Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Trình bày Chủ trương “kháng chiến kiến quốc” của Đảng. Liên hệ những kết quả đạt được trong việc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ kép là phát triển kinh tế và phòng, chống dịch bệnh Covid19 trong tình hình hiện nay?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.55 KB, 13 trang )

Câu hỏi tiểu luận: Trình bày Chủ trương “kháng chiến kiến quốc” của Đảng.
Liên hệ những kết quả đạt được trong việc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ kép là phát triển kinh tế và phịng,
chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình hiện nay?


MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
* Giới thiệu vấn đề cần nghiên cứu
II. NỘI DUNG
2.1. Lí luận
1. Những thuận lợi và khó khăn sau cách mạng tháng 8
2. Nội dung của chủ trương “Kháng chiến kiến quốc”
2.2. Liên hệ và vận dụng
1. Liên hệ với những kết quả mà Đảng đã đạt được khi
thực hiện “Nhiệm vụ kép”
2. Liên hệ bản thân
III. KẾT LUẬN


I. Mở Đầu: Giới thiệu về vấn đề cần nghiên cứu
Việt Nam ta đã trải qua hàng ngàn năm kháng chiến lịch sử để có được ngày đất
nước hịa bình như hơm nay, bên cạnh những cuộc kháng chiến đó khơng thể
khơng nói đến sự lãnh đạo sáng suốt với những chủ trương đường lối lãnh đạo của
Đảng. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đất nước ta đứng trước tình thế
“ngàn cân treo sợi tóc”. Đảng Cộng sản Đơng Dương đã đề ra chủ trương "Kháng
chiến kiến quốc", đó là một trong những chủ trương đường lối lãnh đạo giúp Đảng
ta giải quyết tình hình “Thù trong, giặc ngồi” lúc bấy giờ.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về kháng chiến đi đôi với kiến quốc trở thành quan điểm
chỉ đạo chiến lược của Đảng ta là: vừa tích cực đánh giặc ngồi mặt trận, vừa tích
cực tăng gia sản xuất, xây dựng chế độ mới ở hậu phương - căn cứ địa vững chắc,


tạo cơ sở cho kháng chiến lâu dài giành thắng lợi. Có kháng chiến làm thất bại
từng bước, tiến tới đánh bại hoàn toàn bọn thực dân xâm lược và tay sai của chúng,
thì chúng ta mới bảo vệ được thành quả cách mạng, hoàn thành sự nghiệp đấu
tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Mối quan hệ giữa kháng chiến và kiến quốc được biểu hiện sinh động trong quan
hệ giữa hoạt động ở tiền tuyến và hậu phương trong chiến tranh. Hồ Chí Minh viết:
“Muốn thắng quân địch, chỉ trông vào sức chiến đấu ở hậu phương chưa đủ. Tại
sao? Vì ngày nay, một khi chiến tranh đã bùng nổ ở nơi nào, ảnh hưởng của nó sẽ
lan tràn khắp các nơi khác. Chẳng những thế, nó cịn ảnh hưởng sâu sắc đến tất cả
các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa của tồn xứ. Có thể nói tóm tắt là chiến
tranh khơng những chỉ phát động cả trong địa hạt quân sự mà còn phát động cả
trong các địa hạt khác ở hậu phương. Vì vậy, muốn kháng chiến lâu dài để tới
thắng lợi cuối cùng, cần phải động viên hết thảy mọi lực lượng mới mong đi tới
thắng lợi cuối cùng… Nói tóm lại, muốn thực hiện tồn dân kháng chiến, ngồi
việc động viên qn sự, chính trị, ngoại giao, cịn phải động viên cả tinh thần lẫn
kinh tế”4.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về kháng chiến đi đơi với kiến quốc khơng ngừng được bổ
sung, hồn thiện cùng với mỗi bước phát triển của công cuộc xây dựng chế độ xã
hội mới và kháng chiến chống xâm lược. Khi Tổ quốc bị lâm nguy, nhiệm vụ
kháng chiến mặc nhiên là được đặt ở vị trí hàng đầu, nhưng đồng thời với nó và
liền sau đó vẫn phải tích cực xây dựng đất nước, xây dựng chế độ xã hội mới về
mọi mặt, tạo ra những tiền đề vật chất và tinh thần để tiến hành kháng chiến thắng
lợi. Trong Bản chỉ thị “Cơng việc khẩn cấp bây giờ”, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ tính
chất và nội dung của chủ trương kháng chiến đi đôi với kiến quốc là “Kháng chiến
1


và kiến quốc, một mặt phá hoại, một mặt kiến thiết. Phá để ngăn địch. Kiến thiết để
đánh địch”.
II. Nội dung liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu

