Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.05 KB, 11 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
BÁO CÁO TĨM TẮT GIẢI PHÁP CƠNG TÁC NĂM 2021
(Đề nghị tặng thưởng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở)

I-SƠ LƯỢC BẢN THÂN
-Họ và tên: Phạm Thị Thùy Dung
-Ngày, tháng, năm sinh: 01/08/1986
-Trình độ chun mơn nghiệp vụ: Cử nhân Luật.
-Trình độ lý luận chính trị:
-Chức vụ, nhiệm vụ phân công: Chuyên viên
-Đơn vị công tác: Phòng Tư pháp
II-NỘI DUNG GIẢI PHÁP CƠNG TÁC
1- Tên giải pháp cơng tác
“Mợt số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của cơng tác hịa giải
ở cơ sở trên địa bàn huyện”.
2-Thực trạng
Hòa giải ở cơ sở là một hoạt động mang tính xã hội tự nguyện, tự quản ở
cộng đồng, đã tồn tại từ lâu đời và trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Cùng với thời gian, công tác hòa giải ngày càng được khẳng định và phát huy
tác dụng thiết thực trong đời sống cộng đồng, góp phần củng cố tình làng, nghĩa
xóm, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội, chủ động phòng ngừa và
hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật.
Trong điều kiện đẩy mạnh cải cách tư pháp, phát huy dân chủ, xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xuất phát từ vai trò, ý nghĩa quan trọng
của hòa giải ở cơ sở, thời gian qua, Phòng Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các
cơ quan, ban, ngành liên quan tham mưu UBND huyện triển khai thi hành Luật
Hòa giải ở cơ sở năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành trên địa bàn
huyện đạt nhiều kết quả tích cực, góp phần giữ an ninh chính trị, trật tự, an tồn
xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho Nhân dân. Một số kết quả chủ yếu:


1


Hoạt động quản lý nhà nước đối với công tác hòa giải ở cơ sở ngày càng
được tăng cường và đi vào chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm, tạo điều kiện tốt
cho tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở được kiện toàn và phát triển. Hàng
năm, UBND huyện đều có ban hành Kế hoạch triển khai nhiệm vụ công tác hòa
giải ở cơ sở trên địa bàn huyện; theo đó, UBND huyện xác định rõ nội dung, tiến
độ và trách nhiệm chủ trì, phối hợp của các cơ quan, đơn vị, địa phương trong
việc triển khai thực hiện các nhóm nhiệm vụ quản lý nhà nước về hòa giải ở sở
theo quy định của pháp luật. Trên cơ sở Kế hoạch của UBND huyện, các cơ
quan, ban, ngành liên quan, nhất là UBND các xã, thị trấn đều có ban hành Kế
hoạch triển khai nhiệm vụ công tác hòa giải ở cơ sở, thể hiện sự quan tâm của
cấp ủy, chính quyền địa phương đối với công tác này, đảm bảo sự đồng bộ trong
công tác lãnh đạo, chỉ đạo từ huyện đến cơ sở. Bên cạnh đó, Phòng Tư pháp
cũng đã giúp UBND huyện thực hiện tốt việc theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn các
cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai các hoạt động quản lý nhà nước về hòa
giải ở cơ sở; nhờ vậy, các nhiệm vụ công tác hòa giải được triển khai trong thực
tế. Công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng
dẫn thi hành được Phòng Tư pháp và các cơ quan, đơn vị, địa phương quan tâm
thực hiện, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về hòa giải
ở cơ sở, cũng như hiểu rõ hơn về vai trò, ý nghĩa của công tác hòa giải trong đời
sống xã hội. Công tác tập huấn kiến thức pháp luật và kỹ năng hòa giải cho đội
ngũ hòa giải viên cơ sở được Phòng Tư pháp chủ trì, phối hợp với UBND các
xã, thị trấn thực hiện hàng năm; đặc biệt, trong năm 2018, UBND huyện đã tổ
chức thành cơng Hội thi hồ giải viên giỏi cấp huyện, góp phần nâng cao trình
độ, kỹ năng cho đội ngũ hòa giải viên trên địa bàn huyện. Việc đầu tư kinh phí,
nhất là kinh phí chi hỗ trợ các vụ việc hòa giải được các địa phương quan tâm.
Công tác củng cố, kiện toàn Tổ hòa giải, hòa giải viên ở cơ sở được thực
hiện thường xuyên, đảm bảo số lượng và ngày càng nâng cao về chất lượng.

