Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng thông số in 3d theo công nghệ FDM đến độ bền kéo sản phẩm nhựa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.61 MB, 72 trang )

TĨM TẮT
Hiện nay, máy in 3D với cơng nghệ FDM (Fused Deposition Molding) được sử
dụng rất nhiều và phát triển rất nhanh bởi những ưu điểm như vật liệu thông dụng,
khơng gây độc hại, chi phí thấp, và tạo mẫu nhanh bằng cách gia nhiệt, đùn và lắng
đọng sợi nhựa dẻo Polyme. Các thuộc tính của các bộ phận do FDM sản xuất là ảnh
hưởng đáng kể bởi các tham số xử lý. Để có được một mẫu in có độ bền cao, thời gian
hoàn thiện mẫu in nhanh và tiết kiệm được chi phí in thì cần phải có một thơng số in
phù hợp. Chính vì vậy, nhóm tác giả chọn đề tài nghiên cứu ảnh hưởng thông số in 3D
theo công nghệ FDM đến độ bền kéo sản phẩm nhựa. Tiến hành nghiên cứu, phân tích
lý thuyết dựa trên việc tham khảo, tìm kiếm các bài báo và các tài liệu trong nước và
quốc tế có liên quan đến in 3D. Tiến hành các thí nghiệm trên các mẫu in có thơng số
in (mật độ điền đầy, kiểu điền đầy ở bên trong, ở mặt trên và mặt dưới mẫu in, độ dày
từng lớp in, số lớp in, độ dày lớp in đầu tiên và vật liệu) in khác nhau. Sau khi in trên
máy in có độ chính xác cao, độ bền kéo các mẫu in được đo kiểm. Kết quả cho thấy
rằng mẫu in sử dụng vật liệu Pert, kiểu điền đầy bên trong mẫu: dạng tổ ong hoặc dạng
đồng tâm, kiểu điền đầy mặt trên/dưới mẫu: dạng đồng tâm, số lớp in thành mẫu chọn
giá trị thấp nhất, số lớp in mặt trên và mặt dưới mẫu in chọn 3 lớp và mật độ điền đầy
cao, độ dày từng lớp chọn giá trị thấp nhất thì mẫu in đạt độ bền kéo tốt nhất.

xii


ABSTRACT
Currently, the 3D printer machine with FDM (Fused Deposition Molding)
technique is popular using and fast developing by many advantages such as common
materials, non-toxic, low cost and creating quickly product by heatinh extruding and
despositing filaments of thermoplastic. However, in order to create a high-reliability
print pattern, finish printing fast time and save printing costs, an appropriate printing
parameter is required. Therefore, the authors choose and performed this research:
affects the 3D printing parameters on the tensile of plastic product by the FDM
technology. We have researched, analyzed from the reference, domestic and


international science articles related to 3D printing. Beside we also did the
experiments on printed patterns with different print specifications (Infill Density, infill
Pattern: (concentric, rectilinear, honeycomb, 3D honeycomb), Top/Bottom infill:
(rectilinear, concentric, hilbert curve, octagram spiral), Layer height (mm), Perimeters,
Solid layer/ top-bottom, First layer height and different materials)). After printing on a
high-precision printer, checked the tensile of the printed samples. The results show
that the printed samples used Pert material, the full filled inside the samples infill
Pattern: (concentric or Honeycomb), Top/Bottom infill (concentric), infill Density:
max value (%), Horizontal shells/Solid layer/top-bottom: 3, Layer height, First layer
height is choose min value: have high tensile.

xiii


MỤC LỤC
Trang tựa

TRANG

LÝ LỊCH KHOA HỌC ............................................................................................ vii
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... x
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ xi
TÓM TẮT................................................................................................................. xii
ABSTRACT ............................................................................................................ xiii
MỤC LỤC ............................................................................................................... xiv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... xvi
DANH SÁCH CÁC HÌNH ..................................................................................... xvii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... xix
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ...................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1

1.2. Tình hình cơng nghệ in 3D một số nước trên thế giới ........................................ 2
1.3. Tình hình cơng nghệ in 3D ở việt nam ................................................................ 6
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài ................................................................... 7
1.5. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 8
1.6. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 8
1.7. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 9
1.8. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 9
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT .......................................................................... 10
2.1. Giới thiệu về công nghệ in 3D........................................................................... 10
2.2. Giới thiệu về máy in 3D .................................................................................... 14
2.3. Các thông số in 3D theo công nghệ FDM ......................................................... 16
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ, CHẾ TẠO MẪU THỬ BẰNG PHƯƠNG PHÁP IN 3D25
3.1. Thông số mẫu thử .............................................................................................. 25
3.2. Chế tạo mẫu thử ................................................................................................. 27
3.3. Thông số tiến hành thí nghiệm .......................................................................... 29
3.4. Tiến hành in ....................................................................................................... 33
3.5. Sản phẩm in để thực nghiệm ............................................................................. 36
CHƯƠNG 4: ẢNH HƯỞNG THÔNG SỐ IN 3D FDM ĐẾN ĐỘ BỀN KÉO SẢN
PHẨM IN 3D............................................................................................................ 37
xiv


4.1. Thực nghiệm khoa học ...................................................................................... 37
4.2. Kết quả thực nghiệm và biện luận ..................................................................... 41
4.3. Kết luận: ............................................................................................................ 51
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀI ........................... 52
5.1. Kết luận.............................................................................................................. 52
5.2. Hướng phát triển đề tài ...................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 54


xv


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AM

Additive Manufacturing

Công nghệ bồi đắp vật liệu

FDM

Fused Deposition Modeling

In lắng đọng

SLA

Stereo Lithography Aparatus

Phương pháp tạo mẫu lập thể

SLS

Selective Laser Sintering

Phương pháp thiêu kết laser chọn lọc

LOM


Laminated Object Manufacturing

Công nghệ in 3D dán nhiều lớp

ASTM

American Society for Testing Hiệp hội vật liệu và thử nghiệm Hoa
Materials

Kỳ

xvi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 1.1: Máy in 3D do cơng ty 3D Systems của Mỹ sản xuất [15] ............................. 2
Hình 1.2: Máy in 3D Cubicon do Hàn Quốc sản xuất [15] ............................................ 3
Hình 2.1: Ngun lí cơng nghệ FDM [9] ..................................................................... 10
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình

2.2: Máy in FDM [32] ......................................................................................... 11
2.3: Sản phẩm của máy in FDM[32] ................................................................... 11
2.4: Máy in SLA [32] .......................................................................................... 11
2.5: Sản phẩm được tạo ra từ công nghệ in SLA [32] ......................................... 12
2.6: Công nghệ in 3D JP [32] .............................................................................. 12


Hình 2.7: Một số dạng sản phẩm của cơng nghệ SLS [32] .......................................... 13
Hình 2.8: Cơng nghệ in 3D 3DP [32] ........................................................................... 13
Hình 2.9: Hình dáng máy in 3D công nghệ LOM và một số sản phẩm [32] ............... 14
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình

2.10: Cơng nghệ in 3D LOM [32] ....................................................................... 14
2.11: Cấu trúc máy in 3D [3] ............................................................................... 15
2.12: Sơ đồ nguyên lý hệ thống CAD CAM [12]................................................ 15
2.13: Vật liệu tạo mẫu ABS [27] ......................................................................... 17
2.14: Vật liệu tạo mẫu PLA [27] ......................................................................... 18

Hình 2.15: Mật độ điền đầy 8; 15; 28; 45% [28] ......................................................... 20
Hình
Hình
Hình
Hình

2.16: Độ dày của mỗi lớp [9] ............................................................................... 20
2.17: Các phương pháp di chuyển đầu in [10] .................................................... 21
2.18: Số Perimeter tạo tạo thành bức tường in [29] ............................................ 22
2.19: Độ dày vỏ [29] ............................................................................................ 22

Hình
Hình
Hình
Hình


2.20: Phần nhơ ra nghiêng 1 góc lớn hơn 45o cần vật liệu hỗ trợ [31] ............... 24
2.21: Mẫu in sử dụng support [31] ...................................................................... 24
3.1: Mẫu thử kéo và kích thước mẫu ................................................................... 25
3.2: Vẽ mơ hình 3D ............................................................................................. 27

Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình
Hình

3.3: Tải file 3D vào phần mềm ............................................................................ 27
3.4: Cài đặt số lượng trong một lần in ................................................................. 28
3.5: Chỉnh sửa các thơng số theo bảng ................................................................ 33
3.6: Màn hình điều khiển thơng số trong q trình in ......................................... 34
3.7: Theo dõi quá trình in trực tiếp trên phần mềm ............................................. 34
3.8: Quá trình in thực tế ....................................................................................... 35
3.9: Màn hình hiển thị các dữ liệu in của máy in 3D .......................................... 36
3.10: Đánh số mẫu in ........................................................................................... 36
4.1: Hình ảnh khi máy đang thử kéo cho chi tiết ................................................ 40

Hình 4.2: Sản phẩm sau khi kiểm nghiệm.................................................................... 40
Hình 4.3: Màn hình làm việc của máy đo .................................................................... 41
xvii



Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi độ bền kéo khi thay đổi vật liệu nhựa ............ 43
Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi độ bền kéo khi thay đổi mật độ điền đầy (%) 44
Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi độ bền kéo khi thay đổi infill pattern ............ 45
Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi độ bền kéo khi thay đổi Top/Bottom infill
pattern ............................................................................................................................ 46
Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi độ bền kéo khi thay đổi số lớp thành ............. 47
Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi độ bền kéo khi thay đổi Solid layer Top ........ 48
Hình 4.10: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi độ bền kéo khi thay đổi Solid layer-Bottom 48
Hình 4.11: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi độ bền kéo khi thay đổi first layer height ..... 49
Hình 4.12: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi độ bền kéo khi thay đổi Layer height ........... 50

xviii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Thông số điều chỉnh ........................................................................................ 9
Bảng 2.1: Bảng thông số vật liệu nhựa ABS ................................................................ 17
Bảng 3.1: Thông số các trường hợp ảnh hưởng đến độ bền kéo .................................. 26
Bảng 4.1: Thông số các trường hợp của độ bền kéo .................................................... 42
Bảng 4.2: Thông số của trường hợp có ứng suất trung bình lớn nhất .......................... 51

xix


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Đặt vấn đề
Công nghệ in 3D hay cịn gọi là Cơng nghệ bồi đắp vật liệu (AM - Additive

Manufacturing) là một phương thức chế tạo sản phẩm bằng cách “đắp” từng lớp vật
liệu lên nhau, mô phỏng theo thiết kế đã được vẽ sẵn trên phần mềm CAD (Computer
Aided Design). Với cơng nghệ này có thể chế tạo sản phẩm một cách nhanh chóng với
chi phí và thời gian được giảm đáng kể so với các công nghệ chế tạo truyền thống.
Một trong số những ưu điểm nỗi bật của cơng nghệ AM là có thể tạo ra những sản
phẩm có hình dạng phức tạp một cách nhanh chóng mà các phương pháp gia cơng
truyền thống khó hoặc khơng thể chế tạo được. Hiện nay, cơng nghệ AM bao gồm rất
nhiều công nghệ như: FDM (Fused Deposition Modeling), LOM (Laminated Object
Manufacturing), SLS (Selective Laser Sintering), SLA (Stereolithography),…Trong
đó, cơng nghệ FDM là cơng nghệ phổ biến nhất do giá thành rẻ và sử dụng các loại vật
liệu thơng dụng, dễ tìm và thân thiện đối với mơi trường.[19]
Cơng nghệ FDM sử dụng ngun lí đùn sợi nhựa được gia nhiệt tới trạng thái bán
lỏng qua một vòi phun và bồi đắp theo từng lớp để tạo hình sản phẩm. Mặc dù công
nghệ FDM ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực quan trọng như:
công nghiệp sản xuất chế tạo, y tế và chăm sóc sức khỏe, kiến trúc, xây dựng, giáo
dục,… nhất là trong lĩnh vực chế tạo ra các chi tiết sử dụng ngay. Tuy nhiên chất
lượng của sản phẩm FDM còn cần phải được nghiên cứu và cải tiến thêm để đáp ứng
nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là cơ tính của sản phẩm in được.
Để góp phần vào định hướng giảm chi phí chế tạo, cải tiến chất lượng sản phẩm
in sử dụng công nghệ FDM, đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng thông số in 3D theo công
nghệ FDM đến độ bền kéo sản phẩm nhựa” đã được triển khai thực hiện. Kết quả của
đề tài sẽ góp phần giúp cho các cơ sở chế tạo máy và sản xuất các sản phẩm sử dụng
cơng nghệ FDM có các thơng số cơng nghệ khả thi áp dụng vào quy trình chế tạo, sản
xuất.

