Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Thảm họa động đất ở khu vực Tây Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 30 trang )

Học phần: Địa lý tự nhiên Việt Nam 2
Đề tài: Thảm họa động đất ở khu vực Tây Bắc
PHẦN A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong lịch sử tồn tại và phát triển, nhân loại luôn luôn phải đương đầu với các
tai họa thiên nhiên, như lũ lụt, hạn hán, bão tố, động đất, sóng thần, núi lửa,… Trong
các tai họa thiên nhiên đó, có lẻ động đất là thảm họa khủng khiếp nhất, bởi vì chỉ
trong vài giây mà cả thành phố có thể bị sụp đổ hoàn toàn, cả một khu vực có thể sụt
lún và đôi khi những dòng sông cũng bị đổi dòng do hậu quả của những trận động đất
cực mạnh. Điều đáng sợ hơn là cho đến nay khoa học và kĩ thuật đương đại vẫn chưa
dự báo chính xác thời điểm và địa điểm động đất xảy ra. Do đó, con người chưa có
những biện pháp phòng chống chủ động đối với từng trận động đất như phòng chống
bão hay lũ lụt. Ngày nay, các trận động đất diễn ra ngày càng nhiều và gây thảm họa
ngày càng lớn. Hiện nay các nhà địa chấn học có rất nhiều trạm ghi động đất có khả
năng ghi nhận các trận động đất với các cường độ khác nhau, trong đo có những trận
động đất mà con người không cảm thấy được.
Trong những năm trở lại đây, động đất ở Việt Nam không những các nhà
khoa học Việt Nam quan tâm mà còn được sự chú ý trên toàn thế giới, trong đó có
khu vực Tây Bắc.
Tây Bắc (Việt Nam) được xem là vùng có nguy cơ động đất lớn nhất cả nước.
Tây Bắc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sự đụng độ, xiết ép mạnh giữa hai quyển lục
địa Ấn Độ và Á Âu có biên độ lớn. Bên cạnh đó, Tây Bắc còn chịu tác động của hệ
thống đứt gãy Sông Đà – Sơn La, Mường Tè – Sầm Nưa – Thái Hòa,… Chính những
tác nhân này, nhiều trận động đất xảy ra đã để lại nhiều hậu quả nặng nề cho nước ta.
Như vậy, động đất là một dạng tai biến địa động lực nội sinh gây ra nhiều tổn
thất nghiêm trọng cho con người. Bên cạnh những tổn thất trực tiếp, tức thời, động
đất còn gây ra nhiều tai biến thứ cấp, kéo dài, không những trên các khu vực cận tâm
ngoài mà còn trên những vùng phụ cận cách xa tâm ngoài. Động đất là một dạng tai
biến mà con người hầu như không chống chọi được. Do vậy, để giảm thiểu những tổn
thất do các tai biến này mang tới cho con người, công tác dự báo – phòng tránh rất
quan trọng. Xuất phát từ ý nghĩa trên, tôi chọn đề tài: ”Thảm họa động đất ở khu vực


Tây Bắc” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu.
1
Học phần: Địa lý tự nhiên Việt Nam 2
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Phân tích nguyên nhân phát sinh, diễn biến và hậu quả chung nhất về động
đất và cái nhìn cụ thể về động đất ở khu vực Tây Bắc, từ đó có những biện pháp
thích ứng với động đất.
3. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu những nguyên nhân gây động đất ở khu vực Tây Bắc.
- Tình hình động đất ở khu vực Tây Bắc.
- Đề xuất một số giải pháp thích ứng với động đất.
4. Giới hạn nghiên cứu đề tài
Về lãnh thỗ nghiên cứu: Tây Bắc
Về nội dung: Nghiên cứu về hiện trạng, nguyên nhân và giải pháp hạn
chế hậu quả của động đất ở khu vực Tây Bắc
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin, tài liệu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu
- Phương pháp bản đồ
6. Cấu trúc bài tiểu luận
Cấu trúc của bài tiểu luận
Chương 1: Cơ sở khoa học về tai biến động đất
Chương 2: Thực trạng động đất ở khu vực Tây Bắc
Chương 3: Giải pháp hạn chế hậu quả của thảm họa động đất ở khu vực Tây
Bắc
2
Học phần: Địa lý tự nhiên Việt Nam 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA TAI BIẾN ĐỘNG ĐẤT
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm động đất

1.1.2. Tâm động chấn
1.1.3. Sóng động chấn
1.2. Những đặc trưng cơ bản của động đất
1.2.1. Chấn tiêu và chấn tâm động đất
1.2.2. Năng lượng và độ mạnh của động đất
1.2.3. Cường độ chấn động của động đất
1.2.4. Quy mô của rung động
1.3. Nguyên nhân gây ra động đất
1.3.1. Nguyên nhân nội sinh
1.3.2. Động lực nhân sinh
1.4. Sự phân bố động đất trên thế giới
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỘNG ĐẤT Ở KHU VỰC TÂY BẮC
2.1. Khái quát chung khu vực Tây Bắc
2.1.1. Vị trí địa lý
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên
2.1.2.1. Địa chất kiến tạo
2.1.2.2. Địa hình
2.1.2.3. Khí hậu
2.1.2.4. Thủy văn
2.1.2.4. Thổ nhưỡng – sinh vật
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.3.1. Đặc điểm dân số
2.1.3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kĩ thuật
2.2. Thực trạng thảm họa động đất ở khu vực Tây Bắc
2.3. Nguyên nhân xảy ra động đất ở khu vực Tây Bắc
2.4. Hậu quả xảy ra động đất ở khu vực Tây Bắc
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ĐỘNG ĐẤT Ở KHU VỰC TÂY BẮC
3.1. Dự báo quy mô rung động và vùng động đất
3.2. Các biện pháp giảm thiểu tổn thất do tai biến động đất
3

Học phần: Địa lý tự nhiên Việt Nam 2
3.2.1. Biện pháp giảm thiểu sự sụp đổ
3.2.1. Biện pháp giảm thiểu cháy nổ
3.2.1. Biện pháp giảm thiểu đứt vỡ hệ thống đường ống
3.2.1. Biện pháp giảm thiểu thiệt hại về người
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kiến nghị
1.1. Đối với cơ quan chức năng có thẩm quyền
1.2. Đối với môi trường giáo dục
1.3. Đối với người dân
1.3.1. Trước khi xảy ra động đất
1.3.2. Khi xảy ra động đất
2. Kết luận
4
Học phần: Địa lý tự nhiên Việt Nam 2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA TAI BIẾN ĐỘNG ĐẤT
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm động đất
Động đất là sự rung chuyển đột ngột vủa bề mặt Trái Đất, nó được gây nên bởi
chùm tia sóng địa chấn lan tỏa từ một vùng nguồn nào đó do quá trình giải tỏa nhanh
năng lượng đàn hồi tạo nên. Nói cách khác: Động đất là do sự giải phóng nhanh của
năng lượng đàn hồi được tích lũy tại một điểm nào đó bên trong Trái Đất, gây nên
sóng địa chấn và tác dụng lên bề mặt làm phá hoại các công trình, sự biến dạng bề
mặt cũng như gây tử vong cho con người [2].
1.1.2. Sóng địa chấn
Sóng địa chấn là sóng đàn hồi lan tỏa từ việc giải phóng năng lượng đột ngột
trong lòng Trái Đất, từ một vụ nổ hày các nguồn năng lượng khác. Năng lượng được
truyền trong lòng đất, lan tỏa mọi hướng từ nguồn phát sinh (vùng nguồn). Sóng địa
chấn gây rung động nền đất và là nguyên nhân chính gây nên sự phá hoại nhà và
công trình. Có hai dạng sóng địa chấn: sóng khối và sóng mặt. Sóng khối lan truyền

