Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

5. Tâm lý dạy học Đại học - Nghiệp vụ sư phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.89 KB, 7 trang )

CÂU 1 – Đặc điểm tâm lý nổi bật của thanh niên sinh viên ở đơn vị Anh(chị) công tác

Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở lứa tuổi thanh niên - sinh viên là
sự phát triển tự ý thức. Nhờ có tự ý thức phát triển, sinh viên có những hiểu biết, thái độ,
có khả năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển bản thân theo hướng
phù hợp với xu thế xã hội. Chẳng hạn như họ nhận thức rõ ràng về những năng lực, phẩm
chất của mình, mức độ phù hợp của những đặc điểm đó với yêu cầu của nghề nghiệp, qua
đó họ sẽ xác định rõ ràng mục tiêu học tập, rèn luyện và thể hiện bằng hành động học tập
hàng ngày trong giờ lên lớp, thực tập nghề hay nghiên cứu khoa học. Nhờ khả năng tự
đánh giá phát triển mà sinh viên có thể nhìn nhận, xem xét năng lực học tập của mình, kết
quả học tập cao hay thấp phụ thuộc vào ý thức, thái độ, vào phương pháp học tập của họ.
Ở SV đã bước đầu hình thành thế giới quan để nhìn nhận, đánh giá vấn đề cuộc sống,
học tập, sinh hoạt hàng ngày. Sinh viên là những trí thức tương lai, ở các em sớm nảy sinh
nhu cầu, khát vọng thành đạt. Học tập ở đại học là cơ hội tốt để SV được trải nghiệm bản
thân, vì thế, sinh viên rất thích khám phá, tìm tịi cái mới, đồng thời, họ thích bộc lộ những
thế mạnh của bản thân, thích học hỏi, trau dồi, trang bị vốn sống, hiểu biết cho mình, dám
đối mặt với thử thách để khẳng định mình.
Một đặc điểm tâm lý nổi bật nữa ở lứa tuổi này là tình cảm ổn định của sinh viên,
trong đó phải đề cập đến tình cảm nghề nghiệp - một động lực giúp họ học tập một cách
chăm chỉ, sáng tạo, khi họ thực sự yêu thích và đam mê với nghề lựa chọn.
Sinh viên là lứa tuổi đạt đến độ phát triển sung mãn của đời người. Họ là lớp người
giàu nghị lực, giàu ước mơ và hoài bão. Tuy nhiên, do quy luật phát triển không đồng đều
về mặt tâm lý, do những điều kiện, hoàn cảnh sống và cách thức giáo dục khác nhau,
không phải bất cứ sinh viên nào cũng được phát triển tối ưu, độ chín muồi trong suy nghĩ
và hành động cịn hạn chế. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tính tích cực hoạt động của
bản thân mỗi sinh viên. Bên cạnh đó, sự quan tâm đúng mực của gia đình, phương pháp
giáo dục phù hợp từ nhà trường sẽ góp phần phát huy ưu điểm và khắc phục những hạn
chế về mặt tâm lý của SV.
Lứa tuổi sinh viên có những nét tâm lý điển hình, đây là thế mạnh của họ so với các
lứa tuổi khác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình cảm trí tuệ
phát triển (khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tịi, khám phá), có nhu cầu, khát vọng thành


đạt, nhiều mơ ước và thích trải nghiệm, dám đối mặt với thử thách. Song, do hạn chế của
kinh nghiệm sống, sinh viên cũng có hạn chế trong việc chọn lọc, tiếp thu cái mới. Những
yếu tố tâm lý này có tác động chi phối hoạt động học tập, rèn luyện và phấn đấu của sinh
viên.
Câu 2 . Mơ hình dạy học và vận dụng mơ hình dạy học trong quá trình giảng dạy một
bài học cụ thể?
Theo sự tiến hóa của dạy học, có 3 mơ hình dạy học điển hình :
 Mơ hình dạy kiến thức
 Mơ hình dạy kĩ năng hành động
 Mơ hình phát triển nhân cách


