Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ Môn: Thuế hệ thống thuế Việt Nam Đề tài THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.76 KB, 42 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------***------

TIỂU LUẬN GIỮA KÌ
Mơn: Thuế và hệ thống thuế ở Việt Nam

Đề tài

THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
ML: 182 - Nhóm 2
GVHD: Trần Nguyên Chất
Danh sách thành viên nhóm:
1. Nguyễn Thị Minh Anh - 1501015026
2. Nguyễn Thanh Bình

- 1501015048

3. Ngụy Văn Công

- 1501015063

4. Ngô Thị Thùy Dung

- 1501015093

5. Huỳnh Hà Anh Duy

- 1501015104

TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 04 năm 2018




MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .........................3
1.1. Khái niệm về thuế..........................................................................................3
1.2. Khái niệm về thuế bảo vệ môi trường ...........................................................3
1.3. Đặc điểm........................................................................................................3
1.4. Mục tiêu .........................................................................................................4
1.5. Mục đích ........................................................................................................4
1.6. Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................................5
CHƯƠNG 2: CÁC VĂN BẢN HIỆN HÀNH ĐIỀU CHỈNH THUẾ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG ........................................................................................................7
2.1. Luật Thuế bảo vệ môi trường của Quốc hội, sô 57/2010/QH12 ...................7
2.2. Các văn bản điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung ...................................................13
2.2.1. Nghị định 67/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ mơi trường ..........................13
2.2.2. Nghị định 69/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung
Khoản 3 Điều 2 Nghị định 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 của Chính phủ
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ môi
trường ..............................................................................................................14
2.2.3. Thông tư 152/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi
hành Nghị định 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Bảo vệ mơi trường
.........................................................................................................................15
2.2.4. Thơng tư 159/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung
Thông tư 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 hướng dẫn thi hành Nghị định
67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường ............................15

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG CHÍNH CỦA THUẾ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG VÀ
BÀI TẬP TÍNH THUẾ ..........................................................................................17
3.1. Phạm vi điều chỉnh ......................................................................................17
3.2. Đối tượng chịu thuế .....................................................................................17
3.2.1. Xăng dầu ...............................................................................................17


3.2.2. Than đá ..................................................................................................18
3.2.3. Dung dịch hydro-chloro-fluoro-cácbon (HCFC) ..................................18
3.2.4. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế ...........................................................18
3.2.5. Thuốc trừ cỏ, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho, thuốc trừ
mối thuộc loại hạn chế sử dụng ......................................................................19
3.3. Đối tượng không chịu thuế ..........................................................................20
3.4. Người nộp thuế ............................................................................................21
3.5. Căn cứ tính thuế...........................................................................................21
3.6. Phương pháp tính thuế và biểu khung thuế .................................................21
3.7. Thời điểm tính thuế .....................................................................................24
3.8. Khai thuế, tính thuế, nộp thuế .....................................................................24
3.9. Hoàn thuế ....................................................................................................27
CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG, TÁC ĐỘNG VÀ HẠN CHẾ CỦA THUẾ BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM .......................................................................29
4.1. Thực trạng áp dụng thuế bảo vệ môi trường ...............................................29
4.2. Tác động của thuế bảo vệ môi trường .........................................................29
4.3. Hạn chế của thuế bảo vệ môi trường ...........................................................30
4.3.1. Về đối tượng chịu thuế, không phải chịu thuế ......................................31
4.3.2. Cách tính thuế chưa hợp lý ...................................................................32
4.3.3. Chưa làm rõ sự khác nhau cơ bản giữa thuế bảo vệ mơi trường và phí
mơi trường .......................................................................................................33
4.3.4. Mục đích nguồn thu thuế chưa rõ ràng .................................................34
4.3.5. Tác động mạnh đến người nghèo ..........................................................34

KẾT LUẬN ...............................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................37


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ đầy đủ

HCFC

Hydro-Chloro-Fluoro-Carbon

BVMT

Bảo vệ môi trường

HDPE

High density polyethylene rein

LDPE

Low density polyethyle

LLDPE

Linear low density polyethylene rein

XK


Xuất khẩu

UBTV

Ủy ban thường vụ

KD

Kinh doanh


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 3.1. Mức thuế suất tuyệt đối áp dụng theo luật thuế bảo vệ môi trường .........23
Bảng 4.1. So sánh khác biệt thuế bảo vệ môi trường và phí mơi trường ..................33


