Tải bản đầy đủ (.docx) (76 trang)

XỬ LÝ TÌNH HUỐNG SƠ CẤP CỨU- XỬ LÝ TÌNH HUỐNG KHI ĐI DU LỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 76 trang )

THỰC HÀNH SƠ CẤP CỨU TRONG CÁC TÌNH HUỐNG CỦA HƯỚNG DẪN
VIÊN DU LỊCH
Tình huống 1: Sơ cứu cho khách có vết thương bị rách, hở
*Nguyên nhân:
- Do việc di chuyển trên những cung đường rừng trong những chương trình du lịch
khám phá, leo núi trong những tour du lịch mạo hiểm.
- Do tham gia vào một số loại hình du lịch lặn biển không may va chạm vào vật sắc
nhọn…
- Do việc trêu đùa, vui vẻ khi cầm vật sắc nhọn cũng có thể gây ra nhiều vết thương
khác nhau…
*Biểu hiện
- Vết thương do bị rạch: là những vết cắt bằng một cạnh nhọn như lưỡi dao hay miếng
kính. Vì các mạch máu ở rìa vết thương bị cắt ngang, do đó có thể bị chảy máu nhiều.
vết thương do bị rạch cũng có thể làm cho các phần khác dưới da như gân bị tổn
thương
- Vết thương do bị rách: Có thể đang đi trên xe dùng dao, kéo va đập vào vật nhọn hay
va chạm vào vật sắt nhọn trong khi di chuyển hoặc trong phòng tạo ra. Vết rách này có
thể máu chảy ít hơn nhưng các mô lại bị gây tổn thương, viêm nhiễm hay bầm tím.
- Vết bầm tím: bất kì tác động nào cũng có thể làm vỡ mao mạch dưới da. Máu len
vào các mơ làm da bị bầm tím. Da cũng có thể bị rạn. vết bầm bị thâm tím nặng cho
biết bị tổn thương sâu bên trong.
*Các bước sơ cấp cứu
- HDV cần gọi cho cơ sở y tế gần nhất, trong lúc chờ thì HDV cần trấn an khách và
đoàn khách
- Cởi hoặc cắt quần áo khách để bộc lộ vết thương. Tìm xem những vật sắc nhọn gây
tổn thương để loại bỏ (nếu được)
- Khử trùng vết thương, và cầm máu
- Cho băng gạt lên vết thương và băng lại. nếu máu chảy qua bang thì đặt thêm một
miếng bang nữa lên trên.
- Từ 30-45 phút nới lỏng vết thương ra 1 lần
*Cách phòng tránh


- Tránh mang theo những vật sắc nhọn khi không cần thiết
- khi tham gia các chương trình du lịch mạo hiểm hay thám hiểm dưới lòng biển nên
mang theo đồ bảo hộ để giữ an tồn cho bản thân.
Tình huống 2: sơ cứu những vết thương kín của khách du lịch
*Biểu hiện
- Da lạnh, ẩm ướt.
- Khách có biểu hiện khát nước
- Khách thấy đau vật vã có thể đau quặn từng cơn
1


- Bồn chồn, cáu giận, ngã quỵ và bất tỉnh.
*Các bước sơ cấp cứu
- Đỡ khách nằm ở tư thế thoải mái, giữ chân khách cao hơn đầu. Nếu khách bất tỉnh
nên đặt khách ở tư thế hồi sức không nên lay gọi.
- Giữ ấm cho khách
- Ghi nhận tình trạng xuất huyết da
- Đưa khách du lịch đến cơ sở y tế gần nhất
Tình huống 3: Khách bị cảm nhiệt, cảm nắng
*Nguyên nhân: do khách di chuyển dưới trời nắng quá lâu nên thân nhiệt ra nhiều mồ
hôi dẫn đến cảm nắng.
*Biểu hiện: Khách bồn chồn, nhức đầu, chóng mặt, da khơ, nóng, đỏ bừng, mạch
nhanh, khó thở, khát nước, thân nhiệt trên 38,5°C, thậm chí bất tỉnh.
*Các bước sơ cấp cứu:
- Đặt khách nằm chỗ mát mẻ, cởi bỏ những đồ chật, áo lót ngực, cà vạt…
- Lau người bằng nước ấm
- Cho khách uống thuốc hạ sốt nếu nhiệt độ vượt mức quá 38,5°C
- Quạt cho khách khi họ không sợ lạnh, vừa lau vừa quạt cho tới khi nhiệt độ hạ xuống
38°C
- Đắp chăn mỏng nhẹ và đưa đến cơ sở y tế gần nhất

- Nếu khách còn tỉnh hay sau khi tỉnh lại, HDV cho khách uống 1 cốc nước chanh pha
them muối, đường hoặc dung dịch oresol có tác dụng giải nhiệt, kháng cảm rất tốt.
*Cách phòng tránh:
Hướng dẫn viên cần nhắc nhở khách khi di chuyển dưới trời nắng luôn luôn
mang bên người những chai nước giải khát để tránh cơ thể bị mất nước dẫn đến mệt
mỏi và bị say nắng.
Tình huống 4: Khách du lịch bị đuối nước
*Nguyên nhân: Khi tắm du khách gặp phải sóng to gió lớn, bơi vào vùng nước xoáy,
bị chuột rút, bơi quá xa bờ, hoặc bất chấp tắm biển khi thời tiết xấu; một bộ phận
khách du lịch cịn tâm lí chủ quan biết bơi...
Biểu hiện: Khách vùng vẫy một cách tuyệt vọng, nhiều tăm, bọt nổi quanh khu vực
người đuối nước vẫy vùng, dấu hiệu khách hoảng loạn, cầu cứu giữa dòng nước.
Cách sơ cấp cứu: Gồm 3 giai đoạn
Giai đoạn 1: Vớt người
Trong trường hợp hướng dẫn viên không biết bơi hoặc không đủ sức để cứu giúp
2


- Kêu gọi những hành khách khác cùng cứu giúp.
- Trong trường hợp khách du lịch bị nạn gần bờ, khơng sẵn phao cứu hộ bên mình,
HDV có thể tận dụng 1 chiếc gậy hoặc 1 cây xào… xa hơn một chút thì có thể dung
một cuộn dây buộc một đầu vào vật gì đó nổi lên trên mặt nước như can nhựa thùng
nhựa,…đều có thể cứu được họ. níu chặc lấy một thân cây, một mô đất hoặc vật gì
chắc chắn rồi ném hoặc đưa vật hiện có cho nạn nhân nắm lấy rồi kép vào bờ.
- Nếu có nhiều người, giăng một hàng người để nắm tay kéo nạn nhân vào bờ.
- Nếu có thuyền thì ta chèo thuyền đến chỗ nạn nhân, ghé mạn thuyền cho nạn nhân
bám vào, cũng cso thể đưa tay hoặc mái chèo cho nạn nhân bám vào rồi kéo lên, hoặc
trong trường hợp khẩn cấp, buộc dây bán vào người rồi nhảy xuống cứu họ .
- Khi khơng có gì ở tay mà một đứa bé đang ngộp ở chỗ không sâu thì mình có thể
quăng áo của mình cho bé nắm lấy và lôi lên.

Trường hợp HDV bơi giỏi và khách bị nạn ở xa bờ
- Phải cởi áo thật nhanh, dung miệng cắn vào cái áo bơi nhanh về phía nạn nhân. Đến
gần cầm chặt tay áo rồi quăng áo cho nạn nhân bám vào và kéo nạn nhân lên bờ.
- Nếu có dây dài, cột một đầu vào một điểm nào đó thật chắc chắn trên bờ, đầu kia
buộc thật nhanh vào người bằng nút đơn và chừa 1 đoạn khoảng 2m để cột ngang
người nạn nhân, bơi tới chỗ nạn nhân đưa họ nắm và kéo lên bờ.
- Tìm cách trấn an cho họ vững tâm tin tưởng là sẽ được cứu thốt. Giúp họ ổn định
tâm lí và bớt uống nước
Giai đoạn 2: Xóc nước – hơ hấp nhân tạo
- Khi khách du lịch vào bờ mà vẫn còn bất tỉnh, cần kiểm tra xem họ còn bất tỉnh hay
khơng. Nếu nhưu họ cịn thở chỉ cần xóc nước: đưa nạn nhân lên bờ rồi xóc vài cái cho
nước trào ra, dung tay móc những vật lạ mà họ đã nuốt phải trong miệng để tránh bị
nghẽn đường hơ hấp.
- Nếu hết thở thì làm hơ hấp nhân tạo bằng 1 trong 2 phương pháp:
Phương pháp thổi ngạt miệng – miệng
- Đặt nạn nhân ở nơi thoáng mát, nới lỏng quần áo, dây nịt, cà vạt… nếu có thể thì đạt
nạn nhân ở mơ đất cao, bàn ghế haowjc giường…để chúng ta đỡ phải cúi gập người
khi thao tác.
3


- Nếu trong miệng hoặc cổ họng nạn nhân có vật gì, thì hãy vấn vải vào đầu ngón tay
và móc sạch ra, sau đó lâu miệng cho nạn nhân.
- Kép đầu nạn nhân ngửa về phía sau, kéo hoặc đẩy hàm dưới cho miệng nạn nhân mở
ra. Sau đó dung bàn tay vừa đẩy trán nạn nhân vừa bịt mũi họ lại bằng ngón tay trỏ
hoặc giữa. bàn tay kia banh hàm nạn nhân và kéo miệng cho mở ra. Sau đó hít vào đầy
lồng ngực, há miệng rộng rồi áp sát vào miệng nạn nhân. Thổi hơi thật mạnh cho đến
khi thấy lồng ngực nạn nhân phồng lên, mấy hơi đầu cần thổi thật mạnh. Sau đó
nghiêng đầu để nghe hơi thở của nạn nhân. Lặp lại động tác 12 lần/phút đối với người
lớn và 20 lần/phút với trẻ em.

