Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

“Sử dụng bản đồ tư duy (mind map) trong dạy học môn tiếng anh ở trường đại học sư phạm nghệ thuật trung ương để nghiên cứu”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.58 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xu thế toàn cầu hoá hiện nay, nền giáo dục Việt Nam cần đẩy nhanh
tiến trình đổi mới để rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giáo dục so
với các nước trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời với sự phát triển như
vũ bão của khoa học, công nghệ và sự bùng nổ thơng tin, do thời gian có hạn,
nhà trường khơng đủ thời gian để có thể dạy tất cả những trí thức nhân loại đã
tích luỹ được cho học sinh. Với xu thế giáo dục hiện nay đòi hỏi phải thay đổi
cách tiếp cận đối với quá trình giáo dục. Việc đổi mới PPDH theo hướng tích
cực, độc lập, sáng tạo của HS để từ đó bồi dưỡng cho HS phương pháp tự
học, hình thành khả năng học tập suốt đời là một nhu cầu tất yếu.
Trong quá trình đổi mới tồn diện nền giáo dục, việc đổi mới phương
pháp dạy học đang là vấn đề quan tâm hàng đầu. Dạy học ngày nay không chỉ
là truyền tri thức cho người học, mà cái quan trọng hơn là người dạy cần giúp
cho người học biết cách tự chiếm lĩnh tri thức, khả năng tự học, tự nghiên
cứu, tự làm và sáng tạo ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và suốt cả
cuộc đời.
Thực tiễn giảng dạy môn Tiếng Anh ở Trường Đại học Sư phạm nghệ
thuật Trung ương, tôi nhận thấy sinh viên tham gia học tập chưa thật sự hứng
thú và chủ động tích cực, các em cịn gặp nhiều khó khăn trong q trình học
tập môn học này nên kết quả học tập chưa cao. Nghiên cứu sử dụng BĐTD
trong thiết kế nội dung, tổ chức nhận thức và hướng dẫn hoạt động cho sinh
viên trong dạy học môn tiếng Anh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới
PPDH của GV và học tập của sinh viên theo hướng tích cực hố, góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Việc xây dựng nội dung môn
Tiếng Anh theo BĐTD sẽ hệ thống được kiến thức môn học, nâng cao kỹ
thuật dạy học cho GV sẽ giúp SV ghi nhớ và tái hiện kiến thức tốt hơn. Ngồi
ra, BĐTD cịn có thể được sử dụng hiệu quả trong thảo luận nhóm và diễn

0



thuyết, trình bày vấn đề một cách chủ động, qua đó nâng cao kết quả học tập
cho sinh viên.
Từ những lý do trên. Chúng tôi lựa chọn đề tài “Sử dụng bản đồ tư
duy (Mind Map) trong dạy học môn Tiếng Anh ở trường Đại học Sư phạm
Nghệ thuật Trung ương để nghiên cứu”
2. Mục đích nghiên cứu
Sử dụng BĐTĐ trong dạy học môn Tiếng Anh ở Trường Đại học Sư
phạm Nghệ thuật Trung ương nhằm hỗ trợ quá trình học tập, khơi gợi hứng
thú, niềm say mê, nâng cao tính tích cực, hiệu quả hoạt động học của sinh
viên, trên cơ sở đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khác thể nghiên cứu: Phương pháp dạy học môn tiếng Anh.
3.2. Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học
môn tiếng Anh ở Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu trong q trình dạy học mơn tiếng Anh GV sử dụng BĐTD vào
thiết kế nội dung bài học và tổ chức dạy học sẽ góp phần nâng cao tính tích
cực và hiệu quả hoạt động học tập của sinh viên, trên cơ sở đó nâng cao chất
lượng dạy học môn học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Xây dựng cơ sở lý luận của việc sử dụng BĐTD vào dạy học
tiếng Anh.
5.2. Khảo sát thực trạng việc tổ chức dạy học tiếng Anh và sử dụng
BĐTD vào dạy học tiếng Anh ở Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật
Trung ương.
5.3. Xây dựng quy trình sử dụng BĐTD trong dạy học mơn tiếng Anh
và tiến trình thực nghiệm sư phạm.
6. Phạm vi nghiên cứu


1


6.1. Đề tài ứng dụng BĐTD để thiết kế nội dung bài học và tổ chức
bài học trên lớp môn tiếng Anh ở Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật
Trung ương.
6.2. Tổ chức TN sư phạm trong dạy học môn Tiếng Anh ở Trường
Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, cấu trúc
nội dung chính của luận văn gồm 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về việc sử dụng BĐTD trong dạy học môn
tiếng Anh.
Chương 2: Thực trạng sử dụng BĐTD trong dạy học môn tiếng Anh ở
Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.
Chương 3: Xây dựng quy trình sử dụng BĐTD trong dạy học môn tiếng
Anh và tổ chức thực nghiệm sư phạm.

2


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY
TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH
1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1. Những nghiên cứu về Bản đồ tư duy trên thế giới
Tony Buzan là một trong ít người dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm

ra quy luật hoạt động của bộ não và làm việc theo quy luật đó để đạt được
những thành cơng đáng kinh ngạc. Ông cũng là người đầu tiên nghiên cứu về
Bản đồ tư duy bào cuối thập niên 60 của thế kỷ XX như là một cách để giúp
học sinh “ghi chép lại bài giảng” mà chỉ dùng các từ then chốt và các hình ảnh
để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Với những thành tựu nghiên cứu về
BĐTD và não bộ đó, ơng đã trở nên nổi tiếng và là nhà thuyết trình hàng đầu
thế giới về kiến thức BĐTD và bộ não con người. Nhưng phải đến năm 1973
khi các viên chức BBC và tác giả gặp nhau để phác thảo về một cuốn sách
cùng chương trình truyền hình nhiều tập “Cẩm nang vận hành bộ não” thì lần
đầu tiên cuốn sách viết về Bản đồ tư duy mang tên “Sử dụng trí tuệ của bạn”
mới ra đời. Xuất bản lần đầu vào năm 1974, cuốn sách này nhanh chóng gây
được tiếng vang, được người đọc mệnh danh là bộ bách khoa toàn thư đầu
tiên về cách sử dụng bộ não và trở thành cuốn sách bán chạy nhất thế giới với
doanh số hơn một triệu bản, mở ra một sự nghiệp mới huy hoàng cho Tony
Buzan.
Sau khi những kiến thức về Bản đồ tư duy của Tony Buzan được phổ
biến rộng rãi, nó đã có những ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều lĩnh vực của
cuộc sống con người ở nhiều nước trên thế giới. Nhiều người đã tìm được cho
mình thành cơng trong cơng việc. Nhiều cơ quan, tổ chức cũng đã sử dụng
Bản đồ tư duy cho các chiến lượng xây dựng và phát triển của mình. Chúng ta
có thể dễ dàng tìm thấy những câu chuyện về sự thành công nhờ ứng dụng