từ nguồn ra không gian xung quanh, truyền qua các lớp vật chất trong lòng Trái Đất,
còn sóng mặt chỉ lan truyền trên mặt và trong các lớp dẫn sóng. Vận tốc lan truyền
của sóng địa chấn trong môi trường rắn biến đổi trong giới hạn 3 – 15km.
Có hai loại sóng bề mặt: sóng Love và sóng Rayleigh được truyền dọc theo bề
mặt Trái Đất và trong các lớp dẫn sóng.
Hai loại sóng khối: sóng dọc L và sóng ngang S truyền xuyên qua lòng đất,
khúc xạ qua các môi trường khác nhau hoặc phản xạ qua các ranh giới của môi
trường trong lòng đất cũng như sóng âm, còn sóng S chỉ truyền qua môi trường rắn.
Vận tốc của sóng khối thay đổi tính chất của môi trường mà nó truyền qua, chủ yếu
phụ thuộc vào mật độ của vật chất môi trường.
Các thông số cơ bản của động đất đều được xác định trên cơ sở phân tích các
đặc trưng của sóng địa chấn.
1.1.3.Tâm động đất
5
Học phần: Địa lý tự nhiên Việt Nam 2
Tâm động đất là vị trí mà mà phát sinh năng lượng động đất. Trong các kiểu
nguồn phát sinh động đất thì tâm của động đất hay là nguồn gốc đất gãy tương đối dễ
xác định. Bởi tâm của động đất được xác định
bằng các biểu đồ chấn động của ít nhất ba trạm
đo khác nhau.
1.2. Các đặc trưng cơ bản động đất
1.2.1. Chấn tiêu và chấn tâm động đất
Chấn tiêu là vị trí trong thạch quyển, chủ
yếu là vỏ Trái Đất, nơi phát sinh động đất, nơi
tập trung và giải phóng năng lượng cho động
đất nằm dưới mặt đất.
Chấn tâm là điểm chiếu theo phương
thẳng đứng của chấn tiêu lên bề mặt Trái Đất.
Khoảng cách từ chấn tiêu tới chấn tâm chính là độ sâu chấn tiêu, khoảng cách
từ chấn tiêu tới điểm quan sát trên mặt đất gọi là khoảng cách chấn tiêu, còn khoảng

cách từ chấn tâm tới điểm quan sát gọi là khoảng cách chấn tâm.
Trên bề mặt Trái Đất, chấn động lớn nhất thường xảy ra ở chấn tâm và giảm
dần khi đi xa về các phía. Nếu nối liền các điểm có cường độ như nhau (cùng cường
độ động đất) ta được các đường cong gọi là đường đẳng chấn.
Tùy theo độ dâu phân bố của các chấn tiêu, người ta phân chia động đất thành
ba nhóm: (1) động đất nông có chấn tiêu phân bố ở độ sâu dưới 60km; (2) động đất
có độ sâu trung bình, chấn tiêu phân bố ở độ sâu 60 – 300km; (3) động đất sâu, có
chấn tiêu nằm sâu hơn 300km. Động đất nông là phổ biến nhất, chiếm tới 72,5% số
trận động đất. Động đất ở độ sâu trung bình chiếm 23,5%, chỉ có khoảng 4% là động
đất sâu. Chấn tiêu sâu nhất đến nay được ghi nhận ở độ sâu khoảng 700 -720km, gặp
ở đới hút chìm giữa mảng Thái Bình Dương và mảng Nam Mỹ, giữa mảng Thái Bình
Dương và mảng Á – Âu.
1.2.2. Năng lượng và độ mạnh của động đất
Năng lượng được giải phóng trong động đất và truyền ra không gian xung
quanh dưới dạng sóng đàn hồi gọi là năng lượng động đất, kí hiệu là E. Năng lượng
động đất mới thực sự biểu thị độ lớn của một trận động đất.Tuy nhiên xác định năng
lượng động đất là công việc khó khăn và phức tạp .bởi vậy người ta thường đánh giá
năng lượng động đất theo Magnitude bằng các công thức tương quan thực nghiệm
giửa năng lượng động đất E và Magnitudi M.
6
Hình 2: Chấn tâm và chấn tiêu động đất
Học phần: Địa lý tự nhiên Việt Nam 2
Độ mạnh (Magnitude) là năng lượng đặc trưng cho mức năng lượng mà trận
động đất phát ra và truyền ra không gian xung quanh dưới dạng sóng đàn hồi
Thuật ngữ đầu tiên chỉ độ mạnh của động đất về năng lượng là “Magnitude”,
Đại lượng “Magnitude” do Richter C.F đưa ra và sử dụng đầu tiên năm 1935 để phân
hạng động đất về độ mạnh.Trong địa chấn học người ta củng lấy tên ông làm đơn vị
cho đại lượng này và gọi là “độ Richter”. Ngày nay người ta sử dụng các thang
Magnitude cơ bản sau để phân hạng động đất về độ mạnh (tùy thuộc vào các sóng địa
chấn được sử dụng, ta có: Magnitude địa phương, Magnitude theo sóng mặt,