Phương pháp thổi ngạt và trợ tim
- Quỳ cạnh KDL, hai tay thẳng, hai bàn tay chồng lên nhau đặt lên lồng ngực nơi
xương ức nạn nhân.
- Đè tay ép lồng ngực KDL xuống rồi từu từ buông ra, làm theo chu kì: khoảng thời
gian từ 14-15 giây, ép ngực nạn nhân khoảng 15 lần rồi thổi ngạt 2 lần. sau 4 chu kì ta
kiểm tra mạch và hơi thở một lần
Giai đoạn 3: Ủ ấm – Chống khoáng
Khi nạn nhân vào bờ mà còn tỉnh táo hoặc sau khi xóc nước và làm hơ hấp nhân
tạo, KDL đã tỉnh, hãy thay quần áo khô cho họ, dùng chăn để ủ ấm và cho họ uống trà
nóng hay cà phê nóng, ăn bát cháo hành, tía tơ/ trà gừng giảm cảm.
*Chú ý: Khác với các tình huống sơ cấp cứu khác, tình huống cứu người bị nạn do
đuối nước và có nguy cơ chết đuối là tình huống đặc biệt quan trọng do tiềm ẩn nguy
cơ cao HDV không chắc chắn về liệu pháp kịp thời thì khơng nhứng khơng cứu được
khách mà cịn dễ bị nạn nhân do đuối nước ôm cứng khiến người cứu nạn nhân không
thể bơi và hai người cùng chết chìm. Vì vậy, giải pháp trực tiếp xuống cứu nạn nhân là
giải pháp cuối cùng.
*Cách phịng tránh:
Đối với trẻ lớn và người lớn:
- Khơng nên nhảy xuống vùng nước mà khơng biết nơi đó nơng hay sâu, có lối thốt
khi gặp nguy hiểm hay không.
- Khi đi bơi nên đi chung với những người bơi giỏi và nên mang theo phao khi đi bơi
và đi tàu thuyền.
4


- Không ăn no, không uống rượu trước khi xuống nước.
- Chỉ đi bơi ở các hồ bơi bảo đảm an tồn và có nhân viên cứu hộ giám sát.
Đối với trẻ nhỏ:
- Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên và không được rời mắt để
làm công việc khác như đọc sách, tán chuyện gẫu, chơi bài…

- Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất khơng nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải
có (như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy thật chặt để trẻ em không mở
nắp được.
- Nhà khá giả có hồ bơi nên rào kín xung quanh và cửa có khóa để trẻ em khơng mở
cửa được, có hệ thống báo động khi trẻ em vào.
- Nên cho trẻ tập bơi sớm (trên 4 tuổi).

Tình huống 5: Khách du lịch bị hạ nhiệt độ cơ thể
*Biểu hiện:
- Nhiệt độ cơ thể xuống dưới 35°C
- Da lạnh, tái và khơ, run rẩy, cử động long ngóng và nói năng lập cập dần dẫn đến bất
tỉnh…
-Đối với trẻ em khi cơ thể bị hạ nhiệt vẫn mạnh khỏe nhưng trẻ em im lặng và yếu đi,ít
hoạt động, lả, muốn nằm bất thường, không chịu ăn, đau bụng.
*Các bước sơ cấp cứu:
- Thông báo ngay cho người thân về tình trạng của trẻ, yêu cầu sự giúp đỡ và tham gia
vào sơ, cấp cứu ngay của cơ sở y tế gần nhất.
- Thay thật nhanh mọi y pahujc ẩm ướt bằng quần áo khô, đặt khách nằm ở nơi khuất
gió
- Nhanh chóng làm ấm cơ thể bằng cách sưởi ấm
- Cho khách uống đồ nóng và ăn thức ăn nhiều năng lượng, tăng hoạt động cho trẻ và
tránh để trẻ ngủ li bì
- Đưa đến cơ sở y tế gần nhất nếu thấy tình trạng khách du lịch khơng khá lên

5


Tình huống 6: Khách bị co cơ ( chuột rút)
*Nguyên nhân:
- Thiếu oxy đến cơ:

Trong quá trình vận động, bạn phải tăng nhịp thở để cung cấp đủ oxy đến cơ
bắp. Vận động liên tục, mất sức khiến cơ thể không sử dụng oxy một cách đủ nhanh để
tạo ra nguyên liệu. Khi cơ bị thiếu oxy sẽ chuyển sang mơi trường yếm khí, năng
lượng dự trữ sẽ phân hủy thành pyruvate, và tiếp tục chuyển thành lactic, cung cấp
năng lượng cho cơ bắp trong vòng 1 - 3 phút.
Khi vận động ở cường độ cao, acid lactic tích tụ càng nhiều sẽ gây ra cảm giác
nóng rát và nhức mỏi cơ. Nếu lượng acid lactic vượt quá ngưỡng cho phép trong cơ
bắp sẽ khiến bạn gần như không thể cử động được.
- Rối loạn điện giải:
Vận động quá lâu trong thời tiết quá nóng hay quá lạnh sẽ khiến cơ thể bị mất
nước và muối.
Khi người bệnh sử dụng các loại thuốc Statin, prednisone, thuốc lợi tiểu cũng
làm cơ thể bị rối loạn điện giải. Khi nồng độ Na+, Ca++, K+ giảm, dẫn đến tình trạng
hạ canxi máu hoặc hạ kali máu,… Tương tự như việc thiếu oxy đến cơ thì rối loạn điện
giải cũng khiến acid lactic lắng đọng trong cơ gây mỏi.
Ngồi hai ngun nhân chính trên, sự co rút cơ cịn có thể do ngun nhân:
- Rối loạn hệ thần kinh:
Khi người bệnh bị rối loạn thần kinh như phụ nữ mang thai, căng thẳng, mắc
các bệnh về cơ xương khớp,... sẽ khiến sự dẫn truyền giữa dây thần kinh và cơ bắp bị
gián đoạn làm cơ tiếp tục co và gây đau, mặc dù não bộ muốn cơ thư giãn. Nhiều
người cho rằng, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do thiếu chất dopamin ở não,
do gen di truyền hoặc cơ bắp bị thiếu khoáng sắt.
*Biểu hiện:
- Co cơ là sự co rút bất ngờ và đau buốt ở một hay một nhóm bắp cơ. Co cơ có
thể do khách bị lạnh sau hoặc trong khi cơ thể có những hoạt động như: chạy nhảy, bơi
lội hoặc do cơ thể mất nhiều muối, nước trong q trình ra mồ hơi nhiều, tiêu chảy,
nơn nhiều.
*Cách sơ cấp cứu:
- Đặt khách nằm chỗ cứng, phẳng tư thế thoải mái
- Nhẹ nhàng duỗi thẳng phần cơ thể bị co và xoa bóp

- Nếu khách hoảng sợ vì cơ thể đau tăng lên thì phải trấn an khách
- Giúp họ thở sâu, nằm thả lỏng cơ thể để hướng dẫn viên tiếp tục xoa bóp đến khi cảm
giác đau mất hẳn
- Nếu đau không giảm đưa ngay khách đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất
6


*Cách khắc phục
- Người bị chuột rút sẽ cảm thấy đau rát ở cơ bắp và không cử động được. Đặc
biệt, tình trạng này sẽ rất nguy hiểm khi bạn đang lái xe hay bơi lội. Vì vậy, trong
những trường hợp dưới đây, bạn có thể áp dụng biện pháp xử lý khi cơ co rút là:
- Nếu bị co rút ở bắp chân, bạn nên duỗi cơ theo chiều đối ngược, từ từ kéo đầu
ngón chân và bàn chân lên phía trần nhà, hướng về đầu gối.
- Nếu bị co rút ở bắp đùi, hãy nhờ ai đó kéo thẳng chân ra, ấn đầu gối xuống.
- Nếu bị co rút cơ xương sườn, hãy xoa bóp nhẹ nhàng các bắp thịt xung quanh
lồng ngực và hít thở thật sâu, thả lịng người, máu sẽ nhanh chóng lưu thơng trở lại.
Ngồi ra, bạn có thể sử dụng các loại thuốc như: vitamin E, thuốc thư giãn cơ,
… để điều trị sự co rút cơ.
*Cách phòng ngừa
Để hạn chế hiện tượng chuột rút làm gián đoạn công việc của bạn. Bạn có thể
phịng ngừa hiện tượng này thơng qua các biện pháp dưới đây:
 Tắm nước ấm để máu lưu thông dễ dàng trong các khối cơ.
 Vận động nhẹ nhàng và thả lỏng cơ thể trước khi đi ngủ.
 Không đi giày quá chật, gót giày quá cao. Đồng thời, nên mang tất đàn hồi hơi
ép vào mạch máu, không gây ứ đọng ở tĩnh mạch chi dưới.
 Uống nước đầy đủ, bổ sung các chất điện giải đặc biệt là vào những ngày nắng
nóng, cơ thể đổ nhiều mồ hôi.
 Trước và sau khi tập luyện thể thao, nên khởi động, tập các động tác nhẹ nhàng.
Tình huống 7: Khách du lịch bị cơn trùng, ong, kiến, bọ…chích, đâm gây sưng
tấy và ngứa