3


Bản đồ tư duy như: Mex, một hệ thống nhà hàng của Mỹ đã làm ăn phát đạt
trở lại khi đang trên bờ vực phá sản nhờ bản đồ tư duy; hay các kỹ sư thiết kế
của hãng Boeing đã sử dụng Bản đồ tư duy cho việc đưa ra các ý tưởng mới
trong các buổi họp nhóm…
Hiện nay, ngồi Tony Buzan viết các sách về Bản đồ tư duy cịn có một

số tác giả khác cũng nổi tiếng nhờ viết các cuốn sách về lĩnh vực này. Các tác
giả dựa trên những kinh nghiệm của chính bản thân và những ưu điểm vượt
trội của Bản đồ tư duy so với các biện pháp học tập khác đã đem đến cho
người đọc những cái nhìn đa chiều, phong phú hơn, sâu rộng hơn về cách
thức và hiệu quả của biện pháp sử dụng Bản đồ tư duy. Tiêu biểu là các tác
giả như: Adam khoo với ba cuốn sách “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế”, “Làm chủ
tư duy thay đổi vận mệnh” và “Con cái chúng ta đều giỏi”, hay Joyce
Wycoff với cuốn “Ứng dụng bản đồ tư duy để khám phá tính sáng tạo và giải
quyết vấn đề”…
Những thực tế đó, gợi nhắc chúng ta nghĩ đến việc sử dụng Bản đồ tư
duy như một công cụ dạy học hữu ích góp phần vào việc nâng cao chất lượng
hiệu quả dạy học các bộ môn trong nhà trường Việt Nam.
1.1.2. Nghiên cứu và ứng dụng BĐTD ở Việt Nam
Sử dụng BĐTD trong dạy học đã và đang được áp dụng ở nhiều nước
có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, mới đây đã được nghiên cứu và áp
dụng ở Việt Nam nhằm giúp GV truyền thụ kiến thức một cách sinh động, hệ
thống và mơ hình hố để HS có thể học một cách tích cực, có một tư duy tổng
thể về bài học, giúp dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng kiến thức. Từ kiến thức
được diễn đạt trong nhiều trang sách và cả vận dụng thực tế, BĐTD giúp tinh
lọc lại chỉ trong một sơ đồ và từ sơ đồ này, HS hình dung, liên tưởng và phát
triển kiến thức một cách logic. Sử dụng BĐTD yêu cầu HS phải tự suy nghĩ
để thiết lập nội dung bài học theo cách hiểu của mình nên BĐTD thực sự là
một công cụ chống “đọc – chép”, “học vẹt” hiệu quả.

4


Gần đây, có khá nhiều GV đã sử dụng BĐTD vào DH. Trong số đó,
người nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy là thầy Hoàng Đức Huy – GV
Trung tâm Giáo dục thường xuyên Q.4, TP.HCM. Thầy đã vận dụng BĐTD

có sáng tạo và rất hiệu quả vào giảng dạy môn Văn ở cấp THPT. Sáng tạo
trong cách dạy ứng dụng BĐTD của thầy Huy là hướng dẫn cho HS kỹ thuật
tư duy 5W1H. Cụ thể là: When? (khi nào?); What? (cái gì?); Why? (tại sao?);
Who? (ai?); Where? (ở đâu?) và How? (như thế nào?). Để cụ thể hoá PP này,
thầy Huy đã xuất bản cuốn sách “Đổi mới dạy học bằng BDDTD” cho các
cấp học từ mầm non đến trung học.
Nhìn chung, BĐTD đã được nhiều người biết đến nhưng việc sử dụng
BĐTD trong thiết kế nội dung mơn Tiếng Anh chưa được hệ thống hố và chú
trọng nghiên cứu. Vì vậy, chúng tơi tiến hành nghiên cwsud dề tài “Sử dụng
Bản đồ tư duy (Mind Map) trong dạy học môn tiếng Anh ở Trường Đại học
Sư phạm Nghệ thuật Trung ương nhằm nâng cao hiệu quả dạy học mơn học
qua đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CÔNG CỤ CƠ BẢN
1.2.1. Tư duy
Một số khái niệm khác cho rằng: “Tư duy” là danh từ triết học dùng để
chỉ những hoạt động của tinh thần, đem những cảm giác của con người ta sửa
đổi và cải tạo thế giới thông qua hoạt động vật chất, làm cho người ta có nhận
thức đúng đắn về sự vật và ứng xử tích cực của nó.
Theo triết học Mác – Leenin, tư duy chẳng qua là dạng vật chất được
chuyển vào đầu óc con người và được cải biến lại ở trong đó. Quan niệm của
logic học coi tư duy là sự phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc con người
một cách khái quát và gián tiếp. Còn theo các nhà tâm lý học, tư duy là quá
trình hoạt động nhận thức của cá nhân, đặc trưng bởi sự phản ánh khái quát và
gián tiếp hiện thực.

