Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

hoat dong ngoai gio len lop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.24 KB, 28 trang )

HĐGDNGLL lớp 4
Thứ ba ngày 05 tháng 9 năm 2017
Tuần 1:
HOẠT ĐỘNG 1: XÂY DỰNG SỔ TRUYỀN THỐNG LỚP EM
I. MỤC TIÊU
- HS biết đóng góp cơng sức xây dựng Sổ truyền thống của lớp.
- GD học sinh lòng tự hào là một thành viên của lớp và có ý thức bảo vệ danh dự,
truyền thống của lớp.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Một cuốn sổ bìa cứng khổ 19 x 26, 5 cm.
- Ảnh chụp chung HS cả lớp, ảnh chụp chung HS từng tổ, ảnh chụp cá nhân từng
HS.
- Thông tin về các cá nhân HS, các tổ và lớp.
- Bút màu, keo dán.
III. CÁCH TIẾN HÀNH
Bước 1: Chuẩn bị
- GV phổ biến mục đích làm Sổ truyền thống của lớp và cùng HS trao đổi, thống
nhất về nội dung và hình thức trình bày của sổ truyền thống.
- Mỗi HS về chuẩn bị: 1 tấm ảnh cá nhân cỡ 4 x 6 và viết một vài dòng tự giới
thiệu về mình như: Họ và tên; Giới tính; Ngày, tháng, năm sinh; Quê quán; Năng
khiếu, sở trường; Môn học u thích nhất; Mơn thể thao, nghệ thuật u thích nhất;
Thành tích về các mặt: học tập, rèn luyện đạo đức, văn nghệ, thể dục thể thao, lao
động,…
- Các tổ chuẩn bị:
+ Chụp một bức ảnh chung của tổ
+ Viết một vài nét giới thiệu về tổ mình. Ví dụ: Tổ gồm có bao nhiêu HS? Trong
đó có bao nhiêu bạn nam? Bao nhiêu bạn nữ? Tổ trưởng là ai? Tổ phó là ai? Tổ có
những thành tích nổi bật gì? Có những đặc điểm nổi bật nào?...
- Cả lớp chuẩn bị:
+ Chụp 1 – 2 bức ảnh chung của cả lớp.
+ Thành lập Ban biên tập Sổ truyền thống.


+ Ban biên tập phân công nhau thu thập các thông tin về lớp (tổng số HS, số HS
nam? Số HS nữ? Ban cán sự lớp? Những đặc điểm nổi bật của lớp? Thành tích đạt
được về các mặt: học tập, đạo đức, văn nghệ, thể dục thể thao, lao động,…?)
Bước 2: Tiến hành làm Sổ truyền thống của lớp
- Ban biên tập thu thập tranh ảnh và các thông tin về lớp, về các tổ, về các cá nhân
HS trong lớp.
- Sắp xếp tranh ảnh, thông tin theo từng loại.
- Tổng hợp, biên tập lại các thơng tin.
- Trình bày, trang trí Sổ truyền thống.


Cấu trúc Sổ truyền thống của lớp có thể như sau:
- Trang bìa (do GVCN, GV dạy Mĩ thuật hoặc phụ huynh có khả năng hội họa
làm): Phía trên đầu trang có tên trường. Chính giữa trang bìa là hàng tít lớn “Sổ
truyền thống lớp 4…”.
- Trang 1: Dán bức ảnh chụp chung của cả lớp, có hàng chữ chú thích ở dưới.
- Các trang tiếp theo sẽ lần lượt trình bày các nội dung sau:
1) Giới thiệu chung về lớp…
+ Tổng số HS? Số HS nam? Số HS nữ?
+ Thầy (cô) giáo chủ nhiệm lớp.
+ Danh sách Ban cán sự lớp (lớp trưởng, lớp phó, cán sự phụ trách các mặt…)
+ Giới thiệu về tổ chức lớp (Lớp có mấy tổ? Tổ trưởng, tổ phó của mỗi tổ? Đặc
trưng của mỗi tổ?...)
….
2) Giới thiệu thành tích và những hoạt động nổi bật của lớp về các mặt: học tập,
đạo đức, thể dục thể thao, văn nghệ, lao động,… (nên có ảnh minh họa các hoạt
động kèm theo).
3) Giới thiệu về từng cá nhân HS
Mỗi HS sẽ được giới thiệu trong khoảng 2 trang. Trong đó có ghi tên, dán ảnh của
HS và giới thiệu chung về HS cùng với những thành tích mà HS đạt được về các

mặt.


