Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu 10 quy tắc vàng cho ăn, uống với người Đái tháo đường pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.71 KB, 7 trang )

10 quy tắc vàng cho ăn, uống với
người Đái tháo đường

Chế độ ăn, uống cân bằng không chỉ cung cấp cho bạn đầy đủ chất
dinh dưỡng cần thiết mà còn giúp phòng ngừa một số loại bệnh như: béo phì,
đái tháo đường, xơ vữa động mạch, đau dạ dày…

Bạn muốn khỏe như lực sĩ và đẩy lùi mọi bệnh tật? Hãy tuân thủ 10
quy tắc sau:

1. Giảm và duy trì cân nặng ở mức độ mà bạn mong muốn.
2. Giảm lượng chất béo vào cơ thể, đặc biệt là chất béo bão hòa (là loại chất
béo làm tăng lượng cholesterol trong máu).
3. Đảm bảo đủ lượng chất béo chưa bão hòa đơn và chưa bão hòa đa ( là
loại chất béo làm giảm lượng cholesterol trong máu).
4. Giảm lượng thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao.
5. Tăng lượng chất xơ.
6. Sử dụng đường và thực phẩm có hàm lượng carbohydrat một cách điều
độ.
7. Sử dụng ít muối.
8. Ăn đa dạng các loại thực phẩm.
9. Chỉ uống đồ uống có cồn một cách vừa phải.
10. Uống đủ nước và các đồ uống khác. Nhưng lưu ý không nên uống quá
nhiều nước. Trong điều kiện bình thường, một ngày cơ thể cần khoảng 40ml
nước/kg cân nặng, do vậy một người nên uống trung bình từ 2-2,5 lít nước/ngày.
Nếu vượt quá mức này, cơ thể ngoài việc thải các sản phẩm chuyển hóa, các chất
độc hại, sẽ thải luôn các dưỡng chất và các nguyên tố vi lượng ra ngoài, đồng thời
gây hại cho thận.
Sự lựa chọn thức ăn có lợi cho sức khỏe bao gồm:

Chất béo, dầu và đậu phộng


- Hạt hướng dương, dầu olive và dầu đậu nành.
- Bơ thực vật mềm (kiểm tra nhãn hàng để xem có chất béo hay không).
- Quả hạnh, quả hồ đào, đậu phộng.
Thịt, cá và các loại gia cầm:
- Chỉ nên ăn thịt nạc.
- Khẩu phần ăn phải là 90 – 120g/ngày.
- Ăn thịt gà không có da.
- Ăn cá ít nhất 2 lần/tuần.
- Các loại động vật có vỏ (tôm, cua), nhưng hạn chế ăn tôm panda, tôm
hùm và trứng cá muối vì những loại thực phẩm này chứa hàm lượng cholesterol
cao.
Đậu lăng và các loại đậu khô:
- Tất cả các loại đậu lăng, đậu Hà Lan.
- Đậu nướng và các loại đậu đóng hộp khác.
Trứng:
- Ăn tối đa 4 lòng đỏ trứng/tuần và giảm lượng thức ăn khác chứa
cholesterol nếu bạn ăn lòng đỏ trứng.
Sữa và các sản phẩm từ sữa:
- Sữa ít béo và không kem.
- Sữa chua ít béo hoặc không có chất béo.
- Phomat ít béo và phomat làm từ sữa đã gạn kem.
- Nước sữa ít béo.
Bánh mỳ và ngũ cốc:
- Bánh mỳ nâu, hoàn toàn bằng lúa mỳ và có lượng carbohydrate thấp.
- Yến mạch, ngô.
- Ngũ cốc có hàm lượng chất xơ cao, chất béo thấp cho bữa sáng.
- Bánh quy hoàn toàn từ lúa mỳ có hàm lượng chất béo thấp.
- Gạo và mỳ ống.
Rau và hoa quả:
- Ăn ít nhất 5 phần rau và hoa quả mỗi ngày.

- Chọn hoa quả tươi thay vì nước ép trái cây.
- Sử dụng bơ và oliu một cách điều độ.
Đồ uống:
- Trà và café không đường, nước ép hoa quả không đường.
- Sử dụng nước giải khát có đường một cách điều độ.
- Sử dụng nước trái cây một cách điều độ.
- Bạn không nên uống quá 240ml rượu/ngày và cũng không uống quá
680ml bia/ngày.
Bạn cần tránh dùng rượu nếu bị cao huyết áp hoặc tăng cân.
Tráng miệng
- Chọn hoa quả tươi, thạch, sữa trứng không kem, sữa chua ít hoặc không
có chất béo, kem trái cây, sữa chua hoa quả.
Tránh những thực phẩm sau:
Chất béo và dầu
- Bơ
- Bơ thực vật được đóng thành bánh, mỡ đã qua chế biến
- Tất cả đồ ăn rán
- Dừa hoặc bánh quy chứa dừa
- Xốt mayonise
Thịt, cá và các loại gia cầm
- Thịt bò, thịt lợn và thịt cừu mỡ
- Các loại thịt được chế biến như: xúc xích…
- Các loại thực phẩm như: gan, bầu dục…
- Thịt và pate đóng hộp.
- Các loại thực phẩm bán sẵn như: gà rán và hambuger.
- Các loại thực phẩm nhiều mỡ như: bánh rán.
Sữa và các sản phẩm từ sữa
- Sữa nguyên kem.
- Sữa đặc.
- Kem, cà phê, trà nhiều kem.

- Kem và sữa chua nguyên kem.
- Phomat nguyên kem.
Bánh mỳ và ngũ cốc
- Bánh mỳ trắng và bánh cuộn.
- Ngũ cốc nguyên chất.
- Đồ ăn nhanh có vị mặn, hàm lượng chất béo cao.
- Bánh quy, bánh gato, pudding, socola, kẹo mềm.
- Khoai tây chiên và các loại đồ ăn nhanh có vị mặn khác

×