 2.1 Mơ hình dạy học thơng báo.học cổ điển nhất. Trong đó nội dung học tập là
những tri thức có sẵn, được cấu trúc theo các mối liên hệ nhất định. Người dạy sử
dụng các phương pháp khác nhau để thông báo cho người học các mối liên hệ có
trong nội dung học tập và giúp người học hình thành, củng cố, lưu giữ và khôi
phục các kinh nghiệm đã có.
 Dạy học theo mơ hình thơng báo có những đặc trưng dễ nhận thấy:
 * Thứ nhất: Mục tiêu và nội dung dạy học là cung cấp cho người học những tri
thức cho sẵn, được cấu trúc theo luật liên kết nhất định.
 * Thứ hai: Cơ chế học là sự hình thành, củng cố, lưu giữ và khôi phục các mối liên
tưởng. Người học sử dụng các giác quan để thu nhận các hình ảnh cảm tính; sàng
lọc và liên kết các hình ảnh mới và cũ để
 tạo ra ý tưởng; sử dụng các cơ chế của trí nhớ để lưu giữ hình ảnh được tri giác và
các kinh nghiệm đã có nhờ liên tưởng, khơi phục các kinh nghiệm đó trong tình
huống cần thiết.
 * Thứ ba: Dạy học là sự tác động vào các giác quan và trí nhớ của người học; cung
cấp các sự kiện, các hình ảnh, các tri thức để người học có các cảm giác, hình
thành các hình ảnh; tạo ra các kích thích để sinh viên xác lập các mối liên tưởng.
Phương châm dạy học ở đây là cung cấp càng nhiều hình ảnh, sự kiện cho người

học càng tốt, giúp người học có nhiều cơ hội để tạo ra nhiều mối liên tưởng.
 * Thứ tư: Quan hệ người dạy-người học trong dạy học là quan hệ chủ thể-đối
tượng. Trong đó, GV chủ động sử dụng các phương pháp dạy tác động vào các
giác quan và trí nhớ của HS; chủ động cung cấp cho HS các sự kiện có sẵn, được
liên kết với nhau theo luật cho trước. Người học thụ động tiếp nhận các thông tin
từ GV và thiết lập các mối liên tưởng theo yêu cầu của GV. Qua đó hình thành các
kinh nghiệm, phát triển các giác quan, trí nhớ và tư duy tái tạo.
 Ngày nay, do sự phát triển của công nghệ thông tin, dạy học thông báo được phát
triển theo hướng mơ hình của lý thuyết thơng tin. Trong đó mối quan tâm của nhà
sư phạm là chất lượng của các thông tin đầu vào (các tri thức cần dạy cho người
học); q trình xử lý, liên kết các thơng tin, lưu giữ và khôi phục
 thông tin; các phản ứng của người học ở đầu ra. Quá trình xử lý, liên kết, lưu trữ
và khôi phục thông tin liên quan trực tiếp tới cơ chế làm việc của trí nhớ và tư duy
của người học. Vì vậy, mối quan tâm hàng đầu của các nhà sư phạm theo hướng
thông tin là các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động trí nhớ và tư duy
 của người học trong dạy học.
 2.2 Mơ hình dạy học điều khiển hành vi.
 2.2.1 Mơ hình dạy học điều kiện hố cổ điển.


 Dạy học theo điều kiện hố cổ điển có cơ sở lý luận là thuyết hành vi cổ điển của J.
Watson (1878-1958).
 - Cơ sở sinh lý của việc hình thành hành vi là các phản ứng trong phản xạ có điều
 kiện cổ điển do I.P.Pavlov phát hiện: Từ một kích thích khơng điều kiện dẫn đến
một phản ứng khơng điều kiện của cơ thể. Khi có một kích thích khác đi cùng một
kích thích khơng điều kiện và được củng cố nhiều lần thì đến một lúc nào đó, sự
xuất hiện riêng của kích thích đi kèm dẫn đến phản ứng vơ điều kiện. Khi đó kích
thích đi kèm được gọi là kích thích có điều kiện, cịn phản ứng được nảy sinh do
kích thích có điều kiện được gọi là phản ứng có điều kiện. Theo Pavlov, đưa thức
ăn (kích thích khơng điều kiện) vào miệng con chó đang đói sẽ làm con chó chảy