Hàng năm, UBND các xã, thị trấn đều có chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực
UBMTTQ Việt Nam cấp xã hướng dẫn Ban Công tác Mặt trận phối hợp với
Trưởng thôn, buôn, tổ dân phố và Tổ trưởng hòa giải ở cơ sở thực hiện việc bầu,
đề nghị công nhận hòa giải viên, tổ trưởng hòa giải theo quy định. Đến thời
điểm 15/10/2021, tồn huyện có 195 tổ hòa giải (100% thơn, bn, TDP có tổ
hòa giải) với 1.085 hòa giải viên, trong đó: hòa giải viên nam là 876
người(chiếm 80.73%); hòa giải viên nữ là 207 người(chiếm 19.27%); hòa giải
viên là người dân tộc thiểu số là 476 (chiếm 43,87%); hòa giải viên được bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ là 946 người(chiếm 87.19%).
2


Hoạt động hòa giải ở cơ sở ngày càng được nâng cao, khẳng định rõ hơn
vị trí, vai trò của tổ hòa giải trong đời sống xã hội. Qua số liệu thống kê công tác
tư pháp hàng năm, số lượng các vụ việc hòa giải ở cơ sở và tỷ lệ hòa giải thành
ngày càng được nâng cao. Năm 2021, các tổ hòa giải trên địa bàn huyện tiếp
nhận, hòa giải 53 vụ việc, trong đó hòa giải thành 47 vụ việc( đạt 88.68%). Với
các kết quả này, đã góp phần giải quyết kịp thời, tận gốc những mâu thuẩn, xích
mích, tranh chấp trong cộng đồng dân cư; phát huy quyền làm chủ của nhân dân;
tăng cường củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; giữ vững an ninh chính trị,
trật tự an tồn xã hội trên địa bàn huyện.
Bên cạnh những kết quả đạt được như trên, công tác hòa giải ở cơ sở vẫn
còn một số tồn tại, hạn chế như sau:
Thứ nhất, mặc dù hàng năm UBND cấp xã có ban hành kế hoạch triển
khai nhiệm vụ công tác hòa giải cơ sở nhưng một số nơi chưa phối hợp với Ban
Thường trực UBMTTQ Việt Nam cùng cấp triển khai các nhiệm vụ công tác
quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở trên thực tế.
Thứ hai, việc sinh hoạt chuyên đề về hòa giải là rất cần thiết song trên
thực tế hằng năm việc này không được các xã, thị trấn triển khai thực hiện. Do
đó, đội ngũ hòa giải viên tuy đơng về số lượng nhưng trình độ, kiến thức pháp

luật, kỹ năng hòa giải còn nhiều hạn chế, thường lúng túng trong quá trình hòa
giải các vụ việc phức tạp.
Thứ ba, một số địa phương việc lựa chọn, bầu, công nhận hòa giải viên cơ
sở, tổ trưởng tổ hòa giải cơ sở chưa đảm bảo theo đúng quy trình, quy định của
Luật Hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Thứ tư, hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện vẫn chưa được
chuyển biến lớn về số vụ việc và tỷ lệ hòa giải thành. Ở một số nơi, hoạt động
hòa giải vẫn còn mang tính hình thức, chiếu lệ, thụ động. Nhiều mâu thuẫn,
tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải không được hòa giải viên
chủ động hòa giải nên số lượng các vụ việc chuyển đến các cơ quan chức năng,
Tòa án thụ lý giải quyết còn lớn.
Những hạn chế trên do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan
nhưng tập trung bởi một số nguyên nhân chủ quan như sau: Một số nơi cấp ủy,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc chưa thực sự quan tâm đến công tác hòa giải ở
cơ sở, còn xem nhẹ vai trò, ý nghĩa của cơng tác hòa giải ở cơ sở. Kinh phí dành
cho cơng tác này còn khó khăn nên việc chi hỗ trợ cho hoạt động của tổ hòa giải
3


