TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TÁC NHÂN GÂY VIÊM NHIỄM VÀ CÁC
YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH
DỤC NỮ TẠI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA
MINH KHAI Ở QUẬN 3
Ngành Công nghệ Sinh học
Mã ngành: 7420201
Lê Kim Thanh Ngân (S143317)
Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Nguyễn Thị Trúc Anh
Khoa Điều dưỡng – Kỹ thuật Y học
Trường Đại học Y dược
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KHẢO SÁT TÁC NHÂN GÂY VIÊM NHIỄM VÀ CÁC
YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH
DỤC NỮ TẠI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA
MINH KHAI Ở QUẬN 3
Ngành Công nghệ Sinh học
Mã ngành: 7420201
Lê Kim Thanh Ngân
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Trúc Anh
Khóa luận được chấp thuận bởi Hội đồng chấm Khóa luận tốt nghiệp gồm:
PGS.TS. Ngô Thị Xuyên
– Chủ tịch Hội đồng
TS. Võ Thị Xuyến
– Ủy viên thư ký
TS. Trương Thế Quang
– Ủy viên
Khóa luận được bảo vệ tại
Hội đồng chấm Khóa luận Tốt nghiệp Trường Đại học Văn Lang
Ngày 12 tháng 06 năm 2018
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, nhờ có sự hỗ trợ, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi từ nhà
trường, cơ sở thực hiện đề tài, các thầy cơ giáo, gia đình và bạn bè. Với sự trân trọng, chân
thành, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn đến tất cả các cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện
giúp đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ba mẹ, anh trai và những người thân trong gia đình đã
hết lịng ủng hộ, động viên tơi trong suốt q trình học tập và là động lực giúp tơi vượt qua
khó khăn để đạt được kết quả và hồn thành báo cáo tốt nghiệp.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ThS. Nguyễn Thị Trúc Anh người đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc phòng khám đa khoa Minh Khai đã tạo điều kiện
đế tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp. Cảm ơn CN. Nguyễn Hưng Long và các anh chị tại phịng
khám đã tận tình hỗ trợ, ln nhắc nhở, sửa chửa sai sót và ln động viên, khuyến khích,
quan tâm tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn các chị em phụ
nữ đến khám đã nhiệt tình tham gia và cung cấp các thông tin đầy đủ cho nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô, anh chị Khoa Môi trường và Công nghệ Sinh học
và các Thầy Cô ngành Công nghệ Sinh học đã truyền dạy những kiến thức chuyên ngành
quý giá cho tôi trong suốt bốn năm học. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Trần Thị
Minh người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và giới thiệu tơi chỗ thực tập.
Tơi xin kính chúc q Thầy Cô Khoa Môi trường và Công nghệ Sinh học, ThS. Nguyễn
Thị Trúc Anh, ThS. Trần Thị Minh, CN. Nguyễn Hưng Long và các anh chị tại phòng
khám đa khoa Minh Khai quận 3 sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG ..........................................................................................................i
DANH SÁCH HÌNH ..........................................................................................................ii
KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... iii
Chương 1 ............................................................................................................................. 1
GIỚI THIỆU CHUNG ...................................................................................................... 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................... 1
1.2 MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU NGHIÊN CỨU ...................................................................... 1
1.2.1 Mục đích ................................................................................................................. 1
1.2.2 Yêu cầu ................................................................................................................... 2
Chương 2 ............................................................................................................................. 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ....................................................................... 3
2.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 3
2.1.1 Ngoài nước ............................................................................................................. 3
2.1.2 Trong nước ............................................................................................................. 4
2.2 TỐNG QUAN VỀ VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC DƯỚI ................................. 5
2.2.1 Định nghĩa .............................................................................................................. 5
2.2.2 Giải phẩu bộ phận sinh dục nữ ............................................................................... 6
2.2.3 Đặc điểm sinh lý âm đạo bình thường .................................................................... 6