5


Trong đại từ điển tiếng Việt: Tư duy là nhận thức bản chất và phát hiện
ra tính quy luật của sự vật bằng những hình thức biểu tượng, khái niệm, phán

đốn, suy lí …vv.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi sử dụng quan niệm
về tư duy theo các nhà tâm lý học sư phạm, tư duy là một q trình tâm lý
phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối liên hệ và quan hệ bên trong
có tính quy luật của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước
đó ta chưa biết. [24; tr.87].
1.2.2. Bản đồ tư duy
1.2.2.1. Khái niệm
Theo Tony Buzan, người đầu tiên tìm hiểu và sáng tạo ra BĐTD thì
“Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở
rộng và đào sâu ý tưởng. Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay hình ảnh trung
tâm. Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh
tượng trưng cho các ý chính và đều được nối với ý trung tâm. Với phương
thức tiến dần từ trung tâm ra xung quanh. Bản đồ tư duy khiến tư duy của
con người cũng phải hoạt động tương tự. Từ đó các ý tưởng của con người sẽ
phát triển và chẳng bao lâu sẽ nảy nở các ý tưởng sáng tạo. [8; tr.21].
1.2.2.2. Cơ sở khoa học và nguyên lý hoạt động của Bản đồ tư duy
a. Cơ sở khoa học của Bản đồ tư duy
Trước nay, chúng ta thường ghi chép thông tin bằng các ký tự, đường
thẳng, con số theo trật tự tuyến tính. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ
sử dụng một nửa bộ não – não trái, mà chưa hề sử dụng kỹ năng nào bên não
phải, nơi giúp chúng ta xử lý các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian
và sự mơ mộng. Hay nói cách khác, chúng ta vẫn thường đang chỉ sử dụng
50% khả năng bộ não của chúng ta khi ghi nhận thông tin. Với phương pháp
trên, nếu chúng ta cần lập một danh sách những việc cần làm, ta sẽ bắt đầu từ
trái sang phải, từ trên xuống dưới và khi đã hồn thành một cơng việc trên

6



danh sách ta sẽ phải đánh dấu hoặc gạch bỏ chúng, nói chung dường như
chẳng bao giờ ta có thể đi đến cuối được danh sách đó. Thay vào điều này ta
sẽ phải lập một danh sách mới bằng sự kết hợp một số yếu tố ở các danh sách
cũ và sau một thời gian ta sẽ thấy luôn bị danh sách đó chi phối, điều khiển.
Trong khi đó chung ta đang sống trong thời kỳ khoa học, xã hội phát
triển mạnh mẽ, thế giới vận động và thay đổi đến từng giây. Do đó việc học
tập chăm chỉ chưa hẳn là giải pháp tối ưu, bởi khi có nhiều sự lựa chọn thì vấn
đề khơng chỉ là học cái gì mà là học như thế nào và sử dụng cơng nghệ gì.
Thơng tin đa chiều và thực tế u cầu chúng ta khơng chỉ phải có kiến thức
mà cịn phải có khả năng sáng tạo ra giá trị tăng từ kiến thức.
Dựa trên kết quả nghiên cứu về hoạt động của bộ não con người, các
nhà khoa học đã chỉ ra rằng bộ não con người hoạt động gồm 2 nhánh: não
phải và não trái.
Não phải nhạy cảm với các thơng tin về màu sắc, nhịp điệu, hình dạng,
tưởng tượng,… những yếu tố đó sẽ tác động kích thích não trái. Não trái thích
hợp với các từ ngữ, con số, tư duy, phân tích,.. và cho ra sản phẩm. Do đó
người ta tìm cách kích thích não phải tốt nhất và sau khi hai bán cầu não có sự
tương tác, tác động, kích thích lẫn nhau nó sẽ đem đến cho con người những
khả năng to lớn. Dựa trên những đặc điểm của não bộ, Tony Buzan đã sáng
tạo ra Bản đồ tư duy hoạt động theo nguyên lý của bộ não. Bản đồ tư duy
không những sử dụng chữ, số và các dịng kẻ mà cịn có thể sử dụng cả màu
sắc và hình ảnh. Các dịng kẻ, chuỗi, chữ số và các danh sách được xử lý bằng
kỹ năng thần kinh của não trái. Đây chính là bán cầu não mà theo truyền
thống được sử dụng để thực hiện tốt các cơng việc bình thường. Do đó khi sử
dụng nó, tư duy sáng tạo của con người sẽ bị giới hạn. Để thực sự trở lên sáng
tạo, chúng ta cần sử dụng trí tưởng tượng – chức năng hoạt động của bán cầu
não nhận biết về màu sắc, hình ảnh, nhịp điệu và khả năng khơng gian.

7



b. Nguyên lý hoạt động
BĐTD là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở
rộng và đào sâu các ý tưởng. Kỹ thuật tạo ra loại bản đồ này được gọi là Mind
Mapping và được phát triển bởi Tony Buzan vào những năm 1960. Nguyên lý
hoạt động thì đúng theo nguyên tắc liên tưởng “ý này gọi ý kia” của bộ não. Ở
vị trí trung tâm bản đồ là một hình ảnh hay một từ khoá thể hiện một ý tưởng
hay khái niệm chủ đạo. Ý trung tâm sẽ được nối với các hình ảnh hay từ khố
cấp 1 bằng các nhánh chính, từ các nhánh chính lại có sự phân nhánh đến các
từ khố cấp 2 để nghiên cứu lâu hơn. Cứ thế sự phân nhánh cứ tiếp tục và các
khái niệm hay hình ảnh ln được nối kết với nhau. Chính sự liên kết này sẽ
tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về ý trung tâm một cách đầy đủ và rõ
ràng.
1.2.2.3. Cấu trúc của BĐTD
Bốn kết cấu chính nằm trong BĐTD trên được gọi là nhánh chính,
BĐTD này có bốn nhánh chính bởi vì nó có bốn tiêu đề phụ, số tiêu đề phụ là
số nhánh chính. Đồng thời, các nhánh chính của BĐTD được đọc theo chiều
kim đồng hồ, bắt nguồn từ nhánh I tới nhánh II, rồi tới nhánh III, và cuố cùng
là nhánh IV. Như vậy, một BĐTD được cấu tạo như sau:
+ Hình ảnh trung tâm là vấn đề cần giải quyết, hoặc quan tâm.
+ Phân nhánh cấp I; Phân nhánh cấp II, Phân nhánh cấp III…. hoặc có
thể có nhiều cấp, nếu vấn đề được mở rộng.
1.2.2.4. Ứng dụng và ý nghĩa của Bản đồ tư duy
- Ứng dụng
BĐTD có thể áp dụng cho hầu hết các tình huống trong cuộc sống có
liên quan đến việc học tập và tư duy. Đối với cá nhân: Có thể sử dụng vào
việc hoạch định cơng việc, lên danh sách các việc cần làm, các dự án, giao
tiếp, tổ chức, phân tích và giải quyết vấn đề… Đối với người học: Ghi chép,
ghi nhớ, tái hiện, trình bày tài liệu; ghi chú, báo cáo, viết tiểu luận, trình bày