1

LỜI MỞ ĐẦU
Sự phát triển kinh tế là động lực phát triển cho các quốc gia trên thế giới. Tuy
nhiên điều này kéo theo hàng loạt vấn nan giải liên quan đến môi trường: sự mất cân
bằng sinh thái, cạn kiệt nguồn tài nguyên và thiên tai khốc liệt. Đây không chỉ là vấn
đề của riêng từng quốc gia nào, mà là trọng điểm của toàn thế giới và nhân loại. Bên
cạnh tăng trưởng đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, thì bảo
vệ mơi trường được coi là một thách thức song song, quan trọng khơng kém trên
phạm vi tồn cầu nói chung và từng quốc gia nói riêng. Mặc khác, pháp luật với tư
cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sử của con người, đồng thời là
cơ sở để giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc bảo vệ môi trường.
Từ các yếu tố trên, sự ra đời của Luật môi trường được coi là một hệ quả tất yếu

trên con đường phát triển bền vững của nhân loại, nhằm tạo khuôn khổ pháp lý đồng
bộ, ổn định điều chỉnh toàn diện các hành vi tác động tiêu cực đến mơi trường…
Việt Nam đang trong q trình hội nhập quốc tế, nên việc phát triển kinh tế bền
vững ít gây tác động xấu đến môi trường ngày càng được quan tâm sâu sắc và trở
thành một trong những ưu tiên của quốc gia.
Trong chủ trương, nhiệm vụ và chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam, theo
Điều 43 Hiến pháp năm 2013 qui định “Mọi người có quyền được sống trong mơi
trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”. Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày
15/11/2004 của Bộ Chính trị nêu rõ quan điểm về bảo vệ mơi trường trong thời kỳ
đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước như sau: “Bảo vệ mơi trường là
một trong những vấn đề sống còn của nhân loại; là nhân tố bảo đảm sức khoẻ và chất
lượng cuộc sống của nhân dân; góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế- xã
hội, ổn định chính trị, an ninh quốc gia và thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế...”.
Khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 quy định: “Môi trường là hệ
thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát
triển của con người và sinh vật”. Có thể thấy rằng, mơi trường có vai trị vơ cùng
quan trọng đối với con người và sinh vật. Thời gian qua, tăng trưởng kinh tế, q
trình cơng nghiệp hố và phát triển đơ thị tăng nhanh đã tác động xấu đến môi trường


2

sinh thái như sự gia tăng chất thải, nước thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt; gia tăng
số lượng chất thải rắn trong sinh hoạt và trong công nghiệp; gia tăng phát thải các
chất gây ơ nhiễm khơng khí từ cả q trình sản xuất cơng nghiệp và sử dụng các sản
phẩm gây ô nhiễm; ô nhiễm ngày càng gia tăng cả trên mặt đất, trong lòng đất, nước
và trong khơng khí. Chính vì thế, việc đặt ra các biện pháp với mục đích bảo vệ mơi
trường là hồn tồn cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Từ những yếu tố trên, mục đích bài Tiểu luận của nhóm lần này nhằm đưa ra cái
nhìn tổng qt cũng như phân tích nội dung về Luật thuế bảo vệ mơi trường. Vì hiểu

rằng sự hiểu biết của mình cịn hạn chế, nhóm rất mong nhận được những góp ý chân
thành từ cơ về những thiếu sót trong bài tiểu luận này.
Nhóm xin chân thành cám ơn.


3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.1. Khái niệm về thuế
Thuế là một phần thu nhập mà mỗi tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đóng góp cho
Nhà nước theo luật quy định dể đáp ứng yêu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà
nước. Người đóng thuế được hưởng hợp pháp phần thu nhập còn lại.
1.2. Khái niệm về thuế bảo vệ môi trường
Một cách khái qt, mơi trường được hiểu là tồn bộ “các yếu tố tự nhiên và vật
chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại,
phát triển của con người và sinh vật”
Trong khoa học pháp lý có thể hiểu thuế mơi trường là một loại thuế do nhà nước
ban hành, đánh vào các sản phẩm hàng hóa,dịch vụ mà khi sử dụng gây tác động xấu
đến môi trường. Khoản 1 Điều 2 Luật thuế bảo vệ môi trường năm 2010 đưa ra định
nghĩa: “Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa
(sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường”
1.3. Đặc điểm
Thuế bảo vệ môi trường là một trong các loại thuế do nhà nước ban hành nên
trước hết nó cũng mang đầy đủ các đặc điểm chung của thuế như: tính bắt buộc; tính
gắn liền với yếu tố quyền lực nhà nước và nó khơng mang tính đối giá, tính hồn trả
trực tiếp. Ngồi ra, thuế bảo vệ mơi trường cịn có các đặc thù sau:
- Thứ nhất, thuế môi trường là thuế gián thu. Điều này được hiểu đó là việc thuế
mơi trường đã được cộng thêm vào giá bán của sản phẩm, khi đó gánh nặng thuế sẽ
chuyển từ nhà sản xuất kinh doanh – chủ thể nộp thuế sang người tiêu dùng.
- Thứ hai, đối tượng chịu thuế bảo vệ mơi trường có tính đặc thù. Đối tượng chịu

thuế môi trường là những sản phẩm mà việc sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng chúng
gây tác hại lâu dài đến môi trường (khi chúng được sử dụng trong quá trình sản xuất,
tiêu dùng hay hủy bỏ). Khái niệm sản phẩm ở đây được hiểu bao gồm hàng hóa và
dịch vụ. Với định nghĩa thuế bảo vệ môi trường tại khoản 1 Điều 2 Luật thuế bảo vệ
mơi trường năm 2010, ta có thể thấy rằng, đối tượng chịu thuế chỉ là hàng hóa, khơng