HĐGDNGLL lớp 4
Thứ ba ngày 12 tháng 9 năm 2017
Tuần 2:
HOẠT ĐỘNG 2: CA HÁT MỪNG NĂM HỌC MỚI
I. MỤC TIÊU
- HS biết lựa chọn, sưu tầm và trình bày các bài thơ, bài hát về chủ đề: Chào mừng
năm học mới. ca ngợi thầy cô giáo, bạn bè và mái trường yêu dấu.
- GD các em lòng biết ơn đối với công lao to lớn của thầy cô giáo; tự hào về truyền
thống vẻ vang của mái trường mà mình đang học tập.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Tuyển tập các bài hát, bài thơ, tiểu phẩm, điệu múa… với chủ đề ca ngợi thầy cô
và mái trường.
- Một số hình ảnh hoạt động của nhà trường; các sự kiện lớn, các phong trào thi
đua học tập của GV và HS.
- Âm thanh, loa, trang phục biểu diễn… (nếu có điều kiện)
III. CÁCH TIẾN HÀNH
Bước 1: Chuẩn bị
- GVCN họp với cán bộ lớp để thống nhất về nội dung chương trình biểu diễn văn
nghệ và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ, nhóm.
- Cơng bố danh sách ban tổ chức (gồm: GVCN, quản ca của lớp, lớp trưởng, lớp
phó).
- Các lớp, nhóm, cá nhân đăng kí tiết mục dự thi với Ban tổ chức.
- Các lớp, nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho từng thành viên và tiến hành tập
luyện các tiết mục văn nghệ.
- Yêu cầu của buổi biểu diễn:
+ Hình thức: Trang phục đẹp.
+ Nội dung: Bài hát có chủ đề về “Thầy cơ và mái trường”.

- Phân cơng trang trí lớp, kê bàn ghế.


- Mời đại biểu dự chương trình văn nghệ.
- Cử (chọn) người dẫn chương trình (MC).
- Thống kê thứ tự các tiết mục biểu diễn ra bảng.
Bước 2: Liên hoan văn nghệ
- MC tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu (nếu có).
- Trưởng ban tổ chức khai mạc cuộc thi, giới thiệu về chủ đề và ý nghĩa buổi liên
hoan văn nghệ.
- Các đội thi tự giới thiệu về đội mình.
- MC cơng bố chương trình biểu diễn.
- Trình diễn các tiết mục theo chương trình đã định.
Bước 3: Tổng kết – Đánh giá
- Khán giả bình chọn các tiết mục và diễn viên yêu thích nhất.
- Trưởng ban tổ chức tổng kết đánh giá buổi liên hoan văn nghệ; khen ngợi và cảm
ơn sự tham gia nhiệt tình của các lớp, nhóm, cá nhân HS.
- Tuyên bố kết thúc buổi liên hoan văn nghệ.
IV. TƯ LIỆU THAM KHẢO
Giới thiệu một số bài hát về mái trường:
- Đi tới trường (Nhạc: Đức Bằng);
- Trên con đường đến trường (Sáng tác: Ngô Mạnh Thu);
- Bài ca đi học (Sáng tác: Phan Trần Bảng);
- Lớp chúng ta đoàn kết (Sáng tác: Mộng Lân);
- Em yêu trường em (Sáng tác: Hoàng Vân);
- Mái trường mến yêu (Sáng tác: Lê Quốc Thắng);
- Mùa thu ngày khai trường (Sáng tác: Vũ trọng Trường);
- Ngày đầu tiên đi học (Sáng tác: Nguyễn Ngọc Thiện);
- Đi học (Sáng tác: Bùi Đình Thảo);
- Lá thuyền ước mơ (Sáng tác: Thảo Linh);

- Vui đến trường (Sáng tác: Lê Quốc Thắng);
- Cô giáo (Sáng tác: Đỗ Mạnh Thường – Nguyễn Hữu Thắng).


HĐGDNGLL lớp 4
Thứ ba ngày 19 tháng 9 năm 2017
Tuần 3:
BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG
Bài 1
Có trung thực, thật thà thì mới vui
I. MỤC TIÊU
- Thấy được Bác Hồ là người luôn trọng những lời nói thật, việc làm thật.Có nói sự
thật mới mang đến niềm vui
- Vận dụng được bài học về sự trung thực, thật thà trong cuộc sống
- GDHS học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác
II.CHUẨN BỊ:
- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống – Tranh
III. NỘI DUNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1:
- GV kể lại đoạn đầu câu chuyện Có
-HS lắng nghe
trung thực, thật thà thì mới vui ( Từ Một


vị chỉ huy....thế đấy)
- Bác Hồ hỏi vị chỉ huy chiến trường về
việc gì?
- Vị chỉ huy đã làm gì để trả lời câu hỏi

