Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN DƯỢC BỆNH VIỆN ĐIỀU KIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ THUỐC BỆNH VIỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.47 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BUÔN MA THUỘT
KHOA DƯỢC
BỘ MÔN QUẢN LÝ DƯỢC

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN DƯỢC BỆNH VIỆN

ĐIỀU KIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ THUỐC
BỆNH VIỆN.

Năm 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BUÔN MA THUỘT
KHOA DƯỢC
BỘ MÔN QUẢN LÝ DƯỢC

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN DƯỢC BỆNH VIỆN

ĐIỀU KIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ THUỐC
BỆNH VIỆN.

Giảng viên giảng dạy: PGS.TS. Phạm Đình Luyến
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Tường Đan Vi
Lớp:

17DA1

MSSV:

17DA041001


Năm 2021


Nhận xét của Giảng viên
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………...


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN…………………………………………………………………………1
ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………………2
I.CĂN CỨ PHÁP LÝ………………………………………………………………….3
II.KHÁI NIỆM VÀ MỘT SỐ QUY CHẾ……………………………………………..4
2.1. Khái niệm bệnh viện…………………………………………………………........4
2.2. Phân loại bệnh viện……………………………………………………………......4
2.3. Nhiệm vụ của dược bệnh viện………………………………………………….....5
2.4. Cơ cấu tổ chức của bệnh viện ..……………………………………………….......7
2.5. Một số quy chế bệnh viện ..………………………………………………….........7
2.6. Nhà thuốc bệnh viện ...………………………………………………………….....9
III.NỘI DUNG……………………………………………………………………........9
3.1. Các thủ tục pháp lý và yêu cầu thực hiện khi mở nhà thuốc bệnh viện……….......9
3.2. Nội dung hoạt động và yêu cầu quản lý nhà thuốc bệnh viện…………………....13
IV- KẾT LUẬN……………………………………………………………………….17


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tiểu luận này, lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
Trường Đại học Buôn Ma Thuột, đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng
viên bộ môn Dược Trường Đại học Bn Ma Thuột PGS.TS. Phạm Đình Luyến đã
dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa
qua dù cho tình hình dịnh bệnh Covid 19 đang diễn biến phức tạp. Do thời gian cịn
hạn chế cùng với trình độ cịn hạn chế nên bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những
thiếu sót và nhiều chỗ cịn chưa chính xác, kính mong được thầy xem xét và góp ý để
bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

Buôn Ma Thuột, ngày 29/09/2021

1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngành Dược là ngành học kết hợp nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó cơ bản
nhất là hóa học và sinh học - hai ngành trọng yếu mà người ta dùng kiến thức của nó
để nghiên cứu và sản xuất ra các dược phẩm phục vụ cho sức khỏe con người, đồng
thời đảm bảo việc sử dụng thuốc an tồn, hợp lý và hiệu quả trong cơng tác điều trị
cho bệnh nhân.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và rất nhiều quốc gia trên Thế giới đã thừa nhận vai trò
then chốt của người dược sĩ trong vấn đề sử dụng thuốc chính xác, an tồn, hiệu quả
và kinh tế. Dược sĩ là người làm công tác chuyên môn về Dược, được trang bị đầy đủ
các kiến thức khoa học liên quan đến dược và kiến thức dược học cơ sở. Trong xã hội
phát triển ngày nay, đòi hỏi bên cạnh việc học, người dược sĩ cũng cần phải vận dụng
những kiến thức đã được học để tìm tịi, nghiên cứu và sáng tạo ra những phương
thuốc mới phục vụ tốt quá trình điều trị cho con người.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tế đó cùng với những kiến thức đã tích lũy được trong q
trình học tập, để hiểu rõ hơn về cách thức quản lý và tổ chức của nhà thuốc bệnh viện
nên em đã viết bài tiểu luận “ĐIỀU KIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA NHÀ
THUỐC BỆNH VIỆN”

2


I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
Viết theo tài liệu tham khảo trong phụ lục I của quy định số 243/QĐ-ĐHBMT.
Căn cứ Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật Dược số 34/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ Y tế.
Điều 136 Nghị định số 54/NĐ-CP ngày 08/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều và biện pháp thi hành Luật dược;
Khoản 76 Điều 5 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của Bộ Y tế;
Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 15/2019/TT-BYT ngày 11/7/2019 của Bộ Y tế quy định
việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập,
(1) Theo nguồn của Bệnh viện 115.
II. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ QUY CHẾ
2.1. Khái niệm bệnh viện
Bệnh viện là một cơ sở y tế được thành lập hợp pháp, thực hiện nhiệm vụ theo đúng
quy định của pháp luật, chủ yếu liên quan đến sức khỏe con người.
2.2. Phân loại bệnh viện:
3