2.1. Lí luận
1. Những thuận lợi và khó khăn sau cách mạng tháng 8
Thực hiện chủ trương vừa kháng chiến vừa kiến quốc, dưới sự lãnh đạo đúng đắn
của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã giải quyết được các
nhiệm vụ kinh tế - xã hội, khơng ngừng củng cố và tăng cường hệ thống chính trị
nhằm thúc đẩy cả hai mặt xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vùng tự do được bảo vệ,
vùng giải phóng ngày càng được mở rộng, vùng tạm chiếm bị thu hẹp; từng bước
xây dựng và bảo vệ vững chắc chế độ mới trong vùng ta kiểm soát, thực hiện được
“thực túc binh cường” và giải quyết vấn đề vũ khí, trang bị kỹ thuật cho lực lượng
vũ trang.
Sau đây là những thuận lợi cũng như những khó khăn mà nhân dân và Đảng đã
trải qua sau cách mạng tháng 8 thành công:
* Về thuận lợi
– Trên thế giới, hệ thống xã hội chủ nghĩa do Liên xô đứng đầu được hình thành,
phong trào cách mạng giải phóng dân tộc có điều kiện phát triển, trở thành một
dịng thác cách mạng. Phong trào dân chủ và hịa bình cũng đang vươn lên mạnh
mẽ.
– Ở trong nước, chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập, có hệ thống từ
Trung ương đến cơ sở. Nhân dân lao động đã làm chủ vận mệnh của đất nước.
Toàn dân tin tưởng và ủng hộ Việt Minh, ủng hộ chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hịa do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
* Về khó khăn
– Thế giới: Với danh nghĩa Đồng Minh đến tước khí giới của phát xít Nhật, quân
đội các nước đế quốc ồ ạt kéo vào chiếm đóng Việt Nam và khuyến khích bọn Việt
gian chống phá chính quyền cách mạng nhằm xóa bỏ nền độc lập và chia cắt nước
ta. Nghiêm trọng nhất là quân Anh, Pháp đã đồng lõa với nhau nổ súng đánh chiếm
Sài Gòn, hòng tách Nam bộ ra khỏi Việt Nam.
– Trong nước: Khó khăn nghiêm trọng là hậu quả do chế độ cũ để lại như nạn đói,
nạn dốt rất nặng nề, ngân quỹ quốc gia trống rỗng; kinh nghiệm quản lý đất nước
2



của cán bộ các cấp non yếu; nền độc lập của nước ta chưa được quốc gia nào trên
thế giới cơng nhận và đặt quan hệ ngoại giao.“Giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại
xâm” là những hiểm họa đối với chế độ mới, vận mệnh dân tộc như “ngàn cân treo
sợi tóc”, Tổ quốc lâm nguy.
Dựa trên những nhận định về tình hình khách quan và chủ quan về tình hình ta,
địch, Chỉ thị chỉ rõ: “Cuộc cách mạng Đơng Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng
dân tộc giải phóng. Cuộc cách mạng ấy đang tiếp diễn, nó chưa hồn thành vì nước
ta chưa hồn tồn độc lập".
Nhiệm vụ cứu nước của giai cấp vô sản chưa xong, giai cấp vơ sản vẫn phải hăng
hái, kiên quyết hồn thành nhiệm vụ thiêng liêng ấy. Khẩu hiệu vẫn là “Dân tộc
trên hết", "Tổ quốc trên hết". Chỉ thị xác định, kẻ thù chính của nhân dân Đơng
Dương lúc này là "thực dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào
chúng", đề ra nhiệm vụ cần kíp của nhân dân Đông Dương đối với cách mạng thế
giới. Đối với cách mạng Việt Nam, nhiệm vụ riêng, cần kíp là củng cố chính
quyền; chống thực dân Pháp xâm lược; bài trừ nội phản; cải thiện đời sống nhân
dân.
2. Nội dung của chủ trương “Kháng chiến kiến quốc”
Sau khi phân tích tình hình thuận lợi và khó khăn của đất nước ta sau cách mạng
tháng 8 thì Trung ương Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra chủ trương
“Kháng chiến kiến quốc” giống như một con đường đi lên cho cách mạng Việt
Nam trong thời kì mới.
Nội dung cuả chủ trương “Kháng chiến kiến quốc” được thể hiện rõ về các mặt sau
đây:
* Nhiệm vụ cần thực hiện:
- Về chỉ đạo chiến lược: Mục tiêu của cách mạng Việt Nam vẫn là “Dân tộc giải
phóng”, với khẩu hiệu: “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”, nhưng không phải là
giành độc lập mà là giữ vững độc lập.
- Về xác định kẻ thù chính: Phân tích thái độ của từng tên đế quốc đối với vấn đề