4

bao hàm dịch vụ và chỉ khi sử dụng mà gây tác động xấu tới môi trường mới là đối
tượng chịu thuế bảo vệ môi trường, tức là không bao hàm q trình khi sản xuất ra
các sản phẩm đó.
- Thứ ba, thuế môi trường là một trong các công cụ kinh tế quan trọng để quản lí
và bảo vệ môi trường của nhà nước. Mỗi quốc gia khi ban hành thuế môi trường là
đã nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay. Nghĩa vụ
đóng thuế tạo động cơ thúc đẩy người gây ô nhiễm tìm phương pháp giảm thiểu ô
nhiễm mới. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường là mục tiêu của những nỗ lực làm thay
đổi hành vi. Thuế môi trường là cơng cụ đem lại hiệu quả nhất về chi phí trong việc
giảm thiểu ô nhiễm môi trường so với việc ban hành các quyết định hành chính khác.
- Thứ tư, thuế mơi trường góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, làm giảm
hiệu ứng tiêu cực của hệ thống thuế nhu nhập hiện hành. Điều này có nghĩa là nếu
các nhà sản xuất và người tiêu dùng không chấm dứt hồn tồn các hoạt động gây ơ
nhiễm thì sẽ bị đánh thuế và phải có nghĩa vụ nộp thuế, khi đó sẽ trở thành một nguồn
thu cho ngân sách. Bản chất của thuế môi trường là thuế gián thu cho nên nó sẽ khơng
tạo phản ứng gay gắt từ người chịu thuế vì người nộp chỉ là người thay nhà nước thu
từ những chủ thể chịu thuế, còn các chủ thể chịu thuế thường khơng biết mình là
người phải gánh chịu thuế. Theo thống kê, số thu từ thuế bảo vệ môi trường liên tục
tăng ổn định qua các năm từ năm 2012 đến năm 2016 (tổng số thu thuế bảo vệ môi
trường năm 2012 là 11.160 tỷ đồng, năm 2013 là 11.512 tỷ đồng, năm 2014 là 11.970
tỷ đồng, năm 2015 là 27.020 tỷ đồng, năm 2016 khoảng 42.393 tỷ đồng ); chiếm tỷ

trọng khoảng 1,5% - 4,1% tổng thu ngân sách nhà nước và chiếm tỷ trọng khoảng
0,3% - 0,9% trên GDP hàng năm.
1.4. Mục tiêu
Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước lấy từ người gây ô nhiễm và gây thiệt hại
cho môi trường để bù đắp cho các chi phí xã hội.
1.5. Mục đích
-

Khuyến khích phát triển kinh tế đi liền với giảm ô nhiễm môi trường, đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống, nâng cao


5

ý thức bảo vệ mơi trường, từ đó thay đổi nhận thức, hành vi của các cá nhân
và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu dùng nhằm phát thải; khuyến khích sử
dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm bớt các tác động tiêu cực đến môi
trường
-

Thúc đẩy cải cách đổi mới công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
của con người; đồng thời giúp chuyển dịch nền kinh tế theo hướng sử dụng có
hiệu quả đối với các loại năng lượng và nguồn lực bằng việc tăng giá sản phẩm
tự nhiên.

-

Tạo một hành lang pháp lý đồng bộ, ổn định, điều chỉnh toàn diện các hành vi
tác động tiêu cực đến môi trường, để điều chỉnh trực tiếp hành vi của các chủ
thể có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp gây ô nhiễm môi trường và nhằm bảo

vệ môi trường sinh thái, chống chuyển dịch công nghệ bẩn vào Việt Nam.

-

Tạo lập và sử dụng nguồn kinh phí trực tiếp để đầu tư xây dựng các biện pháp
cải thiện mơi trường, chi phí cho việc bảo vệ môi trường, tuyên truyền tác
động đến ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ mơi trường.

1.6. Lịch sử hình thành và phát triển
Luật môi trường xuất hiện sớm ở các nước phát triển vì ý thức rõ tầm quan trọng.
Cho đến nay hầu hết các quốc gia trên thế giới vẫn đang quan tâm và tìm cách giải
quyết vấn đề này. Ở Việt Nam, Luật môi trường là lĩnh vực mới nhất trong hệ thống
pháp luật hiện hàng của Nhà nước Việt Nam.
Thuế bảo vệ môi trường được coi là một trong những công cụ kinh tế mang lại
hiệu quả cao trong quản lý và bảo vệ môi trường, được xây dựng trên nguyên tắc
người nào sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm phải nộp thuế.
Luật thuế bảo vệ mơi trường (BVMT) số 57/2010/QH12 được Quốc hội khóa XII,
tại kỳ họp thứ 8 thơng qua ngày 15/11/2010, có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/01/2012, là văn bản duy nhất điều chỉnh một cách trực tiếp vào các sản phẩm gây
ô nhiễm môi trường. Quy định nội dung về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu
thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế, khai thuế, tính thuế, nộp thuế và hoàn thuế


6

bảo vệ môi trường. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng của phát triển bền vững và có
hiệu lực cao nhất trong các quy định về môi trường.