2.2.4 Nguyên nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục ...................................................... 8
2.2.5 Triệu chứng khi bị viêm nhiễm đường sinh dục .................................................... 9
2.3 TÁC NHÂN GÂY VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC THƯỜNG GẶP ................. 9
2.3.1 Viêm âm hộ - âm đạo do Nấm Candida spp .......................................................... 9
2.3.2 Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis .............................................................. 12
2.3.3 Viêm âm đạo do vi khuẩn (Bacterial vaginosis) .................................................. 15
2.3.4 Viêm cổ tử cung ................................................................................................... 17
2.4. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC ......... 18
2.4.1 Tuổi ....................................................................................................................... 18
2.4.2 Nghề nghiệp .......................................................................................................... 19
2.4.3 Nguồn nước và vệ sinh cá nhân............................................................................ 20
2.4.4 Số lần sanh, biện pháp tránh thai và tiền sử dùng thuốc ...................................... 20
2.5 CÁCH ĐỀ PHÒNG VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC ........................................ 21
Chương 3 ........................................................................................................................... 23
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 23
3.1 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .................................... 23
3.2 DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT NGHIÊN CỨU ............................................................. 23
3.3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................... 23
3.3.1 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 23
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 23
Chương 4 ........................................................................................................................... 26
KẾT QUẢ - THẢO LUẬN .............................................................................................. 26
4.1 TỶ LỆ VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC ............................................................. 26
4.2 CÁC TÁC NHÂN GÂY VIÊM NHIỄM ..................................................................... 27
4.3 MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIÊM NHIỄM
ĐƯỜNG SINH DỤC DƯỚI .............................................................................................. 29
4.3.1 Mức độ ảnh hưởng của yếu tố độ tuổi .................................................................. 29
4.3.2 Mức độ ảnh hưởng của yếu tố nghề nghiệp ......................................................... 30
4.3.3 Mức độ ảnh hưởng của yếu tố nguồn nước .......................................................... 31
4.3.4 Mức độ ảnh hưởng của yếu tố biện pháp tránh thai ............................................. 32
4.3.5 Mức độ ảnh hưởng của yếu tố số lần sanh con .................................................... 32
4.3.6 Mức độ ảnh hưởng của yếu tố biện pháp vệ sinh vùng kín .................................. 34
4.3.7 Mức độ ảnh hưởng của yếu tố giữ vệ sinh khi hành kinh .................................... 35
Chương 5 ........................................................................................................................... 36
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ............................................................................................. 36
5.1 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 36
5.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................................. 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 38
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1 Sự thay đổi pH âm đạo ................................................................................................ 7
Bảng 2.2 Tỷ lệ vi khuẩn có trong âm đạo .................................................................................. 7
Bảng 4.1 Tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục ............................................................................ 26
Bảng 4.2 Tỷ lệ các tác nhân gây viêm nhiễm .......................................................................... 27
Bảng 4.3 Mối liên quan giữa yếu tố độ tuổi và VNĐSDD .................................................... 29
Bảng 4.4 Mối liên quan giữa yếu tố nghề nghiệp và VNĐSDD ........................................... 30
Bảng 4.5 Mối liên quan giữa yếu tố nguồn nước và VNĐSDD ........................................... 31