Đông Dương và chỉ rõ: "kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm lược,
phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng" và chủ trương mở rộng mặt trận dân
tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược.

3


- Về phương hướng, nhiệm vụ: Đảng nêu lên 4 nhiệm vụ chủ yếu và cấp bách:
Củng cố chính quyền cách mạng; chống thực dân Pháp xâm lược; bài trừ nội phản;
cải thiện đời sống nhân dân.
Chỉ thị này đã xác định đúng kẻ thù chính của dân tộc Việt Nam là thực dân Pháp
xâm lược, đã chỉ ra kịp thời những vấn đề cơ bản về chiến lược và sách lược cách
mạng, nhất là nêu rõ hai nhiệm vụ chiến lược mới của cách mạng Việt Nam sau
Cách mạng Tháng Tám là xây dựng đi đôi với bảo vệ đất nước. Đề ra những nhiệm
vụ, biện pháp cụ thể về đối nội, đối ngoại để khắc phục nạn đói, nạn dốt, chống thù
trong, giặc ngồi bảo vệ chính quyền cách mạng.
* Biện pháp thực hiện:
- Về nội chính:
+ Đồn kết các lực lượng trong cả nước thông qua Mặt trận Việt Minh.
+ Tổ chức bầu cử Quốc hội, Chính phủ, lập Hiến pháp.
+ Đối với nạn đói và vấn đề tài chính: Đảng, Chính phủ phát động thi đua sản xuất;
các phong trào cứu đói, và “hũ gạo tiết kiệm”; kêu gọi nhân dân tham gia xây dựng
“Quỹ độc lập” và “Tuần lễ vàng”, phát hành giấy bạc quốc gia.
+ Giải quyết nạn dốt: Đảng chủ trương vận động tồn dân xây dựng nền văn hóa
mới, chống nạn mù chữ, diệt "giặc dốt", mở các lớp bình dân học vụ, khôi phục hệ
thống giáo dục quốc dân.
- Về quân sự:
+ Động viên quần chúng nhân dân tham gia kháng chiến.
+ Tổ chức lãnh đạo kháng chiến lâu dài.
- Về ngoại giao: Thực hiện sách lược hịa hỗn, tránh một lúc phải đối phó với

nhiều kẻ thù.
+ Từ 2-9-1945 đến 6-3-1946, Đảng và Chính phủ đã thực hiện sách lược hồ hỗn,
nhân nhượng với qn đội Tưởng và tay sai của chúng ở miền Bắc để tập trung
chống Pháp ở miền Nam.
+ Từ 6-3-1946 đến 19-12-1946, sau khi Tưởng và Pháp kí hiệp ước Hoa – Pháp
ngày 28-2-1946, Đảng và Chính phủ đã chọn giải pháp hịa hỗn, thương lượng với
Pháp, nhằm mục đích đẩy nhanh quân Tưởng về nước thông qua Hiệp định sơ bộ
(6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946).
4