nước bọt (phản ứng không điều kiện). Cùng với việc đưa thức ăn cho con chó,
người ta rung chng (kích thích có điều kiện), sau một số lần, chỉ cần nghe tiếng
chuông, con chó cũng chảy nước bọt (phản xạ có điều kiện).
 - Nguyên lý chung của dạy học theo điều kiện hoá cổ điển là phản ứng R chỉ xuất
hiện khi có tác động của một kích thích S nhằm đáp lại kích thích đó. Nói cách
khác, một kích thích bất kỳ sẽ mang lại một hành vi tương ứng. Cơng thức của nó
là: S €R, trong đó có thể phân giải kích thích S thành các thành phần S1 €Sn và
sẽ có R1 € Rn tương ứng.
 Từ đây dạy học được quy về việc phân tích và hình thành các kích thích theo logic:
S1 €Sn, qua đó sẽ kỳ vọng có các phản ứng R1 €Rn mong muốn.
2.3 Mơ hình dạy học tạo tác.
Trong sự nỗ lực khắc phục tính máy móc cực đoan của mơ hình dạy học theo lý
thuyết hành vi cổ điển Watson, đã xuất hiện nhiều mơ hình điều khiển hành vi có tính
mềm dẻo hơn, trong số đó đáng chú ý là mơ hình của B.F.Skinner (1904-1990) - lý thuyết
hành vi tạo tác.
Skinner khơng đồng ý về mơ hình dạy học cổ điển. Ông cho rằng, cả động vật và
người có ba dạng hành vi: hành vi khơng điều kiện (có cơ sở là phản xạ bẩm sinh), hành vi
có điều kiện cổ điển và hành vi tạo tác. Trong đó hành vi tạo tác là chủ yếu.
Hành vi tạo tác là hành vi được hình thành từ một hành vi trước đó của chủ thể, do
tác động vào môi trường và được củng cố, đóng vai trị là tác nhân kích thích.


Câu 3 .***Phẩm chất và năng lực của người giảng viên trong thời kỳ hội nhập hiện
nay. Đề ra phương hướng hồn thiện những phẩm chất và năng lực đó ?
A. Phẩm chất và năng lực của người giảng viên trong thời kỳ hội nhập hiện nay
- Công cụ duy nhất trong quá trình HĐ nghề nghiệp của người GV là tồn bộ nhân cách
của mình. Muốn sử dụng có hiệu quả người GV phải rèn luyện nhân cách của mình.
- Nhân cách nhà giáo gồm: phẩm chất sư phạm và năng lực sư phạm (đức và tài)
1.Những yêu cầu chung.
- GV cần phải có năng lực chọn lọc các tri thức cơ bản, hiện đại, thực tiễn phù hợp với

mục tiêu giáo dục của bậc học, chuyển tải tới học sinh với sự hấp dẫn cao.
- Người thầy giáo cịn phải có năng lực phát triển cảm xúc, thái độ, hành vi của HS đảm
bảo cho người học làm chủ được và biết vận dụng hợp lí những tri thức đã học vào cuộc
sống.
- Người Gv phải là người vững được CNTT và vận dụng vào dạy học, sử dụng thành thạo
các phần mềm dạy học.
2. Những yêu cầu về phẩm chất của người giảng viên.
a. Phẩm chất là gì? Chất có nghĩa là cái vốn có; chất là tính quy định bên trong một vật
này khác với vật khác. Phẩm chất chỉ tính chất và đặc điểm vốn có của sự vật. Khái niệm
phẩm chất vừa có nghĩa hẹp vừa có nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, phẩm chất là khái niệm
sinh lý học, chỉ đặc điểm sẵn có của cơ thể như hệ thần kinh, các giác quan và cơ quan vận
động. Đặc điểm sẵn có là cơ sở tự nhiên để con người tiếp nhận những hiện tượng tâm lý
và thuộc tính tâm lý. Theo nghĩa rộng, phẩm chất chỉ các đặc điểm tâm lý như: tính cách, ý
chí, hứng thú, tính khí, phong cách của con người. Như vậy có thể hiểu phẩm chất của
người giáo viên khơng chỉ là những đặc trưng đơn giản có sẵn của sinh lý học mà là tổng
hòa các yếu tố bên trong, trên cơ sở các phẩm chất sinh lý, hình thành các phẩm chất tâm
lý thơng qua hoạt động, quan hệ giao lưu trong thực tiễn đời sống và trong công tác của
người giáo viên
b. Những yêu cầu về phẩm chất cơ bản
1, Thế giới quan khoa học.
Thế giới quan khoa học là hệ thống các quan điểm của con người về tự nhiên, xã hội
và con người , tư duy một cách khoa học.
TGQ của người thầy giáo là TGQKH, đó là quan điêm duy vạt biện chứng về các quy
luật phát triển cuẩ tự nhiên, XH và con người, lấy CN Mác-Lenin và TTHCM làm cơ sở lí
luận và phương pháp luận.
- TGQKH của người Gv cịn thể hiện ở chỗ là người khơng được mê tín, dị đoan, phán xét
thiếu khoa học…
2, Lịng u nghề, mến trẻ.
*Quá trình giáo dục là một quá trình “ Dùng nhân cách để giáo dục nhân cách” nó địi hỏi
người thầy giáo phải là người có tấm lịng bao dung, u trẻ, u nghề, một lịng vì thể hệ