theo Nghị quyết 142/2014/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Đăk Lăk
chưa thực hiện được, trong khi việc huy động các nguồn lực khác ngồi kinh phí
ngân sách nhà nước để thực hiện chưa được chú trọng.
3-Những yếu tố khách quan, chủ quan để đưa ra giải pháp
Xuất phát từ yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở trước
tình hình vi phạm pháp luật, tội phạm và các tranh chấp, xung đột xảy ra ngày
càng nghiêm trọng, phức tạp; trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Phòng Tư
pháp, bản thân tôi đã quán triệt nghiêm túc, đầy đủ các quan điểm, nghị quyết
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cơng tác hòa giải ở cơ sở, đặc
biệt là các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được xác định trong Kế hoạch triển khai
thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai đoạn

2019-2021” và nhiệm vụ công tác Tư pháp trong các nghị quyết của Huyện ủy,
HĐND huyện, chương trình, kế hoạch cơng tác của UBND huyện và các kế
hoạch công tác của Ngành tư pháp trong năm 2021; đồng thời, với trách nhiệm
là chuyên viên phụ trách tham mưu về công tác hòa giải ở cơ sở, bản thân tôi
luôn trăn trở với mong muốn làm thế nào để nâng cao hiệu quả công tác hòa giải
ở cơ sở trên địa bàn huyện, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn
xã hội, thúc đẩy nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần cho Nhân dân. Từ đó, tơi đã nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng
công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện thời gian qua, xác định rõ các
nguyên nhân chủ quan để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả của công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn huyện.
4-Nội dung giải pháp
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác hòa giải ở cơ sở trên địa
bàn huyện, từ đầu năm đến nay tôi đã tập trung tham mưu, triển khai thực hiện
tốt một số giải pháp chủ yếu sau:
4.1-Tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên, kịp thời của
cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đối với cơng tác hịa giải ở cơ sở.
Cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền và tinh thần
trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương có vai trò rất quan
trọng trong việc triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và văn bản
pháp luật của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở. Thực tiễn cho thấy, ở nơi nào có sự
quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của cấp ủy Đảng, chính quyền, ở nơi
đó cơng tác hòa giải ở cơ sở có nhiều thuận lợi. Trước hết, đó là sự ủng hộ về
tinh thần, về định hướng chỉ đạo, thể hiện bằng việc ban hành các văn bản
hướng dẫn, giao trách nhiệm cụ thể cho từng cơ quan, tổ chức kiểm tra đơn đốc
thường xun. Bên cạnh đó, còn là sự đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất và tạo
nhiều điều kiện thuận lợi khác.
4