* Ý nghĩa của chủ trương “Kháng chiến kiến quốc”
- Xác định đúng kẻ thù là thực dân Pháp xâm lược.
- Đề ra hai nhiệm vụ chiến lược mới: xây dựng đi đối với bảo vệ đất nước.
- Nêu lên những nhiệm vụ, biện pháp cụ thể về đối nội, đối ngoại.
Nhờ có chủ trương đúng đắn và sự lãnh đạo của Đảng nên dân tộc ta đã có đường
lối đúng đắn dẫn đến những thắng lợi trong giai đoạn 1945-1946. Sau thắng lợi
Đảng và nhân dân ta đã rút ra được những kết quả, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi
cũng như bài học kinh nghiệm trong giai đọan 1945-1946
* Kết quả:
- Về chính trị - xã hội: Thơng qua Tổng tuyển cử 6-1-1946, Quốc hội, Hội đồng
nhân dân các cấp được thành lập. Ngày 9-11-1946, Quốc hội thông qua bản Hiến
pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa. Các đồn thể và mặt trận dân
tộc thống nhất được xây dựng và mở rộng.
- Về kinh tế, văn hóa: Cuối năm 1945, nạn đói cơ bản được đẩy lùi, đời sống nhân
dân được cải thiện. Tháng 11-1946, Quốc hội quyết định cho lưu hành tiền Việt
Nam trong toàn quốc. Tháng 3-1946, ở Bắc bộ và Trung bộ có gần 3 vạn lớp bình
dân học vụ xóa mù chữ cho 2,5 triệu người. Tồn dân tích cực hưởng ứng tham gia
xây dựng đời sống văn hóa mới.
- Bảo vệ chính quyền cách mạng:

+ Từ 9-1945 đến 3-1946: Ở miền Nam, Đảng đã kịp thời lãnh đạo nhân dân Nam
Bộ đứng lên kháng chiến, ngăn không cho Pháp đánh ra Trung Bộ. Ở miền Bắc,
Đảng ta thực hiện hòa hoãn với Tưởng và nhân nhượng một số quyền lợi về kinh
tế, chính trị.
+ Từ 3-1946 đến 12-1946, Đảng chủ trương hòa với Pháp để đuổi Tưởng về nước,
tránh một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù. Bảo vệ chính quyền cách mạng non
trẻ.
* Ý nghĩa đường lối giai đoạn 1945-1946:
Bảo vệ được nền độc lập của dân tộc; giữ vững chính quyền cách mạng; xây dựng
được nền móng đầu tiên và cơ bản cho một chế độ mới, chế độ Việt Nam dân chủ
cộng hoà; chuẩn bị được những điều kiện cần thiết, trực tiếp cho cuộc kháng chiến
tồn quốc sau đó.
5


* Nguyên nhân thắng lợi:
Đảng đã đánh giá đúng tình hình nước ta sau Cách mạng Tháng Tám như: kịp thời
đề ra chủ trương kháng chiến, kiến quốc; xây dựng và phát huy được khối đại đoàn
kết dân tộc; lợi dụng được mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù.
* Bài học kinh nghiệm
- Xác lập cơ sở pháp lý và tính hợp hiến của chính quyền nhà nước.
- Tăng cường thực lực Cm, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc.
- Triệt để lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, tập trung vào kẻ thù chính.
- Nhân nhượng và thỏa hiệp có ngun tắc. Tranh thủ tối đa thời gian hịa hỗn để
xây dựng lực lượng.
- Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền trong tình
hình chính trị phức tạp, Đảng phải rút vào hoạt động bí mật.
2.2.