1


1.2. Tình hình cơng nghệ in 3D một số nước trên thế giới
Hiện nay, công nghệ in 3D đã được phổ biến trên khắp thế giới. Số lượng tác

giả nghiên cứu về công nghệ này tăng theo từng năm, tập trung nhiều ở các nước như:
Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,…
1.2.1. Về quá trình phát triển của công nghệ
Anh: Để phát triển công nghệ in 3D ở nước mình, chính phủ Anh đã xây dựng một
trung tâm về in 3D cấp quốc gia với chi phí đầu tư gần 30 triệu USD. [15]
Mỹ: Chính phủ Mỹ đã triển khai kế hoạch trang bị máy in 3D cho học sinh trên
toàn nước mỹ dự kiến khoảng 70.000 trường học. Ngoài ra, nhiều tổ chức quốc gia của
Mỹ đều triển khai nghiên cứu và ứng dụng in 3D như: Viện quốc gia về sáng kiến chế
tạo cộng Mỹ (NAMII), Quỹ Khoa học Quốc gia (NSF), Viện Y khoa Hồi sức
(AFIRM),…[15]

Hình 1.1: Máy in 3D do cơng ty 3D Systems của Mỹ sản xuất [15]
Đức: Năm 2012, Thủ tướng Đức Angela Merkle đã công bố dự án phát triển Công
nghiệp 4.0 trong đó có cơng nghệ in 3D với khoản kinh phí 500 triệu Euro trong 3
năm. Năm 2016, GE đã đầu tư hơn 1,3 tỷ USD cho hoạt động sản xuất, chế tạo của
công ty Concept laser, công ty in 3D tư nhân của Đức và công ty chế tạo máy in 3D
của Thụy Điển mang tên Arcam. [15]
Nhật Bản: Chính phủ Nhật Bản đã cơng bố kế hoạch hỗ trợ việc sử dụng máy in
3D cho các trường học, theo kế hoạch đó, chính phủ nhật sẽ hỗ trợ đầu tư trang thiết bị
cho các trường đại học về in 3D và sẽ dành ngân sách khoảng 44 triệu USD để hỗ trợ
các hoạt động phát triển và nghiên cứu công nghệ in 3D cho kim loại. [15]
Hàn Quốc: Chính phủ Hàn Quốc ln xem cơng nghệ In 3D là một trong những
cơng nghệ chính để cho Hàn Quốc phát triển. Chiến lược phát triển in 3D của Hàn
Quốc vạch ra cho thời gian 10 năm. Trong 5 năm đầu đặt dấu ấn đặc biệt liên quan đến
công nghiệp ô tô, y tế và điện tử. Năm năm sau nhắm đến ứng dụng rộng rãi cho mọi
ngành. Trong năm 2017, Hàn Quốc triển khai máy in 3D cho 277 thư viện, 5885
2


trường học và cho đến năm 2020, khoảng 10 triệu người dân Hàn Quốc có thể sử dụng

máy in 3D. Bên cạnh đó, quốc gia này đã đầu tư cơng nghệ in 3D vào ngành đóng tàu
với kinh phí lên đến 20 triệu USD. [15]

Hình 1.2: Máy in 3D Cubicon do Hàn Quốc sản xuất [15]
Trung Quốc: Chính phủ Trung Quốc đang từng bước phổ biến công nghệ in 3D
đến với người dân, kinh phí đầu tư tăng theo từng năm, cụ thể là: Năm 2012, Chính
phủ Trung Quốc cấp 6,5 triệu USD cho nghiên cứu về công nghệ in 3D. Năm 2013,
Chính phủ nước này cam kết đầu tư 245 triệu USD cho công nghệ in 3D trong suốt 7
năm. [15]
Singapore: Chính phủ Singapore đã đầu tư xây dựng các trung tâm phát triển công
nghệ in 3D nhằm biến Singapore thành một trong những quốc gia dẫn đầu Châu Á về
công nghệ in 3D, cạnh tranh với các nước phát triển tại Châu Âu và Châu Mỹ. Năm
2014, Đại học công nghệ Nanyang (NTU) cho ra mắt Trung tâm Singapore nghiên cứu
in 3D với khoản đầu tư 30 triệu USD, định hướng nghiên cứu, ứng dụng trong sản xuất
công nghiệp, vũ trụ và quốc phịng. [15]
Thái Lan: Chính phủ Thái Lan cũng có nhiều chương trình đẩy mạnh sự phát triển
của công nghệ in 3D. Viện sức khỏe trẻ em Quốc gia Thái Lan (QSNICH) khuyến
khích đội ngũ bác sỹ, y tá tích cực tham gia cộng đồng in 3D và ứng dụng rộng rãi
cơng nghệ này. [15]
Ngồi ra còn rất nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng quan tâm, ứng dụng và phát
triển công nghệ in 3D. Các nước đều có chính sách, chiến lược, chương trình về ứng
dụng, nghiên cứu và phát triển các quy trình và thiết bị in 3D. Định hướng tương lai
công nghệ in 3D không chỉ phục vụ cho sản xuất hàng tiêu dùng mà còn phục vụ cho
3


