều làm nổi
bật lên thị trường xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Mỹ. Đặc biệt phải nói đến
ơng lớn Vĩnh Hồn. Đây là doanh nghiệp duy nhất của Việt Nam hưởng mức thuế
suất thuế chống bán phá giá sang Mỹ bằng 0%. Trong khi mức thuế chống bán phá
giá trung bình mà các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang Mỹ phải
chịu là 2,39 USD/kg.

2.7 Vai trị của Chính phủ
Chính phủ đóng vai trị quan trọng trong tình hình xuất khẩu cá tra hiện nay.
Họ chính là cầu nối giúp thúc đẩy sự tăng trưởng hạn ngạch xuất khẩu

Nhằm thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng nhanh và bền vững, đồng thời đảm
bảo thực hiện những nhiệm vụ và giải pháp của Chiến lược xuất nhập khẩu
hàng hóa thời kỳ 2011 – 2020, Thủ tướng Chính phủ mới đây đã ban hành
Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2018 về một số nhiệm vụ, giải pháp phát
triển sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu như sau:
 Cải cách thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính, cắt giảm chi phí,
loại bỏ những nút thắt, rào cản đối với xuất khẩu.

 Tăng cường công tác thông tin giúp định hướng sản xuất phục vụ xuất
khẩu.
 Đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp gắn với nhu cầu thị trường,
nâng cao chất lượng, đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm; tập
trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy xuất khẩu các mặt
hàng nơng nghiệp có thế mạnh là thủy sản, rau quả, cà phê, điều, hồ
tiêu, gạo, sắn.
 Phát triển sản xuất công nghiệp gắn với điều kiện cụ thể của từng
vùng, từng địa phương; gắn với phát triển quy mô lớn, công nghệ cao;
phát triển công nghiệp hỗ trợ để nâng cao hàm lượng giá trị gia tăng
16


trong sản phẩm xuất khẩu; tập trung các giải pháp tháo gỡ khó khăn
để thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng cơng nghiệp có thế mạnh là dệt
may, da giầy, điện tử, gỗ và sản phẩm gỗ.
 Tăng cường công tác đàm phán, hội nhập để phát triển thị trường và
tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới.
 Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu.
 Đẩy mạnh các biện pháp về thanh tốn, tín dụng, đảm bảo nguồn vốn
phục vụ xuất khẩu.
 Phát triển dịch vụ phục vụ xuất khẩu hàng hóa.
 Tăng cường vai trò của các Hiệp hội ngành hàng.
3. Lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc
3.1 Điều kiện nhân tố sản xuất ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh:
_ Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu:
Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn nằm ở khu vực Đông Á. Địa lí Trung Quốc
kéo dài ngang qua theo khối lục địa Đông Á giáp với biển Đông Trung Hoa, vịnh
Triều Tiên, Hồng Hải, biển Đơng và Việt Nam. Nửa phía Đơng của quốc gia này
là các vùng dun hải rìa các đảo là một vùng bình nguyên phì nhiêu, đất đai phù

sa màu mỡ, nhiều sơng ngịi lớn thuận lợi cho việc nuôi trồng thuỷ hải sản đặc biệt
là cá tra. Bên cạnh đó dọc theo đường bờ biển dài hơn 18000km là các bến cảng
giúp thúc đẩy việc thương mại hoá, giao thương với các nước trong khu vực và
toàn thế giới.
Cá tra là loài cá nhiệt đới và yêu cầu nhiệt độ cao hơn, khi nhiệt độ thấp hơn 16 độ
C, cá tra sẽ ngừng phát triển. Như chúng ta được biết mùa đông ở Trung Quốc
thường kéo dài khá lâu và nhiệt độ đôi khi xuống dưới mức 0 độ C, Mùa xn khí
hậu nóng dần lên và trở nên ấm hơn nhưng nhiệt độ vẫn giao động ở mức 10-15 độ
C. Vì thời tiết khá khắc nghiệt dẫn đến việc chăn nuôi cũng trở nên hạn chế. Trung
Quốc chỉ có thể ni cá vào một số mùa nhất định trong năm ( một năm chỉ có thể
ni được bốn tháng). Việc làm chuồng vào mùa đông cũng trở nên rất cần thiết để
bảo vệ cá tra và điều này làm tăng chi phí chăn ni làm cảnh hưởng nhất định đến
doanh thu và lợi nhuận.
17