Từ kinh nghiệm thực tiễn này, ngay từ đầu năm, bản thân tơi đã chủ động,
tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền mà cụ thể là UBND huyện ban hành
Kế hoạch triển khai nhiệm vụ công tác hòa giải ở năm 2021. Đồng thời, thường
xuyên đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch
triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở giai
đoạn 2019-2021”; theo đó, đề nghị Đảng ủy, UBND, UBMTQVN các xã, thị
trấn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện rà sốt, đánh giá, củng cố, kiện tồn
Tổ hòa giải và đội ngũ hòa giải viên cơ sở đảm bảo cơ cấu, số lượng, tiêu chuẩn
theo quy định; tham mưu kiểm tra công tác hòa giải ở sở và triển khai hoạt động
tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội ngũ hòa giải viên cơ sở trên địa bàn
huyện; đề nghị cơ quan có thẩm quyền quan tâm bố trí kinh phí, cơ sở vật chất
nhằm hỗ trợ tài chính cần thiết cho công tác hòa giải ở cơ sở theo quy định.
Thực hiện sự chỉ đạo của UBND huyện, các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là
UBND cấp xã đã ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch công tác
hòa giải cơ sở năm 2021 trên địa bàn.
4.2. Xây dựng, kiện toàn đội ngũ hịa giải viên ở cơ sở có đủ tiêu chuẩn,
năng lực đáp ứng u cầu của cơng tác hịa giải ở cơ sở.
Tham mưu UBND huyện ban hành văn bản chỉ đạo UBND các xã, thị
trấn chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam cùng cấp chỉ
đạo, hướng dẫn Trưởng ban công tác Mặt trận phối hợp với Trưởng thôn,Tổ
trưởng các Tổ hòa giải trên địa bàn, tiến hành rà soát, đánh giá về tổ chức và
hoạt động của tổ hòa giải để làm căn cứ tiến hành củng cố, kiện toàn tổ hòa giải
theo đúng quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở.
Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện, UBND các xã, thị trấn đã phối hợp
với UBMTTQ Việt Nam cấp xã tiến hành rà sốt, củng cố, kiện tồn các tổ hòa
giải, hòa giải viên ở cơ sở đảm bảo trình tự, thủ tục, tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng
theo quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013, Nghị quyết liên tịch số
01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam. Đến thời điểm 15/10/2021, toàn huyện có 195 tổ hòa
giải (100% thơn, bn, TDP có tổ hòa giải) với 1.085 hòa giải viên, trong đó:

hòa giải viên nam là 876 người(chiếm 80.73%); hòa giải viên nữ là 207
người(chiếm 19.27%); hòa giải viên là người dân tộc thiểu số là 476 (chiếm
43,87%); hòa giải viên được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ là 946
người(chiếm 87.19%). Chất lượng hòa giải viên ngày được nâng cao. Các tổ hòa
giải cơ bản có đầy đủ các thành phần tham gia như Ban công tác Mặt trận, Chi
hội phụ nữ, Chi hội cựu chiến binh, Chi hội người cao tuổi, Đồn thanh niên,
Chi hội nơng dân và có ít nhất 01 hòa giải viên nữ. Đối với vùng có nhiều đồng
5


bào dân tộc thiểu số sẽ có ít nhất 01 hòa giải viên là người dân tộc thiểu số. Việc
củng cố, kiện toàn tổ hòa giải tại địa phương đều xuất phát từ tình hình cụ thể,
phù hợp với đặc điểm dân cư, nghề nghiệp, tâm lý, tập quán…, thể hiện sự linh
hoạt, chủ động, sáng tạo của các địa phương nhằm thực hiện tốt pháp luật về tổ
chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.
4.3 Thực hiện tốt cơ chế phối hợp quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở
theo hướng dẫn tại Nghị quyết liên tịch số 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN;
đẩy mạnh lồng ghép việc thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở với các phong
trào, cuộc vận động do Mặt trận phát động; kết hợp chặt chẽ cơng tác hịa giải
ở cơ sở với hồn thiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
Việc phối hợp, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở
được Uỷ ban nhân dân huyện và Ủy ban MTTQVN thực hiện thường xuyên
hàng năm. Để quan hệ phối hợp giữa Uỷ ban nhân dân và Uỷ ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam trong quản lý công tác hòa giải được chặt chẽ, thường xuyên, có
hiệu quả, tham mưu Phòng Tư pháp thường xuyên phối hợp với Ủy ban
MTTQVN cấp huyện xây dựng, triển khai thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở
phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ chính trị chung tại địa phương, hướng dẫn
UBND cấp xã phối hợp với UBMTTQVN cùng cấp trong việc rà sốt, thành lập,
kiện tồn tổ hòa giải, cơng nhận, cho thôi tổ trưởng tổ hòa giải, hòa giải viên.
Công tác phối hợp, rà sốt, thành lập mới, kiện tồn tổ hòa giải được các địa