Bảng 4.6 Mối liên quan giữa yếu tố biện pháp tránh thai và VNĐSDD ............................. 32
Bảng 4.7 Mối liên quan giữa số lần sanh con và VNĐSDD ................................................. 33
Bảng 4.8 Mối liên quan giữa yếu tố biện pháp vệ sinh và VNĐSDD ................................. 34
Bảng 4.9 Mối liên quan giữa giữ vệ sinh khi hành khi và VNĐSDD .................................. 35
i
DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Cấu tạo đường sinh dục dưới ...................................................................................... 6
Hình 2.2 Hình dạng nấm men Candida ..................................................................................... 9
Hình 2.3 Cấu trúc của Trichomonas vaginalis ........................................................................ 13
Hình 4.1 Tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục ......................................................................26
Hình 4.2 Tế bào Clue cells sau khi nhuộm Gram ..............................................................27
Hình 4.3 Tế bào âm đạo bị nhiễm nấm Candida ...............................................................28
Hình 4.4 Tỷ lệ các tác nhân gây viêm nhiễm.....................................................................28
Hình 4.5 Mức độ ảnh hưởng của độ tuổi đến viêm nhiễm đường sinh dục ......................29
Hình 4.6 Mức độ ảnh hưởng của yếu tố nghề nghiệp đến viêm nhiễm .............................30
Hình 4.7 Mức độ ảnh hưởng của nguồn nước đến viêm nhiễm ........................................31
Hình 4.8 Mức độ ảnh hưởng của biện pháp tránh thai đến viêm nhiễm............................32
Hình 4.9 Mức độ ảnh hưởng của số lần sanh đến viêm nhiễm ..........................................33
Hình 4.10 Mức độ ảnh hưởng của biện pháp vệ sinh đến viêm nhiễm ......................................... 34
Hình 4.11 Mức độ ảnh hưởng của giữ vệ sinh khi hành kinh đến viêm nhiễm ............................ 35
ii
KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
VNĐSDD
Viêm nhiễm đường sinh dục dưới
CTC
Cổ tử cung
LTQĐTD
Lây truyền qua đường tình dục
WHO
World Health Organization
iii
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm nhiễm đường sinh dục dưới (VNĐSDD) là một trong những bệnh phụ khoa hay gặp
ở phụ nữ, đặc biệt ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Theo WHO, hàng năm có 330390 triệu phụ nữ mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới. Trung bình mỗi ngày có
khoảng 1 triệu phụ nữ bị mắc bệnh (Nguyễn Duy Ánh, 2010). Trong các bệnh viêm nhiễm
đường sinh dục dưới ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản thì 90% các trường hợp viêm âm đạo
là do 3 tác nhân chính: nấm Candida, trùng roi Trichomonas vaginalis và nhiễm khuẩn âm
đạo. Ước tính trên thế giới có khoảng 180 triệu phụ nữ mắc Trichomonas vaginalis từ 10%
đến 50% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và 20% phụ nữ mang thai bị nhiễm khuẩn âm đạo
trong đó 25% đến 50% có thể khơng có triệu chứng (Hoàng Thị tuyền, 2016).
Ở Việt Nam trong những năm gần đây, viêm nhiễm đường sinh dục dưới chiếm tỷ lệ khá
cao, chiếm 25% -78,4% tùy theo vùng miền (Nguyễn Duy Ánh, 2010). Trong đó khoảng
75% phụ nữ có ít nhất một lần trong đời nhiễm nấm âm đạo trong khi gần 50% có ít nhất
hai lần. Khoảng 5% phụ nữ có nhiều hơn ba lần nhiễm nấm trong một năm. Nó là nguyên
nhân phổ biến thứ hai của viêm âm đạo, chỉ sau nhiễm khuẩn âm đạo. Chủng nấm gây bệnh
chủ yếu là Candida albicans chiếm 85-90%, các chủng nấm khác ít gặp hơn như:
C.glabrata, C.krusei và C.tropcalis (Phạm Bá Nha, 2012).
Viêm âm hộ, âm đạo do vi nấm hay xảy ra ở phụ nữ mang thai, bị đái tháo đường, dùng
kháng sinh lâu ngày, hàm lượng estrogen thấp, vệ sinh không sạch hoặc không đúng cách,...
Triệu chứng điển hình là khí hư nhiều, có màu trắng lỗng hoặc đục giống váng sữa, ngứa
rát vùng kín, viêm đỏ âm hộ, đau khi giao hợp. Bệnh hay tái phát làm cho việc điều trị kéo
dài và tốn kém. Nếu bệnh tái phát nhiều lần, không điều trị đúng và kịp thời bệnh sẽ tiến
triển nặng và có thể gây nhiều biến chứng như: Viêm tử cung, ống dẫn trứng, viêm buồng
trứng, chửa ngồi tử cung, có thể dẫn đến vơ sinh… Đối với phụ nữ có thai có thể gây sảy
thai, sanh non, ối vỡ non, sau khi sanh có thể nhiễm trùng hậu sản.
Do vậy, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát tác nhân gây viêm nhiễm và các yếu
tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục nữ tại phòng khám đa khoa Minh Khai ở
quận 3” nhằm đưa ra số liệu cụ thể về tình hình viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ đến
khám tại phịng khám đa khoa Minh Khai. Thơng qua đó, đề ra sự cảnh báo và nâng cao
mức độ phịng ngừa khả năng nhiễm cho phụ nữ.
1.2 MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục đích
Khảo sát tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục ở phụ nữ đến khám và các yếu tố liên quan đến
bệnh.