_ Nguồn lao động:
Dân số Trung Quốc tính đến năm 2019 đạt hơn 1 tỷ dân, đó chính là nguồn nhân
lực dồi dào cộng với việc căng thẳng thương mại Mỹ - Trung khiến cá tra của
Trung Quốc đang bị “thất thế” nặng nề trên thị trường xuất khẩu. Trung Quốc đang
nỗ lực chuyển hướng sang sản xuất cá tra, hơn thế nữa chăn ni cá tra mang lại
chi phí cao hơn trong khi kinh phí sản xuất là tương đương nhau.
Tuy nhiên, với vị thế là một nước chỉ vừa mới tham gia thị trường sản xuất và xuất
khẩu cá tra, nguồn lao động của Trung Quốc hiện nay chưa thể đáp ứng được đầy
đủ các điều kiện về kiến thức cũng như trình độ chun mơn trong q trình ni
trồng và canh tác, dẫn đến chất lượng sản phẩm đầu ra còn kém và chưa đạt chất
lượng yêu cầu
_ Cơ sở hạ tầng, trình độ khoa học kỹ thuật:
Với việc là một nước mới tham gia sản xuất cá tra, quy mô và cả sản lượng sản
xuất được của Trung Quốc không cao và chỉ tập trung vào thị trường trong nước.

Hiện nay, tình hình ơ nhiễm của Trung Quốc ngày càng trầm trọng đã gây ra nhiều
ảnh hưởng đến hệ thống các nhà máy, xí nghiệp làm công tác sơ chế, bảo quản các
sản phẩm cá tra. Làm cho các sản phẩm được sản xuất ra không đảm bảo được yêu
cầu về an toàn thực phẩm. Làm cho thị hiếu của người tiêu dùng trên thế giới nói
chung và người dân Trung Quốc nói riêng trở nên ít quan tâm đến sản phẩm cá tra
của nước này.

3.2 Các điều kiện về nhu cầu
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cá tra có hàm lượng đạm cao, đồng thời dễ tiêu
hóa hơn các loại thịt khác. Hơn nữa mỡ trong cá da trơn ít hơn thịt nhưng chất
lượng tốt hơn nhiều vì chứa các axit béo khơng no chiếm tỉ lệ đến khoảng 80%
trong tổng số lipid, gồm oleic, linolenic, arachidonic, clupanodonic… Các axit béo
này rất cần thiết cho hệ thần kinh, hệ tuần hồn và hệ tiêu hóa.
Bên cạnh đó việc sử dụng cá tra thường xuyên con giúp ngăn ngừa một số loại
bệnh và có tác dụng làm đẹp. Chính vì lẽ đó người dân Trung Hoa ngày càng ưa
chuộng và biến ca tra thành món ăn phổ biến trong bữa ăn hằng ngày vì tất cả các
cơng dụng mà nó mang lại cùng với giá thành hợp lí
18


Để làm mới sản phẩm từ cá tra, một số doanh nghiệp cịn biến tấu món ăn thay vì
là cá ngun con thì có thêm nhiều hình thức khác như phi-lê bên cạnh đó họ cịn
tận dụng triệt để tất cả các bộ phận của cá tra để cho ra mắt nhiều món ngon đáp
ứng đủ cho mọi thị hiếu của người dân Trung Hoa ví dụ như món da cá sấy giòn
mới lạ đang rất thu hút khách hàng, thích hợp cho nhiều lứa tuổi, nhất là những
người thích ăn snack nhưng sợ béo phì và tăng cân.
3.3 Những ngành cơng nghiệp và phụ trợ có liên quan
_ Sản xuất thức ăn cho cá và cá giống:
Thức ăn cho cá chưa được sản xuất nhiều, nhiều hộ dân cho cá ăn bằng thức ăn của
cá rô phi dẫn đến thịt cá bị vàng.

Cá giống: chưa phát triển được loại cá giống phù hợp với khí hậu dẫn đến tỷ lệ
sống thấp trong khi giá cá giống quá cao; nguồn cá giống chủ yếu nhập khẩu từ
Việt Nam.
_ Ngành công nghiệp chế biến thủy sản:
Quy mô lớn, lao động chi phí thấp. Tuy nhiên vẫn cịn một số bất cập, nổi bật là
tình trạng thiếu lao động, năng lực kĩ thuật thấp, chi phí tăng và khơng đủ chi cho
khâu nghiên cứu và phát triển.
Tập trung đáp ứng thị trường nước ngoài quá nhiều trong khi nhu cầu trong nước
đang tăng cao, đặc biệt là các hệ thống nhà hàng lẩu và các thị trường đại chúng
khác đòi hỏi giá rẻ.
Ngành chế biến cá da trơn của Trung Quốc quá phụ thuộc vào việc tái xử lý nguồn
nguyên liệu nhập từ nước ngoài.
_ Thủy lợi:
Hệ thống các đập lớn ở Trung Quốc nhằm phân phối đầy đủ nước cho các ngành
công nghiệp, nông nghiệp, đồng thời hạn chế những rủi ro về lũ lụt, thiếu nước,
phù sa quá nhiều và nguồn năng lượng.
Nguồn nước dồi dào từ các con sông lớn, tạo điều kiện thuận lợi về môi trường
sống cho các lồi cá ni lấy thịt.
Mặt khác, nguồn nước ở Trung Quốc đang trong tình trạng bấp bênh do ơ nhiễm
nặng, xây đập tràn lan, lạm dụng cải tạo đất cộng với tác động của biến đổi khí
hậu.
19