của Bác?
và đã báo cáo như thế nào?
-Bác Hồ đã dặn thế nào?
2.Hoạt động 2:
- GV kể tiếp đoạn sau ( Từ Thỉnh
thoảng....phải không?
- Trong đoạn này, Bác đã đi đâu và làm
gì?
- Tại sao những người đi theo Bác vừa
ngượng, vừa sợ?
- Bà con đang làm gì và họ trả lời Bác
thế nào?
- Về đến nhà, Bác đã dạy điều gì?
- Qua câu chuyện trên, các em thấy Bác
là người thế nào?
Kết luận: Bác Hồ là người ln trọng
những lời nói thật, việc làm thật . Có nói
sự thật mới mang đến niềm vui
- GV cho HS thi đua kể lại câu chuyện
- GV nhận xét
3. Củng cố, dặn dò:
- Sự thật thà, trung thực có ích lợi như
thế nào?
Nhận xét tiết học
- Về kể lại câu chuyện cho người thân
nghe.

- Vì ta bị nhiều thương vong trong 1
trận đánh
- Về hỏi lại cấp dưới.

- Trinh sát chưa đầy đủ
- Làm gì cũng phải tận tâm, tận lực.
Đi trinh sát mà qua loa, về báo cáo
khơng đầy đủ, trung thực thì hậu quả
thế đấy.
- HS lắng nghe
- HS thảo luận 4 nhóm
- Đại diện nhóm trả lời. các nhóm khác
bổ sung

- HS nhắc lại
- HS thi kể lại từng đoạn chuyện- Kể
toàn bộ câu chuyện
- HS trả lời


HĐGDNGLL lớp 4
Thứ ba ngày 26 tháng 9 năm 2017
Tuần 4:

HOẠT ĐỘNG 3: LÀM ĐÈN ÔNG SAO
I. MỤC TIÊU
- HS hiểu: Trong ngày Tết Trung thu, đèn ông sao là một trong những loại đồ chơi
phổ biến nhất để trẻ em dự hội rước đèn.
- HS biết cách làm đèn ông sao.
- Rèn luyện cho HS tính khéo léo và ý thức tơn trọng, giữ gìn các đồ chơi truyền
thống.


II. QUI MƠ HOẠT ĐỘNG

Tổ chức theo quy mơ lớp.
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Một chiếc đèn ông sao làm mẫu.
- Các nguyên liệu để làm đèn ông sao: thanh tre, giây thép nhỏ, giấy bóng kính
(hoặc giấy màu), que làm cán, kéo, keo dán,…
- Ảnh rước đèn ông sao đêm Trung thu.
- Đĩa nhạc có bài hát “Chiếc đèn ông sao” (Phạm Tuyên), “Rước đèn Tháng tám”
(Đồng Sơn) (nếu có điều kiện).
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: Chuẩn bị
Trước 1 tuần, GV phổ biến cho HS nắm được:
- Người xưa quan niệm mọi thứ trong đêm Rằm Trung thu đều phải sáng. Vì thế,
đèn là một đồ chơi khơng thể thiếu trong đêm Trung Thu. Có nhiều loại đèn: đèn
lồng, đén kéo quân, đén cá chép, đèn ông sao,…
- Ngày nay, điều kiện kinh tế của nhiều gia đình đã khá lên rất nhiều, cha mẹ dễ
dàng mua cho con chiếc đèn. Để giúp các em có đơi bàn tay khéo léo và giữ gìn
truyền thống làm đồ chơi dân gian, cả lớp sẽ tự làm đèn ông sao để rước trong đêm
Rằm Trung thu của toàn trường.
- Một chiếc đèn cần: 10 thanh tre cật, 1 thanh tre dài uống thành vịng trịn bao
quanh ơng sao, giây thép nhỏ để buộc, giấy bóng kính nhiều màu (giấy màu loại
mỏng), một cái que làm cán, kéo, keo dán…
- Hướng dẫn HS học hai bài hát “Chiếc đèn ông sao” (Phạm Tuyên), “Rước đèn
Tháng tám” (Đồng Sơn). Khuyến khích HS tìm băng nhạc để hát theo.
Bước 2: Hướng dẫn HS làm đèn ông sao
1) Làm khung đèn ông sao
- Tùy theo kích thước to nhỏ của ơng sao, cắt 10 thanh tre cật dài bằng nhau.
- Mỗi mặt của đèn là một ông sao năm cánh, cần làm hai ông sao bằng nhau để khi
buộc vào mới cân đối. Cách làm ông sao:
+ Lấy 5 thanh tre, Ở đầu thanh tre khía các rãnh nhỏ để có chỗ buộc dây thép.
+ Xếp 5 thanh tre thành hình ngơi sao, đan lại với nhau thật cân đối.