Liên hệ và vận dụng


1.Liên hệ với những kết quả mà Đảng đã đạt được khi thực hiện “Nhiệm vụ
kép”
Không chỉ trong lịch mà Đảng cũng đang làm rất tốt nhiệm vụ lãnh đạo của mình
trong hiện tại. Trong lịch sử Đảng thực hiện chủ trương “Kháng chiến kiến quốc”
nhằm nêu rõ kháng chiến là công việc hệ trọng, được đặt lên hàng đầu khi đất nước
bị thực dân, đế quốc xâm lược. Nhưng cùng với kháng chiến là phải tích cực thực
hiện cơng cuộc kiến thiết đất nước, củng cố chính quyền cách mạng, phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội, xây dựng chế độ mới trong những vùng chiến tranh chưa
lan tới, vùng căn cứ rộng lớn dưới sự kiểm sốt của chính quyền cách mạng. Có
chủ động kiến thiết, xây dựng chế độ mới về mọi mặt, thì mới xóa bỏ được tàn tích
của chế độ thực dân, phong kiến, củng cố chính quyền Nhà nước, phát huy được
quyền làm chủ và sức mạnh của nhân dân để đẩy mạnh kháng chiến. Đồng thời,
kiến thiết, xây dựng còn tạo tiền đề để đưa sự nghiệp cách mạng tiếp tục tiến lên
sau khi kháng chiến thắng lợi. Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc - hai nhiệm vụ này
được gắn kết chặt chẽ với nhau trong suốt quá trình chống chiến tranh xâm lược.
Kháng chiến và kiến quốc là hai nhiệm vụ khác nhau được thực hiện bởi những nội
dung cụ thể khác nhau, nhưng lại thống nhất ở mục đích, ý nghĩa của hai nhiệm vụ
đó

6


Cịn ở hiện tại khi đất nước đã hịa bình khơng cịn chiến tranh nhưng tình hình
dịch bệnh COVID-19 xuất hiện từ năm 2019 tại Trung Quốc đã cướp đi sinh mạng
của hàng ngàn người dân Trung Quốc cũng như hàng triệu tính mạng con người
trên tồn thế giờis bởi đây là một loại dịch bệnh liên quan đến đường hơ hấp và nó
có tốc độ lây truyền từ người sang người rất nhanh, và Việt Nam của chúng ta cũng
bị ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh COVID-19. Khơng những tình hình dịch
bệnh COVID-19 cướp đi mạng sống của hàng triệu con người trên thế giới mà nó

cịn ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế của toàn thế giới. Bên cạnh những ảnh hưởng
đó Đảng ta ln có những biện pháp phòng chống dịch cùng với những biện pháp
phát triển kinh tế giúp cho nước Việt Nam ta khơng bị tụt lại phía sau so với các
nước khác trên toàn thế giới với khẩu hiệu “Chống dịch như chống giặc”. Để thực
hiện những biện pháp đó Đảng đã nêu ra việc thực hiện “Nhiệm vụ kép” có nghĩa
chúng ta phải cùng nhau làm 2 nhiệm vụ song song với nhau là vừa phát triển kinh
tế và đồng thời thực hiện tốt việc phòng chống dịch bệnh COVID-19. Từng đơn vị,
doanh nghiệp, tập thể và từng cá nhân đều tích cực xác lập trạng thái bình thường
mới, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng, chống dịch. Việc thực
hiện tốt “Nhiệm vụ kép” của Đảng nêu ra đã giúp cho Việt Nam ta không những
được tồn thế giới biết đến với việc phịng chống dịch tốt giảm nguy cơ lây lan
dịch bệnh trong diện rộng mà cịn giúp cho nước ta có được những kết quả tự hào
về nền kinh tế của Việt Nam. Tất cả là nhờ có chính quyền địa phương tập trung
chuẩn bị tốt các biện pháp ngăn ngừa lây lan dịch bệnh, bảo đảm an tồn các sự
kiện chính trị, kinh tế - xã hội, các hoạt động đối ngoại, thúc đẩy giao thương quốc
tế trong điều kiện bình thường mới; chuẩn bị sẵn sàng mọi điều kiện để thúc đẩy,
thu hút đầu tư, nhất là từ các đối tác lớn. Việc áp dụng các biện pháp phòng, chống
dịch phải bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và
đời sống nhân dân.
Trong 3 đợt dịch liên tiếp, chúng ta đã tập trung chỉ đạo, đưa ra phương thức,
cách làm quyết liệt với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, “đi từng ngõ, gõ
từng nhà, rà từng người”, với tinh thần thực hiện “mục tiêu kép”, “thần tốc, thần
tốc hơn nữa trong truy vết, khoanh vùng”. Các chỉ đạo này được các cấp, các
ngành, các địa phương, người dân hưởng ứng. Trải qua hơn một năm chiến đấu với
dịch bệnh đến nay Việt Nam ta đã có kinh nghiệm hơn rất nhiều trong việc vừa
phát triển kinh tế xã hội lại vừa chống dịch hiệu quả và đạt được những kết quả tốt
như kiểm soát được tình hình dịch bệnh và làm cho nền kinh tế Việt Nam được giữ
vững trên đấu trường châu lục. Việt Nam ta cũng đã rất cố gắng trong việc bắt tay
vào nghiên cứu vacxin để nhằm mục đích phịng dịch cho toàn nhân dân ta và cũng
7