2.2.1. Theo chế độ sở hữu (thành phần kinh tế)
Bệnh viện công: Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên
Bệnh viện tư: Bệnh viện đa khoa Thiện Hạnh
2.2.2. Theo chức năng, nhiệm vụ
Bệnh viện đa khoa: BVĐK Thiện Hạnh, BVĐK vùng Tây nguyên, BVĐK thành phố
Buôn Ma Thuột.
Bệnh viện chuyên khoa: bệnh viện mắt, bệnh viện nhi, bệnh viện lao.
2.2.3. Theo phương pháp điều trị
Bệnh viện tây y.
Bệnh viện đông y: dùng biện pháp châm cứu, xoa bóp, khơng xâm lấn, dung quân thần
tá sứ. vd Bệnh viện Y học cổ truyền
2.2.4. Theo hạng bệnh viện (theo thông tư số 23/2005/ TT- BHYT)

Bệnh viện hạng đặc biệt: bệnh viện Bạch Mai, Đa Khoa TW Huế, BV 108, BV Chợ
Rẫy
Bệnh viện hạng I: BVĐK vùng tây nguyên
Bệnh viện hạng II: BV Thiện Hạnh
Bệnh viện hạng III: BV Buôn Ma Thuột.
2.2.5. Theo cơ quan quản lý
BV trực thuộc ngành y tế: trực thuộc BYT, SYT
Bệnh viện trực thuộc ngành vũ trang nhân dân: Bệnh Viện TW 108, 103, trực thuộc
quân khu 7: trực thuộc bộ quốc phịng, bộ cơng an.
Bệnh viện trực thuộc ngành y tế kĩ thuật khác: Bệnh viện cao
2.2.6. Phân loại theo tuyến y tế
Tuyến TW tuyến 1: BYT BV chợ rẫy, BV Thống Nhất
4


Tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tuyến 2: SYT
Tuyến huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh tuyến 3: SYT: BVĐK TP BMT
2.2.7. Phân loại bệnh viện theo nguồn gôc đầu tư
BV trong nước, BV liên doanh, BV nước ngoài
2.3. Nhiệm vụ của dược bệnh viện
2.3.1. Khám bệnh, chữa bệnh:
BV là nơi tiếp nhận mọi người bệnh đến cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú, ngoại
trú theo chế độ chính sách Nhà nước quy định. Tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận
sức khỏe theo quy định của Nhà nước.
2.3.2. Đào tạo cán bộ:
Bệnh viện là cơ sở thực hành để đào tạo cán bộ y tế. các thành viên trong bệnh viện
phải mẫu mực trong thực hiện quy chế bệnh viện và quy định kỹ thuật của bệnh viện.
bệnh viện là cơ sở thực tế thực tế cho học sinh sinh viên, các trường trung cấp cho đại
học y dược.
2.3.3. Nghiên cứu khoa học:

Bệnh viện là nơi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học
công nghệ vào việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người bệnh.
2.3.4. Phịng bệnh:
BV cũng có nhiệm vụ là phịng bệnh vì BV là nơi tồn tại của tất cả các nhóm xã hội,
nơi phát sinh các nguồn ơ nhiễm, nơi có những chủng loại vi khuẩn đề kháng kháng
sinh do đó ngồi nhiệm vụ khám chữa bệnh thì bệnh viện cũng phải thường xun
phịng bệnh, kiểm sốt bệnh, truyền thơng giáo dục sức khỏe cho các người bệnh.
2.3.5. Chỉ đạo tuyến:

5


Hệ thống bệnh viện được tổ chức theo tuyến kỹ thuật. tuyến trên có trách nhiệm chỉ
đạo kỹ thuật cho tuyến dưới.
2.3.6. Hợp tác quốc tế:
Các bệnh viện có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động, hợp tác quốc tế, kể cả các hoạt
động thiện nguyện với mục đích phịng chữa bệnh cho nhân dân theo đúng các quy
định của Nhà nước.
2.3.7. Quản lý kinh tế:
Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh
viện tường bước tổ chức thực hiện việc hạch tốn chi phí về khám bệnh, chữa bệnh
trong bệnh viện.
2.4. Cơ cấu tổ chức của bệnh viện
Tất cả các bệnh viện đều phải có: ban giám đốc bệnh viện, các tổ chức chính trị, xã hội
nghề nghiệp, hội đồng đạo đức, hội đồng người bệnh, hội đồng khoa học, đội đồng
thuốc và điều trị.
Hạ tầng cơ sở tất cả các bệnh viện đều chia thành 2 khối tổ chức
Phòng chức năng: công tác quản lý hồ sơ, cung ứng các nguồn lực (nhân sự, cơ sở vật
chất, tài chính).
Khoa chuyên môn: thực hiện công tác khám chữa bệnh trong bệnh viện (khối lâm sản

và khỏi cận lâm sàng).
Tùy theo quy chế tạo bộ Y tế ban hành,mỗi loại bệnh viện có các khoa phịng khác
nhau.
2.5. Một số quy chế bệnh viện
2.5.1. Quy chế họp tại khoa dược bệnh viện
2.5.1.1.Họp giao ban hàng ngày.
15 phút đầu giờ làm việc buổi sáng
Chủ trì: Trưởng khoa Dược bệnh viện
Thành phần tất cả các thành viên trong Khoa Dược.
6


Nội dung triển khai công việc hằng ngày hoặc hàng tuần
2.5.1.2. Họp hàng tuần
Chiều thứ năm hàng tuần
Chủ trì: Trưởng khoa Dược bệnh viện
Thành phần tất cả các thành viên trong Khoa Dược.
Nội dung kiểm điểm công tác trong tuần và triển khai công việc của tuần sau
2.5.1.3. Họp hàng tháng
Chiều thứ 6 của tuần cuối tháng hàng tháng, không quá 1h
Chủ trì: Trưởng khoa Dược bệnh viện
Thành phần tất cả các thành viên trong Khoa Dược.
Nội dung kiểm điểm công tác trong tháng và triển khai công việc qua tháng sau.
2.5.1.4. Họp sáu tháng đầu năm
Chiều thứ 6 của tuần thứ 3 của tháng 6
Nội dung triển khai công việc hằng ngày hoặc hàng tuần
2.5.1.5. Họp hàng tuần
Chiều thứ năm hàng tuần
Chủ trì: Trưởng khoa Dược bệnh viện
Thành phần tất cả các thành viên trong Khoa Dược.

Nội dung sơ kết công tác 6 tuần đầu năm xây dựng kế hoạch 6 tháng cuối năm và bình
bầu danh hiệu thi đua.
2.5.1.6. Họp tổng kết năm
Một buổi chiều của tuần thứ 3 tháng 12
Chủ trì: Trưởng khoa Dược bệnh viện
Thành phần tất cả các thành viên trong Khoa Dược.
Nội dung: tổng kết công tác năm, xây dựng kế hoạch năm sau, bình bầu danh hiệu thi
đua
2.5.2. Quy chế trang phục trong bệnh viện
Trang phục vụ được quy định hệ thống nhất cho các thành viên trong bệnh viện, kể cả
học viên, người làm vệ sinh, đồng bộ, trật tự, thẩm mỹ trong bệnh viện.

7


Trang phục y tế phải đảm bảo đồng bộ bao gồm: quần áo, mũ, giày hoặc dép đé bằng
và biển chức danh. Bệnh viện có trang bị gương lớn cho các khoa, phòng để chỉnh đốn
trang phục.
Các thành viên trong bệnh viện, học viên phải mặc trang phục theo quy định trong thời
gian làm việc và trực, người bệnh nội trú phải mặc quần áo bệnh viện.
2.5.2.1. Cấu trúc
2.5.2.1.1. Trang phục y tế: Phải thống nhất , đồng bộ theo chức danh về màu và kiểu
2.5.2.1.2. Số lượng : Các thành viên trong bệnh viện một năm được bệnh viện cấp hai
bộ trang phục
2.5.2.1.3. Màu và kiểu
2.5.2.1.3.1. Bác sĩ, dược sĩ: màu trắng, kiểu áo choàng, quần dài
2.5.2.1.3.2. Y tá (điều dưỡng) nữ hộ sinh, kỹ thuật viên màu trắng, kiểu:
Nam: áo ngắn, quần dài,
Nữ: áo ngắn, quần dài hoặc váy dài liền áo, mặc với tất dài,
2.5.2.1.3.3. Hộ lý và y công: màu xanh nước biển, kiểu áo ngắn, quần dài, nhưng do