- Buộc hai ngôi sao vào với nhau bằng dây thép nhỏ ở 5 góc ngơi sao để tạo thành
2 mặt sao của đèn.
- Cắt 4 khúc tre nhỏ bằng nhau làm thành chống tạo độ dày cho đèn, một khúc cắt
to bản hơn chống ở chỗ hai đường chéo cắt nhau (phía đáy ngơi sao) để đặt nến.
2) Dán đèn
- Dùng giấy bóng kính màu (hoặc giấy màu) dán kín các mặt của hình ơng sao.
Càng nhiều màu sắc, đèn càng đẹp. Nhớ để chừa 2 lỗ hổng hình tam giác ở mặt
dưới và mặt trên để bỏ nến vào và luồn cán sao.


- Trang trí các đường viền ngơi sao bằng giấy màu, chọn màu nổi bật với màu ngôi
sao. Cắt các hình họa tiết, hoa, con giống… tùy thích để dán lên các mặt sao.
- Dùng một que làm cán đèn sao cho cái que ấy có thể xuyên qua một que chống
nhỏ giữ cho cán khơng tuột khỏi đèn. Có thể buộc dây trên đỉnh đèn, treo cái dây
đó vào cái que để rước.
- Uốn một thanh tre nhỏ, dài làm thành một vịng trịn bao quanh ngơi sao. Cắt giấy
nhiều màu sắc khac nhau thành những tua nhỏ, dán bao quanh viền vòng tròn.
- Thắp nến bên trong, ánh sáng phát ra làm cho đèn sáng lung linh nhiều màu sắc.
Bước 3: Hoàn thành sản phẩm
- Các tổ giúp nhau hoàn thành chiếc đèn đúng thời gian quy định. Dán tên vào cán
đèn.
- Chăng dây quanh lớp để treo những đèn đã làm xong theo từng khu vực tổ.
Bước 4: Nhận xét – Đánh giá
- GV nhận xét, khen ngợi những đôi bàn tay khéo đã tự làm ra đồ chơi dân gian có
ý nghĩa. Có những chiếc đèn đẹp, có những chiếc đèn chưa thật đẹp, tất cả đều
đáng được nâng niu và sử dụng nó trong đêm hội rước đèn, vì nó là sản phẩm do
chính các em làm ra.
- Cả lớp cùng hát hai bài hát “Chiếc đèn ông sao” (Phạm Tuyên), “Rước đèn
Tháng tám” (Đồng Sơn) theo băng nhạc.


HĐGDNGLL lớp 4
Thứ ba ngày 03 tháng 10 năm 2017
Tuần 5:

HOẠT ĐỘNG : EM LÀM VỆ SINH VÀ TRANG TRÍ LỚP HỌC
I. MỤC TIÊU


- HS biết làm vệ sinh và trang trí lớp học.
- Giáo dục HS có thói quen lao động và hiểu được giá trị, ý nghĩa của việc tự bỏ
sức lao động tạo nên khung cảnh lớp, trường khang trang, sạch đẹp.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Các dụng cụ phục vụ cho tổng vệ sinh: khẩu trang, chổi, xẻng, giẻ lau, chậu nước,

- Các nguyên liệu trang trí lớp học: chậu hoa, hoa giấy, tranh ảnh…
III. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: Chuẩn bị
- Trước 1 – 2 ngày, GV cần phổ biến cho HS nắm được mục đích, yêu cầu của hoạt
động.
- Thảo luận, phổ biến những công việc cần làm để lớp học sạch và đẹp.
Lưu ý: Ngoài những quy định trang trí lớp học chung của tồn trường, GV đề nghị
cả lớp cùng suy nghĩ để đề xuất cách trang trí lớp học của mình. GV có thể gợi ý
cho HS, ví dụ:
+ Bố trí gọn gàng khu vực dành cho chỗ để mũ…
+ Trang trí góc (hoặc phần tường) để treo bảng hay treo khung dán giấy khổ to
dành cho nơi dán những tư liệu học tập hằng tuần.
+ Trang trí bảng thi đua, hay bảng giới thiệu những thành tích nổi bật của tập thể,
của cá nhân trong lớp.
+ Treo tranh, ảnh, cây cảnh, chậu hoa (nếu có điều kiện).
- Phân cơng cơng việc cho các tổ/ cá nhân.