Magnitude theo khối, Magnitude theo moment địa chấn).
1.2.3. Cường độ chấn động của động đất
Cường độ chấn động động đất là đại lượng biểu thị cường độ chấn động mà nó
gây ra trên mặt đất và đánh giá được qua mức độ tác động của nó đối với nhà cửa,
công trình, mặt đất, đồ vật và con người.
Cường độ chấn động được đánh giá theo phân bậc:
Bảng 1: Quy mô động đất theo thang Modified Mercalli [1]
Cấp Đặc điểm
Cấp I
Không cảm nhận được, trừ những đối tượng nhạy cảm và trong trường hợp
đặc biệt
Cấp II
Những đồ vật treo tường mỏng nhẹ có thể lay động được. Những người
đang nằm nghỉ, đặc biệt là nhà cao tầng mới cảm nhận được
Cấp III
Rung động như có xe tải đi qua. Trong nhà, đặc biệt là trên lầu có thể cảm
nhận được sự rung động.
Cấp IV
Trong nhà nhiều người cảm nhận được, ở ngoài trời ít người cảm nhận
được. Vào ban đêm một số người bị đánh thức. Bát đĩa bị xáo động, tưởng
có những tiếng nứt nẻ, xe đang đậu bị xô đẩy. Sự rung động như có một xe
tải đi qua.
Cấp V
Hầu hết mọi người đều nhận biết được: nhiều người bị đánh thức, tưởng bị
vỡ từng mảng, đồ vật bị đổ nhào, cây cối, các đồ vật dạng tròn bị xáo trộn.
Cấp VI
Tất cả mọi người đều nhận biết được, tất cả mọi người đều đổ xô ra đường,
vôi tường rơi từng mảng, tổn thất nhẹ.
Cấp VII
Mọi người đổ xô ra đường. Nhà của xây dựng tốt thiệt hại không đáng kể,

xây dựng kĩ thuật trung bình, kém hư hại nhiều nhiều ống khói bị vỡ.
7
Học phần: Địa lý tự nhiên Việt Nam 2
Cấp VIII
Một số cấu trúc đặc biệt thì bị hư hại nhẹ, nhà cửa bình thường bị sụp đổ
từng phần, xây dựng kém thì bị phá hủy hoàn toàn, vách nhà tách ra khỏi
khung, ống khói cột tường bị đổ nhào.
Cấp IX
Các cấu trúc đặc biệt bị hư hại đáng kể: các khung bị nghiêng, tòa nhà bị
nghiêng, mặt đất nứt nẻ, các đường ống ngầm bị vỡ,
Cấp X
Một số nhà gỗ xây dựng kĩ bị tàn phá. Nhà bê tông bị tàn phá, đường tàu bị
xô lệch.
Cấp XI
Rất ít nhà còn đứng được, đường xá bị nứt nẻ, các hệ thống ngầm hoàn toàn
bị phá hủy.
Cấp XII
Mặt đất hoàn toàn bị tàn phá, mặt đất nhấp nhô, đồ vật bị ném tung vào
không khí.
Bảng 2: : Quy mô động đất theo thang Rossi-Forel [1]
Cấp Đặc điểm
Cấp I
Rung động rất nhỏ, gần như khó có thể nhận ra bởi các địa chấn kế thông
thường.
Cấp II Rung động vô cùng yếu, cũng rất khó để có thể nhận biết được.
Cấp III
Rung động rất yếu, có thể nhận ra được và ước lượng được phương và thời
gian của cơn địa chấn này.
Cấp IV
Rung động yếu, có thể nhận ra qua sự chuyển động của các đồ vật như: cửa,

cửa sổ, những đồ vật nhỏ
Cấp V
Rung động với cường độ ôn hòa, có thể nhận ra bởi sự dịch chuyển của một
số vật dụng khá to như giường, tủ
Cấp VI
Rung động khá mạnh, có thể cảm nhận được ngay cả khi đang ngủ, hay sự
dao động mạnh của con lắc đồng hô hay chiếc đèn chùm.
Cấp VII
Rung động mạnh, có thể thấy qua sự dịch chuyển của các thiết bị cầm tay
hay quả chuông ở nhà thờ, nhưng vẫn chưa ảnh hưởng đến các ngôi nhà có
kiến trúc kiên cố.
Cấp VIII Rung động rất mạnh,có thể tạo ra các vết nứt trên đường và tường nhà.
Cấp IX
Rung động vô cùng mạnh, có thể phá hủy toàn bộ hay một phần của các
ngôi nhà.
Cấp X
Rung động với cường độ khủng khiếp, phá hủy mọi ngôi nhà thậm chí làm
sạt lở đường và các mỏm đá.
Bảng 3: Tương quan giữa cường độ rung và quy mô rung động [1]
8
Học phần: Địa lý tự nhiên Việt Nam 2
Cường độ rung động (M)
(độ Richter)
Quy mô động đất
(I)
Tổn thất tâm ngoài
2 I - II Thường chỉ có máy phát hiện
3 III Những người trong nhà biết
4 IV - V
Mọi người đều nhận biết, có tổn thất

nhẹ.
5 VI - VII
Mọi người đều biết, nhiều người sợ và
chạy ra khỏi nhà.
6 VII - VIII
Mọi người chạy ra khỏi nhà, tổn thất
trung bình tới khá nhiều.
7 IX - X Tổn thất nghiêm trọng
8
+
X - XII Toàn bộ vùng bị tổn thất nghiêm trọng.
1.2.4. Quy mô của rung động
Quy mô rung động là thông số phản ánh mức độ ảnh hưởng của sự rung động
mặt đất đến một vùng cụ thể trên bề mặt vỏ Trái Đất. Các yếu tố quyết định của cấp
độ và quy mô động đất là cường độ rung động, cấu tạo nền đất, độ sâu của tâm trong
và khoảng cách từ vùng bị ảnh hưởng tới vị trí tâm ngòa. Ba cấp độ quy mô động đất
thường được sử dụng là thang Modified Mercalli, thang Rossi Forel và thang San
Francissco.
1.3. Nguyên nhân gây ra động đất
Có 3 nguyên nhân động đất chính gây ra động đất:
Nội sinh: Liên quan đến vận động phun trào núi lửa, vận động kiến tạo ở các
đới hút chìm, các hoạt động đứt gãy.
Ngoại sinh: Thiên thạch va vào Trái Đất, các vụ trượt lỡ đất đá với khối lượng
lớn.
Nhân tạo: Hoạt động làm thay đổi ứng suất đá gần bề mặt hoặc áp suất chất
lỏng, đặc biệt là các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất,…
Ngoài ra, phải kể đến hoạt động âm học, đặc biệt là kỹ thuật âm thanh địa chấn.
Động đất xảy ra khi có sự lan truyền năng lượng từ một nơi đổ vỡ trong lòng đất,
9
Học phần: Địa lý tự nhiên Việt Nam 2