phải khác kiểu với y tá (điều dưỡng).
2.5.2.1.3.4. Học viên thực tập: Tư trang bị trang phục y tế theo mẫu quy định cho từng
đối tượng công lác của bệnh viện phải đeo biển chức danh, phía trái ngực.
2.5.2.1.3.5. Viên chức làm việc tại khoa dinh dưỡng: Màu trắng, kiểu áo ngắn, quần
dài nhưng phải may khác kiểu với y tá (điều dưỡng), bên ngoài khác tạp dề màu xanh
công nhâ, mũ kiểu đầu bếp .
2.5.2.1.3.6. Người bệnh nội trú được trang bị đủ quần áo, bảo đảm sach, đủ ẩm, may
kiểu quần áo ngủ, yêu cầu một số khoa đặc biệt có màu riêng:
Khoa truyền nhiễm và khoa lao: màu xanh hịa bình
Khoa da liễu: màu xanh lá cây
8


Khoa phụ sản: áo váy màu trắng.
Khoa nội: màu quần áo vải hoa.
Các khoa còn lại: quần áo, vải kẻ sọc.
2.6. Nhà thuốc bệnh viện.
Nhà thuốc Bệnh viện là cơ sở bán lẻ trong khuôn viên bệnh viện, trực thuộc Giám đốc
và được Khoa dược bệnh viện tham mưu cho Giám đốc bệnh viện thực hiện các quy
định chuyên môn về dược. Nhiệm vụ: Phạm vi hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc
Bệnh viện là bán lẻ thuốc thành phẩm được lưu hành tại Việt Nam

III.NỘI DUNG
3.1. Các thủ tục pháp lý và yêu cầu thực hiện khi mở nhà thuốc bệnh viện.
3.1.1. Các thu tục pháp lý khi mở nhà thuốc bệnh viện.
Thông tư 15/2011/TT-BYT Quy định về tổ chức và hoạt động của cơ sở bản lẻ thuốc
trong bệnh viện.
Luật Dược số 2016-QH13
Nghị định số 188/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cầu tổ chức của Bộ Y tế

Nghị quyết số 71/2006/QH11 của Quốc hội ngày 29 tháng 11 năm 2006 phê chuẩn
Nghị định thư gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO)- ---Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 04 năm 2006 của Chính phủ quy định
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và
tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập
3.1.1.1. Đối với bệnh viện trực thuộc Bộ, bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương trừ các bệnh viện chuyên khoa tâm thần, điều dưỡng, phục hồi chức năng
tuyến tỉnh:

9


Giám đốc bệnh viện phải tự tổ chức cơ sở bán lẻ thuốc (nhà thuốc bệnh viện). Giám
đốc bệnh viện chịu trách nhiệm về hoạt động (bao gồm cả đảm bảo kinh phí) của cơ sở
bán lẻ thuốc.
3.1.1.2. Đối với bệnh viện chuyên khoa tâm thần, điều dưỡng, phục hồi chức năng
tuyến tỉnh; bệnh viện trực thuộc Y tế Ngành; bệnh viện tuyến huyện, quận, thị xã bao
gồm cả các Trung tâm Y tế huyện nơi khơng có Bệnh viện đa khoa huyện riêng; bệnh
viện đa khoa khu vực; bệnh viện chuyên khoa khu vực:
Khuyến khích bệnh viện tự tổ chức cơ sở bán lẻ thuốc. Giám đốc bệnh viện, Giám đốc
Trung tâm Y tế huyện chịu trách nhiệm về hoạt động (bao gồm cả đảm bảo kinh phí)
của cơ sở bán lẻ thuốc. Trường hợp không tự tổ chức được cơ sở bán lẻ thuốc, bệnh
viện có thể liên doanh, liên kết với doan nghiệp kinh doanh thuốc hoặc cá nhân tổ
chức cơ sở bán lẻ thuốc để đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho bệnh nhân.
3.1.2. Yêu cầu thực hiện khi mở nhà thuốc bệnh viện.
3.1.2.1. Điều kiện mở nhà thuốc bệnh viện.
Điều kiện mở nhà thuốc BV cũng là người phụ trách chuyên môn của nhà thuốc BV
phải có chứng chỉ hành nghề, cơ sở mở nhà thuốc bệnh viện cũng phải có giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh và giấy chứng nhận đủ điều kiện bán lẻ thuốc GPP có
hiệu lực 3 năm kể từ ngày cấp
3.1.2.1.1. Người phụ trách chuyên môn của nhà thuốc phải có chứng chỉ hành nghề.