chấn thương chỉnh hình cụ thể là giải quyết cho các bệnh nhân bị gãy xương khớp, vỡ
và trật khớp xương. [18]
1.2.2. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ở ngồi nước:
Đề tài “Ảnh hưởng của các thơng số độ dày lớp đến các tính chất cơ học và độ

chính xác của vật liệu ABS.” [1]
Pritish Shubha, Arnab Sikidarn, Teg Chand [1] đã nghiên cứu và đưa ra kết
luận rằng độ dày lớp in đóng vai trị quan trọng trong việc điều chỉnh các cơ chế của
vật liệu ABS. Khi độ dày lớp tăng thì độ bền kéo giảm, độ cứng giảm và độ chính xác
mẫu giảm.
Đề tài “Analysis of mechanical behavior of 3D printed ABS parts by
experiments”.[4]
Divyathej M V, Varun M, Rajeev P [4] đã nghiên cứu các đặc tính cơ học và
đặc trưng của vật thể in 3D bằng cách thay đổi các tham số như độ dày lớp, hướng,...
thông qua các thử nghiệm khác nhau như kiểm tra độ bền kéo, thử nén, kiểm tra uốn
và kiểm tra tác động để xác định các hư hỏng của vật liệu. Dựa trên kết quả thực
nghiệm, đề xuất phương pháp in và độ dày của mỗi lớp. Các thử nghiệm được thực
hiện cho thấy các sản phẩm FDM có đặc tính dị hướng. Thử nghiệm độ bền kéo ở độ
dày lớp 0,1mm đã cho kết quả tốt hơn, độ bền uốn ở độ dày 0,15mm cho kết quả tối
ưu, độ bền nén ở độ dày 0,2 mm cho kết quả tốt nhất.
Đề tài “Process Parameter Optimization for FDM 3D Printer” [5]
Nhóm nghiên cứu bao gồm Yash Magdum, Divyansh Pandey, Akash Bankar,
Shantanu Harshe, Vasudev Parab, Mr. Mahesh Shivaji Kadam [5] thực hiện “Nghiên
cứu tối ưu hóa các thơng số in 3D”. Tiến hành thử nghiệm thay đổi các thông số độ
dày từng lớp in khác nhau (0,1 mm, 0,2 mm và 0,3 mm), độ dày vỏ (0,6mm, 0,8mm và
1,0mm), mật độ điền đầy (50%, 75% và 100%), để xác định sự ảnh hưởng đến tính
chất cơ học và độ chính xác của mẫu in. Sử dụng vật liệu nhựa PLA, với nhiệt độ đầu
phun là 215°C. Sau khi tiến hành thí nghiệm đã chỉ ra rằng tính chất cơ học và độ
chính xác mẫu in tăng khi độ dày từng lớp in nhỏ, độ dày vỏ tăng và mật độ điền đầy
tăng.
Đề tài “Experimental Characterization of the Mechanical Properties of 3DPrinted ABS and Polycarbonate Parts”. [6]
Jason Cantrell, Sean Rohde, David Damiani, Rishi Gurnani, Luke DiSandro,
Josh Anton, Andie Young, Alex Jerez, Douglas Steinbach, Calvin Kroese, and Peter
Ifju, [6] “Experimental Characterization of the Mechanical Properties of 3D-Printed
ABS and Polycarbonate Parts”, bài báo này nghiên cứu phương pháp và kết quả của

đặc tính thực nghiệm của ba chiều (3D) các bộ phận được in bằng nhựa ABS và
4


polycarbonate (PC) sử dụng tương quan hình ảnh kỹ thuật số (DIC) với mẫu vật được
in với các raster khác nhau ([+ 45 / -45], [+ 30 / -60], [+ 15 / -75] và [0/90]) và định
hướng xây dựng (phẳng, trên cạnh và lên trên bên phải) để xác định tính chất định
hướng của vật liệu. Dựa trên kết quả về mật độ năng lượng và cường độ biến dạng, kết
quả nghiên cứu cho thấy các mẫu có độ bền kéo cao nhất khi hướng phẳng [+45 / -45].
Ngược lại với kết quả độ bền kéo, định hướng phẳng [0/90] có các tính chất vật liệu
kém nhất với mơ đun cắt thấp hơn 18% so với bất kỳ raster định hướng phẳng [+ 45 / 45].
Đề tài “Determination and Comparison of the Anisotropic Strengths of Fused
Deposition Modeling P400 ABS”. [7]
Kshitiz Upadhyay, Ravi Dwivedi, Ankur Kumar Singh, [7] đã nghiên cứu các
thuộc tính của các bộ phận FDM bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như hình dạng của hạt
vật liệu, điều kiện quá trình và định hướng của phần và các lớp, … Các nghiên cứu
hiện tại tập trung vào ảnh hưởng của hướng xây dựng trên tính chất cơ học của mẫu
vật phần P400 acrylonitrile butadiene styren (ABS). Các thử nghiệm độ bền kéo, nén,
tác động của Izod và độ cứng đã được thực hiện trên mẫu vật được xây dựng theo
hướng ngang và dọc với ý định tìm kiếm hướng xây dựng mang lại độ chắc chắn tối đa
trong một điều kiện làm việc cụ thể. Các kết luận sau đây có thể được rút ra cơ sở của
nghiên cứu này:
(a) Định hướng xây dựng ngang (X) tạo ra các bộ phận có độ bền kéo lớn hơn
so với hướng dọc (Z).
(b) Định hướng xây dựng dọc (Z) tạo ra các bộ phận có độ bền nén lớn hơn
định hướng ngang.
(c) Định hướng ngang tạo ra các phần khó khăn hơn với khả năng chống va
đập nhiều hơn hơn định hướng dọc.
(d) Định hướng thẳng đứng tạo ra các bộ phận cứng hơn với khả năng chống
biến dạng hơn định hướng dọc.

(e) Việc sản xuất một bộ phận FDM nên được thực hiện để duy trì hoạt động ở
điều kiện lý tưởng. Nếu một phần sẽ chịu lực kéo hoặc tác động lớn hơn tải, định
hướng ngang nên được đặt trước khi đưa ra lệnh chạy cho máy móc. Mặt khác, nếu
phần được dự kiến sẽ chịu nén hơn tải hoặc biến dạng dẻo, định hướng dọc nên được
đặt.
(f) Cường độ nén của các bộ phận ABS P400 trong bất kỳ định hướng xây
dựng nào đều lớn hơn hơn độ bền kéo.