*Biểu hiện:
- Ong sua khi đốt có thể để lại ngòi trong vết thương, nhưng kiến và cơn trùng
thì khơng. Ong, liến và cơn trùng thơng thường gây ra đau đớn, nhưng ít nguy hiểm
đến tính mạng. Một số người dị ứng mạnh khi bị côn trùng cắn hay đốt có thể có
những phản ứng sốc phản vệ.
*Các bước sơ cấp cứu
- Lấy ngòi độc trên vết đốt ra bằng nhíp nhổ tóc hoặc cào nhẹ bằng móng tay/ thẻ tín
dụng nhựa. Tránh dùng kẹp bởi kẹp có thể đẩy chất độc vào sâu trong da.
- Rửa ngay vết thương bằng xà phịng và nước, che kín để sạch vết thương.
- Chườm lạnh vùng bị thương để co cơ, giảm sưng, giảm đau
- Có thể dùng thuốc bôi giảm ngứa do muỗi, côn trùng đốt Remos nếu khánh có triệu
chứng quá ngứa ngáy và khó chịu. Theo dõi nạn nhân có dấu hiệu hay triệu chứng dị
7


ứng không. Nếu khách bị dị ứng nên cho uống nhiều nước trong khi chờ sự giúp đỡ
của cơ quan y tế gần nhất
*Cách phòng tránh:
- Hướng dẫn viên cần nhắc nhở khách trước khi đi du lịch khám phá rừng, làng bản,về
việc mặc các trang phục kín đáo thống mát, đi tất, đội mũ thoáng và xịt thuốc chống
muỗi côn trùng đốt ở các vùng da hở, tiếp xúc với khơng khí trước các chuyến du lịch.

Tình huống 8: Động vật biển (sứa, cầu gai, cá đuối biển đốt) gây thương tích
Nguyên nhân
Chạm vào con vật
Biểu hiện
Các vết thương do sứa, cầu gai, cá đuối gây ra đều rất đau, buốt, và có thể gây ra một
số biến chứng trầm trọng như tê liệt các chi, nhịp tim hay hô hấp
Các bước sơ cấp cứu
Bước 1:

Khi vừa bị đốt, nhanh chóng di chuyển khỏi mặt nước trở lạnh bờ để tiến hành
rửa sạch vết thương. Người bị sứa đốt có thể dội nước biển hoặc nước muối đậm đặc
vào khu vực bị sứa đốt. Cách này sẽ giúp nọc độc của sứa trôi đi.
Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo người bị sứa đốt tuyệt không được xả nước
ngọt vào vết sứa đốt. Bởi nước ngọt là chất kích thích các tế bào chứa gai nhọn của sứa
tiếp tục phóng chất độc. Điều này khiến vết thương lan rộng ra các vùng da khác gây
tổn thương nghiêm trọng hơn.
Bước 2:
Khi sơ cứu người bị sứa đốt cần phải sử găng tay tay hoặc bọc tay vào túi
nilong để sơ cứu. Việc này giúp người sơ cứu tránh bị tổn thương do ngòi đốt của sứa
khi lấy các xúc tau hay tay sứa ra khỏi cơ thể nạn nhân.
Khi lấy được sứa ra khỏi vùng da bị đốt của nạn nhân thì cần sử dụng thìa nhỏ,
vỏ sị hoặc thẻ tín dụng… cạo hay chà xát nhẹ trên vết đốt để lấy hết các tế bào nọc
độc của sứa ra khỏi vùng da bị đốt và vùng da xung quanh.
Bước 3:
HDV tiến hành sử dụng dung dịch dấm loãng, nước soda, nước mì chính pha
hay nước chanh để thoa lên vết thương. Theo nghiên cứu, dung dịch này có khả năng
trung hịa độc tính của sứa và giảm sưng tấy cho vất thương.
Bước 4:
Người sơ cứu sau khi thực hiện 3 bước trên có thể chườm đá lên vùng vết
thương. Việc này giúp giảm đau, bớt sưng tấy, ngăn ngừa nọc độc của sứa lan rộng ra.
Ngay sau khi sơ cứu xong, cần đến các hiệu thuốc gần nhất để mua histamin hoặc kem
hydrocortison bôi lên vết thương nhằm làm giảm sưng ngứa cho nạn nhân.
8


Bước 5:
Nếu nạn nhân bị sứa thường đốt thì có thể thực hiện các bước sơ cứu trên là an
toàn. Tuy nhiên, nếu nạn nhân bị sứa đỏ hoặc các loại sứa độc khác đốt thì sau khi sơ
cứu nếu vẫn thấy đau nhức, uống thuốc không giảm kèm theo hiện tượng khó thở thì

cần đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay.
Theo các bác sĩ, để hạn chế tình trạng bị sứa đốt người dân đi biển cần sử dụng
đồ bơi kín, nhất là đối với trẻ nhỏ. Khi bị sứa đốt cần xác minh xem nó là loại nào và
có thể gây nguy hiểm như thế nào cho cơ thể để có biện pháp cứu chữa kịp thời.
Tình huống 9: Khách du lịch bị ve cắn
Biểu hiện
Hầu hết bọ ve cắn thường vô hại và không gây ra triệu chứng gì đặc biệt
nghiêm trọng. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp nếu bị dị ứng với vết cắn của bọ
ve thì sẽ xuất hiện một số triệu chứng như:
- Bị đau hoặc sưng tại chỗ vết bọ ve cắn.
- Có thể xuất hiện phát ban.
- Xuất hiện cảm giác nóng tại vết cắn của bọ ve.
- Nổi mụn rộp.
- Có trường hợp cịn cảm thấy bị khó thở.
Đối với một số loại bọ ve mang bệnh, có thể lây nhiễm cho bạn khi chúng cắn.
Các bệnh lây truyền do bọ ve có thể gây ra một số các triệu chứng và thường phát triển
trong vòng vài tuần đầu tiên sau khi bị bọ ve cắn. Triệu chứng của bệnh lây truyền do
bọ ve bao gồm:
- Xuất hiện một nốt màu đỏ hoặc có thể bị phát ban gần nơi bị cắn.
- Nổi phát ban toàn cơ thể.
- Bị cứng cổ.
- Người bị bọ ve cắn còn bị nhức đầu.
- Xuất hiện dấu hiệu buồn nôn.
- Bị yếu cơ.
- Có thể đau cơ hoặc khớp.
- Bị sốt, ớn lạnh.
- Tình trạng sưng hạch bạch huyết.
Các bước sơ cấp cứu
- Nếu thấy con ve, dùng nhíp hay kẹp lấy nó ra, kẹp càng sát ra càng tốt và ké ra
từ từ

- Nếu khơng thấy nhíp dùng gang tay nilong, hay mảng giấy để bảo vệ ngón tay
- Rửa vết thương bằng nước muối, sau đó băng kín vết thương lại
- Nếu thấy trường hợp biểu hiện nặng hơn thì đưa ngay đến bệnh viện

9


Tình huống 10: Tình huống cơ thể hành khách có chỗ bị bầm do va đập (tím tái)
Nguyên nhân
Do bị va đập vào các vật cứng hoặc do bị ngã
Biểu hiện
- Bầm tím trên một số bộ phận cơ thể, đau nhức tại một số điểm bầm tím
- Tím đén hoặc tím đỏ
- Những vết bầm dập chính là sự chảy máu dưới da do trật xương hay va đập.
Khu vực quanh vết bầm thường sưng lên nhưng thường là không quá nghiêm trọng
Các bước sơ cấp cứu
– Nâng cao vùng bị tổn thương.
– Sau khi bị thương, chườm túi đá hoặc túi lạnh trong khoảng 10 phút. Làm lại
một vài lần trong một đến hai ngày sau khi bị tổn thương nếu cần.
– Cân nhắc dùng acetaminophen (Tylenol…) để giảm đau hoặc ibuprofen
(Advil, Motrin…) để giảm đau và giảm sung nề.
Đến gặp bác sĩ trong các trường hợp sau:
– Nhận thấy vùng bị bầm tím sưng nề và đau
– Thường xun có vết bầm tím lớn hoặc đau, đặc biệt nếu bầm tím xuất hiện
trên thân mình, lưng hoặc mặt, hoặc dường như nó xuất hiện mà khơng rõ lý do.
– Dễ bị bầm tím và trong tiền sử có chảy máu đáng kể, chẳng hạn như trong khi
được phẫu thuật.
– Nhận thấy một khối (máu tụ) hình thành trên vết bầm tím.
– Chảy máu bất thường ở những nơi khác, chẳng hạn như chảy máu từ mũi
hoặc lợi hoặc có máu trong nước tiểu hoặc phân