8


bài thuyết trình, thảo luận…. Giống như các bản đồ đường phố, một BĐTD sẽ
cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về một vấn đề hay một lĩnh vực rộng lớn,
tập hơn số lượng lớn dữ liệu vào một chỗ, giúp giải quyết các vấn đề bằng
cách chỉ ra cho chúng ta những con đường sáng tạo mới mẻ. Những ứng dụng
của BĐTD bao gồm việc phân tích, giải quyết vấn đề, ghi nhớ, viết luận, quản
lí và hội họp.. trong các phạm vi và lĩnh vực hoạt động.
- Ý nghĩa
Sử dụng BĐTD mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng cho nhiều lĩnh vực
hoạt động. Với bất kỳ ứng dụng nào thì BĐTD vẫn ln đem lại cho người sử
dụng những lợi ích thiết thực. Cách thể hiện gần như cơ chế hoạt động của bộ
não, BĐTD sẽ giúp: Sáng tạo hơn, tiết kiệm thời gian, ghi nhớ tốt hơn, nhìn thấy
bức tranh tổng thể, tổ chức và phân loại suy nghĩ… Tất cả những ứng dụng
BĐTD giúp tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả hoạt động và tính logci, rành
mạch của tư duy, tăng mức độ tập trung và hứng thú cho từng hoạt động.
Như vậy, có thể thấy rằng BĐTD là một PP rất cần thiết và có sự hỗ trợ
hữu ích cho học tập và cơng việc. Nếu một lúc nào đó, chúng ta thấy các suy
nghĩ cứ lộn xộn, chồng chéo thì BĐTD sẽ là một giải pháp tối ưu và kịp thời
giúp chúng ta thoát khỏi bế tắc trong tư duy.
1.2.3. Dạy học nhóm
1.2.3.1. Khái niệm
Dạy học nhóm cịn được gọi với cái tên khác như là dạy học hợp tác,
dạy học theo nhóm nhỏ. Dạy học nhóm khơng phải là một phương pháp dạy
học cụ thể mà là một hình thức xã hội hay là một hình thức hợp tác của dạy
học. Cũng có tài liệu gọi đây là một hình thức tổ chức dạy học.
1.2.3.2. Ưu điểm và nhược điểm của dạy học nhóm
- Ưu điểm: Dạy học nhóm nếu tổ chức tốt, sẽ được thực hiện những
chức năng và công dụng khác với dạy học tồn lớp. Do đó, dạy học nhóm có

các ưu điểm chính sau:
+ Phát huy tính tích cực, tự lực, trách nhiệm của người học

9


+ Phát triển năng lực cộng tác làm việc.
+ Phát triển khả năng giao tiếp
+ Hỗ trợ quá trình học tập mang tính xã hội
+ Tăng cường sự tự tin cho người học
+ Phát triển năng lực phương pháp
+ Tăng cường kết quả học tập
- Nhược điểm: Dạy học nhóm cũng bộc lộ một số các nhược điểm sau:
+ Mất nhiều thời gian hơn
+ Kết quả thu hồi được đôi khi khơng được như mong muốn.
+ Bao qt lớp khó hơn.
Dạy học nhóm mang lại hiệu quả hữu ích trong giảng dạy và học tập,
Tuy nhiên, nó vẫn có những nhược điểm đáng kể. Chính vì thế, GV cần cân
nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định cách dạy cho phù hợp với mỗi nội dung
môn học.
1.3. Cơ sở việc sử dụng BĐTD trong dạy học ngoại ngữ
1.3.1. Cơ sở tâm lý học dạy học ngoại ngữ
Trong dạy học ngoại ngữ có 6 vấn đề rất cơ bản cần được quan tâm đó là:
- Dạy theo phương hướng nào? Có nghĩa đề cập đến quan điểm tiếp
cận hay phương pháp tiếp cận dạy học ngoại ngữ
- Dạy để làm gì? Đề cập đến mục đích dạy học ngoại ngữ
- Dạy cho ai? Đề cập đến đối tượng dạy học ngoại ngữ
- Dạy cái gì? Đề cập đến nội dung dạy học ngoại ngữ
- Dạy theo đơn vị nào? Đề cập đến đơn vị dạy học ngoại ngữ.
- Và dạy như thế nào? Đề cập đến phương pháp và hình thức tổ chức

dạy học ngoại ngữ.
1.3.2. Bản chất của dạy học ngoại ngữ
Theo lý thuyết này, các lý thuyết hoặc nghiên cứu về việc học được
dùng để lý giải những cách thức và kỹ thuật dạy cụ thể. Giáo viên cần lựa
chọn và giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của người học nhằm đảm bảo rằng