3.1.2.1.1.1.Hình thức cấp chứng chỉ hành nghề
Có bằng Dược sĩ Đại học
Có đủ sức khỏe
Có thâm niên thực hành nghề nghiệp tại cơ sở hợp pháp tối thiểu 2 năm
Có đạo đức nghề nghiệp
3.1.2.1.1.2. Phạm vi và hiệu lực
10


Chứng chỉ hành nghề có giá trị trên phạm vi tồn quốc
Chứng chỉ hành nghề khơng được quy định thời hạn hiệu lực trừ trường hợp buộc thu
hồi theo qui định của Pháp luật
3.1.1.2.1.1.3. Cơ sở nhà thuốc
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, loại hình hộ kinh doanh cá thể do UBND Quận
(huyện) nơi nhà thuốc hoạt động cấp
Giấy chứng nhận đủ kiện kinh doanh do Sở Y tế nơi nhà thuốc hoạt động cấp
Giấy chứng nhận đạt DPP có hiệu lực 3 năm kẻ từ ngày cấp do Sở Y tế nơi nhà thuốc
hoạt động cấp.
Khoa dược chịu trách nhiệm quản lý chuyên môn của nhà thuốc bệnh viện biên soạn
SOP, giám sát việc xuất nhập thuốc, tại nhà thuốc, đảm bảo điều kiện bảo quanrvaf
chất lượng thuốc tại nhà thuốc.
Giám đốc bệnh viện trực tiếp quản lý mọi hoạt động của nhà thuốc bệnh viện về nhân
sự, cơ sở vật chất và chuyên môn.
Sự khác biệt lớn nhất giữa nhà thuốc bệnh viện và nhà thuốc trong cộng đồng là giá
thuốc nhập vào và bán ra hoàn toàn theo luật dân sự.
Nhà thuốc bệnh viện chỉ được nhập thuốc theo giá trúng thầu của 1 cơ sở khám chữa
bệnh (nghị định 54/2017/NĐ-CP, nghị định 155/2018/NĐ-CP)
Giá bán thuốc tại nhà thuốc bệnh viện phải theo đúng quy định của thông tư 15 do
BYT ban hành năm 2011 cụ thể.
3.2. Nội dung hoạt động và yêu cầu quản lý nhà thuốc bệnh viện.

3.2.1. Nội dung hoạt động của nhà thuốc bệnh viện.
3.2.1.1. Phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở bán lẻ thuốc

11


Nhà thuốc và quầy thuốc: bán lẻ thuốc thành phẩm được phép lưu hành tại Việt Nam.
Nhà thuốc được pha chế thuốc theo đơn tại nhà thuốc (nếu có bố trí hoạt động pha chế
theo đơn) và bán lẻ thuốc pha chế của bệnh viện.
Cơ sở bán lẻ thuốc đông y, thuốc từ dược liệu: bán lẻ thuốc đông y, thuốc từ dược liệu.
Mua hoặc ủy thác nhập khẩu thuốc phục vụ cho nhu cầu điều trị của bệnh viện.
Danh mục thuốc tại cơ sở bán lẻ thuốc phải đáp ứng danh mục thuốc điều trị cho người
bệnh do Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện công bố.
3.2.1.2. Quy định về hoạt động chuyên môn của nhà thuốc bệnh viện.
3.2.1.2.1. Khoa dược bệnh viện tham mưu cho Giám đốc bệnh viện thực hiện các quy
định chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc tại chính bệnh viện.
3.2.1.2.2. Căn cứ điều kiện thực tế của bệnh viện, cơ sở bán lẻ thuốc sắp xếp bán thuốc
theo ca để đảm bảo cung ứng thuốc cho người bệnh kể cả ngồi giờ hành chính, ngày
lễ, ngày nghỉ.
3.2.1.2.3. Cơ sở bán lẻ thuốc thực hiện niêm yết giá thuốc theo quy định tại Thông tư
liên tịch số 11/2007/TTLT-BYT-BTC-BCT ngày 31/08/2007 của Liên Bộ Y tế - Bộ Tài
chính - Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện quản lý nhà nước về giá thuốc dùng cho
người và không được bán cao hơn giá niêm yết.
3.2.1.2.4. Giá bán lẻ tại cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm giá mua ghi trên hóa đơn và thặng
số bán lẻ; giá bán lẻ không được cao hơn giá thuốc cùng loại trên thị trường(là thuốc
có cùng tên thuốc, hàm lượng, dạng bào chế, hãng sản xuất và nước sản xuất).
Đối với các mặt hàng thuốc có trong danh mục đấu thầu của chính bệnh viện: Giá
thuốc mua vào của cơ sở bán lẻ thuốc không được cao hơn giá thuốc trúng thầu cùng
thời điểm.
Đối với các mặt hàng thuốc khơng có trong danh mục đấu thầu của bệnh viện hoặc các