phương thực hiện căn cứ theo quy định của Luật hòa giải ở cơ sở 2013 và Nghị
quyết liên tịch số 01/2014/NQLT/CP-UBTƯMTTQVN.
Công tác hòa giải cơ sở đã được Mặt trận Tổ quốc các cấp quan tâm, thực
hiện lồng ghép trong hầu hết các phong trào, cuộc vận động tại cộng đồng dân
cư, nhằm gắn công tác hòa giải ở cơ sở với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương, đưa kết quả thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở là một tiêu chí
trong đánh giá thực hiện cuộc vận động, góp phần động viên, tơn vinh, nhân
rộng các mơ hình, điển hình về hòa giải ở cơ sở, gắn hoạt động hòa giải vào việc
thực hiện các chương trình, đề án, các phong trào văn hóa xã hội, các mục tiêu
chung ở cơ sở. Với tính chất là tổ chức gần gũi, có tầm ảnh hưởng sâu rộng và
chi phối đến nhiều mặt của đời sống cộng đồng dân cư, huy động đông đảo các
thành phần xã hội tham gia, Mặt trận Tổ quốc có lợi thế rất lớn khi tham gia
công tác hòa giải ở cơ sở. Nhận thức rõ trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền,
đồn thể ở địa phương trong công tác hòa giải ở cơ sở, Phòng Tư pháp và Ủy
ban MTTQVN cùng cấp đã đẩy mạnh triển khai đến tận cơ sở và được cấp ủy,
6


chính quyền, đồn thể tại cấp xã ủng hộ và phối hợp thực hiện. Cụ thể Mặt trận
Tổ quốc cấp xã đã chỉ đạo Ban công tác mặt trận thôn, buôn, tổ dân phố tổ chức
lồng ghép hoạt động hòa giải ở cơ sở với các phong trào, cuộc vận động tại cộng
đồng dân cư như cuộc vận động “Toàn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa
ở khu dân cư” nay là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nơng thơn
mới”, phong trào “Tồn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, “Ngày hội đại đoàn kết
toàn dân tộc 18/11”; tích cực phối hợp với chính quyền vận động nhân dân giải
quyết các tranh chấp, mâu thuẫn trong gia đình, khu dân cư bằng biện pháp hòa
giải ở cơ sở. Đồng thời, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện còn phối
hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch giám sát, lồng ghép giám sát
việc thực hiện pháp luật hòa giải ở cơ sở. Qua đó, đã đưa chính sách, pháp luật
của nhà nước tới nhân dân; đồng thời khi thực hiện lồng ghép đã giúp đông đảo

quần chúng nhân dân hiểu được vị trí, vai trò quan trọng của cơng tác này trong
việc ổn định trật tự an toàn xã hội tại cộng đồng dân cư. Ngồi ra, cơng tác phối
hợp tại cấp xã còn được thực hiện thông qua việc hướng dẫn, chỉ đạo khu dân cư
thực hiện lồng ghép hòa giải ở cơ sở với xây dựng, thực hiện hương ước, quy
ước, trong đó đề ra các biện pháp duy trì, bảo vệ trật tự an tồn xã hội; phát hiện
kịp thời và đấu tranh với mọi hành vi vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội, giải
quyết những mâu thuẫn, giữ gìn đồn kết trong cộng đồng dân cư, hỗ trợ tích
cực cho hoạt động quản lý nhà nước bằng pháp luật, giảm thiểu các tiêu cực phát
sinh, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sơ, xây dựng đời sống văn hóa ở các khu
dân cư.
4.4 Gắn hoạt động hòa giải ở cơ sở với phổ biến, giáo dục pháp luật, vận
động nhân dân chấp hành pháp luật, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
Hòa giải ở cơ sở có vai trò, ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần nâng
cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân. Bởi khi hòa giải, các
hòa giải viên bên cạnh việc dựa vào những chuẩn mực đạo đức, văn hóa ứng xử,
phong tục, tập quán tốt đẹp để tác động tới tâm tư, tình cảm của các bên, khơi
dậy trong họ những suy nghĩ, tình cảm tích cực, còn cần phải vận dụng các quy
định pháp luật để giải thích, hướng dẫn các bên, giúp họ hiểu được quyền và
nghĩa vụ của mình để tự lựa chọn, tự dàn xếp ổn thỏa với nhau mâu thuẫn, tranh
chấp, vi phạm pháp luật. Theo đó, thơng qua hòa giải, đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân một cách tự nhiên, trực tiếp,
có sức thẩm thấu sâu sắc, sức lan tỏa rộng. Xuất phát từ vai trò và ý nghĩa nêu
trên của hòa giải ở cơ sở thì hòa giải ở cơ sở chính là một hình thức hữu hiệu để
7


tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật tới nhóm đối tượng người dân cụ thể
là các cá nhân, nhóm cá nhân, gia đình, nhóm gia đình, tổ chức có mâu thuẫn,
tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở theo quy đinh của
Luật hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành. Để tạo tiền đề cho việc

thi hành Luật hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn, nâng cao nhận thức
của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí, vai trò, ý nghĩa của cơng tác hòa giải
ở cơ sở, khuyến khích người dân sử dụng nhiều hơn phương thức hòa giải ở cơ
sở trong giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa
giải ở cơ sở, ngay sau khi Luật được ban hành, tham mưu UBND huyện đã tích
cực triển khai tuyên truyền, phổ biến Luật bằng nhiều hình thức đa dạng, phong
phú phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương cũng như phù hợp với đối
tượng được phổ biến. Bên cạnh đó, việc phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua
hòa giải ở cơ sở còn được thể hiện thơng qua chính hoạt động bồi dưỡng, nâng
cao kiến thức pháp luật cho chính đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở. Từ năm 2014
đến 2020, tham mưu UBND huyện tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp
luật, nghiệp vụ cho các hòa giải viên. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
còn được thực hiện thông qua việc hòa giải, theo thống kê, từ năm 2014 đến
năm 2021 hòa giải viên đã hòa giải thành 699/1.296 vụ việc hòa giải. Như vậy,
nếu tính mỗi vụ việc có 02 bên tham gia thì như vậy đã có ít nhất 2.592 lượt
người được hòa giải viên tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cụ thể liên
quan đến mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật trong quá trình tiến hành hòa
giải ở cơ sở.
4.5 Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động hòa giải ở cơ sở
Đảm bảo thực hiện chi đúng, đủ kinh phí hỗ trợ hoạt động của Tổ hòa giải
và thù lao vụ việc hòa giải. Theo thống kê, từ năm 2014 đến năm 2021, UBND
các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã 166.100.000 đồng để thanh toán thù lao
cho các vụ việc hòa giải, đảm bảo định mức 200.000đồng/vụ việc. Tuy nhiên, do
đặc thù là những địa bàn kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa,
ngân sách xã còn rất nhiều khó khăn, eo hẹp, chủ yếu tập trung cho các chương
trình trọng điểm, mục tiêu quốc gia... nên nhiều xã không bố trí được kinh phí
chi hỗ trợ hoạt động của Tổ hòa giải theo Thông tư liên tịch số 100/TTLT/BTCBTP và Ngị quyết 142/NQ-HĐND ngày 13/12/2014 Hội đồng nhân tỉnh. Để
phát huy tác dụng động viên, khuyến khích hòa giải viên tham gia công tác hòa
giải ở cơ sở đạt hiệu quả và chất lượng, cần nghiêm túc thực hiện đúng, đủ quy