đã được thử nghiệm trên người, tuy chưa được công nhận nhưng đây cũng là 1
thành quả đáng để tuyên dương và tự hào nền y tế Việt Nam. Từ tháng 4-2021 đến
nay Việt Nam trong bối cảnh diễn biến dịch COVID-19 và trước những khó khăn,
thách thức của kinh tế thế giới và trong nước, nhiệm vụ trọng tâm hiện nay của các
bộ, ngành và địa phương vẫn là thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng,
chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã
hội trong trạng thái bình thường mới, hồn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 đề ra, trong đó cần nêu cao quyết
tâm, tập trung cao độ thực hiện các nhiệm vụ, công việc theo mục tiêu đề ra, tăng
cường đôn đốc, kiểm tra, khắc phục tình trạng trì trệ trong thực hiện nhiệm vụ,
nhất là cần chỉ đạo thực hiện ngay những cơng việc cịn tồn đọng hoặc chậm tiến
độ do nghỉ Tết, đẩy nhanh tiến độ công việc và thủ tục liên quan trực tiếp tới hoạt
động sản xuất, kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp và người dân.
Về tình hình phịng, chống dịch thì ta có thể thấy trong nước hiện cơ bản đã kiểm
soát được dịch bệnh, ngăn chặn lây lan trên diện rộng, tuy nhiên nguy cơ bùng phát
dịch vẫn luôn thường trực, đặc biệt đối với các đơ thị lớn, nơi tập trung đơng
người, có mật độ dân số cao; bên cạnh đó là nguy cơ xâm nhập dịch bệnh do tình
trạng nhập cảnh trái phép. Năm 2021, tiêm chủng vaccine đang được triển khai rất
khẩn trương nhưng cuộc chiến chống đại dịch chưa có điểm kết thúc, nhiều chủng
mới nguy hiểm hơn của vi rút đã xuất hiện, nguy cơ dịch bệnh vẫn luôn thường
trực. Do đó, Bộ Y tế kiến nghị, tiếp tục kiên định 5 nguyên tắc phòng chống dịch
đã đề ra từ đầu và xuyên suốt các giai đoạn là “Ngăn chặn-Phát hiện-Cách lyKhoanh vùng và Dập dịch” theo phương châm 4 tại chỗ; chú trọng vai trị của
chính quyền địa phương và phát huy bài học huy động sức dân hoạt động hiệu quả
của các tổ COVID-19 dựa vào cộng đồng. Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ người nhập
cảnh nhằm ngăn chặn nguồn bệnh xâm nhập từ bên ngồi…
Về tình hình kinh tế xã hội đã được đảng ta triển khai thực hiện Nghị quyết số
01/NQ-CP của Chính phủ, Chính phủ khẳng định: Kinh tế-xã hội tháng 4 và 4
tháng đầu năm 2021 tiếp tục phục hồi và đạt được những kết quả tích cực. Kinh tế

vĩ mơ ổn định. Chỉ số giá tiêu dùng 4 tháng tăng 0,89%, mức thấp nhất kể từ năm
2016. Các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Thu ngân sách nhà
nước 4 tháng đạt 40,5% dự toán năm, tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2020; đã gia
hạn thời hạn nộp thuế đối với khoảng 24.000 tỷ đồng theo Nghị định số
52/2021/NĐ-CP; đã bố trí 12.100 tỷ đồng tiết kiệm chi thường xuyên năm 2020
chuyển sang năm 2021 để mua vaccine. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 4 tháng
ước tăng 29,5% so với cùng kỳ năm trước; tiếp tục duy trì xuất siêu, đạt 1,29 tỷ
8