trẻ., không cầu cao sang mĩ vị.


Sản phẩm của người thầy giáo là nhân cách của thể hệ trẻ, những tâm hôn, những nhân
cách đang trưởng thành cần được nâng niu
Là người sống mô phạm, cuộc sống trong sáng, khiêm tốn, giản dị, chan hòa, gần giũ
và sẵn lòng giúp đỡ mọi người.
3, Một số phẩm chất đạo đức, lối sống.
-Người thầy giáo là người không những tác động đến học sinh bằng những hoạt động trức
tiếp của mình mà cịn bằng tấm gương của bản thân, những thái độ, hành vi của chính
mình trong hoạt động.
- Những phẩm chất đạo đức, ý chí khác:
+ Tinh thần, nghĩa vụ trong đạy học: đi dạy đúng giờ, khơng cắt xén chương trình…
+ Phong cách mơ phạm, giản dị, chan hòa….
3. Những yêu cầu về năng lực đối với người GV
a. Năng lực là gì? Theo quan điểm của những nhà tâm lý học: Năng lực là tổng hợp các
đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động,
nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Các năng lực hình thành trên
cơ sở của các tư chất tự nhiên của cá nhân nó đóng vai trị quan trọng, năng lực của con
người khơng phải hồn tồn đo tự nhiên mà có, phần lớn do cơng tác, do tập luyện mà có.
b. Những u cầu về năng lực:
1, Năng lực chấn đoán nhu cầu, đặc điểm đối tượng dạy học, giáo dục.
- Đòi hỏi nhà giáo phải thâm nhập vào thế giới bên trong của học sinh, hiểu biết tường tận
đặc điểm tính cách của mỗi em, hoàn cảnh..quan sát tinh tế những diễn biến tư tưởng tâm
lí của trẻ.
- Việc nắm vững những đặc điểm tâm sinh lí, hồn cảnh của các em sẽ giúp ích to lớn
trong cơng tác giáo dục và dạy học trở nên hiệu quả hơn.
2, Năng lực thiết kế, kế hoạch DH, giáo dục.
Để lập được một kế hoạch phù hợp, khả thi có thể kiểm sốt, đánh giá được thì người Gv
phải nghiên cứu mục tiêu, ND, chương trình SGK, lớp học, mơn học, đặc điểm tâm sinh lí

của học sinh.
Bản kế hoạch phải định rõ đầu vào (ĐK), và đầu ra( sản phẩm) các hoạt đọng, tiến độ,
trách nhiệm thực hiện, thời gian, thời điểm…
3, Năng lực tổ chức thực hiện kế hoạch DH/GD.
Năng lực này địi hỏi người GV phải có kĩ năng nhớ, kĩ năng vận dụng kiến thức khoa học,
biết linh hoạt, lựa chọn, phối hợp hợp lí, biết phát triển năng lực tự học của học sinh, biết
phát triển vốn hiểu biết, lí luận và thực tiễn để khơng ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng,
hiệu quả giáo dục
Ngoài ra GV phải có kĩ năng giao tiếp để tạo ra mối quan hệ hợp tác, cộng tác, huy động
các nguồn lực vào giáo dục thể hệ trẻ.
4, Năng lực giám sát, đánh giá.
- Người thầy giáo phải có khơng những năng lực đánh giá mà con phát triển năng lực tự
đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong học sinh.
-* Yêu cầu: Người thầy giáo phải nắm vững Pp kiểm tra truyền thống, linh hoạt trong việc
vận dụng để kiểm tra, đánh giá học sinh.
* Lưu ý:
+ Phải tiến hành công bằng, khách quan, khoa học, chính xác, đúng người, đúng tội. Tránh
chụp mũ, định kiến..