năng lượng này tạm thời gọi là năng lượng động đất. Từ nơi phát sinh, năng lượng
động đất được truyền đi ở dạng song gọi là các sóng động đất làm cho mặt đất vừa bị
nhồi dập, vừa bị xô đẩy lắc lư theo các phương khác nhau, kết quả làm cho các vật
thể trên bề mặt vùng bị ảnh hưởng, mặt đất của đất gãy hoặc của khối macma sẽ phát
sinh các bộ phận vỏ cứng bị đổ vỡ, nghĩa là phát sinh năng lượng động đất.
 Vị trí các vùng động đất:
Dưới tác dụng của một hợp hực căng – cắt, năng lượng động đất tích lũy được
giải phóng, những vị trí phát triển hợp lực căng cắt sữ là nơi phân bố tâm động đất.
Vị trí phân bố tâm động đất là:
- Mặt tiếp xúc của các mảng kiến tạo đang hoạt động: các dãy bờ Tây Nam Mĩ,
các vùng Địa Trung Hải, vùng đảo Nhật Bản,…
- Dọc các đứt gãy sâu: đứt gãy San Andras ở bờ Tây nước Mỹ, đứt gãy sông
Đà,…
Động đất ở hai nhóm nguồn gốc này thường phân bố tuyến, thời gian hoạt động
kéo dài, cường độ động đất mạnh, tạo thành những vùng bị động đất lặp lại nhiều lần
– sự lặp lại này liên quan đến sự phát triển của đứt gãy và của mảng kiến tạo. Mỗi đợt
động đất, ngoài động đất chính kéo theo hang loạt dư chấn. Mặt khác đi cùng với
tuyến động đất chính còn có các ktuyeens động đất nhỏ hơn về quy mô và cường độ
liên quan đến hoạt động đứt gãy cấp II, phân nhánh từ các đứt gãy sâu hay bề mặt
dịch chuyển cấp I.
- Vùng có lò macma hoạt động (xâm nhập hay phun trào): Các động đất thuộc
nguồn gốc này thường có quy mô và cường độ rung có giới hạn theo quy mô, độ sâu
phân bố của lò macma và thành khối macma. Nhìn chung quy mô vùng động đất
không lớn, động đất phát triển nhanh và tắt nghỉ cũng nhanh.
1.4. Sự phân bố động đất trên thế giới
Không có nơi nào trên bề mặt Trái Đất không chịu ảnh hưởng của động đất, tuy
nhiên động đất chỉ tập trung một số đới của địa cầu gọi là đới địa chấn. Sự phân bố
của các đới địa chấn trên thế giới:
Vành đai Thái Bình Dương chiếm tới 80% các trận động đất được ghi nhận của
thế giới. Nó chạy suốt bờ Tây nước Mỹ đến Cap Horn (cực Nam của Nam Mỹ) tới

Alaska vòng qua châu Á chạy xuống phía Nam qua Nhật Bản, Philipin, New Guinea,
rồi chạy tới New Zealand.
10
Học phần: Địa lý tự nhiên Việt Nam 2
Đai Địa Trung Hải – Himalaya chiếm khoảng 15% số trận động đất của thế
giới. Đai Địa Trung Hải – Himalaya phân bố gần phương vĩ tuyến, các chấn tâm phân
tán, phân bố chủ yếu là động đất nông, động đất sâu trung bình chỉ tập trung ở đầu
vòng cung ở Địa Trung Hải và Himalaya.
Đai địa chấn ở sống núi giữa đại dương phân bố dọc sống giữa đại dương của
Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương, kéo dài 60.000km. Động
đất ở giữa sống núi giữa đại dương chủ yếu là động đất nông.
Như vậy, sự phân bố động đất chủ yếu tập trung vào các đai, ở đó là nơi tập
trung của các núi lửa. Các đai địa chấn này tập trung ở ranh giới các mảng thạch
quyển. Hầu hết các chấn tiêu động đất phân bố ở độ sâu dưới 100km, vì dưới sâu
nhiệt độ áp suất tăng cao, đá ở trạng thái biến dạng dẻo không gây ra động đất. Tuy
nhiên, vẫn có những trận động đất sâu, thậm chí chấn tiêu được xác định ở những độ
sâu xấp xỉ 700km; những trận động đất sâu này chỉ phân bố dọc theo những máng
biến sâu, đi cùng với các cung đảo hoặc các cánh cung núi lửa lục địa. Đới máng biển
sâu này gọi là đới Benioof. Tại các đới Benioof thạch quyển vỏ đại dương bị hút
chìm vào trong quyển mềm của manti. Do tốc độ truyền nhiệt của thạch quyển nhỏ
nên thạch quyển vỏ đại dương bị hút chìm xuống dưới sâu vẫn còn nguội, vẫn ở trạng
thái dòn, nên khi bị phá hủy, năng lượng đàn hồi giải phóng tạo ra động đất.
11
Học phần: Địa lý tự nhiên Việt Nam 2
Hình 3: Bản đồ phân bố động đất trên Thế giới
12
Học phần: Địa lý tự nhiên Việt Nam 2
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỘNG ĐẤT Ở KHU VỰC
TÂY BẮC
2.1. Khái quát chung khu vực Tây Bắc

2.1.1. Vị trí địa lý
Tây Bắc là một vùng lãnh thổ rộng lớn ở phía Bắc của Việt Nam, là một vùng
cao, dốc và chia cắt mạnh mẽ nhất cả nước “miền đất của những núi và cao nguyên”.
Đây là nơi có nhiều tiềm năng giàu có chưa được khai thác và sử dụng hợp lí như
tiềm năng thủy điện, khoáng sản, nông lâm nghiệp,…
Tây Bắc là một phần miền núi và trung du Bắc Bộ trước đây, bao gồm các tỉnh
Điện Biên, Sơn La, Lai Châu và Hòa Bình. Vùng Tây Bắc có diện tích 37.444,7 km
2
,
chiếm 11,3% diện tích cả nước. Dân số của vùng là gần 2,74 triệu người (năm 2009)
với mật độ 73 người/km
2
. Đây là vùng có mật độ dân số thấp nhất cả nước.
Tây Bắc có tọa độ địa lý vĩ độ địa lý: vĩ 20
o
47‘ B đến 22
o
48‘ B, kinh độ
102
o
09‘ Đ đến 105
o
52‘ Đ. Phía Bắc giáp Vân Nam (Trung Quốc), phía Tây và Tây
Nam giáp Phong Sa Lỳ - Sầm Nưa (Lào), phía Đông giáp tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Phú
Thọ, phía Nam và Đông Nam giáp các tỉnh Ninh Bình, Thanh Hóa. Tây Bắc có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc giao lưu kinh tế dọc thung lũng sông Hồng với Đồng
bằng sông Hông và các tỉnh phía Tây Nam Trung Quốc, Thượng Lào. Bên cạnh vị trí
về kinh tế, vùng này có ý nghĩa đặc biệt về quốc phòng. Tuy nhiên, khu Tây Bắc nằm
trong khu có cấu trúc địa chất hoạt hóa nhiều lần và hoạt động Tân kiến tạo nâng lên
mạnh nhất ở Đông Dương. Vì vậy, ngoài nhũng thuận lợi mà vị trí địa lý mang lại,