USD. Chỉ số sản xuất tồn ngành cơng nghiệp (IIP) tháng 4 tăng 24,1%, tính chung
4 tháng, ước tăng 10% so với cùng kỳ năm 2020, trong đó ngành chế biến, chế tạo
tăng 12,7%, cao hơn cùng kỳ năm trước (tăng 9,7%). Sản xuất nông nghiệp phát
triển ổn định. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, mơi trường tiếp tục được quan tâm chỉ
đạo. Quốc phòng, an ninh được giữ vững. Các hoạt động đối ngoại và hội nhập
quốc tế được triển khai hiệu quả.
Bên cạnh đó, tháng 3 là tháng cuối cùng của Quý I, là tháng phải tập trung và tích
cực, chủ động triển khai các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra để thúc đẩy sản xuất,
tăng trưởng kinh tế, đặt mục tiêu hoàn thành ở mức cao nhất các nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội của Quý I và của cả năm.
An sinh xã hội trên địa bàn cả nước tiếp tục được quan tâm và thực hiện tốt, nhất là
việc chăm lo các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Không có hộ
cận nghèo theo chuẩn nghèo của cả nước năm 2020; thu nhập bình quân đầu người
hơn 7 triệu đồng/ người/ tháng, cao nhất cả nước.
Đẩy mạnh đa dạng hóa thị trường xuất nhập khẩu trên cơ sở tiếp tục theo dõi sát
diễn biến dịch bệnh COVID-19 tại các thị trường đối tác; rà soát, xác định các
chủng loại hàng hóa mà các nước đang có nhu cầu nhập khẩu; tận dụng cơ hội để
thúc đẩy cơ cấu lại thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, giảm dần sự phụ thuộc vào
một thị trường. Chủ động nghiên cứu các thay đổi chính sách thương mại của các
đối tác lớn và có tác động tới hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam.

Đẩy mạnh thu hút hiệu quả, có chọn lọc đầu tư nước ngồi. Chủ động rà sốt kỹ
hoạt động mua bán, sáp nhập nhất là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong các
lĩnh vực mang tính cốt lõi, chiến lược, có tác động lớn đến kinh tế, xã hội để vừa
bảo đảm điều kiện thuận lợi cho thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vừa chủ động bảo
vệ các doanh nghiệp trong nước, tránh tình trạng đầu tư để tránh thuế, ảnh hưởng
đến uy tín của hàng hóa Việt Nam.
Bên cạnh những kết quả mà Đảng và nhân dân ta đã đạt được trong thời gian qua
thì cho đến ngày 26/5/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số
779/QĐ-TTg thành lập Quỹ vắc-xin phòng Covid-19 Việt Nam để tiếp nhận, quản
lý, sử dụng các nguồn tài trợ, hỗ trợ, đóng tự nguyện bằng tiền, vắc-xin của các tổ
chức, cá nhân trong nước và ngoài nước và các nguồn vốn hợp pháp khác cho hoạt
động mua, nhập khẩu vắc-xin, nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trong nước và sử dụng
vắc-xin phòng Covid-19 cho người dân.

9


Từ khi dịch bệnh xuất hiện trong nước đến nay, với sự chỉ đạo quyết liệt của
Đảng, Nhà nước, các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, sự vào cuộc của cả hệ
thống chính trị và sự hưởng ứng, đồng tình của tồn thể Nhân dân với phương
châm “mình vì mọi người, mọi người vì mình”, nước ta đã đạt được nhiều kết quả
tích cực trong phịng, chống dịch, được cộng đồng quốc tế ghi nhận là điểm sáng
về thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội”.
Tuy nhiên, các biện pháp phịng, chống dịch hiện đang triển khai khơng thể dập tắt
dịch bệnh, để thắng lợi trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19, vaccine là
vũ khí lợi hại nhất, là giải pháp lâu dài mang tính chiến lược. Do đó, Chính phủ đã
nỗ lực gỡ bỏ mọi khó khăn, cơ chế, sử dụng tổng hợp các nguồn lực để có vaccine
miễn phí cho người dân, hàng trăm cuộc trao đổi, làm việc, đàm phán với các tổ
chức, nhà sản xuất vaccine được bền bỉ thực hiện liên tục từ giữa năm 2020 đến
nay đã giúp nước ta có được 130 triệu liều vaccine trong năm 2021 và Bộ Y tế