8


định pháp luật về kinh phí hỗ trợ thù lao vụ việc, hỗ trợ hoạt động của tổ hòa
giải...
4.6 Nâng cao năng lực quản lý của cơ quan Tư pháp và đội ngũ cán bộ
Tư pháp – Hộ tịch các xã, thị trấn đối với cơng tác hịa giải ở cơ sở
Với chức năng tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện việc
quản lý nhà nước đối với hoạt động hòa giải ở cơ sở, Phòng Tư pháp và Công
chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã cần được củng cố, kiện toàn và thường xuyên bồi
dưỡng nâng cao chun mơn nghiệp vụ để có thể thực hiện tốt chức năng tham
mưu này.
4.7 Giáo dục, đào tạo nâng cao trình độ kỹ năng hịa giải, kiến thức pháp
luật và vận dụng pháp luật cho đội ngũ hòa giải viên
Như đã biết việc hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải bằng vận dụng những
quy định của pháp luật cũng như những quy phạm đạo đức để giải thích, giúp
đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết
với nhau những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trên cơ sở phù hợp với
pháp luật và đạo đức xã hội, nhằm giữ gìn đồn kết trong nội bộ nhân dân, hàn
gắn tình nghĩa trong gia đình, làng xóm, khu dân cư, phát huy truyền thống đạo
đức và phong tục tập quán tốt đẹp trong Nhân dân, hạn chế vi phạm pháp luật ở
cơ sở. Các mâu thuẫn, tranh chấp ngày càng đa dạng, phức tạp. Điều đó đòi hỏi
hòa giải viên khi tham gia vào quá trình hòa giải phải trang bị cho mình những
kiến thức pháp luật nhất định. Nếu hòa giải viên có kiến thức, am hiểu pháp luật
khơng bằng các bên tranh chấp, mâu thuẫn thì việc hòa giải sẽ phản tác dụng,
làm cho vụ việc thêm phức tạp. Vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp
luật là rất cần thiết, những kiến thức về nghiệp vụ hòa giải, kinh nghiệm thực
tiễn cho hòa gải viên là một yêu cầu khách quan. Có thể khẳng định rằng, một
trong những yếu tố quyết định đến hiệu quả của công tác hòa giải là việc nâng
cao chất lượng, bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ hòa giải cho đội ngũ

những người làm công tác hòa giải ở cơ sở.
Thời gian qua, việc bồi dưỡng kiến thức pháp luật và nghiệp vụ hòa giải
cho đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở trên địa bàn huyện đã được thực hiện thường
xun. Theo thống kê thì năm 2014 có 216 lượt hòa giải viên, năm 2015 có 125
lượt hòa giải viên, năm 2017 có 196 lượt hòa giải viên, năm 2018 có 190 lượt
hòa giải viên, năm 2019 có 839 lượt hòa giải viên, năm 2020 có 960 lượt hòa
giải viên được tham gia các lớp bồi dưỡng tập huấn chuyên môn nghiệp vụ,
9


trong đó có bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật. Nội dung bồi dưỡng được
lựa chọn phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và theo từng chuyên đề
như Luật Hòa giải ở cơ sở, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự Luật Hơn nhân và
Gia đình, Luật Đất đai, kỹ năng, nghiệp vụ về hòa giải ở cơ sở… Báo cáo viên
trong các buổi tập huấn là những người có trình độ, kỹ năng tun truyền; qua
đó, giúp độ ngũ hòa giải viên nắm vững các kiến thức pháp luật, kỹ năng hòa
giải. Đặc biệt, trong năm 2021, do tình hình dịch bệnh covid-19 trên địa bàn
huyện diễn biến phức tạp, không thể được tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ
cho đội ngũ hòa giải viên, bản thân tôi đã trực tiếp tham mưu xây dựng Sổ tay
công tác hòa giải ở cơ sở để in ấn, cấp phát cho 100% hòa giải viên ở cơ sở. Đây
là tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ rất cần thiết, là cẩm nang giúp hòa giải viên nâng
cao trình độ và kỹ năng trong cơng tác hòa giải ở cơ sở.
5-Khả năng áp dụng, phạm vi áp dụng
Với năm giải pháp chủ yếu đã được trình bày ở phần trên là tổng hợp các
phương thức, phương pháp trong công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở,
đảm bảo phù hợp với tình hình và điều kiện thực tiễn của địa phương, không đòi
hỏi quá nhiều về nguồn lực kinh phí, do đó rất dễ áp dụng và thực tế đã áp dụng
trên địa bàn huyện Ea H’Leo và đã mang lại kết quả, hiệu quả thiết thực. Do đó,
các giải pháp trên về nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của đội ngũ hòa giải
viên ở cơ sở trên địa bàn huyện có thể áp dụng tại các địa phương trên địa bàn