1
1.2.2 Yêu cầu
Xác định tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục trên những phụ nữ được chẩn đoán lâm sàng tại
phòng khám đa khoa Minh Khai ở quận 3.
Xác định các yếu tố liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục trên những phụ nữ tới khám
phụ khoa tại phòng khám đa khoa Minh Khai bằng phiếu khảo sát.
2
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
2.1.1 Ngồi nước
Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về tình hình viêm nhiễm đường sinh dục dưới.
VNĐSDD và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) là một vấn đề rất lớn đã
và đang được quan tâm. Tuy nhiên, nghiên cứu xác định tỷ lệ mắc của mỗi quốc gia về các
VNĐSDD thường ít được báo cáo mà phổ biến là các nghiên cứu ở một số vùng của một
quốc gia và các đối tượng nghiên cứu cũng khác nhau.
Nghiên cứu của Boselli trên 1.644 phụ nữ ở Ý, cho thấy tỷ lệ VNĐSDD khá cao, nấm âm
hộ-âm đạo chiếm tỷ lệ 51,3%, viêm âm đạo do vi khuẩn là 19,9%, do Trichomonas
vaginalis là 6,7% (Boseli, 2004).
Nghiên cứu của Aggarwal và cộng sự trên 2.325 phụ nữ có chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại
vùng nơng thơn Harryana, viêm âm đạo là 32%, viêm cổ tử cung là 21%, bệnh lý viêm
khung chậu là 19%, xét nghiệm dịch âm đạo có 48% viêm âm đạo do vi khuẩn, 9% do
trùng roi âm đạo và 0,8% do nấm C.albicans ( Aggarwal và cộng sự, 2004).
Nghiên cứu của Ostrosky – Zeichner ở 12 đơn vị hồi sức cấp cứu tại Mỹ và Brazil thấy tỷ
lệ nhiễm nấm xâm nhập do Candida là 3,3% (88/2890 bệnh nhân). Việc nhiễm nấm
Candida có liên quan mật thiết đến các yếu tố nguy cơ nhiễm khuẩn do nấm như: dùng
kháng sinh phổ rộng, thời gian nằm hồi sức cấp cứu, đặt ven tĩnh mạch trung tâm, nội khí
quản….và đưa ra được một quy luật về khả năng nhiễm trùng do nấm Candida nếu kèm
các yếu tố nguy cơ này (Ostrosky – Zeichner, 2007).
Nghiên cứu của Oliveira và cộng sự ở phụ nữ trong độ tuổi từ 12-49 tại vùng nơng thơn
phía Bắc Brazil cũng cho thấy tỷ lệ hiện mắc Trichomoniasis là 4,1%, Gonorrhoeae là
1,2%. Tỷ lệ viêm âm đạo do vi khuẩn và do nấm Candida lần lượt là 20% và 12,5%, các
tác giả nhận thấy, nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục phổ biến trên phụ nữ sống
ở nơng thơn (Oliveira và cộng sự , 2007).
Nghiên cứu của Zhang và cộng sự ở Trung Quốc tại tỉnh An Huy trên 53.652 phụ nữ có
chồng cho thấy, tỷ lệ mắc VNĐSDD là 58,1%, viêm âm đạo do vi khuẩn và do
Trichomonas vaginalis với tỷ lệ lần lượt là 12,0% và 4,5%. Có đến 20,4% mắc một lúc 2
bệnh VNĐSDD và 8,8% mắc ít nhất 3 bệnh VNĐSDD (Zhang và cộng sự, 2009).
Nghiên cứu của Ahmadnia và cộng sự trên 4.274 phụ nữ đã có chồng sống tại khu vực
thành thị và nông thôn Zanjan ở Iran, cho thấy tỷ lệ VNĐSDD là 20,1%, trong đó viêm
nhiễm do vi khuẩn là 8,5%, do Trichomonas vaginalis là 1,4% (Ahmadnia và cộng sự,
2016).