Tình huống 11: Khách du lịch bị gãy xương
Nguyên nhân
Bị ngã hoặc bị tai nạn
Biểu hiện
– Đau nhức: Khi bị gãy xương người bệnh sẽ có cảm giác rất đau đớn và khó chịu.
Cảm giác đau này có sự thay đổi ở từng giai đoạn và mức độ khác nhau.
– Vị trí gãy bị biến dạng, cử động theo hướng khác thường, đây là dấu hiệu dễ nhận
biết nhất.
– Tụ máu, chảy máu trong: Xương bị gãy đồng nghĩa với việc vùng bị tổn thương nặng
nhất là bên trong da gây nên tình trạng tụ máu và bầm tím bên trong.
– Khó khăn khi cử động vị trí có xương gãy: Thơng thường sau gãy xương bạn sẽ
không cử động được, không hoạt động hay làm việc như bình thường được.
– Khu vực xương bị gãy trông ngắn hơn, xoắn hay cong: Đây là tình trạng bị biến dạng
ở vùng xương bị gãy
– Sưng nhiều và mất khả năng vận động là những biểu hiện chung khi bị gãy xương..
10


Các bước sơ cấp cứu
Xương gẫy bên trong.
- Với vết gẫy xương kín, xương gẫy bên trong vẫn cần xem chấn thương có gây chảy
máu ra ngồi khơng. Nếu có, nên xử trí như vết thương chảy máu.
- Nếu khơng thấy chảy máu ra ngoài nhưng nạn nhân bị mệt lả, chỗ gãy sưng to, da
xanh tái; mạch nhanh, nhỏ, khó bắt do huyết áp động mạch thấp, huyết áp tối đa dưới
10mmHg là dấu hiệu nạn nhân có thể bị chảy máu ở bên trong.
- Thực hiện cầm máu bằng cách ấn chặt vết thương bằng băng vô trùng, miếng vải
sạch hoặc quần áo sạch.
- Gắng giữ cho vùng bị thương bất động. Đừng cố nắn lại xương. Nhưng nếu bạn đã
được đào tạo về cách nẹp xương bằng nẹp và khơng có sẵn sự trợ giúp chun nghiệp,
thì hãy nẹp vùng bị thương lại. Làm như vậy để nạn nhân đỡ đau, khi di chuyển nạn

nhân không nguy hiểm, chỗ gãy sẽ chóng lành.
- Dùng hai miếng ván mỏng hoặc hai thanh tre to bản đặt sát vào hai bên tay hoặc chân
bị gãy; hai miếng ván hay hai thanh tre này phải có chiều dài lớn hơn khoảng cách
giữa hai khớp lân cận.
- Dùng cuộn băng hay miếng vải dài cuộn chặt hai miếng ván hay hai thanh tre vào tay
hoặc chân bị gãy suốt từ đầu này đến đầu kia của hai miếng ván hay hai thanh tre.
- Trường hợp bị gãy chân, có thể dùng cuốn băng để băng chặt hai chân lại với nhau. - Trường hợp gãy cẳng tay, sau khi đã cố định có thể dùng một miếng vải rộng hay
khăn chồng quàng vào vai để treo tay bị gãy lên.
- Lấy đá lạnh chườm để hạn chế sưng và giúp giảm đau cho tới khi cấp cứu đến.
Nhưng chú ý không trực tiếp chườm đá lên da – hãy bọc đá vào một cái khăn tắm,
miếng vải hoặc chất liệu khác.
- Nếu nạn nhân cảm thấy choáng hoặc thở nhanh và nơng thì hãy đặt nạn nhân nằm
đầu hơi thấp hơn so với thân người và kê cao chân cho uống nước chè nóng pha
đường.
Xương bị gãy chọc ra ngồi.
- Trường hợp gãy xương chọc ra ngoài, nạn nhân bị nguy hiểm hơn gãy xương kín vì
có nguy cơ chảy máu và nhiễm trùng nên cần phải xử trí sơ cứu ngay; đồng thời
chuyển đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
- Thực hiện thủ thuật bằng cách dùng gạc hoặc vải sạch thấm nước muối để lau sạch
vết thương và lấy hết các chất bẩn bám vào; bôi cồn iốt lên vết thương để sát trùng,
băng để bảo vệ vết thương khỏi bị vấy bẩn từ ngoài vào và thấm dịch; sau khi băng
phải dùng nẹp bất động như các trường hợp gãy xương kín.
- Một vấn đề cũng cần quan tâm là cho nạn nhân uống ngay thuốc giảm đau và xem
xét ngồi xương bị gãy, nạn nhân cịn có bị vết thương phần mềm hay chấn thương ở
các nơi khác không để sơ cứu ban đầu.
- Người bị gãy xương cần được chăm sóc y tế. Nếu gãy xương là hậu quả của sang
chấn hoặc thương tích nặng, hãy gọi cấp cứu ngay. Cũng nên gọi cấp cứu ngay lập tức
nếu thấy:
11



- Người bệnh không đáp ứng, ngừng thở hoặc không cử động. Bắt đầu hồi sức tim
phổi (CPR) nếu không thấy hơi thở hoặc nhịp tim.
- Chảy máu nhiều
- Ấn nhẹ hoặc cử động nhẹ cũng gây đau
- Chi hoặc khớp bị biến dạng
- Xương chọc thủng da
- Đầu của chi bị thương, như ngón tay hoặc ngón chân, bị tê hoặc bị tím tái.
- Bạn nghi ngờ xương bị gãy ở cổ, đầu hoặc lưng.
- Bạn nghi ngờ xương bị gãy ở háng, xương chậu hoặc đùi (ví dụ, chân hoặc bàn chân
bị xoay ngoài bất thường, so với chân khơng bị thương)
Tình huống 12: Khách du lịch bị cảm lạnh do khơng khí và tắm biển
Ngun nhân:
- Tiếp xúc với thời tiết lạnh, nhiễm lạnh khi trời mưa;
- Mặc quần áo ẩm ướt, không đủ ấm;
- Để đầu trần khi nhiệt độ thấp;
- Tắm ở nơi khơng kín gió;
- Ngã hoặc ngâm mình trong nước lạnh thời gian dài
Biểu hiện
Từ 35 - 34 độ C: Hạ thân nhiệt nhẹ;
34 - 32 độ C: Hạ thân nhiệt trung bình;
32 - 25 độ C: Hạ thân nhiệt nặng;
Dưới 25 độ C: Hạ thân nhiệt nguy kịch.
Các dấu hiệu và triệu chứng của hạ thân nhiệt thường diễn tiến chậm, đặc biệt
các bé nhỏ nếu bị hạ thân nhiệt đột ngột có thể nhìn vẫn khoẻ mạnh. Khi thân nhiệt hạ
xuống quá thấp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới não, khiến cho người bệnh gặp nguy
hiểm với nhiều biểu hiện đặc trưng, chẳng hạn như:
Rùng mình, run lẩy bẩy cho đến khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống;
Nói chậm hoặc lẩm bẩm;
Thở chậm, nhịp thở ngắn;

Mạch đập yếu, chậm;
Tay chân lóng ngóng, khó điều khiển;
Buồn ngủ hoặc cạn kiệt sức lực;
Nhầm lẫn hoặc mất trí nhớ;
Người người lơ mơ li bì hoặc mất ý thức, gọi hỏi không trả lời;
Nằm im, bơ phờ (dấu hiệu ở trẻ em);
Da ửng đỏ, sờ vào thấy lạnh, xanh tái (đối với trẻ sơ sinh).
Các bước sơ cấp cứu
12


- Nếu phát hiện hoặc nghi ngờ một người đang bị hạ thân nhiệt, cần gọi ngay số khẩn
cấp 115 của bệnh viện. Sau đó, ngay lập tức thực hiện các bước sau:
- Nhanh chóng di chuyển nạn nhân ra khỏi nguồn lạnh, vào nơi trú ẩn và bật đèn hoặc
lị sưởi, đóng các cửa tránh gió lùa;
- Nếu khơng thể vào trong nhà, cần bảo vệ nạn nhân khỏi gió lùa, đặc biệt là vùng
quanh cổ và đầu. Cách nhiệt, không để cơ thể tiếp xúc trực tiếp với mặt đất lạnh;
- Nhẹ nhàng cởi quần áo ướt và mặc áo khốc thay thế hoặc quấn chăn khơ, ủ ấm cho
nạn nhân;
- Tiếp tục làm ấm dần dần bằng cách chườm khăn ấm và khô vào phần trung tâm của
cơ thể, ví dụ như cổ, ngực và bẹn. Cũng có thể lựa chọn sử dụng chăn điện nếu có sẵn,
hoặc dùng bàn tay hơ lửa cho ấm rồi áp vào người nạn nhân. Trong trường hợp dùng
chai nước nóng hoặc túi giữ nhiệt làm nóng, đầu tiên cần lấy một chiếc khăn bọc lại
trước khi chườm lên người nạn nhân.
- Cho nạn nhân uống nước ngọt và ấm, không chứa cồn. Nếu nạn nhân cịn tỉnh táo thì
dùng thêm thức ăn giàu năng lượng;
- Liên tục theo dõi hơi thở và thân nhiệt của người bị nhiễm lạnh;
- Bắt đầu hơ hấp nhân tạo nếu người bệnh khơng có dấu hiệu của sự sống, chẳng hạn
như thở, ho hoặc cử động.
Thận trọng khi xử trí hạ thân nhiệt