5


Tồn tại: chưa nghiên cứu toàn bộ sự thay đổi trong cơ học thuộc tính với các
tham số q trình. Các thí nghiệm định lượng mối quan hệ của quá trình khác nhau các
tham số với các tính chất này cần được nghiên cứu thêm.
Đề tài“Effect of wood content in FDM filament on properties of 3D printed
parts”. [8]
Mirko Kariz, Milan Sernek, Murčo Obućina, Manja Kitek Kuzman, [8] đã
thực hiện đề tài “Effect of wood content in FDM filament on properties of 3D printed
parts”, bài báo này nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng gỗ trong vật liệu in 3D đối
với tính chất của các bộ phận in 3D. Độ bền kéo của sợi đã tăng từ 55 MPa lên 57 MPa
khi bổ sung 10% gỗ, nhưng giảm với hàm lượng gỗ cao hơn đến 30 MPa đối với sợi có
hàm lượng gỗ 50%. Kết quả cho thấy các hạt gỗ có thể được sử dụng như một thành
phần trong vật liệu để in 3D FDM. Các hạt gỗ được thêm vào sợi đã làm giảm mật độ
của sợi và các phần được in 3D do mật độ gỗ thấp hơn khi so sánh với PLA.
Ngồi ra cịn có một số nghiên cứu ảnh hưởng cơ tính của lớp vật liệu từ
phương pháp FDM [13] qua đó đánh giá độ cứng của sản phẩm. Nghiên cứu [11] cũng
được tác giả đánh giá cơ tính của sản phẩm thơng qua việc tạo hình bằng cơng nghệ
FDM. Bên cạnh đó một số nghiên cứu [20] chất lượng bề mặt so với chất lượng bên
trong sản phẩm thông qua việc khảo sát nhiệt độ vịi phun, chiều cao các lớp in bằng
cơng nghệ FDM và một số nghiên cứu còn khảo sát ảnh hưởng của góc nghiêng của

vịi phun[21] khi cho thay đổi trong 2 mức 450 và 900 trên vật liệu nhựa ABS.
Từ những kết quả nghiên cứu và các thông tin trên cho thấy ứng dụng to lớn
của công nghệ in 3D cũng như tác động, ảnh hưởng cụ thể của thông số in đến độ bền
của sản phẩm.Vì vậy nghiên cứu ảnh hưởng thông số in 3D đến độ bền kéo sản phẩm
in là vấn đề rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng cũng như độ bền mẫu in, tiết
kiệm thời gian và chi phí in.
1.3. Tình hình cơng nghệ in 3D ở Việt Nam
Công nghệ in 3D ở việt Nam đã có mặt cách đây gần 20 năm, tuy nhiên do giá
thành còn cao nên vẫn chưa được ứng dụng nhiều, chủ yếu dùng trong công tác nghiên
cứu. Trong những năm gần đây, công nghệ in 3D đã dần quen thuộc với Việt Nam, các
Viện nghiên cứu, trường Đại học đã tiến hành nghiên cứu và phát triển các ứng dụng
cũng như các thiết bị in 3D nhằm phục vụ cho các ngành sản xuất và nghiên cứu. Công
nghệ in 3D đã được đưa vào chương trình giảng dạy của một số trường Đại học với tên
gọi khác là “Công nghệ bồi đắp vật liệu”. [33]
Các Công ty tư nhân tại Việt Nam cũng đã tham gia vào thị trường trong nước
nhiều với vai trò nghiên cứu, sản xuất và phân phối thiết bị liên quan đến công nghệ in
3D cho các đơn vị trong và ngoài nước, điển hình như: Cơng ty Cổ phần cơng nghệ
6


Meetech, Công ty Creazt 3D, Công ty 3D Smart Solutions, Công ty 3D maker, Công
ty Flashgorge Việt Nam, Công ty 3D Factory, công ty Global Star,...
Hiện nay công nghệ này được ứng dụng phổ biến hơn trong rất nhiều các lĩnh
vực. Với việc trang bị máy in 3D và có thể thiết kế 3D, chúng ta có thể biến ý tưởng
thành vật mẫu chỉ trong thời gian ngắn.
Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài ở trong nước:
Đề tài “Tối ưu hóa thơng số q trình nhằm cải thiện độ bền nén của sản phẩm
FDM”. [9]
Huỳnh Hữu Nghị, Trần Minh Tôn, Nguyễn Hữu Thọ, Thái Thị Thu Hà [9] đã
thực hiện nghiên cứu điều chỉnh các thông số: Kiểu điền đầy, mật độ điền đầy, số lớp

thành, bề dày lớp, góc raster đến độ bền nén của sản phẩm FDM. Nhờ vào phương
pháp thiết kế thí nghiệm (DOE) cho ta biết được số thí nghiệm cần làm đạt độ tin cậy
cao. Phương pháp Taguchi đã giúp ta phân tích kết quả thí nghiệm và cho thấy được
bộ thơng số tối ưu nhất cho việc tăng độ bền nén. Phương pháp ANOVA sau khi phân
tích cho thấy mật độ điền đầy là yếu tố quan trọng nhất đến độ bền nén của mẫu in.
Đề tài “Design and manufacturing the 3d printer machine with FDM
technique”. [10]
Nguyễn Cảnh Hà, Trần Văn Lân, Nguyễn Trọng Kha, Trần Minh Thế Uyên
[10] sau khi thực nghiệm nghiên cứu trên mơ hình máy, kiểm tra các mẫu in và đưa
các kết quả như sau: Honeycomb, archimedeanchords, 3d honeycomb là các kiểu chạy
nhựa tương đối phù hợp với lớp ở phía trong, với những kiểu chạy nhựa này có thể in
với tốc độ cao hơn. Kiểu rectilinear, linear, concentric thường dùng cho những lớp đáy
và lớp phía trên của mẫu in do đạt được thẩm mĩ cao hơn mặt khác, những lớp này
không yêu cầu chạy tốc độ cao nên có thể sử dụng được những kiểu này.
1.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học:
Xác định một số yếu tố: Ảnh hưởng của vật liệu in và sự ảnh hưởng của các
thông số in như mật độ điền đầy, kiểu điền đầy ở bên trong, kiểu điền đầy ở mặt trên
và mặt dưới mẫu in, số lớp thành, độ dày từng lớp in, số lớp in của mặt trên/dưới,
chiều dày lớp đầu tiên và vật liệu in khác nhau đến độ bền kéo sản phẩm in 3D.
Nghiên cứu hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý thuyết về công nghệ bồi đắp vật
liệu (AM) nói chung và cơng nghệ FDM nói riêng.
Thực hiện chế tạo mẫu kéo ở các thơng số công nghệ khác nhau bằng phương
pháp FDM.
7