3
2.1.2 Trong nước
Hiện nay tại Việt Nam, VNĐSDD là một trong những bệnh rất hay gặp ở phụ nữ và là bệnh
phụ khoa thường gặp nhất ở độ tuổi hoạt động tình dục. Các bệnh VNĐSDD là một vấn đề
đang rất được quan tâm trong cơng tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Nghiên cứu của Bùi Thị Thu Hà ở 380 phụ nữ từ 18- 49 tuổi ở nội thành Hà Nội cũng nhận
thấy tỷ lệ mắc VNĐSDD rất cao 62,1%, trong đó viêm âm đạo do vi khuẩn chiếm chủ yếu
50,0%, do C.trachomatis là 45,8%, nấm C.albicans là 31,8% và thấp nhất là T.vaginalis là
3,8% (Bùi Thị Thu Hà, 2007).
Nghiên cứu của Trần Thị Đức và Cao Ngọc Thành trên 768 phụ nữ từ 15-49 tuổi tại một
số xã tại huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cũng cho thấy tỷ lệ VNĐSDD dưới khá cao,
chiếm 47,9% (Trần Thị Đức và Cao Ngọc Thành, 2006).
Nghiên cứu của Vũ Bá Hoè trên 800 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tại huyện Vĩnh Bảo, Hải
Phòng cho thấy tỷ lệ mắc bệnh VNĐSDD là 62,9%, VNĐSDD có viêm âm đạo là nhiều
nhất, chiếm 90,8%; viêm CTC chiếm 88,9%, do tạp khuẩn chiếm 42,0%, nấm chiếm 7,4
và trùng roi chiếm 4% (Vũ Bá Hoè, 2008).
Nghiên cứu của Trần Thị Lợi, Nguyễn Quốc Vĩ trên 408 phụ nữ tới khám tại Bệnh viện
Đa khoa Trung Ương Cần Thơ, cho thấy tỷ lệ viêm âm đạo do 3 tác nhân là 34,1%, trong
đó nhiễm khuẩn âm đạo là 25,7%, viêm âm đạo do nấm Candida là 10% và viêm âm đạo
do Trichomonas vaginalis là 2,7% (Trần Thị Lợi, Nguyễn Quốc Vĩ, 2008).
Nghiên cứu của Lê Hoài Chương trên 960 phụ nữ từ 18 – 49 đến khám tại Bệnh viện Phụ
sản Trung ương cho thấy tỷ lệ viêm âm đạo chiếm 66,6%, viêm âm đạo kết hợp cổ tử cung
chiếm 33,8%, trong đó tỷ lệ nhiệm nấm chiếm 35,3%, nhiễm Gardnerella chiếm 15,9%
(Lê Hoài Chương, 2011).
Nghiên cứu của Nguyễn Duy Ánh trên 1176 phụ nữ từ 18-49 tuổi đã có chồng tại Hà Nội
cho thấy tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục là 78,4%, trong đó nhiễm khuẩn âm đạo chiếm
tỷ lệ cao nhất 47,1%, do nấm Candida chiếm 30,7%, do Chlamydia trachomatis chiếm
22,1%, thấp nhất là Trichomonas vaginalis 2,5% (Nguyễn Duy Ánh, 2010).
Nghiên cứu của Lê Thị Oanh tại 5 tỉnh trong cả nước cho kết quả: Ở nội thành Hà Nội có
41,5% bị VNĐSDD, trong đó do vi khuẩn 25,6%, do nấm 15,3%. Vùng ngoại thành Hà
Nội có tới 59,6% bị VNĐSDD, trong đó nhiễm nấm cao nhất 39,9%, do G.vaginalis 18,9%,
các vi khuẩn khác chiếm tỷ lệ thấp hơn, tỷ lệ nhiễm 2 căn ngun là 15,7%. Vùng ven biển
Thái Bình có 56,9% phụ nữ bị VNĐSDD, trong đó cao nhất là do nấm C.albicans 28,6%,
do G.vaginalis khá cao 26,8%, do vi khuẩn khác có tỷ lệ thấp hơn, do lậu cầu 0,3%, nhiễm
2 căn nguyên trở lên là 21,7%. Vùng chiêm trũng Hà Nam có 58,4% phụ nữ bị VNĐSDD,
trong đó cao nhất là do nấm C.albicans 38,7%, do G.vaginalis 18,7%, do vi khuẩn khác có
tỷ lệ thấp hơn. Vùng núi tỉnh Nghệ An, tỷ lệ phụ nữ mắc VNĐSDD rất cao, chiếm 64,1%,
cao nhất trong các vùng mà tác giả nghiên cứu, trong các tác nhân gây bệnh, cao nhất là do
nấm 32,31%, do G.vaginalis là 28,7%, do vi khuẩn khác có tỷ lệ thấp hơn. Vùng đồng bằng
tỉnh Hải Dương, có 52,0% phụ nữ bị VNĐSDD, trong đó cao nhất là do tụ cầu chiếm
19,0%, xếp sau là do nấm 14,7% (Lê Thị Oanh, 2011).