- Người bị hạ thân nhiệt sẽ mất dần năng lực thể chất, bản thân họ khơng ý thức được
tình huống đang diễn ra nên rất cần thiết được sơ cứu khi bị hạ thân nhiệt đột ngột từ
những người xung quanh. Trong q trình xử trí cấp cứu, cần lưu ý:
- Không làm ấm nạn nhân quá nhanh và trực tiếp bằng đèn sưởi hoặc bồn tắm nóng;
- Các động tác phải được tiến hành nhẹ nhàng, tránh xoa bóp hoặc chà xát mạnh dễ
dẫn đến nguy cơ ngừng tim;
- Không làm ấm hoặc xoa bóp cánh tay và chân của người đang bị hạ thân nhiệt để
tránh thúc đẩy máu lạnh trở về tim, phổi và não. Điều này sẽ gây hạ thân nhiệt trung
tâm và tạo thêm áp lực cho các cơ quan rất nguy hiểm, có thể gây tử vong;
- Không cho người bị hạ thân nhiệt uống rượu hoặc hút thuốc lá vì chúng có thể làm
cản trở lưu thơng tuần hồn cũng như q trình làm ấm cơ thể cần thiết;
- Đối với nhân viên y tế, không dùng thuốc co mạch để tránh gây cản trở ngoại biên,
dễ dẫn đến phù phổi.
Tình huống 13: Khách du lịch bị cháy nắng sau khi di chuyển ngoài trời nắng
trên đường dài
Nguyên nhân
Đi dưới trời nắng to thời gian dài
Biểu hiện
Da bị đỏ ứng (thường sau 2 – 3 giờ đồng hồ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, làn
da sẽ đỏ lên
13


Nhiệt độ vùng da cháy nắng ấm hơn bình thường, điều này rất dễ cảm nhận, chỉ
cần áp tay vào da là sẽ thấy rõ nhiệt độ khác biệt của vùng da bình thường và vùng da
bị cháy nắng.
Sau quá trình ửng đỏ, vài ngày sau, vùng da cháy nắng sẽ trở lên đen sạm, đây
cũng chính là đặc điểm dễ nhận thấy bằng mắt thường của một làn da bị cháy nắng.
Ngồi ra, cịn có thể có một số hiện tượng như ngứa da, phồng rộp, gây đau rát
khi tắm nước ấm sẽ bị rát…

Các bước sơ cấp cứu
- Dùng khăn tắm sạch được làm ẩm bằng nước máy mát lau lên người hoặc chỉ ở vùng
da bị cháy nắng. Bạn cũng có thể dùng gạc lạnh thấm nước muối sinh lý bicarbonat,
hoặc aluminum subacetat đắp lên vùng da bị cháy nắng, sau đó dùng hồ nước hoặc
dung dịch bột bơi lên vùng da.
- Nếu hiện tượng nóng rát diễn ra khắp cơ thể, có thể ngồi đợi 5 phút sau khi đi nắng
về rồi nhanh chóng ngâm mình trong bồn nước mát hoặc dưới vòi tắm hoa sen.
- Có thể sử dụng thêm các thuốc giảm đau , chống viêm không steroid như: aspirin,
paracetamon..., dùng thuốc ức chế miễn dịch nếu bệnh nhân nhạy cảm với ánh nắng.
- Lau khô nhẹ nhàng vùng da bị cháy nắng, sau đó sử dụng kem dưỡng ẩm, kem lơ hội
hoặc kem hydrocortisone liều thấp để giảm đau, dịu da trong một số trường hợp.
- Nếu xuất hiện các vết phỏng rộp nhỏ khơng được chọc, làm vỡ những nốt đó. Nếu
phịng rộp vỡ cần vệ sinh sạch sẽ bằng nước sạch, bôi thuốc mỡ kháng sinh và che phủ
bằng băng gạc khơng dính, tránh bụi bẩn vào mắt.
- Có thể sử dụng thêm các thuốc giảm đau , chống viêm không steroid như: aspirin,
paracetamon... dùng thuốc ức chế miễn dịch nếu bệnh nhân nhạy cảm với ánh nắng.
Tình huống 14: Khách du lich bị say nắng do tắm biển hoặc tiếp xúc nắng vào
những giờ cao nắng .
Biểu hiện
Khá giống vơi say nóng ,bởi thân nhiêt tăng cao hơn bình thường. Nguyên nhân
do khách ở ngoài quá lâu
Các bước sơ ,cấp cứu
- Cởi bớt quần áo ngoài , làm mát bằng cách chườm ga trải giường thấm nước lên
nạn nhân
-

Quạt mát

-


Theo dõi tình hình nạn nhân

-

Đặt nằm ở tư thế phục hồi nếu bất tỉnh

-

Tìm sự trợ giúp về ý tế nơi gần nhất

Phịng bệnh
- Hướng dẫn viên cần có thơng báo trước kho khách xuống tắm biển vào giờ cao
nắng và các nguy cơ say nắng , nóng
- Nhắc khách mang theo mũ ,nón và các loại kem chống nắng
14


Tình huống 15: Khách du lịch bị thương ở mắt
Biểu hiện
Vết thương gây ra chảy máu vùng mắt, đọng máu trong mắt,rách xung quanh mắt hoăc
bị bầm tím
Các bước sơ ,cấp cứu
- Không cố lấy vât la ở con ngươi hay choc vào nhãn cầu. cần hết sức cẩn thận khi lấy
vât la ra
- Có thể lấy vât lạ bằng góc của 1 tờ giấy ăn đã được làm ẩm
- Nếu không được nên nhẹ nhàng che mắt bằng 1 chiếc khăn sạch và đưa nạn nhân đến
cơ sở y tế
- Có thể sử dụng nước muối 0,9% để tra vào mắt và lấy dị vật hoăc rửa mắt sau khi đã
lấy dị vật ra
Tình huống 16: Kĩ năng xử lí tình huống và cấp cứu khi hướng dẫn khách du lịch

bị lac sâu trong rừng
- Bình tĩnh
Tâm lý hoảng sợ, suy sụp sẽ đến với bất kỳ ai khi sau khi bị lạc đường. Tuy nhiên
bạn hãy kịp trấn tĩnh, đây là yếu tố quan trọng đầu tiên giúp bạn sống sót. Bởi nếu
hoảng loạn, bạn sẽ càng bị mất phương hướng và sẽ bị lạc sâu hơn nữa. Sau khi đã trấn
tĩnh, hãy tìm cách thốt khỏi vùng nguy hiểm một cách nhanh nhất có thể.
- Xác định vị trí
Hãy chú ý tới những khu dân cư, nơi có lán trại hay có bất kỳ dấu hiệu sinh hoạt
nào của con người và tìm cách di chuyển đến đó. Lúc này bạn phải leo lên điểm cao
nhất có thể tiếp cận như ngọn cây, đỉnh đồi để quan sát, tìm những đặc điểm như nhà,
ruộng đồng, khói, nếu vào ban đêm có thể tìm ánh lửa, ánh điện…Bạn cũng nên chú ý
nghe những tiếng động lớn như tàu, xe, động cơ để từ đó lần đường đi.
Nếu như khơng nghe được bất cứ âm thanh gì, thì tốt nhất là xác định vị trí một con
sơng, con suối từ trên cao. Sau đó chỉ việc đi theo hướng dịng nước chảy, tỷ lệ thốt
khỏi khu vực nguy hiểm sẽ rất cao.
- Đánh dấu đường đi
Cách xác định rõ phương hướng, đánh dấu bằng hướng của mặt trời, núi, hướng
gió so với hướng di chuyển... là một trong những yếu tố giúp bạn định hướng được
hướng di chuyển. Bạn nên đánh dấu đoạn đường mình đi qua bằng cách vạt cây hoặc
một vài dấu hiệu mà bạn có thể làm trong lúc đó để phịng trừ trường hợp bạn quay lại
chỗ cũ.
- Để lại lời nhắn ở nơi bạn bị lạc
Nếu như bạn bị lạc khỏi một nhóm người, việc đầu tiên là nên bình tĩnh xác định
địa hình xung quanh, nghiên cứu tìm hiểu nguồn nước, thực phẩm và ở lại đó chờ
15


người đến cứu. Tránh di chuyển nhiều vì nó sẽ làm tiêu hao năng lương của bạn, bị thú
dữ tấn cơng...
Nếu bạn muốn tìm kiếm chỗ khác, ở vị trí bạn lạc, nên để lại một lời nhắn hoặc