Xác định được mối quan hệ giữa các thông số cơng nghệ chính với các yếu tố
quyết định tới khả năng ảnh hưởng đến độ bền kéo, từ đó lựa chọn được vùng thông số
công nghệ phù hợp.

1.4.2. Thực tiễn của đề tài:
Góp phần đưa ra được một giải pháp khả thi trong việc chế tạo, sản xuất các chi
tiết được hình thành từ cơng nghệ bồi đắp vật liệu FDM ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu đạt được có thể ứng dụng vào việc chế tạo các chi tiết chịu
kéo của sản phẩm in 3D.
Mang lại hiệu quả kinh tế và tăng tính cạnh tranh cho một số lĩnh vực chế tạo
các sản phẩm bằng công nghệ bồi đắp FDM.
Tài liệu tham khảo cho các nhóm nghiên cứu, cũng như các kỹ sư thiết kế trong
việc lựa chọn thông số công nghệ phù hợp với yêu cầu, chất lượng của sản phẩm.
1.5. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số in
như mật độ điền đầy, kiểu điền đầy ở bên trong, kiểu điền đầy ở mặt trên và mặt dưới
mẫu in, độ dày từng lớp in, số lớp in của mặt trên/dưới, chiều dày lớp đầu tiên và vật
liệu in khác nhau đến độ bền kéo của sản phẩm in 3D. Từ quá trình nghiên cứu, đưa ra
kết quả tối ưu về thông số in, để qua đó nâng cao độ bền cũng như chất lượng của mẫu
in.
1.6. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Nghiên cứu, phân tích lý thuyết dựa trên việc tham khảo, tìm kiếm các bài báo
và các tài liệu trong nước và quốc tế có liên quan đến in 3D.
Phương pháp thống kê số liệu.
Tiến hành các thí nghiệm với các mẫu in 3D và đưa ra biểu đồ để giải quyết
những vấn đề sau:
- Xác định ảnh hưởng của vật liệu đến độ bền kéo sản phẩm in 3D.
- Xác định ảnh hưởng của mật độ điền đầy đến độ bền kéo sản phẩm in 3D.
- Nghiên cứu ảnh hưởng thông số in như kiểu điền đầy ở bên trong, kiểu điền đầy
ở mặt trên và mặt dưới mẫu in, độ dày từng lớp in, số lớp in của mặt trên và mặt dưới,
chiều dày lớp in đầu tiên đến độ bền kéo sản phẩm in 3D.

8



1.7. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: “Nghiên cứu ảnh hưởng thông số in 3D theo
công nghệ FDM đến độ bền kéo sản phẩm nhựa”. Thực hiện thí nghiệm trên các đối
tượng là các mẫu in có vật liệu và thơng số in khác nhau.
1.8. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Sử dụng lý thuyết về công nghệ in để giải quyết các vấn đề
về ảnh hưởng của vật liệu và các thông số đến độ bền kéo là lĩnh vực khá rộng lớn. Do
vậy phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ thực hiện theo nội dung bên dưới:
- Với mẫu in thứ 1 thực hiện thí nghiệm với vật liệu nhựa ABS, các giá trị thông
số khác như mật độ điền đầy, kiểu điền đầy, chiều dày của từng lớp in, chiều cao lớp
in đầu tiên… ta chọn giá trị trung bình.
- Với mẫu in thứ 2 thực hiện thí nghiệm với vật liệu nhựa PLA, các giá trị thông
số khác như mật độ điền đầy, kiểu điền đầy, chiều dày của từng lớp in, chiều cao l71p
in đầu tiên,…ta chọn giá trị trung bình.
- Với mẫu in thứ 3 thực hiện thí nghiêm với vật liệu nhựa PETG, các giá trị thông
số khác như mật độ điền đầy, kiểu điền đầy, chiều dày của từng lớp in,… ta chọn giá
trị trung bình.
Tương tự với các mẫu in tiếp theo ta tiến hành thí nghiệm thay đổi 1 thơng số
điều chỉnh thì các thơng số khác giữ ngun giá trị trung bình.
Bảng 1.1: Thơng số điều chỉnh
STT

THƠNG SỐ

1

Vật liệu (Material)


2

Mật độ điền đầy (Density) (%)

3

5

Kiểu điền đầy bên trong mẫu (Infill pattern)
Kiểu điền đầy mặt trên/dưới của mẫu (Top/bottom
infill pattern)
Số lớp thành của mẫu (Perimeters)

6

Số lớp in bên trên (Solid layer Top)

7

Số lớp in bên dưới (Solid layer Bottom)

8

Độ dày lớp in đầu tiên (First layer height)

9

Độ dày từng lớp in (Layer height)

4


9


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT

2.1. Giới thiệu về cơng nghệ in 3D
2.1.1. C ng nghệ 3D FDM và một số công nghệ in 3D h

iến hiện nay

a. C ng nghệ in 3D FDM (Fused Deposition Modeling)
In 3D theo công nghệ FDM (Fused Deposition Modeling) hay còn gọi là FFF
được phát triển bởi Scott Crump và được thương mại hóa từ năm 1991. Trong những
năm qua, nhu cầu cho các bộ phận, mơ hình chức năng liên tục phát triển và công nghệ
Fused Deposition Modeling rất phù hợp với tất cả các yêu cầu ngày nay. Công nghệ in
3D FDM phát triển trên 30 năm và là công nghệ in 3D phát triển nhất hiện nay với
lượng người dùng và biết đến nó rất lớn. Số lượng nhà sản xuất máy in 3D FDM (máy
in 3D FFF) cũng nhiều nhất thế giới [34].
Việc nghiên cứu lý thuyết này cũng đã được thể hiện trong [22] theo đó cũng đã
có những vấn đề nghiên cứu sâu để đánh giá ảnh hưởng đến ứng suất nén của sản
phẩm.