7


CHƯƠNG 2: CÁC VĂN BẢN HIỆN HÀNH ĐIỀU CHỈNH THUẾ BẢO VỆ
MƠI TRƯỜNG
2.1. Luật Thuế bảo vệ mơi trường của Quốc hội, sơ 57/2010/QH12

QUỐC HỘI
--------------Luật số: 57/2010/QH12

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-----------------------Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2010

LUẬT
THUẾ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã
được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10;
Quốc hội ban hành Luật thuế bảo vệ môi trường,
Chương 1.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người
nộp thuế, căn cứ tính thuế, khai thuế, tính thuế, nộp thuế và hồn thuế bảo vệ mơi
trường.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa
(sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.
2. Mức thuế tuyệt đối là mức thuế được quy định bằng số tiền tính trên một
đơn vị hàng hóa chịu thuế.

3. Túi ni lơng thuộc diện chịu thuế là loại túi, bao bì được làm từ màng nhựa
đơn polyetylen, tên kỹ thuật là túi nhựa xốp.
4. Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC) là nhóm chất gây suy giảm
tầng ô dôn dùng làm môi chất lạnh.
Điều 3. Đối tượng chịu thuế


8

1. Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm:
a) Xăng, trừ etanol;
b) Nhiên liệu bay;
c) Dầu diezel;
d) Dầu hỏa;
đ) Dầu mazut;
e) Dầu nhờn;
g) Mỡ nhờn.
2. Than đá, bao gồm:
a) Than nâu;
b) Than an-tra-xít (antraxit);
c) Than mỡ;
d) Than đá khác.
3. Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC).
4. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế.
5. Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.
6. Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.
7. Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.
8. Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.
9. Trường hợp xét thấy cần thiết phải bổ sung đối tượng chịu thuế khác cho
phù hợp với từng thời kỳ thì Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quy định.

Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Điều 4. Đối tượng không chịu thuế
1. Hàng hóa khơng quy định tại Điều 3 của Luật này không thuộc đối tượng
chịu thuế bảo vệ môi trường.
2. Hàng hóa quy định tại Điều 3 của Luật này không chịu thuế bảo vệ môi
trường trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu, biên giới
Việt Nam theo quy định của pháp luật, bao gồm hàng hóa được vận chuyển từ nước
xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập
khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam; hàng hóa quá
cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định ký kết giữa Chính phủ


9

Việt Nam và Chính phủ nước ngồi hoặc thỏa thuận giữa cơ quan, người đại diện
được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngồi ủy quyền theo quy định của pháp
luật;
b) Hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của
pháp luật;
c) Hàng hóa do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh
doanh xuất khẩu để xuất khẩu, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng
hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu.
Điều 5. Người nộp thuế
1. Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất,
nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này.
2. Người nộp thuế bảo vệ môi trường trong một số trường hợp cụ thể được quy
định như sau:
a) Trường hợp ủy thác nhập khẩu hàng hóa thì người nhận ủy thác nhập khẩu
là người nộp thuế;

b) Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai
thác nhỏ, lẻ mà khơng xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được nộp
thuế bảo vệ mơi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua là
người nộp thuế.
Chương 2.
CĂN CỨ TÍNH THUẾ
Điều 6. Căn cứ tính thuế
1. Căn cứ tính thuế bảo vệ mơi trường là số lượng hàng hóa tính thuế và mức
thuế tuyệt đối.
2. Số lượng hàng hóa tính thuế được quy định như sau:
a) Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là số
lượng hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho;
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng
hóa nhập khẩu.
3. Mức thuế tuyệt đối để tính thuế được quy định tại Điều 8 của Luật này.
Điều 7. Phương pháp tính thuế
Số thuế bảo vệ môi trường phải nộp bằng số lượng đơn vị hàng hóa chịu thuế
nhân với mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa.