khu Tây Bắc còn chịu ảnh hưởng của những trận động đất lớn.
13
Học phần: Địa lý tự nhiên Việt Nam 2
Hình 4 : Bản đồ khu vực Tây Bắc
2.1.2. Đặc điểm tự nhiên
2.1.2.1. Địa chất kiến tạo
Lịch sử địa chất kiến tạo vùng Tây Bắc rất phức tạp và có nhiều biến động bắt
đầu từ hơn 500 triệu năm trở về trước và còn tiếp diễn đến hiện tại. Việt Nam nằm ở
phần Đông Nam của mảng lục địa Âu Á, nơi tiếp xúc với mảng lục địa Ấn Độ -
Austraylia và mảng Thái Bình Dương. Các hoạt động kiến tạo diễn ra liên tục với
cường độ khác nhau từ thời Tiền Cambri đến Tân Kiến Tạo.
Vào thời kì nguyên sơ, khối vỏ lục địa bị phá hủy, toàn miền chìm ngập dưới
biển, chỉ có một số đỉnh núi cao của dãy Hoàng Liên Sơn và cánh cung sông Mã là
nổi lên trên mặt nước biển. Chế độ biển kéo dài hang triệu năm. Phần trung tâm và
Đông Nam của vùng chịu ảnh hưởng của sự sụt lún mạnh mẽ hình thành các tầng đá
vôi đá phiến ở Lai Châu, Thuận Sơn (Sơn La) hạ lưu sông Đà, sông Mã, khu vực
Hoàng Liên Sơn. Vào cuối đại Cổ sinh, dãy Hoàng Liên Sơn và sông Mã được nâng
lên.
14
Học phần: Địa lý tự nhiên Việt Nam 2
Khu vực Tây Bắc về cơ bản được hình thành vào đại Trung sinh, đặc biệt sau
vận động tạo núi Indoxini và Trias cách đây 225 – 180 triệu năm. Vận động tạo núi
này chiếm toàn bộ lãnh thổ miền Bắc Việt Nam nhưng xảy ra mạnh nhất trong địa
máng sông Đà. Quá trình sụt lún ở võng sông Đà tạo ra sự lắng đọng một hệ tầng dày
các thành tạo lục nguyên cacbonat. Khi pha uốn nếp xảy ra vào Trias muộn thì có
hiện tượng chờm nghịch mạnh kèm theo xâm thực ganitoit. Do hai bờ của địa máng
tiến lại gần nhau trầm tích trong địa máng uốn lên thành những nếp uốn khổng lồ
kèm theo hàng loạt đứt gãy chờm nghịch làm đá vôi tầng giữa có tuổi trẻ hơn ở vùng
sông Đà nơi có đứt gãy sâu thì có đứt gãy sâu và phun trào mafic.
Đến giai đoạn Tân Kiến Tạo, cách đây 65 triệu năm khu vực Tây Bắc lại chịu

ảnh hưởng của vận động tạo núi Himalaya. Vận động này nâng lên không đều mạnh
ở phía sâu trong lục địa, đồng thời với hoạt động nâng lên thì sự sụt lún sâu tăng
cường độ chia cắt của bề mặt tạo ra sự phân dị mới trong địa hình Tây Bắc. Miền Tây
Bắc được nâng lên với biên độ khá lớn, các dãy núi trùng với trục uốn nếp cổ, các
thung lung chân núi chạy theo đường đứt gãy cổ sinh. Vùng nâng lên mạnh nhất tạo
nên các núi trung bình và núi cao trên 1500m như Hoàng Liên Sơn, cánh cung sông
Mã. Hiện tượng nâng lên, sụt xuống diễn ramkhoong liên tục mà theo từng đợt.
Nham thạch trong khu vực Tây Bắc goomg đầy đủ các loại bao gồm: trầm tích biến
chất, macma, phun xuất Riolit, đá biến chất ở tản ngạn sông Đà, trầm tích sa diệp,
trầm tích đá vôi phân bố nhiều ở hữu ngạn sông Đà.
Ngày nay, ở khu vực Tây Bắc các vận động Tân kiến tạo vẫn tiếp tục diễn ra,
các vận động nâng lên và hạ xuống có cường độ và hướng thay đổi theo từng địa
phương. Các hoạt động phun trào và mạch phun nước nóng, các đợt động đất mạnh
nhất so với miền khác trong cả nước. Các quá trình bồi tụ và bóc mòn mạnh hơn,
hoạt động macma vẫn tồn tại, các hoạt động động đất vẫn tiếp tục diễn ra.
2.1.2.2. Địa hình
Tây Bắc là vùng núi, cao nguyên hiểm trở có mức độ chia cắt mạnh nhất nước
ta. Đó chính là hệ quả của quá trình phát triển địa chất kiến tạo. Địa hình Tây Bắc rất
phức tạp. Phía đông và đông bắc là khối núi Hoàng Liên Sơn, phía nam và tây nam là
dãy núi sông Mã nằm giữa hai khối núi khổng lồ là khối núi đá vôi chạy liên tục từ
Phong Thổ đến Lạc Thủy (Hòa Bình). Ở Tây Bắc, núi và cao nguyên chiếm 4/5 diện
15
Học phần: Địa lý tự nhiên Việt Nam 2
tích lãnh thổ, các dãy núi và cao nguyên chạy song song nhau theo hướng Tây Bắc –
Đông Nam trừ ở phía cực tây có nhiều mạch núi rẽ theo hướng Đông Bắc.
Ở phía Đông và Đông Bắc của Tây Bắc là dãy núi cao Hoàng Liên Sơn đồ sộ
nằm thành một khối chắc nịch dài 180 km từ biên giới Trung Quốc đến Vạn Yên
rộng 30 km, trong đó có một nơi hạ thấp xuống đến 1069m ở đèo Khau Cọ. Các đỉnh
núi đều cao từ 2800m đến trên 3000m. Trong đó có đỉnh Phanxipang cao nhất
(3143m). dãy Hoàng Liên Sơn chạy dài liên tục thành một dải theo hướng Tây Bắc –