Hình 2.1: Ngun lí cơng nghệ FDM [9]
Nguyên lý hoạt động:
Ở vị trí ban đầu bàn in cách đầu phun nhiệt một khoảng bằng chiều dày lớp in.
Sợi nhựa được đưa vào kim phun nhờ hệ thống tời nhựa bằng cặp bánh răng một cách
liên tục. Tại đầu phun nhựa, nhựa được nung nóng tới khoảng nhiệt độ thích hợp bởi
bộ phận gia nhiệt. Nhựa nóng chảy được đùn ra theo biên dạng dịch chuyển của đầu
phun. Sau khi lớp thứ nhất hoàn thành bàn máy dịch xuống một khoảng bằng chiều

dày một lớp. Quá trình tiếp tục cho đến khi hồn thành chi tiết.
10


Hình 2.2: Máy in FDM [32]

Hình 2.3: Sản phẩm của máy in FDM
[32]

b. Phương h tạo
u lậ thể SLA St r o Lithogra hy A aratus .
Là công nghệ sử dụng tia sáng (tia laser, tia UV hoặc tia sáng bình thường) làm
đơng cứng lớp photopolymer lỏng (polymer quang hóa - polymer đóng rắn khi có ánh
sáng chiếu vào) được chứa trong bồn, từng lớp từng lớp để hình thành nên vật thể 3D.
Đây là công nghệ đầu tiên và cũng là công nghệ đem lại độ dày layer nhỏ nhất hiện
nay (độ chi tiết tốt nhất). [32]

Hình 2.4: Máy in SLA [32]

11


Hình 2.5: Sản phẩm được tạo ra từ cơng nghệ in SLA [32]
c. C ng nghệ in D P
Công nghệ này cũng giống như công nghệ in 3D SLA nhưng thay vì nguyên liệu
được chứa trong bồn thì nguyên liệu được phun giống như máy in phun, đi kèm với
đầu phun là đèn chiếu UV làm đông cứng lớp photopolymer vừa phun ra. Vì vậy,
cơng nghệ in 3D này cho phép in 3D nhiều loại vật liệu trên cùng một vật thể in, mỗi
bình mực in 3D là 1 loại vật liệu.


Hình 2.6: Cơng nghệ in 3D JP [32]
d. C ng nghệ in D SLS
Công nghệ này sử dụng nguyên liệu dạng bột được chứa trong các bồn, các layer
được xếp chồng lên nhau bằng các bánh lăn vừa cuộn vừa kéo san phẳng vật liệu ra
thành lớp mỏng. Biên dạng layer được hình thành bằng cách dùng tia laser chiếu cho
nóng chảy bột để bột lớp layer trên liên kết với layer dưới.

12


Hình 2.7: Một số dạng sản phẩm của cơng nghệ SLS [32]
e. C ng nghệ in D DP
Công nghệ này sử dụng nguyên lý tạo lớp layer giống như công nghệ SLS ở
trên, còn phần liên kết các layer với nhau thì giống với cơng nghệ máy in phun 2D
bình thường. Mực in lúc này vừa là màu sắc, vừa là keo liên kết các hạt bột với nhau.
Công nghệ này có thể in được màu sắc cho vật thể giống như máy in phun màu. Chữ
3dp chính là 3D Printing hay in 3D hiện nay chúng ta đang dùng.

Hình 2.8: Công nghệ in 3D 3DP [32]
f. C ng nghệ in D LOM
Công nghệ in 3D này sử dụng nguyên liệu đầu vào là các vật liệu có thể dát mỏng như
giấy, gỗ,…dạng cuộn hay tờ. Mỗi layer chính là mỗi tờ giấy hay lát gỗ, biên dạng
13


layer được cắt ra bằng laser hay dụng cụ cắt rồi dán chồng lên nhau tạo nên vật thể 3D.
Đối với cơng nghệ này có thể tạo ra vật thể có màu sắc theo đúng thiết kế.

Hình 2.9: Hình dáng máy in 3D công nghệ LOM và một số sản phẩm [32]


Hình 2.10: Cơng nghệ in 3D LOM [32]
2.2. Giới thiệu về máy in 3D
In 3D hay chế tạo đắp lớp, là một chuỗi các công đoạn khác nhau được kết hợp
để tạo ra một vật thể ba chiều. Trong in 3D, các lớp vật liệu được đắp chồng lên nhau
và được định dạng dưới sự kiểm soát của máy tính để tạo ra vật thể. Các đối tượng này
có thể có hình dạng bất kỳ và được sản xuất từ một mơ hình 3D hoặc nguồn dữ liệu
điện tử khác.
Máy in 3D đầu tiên trên thế giới được sản xuất là những dòng máy in 3D SLA.
Về cơ bản các máy in 3D đều có kết cấu cơ khí gần giống nhau, chỉ khác nhau về bộ
phận tạo mẫu. Các máy in 3D thường có kết cấu gồm 3 phần chính: phần mềm điều
khiển, phần cơ khí và phần điện [3].