10


những nhiệm vụ học tập này giúp người học sử dụng ngoại ngữ hoặc lựa chọn
cách học phù hợp.
1.3.3. Nội dung dạy học ngoại ngữ
Nội dung dạy học ngoại ngữ có thể chia thành 5 lĩnh vực chính sau:
- Các hệ thống ngôn ngữ: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, chức năng và
diễn ngôn.
- Các kỹ năng ngôn ngữ: Thường được chia thành 4 kỹ năng Nghe –
Nói – Đọc – Viết, trong đó Nghe và Đọc được gọi là kỹ năng tiếp nhận cịn
Nói và Viết được gọi là kỹ năng sản sinh lời nói.
Các cách học ngoại ngữ có hiệu qura hoặc các chiến lược học ngoại
ngữ
- Các kỹ thuật thi.
- Các làm việc cùng và tìm hiểu về người khác.
Tuy nhiên, xu hướng hiện nay trên thế giới là bổ sung thêm khía cạnh
văn hố – xã hội và nội dung chuyên môn vào nội dung môn học ngoại ngữ.
1.3.4. Phương pháp dạy học ngoại ngữ
Phương pháp dạy học ngoại ngữ và tổ chức hoạt động lĩnh hội ngoại
ngữ (gọi tắt là phương pháp bộ môn ngoại ngữ) cần được tìm kiếm ngay trong
thứ tiếng được đưa vào dạy học, được phát hiện ngay trong bản thân hiện
tượng ngôn ngữ, trong nội dng học môn ngoại ngữ, trong chính tiến trình vận
động của hoạt động ngơn ngữ để nhận thức và giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Tuy nhiên, mỗi thời kỳ lại có những phương pháp dạy học ngoại ngữ
riêng.
 Phương pháp dạy học ngoại ngữ thế kỷ 20
- Phương pháp Nghe – Nói (The audiolingual): ra đời tại Mỹ trong thời
chiến tranh thế giới lần thứ II đáp ứng nhu cầu học ngoại ngữ một cách
nhanh chóng để phục vụ các mục đích qn đội nên cịn được gọi là

11


“phương pháp quân đội”. Phương pháp Nghe – Nói với mục đích là dạy
cho người học khả năng dùng ngoại ngữ để giao tiếp.
- Phương pháp hồi đáp ( Total Physical – Response): Được Jame Asher,
một giáo sư Tâm lý học tại Trường Đại học bang San Jose, California
phát triển dựa trên tập hợp các lý thuyết về tâm lý học phát triển và các
quy trình dạy tiếng của Harold và Dorothy Palmer (1925). Ơng cho
rằng cảm xúc có vai trị quan trọng trong học ngoại ngữ. Vì vậy, để HS
học tốt cần tạo cho họ một tâm trạng thật thoải mái qua các trị chơi,
hoạt động khơng căng thẳng.
- Phương pháp tổng thể ngôn ngữ (whole language): được các nhà Giáo
dục Mỹ đưa ra những năm 1980 tập trung vào việc dạy ngữ pháp, từ
vựng và nhận biết từ. Phương pháp này đưa ra luận điểm dạy ngoại ngữ
cần được dạy một cách tổng thể ( tích hợp các thành tốt và kỹ năng
ngôn ngữ).
- Phương pháp giao tiếp cổ điển: bắt nguồn từ những thay đổi về cách
dạy tiếng tại Anh trong những năm 1970. Sự cần thiết phải tạo cho
người học năng lực giao tiếp thay vì chỉ làm các thủ tục cấu trúc ngôn
ngữ.
- Phương pháp từ vựng ( The Lexical Approach): coi từ vựng hoặc các
đơn vị từ vựng đóng vai trị trung tâm trong dạy học ngoại ngữ. Lời nói

của giáo viên là nguồn đầu vào chính để giải thích cho người học về
cách dùng các cụm từ vựng cho các mục đích, chức năng khác nhau.
- Phương pháp dạy học ngoại ngữ thế kỷ 20 tập trung vào các phương
pháp như Nghe – Nói, hồi đáp, tổng thể ngơn ngữ, giao tiếp cổ điển và
từ vựng.
 Phương pháp dạy học ngoại ngữ thế kỷ 21
- Phương pháp giao tiếp hàng ngày

(Communicative Language

Teaching Today): được phát triển từ phương pháp giao tiếp cổ điển và
12


có nhiều ảnh hưởng đến các phương pháp dạy học ngoại ngữ thế kỷ 21.
Jacobs và Terrel đã tổng kết có 8 thay đổi lớn mà phương pháp giao
tiếp hàng ngày có ảnh hưởng trong dạy học ngoại ngữ ngày nay: sự tự
chủ của người học, bản chất xã hội của việc học, tích hợp dạy ngoại
ngữ với các mơn học khác trong chương trình, tập trung vào ý nghãi, sự
đa dạng, các kỹ năng tư duy, đánh giá quá trình, giáo viên là người
cùng học.
- Phương pháp dạy học hợp tác (Cooperative Language Learning) là một
dạng của học hợp tác có nguồn gốc từ ý tưởng xây dựng sự hợp tác
trong học tập của John Deney vào đầu thế kỷ 20. Phương pahps dạy
học hợp tác dựa trên Tâm lý học phát triển của Jean Piaget (1965) và
Lev Vygostky. Phương pháp này phát triển năng lực giao tiếp của người
học thơng qua các cuộc nói chun trong các tình huống sư phạm hoặc
giao tiếp cụ thể để khuyến khích người học hợp tác hơn nhằm phát triển
các khả năng tư duy cũng như năng lực giao tiếp.
- Phương pháp dạy học ngoại ngữ dựa vào nội dung (Content based

Instruction) là đường hướng dạy ngoại ngữ theo đó nội dung mơn học
đóng vai trị chủ đạo trong phát triển chương trình và tổ chức dạy học.
Phương pháp này được áp dụng ở tất cả các bậc học từ mầm non đến
đại học.
Phương pháp dạy học ngoại ngữ thế kỷ 21 chú trọng nhiều về hình
thành khả năng giao tiếp của người học trong các tình huống và nội dung
chương trình.
Như vậy, trong dạy học ngoại ngữ có ba nhân tố quan trọng nhất đó là
người học, người dạy và nội dung môn học. Để việc dạy học ngoại ngữ thành
công thì cần có sự kết hợp chặt chẽ của cả ba yếu tố nhằm hình thành ở người
học những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo lời nói. Muốn làm được việc này thì giáo
viên cần giám sát thực hiện nhiệm vụ của người học đảm bảo những nhiệm vụ

13


học tập này giúp người học sử dụng ngoại ngữ hoặc lựa chọn cách học phù
hợp, giáo viên cần hiểu lý thuyết nền tảng của phương pháp rồi sau đó tiến
hành sao cho lý thuyết đó được thực hiện phù hợp với bài giảng và đặc biệt
giáo viên cần tìm cách phát hiện những gì có hiệu quả, thay đổi những cách
làm cũ không hiệu quả để tiếp thu những cách làm mới có hiệu quả.