- Tổ trưởng họp tổ, phân công tổ viên chuẩn bị dụng cụ.
Bước 2: Tiến hành vệ sinh và trang trí lớp học
- Từng tổ làm vệ sinh lớp học theo sự phân công.
- Sau khi làm vệ sinh xong, cả lớp tiến hành trang trí lớp học theo kế hoạch đã đề
ra.
Bước 3: Tổng kết – Đánh giá
- Cả lớp dành ít phút để phát biểu cảm nhận của mình sau khi lớp học được vệ sinh
và trang trí xong.
- GV nhận xét, khen ngợi cả lớp đã hồn thành tốt cơng việc được giao. Khuyến
khích HS sẽ bảo vệ thành quả lao động của mình, giữ gìn cho lớp học ln khang
trang, sạch đẹp.


HĐGDNGLL lớp 4:
Tuần 6:

Thứ ba ngày 10 tháng 10 năm 2017
BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG
Bài 2:Việc chi tiêu của Bác Hồ

I. MỤC TIÊU
- Nhận thấy tình thương và trách nhiệm của Bác thơng qua việc chi tiêu hàng ngày
- Trình bày được ý nghĩa của việc chi tiêu hợp lý
- Có ý thức chi tiêu hợp lý, có thể tự lập kế hoạch chi tiêu
II.CHUẨN BỊ:
- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống
- Câu chuyện Việc chi tiêu của Bác Hồ viết trên bảng phụ
III. NỘI DUNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS

- 2 HS trả lời
a) Bài cũ:- Sự thật thà, trung thực có ích
lợi như thế nào?
b) Bài mới: Việc chi tiêu của Bác Hồ
1. Hoạt động 1:
- 1 học sinh đọc mẫu chuyện
- Treo bảng phụ
- GV cho học sinh đọc câu chuyện Việc
chi tiêu của Bác Hồ
-Những chi tiết nào trong câu chuyện
thể hiện việc chi tiêu hợp lý của Bác
Hồ?
- Vì sao Bác ln chi tiêu hợp lý?
2. Nhận xét – dặn dị
GV giáo dục HS ý thức tiết kiệm
trong cuộc sống

- HS lắng nghe

- Dùng quần áo cũ mặc bên trong áo
quần tây để chống lạnh, cưỡi ngựa, lội
bộ khi đi công tác, tổ chức tang lễ tránh
tốn kém....
- Vì xung quanh mình cịn nhiều người
thiếu thốn, khó khăn
- HS lắng nghe


HĐGDNGLL lớp 4:
Tuần 7:


Thứ ba ngày 17 tháng 10 năm 2017
BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG
Bài 2:Việc chi tiêu của Bác Hồ (tt)

I. MỤC TIÊU
- Nhận thấy tình thương và trách nhiệm của Bác thơng qua việc chi tiêu hàng ngày
- Trình bày được ý nghĩa của việc chi tiêu hợp lý
- Có ý thức chi tiêu hợp lý, có thể tự lập kế hoạch chi tiêu
II.CHUẨN BỊ:
- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống
- Câu chuyện Việc chi tiêu của Bác Hồ viết trên bảng phụ
III. NỘI DUNG
1.KTBC:
- Nêu những chi tiết cho thấy Bác Hồ
-HS nêu
chi tiêu hợp lí?
2.Hoạt động 2: đọc lại mẫu chuyện
3.Hoạt động:Thực hành
- Chi tiêu hợp lý là chi tiền vào những
việc gì? khơng nên tiêu tiền vào những
việc gì?
- Kể những việc em làm thể hiện việc
chi tiêu hợp lý
- Em hãy ghi chép lại việc chi tiêu của
mình vào bảng thống kê.
- Hằng ngày các em thường chi tiêu vào
những việc gì?
- GV kết luận: Bác Hồ thường chi tiêu
rất hợp lý trong mọi lúc, mọi nơi, trong

mọi cơng việc vì Bác nghĩ rằng khơng
nên lãng phí vì chung quanh chúng ta
cịn rất nhiều người thiếu thốn, khó
khăn cần được giúp đỡ. Sự chi tiêu hợp
lý của Bác thể hiện lòng thương người,
thương đời của Bác.