14


Hình 2.11: Cấu trúc máy in 3D [3]
Phần mềm được chia làm 2 thành phần: phần mềm CAD/CAM, phần mềm điều
khiển. Phần mềm CAD là các phần mềm có chức năng tạo mẫu 3D, đây là các mơ hình
sẽ được in trên máy in 3D. Các phần mềm CAD được sử dụng có thể là Solidwork,
Creo, Sketchup,… Các mơ hình 3D sau khi được tạo ra phải được chuyển đổi sang định
dạng STL từ đó có thể đưa sang các phần mềm CAM để xử lý tiếp theo. Các phần mềm
CAM là các phần mềm thực hiện các chức năng cắt lớp vật thể do công nghệ in 3D là
in theo từng lớp, lớp cắt càng có kích thước nhỏ thì chất lượng mẫu in càng tốt, tuy
nhiên thời gian in sẽ tăng lên và ngược lại, lớp in càng lớn thì chất lượng giảm và tốc
độ in tăng lên. Các phần mềm CAM được sử dụng phổ biến cho máy in 3d là Cura,
Slic3r, Simplify,...[12],[14].

Hình 2.12: Sơ đồ nguyên lý hệ thống CAD CAM [12]
15



Một số phần mềm sẽ tích hợp các module CAM và module điều khiển trong một,
giúp công việc sử lý mẫu in nhanh hơn và đạt hiệu quả hơn như phần mềm Repertier
host. Phần mềm này tích hợp các cơng cụ CAM là Slic3r, Cura, Skeinforge, có thể lựa
chọn sử dụng một trong ba module để so sánh từ đó lựa chon module tốt hơn cho từng
kiểu mẫu in khác nhau.
Cấu trúc cơ khí của một máy in 3D gần giống với các loại máy CNC với truyền
động của các trục. Bộ truyền có thể là bộ truyền vít me - đai ốc hoặc bộ truyền đai.
Đặc điểm của truyền động cơ khí trong máy in 3D là tải trọng tác dụng lên khơng đáng
kể, do đó việc thiết kế tương đối đơn giản, kết cấu các trục tương đối gọn nhẹ, các chi
tiết lắp ráp khơng địi hỏi về khả năng chịu lực cao do đó có thể sử dụng các chi tiết in
được bằng các máy khác để lắp ráp.
Phần điện của máy in 3D có thể chia thành 2 khối: Khối điều khiển và khối chấp
hành. Khối điều khiển gồm các thành phần như: Vi điều khiển, Board kết nối, Driver.
Khối chấp hành gồm các thành phần như: Động cơ bước, các cảm biến nhiệt, động cơ
servo (nếu có), bộ phận tản nhiệt,…
Bộ phận đùn nhựa là một trong những phần quan trọng nhất trong máy. Bộ phận
này thực hiện 2 chức năng trong máy: Bộ tời nhựa cung cấp nhựa chạy liên tục, đầu
phun nhựa thực hiện chức năng nung chảy nhựa và đùn nhựa tạo nên mẫu.
2.3. Các thông số in 3D theo công nghệ FDM
2.3.1. Vật liệu
Vật liệu được sử dụng trong máy in 3D là nhựa dạng sợi. Sợi nhựa sử dụng trong
máy in 3D phải là sợi nhựa nguyên chất, không pha tạp. Đường kính sợi nhựa được
chế tạo tiêu chuẩn có 2 loại đường kính là 1,75 mm và 3 mm. Dung sai sợi nhựa
thường là ±0,05 mm. [27]
Có rất nhiều loại nhựa được sử dụng trong công nghệ FDM, tuy nhiên có 3 loại
vật liệu thường được sử dụng trong các máy in 3D FDM hiện nay là nhựa ABS
(Acrylonitrile Butadiene Styrene), nhựa PLA (Polylactic Acid) và nhựa PETG.
a. Vật liệu nhựa ABS
Nhựa ABS (Acrylonitrile Butadiene Styrene) có cơng thức hóa học (C8H8-C4H6C3H3N)n là một loại nhựa nhiệt dẻo thơng dụng và được sử dụng nhiều nhất cho máy

in 3D FDM sơ cấp. Vật liệu này là một trong những loại nhựa đầu tiên được sử dụng
16


với máy in 3D công nghiệp. Hiện nay, ABS vẫn là một vật liệu rất phổ biến nhờ chi
phí thấp và tính chất cơ học tốt. [27]
Bảng 2.1: Bảng thơng số vật liệu nhựa ABS [27]
Sức

Mơ đun

căng

đàn hồi

86

1,9-3,2
Gpa

Mpa

Lực
bẻ

Sức nén

cong
136
MPa


125
MPa

Độ

Tỉ

cứng

trọng

90
HB

1,2

Độ
nóng
chảy

Hệ số
ma sát

240


0,1

Sức

mạnh tác
động
6.5
KJ/s

Hình 2.13: Vật liệu tạo mẫu ABS [27]
Đặc tính của nhựa ABS là hạt nhựa ABS có đường kính nhỏ hơn 1 micromét, có
độ bền cao, chịu lực tốt, chịu va đập tốt, chịu được nhiệt độ cao, linh hoạt.
Nhựa ABS là nhựa nhiệt dẻo. Nhựa ABS có cơ tính tốt, nhiệt độ in cao (nhiệt độ
in tùy theo nhà sản xuất nhưng thường lớn hơn 230oC), do in với nhiệt độ cao như vậy
nên trong quá trình in sản phẩm có thể bị cong vênh, gãy do đó nên thiết kế thêm các hệ
thống support để hạn chế hiện tượng này. Mặt khác các lớp đầu tiên của mẫu in thường
khơng kết dính với bàn in do bị nguội quá nhanh cũng là một khuyết điểm khi in nhựa
ABS.
b. Vật liệu nhựa PLA
Nhựa PLA là nhựa nhiệt dẻo thường có nguồn gốc tự nhiên. Điều này tạo giải
pháp thân thiện với môi trường nhất trong lĩnh vực in 3D, so với tất cả các sản phẩm
nhựa hóa dầu khác như ABS hay PETG. Nhựa PLA tương đối giòn, dễ bị gãy trong
quá trình in là tắt đầu phun nhựa. Nhiệt độ in của nhựa PLA thấp chỉ từ 190oC đến
210oC nên quá trình in dễ dàng hơn so với nhựa ABS. [27]

17


×