mặt hàng thuốc mà nhà cung ứng từ chối bán với giá trúng thầu do giá thị trường biến
động cao hơn giá trúng thầu: Giám đốc bệnh viện quyết định và chịu trách nhiệm đối
12


với danh mục thuốc và giá thuốc mua vào. Khi mua các mặt hàng nêu trên, bệnh viện
yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp giá bán buôn đã kê khai hoặc kê khai lại với cơ
quan quản lý nhà nước về giá của thuốc (Cục Quản lý dược hoặc Sở Y tế) để kiểm tra,
khơng được mua các thuốc có giá bán buôn cao hơn giá đã kê khai, kê khai lại hoặc
chưa tiến hành việc kê khai giá thuốc theo quy định.
3.2.1.2.5. Bộ Y tế quy định thặng số bán lẻ tối đa của thuốc thành phẩm tại cơ sở bán
lẻ thuốc như sau:
3.2.1.2.5.1. Đối với cơ sở bán lẻ thuốc tại các bệnh viện trực thuộc Bộ, bệnh viện có
vốn đầu tư nước ngồi được áp dụng thí điểm, bệnh viện tuyến tỉnh trừ các bệnh viện
chuyên khoa tâm thần, điều dưỡng, phục hồi chức năng tuyến tỉnh:
Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất nhỏ hơn hoặc bằng 1.000
đồng, thặng số bán lẻ tối đa là 15%.
Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 1.000 đồng đến
5.000 đồng, thặng số bán lẻ tối đa là 10%.
Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 5.000 đồng đến
100.000 đồng, thặng số bán lẻ tối đa là 7%.
Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 100.000 đồng đến
1.000.000 đồng, thặng số bán lẻ tối đa là 5%.
Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất trên 1.000.000đ, thặng số
bán lẻ tối đa là 2%.
3.2.1.2.5.2. Đối với bệnh viện chuyên khoa tâm thần, điều dưỡng, phục hồi chức năng
tuyến tỉnh; bệnh viện trực thuộc Y tế Ngành; bệnh viện tuyến huyện bao gồm Trung
tâm Y tế huyện ở nơi khơng có bệnh viện đa khoa huyện riêng; bệnh viện đa khoa khu
vực; bệnh viện chuyên khoa khu vực:
Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất nhỏ haơn hoặc bằng 1.000