- Hoạt động nhóm
- Học sinh thảo luận nhóm 4, ghi vào
bảng nhóm
- Đại diện nhóm trả lời
- Các nhóm khác bổ sung

- HS lắng nghe, nhắc lại


3. Củng cố, dặn dò: - Chi tiêu như thế
nào là hợp lý? Tại sao phải chi tiêu hợp
lý?
- Nhận xét tiết học

-HS trả lời

HĐGDNGLL lớp 4:
Thứ ba ngày 24 tháng 10 năm 2017
T̀n 8:

TRỊ CHƠI “TRAO BĨNG”
I. MỤC TIÊU
- Thơng qua trị chơi, HS được rèn luyện sức khỏe, rèn khả năng nhanh nhạy, khéo

léo.
- Giáo dục HS ý thức tập thể.
II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG
Tổ chức theo quy mô lớp.
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
Các dụng cụ phục vụ trị chơi: bóng, dụng cụ đặt bóng, dây đeo có số thứ tự của
người chơi, cịi,…
IV. CÁC
BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: Chuẩn bị
- GV phổ biến cho HS nắm được: trong giờ sinh hoạt tập thể tới, các em sẽ được
hướng dẫn một trò chơi vui, khỏe. Trò chơi mang tên “Trao bóng”. Đây là trị chơi
địi hỏi người chơi phải nhanh nhẹn, khéo léo, bình tĩnh mới dành được chiến
thắng.
- Đối tượng chơi: cả lớp (tùy số lượng của lớp mà chia làm nhiều đội khác nhau,
chia đều số lượng người khỏe, người yếu).
- Chuẩn bị 2 quả bóng (bóng đá loại vừa), 4 cái chậu nhựa con (chọn loại chậu
khơng sâu lịng) để đặt quả bóng.
- Sân chơi rộng, kẻ vạch sẵn vị trí của các đội, đường chạy để trao bóng.
- Cử trọng tài.
Bước 2: Tiến hành chơi
GV hướng dẫn cách chơi:
- Chia đôi sân chơi thành 2 bên; đặt tên một bên là sân A, một bên là sân B.
- Mỗi đội chơi chia đôi số người đứng về phía 2 đầu của sân. Người chơi của các
đội đeo biển số thứ tự từ 1 – 8 (tùy theo số lượng người của đội). Những người đeo


từ số 1 – 4 của mỗi đội đứng về phía bên sân A - ở vị trí xuất phát đã vạch sẵn,
những người đeo số 5 – 8 đứng về phía sân B - ở vị trí xuất phát đã vạch sẵn.
- Mỗi đội sẽ có 1 quả bóng và 2 cái chậu. Cuộc chơi sẽ tiến hành 2 vịng.

- Nghe hiệu lệnh xuất phát của trọng tài (ví dụ: Mỗi đội có 8 người):
+ Các số 1 của sân A đầu đội chậu đặt quả bóng, bước (hoặc chạy) nhanh theo con
đường đã được kẻ trong cự li quy định, tiến về sân B trao cho số 5.
+ Các số 5 chạy nhanh đặt quả bóng vào chậu cho số 2.
+ Số 2 đội bóng trao cho số 6.
+ Số 6 chạy, đặt bóng vào chậu cho số 3.
+ Số 3 đội bóng trao cho số 7.
+ Số 7 chạy, đặt bóng vào chậu cho số 4.
+ Số 4 đội bóng trao cho số 8.
- Như vậy đã hết một vịng chơi. Người bên sân A đã hồn thành phần đội bóng và
đã trở về vị trí sân B. Đổi lại, người ở vị trí sân B trở về vị trí sân A và trở thành
người đội bóng ở vịng chơi thứ hai.
- Đội nào hồn thành trước, đội đó được ghi điểm.
Lưu ý HS: Các trường hợp sau đây sẽ bị coi là phạm lỗi:
+ Người đội bóng khơng đi đúng đường vạch.
+ Bóng rơi khỏi chậu.
+ Trao bóng nhầm số thứ tự.
Bước 3: Nhận xét – Đánh giá
- Trọng tài công bố thứ tự kết quả các đội đã ghi bàn thắng và mời GVCN lên nhận
xét.
- GV khen ngợi tinh thần nhiệt tình, hào hứng, sơi nổi của các đội chơi. Nhấn
mạnh, tham gia trị chơi này, các em không những rèn luyện thể lực mà còn thể
hiện sự nhanh nhạy, khéo léo trong xử lí tình huống để có được bàn thắng. Hoan
nghênh đội ghi được nhiều bàn thắng nhất.
- Tuyên bố kết thúc cuộc chơi.