Đông Nam có đỉnh sắc nhọn như rang cưa. Tuy nhiên, trong khu vực núi cũng có
những bán bình nguyên khá bằng phẳng. Dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn là những
bồn địa Than Uyên, Nghĩa Lộ, Quang Huy.
Vùng Hoàng Liên Sơn còn có những thung lũng sông mở rộng trong đó đất phù
sa khá màu mỡ như thung lũng Mường Hum, thượng lưu sông Nậm Tà.
Về phía Tây và Tây Nam của vùng Tây Bắc lại là những núi trung bình. Đó là
dãy sông Mã dài 500 km tỏa rộng cả Sầm Nưa (Lào) và lan đến tận Thanh Hóa. Ở
đây có nhiều đỉnh cao 1800m với đỉnh Pu Đen Đinh (1886m), Pu Sam Sao (1897m).
Trong khu vực có nhiều nền móng cổ nhiều đứt gãy, đặc biệt là đứt gãy Lai Châu –
Điện Biên. Địa hình ở đây khá đồng nhất với mạng lưới xâm thực dày, khe sâu, sườn
dốc, có xen kẽ một số địa hình bằng phẳng rộng như Mường Nhé.
Nằm giữa hai khối núi khổng lồ kề trên là một dãy núi đá vôi xen núi sa diệp
thạch chạy liên tục từ Phong Thổ qua Sín Hồ, Tuần Giáo (Lai Châu), Thuận Châu,
Mai Sơn, Yên Châu (Sơn La) về Yên Lạc, Lạc Thủy (Hòa Bình).
Địa hình Tây Bắc nói chung thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp, cây công
nghiệp dài ngày, chăn nuôi đại gia súc và khai thác khoáng sản và tiềm năng thủy
điện, song ít thuận lợi hơn đối với sản xuất nông nghiệp. Địa hình dốc, hiểm trở, mưa
lớn mgaay nhiều trở ngại cho phát triển giao thong, mở mang, giao lưu kinh tế với
các vùng trong nước .
2.1.2.3. Khí hậu
Vị trí địa lý và địa hình phức tạp đã chi phối tác động của hoàn lưu khí quyển
tạo nên những dị thường về khí hậu và sự phân hóa khí hậu trong khu. Vùng Tây Bắc
có khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa. Do vị trí nằm xa nhất về
phía Tây của lãnh thổ, khu Tây Bắc có độ lục địa lớn nhất và ít chịu ảnh hưởng trực
tiếp của biển. Gió mùa Đông Nam vào khu Tây Bắc theo thung lũng sông chỉ mang
16
Học phần: Địa lý tự nhiên Việt Nam 2
mưa ở phần phía nam của khu. Các dãy núi lớn theo hướng tây bắc – đông nam, ngăn
chạn tác động trực tiếp của gió mùa đông bắc về mùa đông và gió mùa tây nam vào
mùa hạ. Bức chắn Hoàng Liên Sơn khiến cho khu vực Tây Bắc bị ảnh hưởng của gió

mùa Đông Bắc yếu hơn hẳn so với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Gió mùa cực hút
theo thung lũng sông Đà đã bị biến tính nhiều, số ngày có mưa phùn ít hơn hẳn các
khu vực Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.
Về chế độ nhiệt, tháng nóng nhất từ tháng 6 đến tháng 8, lạnh nhất tháng 11 –
12. Biên độ nhiệt giữa ngày và đêm ở vùng cao nguyên và núi cao lớn hơn các thung
lũng. Do có dãy chắn Hoàng Liên Sơn chắn gió mùa Đông Bắc, nhiệt độ mừ đông ở
Tây Bắc thường cao hơn Đông Bắc từ 1-2
o
C(ở cùng độ cao). Mùa hè ở Tây Bắc đến
sớm hơn và kết thúc muộn hơn, do ảnh hưởng sớm và nhiều hơn của áp thấp nóng
phía Tây.
Bảng 4: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm ở khu Tây Bắc
Địa điểm Độ cao(m) Năm Tháng 1 Tháng 7
Nhiệt độ tuyệt đối
Thấp nhất Cao nhất
Hồi Xuân 82 22.5 17.0 27.6 3.6 41.6
Lai Châu 125 23.0 17.2 26.6 4.9 42.5
Điện Biên 480 21.7 15.7 25.6 -0.4 38.6
Sơn La 676 21.0 14.4 24.8 -0.8 37.1
Sa Pa 1570 15.3 8.5 19.9 -2.0 30.0
Chế độ mưa: Khu vực Tây Bắc có lượng mưa lớn, bình quân từ 1800 – 2500
mm/năm. Do ảnh hưởng của địa hình mà luongj mưa trên một số khu vực có sự khác
nhau: 2400 – 2800 mm/năm ở Mường Tè, Sín Hồ, 1800 – 2500 mm/năm ở Phong
Thổ, 1600 – 1800 mm ở cao nguyên Sơn La, Mộc Châu,…
Lượng mưa phân bố không đều trong năm, thường tập trung vào các tháng mùa
hè, chiếm 78 - 85% lượng mưa cả năm. Tháng 6,7 có lượng mưa lớn nhất (>300
mm/tháng). Tổng số ngày mưa trung bình trong năm biến động từ 114 – 118 ngày.
Các hiện tượng thời tiết đặc biệt ở Tây Bắc là gió Lào, gió địa phương. Đây là
loại gió nóng khô, gây hạn hán, hỏa hoạn, làm trở ngại cho sản xuất và sinh hoạt.
Mưa đá thường xuyên xuất hiện trong mùa hè, sương muối và bang giá xuất hiện

trong mùa đông.
2.1.2.4. Thủy văn
17
Học phần: Địa lý tự nhiên Việt Nam 2
Toàn bộ khu Tây Bắc
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.1.3.1. Đặc điểm dân cư và lao động
2.1.3.2. Hệ thống cơ sở hạ tầng – cơ sở vật chất kĩ thuật
2.2. Thực trạng thảm họa động đất ở khu vực Đông Nam Á
Cho đến nay, các danh mục động đất trên lãnh thổ Tây Bắc Việt Nam ghi nhận
767 trận động đất có Magnitude Ms
3
3 chiếm gần 2/3 tổng số động đất xảy ra trên
toàn lãnh thổ Việt Nam có tính động đất cao nhất. Chỉ tính riêng trong thế kỉ XX hầu
hết các trận động đất mạnh nhất xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam đều tập trung ở khu
vực Tây Bắc.
Hình : Bản đồ các vùng phát sinh động đất mạnh khu vực Tây Bắc
18
Học phần: Địa lý tự nhiên Việt Nam 2
Bảng : Các vùng phát sinh động đất M
3
5 khu vực Tây Bắc
Tên vùng M
max
M
min
B H(km)
Sông Hồng – Sông Chảy
Nghĩa Lộ - Hòa Bình
Phong Thổ

Mường La – Chợ Bờ
Sông Đà
Sơn La
Hạ lưu Sông Mã
Sông Mã – Phu Mây Tun
Lai Châu – Điện Biên
Mường Tè
Mường Nhé
6,0
5,5
5,5
5,5
5,5
7,0
5,5
7,0
6,0
5,5
5,5
4,5
4,5
4,5
4,5
4,5
4,5
4,5
4,5
4,5
4,5
4,5

0,93
0,78
0,78
0,78
0,78
0,78
0,78
0,78
0,78
0,78
0,78
17
12
12
12
22
12
22
12
12
12
12
2.1.1. Động đất Điện Biên (1935)
Động đất Điện Biên xảy ra vào 23 giờ 22 phút ngày 01 tháng 11 năm 1935 tại
khu vực phía Đông Nam thành phố Điện Biên, M = 6,8 độ Richter. Động đất gây hư
hại nặng các nhà máy xây tại Điện Biên, Sơn La. Đại bộ phận các tường nhà bị nứt
nẻ. Tại các vùng chấn tâm, người ta quan sát thấy nứt đất rộng tới 20cm và đoạn dài
nhất có thể đạt tới 50m. Chấn động cấp 7 quan sát tại Lai Châu và gây hư hại một ít
nhà cửa. Magnitude động đất là khoảng 6,8 độ Richter, độ sâu chấn tiêu là 25km.
2.1.2. Động đất Tuần Giáo (1983)