14


TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
BĐTD đã thể hiện được những ưu điểm vượt trội của mình khơng
những trong các hoạt động thực tiễn và còn trong lĩnh vực dạy học. Sử dụng
BĐTD trong dạy học đã và đang được nghiên cứu và áp dụng ở Việt Nam
nhằm giúp GV truyền thụ kiến thức một cách sinh động, phát huy tích cực

học tập của HS.
BĐTD được xem như là một công cụ hỗ trợ tư duy có tác dụng hỗ trợ
việc “sắp xếp” ý nghĩ con người một cách khoa học. Với cấu trúc bao gồm
nhiều nhánh xuất phát từ chủ đề trung tâm thể hiện mối liên hệ giữa các yếu
tố, chính liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả ý tưởng trung
tâm một cách đầy đủ và rõ ràng. BĐTD giúp huy động các chức năng có thể
sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên của 2 bán cầu não giúp quá trình nhận thức
và ghi nhớ càng hữu hiệu.
Trên đây là cơ sở vững chắc về lý luận giúp chúng tôi nghiên cứu xây
dựng và sử dụng BĐTD trong dạy học môn tiếng Anh ở Trường Đại học Sư
phạm nghệ thuật Trung ương nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn học
này.

15


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG
DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG
2.1. Thực trạng sử dụng BĐTD trong dạy học môn tiếng Anh ở
Trường Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương.
2.1.1. Khái quát về Trường Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương
2.1.2. Hoạt động dạy học mơn Tiếng Anh.
* Vị trí, vai trị mơn tiếng Anh trong quá trình đào tạo ở Trường Đại
học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.
Từ bao thế kỷ nay, do đáp ứng nhu cầu khác nhau của xã hội loài người
như giao dịch, thương mại và do tốc độ phát triển nhanh của nền khoa học kỹ
thuật thì ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng là phương tiện giao tiếp
chung của con người ở các nước khác nhau trên thế giới.

Tiếng Anh ở Việt Nam hiện nay được Chính phủ và người dân hàng
năm bỏ ra rất nhiều công chức, tiền của vào việc dạy và học tiếng Anh. Đặc
biệt khi Việt Nam gia nhập WTO thì vai trị là cầu nối để giao lưu văn hố,
học hỏi, trao đổi thông tin, thiết lập các mối quan hệ trong nhiều lĩnh vực giữa
Việt Nam và các nước trên thế giới càng được nhấn mạnh. Do đó có thể
khẳng định việc dạy và học môn tiếng Anh chiếm vị trí rất quan trọng trong
cơng tác giáo dục và đào tạo ở nước ta hiện nay. Chính vì ý thức được tầm
quan trọng của sự tác động to lớn của tiếng Anh đối với sự phát triển của xã
hội, Nhà nước cũng như ngành Giáo dục đã đề ra các chính sách khuyến
khích học tập, phổ biến chương trình dạy tiếng Anh rộng rãi đến từng các bậc
học. Tuy vậy, trình độ ngoại ngữ của người học nhìn chung còn thấp, hiệu quả
sử dụng ngoại ngữ và kỹ năng giao toeeps chưa tốt, khả năng nghiên cứu, làm
việc độc lập mơi trường hội nhập quốc tế cịn yếu. Ngun nhân là do việc tổ

16


chức dạy và học ngoại ngữ ở các cấp học cịn nhiều hạn chế. Vì vậy nhiệm vụ
cấp thiết đặt ra là làm thế nào để nâng cao được chất lượng đào tạo đặc biệt là
chú trọng đến việc rèn cho người học các kỹ năng cơ bản như nghe – nói –
đọc – viết tiếng Anh.
 Giáo viên giảng dạy môn tiếng Anh
Giáo viên là yếu tố quan trọng trong quá trình dạy học. Hiện nay, Đội
ngũ giáo viên tham gia giảng dạy môn tiếng Anh phần lớn là những giáo viên
cơ hữu của nhà trường và một số giáo viên thỉnh giảng. Đội ngũ giáo viên
tham gia giảng dạy có trình độ chun mơn phù hợp và có nhu cầu đổi mới,
cải tiến phương pháp giảng dạy, phương tiện dạy học hiện đại, tích cực ứng
dụng cơng nghệ thông tin vào dạy học.
 Sinh viên học môn tiếng Anh
Tiếng Anh là môn học mà hầu hết các sinh viên đã học trong chương

trình phổ thơng. Tuy nhiên, trình độ không đồng đều, những em đến từ các
thành phố lớn có điều kiện học tiếng Anh hơn các em đến từ các vùng nông
thôn. Sinh viên đến từ các thành phố lớn thường có điều kiện học tiếng Anh
và được tiếp cận với nhiều tài liệu học tiếng Anh hơn. Vì thế, khi học các em
thường đỡ lúng túng và nhờ đó các em nắm bắt nội dung bài học cũng như có
tâm lý tốt hơn các em khác mỗi khi học tiếng Anh. Bước khởi đầu tốt hơn
trong giai đoạn đầu của quá trình học ở các em có kinh nghiệm lại là ngun
nhân khiến các em khơng có nhiều kinh nghiệm học mơn tiếng Anh lo lắng,
và thậm chí sợ hãi, chán nản khi thấy mình kém hơn các bạn và gặp nhiều khó
khăn hơn trong quá trình học.
Trong quá trình giáo dục yếu tố quan trọng nhất khơng thể thiếu đó là
người học – mơn học – người dạy. Nhận thức rõ tầm quan trọng các yếu tố
này nhà trường ln khuyến khích các giáo viên nói chung và giáo viên dạy
ngoại ngữ nói riêng áp dụng các phương pháp mới, các trang thiết bị hiện đại