đồng, thặng số bán lẻ tối đa là 20%.
13


Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 1.000 đồng đến
5.000 đồng, thặng số bán lẻ tối đa là 15%.
Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 5.000 đồng đến
100.000 đồng, thặng số bán lẻ tối đa là 10%.
Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất từ trên 100.000 đồng đến
1.000.000 đồng, thặng số bán lẻ tối đa là 7%.
Đối với thuốc có giá mua tính trên đơn vị đóng gói nhỏ nhất trên 1.000.000 đồng,
thặng số bán lẻ tối đa là 5%.
3.2.1.2.5.3. Đơn vị đóng gói nhỏ nhất được quy định như sau:
Đối với dạng bào chế là viên, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là viên.
Đối với dạng bào chế là dạng lỏng, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là ống, chai, lọ, túi, ống
tiêm, xy lanh đóng sẵn thuốc.
Đối với dạng bào chế là dạng bột pha tiêm, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là ống, chai, lọ,
ống tiêm đóng sẵn thuốc.
Đối với dạng bào chế là dạng bột, cốm pha uống, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là gói,
chai, lọ.
Đối với dạng bào chế là kem, mỡ, gel dùng ngồi, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là tuýp, lọ.
Đối với dạng bào chế là thuốc dán, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là miếng dán.
Đối với dạng bào chế là thuốc xịt hay thuốc khí dung, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là lọ
xịt hoặc lọ đựng thuốc dùng cho máy khí dung.
Đối với dạng bào chế là bộ kít phối hợp, đơn vị đóng gói nhỏ nhất là bộ kít.
3.2.1.2.6. Cơ sở bán lẻ thuốc phải thực hiện nghiêm chỉnh Quyết định
04/2008/QĐBYT ngày 01/02/2008 về Qui chế kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú và
Thông tư số 08/2009/TT-BYT ngày 01/07/2009 Ban hành Danh mục thuốc không kê
đơn.
14



3.2.2. Yêu cầu quản lý nhà thuốc bệnh viện.
3.2.2.1. Chịu trách nhiệm về thông tin thuốc trong nhà bệnh viện, triển khai mạng lưới
theo dõi, giám sát, báo cáo tác dụng không mong muốc của thuốc và công tác cảnh
giác dược.
3.2.2.2. Tư vấn về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho Hội đồng thuốc và điều trị, cán
bộ y tế và người bệnh.
3.2.2.3. Tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú
nhằm đẩy mạnh việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.
3.2.2.4. Lập kế hoạch về cung ứng thuốc để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm
bảo đảm cung ứng đủ thuốc và có chất lượng cho nhu cầu chẩn đoán và điều trị nội trú,
ngoại trú, bảo hiểm y tế và phù hợp với kinh phí của bệnh viện. Làm dự trù bổ sung
khi nhu cầu thuốc tăng vượt kế hoạch, thuốc khơng có nhà thầu tham gia, khơng có
trong danh mục thuốc nhưng có nhu cầu đột xuất.
3.2.2.5. Tổ chức cung ứng thuốc
Đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu điều trị và nhu cầu đột xuất khác.
Đầu mối tổ chức đấu thầu (hoặc tổng hợp nhu cầu sử dụng thuốc của đơn vị trình cấp
có thẩm quyền) mua thuốc theo Luật đấu thầu và các quy định hiện hành liên quan.
Cung ứng các thuốc thuộc diện kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm
thần và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) theo đúng quy định hiện hành.
3.2.2.6. Theo dõi và quản lý nhập, xuất thuốc
3.2.2.7. Phát thuốc theo đơn cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế.
3.2.2.8. Kiểm tra, đối chiếu khi cấp phát thuốc

VI.KẾT LUẬN
Qua bộ môn dược bệnh viện, dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Phạm Đình
Luyến, Giảng viên khoa Dược ĐH Buôn Ma Thuột em nhận thấy bản thân đã học tập
15



được nhiều kiến thức hữu ích cho riêng mình. Đó là những kiến thức cơ bản nhất mà
những người học trong chuyên ngành Dược cần phải có. Em sẽ cố gắng nâng cao và
không ngừng học hỏi thêm nhiều kiến thức cần thiết để sau này trở thành một Dược sĩ
có tâm với nghề để trước hết nhằm phục vụ bản thân, gia đình và xã hội. Và mục đích
em muốn hướng tới nhất là phục vụ hết sức mình cho người bệnh ,đặc biêt những đối
tượng bệnh nhân đang trong dịch bệnh hoàn hành ở Việt Nam hiện nay . Bản thân là
sinh viên năm 5 của trường ĐH Bn Mê Thuột , em nhận xét mình vẫn chưa có đầy
đủ và nhiều kinh nghiệm trên thực tế cũng như kiến thức và khả năng diễn đạt còn hạn
chế. Kính mong nhận được sự thơng cảm của thầy!

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thông tư 22/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 của Bộ Y tế Quy định tổ chức và hoạt động của
khoa Dược bệnh viện
Thông tư số 15/2011/TT-BYT ngày 19/4/2011 của Bộ Y tế quy định về tổ chức và hoạt động
của cơ sở bán lẻ thuốc trong bệnh viện
benhvien115.com.vn Giáo trình Dược Bệnh Viện

17


18


19




×