huyện Ea H’Leo.
6. Thời điểm áp dụng: Từ đầu năm 2021 đến ngày 30/11/2021.
7. Hiệu quả mang lại
Qua quá trình tham mưu triển khai các nhiệm vụ, giải pháp công tác trên,
công tác hòa giải cơ sở trên địa bàn huyện trong năm 2021 đã đạt được kết quả,
hiệu quả tích cực, cụ thể:
- Những khó khăn, hạn chế trong cơng tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn
huyện thời gian qua được nhận diện và từng bước khắc phục. Thực hiện chỉ đạo
của UBND huyện, các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhất là các xã, thị trấn đã
thường xuyên phối hợp đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, nội
dung của Luật hòa giải ở cơ sở, các văn bản hướng dẫn thi hành đã thật sự đi
vào cuộc sống, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về vị trí,
vai trò, ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở, từ đó sử dụng ngày càng nhiều
hơn biện pháp hòa giải để giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp
luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở trong cộng đồng dân cư. Hoạt động hòa giải
ở cơ sở trên địa bàn huyện ngày càng phát triển, thu hút được sự tham gia tích
cực của các cấp, các ngành, đồn thể và đơng đảo nhân dân.
10


- Cơng tác hịa giải ở cơ sở đã góp phần phịng ngừa, hạn chế vi phạm
pháp luật, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Các tổ hòa giải hoạt động khá hiệu
quả; hầu hết các tranh chấp phát sinh trong cộng đồng dân cư đều được tiến
hành hòa giải kịp thời và đạt tỷ lệ hòa giải thành cao. Q trình hòa giải, các hòa
giải viên khơng những vận dụng những quy định của pháp luật mà còn vận dụng
phong tục, tập qn, tình làng nghĩa xóm, chuẩn mực đạo đức để phân tích, giáo
dục, giúp đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp. Số lượng lớn các vụ, việc không
phải đưa ra giải quyết tại cơ quan nhà nước đã tiết kiệm được thời gian, công
sức, tiền bạc của nhân dân, giảm tải công việc cho các cơ quan tư pháp và giảm
bớt gánh nặng chi tiêu cho ngân sách nhà nước. Bên cạnh giá trị vật chất thì giá

trị tinh thần mà cơng tác hòa giải mang lại là vơ giá, đó chính là những niềm vui,
niềm hạnh phúc của mọi người, mọi nhà trong tình cảm gia đình, xóm giềng gần
gũi và thiêng liêng.
III-CÁC DANH HIỆU THI ĐUA ĐƯỢC GHI NHẬN
Năm

Danh hiệu thi đua

Số, ngày, tháng, năm của Quyết định công nhận
danh hiệu thi đua; cơ quan ban hành

2018

Lao động tiên tiến

Quyết định số ngày của UBND huyện Ea H’Leo

2019

Lao động tiên tiến

Quyết định số ngày của UBND huyện Ea H’Leo

2020

Lao động tiên tiến

Quyết định số 04/QĐ-UBND ngày 06/01/2021
của UBND huyện Ea H’Leo


Ea H’Leo, ngày 18/10/2021
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

NGƯỜI BÁO CÁO

Phạm Thị Thùy Dung

11



×