10

Điều 8. Biểu khung thuế
1. Mức thuế tuyệt đối được quy định theo Biểu khung thuế dưới đây:
Số thứ

Hàng hóa

tự


Đơn vị

Mức thuế

tính

(đồng/1 đơn
vị hàng hóa)

I

Xăng, dầu, mỡ nhờn

1

Xăng, trừ etanol

Lít

1.000-4.000

2

Nhiên liệu bay

Lít

1.000-3.000

3


Dầu diezel

Lít

500-2.000

4

Dầu hỏa

Lít

300-2.000

5

Dầu mazut

Lít

300-2.000

6

Dầu nhờn

Lít

300-2.000


7

Mỡ nhờn

Kg

300-2.000

II

Than đá

1

Than nâu

Tấn

10.00030.000

2

Than an-tra-xít (antraxit)

Tấn

20.00050.000

3


Than mỡ

Tấn

10.00030.000

4

Than đá khác

Tấn

10.00030.000

III

Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon
(HCFC)

kg

1.000-5.000


11

IV

Túi ni lông thuộc diện chịu thuế


kg

30.00050.000

V

Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

500-2.000

VI

Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng

kg

1.000-3.000

VII

Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn

kg

1.000-3.000

kg


1.000-3.000

chế sử dụng
VIII

Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế
sử dụng

2. Căn cứ vào Biểu khung thuế quy định tại khoản 1 Điều này, Ủy ban thường
vụ Quốc hội quy định mức thuế cụ thể đối với từng loại hàng hóa chịu thuế bảo đảm
các nguyên tắc sau:
a) Mức thuế đối với hàng hóa chịu thuế phù hợp với chính sách phát triển kinh
tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ;
b) Mức thuế đối với hàng hóa chịu thuế được xác định theo mức độ gây tác
động xấu đến mơi trường của hàng hóa.
Chương 3.
KHAI THUẾ, TÍNH THUẾ, NỘP THUẾ VÀ HỒN THUẾ
Điều 9. Thời điểm tính thuế
1. Đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, thời điểm tính thuế là
thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa.
2. Đối với hàng hóa sản xuất đưa vào tiêu dùng nội bộ, thời điểm tính thuế là
thời điểm đưa hàng hóa vào sử dụng.
3. Đối với hàng hóa nhập khẩu, thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ
khai hải quan.
4. Đối với xăng, dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm tính thuế là
thời điểm đầu mối kinh doanh xăng, dầu bán ra.
Điều 10. Khai thuế, tính thuế, nộp thuế



12

1. Việc khai thuế, tính thuế, nộp thuế bảo vệ mơi trường đối với hàng hóa sản
xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho được thực hiện theo tháng và theo
quy định của pháp luật về quản lý thuế.
2. Việc khai thuế, tính thuế, nộp thuế bảo vệ mơi trường đối với hàng hóa nhập
khẩu được thực hiện cùng thời điểm với khai thuế và nộp thuế nhập khẩu.
3. Thuế bảo vệ môi trường chỉ nộp một lần đối với hàng hóa sản xuất hoặc
nhập khẩu.
Điều 11. Hồn thuế
Người nộp thuế bảo vệ mơi trường được hồn thuế đã nộp trong các trường
hợp sau:
1. Hàng hóa nhập khẩu còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám
sát của cơ quan Hải quan được tái xuất khẩu ra nước ngồi;
2. Hàng hóa nhập khẩu để giao, bán cho nước ngồi thơng qua đại lý tại Việt
Nam; xăng, dầu bán cho phương tiện vận tải của hãng nước ngoài trên tuyến đường
qua cảng Việt Nam hoặc phương tiện vận tải của Việt Nam trên tuyến đường vận tải
quốc tế theo quy định của pháp luật;
3. Hàng hóa tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh
hàng tạm nhập, tái xuất.
4. Hàng hóa nhập khẩu do người nhập khẩu tái xuất khẩu ra nước ngồi;
5. Hàng hóa tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm
theo quy định của pháp luật khi tái xuất khẩu ra nước ngoài.

Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Hiệu lực thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.
2. Các quy định về thu phí xăng, dầu tại Pháp lệnh về phí và lệ phí số
38/2001/PL-UBTVQH10 hết hiệu lực thi hành từ ngày Luật này có hiệu lực.

Điều 13. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao
trong Luật; hướng dẫn những nội dung cần thiết khác của Luật này để đáp ứng yêu
cầu quản lý nhà nước.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa
XII, kỳ họp thứ 8 thơng qua ngày 15 tháng 11 năm 2010.


13

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Nguyễn Phú Trọng

2.2. Các văn bản điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung
2.2.1. Nghị định 67/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường
Ngày 08/08/2011, Chính phủ ban hành Nghị định 67/2011/NĐ-CP quy định chi
tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường.
Nghị định đã quy định rõ các đối tượng chịu thuế, căn cứ tính thuế, khai thuế, tính
thuế, nộp thuế và hoàn thuế bảo vệ mội trường. Trong đó, chủ yếu làm rõ hơn các đối
tượng chịu thuế thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Luật Thuế bảo vệ môi trường.
Điểm đáng lưu ý trong Nghị định này là quy định hàng hóa sản xuất hoặc nhập
khẩu chỉ phải nộp thuế bảo vệ môi trường 1 lần. Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đã
nộp thuế bảo vệ môi trường nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam thì khơng phải
nộp thuế bảo vệ mơi trường. Đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội
bộ, tặng cho thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp thuế theo tháng. Đối với hàng hóa
nhập khẩu, hàng hóa nhập ủy thác thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp thuế theo
từng lần phát sinh.
Các loại xăng, dầu, mỡ nhờn phải chịu thuế là các loại xăng, dầu, mỡ nhờn gốc

hóa thạch. Đối với nhiên liệu hỗn hợp chứa nhiên liệu sinh học và xăng, dầu, mỡ
nhờn gốc hóa thạch, chỉ tính thu thuế bảo vệ mơi trường đối với phần xăng, dầu, mỡ
nhờn gốc hóa thạch. Đối với túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa) theo quy định
là loại túi, bao bì nhựa mỏng làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene
rein), LDPE (Low density polyethyle) hoặc LLDPE (linear low density polyethylene
rein), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lơng đáp ứng tiêu chí thân thiện với
mơi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.