+ Vận dụng linh hoạt các PP KT_ĐG. Đồng thời cần nắm vững các đặc điểm tâm sinh lí,
giới tính, lứa tuổi.
Năng lực giải quyết các vấn đề xẩy ra trong hoạt động DH & GD.
Năng lực này không những giúp cho người thầy giáo tìm ra biện pháp hợp lí, phù hợp với
hồn cảnh, điều kiện cụ thể mà cịn khơng ngừng nâng cao trình độ, năng lực nghề nghiệp
của bản thân.
Tóm lại: Các năng lực trên có mối quan hệ mật thiết, bổ sung qua lại lẫn nhau giúp cho
người thầy giáo khơng ngừng hồn thiện và phát triển năng lực nghề.
Câu 4: ***Lý thuyết động lực học tập và sự vận dụng lý thuyết đó để phát triển động
cơ học tập cho sinh viên ?

1. Nguyên lý tảng băng trôi và động cơ vô thức:Khám phá ra vơ thức như một tầng
tư duy nền tảng định hình và định hướng cho mọi hành vi của con người.
Ý thức là phần tinh thần liên hệ trực tiếp với thế giới bên ngoài. Tiềm thức là phần
tinh thần đi ra từ vô thức nhưng chưa đến được ý thức và do đó chưa trở thành ý thức. Vơ
thứctách rời hẳn ý thức, nằm tầng sâu trong kết cấu tâm lý con người. Có thể coi bộ máy tư
duy của con người như một tảng băng trơi, phần nổi nhìn thấy được trên mặt nước là ý
thức, chỉ chiếm một phần rất nhỏ của tảng băng; phần chìm dưới nước khơng nhìn thấy
được chiếm phần vơ cùng lớn của tảng băng là vô thức ; phần rất nhỏ nằm giáp danh giữa
vơ thức và ý thức và vẫn chìm dưới nước là tiềm thức.
Việc học được thúc đẩy bởi những nhu cầu vơ thức
Q trình xã hội hóa trẻ em là q trình xã hội hóacái bản năng của con người
2. Tháp nhu cầu của A. Maslow
Nhu cầu của con người phát triển từ thấp đến cao, khi nhu cầu bậc thấp được thỏa mãn
thì nó khơng cịn tạo ra động lực và nhu cầu bậc cao hơn sẽ trở nên mạnh hơn và tác động
quyết định đến hành vi của con người. Điểm quan trọng của lí thuyết này là Maslow cảm
thấy rằng nếu các nhu cầu ở cấp thấp hơn chưa được đáp ứng, sẽ ngăn chặn con người
bước lên bước tiếp theo.

3. Thuyết nhu cầu khẳng định của K.ROGERS
Nhu cầu thể hiện đầy đủ tiềm năng của mình: bản chất con người là thiện với những
khuynh hướng tiến đến phát triển tiềm năng và xã hội hoá mà nếu đặt trong môi trường
thuận lợi sẽ phát triển nhận thức và hiện thực hoá tiềm năng đầy đủ.
Nhu cầu được tơn trọng tích cực: một cá nhân nào đó phát triển những hành
vi kém thích nghi là do sự tập nhiễm những mẫu ứng xử sai lệch vì mỗi cá
nhân đều có nhu cầu mạnh mẽ được người khác chấp nhận, coi trọng.
Vận dụng lý thuyết để phát triển động cơ học tập cho sinh viên
“ Động cơ học tập là những nhân tố kích thích, thúc đẩy tính tích cực, hứng thú học tập
của học sinh nhằm đạt kết quả về nhận thức và phát triển nhân cách"



Ngồi ra để giúp sinh viên củng cố duy trì động cơ học tập đúng đắn, nhà trường, thầy
cô giáo cần nhắc nhở sinh viên tự mình trả lời các câu hỏi về học tập như: Học để làm gì?
(mục đích); Học vì cái gì? (Động cơ học tập); Tại sao phải học? (nhu cầu) và Học như thế
nào? (thái độ). Các câu trả lời nhận được cùng một thời điểm sẽ cho chúng ta một bức
tranh về xây dựng, hình thành động cơ học tập của mỗi em như thế nào.Tuy vậy nhà
trường và giáo viên cũng không lạm dụng sự khen thưởng quá đà, chạy theo thành tích quá
mức làm tha hóa động cơ học tập của học sinh.



×