Động đất Tuần Giáo là một trận động đất mạnh, xảy ra vào hồi 14 giời 18 phút,
ngày 24 tháng 06 năm 1983 trong vùng núi cách thị trấn Tuần Giáo về phía Bắc
khoảng 11km. Magnitude của động đất được xác định là Ms = 6,7 độ Richter. Cường
độ chấn động tròng vùng cực động I
0
= 8 – 9. Động đất đã gây thiệt hại cho Tuần
Giáo: trong số ngôi nhà gạch cấp IV thì có khoảng 30% bị hư hại nặng, phần lớn số
còn lại bị hư hại vừa. Chỉ có nhà gỗ, nhà tre và nhà mái tranh mới không bị hư hại.
19
Học phần: Địa lý tự nhiên Việt Nam 2
Động đất cũng gây ảnh hưởng đến các thị trấn, thành phố Lai Châu, Sơn La, Tủa
Chùa, Quỳnh Nhai, Điện Biên. Động đất cũng gây ra hiện tượng biến dạng bề mặt địa
hình sụt lỡ lớn trong các dãy núi trong vùng chấn tâm vùi lấp tới 200 ha ruộng lúa
trong cả thung lũng và nhiều đoạn đường giao thông, nứt đất rộng tới 20 km từ Pú
Nhung đến Mường Mùn, nứt đất với kích thước với kích thước nhỏ và sụt đất xảy ra
nhiều nơi trong vùng chấn tâm, nhiều mạch nước bị mất và cũng xuất hiện nhiều
mạch nước mới. Đá lở làm hàng chục người chết. Động đất gây chấn động mạnh trên
những vùng rộng lớn Tây Bắc, Đông Bắc, Lào, Trung Quốc. Chấn động cấp 8 xảy ra
trên diện tích 1500km
2
, cấp 7 xảy ra trên 13000km
2
.
2.2.3. Động đất ở Thin Tóc (2001)
Ngày 19 tháng 2 năm 2001, hồi 22 giờ 52 phút tại khu vực biên giới Việt – Lào,
giáp với thành phố Điện Biên đã xảy ra động đất với Magnitude 5,3 độ Richter. Chấn
tâm động đất được xác định theo số liệu mạng lưới đài trạm Việt Nam và quốc tế
cũng như qua điều tra thực địa và nằm tại khu vực Thin Tóc, phần đuôi Tây – Nam
của đới đứt gãy Lai Châu – Điện Biên.
Mức độ phá hủy của động đất là khá lớn, gây thiệt hại về nhà ở của nhân dân tại

khu vực Điện Biên, ước tính hàng trăm tỷ đồng. Đây là động đất được ghi đầy đủ
nhất trên mạng lưới trạm đị chấn mở rộng phân bố khá đồng đều trên lãnh thổ Vệt
Nam. Chấn tâm động đất của Thin Tóc nằm trên đới động đất Lai Châu – Điện Biên
năm 1935 (M
s
= 6,8), nơi mà các nhà địa chấn Việt Nam cho là có nguy cơ động đất
lớn nhất trên lãnh thổ Việt Nam (M
max
= 6,5 – 7,0).
2.2.4. Động đất ở Sơn La (2010)
Động đất xảy ra sang sớm 31/12/2010 tại tỉnh Sơn La được đánh giá là trận
động đất lớn nhất Việt Nam năm 2010. Theo Viện vật lý Địa cầu, một trận động đất
mạnh 5,2 độ Richter xảy ra sang 31/12/2010 ở độ sâu 25 – 17km khu vực huyện sông
Mã, tỉnh Sơn La. Cư dân sống các huyện lân cận như Mường La, Bắc Yên cũng cảm
nhận được sự lung lắc nhẹ.
Đến 4 giờ 44 phút sáng cùng ngày,xảy ra động đất thứ hai mạnh 4 độ Richter ở
độ sâu 12km cũng gần vị trí trên và được cho là dư chấn của trận thứ nhất.
Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh Sơn La cho biết chưa ghi nhận thiệt hại gì về
người và của từ động đất này, kể cả khu vực thủy điện Sơn La, nơi đập chắn được
20
Học phần: Địa lý tự nhiên Việt Nam 2
thiết kế chịu được động đất cấp 9. Đây được xem là trận động đất lớn nhất nước ta
trong năm 2010.
2.3. Nguyên nhân xảy ra động đất ở khu vực Tây Bắc
Động đất dù lớn nhỏ đều tập trung chủ yếu trong đới phá hủy của các đứt gãy
đang hoạt động của Tây Bắc, phản ánh mối quan hệ chặt chẽ giữa tính động đất và
cấu trúc kiến tạo.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa hoạt động động đất và bình đồ kiến tạo – địa
động lực hiện đại Tây Bắc thấy rằng điều kiện phát sinh động đất để dự báo các vùng
có khả năng xảy ra động đất mạnh trong điều kiện kiến tạo nhất định sau:

- Đứt gãy kiến tạo
- Các khu vực tích lũy ứng suất cao liên quan với đặc điểm cấu trúc tách giãn
địa hào được lấp đầy bởi trầm tích
2.4. Hậu quả xảy ra động đất ở khu vực Đông Nam Á
2.4.1. Sụp đổ nhà cửa, công trình
Khả năng chịu đựng sự dao động của các kết cấu xây dựng có giới hạn. Khi sự
dao động vượt quá giới hạn cho phép, các công trình sẽ bị nứt nẻ, sụp đổ gây ra
những tổn thất lớn về của tính mạng và kinh tế. Tổn thất tính mạng thường rất lớn
nếu động đất xảy ra ban đêm và không được dự báo tốt.
2.4.2. Cháy nổ
Cháy nổ sẽ gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong khu vực dân cư có các
hệ thống dẫn khí đốt và truyền tải điện phát triển. Cháy nổ gây tổn thất lớn về kinh tế
và nhân mạng, chiếm 95% tổn thất do động đất.
2.4.3. Ô nhiễm môi trường – dịch bệnh
Mặt đất rung động và biến dạng dẫn đến sự phá vỡ các kho chứa chất độc hại,
các cơ sở dầu khí,… Các chất đọc hại bị đổ vào môi trường gây ô nhiễm trên diện
rộng và hậu quả có thể kéo dài trong nhiều năm. Môi trường bị ô nhiễm và dịch bênh
có thể phát sinh gây nhiều tổn thất.
2.4.3. Nền đất bị rung động làm tăng độ khe nứt và độ lỗ rỗng trong đất đá kéo
theo sự gia tăng hệ số thấm của nền. Kết quả các hồ chứa lớn, các đê sông có thể bị
nứt vỡ làm nước sông tràn bờ gây lũ lụt. Bên cạnh đó, sự biến dạng – hạ thấp mặt đất
– tạo những vùng trũng tích nước.
2.4.6. Sóng thần
21
Học phần: Địa lý tự nhiên Việt Nam 2
Sóng thần là những đợt sóng cao không kèm theo mưa bão, xuất hiện đột ngột,
lan truyền rất nhanh, tàn phá nặng nề vùng biển và ven biển. Ngoài ra, sóng thần còn
phát sinh khi họa động núi lửa ngầm dưới đáy biển bị chuyển dịch. Ví dụ, động đất ở
Sumattra 2004 đã gây ra sóng thần rất cao ở Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và tác
động đến 10 nước ở Nam Á và Đông Phi.