một dấu hiệu nào đó để nếu quay lại tìm bạn, người ta có thể xác định được hướng hay
vị trí của bạn để tìm kiếm.
- Tạo dấu hiệu để mọi người dễ tìm kiếm
Bạn phải tìm hiểu mơi trường, tìm kiếm nguồn nước, thực phẩm, chỗ trú ẩn rồi tìm
cách ra tín hiệu. Ví dụ bạn nên đốt lửa tạo khói, căng những tấm vải màu sắc, quần áo
treo lên cao, tạo ra âm thanh nếu có thể.
- Lắng nghe âm thanh
Lắng nghe âm thanh trong rừng, nếu nghe thấy tiếng súng hay tiếng gọi, hú, bạn nên
định hướng và di chuyển đến gần đó.
- Tìm kiếm thức ăn và nước
Đây là hai thứ thiết yếu cho những ngày lạc rừng của bạn. Trong trường hợp khơng
cịn thực phẩm mang theo, hãy tìm dịng suối, sơng... hoặc bạn phải tìm cách hứng
nước sương từ lá cây. Bạn chỉ nên ăn những cây rừng nào mà bạn biết là khơng có độc,
nếu không, tốt nhất bạn nên cầm cự bằng nước. Nhớ tránh các loại nấm sặc sỡ trong
rừng, thường là nấm độc.
- Tìm kiếm chỗ ngủ
Nếu trời đã tối mà chưa có dấu hiệu tìm thấy hướng ra, bạn phải tìm cách chọn nơi
trú ẩn một cách an toàn. Nên đốt một đống lửa to sẽ giúp bạn xua đi cái giá lạnh của
ban đêm, giữ nhiệt, vừa có tác dụng xua đuổi thú dữ. Sau đó tìm cách mắc võng trên
cây hay ngủ trên các phiến đá. Bạn cũng có thể lấy lá cây tạo cho mình một chỗ trú ẩn.
Tình huống 17: Di (vận) chuyển khách du lịch khi bị nạn
Biểu hiện
- Khách du lich do đi bộ nhiều xẩy ra hiên tượng bong gân , trật khớp không thể
di chuyển được
- Khách bị các tai nạn khác nhau , sau khi sơ cứu vẫn không đi lại được, cần di
chuyển đến nơi nghỉ ngơi hoăc cơ sở y tế để chờ cấp cứu chuyên môn.
Nguyên tắc khi di chuyển nạn nhân
- Trước khi vân chuyển HDV nên kiểm tra các phương tiện vận chuyển
- Khi vận chuyển nạn nhân , hdv nên tìm áo khốc hoặc chăn mỏng để đắp lên
trên cho nạn nhân

Tình huống KDL tự di chuyển được sau khi sơ cứu
- Đặt nạn nhân ở tư thế nằm ngửa , giúp nạn nhân ngồi dậy, đưa chân bênh nhân
buông thỏng nếu đang ngồi trên ghế hoặc giường . hai tay nạn nhân vòng tay qua cổ
hdv,2 tay hdv luồn qua nách nạn nhân, đếm 123 rồi đưa nạn nhân lên cáng hoăc xe cứu
thương
Tình huống chỉ hdv và khách bị nạn
16


Phương pháp nạng người
-

Hdv đứng bên cạnh khách , dìu khách đứng dây nắm chặt tay khách và chồng
vịng qua cổ
- Quàng tay còn lại sang eo bên kia của khách và nắm thật chặt quần áo ngay chỗ
đó để giữ khách thẳng gười trong lúc vân chuyển
Phương pháp ẳm
Phương pháp kéo
-

Hdv ngồi sau lưng khách và đăt 2 tay hành khách ra trước ngực

-

Luồn 2 tay vào 2 bên nách của khách và kéo đi

Phương pháp cõng
- Ngồi trước măt và quay lưng vào khách để khách tự ôm cổ
- 2 tay hdv giữ chăt vào đùi khách rồi đứng lên từ từ sau cho lưng khách vẫn
thẳng

Tình huống hdv có sự hỗ trợ từ 2 người trở lên ở trên xe hoăc nhiều thành viên ở trong
đoàn
-

Di chuyển khách bằng phương pháp khách ngồi trên 2 tay bắt chéo

-

Di chuyển khách bằng cáng

Tình huống 18: Khách du lich bị bất tỉnh chưa rõ nguyên nhân
Biểu hiện
- Sự bất tỉnh có thể đe dọa mang sống của nan nhân nếu họ đang tư thế nằm ngửa
và tut lưỡi xuống họng chăn đường khí lưu thơng
- Cần kiểm tra nạn nhân cịn thở hay khơng trước khi tìm hiểu ngun nhân gây
bất tỉnh
Các bước sơ, cấp cứu
- Nhấc cánh tay gần nhất của nan nhân đăt cao lên phía đầu, chuẩn bị lăn nan
nhân về phía bạn
-

Nhe nhàng lăn tồn thân nan nhân , bảo vệ phần đầu nạn nhân khi lăn

-

Nâng đầu nan nhân để duy trì đường thở , hdv nhét cánh tay gần nhất vào cằm
nạn nhân để cố đinh vi trí đầu

-


Sau đó đưa nạn nhân đến cơ sỏ y tế gần nhất

Tình huống 19: Khách du lich bị mệt mỏi và ha huyết áp, nôn, ngất xỉu do thay
đổi đô cao khi đang di chuyển bằng máy bay tới điểm du lịch
Biểu hiện
- Áp suất và oxi , đô ẩm trong máy bay thấp, dẫn đến lượng oxi trong máu tan
thaapstrong cơ thể như tai, xoang , ruột, phổi mắt
-

Hơi trong da dày thở ra có thể gây khó chịu, buồ nơn, mệt mỏi , ha huyết áp
17


-

Khách du lich mệt mỏi , mắt lờ đờ thiếu linh hoạt , huyết áp hạ nhe

Các bước sơ, cấp cứu
- Cần thông báo ngay cho người thân và bô phân y tế của hàng khơng trong máy
bay để có phối hợp , giúp đõ giải quyết tình huống Hỏi người thân về trình trạng bất
thường hay hiện tượng thường xuyên phản ứng của khách do thay đổi múi giờ
- Hdv cũng cần phối hợp với người nhà nạn nhân để xem xét độ dài chặng đường
bay còn lại mà mức độ huyết áp đo đươc
- Hdv cần tuân theo sự chỉ dẫn và giúp đỡ của bô phân y tế tiếp viên hàng không
hoăc trưc ban lễ tân về viêc sử dụng thuốc hay tiến hành các biên pháp sơ cứu và
uống thuốc
- Nếu khách bị chứng sợ đô cao , cần phối hơp với các thành viên trong đồn
đóng các cửa sổ nhìn ra bên ngồi và bât điên ,tivi trong máy bay để phân tán hiêu
ứng tâm lí này.
Tình huống 20: Khách du lịch bị đau mắt đỏ

Biểu hiện
- Khách bị đỏ mắt, từ 1 mắt, lan sang 2 và có dấu hiện lây lan cho những người
khác trong đồn.
- Mắt có gèn, cộm mắt, đau rát, đỏ còn gọi là bệnh viêm kết mạc dịch. Thậm chí
khơng mở được mắt, đau nhức, thậm chí có thể chảy cả máu mắt, nước mắt khi chói
sáng, sưng, nề mắt.
Nguyên nhân
-

Chưa vệ sinh mắt đúng cách để mắt bị nhiễm bụi bản và sinh ra đau mắt đỏ.

-

Do sự chuyển giao mùa, sự thay đổi theo thời tiết

-

Đặc biệt vào mùa hè thu khí hậu nóng ẩm để sinh ra vi khuẩn và gây nên
dịch bệnh đau mắt đỏ

Các bước sơ cấp cứu
-

Rửa mắt bằng nước muối vệ sinh 100%

-

Yêu cầu rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn trước bữa ăn

-


Nếu mang theo thuốc và đã sử dụng nên khuyến khích sử dụng đúng thời
gian và liều lượng để tránh lây lan.

-

Cho sử dụng thuốc đau mắt đỏ chuyên dụng trong túi y tế, sau khi đã rửa
bằng nước muối vệ sinh 0,9%.

Phòng bệnh đau mắt đỏ
-

Mang theo thuốc nhỏ mắt chuyên dụng và thuốc kháng sinh, thuốc chống
viêm.

-

Khuyến khích người bị bệnh đeo kính để tránh lây lan. Không sử dụng
chung khăn , gối, cốc , đũa….
18


-

Trong trường hợp đồn khách có dấu hiệu lây lan, cần yêu cầu cơ sở lưu trú
có các biện pháp diệt khuẩn các đồ dùng cá nhân.

-

Khuyến khích khách bị đau mắt đỏ tới các cơ sở y tế sau tour để được

tahmw khám v à điều trị triệt để, tránh dùng những thuốc khong rõ nguồn
gốc.

Tình huống 21: Khách du lịch bị trật khớp
Biểu hiện
-

Đau nhức liên tục, lúc đầu đau nhiều về sau dần dần đau ê ẩm, khi chạm vào
khớp thì đau dữ dội.

-

Khơng thể cử động được hoặc cử động khó khăn.

-

Ổ khớp biến dạng, sờ thấy đầu xương bật ra ngoài ổ khớp.