14

Các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối thực hiện khai, nộp thuế vào ngân sách
nhà nước đối với lượng xăng dầu xuất, bán tại địa phương nơi kê khai, nộp thuế giá
trị gia tăng. Đối với than thực hiện theo nguyên tắc: than tiêu thụ nội địa phải khai,
nộp thuế bảo vệ môi trường; than xuất khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ
mơi trường.
Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012. Các quy định về thu phí
xăng, dầu tại Nghị định số 78/2000/NĐ-CP ngày 26/12/2000 và Quyết định
03/2009/QĐ-TT ngày 09/01/2009 về điều chỉnh mức thu phí xăng dầu sẽ hết hiệu lực
thi hành kể từ ngày Nghị định có hiệu lực.
2.2.2. Nghị định 69/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung
Khoản 3 Điều 2 Nghị định 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường
Ngày 14/09/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2012/NĐ-CP sửa đổi,
bổ sung Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ mơi
trường (BVMT).
Trong đó, đáng chú ý là quy định chi tiết các loại bao bì đóng gói sẵn hàng hóa
khơng phải chịu thuế BVMT, cụ thể như: Bao bì đóng gói sẵn hàng hóa nhập khẩu;
Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tự sản xuất hoặc nhập khẩu để đóng gói sản

phẩn do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia cơng ra hoặc mua sản phẩm về
đóng gói hoặc làm dịch vụ đóng gói; Bao bì mà tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua
trực tiếp của người sản xuất hoặc người nhập khẩu để đóng gói sản phẩm do tổ chức,
hộ gia đình, cá nhân đó sản xuất, gia cơng ra hoặc mua sản phẩm về đóng gói hoặc
làm dịch vụ đóng gói.
Cũng theo Nghị định này, túi ni lơng thuộc diện chịu thuế BVMT (túi nhựa) là
loại túi, bao bì nhựa mỏng có hình dạng túi, có miệng túi, đáy túi, thành túi và có thể
đựng sản phẩm trong đó, được làm từ màng nhựa đơn HDPE, LDPE hoặc LLDPE,
(trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi ni lơng đáp ứng tiêu chí thân thiện với mơi
trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường).


15

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/11/2012.
2.2.3. Thơng tư 152/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi
hành Nghị định 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Bảo vệ môi trường
Ngày 11/11/2011, Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tư số 152/2011/TT-BTC
hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường.
Đối tượng chịu thuế bao gồm: Xăng, dầu, mỡ nhờn xăng trừ etanol, nhiên liệu
bay, dầu diezel, dầu hỏa, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ nhờn); Than đá (than nâu, than
an-tra-xít, than mỡ, than đá khác); Dung dịch HCFC; Túi ni lông thuộc diện chịu thuế
(túi nhựa xốp); Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng; Thuốc trừ mối thuộc loại
hạn chế sử dụng; Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng và Thuốc khử
trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.
Căn cứ tính thuế bảo vệ mơi trường là số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế
tuyệt đối; người nộp thuế tự tính tốn, kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với
số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hố thạch; đồng thời có trách nhiệm thơng báo với

cơ quan thuế về tỷ lệ % xăng, dầu, mỡ nhờn có gốc hố thạch chứa trong nhiên liệu
hỗn hợp và nộp cùng với tờ khai thuế của tháng tiếp theo tháng bắt đầu có bán nhiên
liệu hỗn hợp.
Thời điểm tính thuế đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tặng cho, khuyến
mại, quảng cáo, thời điểm tính thuế là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc
quyền sử dụng hàng hóa; đối với hàng hóa sản xuất đưa vào tiêu dùng nội bộ, thời
điểm tính thuế là thời điểm đưa hàng hóa vào sử dụng; đối với hàng hóa nhập khẩu,
thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, trừ xăng dầu nhập khẩu để
bán...
Thơng tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012.
2.2.4. Thơng tư 159/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung
Thông tư 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 hướng dẫn thi hành Nghị định