HĐGDNGLL lớp 4:
Thứ ba ngày 31 tháng 10 năm 2017
Tuần 9:


HOẠT ĐỘNG : HỘI VUI HỌC TẬP
I. MỤC TIÊU
- Góp phần củng cố cho HS các kiến thức, kĩ năng đã được học trong các mơn học.
- Hình thành và phát triển vai trị chủ động, tích cực của HS.
- Tạo khơng khí thi đua vui tươi, phấn khởi trong học tập.
- Rèn kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định cho HS.
II. QUI MÔ HOẠT ĐỘNG
Tổ chức theo quy mô lớp hoặc khối lớp.
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Địa điểm, loa đài, thiết bị âm thanh, micro,…
- Hệ thống các câu hỏi, tình huống, bài tập, trị chơi và đáp án.
- Các phương tiện cần thiết để sử dụng trong hội vui học tập: cây xanh để cài các
câu hỏi, bài tập; các cánh hoa cắt bằng giấy màu để ghi các câu hỏi, bài tập,…
- Quà tặng, phần thưởng và hoa tươi phục vụ hoạt động của hội thi.
- Các tiết mục văn nghệ phục vụ cho hội vui học tập.
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: Chuẩn bị
- GV thông báo cho HS trong lớp về nội dung thi (giới hạn nội dung, chương trình
theo các tuần phù hợp với kế hoạch năm học) và kế hoạch tổ chức hội vui học tập.


- Họp BCS lớp để phân công nhiệm vụ chuẩn bị cho hội vui học tập. Thống nhất
các hình thức tổ chức trong hội vui học tập. Có thể có các hình thức sau:
1) Hái hoa dân chủ (dành cho qui mơ lớp).
a/ Hình thức thi cá nhân: HS trong lớp có thể tự do lên hái hoa và trả lời câu hỏi.
b/ Hình thức thi theo tổ: Các tổ lần lượt cử đại diện tham gia hái hoa và trả lời câu
hỏi.
Sau khi HS trả lời câu hỏi, MC sẽ trực tiếp công bố đáp án mỗi câu hỏi, tình
huống.

2) Thi hiểu biết kiến thức (nếu tổ chức theo qui mô khối lớp).
+ Mỗi lớp thành lập một đội thi khoảng 3 – 5 HS.
+ MC sẽ lần lượt nêu từng câu hỏi/ tình huống/ bài tập. Trong vịng 30 giây, Đội
nào rung chuông hoặc giơ tay trước, đội đó được quyền trả lời câu hỏi/ tình huống/
bài tập.
+ Cuối cùng đội nào có tổng số điểm cao nhất, đội đó sẽ thắng cuộc.
Bước 2: Tiến hành Hội vui học tập
- Tổ chức văn nghệ đầu giờ.
- MC tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, thơng báo chương trình và thể thức Hội
thi.
- Thực hiện các phần thi:
+ MC lần lượt mời các cá nhân, đội thi lên thực hiện phần thi của mình.
+ Tổ chức xen kẽ giữa các phần thi là các trò chơi và các hoạt động văn nghệ.
+ Đánh giá cho điểm ngay sau các phần thi nhằm tạo khơng khí thi đua gay cấn,
hồi hộp giữa các cá nhân và các đội thi.
- Hội thi kết thúc trong tiếng hát của cả lớp.


HĐGDNGLL lớp 4:
Thứ ba ngày 07 tháng 11 năm 2017
Tuần 10:

HOẠT ĐỘNG : KỂ CHUYỆN VỀ THẦY CÔ GIÁO EM
I. MỤC TIÊU
Qua hoạt động HS có khả năng:
- Hiểu được công lao to lớn của thầy giáo, cô giáo đối với HS.
- Yêu trường, yêu lớp; biết bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn các thầy giáo, cơ giáo và
tình cảm với trường, lớp.
- Rèn luyện kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng trình bày trước tập thể.
II. QUI MƠ HOẠT ĐỘNG

Tổ chức theo quy mô lớp, khối lớp hoặc toàn trường.
III. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- Các sách báo, tư liệu, tranh ảnh, câu chuyện về người thầy.


- phần thưởng.
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Bước 1: Chuẩn bị
- Thành lập Ban tổ chức buổi giao lưu.
- Ban tổ chức xây dựng chương trình và cử người dẫn chương trình (nên chọn 1 HS
nữ, 1 HS nam lớp 4 có năng khiếu về dẫn chương trình).
+ Hình thức: Kể chuyện theo cá nhân hoặc theo nhóm (mỗi em kể một đoạn nối
tiếp nhau).
+ Nội dung kể chuyện:
 Các câu chuyện về đạo đức người thầy.
 Về tình cảm thầy trị.
 Về tình cảm với trường, với lớp.
Bước 2: Tổ chức giao lưu
- MC điều khiển chương trình giao lưu: Tuyên bố lí do.
- Trường ban tổ chức khai mạc, giới thiệu về chủ đề và ý nghĩa của buổi giao lưu.
- MC giới thiệu Ban giám khảo và danh sách những người (nhóm) tham gia kể
chuyện; thơng báo chương trình giao lưu.
- Tiến hành giao lưu: MC giới thiệu lần lượt các cá nhân và nhóm lên kể chuyện
theo đăng kí. Sau mỗi phần thi nên có các tiết mục văn nghệ xen kẽ nhằm tạo
khơng khí hào hứng, sôi nổi. Sau mỗi phần kể chuyện của một HS, các thành viên
Ban giám khảo sẽ cho điểm độc lập vào phiếu cá nhân.
Bước 3: Tổng kết và trao giải
- Sau khi các HS đã hoàn thành xong phần thi kể chuyện, BGK sẽ hội ý riêng để
lựa chọn các tiết mục trao giải thưởng.
- Trong thời gian BGK hội ý riêng, MC giới thiệu các tiết mục văn nghệ.