17


trong giảng dạy mang đến cho người học những bài giảng hay, mới và bổ ích
nhằm phát huy tối đa khả năng học tập của người học. Bên cạnh đó nhà
trường còn quan tâm cập nhật những tài liệu, sách, giáo trình và cơng nghệ
mới để khơng bị lỗi thời, lạc hậu so với sự phát triển chung của xã hội.
2.1.3. Những khó khăn và nhu cầu sử dụng BĐTD trong dạy học.
a. Khó khăn
Việc xác định đúng đắn mức độ khó khăn có vai trị quan trọng, nó giúp
người nghiên cứu có thể đề xuất ra những biện pháp tác động hợp lí, hiệu quả.
Qua khảo sát thực trạng chúng tơi có được những nhận định như sau: Mặc dù
hầu hết GV được hỏi ý kiến có sự nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của việc
sử dụng BĐTD trong DH môn học nhưng mức độ sử dụng cịn ít, thậm chí
chưa dùng, chưa biết đến BĐTD. Số GV sử dụng BĐTD vào DH thì cách

dùng chủ yếu là theo lối dạy học cũ, BĐTD chủ yếu theo mẫu sẵn có trong
SGK hoặc tự phác hoạt một cách đơn giản nên hiệu quả chưa cao (chất lượng
bài lên lớp khơng có sự khác biệt đáng kể so với không dùng BĐTD). Thực
tiễn trên đây được các GV nhận định do các nguyên nhân chủ quan lẫn
nguyên nhân khách quan. Nguyên nhân khách quan: Môi trường giảng dạy và
học tập ít năng động, thiếu phương tiện kỹ thuật và điều kiện sư phạm. Theo
chúng tôi, những nguyên nhận này có thể tìm cách khắc phục vì chúng cũng
chỉ tác động từ bên ngoài gây ảnh hưởng, hạn chế đến mức độ sử dụng
BĐTD. Nguyên nhân quan trọng và cốt yếu nhất vẫn là nguyên nhân chủ
quan xuất phát từ chính GV. Cụ thể, các giáo viên vẫn cịn gặp khó khăn: GV
có ít thời gian; Thiếu kiến thức, kĩ năng xây dựng và sử dụng BĐTD; Kĩ năng
tin học, đồ hoạ; khái quát hoá vấn đề.
b. Nhu cầu tiếp cận, sử dụng BĐTD trong dạy học.
Khi được đặt câu hỏi: “Thầy cơ có mong muốn tìm hiểu và sử dụng
BĐTD trong dạy học tiếng Anh?” thì 100% GV được hỏi đều trả lời có. Điều
này thể hiện nhu cầu, mong muốn tiếp cận và sử dụng một công cụ mới hỗ trợ

18


trong dạy học là rất cao. Đây là một điều kiện hết sức thuận lợi để chúng tơi
có thể phổ biến, định hướng tác động những mặt tích cực của BĐTD để các
GV khai thác và vận dụng vào hoạt động học tập một cách có hiệu quả nhất.
Chúng tơi tiếp tục lấy ý kiến của các giáo viên về việc để sử dụng có
hiệu quả BĐTD trong dạy học thì cần có những điều kiện gì? Các GV đã đưa
ra các ý kiến như: “Tổ chức hội thảo về việc sử dụng Mind Map”; “ PTDH
đầy đủ”, “GV phải nắm vững nội dung bài dạy”. Có GV chưa hề biết về
BĐTD đã rất hào hứng khi nghe trao đổi sơ bộ về BĐTD đã có ý kiến: “Cần
có sự hiểu biết và nhận thức đầy đủ về BĐTD và vai trò của BĐTD trong DH,
cần học cách xây dựng và sử dụng BĐTD, ngoài ra cần bồi dưỡng kĩ năng tin

học khi thiết kế BĐTD bằng phần mềm. Đặc biệt, nên có thái độ tích cực khi
tiếp nhận một PP, PT mới vào dạy học”. Nhìn chung, việc sử dụng BĐTD vào
dạy học tiếng Anh ở Trường Đại học Sư phạm nghệ thuật Trung ương còn là
điều mới mẻ, thậm chí cịn xa lạ với các GV.
2.2. Khả năng ứng dụng BĐTD trong dạy học môn tiếng Anh.
Ở Việt Nam, do tiếng Anh được giảng dạy như là một mơn học nên mơi
trường nghe và nói tiếng Anh thường chỉ hạn chế trong mơi trường lớp học.
Chính vì vậy, để trở thành người giỏi tiếng Anh nếu họ không tự rèn luyện và
thực hành Nghe – Nói – Đọc – Viết. Vậy làm sao để người học của chúng ta
có thể tự lực trong việc học và rèn luyện các kĩ năng này khơng chỉ ở trên lớp
mà cịn duy trì và quản lí được việc học tập ở nhà khi khơng có sự có mặt và
giúp đỡ của GV? Làm sao để người học của chúng ta có thể tự rèn luyện và
thực hành kể cả sau khi họ đã rời ghế nhà trường? BĐTD giúp người học
tiếng Anh có cáh nhìn tổng thể trong việc rèn luyện các kỹ năng này.
2.2.1. Bản đồ tư duy – công cụ dạy học kỹ năng Nghe hiểu
Đối với một tiết dạy ngữ pháp hay từ vựng, thơng thường trong tiến
trình của tiết dạy có 3 giai đoạn là: Presentation – Practice – Production. Tiến
tình của một tiết dạy nghe cũng phải trải qua 3 giai đoạn: Pre – Listening

19


(trước khi nghe), While – listening (trong khi nghe), Post – listening (sau khi
nghe). Tiến trình dạy học này giúp người học nắm được bài, hiểu bài. Tuy
nhiên, người học thấy rất khó khăn trong việc hình dung ra mình sẽ cần phải
nghe trọng tâm là gì? Nghe như thế nào? Và bắt đầu từ đâu? BĐTD vạch ra
cho người học một kế hoạch nghe hết sức đầy đủ và rõ ràng làm việc nghe
hiệu quả hơn.
2.2.2. Bản đồ tư duy – cơng cụ dạy học kỹ năng nói.
Việc dạy và học tiếng Anh nhằm mục đích giúp người học có kỹ năng