đang tiếp tục cố gắng nhằm mục tiêu tạo miễn dịch cộng đồng.
Để tiếp tục việc thực hiện “Nhiệm vụ kép” có được hiệu quả như thời gian vừa
qua thì Đảng ta cùng với nhân dân ta phải tiếp tục nêu cao ý thức và trách nhiệm
trong phòng, chống dịch, tuyệt đối khơng bao che, nể nang; xử lý nghiêm, khơng
có ngoại lệ đối với các trường hợp vi phạm gây lây nhiễm dịch bệnh; các hành vi
nhập cảnh trái phép, không tuân thủ quy định về cách ly y tế có thể bị xem xét xử
lý hình sự tùy theo mức độ vi phạm. Thực hiện nghiêm cách ly y tế, nhất là đối với
người nhập cảnh. Cùng với đó, tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các quy định, quy chế
về phòng chống dịch và xử lý hậu quả cũng như bảo đảm phát triển kinh tế. Đạt
được những thành tích nổi bật trong việc phịng chống dịch đi đơi với việc phát
triển kinh tế như trên là nhờ sự triển khai chỉ đạo sâu sát, khẩn trương, kịp thời
theo tình hình thực tế của tập thể lãnh đạo Sở, cùng với đó, là sự nỗ lực đồn kết
của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Ngành, sự chủ động của các
phịng, đơn vị, địa phương trong nắm tình hình nhanh, tham mưu và triển khai kịp
thời, chủ động các kế hoạch, các phương án theo kế hoạch nên các cơng tác phịng,
chống dịch trên lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đạt được những kết quả
nhất định. - xã hội.
2. Liên hệ bản thân
Riêng với cá nhân e là một sinh viên của trường Đại học cong nghệ GTVT thì e
nhận thấy bản thân mình phải ln có ý thức và trách nhiệm với trước hết là chính
bản thân của mình và sau đó là có trách nhiệm với xã hội và cuộc sống xung quanh
ta và nhất là trong thời kì dịch bệnh COVID-19 đang có diễn biến phức tạp như
hiện nay. Là một sinh viên bản thân em cũng thực hiện được “Nhiệm vụ kép” một
10


cách tốt nhất theo cách của chính em, trước hết bản thân em thực hiện tốt các biện
pháp phòng chống dịch mà quy định của bộ y tế đã đề ra với khẩu hiệu 5K “Khẩu
trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tụ tập và khai báo y tế” và bên cạnh đó hiện
tại e cũng đang là một sinh viên vẫn đang trên ghế nhà trường chưa thể làm gì góp

sức vào việc phát triển kinh tế- xã hội của đất nước nhưng e vẫn đang cố gắng học
tập và rèn luyện bản thân mình một cách lành mạnh và có trách nhiệm với cuộc
sống của chính mình hơn cũng như mọi điều xung quanh cuộc sống của em hơn để
có thể sau này bản thân em sẽ làm được điều có ích hơn.

III. Kết luận
Qua những gì Đảng và nhân dân nước Việt Nam ta đã đạt được trong cả thời kì
chiến tranh với chủ trương “Kháng chiến kiến quốc” và thời kì khi đất nước ta đã
hịa bình khơng cịn chiến tranh nhưng tình hình dịch bệnh COVID-19 làm ảnh
hưởng đến kinh tế - xã hội cũng như sức khỏe của con người thì Đảng ta cũng đã
thực hiện rất tốt “Nhiệm vụ kép” nhằm giúp nước ta bên cạnh việc phịng, chống
dịch được thực hiện tốt thì nước ta vẫn đảm bảo việc kinh tế- xã hội được phát
triển bình thường thì có thể thấy được khơng chỉ trong thời kì trước đây Đảng ta đã
làm tốt nhiệm của của mình mà trong thời kì hiện tại thì Đảng ta vẫn ln thực
hiện tốt nhiệm vụ của một nhà lãnh đạo vì cuộc sống tốt đẹp của nhân dân cũng
như của đất nước ta.

11



×