16

67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ mơi trường
Ngày 28/09/2012, Bộ Tài Chính đã ban hành Thơng tư 159/2012/TT-BTC của Bộ
Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011
hướng dẫn thi hành Nghị định 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường.
Thông tư quy định chi tiết về loại túi ni lông thuộc diện chịu thuế, cách tính thuế
đối với túi ni lơng đa lớp, bổ sung cơ sở khai thuế, nộp thuế đối với mặt hàng xăng
dầu.
Trong đó, điểm đáng chú ý là thơng tư quy định rõ chỉ miễn thuế BVMT khi XK
qua biên giới. Hàng hóa thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường (BVMT) khi sản
xuất trong khu phi thuế quan, buôn bán giữa trong nước và các khu phi thuế quan hay
xuất nhập khẩu tại chỗ vẫn phải nộp thuế BVMT. Chỉ những trường hợp hàng hóa
được xuất khẩu ra khỏi biên giới Việt Nam thì mới được xem xét là đối tượng không

thuộc diện chịu thuế BVMT.
Cũng theo thông tư này, nguyên vật liệu nhập khẩu để gia công hàng hóa xuất
khẩu cũng sẽ được miễn thuế BVMT.
Thơng tư trên có hiệu lực từ ngày 15/11/2012.


17

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG CHÍNH CỦA THUẾ BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG
VÀ BÀI TẬP TÍNH THUẾ
3.1. Phạm vi điều chỉnh
Luật quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế, người nộp thuế,
căn cứ tính thuế, khai thuế, tính thuế, nộp thuế và hồn thuế bảo vệ mơi trường.
Ngồi ra theo Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
sản xuất, kinh doanh một số sản phẩm gây tác động xấu lâu dài đến mơi trường và
sức khỏe con người thì phải nộp Thuế mơi trường”. Vì vậy, các sản phẩm được đưa
vào đối tượng chịu thuế phải là những sản phẩm được sản xuất, nhập khẩu mà khi sử
dụng mới gây tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Do đó, những
hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ mơi trường nhưng khơng được sử dụng ở
Việt Nam thì sẽ không phải chịu thuế.
3.2. Đối tượng chịu thuế
Theo quy định của Luật Thuế bảo vệ môi trường (2010) đối tượng chịu thuế gồm
8 nhóm hàng hóa:
3.2.1. Xăng dầu
Bao gồm:
-

Xăng, trừ etanol, nhiên liệu bay, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut, dầu nhờn, mỡ
nhờn.


-

Xăng, dầu, mỡ nhờn là các loại xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch xuất bán tại
Việt Nam, không bao gồm chế phẩm sinh học (như etanol, dầu thực phẩm, mỡ
động vật…).

-

Đối với nhiên liệu hỗn hợp chứa nhiên liệu sinh học và xăng dầu gốc hoá thạch
thì chỉ tính thu thuế đối với phần xăng dầu gốc hố thạch.

Đây là sản phẩm có chứa một số chất hóa học như chì, lưu huỳnh,…ngay cả khi
chưa sử dụng các chất chứa trong các loại xăng dầu đã phát thải ra môi trường và gây
ảnh hưởng xấu đến môi trường. Việc đưa các sản phẩm xăng dầu vào đối tượng chịu
thuế nhằm mục tiêu khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; khuyến


18

khích sử dụng năng lượng tái tạo. Hiện nay, nhiều nước trên thế giới áp dụng thuế
bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu.
Ví dụ: Một cơng ty xăng dầu A bán cho công ty B 40.000l xăng A92 với giá
20.000 đ/lít (trong đó có 10.000l là xăng chế phẩm từ etanol). Số thuế bảo vệ môi
trường phải nộp là: (với mức thuế đối với xăng 3.000 đ/lít) = (40.000 - 10.000) x 3000
= 90.000.000 VNĐ.
3.2.2. Than đá
Bao gồm: than nâu, than an-tra-xít (antraxit), than mỡ, than đá khác.
Khi than được sử dụng cho mục đích đối cháy sẽ thải ra mơi trường các loại khí
như CO2, SO2 đều là các khí gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Phạm vi
sử dụng than cũng rộng khắp và với khối lượng gần 30 triệu tấn/năm. Việc đưa than

vào đối tượng chịu thuế cũng nhằm mục tiêu khuyến khích sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả; giảm sự phụ thuộc vào năng lượng có nguồn gốc hóa thạch, khuyến
khích sử dụng năng lượng tái tạo. Nhiều nước như Trung Quốc thu từ 8 đến 37 Nhân
dân tệ/tấn tùy theo hàm lượng lưu huỳnh trong than và Philippine thu ở mức 10 Pê
sô/1 tấn.
3.2.3. Dung dịch hydro-chloro-fluoro-cácbon (HCFC)
Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC) gây suy giảm tầng ô dôn dùng
được sản xuất trong nước, nhập khẩu riêng hoặc chứa trong các thiết bị điện lạnh
nhập khẩu.
Dung dịch HCFC được sử dụng trong một số lĩnh vực cơng nghiệp như: Làm lạnh,
điều hịa khơng khí,…Sự phát thải chất HCFC vào khí quyển, làm ơ nhiễm bầu khơng
khí, là ngun nhân chính làm suy giảm tầng ơzơn và gây hiệu ứng nhà kính. Nước
ta đã tham gia ý ký kết Nghị định thư Montreal về hạn chế sử dụng các chất làm suy
giảm tầng ôzôn. Việc đưa chất HCFC vào đối tượng chịu thuế bảo vệ mơi trường sẽ
góp phần vào việc thực hiện cam kết quốc tế, khuyến khích doanh nghiệp giảm dần
sử dụng HCFC bằng việc chuyển đổi công nghệ sản xuất.
3.2.4. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế


19

Túi ni lơng là loại túi, bao bì nhựa mỏng (có miệng túi, có đáy túi, có thành túi và
có thể đựng làm từ màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE
(Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin).
Túi ni lông phải trải qua thời gian rất lâu để phân hủy, có thể tới hàng trăm năm
hoặc không thể tự phân hủy được. Túi nilông thải bỏ sau khi sử dụng sẽ tích tụ trong
đất, suy thối mơi trường đất. Khi bị phân hủy thì cịn sinh ra các chất làm đất bị trơ,
không giữ được độ ẩm và dinh dưỡng cho cây trồng. Việc đưa túi ni lông vào đối
tượng chịu thuế nhằm mục tiêu nâng cao ý thức bảo vệ mơi trường của tồn xã hội,
từ đó góp phần thay đổi hành vi của người tiêu dùng trong việc sử dụng túi ni lông.

Hiện nay, có nhiều nước trên thế giới đã thu thuế đối với các sản phẩm nhựa (túi ni
lông, bát nhựa, chai nhựa…) như: Anh, Đài Loan…
Ví dụ: Doanh nghiệp A sản xuất túi nilon đa lớp. Túi này được sản xuất từ 70%
màng nhựa đơn HDPE và 30% màng nhựa khác (PA, PP). Trong tháng doanh nghiệp
sản xuất và bán ra 100 kg túi đa lớp. Như vậy, số thuế thuế bảo vệ môi trường đối với
túi nilon của doanh nghiệp A phải nộp là:
100 kg x 70% x 40.000 đồng/kg = 2.800.000 đồng
Doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức lượng màng nhựa đơn HDPE,
LDPE, LLDPE sử dụng sản xuất túi nilon đa lớp. Định mức được xây dựng từ đầu
năm hoặc đầu kỳ sản xuất túi nilon và thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp
trước khi xuất bán túi nilon. Trường hợp doanh nghiệp trong thời gian sản xuất có
điều chỉnh bổ sung định mức thì doanh nghiệp phải thơng báo cho cơ quan thuế quản
lý trực tiếp.
3.2.5. Thuốc trừ cỏ, thuốc bảo quản lâm sản, thuốc khử trùng kho, thuốc trừ
mối thuộc loại hạn chế sử dụng
Đây là những hợp chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc tổng hợp từ các chất
hóa học được dùng để phòng trừ dịch hại trên cây trồng và bảo quản nơng sản. Việc
đưa hóa chất bảo vệ thực vật thuộc nhóm hạn chế sử dụng vào đối tượng chịu thuế
nhằm nâng cao nhận thức của người sử dụng, khuyến khích họ thay đổi thói quen sử
dụng lạm dụng, giảm thiểu những tác hại xấu của hóa chất bảo vệ thực vật đối với


20

môi trường. Hiện nay, một số nước như Đan Mạch, Bỉ cũng áp dụng thuế bảo vệ môi
trường đối với các sản phẩm hóa chất bảo vệ thực vật.
3.3. Đối tượng khơng chịu thuế
1. Hàng hóa khơng quy định tại Điều 3 của Luật thuế bảo vệ môi trường không
thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ mơi trường.
2. Hàng hóa quy định tại Điều 3 của Luật thuế bảo vệ môi trường không chịu thuế

bảo vệ môi trường trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt
Nam theo quy định của pháp luật, bao gồm hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất
khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập
khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam; hàng hóa quá
cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định ký kết giữa Chính phủ
Việt Nam và Chính phủ nước ngồi hoặc thỏa thuận giữa cơ quan, người đại diện
được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngồi ủy quyền theo quy định của pháp
luật;
b) Hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp
luật;
c) Hàng hóa do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh
doanh xuất khẩu để xuất khẩu, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng
hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ mơi trường để xuất khẩu.
- Ngồi ra cịn có bao bì đóng gói sẵn hàng hố và túi ni lơng đáp ứng tiêu chí
thân thiện với mơi trường theo hướng dẫn của Bộ Tài ngun và Mơi trường.
Ngồi ra theo Điều 112 Luật Bảo vệ môi trường: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
sản xuất, kinh doanh một số sản phẩm gây tác động xấu lâu dài đến mơi trường và
sức khỏe con người thì phải nộp Thuế mơi trường”. Vì vậy, các sản phẩm được lựa
chọn đưa vào đối tượng chịu thuế phải là những sản phẩm được sản xuất, nhập khẩu
mà khi sử dụng mới gây tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Do đó,


×