sử dụng tiếng Anh như một cơng cụ giao tiếp ở mức độ cơ bản và tương đối
thành thạo. Để đạt hiệu quả về kỹ năng này giáo viên có thể sử dụng BĐTD
để từng bước đưa ngời học luyện tập các trọng tâm cấu trúc ngữ pháp, hay từ
vựng để diễn đạt các chức năng ngôn ngữ theo các chủ đề và tình huống có
liên quan đến bài học từ phạm vi hẹp đến các hoạt động giao tiếp trong đời
sống thường ngày. BĐTD giúp người học có cái nhìn tồn diện về các bước sẽ
thực hiện.
2.2.3. Bản đồ tư duy – công cụ dạy học kỹ năng nghe hiểu
Đọc hiểu là một trong các kỹ năng quan trọng và cần thiết trong việc
dạy và học tiếng Anh. Thông qua đọc hiểu các đoạn văn theo chủ điểm của
từng bài đọc sinh viên có thể nắm bắt được nhiều thông tin cần thiết cho việc
trau dồi thêm ngôn ngữ tiếng Anh. Nhờ các đoạn văn ngắn này các em có thể
kiểm tra lại các dữ kiện có liên quan chặt chẽ với những hoạt động trong cuộc
sống thường ngày. Hoặc từ các bài khố sinh viên có thể tìm ra câu trả lời cho
những câu hỏi hoặc làm sáng tỏ một vấn đề nào đó. Nếu sinh viên khơng phát
huy được khả năng đọc hiểu thì các em rất khó trong tiếp thu và ghi nhớ được
thơng tin một cách bền vững, lâu dài. Tuy nhiên, để nắm bắt được thông tin
của bài học, để kiểm tra lại các dữ liệu để tìm ra câu trả lời hoặc làm sáng tỏ
vấn đề nào đó nhanh, hiệu quả thì giáo viên cần có cách dạy để sinh viên tiếp
thu bài dễ dàng, gây hứng thú học tập và sinh viên cần có cách học để tiếp thu

20


bài nhanh nhất, hiệu quả, không nhàm chán. Sử dụng Bản đồ tư duy trong các
tiết dạy học đọc hiểu như là một cơng cụ hữu ích giúp bài học sinh động và
đạt kết quả cao.
2.2.4. Bản đồ tư duy – công cụ dạy học kỹ năng viết
Khi tiến hành một bài dạy kỹ năng viết cần tiến hành theo 3 bước:
trước khi vào bài viết, trong khi thực hiện bài viết và sau khi thực hiện xong

bài viết. Những yêu cầu hoạt động được thiết kế theo các bước này mà sử
dụng BĐTD sẽ giúp người học hình thành kỹ năng viết và thực hành được các
kỹ năng một cách thành thạo.
Như vậy, dạy học tiếng Anh mà có sử dụng BĐTD hình thành cho
người học tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, có cách nhìn
tổng thể làm người học tích cực, chủ động hơn góp phần nâng cao hiệu quả
giờ học.

21


TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Qua nghiên cứu thực trạng, phần lớn giáo viên đều nhận thấy ý nghĩa
và sự cần thiết của việc sử dụng BĐTD trong dạy học môn tiếng Anh. Trong
q trình giảng dạy mơn tiếng Anh đã có giáo viên sử dụng BĐTD tuy nhiên
việc chuẩn bị cũng như cách thức sử dụng BĐTD trong quá trình lên lớp chủ
yếu còn theo kinh nghiệm cá nhân và xem BĐTD như PT trực quan mang tính
hỗ trợ, chưa khai thác hết điểm mạnh để phát huy tác dụng của BĐTD cho
nên hiệu quả sử dụng chưa cao. Hầu hết các GV đều mong muốn được tìm
hiểu và sử dụng BĐTD vào dạy học như một nhu cầu thiết yếu nhằm đạt hiệu
quả và nâng cao chất lượng giảng dạy mơn học.
Bên cạnh đó chúng tơi nghiên cứu về khả năng sử dụng BĐTD vào
môn tiếng Anh thấy là phù hợp. với đặc điểm của môn học là rèn về kỹ năng
ngơn ngữ nên hình thành ở người học như một quy trình tổng thể các bước
thực hiện khiến họ nắm bắt bài học một cách dễ dàng hơn.
Với thực trạng và khả năng sử dụng BĐTD trong dạy học môn tiếng
Anh đã nêu ở trên chúng tôi đề xuất một số biện pháp sử dụng và nâng cao
hiệu quả sử dụng BĐTD trong DH. Đồng thời, nghiên cứu xây dựng quy trình
sử dụng BĐTD vào DH bài lên lớp, thiết kế BĐTD bài dạy học với mong
muốn có được hệ thống các BĐTD bài học và quy trình sử dụng BĐTD trong

DH khoa học, hợp lí, mang tính khả thi cao để tạo được sự chuyển biến mạnh
mẽ trong cách dạy cũng như cách học. GV dạy theo BĐTD, SV học theo
BĐTD là một hướng đi mới và mang tính khả quan trong việc cải tiến PPHD.

22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Vận dụng Bản đồ tư duy với sự hỗ trợ của
phần mềm nhằm nâng cao hiệu quả dạy học toán lớp 4, 5, tạp chí Thiết
bị giáo dục số 60 – 08/2010.
2. Châu Vân Anh, Sử dụng Bản đồ tư duy rèn luyện một số kỹ năng học
tập cho học sinh, tạp chí Thiết bị Giáo dục số 63-11/2010.
3. Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng
tới tương lai vấn đề giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
4. Tony Buzan (2008), Sách hướng dẫn kĩ năng học tập theo phương
pháp Buzan, Bản dịch tiếng Việt: Lê Huy Lâm, Nxb tổng hợp, thành
phố Hồ Chí Minh.
5. Hà Thị Đức (2005), Giáo trình Giáo dục học ĐC, Nxb Giáo dục Hà
Nội.
6. Trần Hữu Luyến, Cơ sở tâm lý học dạy học ngoại ngữ, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
7. Nguyễn Quang Uẩn (2007), Tâm lý học đại cương, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.
8. Hoàng Văn Vân (2004), Đường hướng lấy người học làm trung tâm
trong dạy học ngoại ngữ. Tạp chí Khoa học, ĐHQGHN, số 2, tr.37-50.

23




×