- MC công bố kết quả cuộc thi mời các đại diện nhà trường, đại diện PH, đại diện
khách mời lên trao giải cho các HS và các nhóm đạt giải.
HĐGDNGLL lớp 4:
Thứ ba ngày 14 tháng 11 năm 2017
Tuần 11:
BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG
Bài 3: Dùng đủ thì thơi
I. MỤC TIÊU
- Nhận thức được về đức tính tiết kiệm của Bác Hồ
- Trình bày được ý nghĩa của việc tiết kiệm
- Biết cách thể hiện đức tính tiết kiệm qua những việc làm cụ thể
II.CHUẨN BỊ:
- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống


III. NỘI DUNG
a) Bài cũ:- Chi tiêu như thế nào là hợp lý? Tại sao phải chi tiêu hợp lý? 2 HS trả lời
b) Bài mới: Dùng đủ thì thơi
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Hoạt động 1:
-GV đọc tài liệu
-HS lắng nghe
(Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo
đức, lối sống trang/11)
- GV cho học sinh đọc lại mẫu chuyện
-HS đọc lại mẫu chuyện
Cho HS trả lời câu hỏi:
+Khi nước VNDCCH mới thành lập, Bác
- HS trả lời cá nhân

Hồ đã kêu gọi toàn dân tiết kiệm thơng qua
những việc gì?
+Bác nói thế nào khi cơ quan đề nghị sắm
cho Bác quần áo mới?
2.Hoạt động 2:
-GV đọc đoạn : Trước đó....chúng ta
(Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo
đức, lối sống trang/12)
-HS thảo luận nhóm 2
-Khi đến thăm đất nước Ba Lan, Bác đã
- Đại diện nhóm trả lời
nhắc nhở điều gì?
- Hoạt động nhóm
- Em học được điều gì từ Bác?
3. Củng cố dặn dò
GV nhận xét tiết học dặn dò học sinh

HĐGDNGLL lớp 4:
Thứ ba ngày 21 tháng 11 năm 2017
Tuần 12:
BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG
Bài 3: Dùng đủ thì thơi (tt)
I. MỤC TIÊU
- Nhận thức được về đức tính tiết kiệm của Bác Hồ


- Trình bày được ý nghĩa của việc tiết kiệm
- Biết cách thể hiện đức tính tiết kiệm qua những việc làm cụ thể
II.CHUẨN BỊ:
- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống

III. NỘI DUNG
a) Bài cũ:- Nhắc lại nội dung cu chuyện: Dùng đủ thì thơi
b) Bài mới: Dùng đủ thì thơi (tt)
Hoạt động của GV
1.Hoạt động 1: GV chia HS làm 3 nhóm,
mỗi nhóm thảo luận 1 câu:
Nhóm 1:- Bác Hồ ln nhắc mọi người tiết
kiệm và bản thân mình cũng ln nêu
gương tiết kiệm. Theo em đó là đó là đức
tính gì?
Nhóm 2:- Em hãy nêu một vài việc làm tiết
kiệm trong cuộc sống hàng ngày của em.
Nhóm 3: Hãy kể những việc em nên làm và
không nên làm để thực hành tiết kiệm trong
cuộc sống hàng ngày
Kết luận: Bác Hồ luôn luôn tiết kiệm thời
gian và tiền bạc trong sinh hoạt cũng như
trong mọi cơng việc.
3. Củng cố, dặn dị: - Người biết cách tiết
kiệm cuộc sống như thế nào?
- Nhận xét tiết học

Hoạt động của HS
- Học sinh thảo luận nhóm, ghi
vào bảng nhóm
- Đại diện nhóm trả lời
- Các nhóm khác bổ sung

- HS lắng nghe, nhắc lại


- HS lắng nghe

HĐGDNGLL lớp 4:
Thứ ba ngày 28 tháng 11 năm 2017
Tuần 13:



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×