2.4.6. Trượt lở
Thường xảy ra ở các triền dốc, nơi có khối nền cấu tạo bằng vật liệu gắn kết. Sự
rung động mặt đất làm suy yếu hoạt phá hủy những liên kết cấu trúc trong đất làm
giảm hệ số ổn định của nền đất , dẫn tới các khối đá bị đổ nhào hay bị trượt.
22
Học phần: Địa lý tự nhiên Việt Nam 2
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ ĐỘNG ĐẤT Ở KHU VỰC
ĐÔNG NAM Á
3.1. Dự báo quy mô rung động và vùng động đất
3.1.1. Dự báo quy mô động đất
Quy mô động đất được dự báo trên cơ sở cường độ rung động (M) của
những động đất lịch sử, độ sâu tâm trong (dự báo) và đặc điểm nền đất.
- Vùng có cấu trúc nền vững chắc, quy mô rung động yếu nhung bán kính
lan truyền chấn động lớn. Ngược lại, vùng có cấu trúc nền không vững chắc, quy
mô rung động sẽ mạnh, nhưng bán kính lan truyền nhỏ.
- Chấn tâm nông thì quy mô rung động sẽ lớn, nhưng bán kinh vùng ảnh
hưởng trực tiếp sẽ nhỏ hơn.
3.1.2. Quy mô vùng động đất
Quy mô vùng động đất thay đổi theo vị trí chấn tâm. Kích thước của vùng
bị động đất cũng phụ thuộc vào cấu trúc địa chất và thành phần khối nền. Ngoài
việc xác định bán kính vùng bị động đất còn phải chú ý đến bán kính vùng bị
ảnh hưởng động đất – vùng có khả năng xuất hiện các dư chấn và tai biến [8].
3.1.3. Lập bản đồ phân vùng quy mô rung động
Bản đồ phân vùng quy mô rung động là bản đồ phân vùng lãnh thổ theo
các cấp độ rung động của nền tương ứng với độ sâu tâm trong, cường độ động
đất và độ sâu tâm trong, cường độ động đất và tần suất xuất hiện của động đất.
Như vậy, bản đồ phân vùng rung động được xây dựng trên cơ sở thống kê động
đất lịch sử, cấu trúc địa chất vùng và đặc điểm khối nền. Bản đồ phân vùng quy
mô rung động là công cụ để quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bố trí các công
trình trên bề mặt và xác định các tiêu chuẩn thiết kế các công trình xây dựng.

Bản đồ này cùng là cơ sở dự báo các dạng tai biến động đất, liên quan đến các
cấp quy mô rung động khác nhau, do vậy cũng là cơ sở để xây dựng kế hoạch
ứng cứu tai biến động đất [8].
3.2. Các biện pháp giảm thiểu tổn thất do tai biến động đất
Tai biến động đất gây nhiều tổn thất về người và tài sản. Vì vậy, trên những
vùng lãnh thổ có rủi ro tai biến động đất, con người luôn tìm những biện pháp để
giảm thiểu tổn thất. Có những quy định chặt chẽ về thiết kế cơ sở hạ tầng và các công
23
Học phần: Địa lý tự nhiên Việt Nam 2
trình xây dựng nhằm chống đổ vỡ tương ứng với cấp quy mô rung động của vùng.
Một số biện pháp nhằm giảm thiểu tổn thất đã và đang được áp dụng là:
3.2.1. Biện pháp giảm thiểu sự sụp đổ
Nhằm giảm thiểu sự đổ vỡ của công trình, ngoài việc chọn vật liệu có kết cấu
chịu đựng được sự rung động thì việc thiết kế công trình chịu đựng sự dao động là
một trong những biện pháp quan trọng. Ba nguyên tắc cơ bản trong thiết kế công
trình chịu được dao động là:
7. Cô lập công trình với sóng địa chấn.
8. Bổ sung bộ phận giảm chấn/ hấp thụ năng lượng.
9. Kiểm soát chủ động.
Theo nguyên tắc kiểm soát chủ động, người ta thiết kế hệ thống điều chỉnh dao
động trên đỉnh của các công trình cần ưu tiên bảo vệ. Hệ thống này điều chỉnh dao
động của khối kiến trúc theo chiều ngược lại với dao động của nền để triệt tiêu dao
động của nền.
Theo nguyên tắc cô lập và giảm chấn, người ta thiết kế hệ thống giảm sốc bên
dưới các công trình và bộ phận hấp thụ năng lượng ở dạng khung trụ chống.
3.2.1. Biện pháp giảm thiểu cháy nổ
Thiết kế vạn năng tự động cho hệ thống cấp nước và khí đốt. Các hệ thống van
này sẽ tự động khóa đường dẫn của khí đốt và khí đốt khi sự rung động của mặt đất
vượt quá ngưỡng an toàn cho phép.
3.2.1. Biện pháp giảm thiểu đứt vỡ hệ thống đường ống

Thiết kế phân đoạn đường ống, sử dụng các đầu nối mềm chịu được sự xê dịch
không đều của nền (tương tự như thiết kế đường ống trên vùng có cấu trúc nên phức
tạp, đặc điểm địa chất công trình có biến động lớn).
3.2.1. Biện pháp giảm thiểu thiệt hại về người
Xây dựng quy trình diễn tập ứng phó với trình trạng khẩn cấp, bao gồm phương
pháp báo động, giáo dục ý thức ứng phó tai biến cho cộng đồng dân cư. Mọi người
cần phải có những hiểu biết nhất định về động đất, thông qua đọc sách, theo dõi các
mục giới thiệu trên phương tiện truyền thông đại chúng và những cuộc trao đổi kiến
thức với những người khác. Sinh viên, học sinh, nhân viên các công ty, viên chức nhà
nước nên theo dõi thường xuyên các chương trình về an toàn động đất. Những người
lãnh đạo các công ty xây dựng, các kỹ sư chịu trách nhiệm về kỹ thuật an toàn cần có
24
Học phần: Địa lý tự nhiên Việt Nam 2
kiến thức sâu về an toàn động đất cho công trình các loại khác nhau. Cũng nên thực
tập báo động trong các trường học để phòng khi động đất xảy ra trong giờ học .
25

×