-

Xung quanh xưng vù, bầm tím

Nguyên nhân
- Trật khớp thường xảy ra khi cử động mạnh, đột ngột hay làm một động tác lặp
đi lặp lại nhiều lần với cường độ cao: Chơi thể thao, bị trượt ngã, tai nạn, phụ nữ đi
giày cao gót… từ đó dẫn đến tổn thương mơ mềm, bao khớp, phổ biến là các dây
chằng. Những khớp xương dễ bị chấn thương bong gân thường gặp ở mắt cá chân, đầu
gối, cổ tay, vai…
- Các chấn thương trên thường đưa đến cảm giác đau nhói ở chỗ bị trẹo khớp, gây
sưng, bầm tím, đi lại rất khó khăn. Trật khớp chia ra các mức độ nặng nhẹ khác nhau,

chấn thương nhẹ là khi dây chằng chỉ bị giãn dài một ít, chấn thương nặng khi dây
chằng bị rách một phần hoặc bị đứt hoàn toàn
Sơ cấp cứu
- Chủ yếu dùng phương pháp nắn đưa đầu xương trở lại ổ khớp và bó thuốc tiêu sưng,
giảm đau và cố định khớp.
- Tránh dùng sức mạnh ở khớp xương một thới gian đủ cho khớp khỏi hẳn.
Trong trường hợp sai khớp xương cổ
- Để nạn nhân ngồi thẳng đầu, người cứu thương đúng phía sau.
- Hai đầu gối áp chặt vào 2 cạnh sườn để áp sát nạn nhân. hai tay nâng đầu nạn
nhân xoay đi xoay lại nhè nhẹ và lựa chiều để xoay mạnh đưa vào khớp.
Trong trường hợp sai khớp xương vai
Để nạn nhân nằm ngửa dưới đất
Để gót chân vào nách nạn nhân và hai tay kéo mạnh tay nạn nhân với một lực
đều đặn
tiến hành bó thuốc và băng cố định.
Trong trường hợp sai khớp xương cổ tay
Để nạn nhân nằm dưới đất, dùng một cái khăn hay miếng vải cột ở giữa cánh
tay bị sai khớp, kéo lại.
19


Nắn ở phía sau khuỷu, dùng 2 ngón tay ấn trực tiếp vào mỏm khuỷu, vừa ấn
xuống vừa đẩy ra phía trước.
Trong trường hợp sai khớp xuong cổ tay
Để nạn nhân ngồi đặt tay lên bàn, một người ngồi phía sau hai tay nắm chặt cổ
tay nạn nhân kéo về phía sau, lụa chiều đưa vào khớp rồi bó thuốc.
các khớp khác phương pháp nắn cũng tương tự.
Tình huống 22: Khách du lịch bị viêm lợi
Biểu hiện
- Lợi đỏ,có cảm giác đau, có thể chảy máu khi ăn

- Đánh răng thấy đau và thấy máu
- Trẻ con : bỏ ăn , đau miệng
Nguyên nhân
- Cơ bản nhất là do các vi khuẩn tồn tại trên các mảng bám cao răng gây nên.
Khi các mảng bám không được thường xuyên làm sạch, vi khuẩn sẽ tấn công đến tận
chân răng và sản sinh tại đó các enzym có khả năng phá huỷ sự liên kết của các biểu
mô, khiến cho sự liên kết giữa răng và lợi trở nên lỏng lẻo hơn.
- Thay đổi hormon trong thời kỳ mang thai cũng là nguyên nhân làm cho lợi
mẫn cảm với tác động gây tổn thương của mảng bám, làm giảm sức đề kháng của lợi
đối với các vi khuẩn bám trên răng dẫn tới tình trạng viêm nhiễm nướu.
- Giảm miễn dịch: Một số bệnh có thể làm suy yếu hệ miễn dịch, khiến cho
giảm khả năng đề kháng đối với cơ thể ,có thể xảy ra nếu bạn vệ sinh răng miệng
không tốt.
- Thuốc lá, rượu và chế độ dinh dưỡng mất cân bằng là nguyên nhân gây nên
những mảng bám trên răng, từ đó tạo thuận lợi cho bệnh viêm lợi tiến triển. Thường
xuyên ăn thức ăn quá mềm cũng làm cho hàm
- Răng của mình lười hoạt động và làm cho cấu trúc bảo vệ răng yếu đi.
Sơ cấp cứu
-

Ngậm nước muối nhạt nagy 3 lần sau ăn

-

Bơm và rửa sach lợi bằng nước oxy già.

-

Khuyên khách ngừng uống rượu, hút thuốc khi bị viêm lợi


-

Nếu viêm nặng đưa đến cơ sở y tế

Tình huống 23: Sơ cứu đánh gió trị các triệu chứng thơng thường
Biểu hiện
-

Lả người sau khi lên xuống xe

-

Cảm lạnh, ói mửa, tiêu chảy, đau nhức, mất nước

-

Trẻ em : quấy khóc, khó chịu, chân tay lạnh, mất ngủ…
20


Nguyên nhân
-

Chênh lệch nhiệt độ đột ngột

-

Ngồi lâu một chỗ trên máy bay, tàu hỏa với những khách cao tuổi

-


Đi chơi ngoài biển đêm hay đi rừng quá sớm

Sơ cấp cứu
Đánh gió
- Đau bụng : đánh gió khoảng giữa sống lưng
- Trẻ nhỏ bị đau bụng : đánh từ lưng quần xuống xương khu
Tiến hành đánh gió
- Tìm chỗ thóang mát khơng lộng gió
- Để nạn nhân nằm sấp, vén áo
- Dụng cụ đánh gió: dầu cù lá, dầu nóng, miếng bạc hay đồng xu
- Là nhẹ trên mặt da bằng đồng bạc mỏng, tăng dần về tốc độ nhưng chú ý không làm
đau
- Xoa nhẹ khắp lưng, vuốt mạnh 2 bên sống lưng, băm dài theo xương sống cuối cùng
xoa nhẹ khắp lưng.
Tình huống 24: Những lưu ý khi sơ cấp cứu cho khách du lịch bị nhiễm bệnh
hiv/aids
Tổng quan bệnh HIV
- HIV là viết tắt của từ human immunodeficiency virus chính là virus gây suy
giảm miễn dịch ở người
- HIV là bệnh gì? HIV/AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người,
bệnh liệt kháng) là một bệnh gây ra do bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người
- Giai đoạn đầu của bệnh có triệu chứng giống cúm nhưng sau đó thì khơng có
dấu hiệu gì trong một thời gian dài. Bệnh tiến triển khi hệ miễn dịch bệnh nhân suy
giảm, cũng là lúc bệnh nhân dễ mắc các loại nhiễm trùng cơ hội hoặc khối u khác
thường
- HIV/AIDS không thể chữa khỏi và không có thuốc chủng ngừa. Tuy nhiên
điều trị bằng thuốc kháng virus có thể làm chậm tiến trình của bệnh và kéo dài tuổi thọ
cho bệnh nhân.
Nguyên nhân bệnh HIV

- Nguyên nhân của bệnh HIV là do virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV)
thuộc họ retroviridae. Khi cơ thể mắc phải thì virus HIV sống ở các tế bào quan trọng
trong hệ thống miễn dịch của con người như lympho bào T hay đại thực bào, tế bào tua
làm giảm mạnh số lượng tế bào dẫn tới suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo
điều kiện cho các nhiễm trùng cơ hội khác
Triệu chứng bệnh HIV
Nhiễm HIV có 3 giai đoạn tương ứng với cáctriệu chứng cho từng giai đoạn cụ
thể như sau:
Giai đoạn nhiễm trùng cấp tính (nhiễm trùng tiên phát):
21


- Giai đoạn khi mà người bệnh vừa tiếp nhận các chất dịch cơ thể từ người
nhiễm trước đó, virus giai đoạn này nhân lên rất nhanh
- Khoảng 2-4 tuần sau phơi nhiễm, hầu hết bệnh nhân sẽ mắc bệnh cúm với
triệu chứng phổ biến bao gồm: sốt, nổi hạch, viêm họng, phát ban, đau cơ, khó chịu, lở
miệng và thực quản. Ít phổ biến hơn có thể kể đến như nhức đầu, buồn nôn và nôn,
sưng gan lách, sút cân và các triệu chứng thần kinh khác
 Thời gian của các triệu chứng trung bình là 28 ngày và ngắn nhất là 1 tuần
 Vì các tính chất khơng rõ ràng của triệu chứng nên bệnh nhân thường không
nhận ra dấu hiệu của HIV
Giai đoạn mãn tính:
- Đây là giai đoạn mà sự bảo vệ mạnh mẽ của hệ miễn dịch sẽ làm giảm số
lượng của các hạt virus trong máu, chuyển sang giai đoạn nhiễm HIV mãn tính
- Giai đoạn này có thể kéo dài từ 2 tuần đến 20 năm tùy trường hợp, trong suốt
thời gian này HIV hoạt động trong các hạch bạch huyết nên các hạch này thường
xuyên bị sưng do phản ứng với một lượng lớn virus.
- Bệnh nhân vẫn khả năng lây bệnh trong giai đoạn này
Giai đoạn AIDS:
- Giai đoạn này xảy ra khi sự miễn dịch qua trung gian tế bào bị vô hiệu và xuất

hiện nhiễm trùng do một loạt các vi sinh vật cơ hội gây ra
- Khởi phát của các triệu chứng có thể là giảm cân vừa phải và khơng giải thích
được, nhiễm trùng đường hơ hấp tái phát (viêm phế quản, viêm họng, viêm tai giữa),
viêm da, loét miệng, phát ban da
- Đặc trưng của sự mất sức đề kháng nhanh là sẽ nhanh chóng bị nhiễm vi nấm
Candida species gây nấm miệng hoặc nhiễm vi khuẩn gây bệnh lao. Sau đó, các virus
herpes tiềm ẩn sẽ được kích hoạt gây tổn thương ngày càng nặng và đau đớn như:
bệnh zona, ung thư hạch bạch huyết,…
- Viêm phổi do nấm cũng phổ biến và thường gây tử vong
Đường lây truyền bệnh HIV
Bệnh nhân HIV/AIDS là nguồn truyền nhiễm duy nhất của HIV, khơng có ổ
chứa nhiễm trùng ở động vật. HIVlây truyền chủ yếu qua 3 cịn đường:
HIV lây qua đường máu
HIV có thể lây truyền qua máu và các chế phẩm của máu có nhiễm HIV thông qua:
 Dùng chung bơm kim tiêm (nhất là người tiêm chích ma túy)
 Dùng chung các loại kim xăm trổ, châm cứu, dụng cụ xăm lông mi, xăm mày,
lưỡi dao cạo,…
 Dung chung hoặc chưa được tiệt khuẩn đúng cách các dụng cụ phẫu thuật, dụng
cụ khám chữa bệnh
 Lây truyền qua các vật dụng dính máu của người khác (bàn chải đánh răng)
 Lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với máu như dính máu nhiễm HIV vào nơi có
vết thương hở
HIV lây qua đường tình dục:

22


 HIV lây qua đường tình dục khi các dịch thể như máu, dịch sinh dục nhiễm
HIV xâm nhập vào cơ thể bạn tình
 Tất cả hình thức quan hệ tình dục với một người nhiễm HIV đều có nguy cơ lây

nhiễm HIV. Tuy nhiên, mức độ nguy cơ là cao nhất vẫn là qua đường hậu môn
rồi mới tới đường âm đạo vào cuối cùng là đường miệng
HIV lây truyền từ mẹ sang con:
 Khi mang thai: virus HIV từ máu mẹ qua nhau thai sẽ vào cơ thể thai nhi
 Khi sinh: HIV từ nước ối hay dịch âm đạo xâm nhập vào trẻ sơ sinh hoặc từ
máu mẹ dính vào niêm mạc của trẻ
 Khi cho con bú: HIV có thể lâu qua sữa hoặc các vết nứt ở núm vú người mẹ và
tiếp xúc với tổn thương trên niêm mạc miệng ở trẻ
Đối tượng nguy cơ bệnh HIV
Ứng với những đường truyền của HIV thì các đối tượng nguy cơ mắc HIV có thể là:
 Người sử dụng chung các vật dụng đâm trực tiếp vào cơ thể như tiêm chích ma
túy, xăm trổ hoặc những người sử dụng chung vật dụng hoặc tiếp xúc trực tiếp
với người bị nhiễm HIV
 Người quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ tình dục với nhiều người, tệ nạn mại
dâm,…
 Trẻ có mẹ bị nhiễm HIV trước và trong thời gian mang thai và cho con bú
Phòng ngừa bệnh HIV
Có một số cách phịng ngừa HIV cho bản thân đáng quan tâm như:
 Hiểu rõ cách thức lây lan của HIV để có biện pháp phịng tránh sự tiếp xúc của
bản thân với các con đường lây nhiễm HIV
 Tránh uống rượu và tuyệt đối không sử dụng ma túy đếu là những chất ảnh
hưởng đến khả năng suy nghĩ và hành động, thúc đẩy những hành vi khơng an
tồn làm tăng nguy cơ nhiễm HIV.
 Quan hệ tình dục an tồn: sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, nếu bạn tình
là người bị nhiễm HIV thì phải quan hệ tình dục an tồn cùng với thường xuyên
xét nghiệm HIV
 Không bao giờ dùng chung bơm kim tiêm: chính là hình thức dễ dàng mang
HIV từ người này sang người khác
 Tránh chạm vào máu của người khác và chất dịch cơ thể khác, những chất dịch
bao gồm tinh dịch, dịch âm đạo, niêm mạc trực tràng, sữa mẹ, dịch ối, dịch não

tủy và hoạt dịch trong khớp
Tình huống 25: Khách du lịch bị kiến ba khoang đốt
Biểu hiện
- Ban đầu là ngứa rát, căng da, đỏ một vùng da và sau đó thành một đám hơi mề, đỏ
cộm thành vết trên đó nổi những mụn nước to nhỏ
- Sau 1-3 ngày những mụn nước thành phỏng nước, phỏng mủ
- Vết đốt lan rộng gây tổn thương khiến người bệnh sưng đau, sốt , bạch cầu tăng cao.
23


- Sốt , khó chịu, nổi hạch, đau vùng cổ, dễ nhiễm trùng và để lại sẹo
Sơ cấp cứu
- Sử dụng tinh dầu sả chanh là một lựa chọn hoàn hảo vừa an toàn và mang lại
hiệu quả cao.
- Sử dụng các thuốc phun diệt kiến, gián, muỗi xung quanh nhà của bạn các vị
trí góc khuất như gầm giường, gầm tủ và nhớ mở cửa sổ để khơng khí trong nhà được
thơng thống.
- Bạn có thể dùng vợt bắt muỗi điện để diệt kiến thay vì dùng tay hoặc các dụng
cụ khác để diệt kiến ba khoang, không được dùng tay để bắt kiến hoặc diệt kiến.
- Không dùng tay tiếp xúc trực tiếp với kiến ba khoang, kể cả khi kiến ba
khoang chết vì nọc độc của kiến ba khoang vẫn có khả năng gây bỏng và nhiễm trùng
da.
- Nếu thấy kiến bò trên tay, bạn hãy thổi chúng ra khỏi tay thay vì cầm hoặc
giết chúng trên tay. Bạn cần rửa hết vết độc ở vùng da bị đốt với nước muối sinh lý và
bôi hồ nước để làm dịu và mát da liên tục.
- Cần đến phòng khám da liễu ngay để được kê đơn và điều trị kịp thời khi
vùng bị đốt có dấu hiệu ngày càng nặng hơn, sưng mủ, để tránh bị nhiễm trùng sang
các vùng da khác trên cơ thể.
Tình huống 26: Hướng dẫn viên giúp khách nhận biết một số loại cây, lá độc và
hoa độc trong tour đi rừng và giúp sơ cấp cứu cho khách

Một trong những loại hình du lịch được khách nước ngồi đặc biệt u thích là
những chương trình du lịch đi bộ để khám phá thiên nhiên ở những cung đường rừng
như Tây Bắc, những khu dự trữ sinh quyển quốc tế hay những vườn quốc gia… Du
lịch Việt Nam dồi dào tài nguyên thiên nhiên để khám phá đối với khách du lịch. Tuy
nhiên, những kiến thức hiểu biết ý tế về những loại lá, hoa độc trên cung đường khám
phá cũng là một trong những kiến thức rất quý, không chỉ với HDV mà với cả khách
du lịch trong việc phòng bệnh cho khách trong chương trình du lịch.
Nhận biết những cây độc thường gặp trong chương trình du lịch:
1. Cây lá ngón
* Nhận biết
- Là một loại cây leo thân quấn thường xanh, cây khá phổ biến ở Trung Quốc và miền
rừng núi phía bắc của Việt Nam như Hịa Bình, Lào Cai, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Sơn
La… Ngoài ra, loại cây này cịn được tìm thấy ở Ấn Độ, Indonesia, Lào, Malaysia,
miền bắc Myanma, bắc Thái Lan.
- Thân cây có khía. Cành non màu xanh lục nhạt khơng có lơng, cành già màu xám nâu
nhạt. Lá mọc đối, khơng lơng, hình trứng hay hình trứng mũi mác, đầu nhọn, mép
24


nguyên, xanh nhẵn bóng, mép lá nguyên, dài 7–12 cm. Hoa mọc thành chùm ở đầu
cành hay kẽ lá. Năm cánh hoa màu vàng. Mùa hoa tháng 6, 8, 10.
- Quả là một nang, màu nâu hình thon, dài 1 cm, rộng 0,5 cm. Hạt nhỏ, quanh mép có
rìa mỏng màu nâu nhạt, hình thận.
* Triệu chứng
- Người bị ngộ độc lá ngón có các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa
mắt, buồn nơn… Sau đó bị mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt
mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng
hô hấp.
- Gây chết người nếu ăn phải
- Độc tố có trong lá ngón ngấm rất nhanh, có thể qua đường tiêu hóa chỉ trong 5-10

phút.
- Thời gian gây chết người của lá ngón khoảng 1 – 7 tiếng.
- Khi độc tính xâm nhập cơ thể => khát nước, đau họng, chóng mặt hoaa mắt buồn
nơn.
- Mỏi cơ, thân hạ nhiệt, hạ huyết áp, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim
đập yếu, khó thở, đồng tử giãn => tử vong nhanh chóng

* Cách sơ cấp cứu
- Bước sơ cứu đầu tiên rất là nhanh chóng tìm cách giải phóng chất độc ra khỏi cơ thể.
Ở nhà có thể cho uống thật nhiều nước rồi móc họng, dùng lơng gà để kích thích gây
nơn. Hoặc theo kinh nghiệm dân gian, có thể pha lỗng phân cho uống giúp nơn chất
độc ra ngồi. Quan trọng sau đó là chuyển đến cấp cứu tại các cơ sở y tế (cho thở máy,
trợ tim và giải độc).
- Theo một nghiên cứu khác, giã nhiều rau má hoặc rau muống lấy nước cốt, sau đó
cho người bị ngộ độc uống để làm giảm độc tính rồi chuyển đến bệnh viện cấp cứu.
25


×