_ Logistic:
Đường bờ biển dài cùng với hệ thống các cảng biển giúp thuận lợi cho việc xuất
khẩu hàng hóa đi nước ngoài.
Hệ thống đường xá hoàn thiện, tạo điều kiện tốt cho việc phân phối sản phẩm đến
người tiêu dùng trong nước.
Đa dạng loại hình vận tải từ đường bộ, đường sắt, đường thủy và cả đường hàng

không
3.4 Chiến lược, cấu trúc của các doanh nghiệp xuất khẩu
 Tập đồn Quảng Đơng Evergreen.
Cải cách hệ thống quản lý, điều chỉnh cơ cấu công nghiệp,tăng đầu tư vào cơ sở hạ
tầng, tăng cường bảo tồn tài nguyên và dựa vào tiến bộ khoa học và công nghệ để
phát triển đặc trưng nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là cá tra.
Các cơng ty chế biến Trung Quốc tăng cường xử lí để tăng giá trị cho các sản phẩm
của mình. Tuy nhiên, điều đó địi hỏi phải có sự đầu tư và câu hỏi đặt ra là cách
thức xử lí nào phù hợp với thị trường Trung Quốc mà sản phẩm tươi luôn là ưu tiên
hàng đầu.
Thiết lập và cải thiện hệ thống đảm bảo an toàn cho cá, và thực hiện các cơng tác
kiểm tra kiểm dịch để kiểm sốt cá khơng gây ơ nhiễm theo luật định.
3.5 Vai trị của chính phủ
Ngành xuất khẩu cá tra của Trung quốc gia tăng nhanh chóng vì đượcc thúc đẩy
bởi các trợ cấp của chính phủ giúp giảm chi phí sản xuất. Chính phủ tài trợ cho các
cơng ty theo nhiều cách: cho vay theo chỉ đạo của nhà nước, đầu tư trực tiếp, giảm
thuế và ưu đãi của chính quyền địa phương. Cơng ty tài chính Fu Khánh, tỉnh Phúc
Kiến đã thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa trợ cấp cho sự phát
triển của ngành xuất khẩu thủy hải sản, đặc biệt là cá tra.
Kế hoạch “nội địa hóa” cá tra Trung Quốc đang được chính phủ nước này khuyến
khích và đầu tư
Thực hiện các hình thức giáo dục công việc khác nhau, hướng dẫn nông dân nuôi
trồng cá tra một cách khoa học và thúc đẩy các kỹ thuật canh tác lành mạnh.
Xây dựng các tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh đối với các thức ăn và sản phẩm chế
biến từ cá tra
20


4. Kết luận
Với tình hình sản xuất cũng như xuất khẩu cá tra của Việt Nam ra thị trường thế

giới nói chung và đặc biệt là thị trường Mỹ như hiện nay, có thể thấy được chúng
ta đang vượt trội hơn Trung Quốc về rất nhiều mặt. Tuy nhiên, với trình độ về khoa
học kỹ thuật phát triển mạnh, cũng như nguồn lao động dồi dào, chúng ta vẫn nên
dành sự quan tâm cho một đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn nhưng có phần đáng gờm
trong tương lai.
Bài tiểu luận này, dựa trên những tham khảo và đánh giá thực tế, đã phân tích
những điểm mạnh cũng như điểm yếu để tạo điều kiện cho các hộ chăn nuôi cũng
như các bên liên quan cùng chung tay để thúc đẩy ngành sản xuất và xuất khẩu cá
tra của Việt Nam ngày càng phát triển, qua đó giải quyết việc làm cũng như tận
dụng được nguồn tài nguyên và truyền thống của người Việt Nam.
5. Tài liệu tham khảo
Bài viết này có tham khảo từ một số nguồn trích dẫn dưới đây
/>go=Statistics&page=d&IdG=124&IdI=57809
/> /> /> />%9Bi%20thi%E1%BB%87u%20v%C4%83n%20b%E1%BA%A3n%20m%E1%BB%9Bi
/> /> /> /> /> /> />
21



×