4
Nghiên cứu của Bùi Thị Hồng Thanh tại tỉnh Thái Bình cho thấy tỷ lệ mắc VNĐSDD là
32,8%, trong đó viêm âm đạo 24,5% (49/200), viêm cổ tử cung (CTC) 60,5%, viêm âm
đạo-CTC 15%. Tác nhân gây bệnh do vi khuẩn là 44%, do Candida albicans 28,5%,
nguyên nhân phối hợp do nấm và vi khuẩn là 27,5% (Bùi Thị Hồng Thanh, 2013).
Nghiên cứu của tác giả Nông Thị Thu Trang tại Thái Nguyên cho thấy, tỷ lệ VNĐSDD ở
phụ nữ nông thôn là 35,4%; căn nguyên hàng đầu là vi khuẩn (43,3%), tiếp theo là Candida
28,0% (Nông Thị Thu Trang, 2015).
Nghiên cứu của Vũ Đức Bình ở phụ nữ trong tuổi sinh đẻ tại huyện Tam Nông tỉnh Phú
Thọ cho thấy tỷ lệ nhiễm chủng Candida sp và T.vaginalis ở lứa tuổi 36-49 cao hơn lứa
tuổi 26-35 và 18-25, với các giá trị 35,86% so với 18,80% và 24,44% (Vũ Đức Bình, 2016).
Nghiên cứu của Bùi Đình Long tại hai công ty ở Nghệ An cho thấy VNĐSDD do vi khuẩn
chiếm tỷ lệ cao nhất (29,6%), sau đó là do nấm Candida (16,6%), trùng roi (0,4%).Tỷ lệ
nhiễm đồng thời hai tác nhân trở lên rất thấp dưới 2,4% (Bùi Đình Long, 2017).
2.2 TỐNG QUAN VỀ VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC DƯỚI
2.2.1 Định nghĩa
Tất cả các phần của bộ phận sinh dục đều có thể bị viêm nhiễm. Viêm sinh dục bao gồm
viêm nhiễm đường sinh dục dưới và viêm đường sinh dục trên nhưng thường gặp là viêm
nhiễm đường sinh dục dưới (Phạm Bá Nha, 2012:11).
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, viêm nhiễm đường sinh dục dưới là các viêm
nhiễm tại cơ quan sinh dục, bao gồm cả viêm nhiễm do bệnh lây truyền qua đường tình
dục (LTQĐTD) và viêm nhiễm khác khơng lây qua quan hệ tình dục (WHO, 2005).
Viêm nhiễm đường sinh dục dưới là tình trạng viêm nhiễm các bộ phận của cơ quan sinh
dục từ cổ tử cung trở xuống bao gồm: Viêm âm hộ, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung (Phạm
Bá Nha, 2012:11).
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, viêm nhiễm đường sinh dục dưới được phân loại như sau
(WHO, 2005).
- Theo cơ chế bệnh sinh, gồm ba loại: Nhiễm khuẩn nội sinh; nhiễm khuẩn do các can
thiệp y tế và các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục.
- Theo vị trí tổn thương gồm tổn thương ở âm hộ, âm đạo và cổ tử cung.
- Theo căn nguyên gây bệnh gồm do vi khuẩn, vi rút hoặc ký sinh trùng.
- Theo tế bào học bao gồm viêm cấp và viêm mạn.
5
2.2.2 Giải phẩu bộ phận sinh dục nữ
Âm hộ được cấu tạo gồm phần da ở ngoài và phần niêm mạc ở trong. Phía trong, hai bên
âm hộ có tuyến Bartholin và ở hai bên lỗ niệu đạo có tuyến Skene. Do đó, ngồi bệnh lý
của da, ở âm hộ cịn có bệnh lý của các tuyến và niêm mạc âm hộ, đặc biệt là các bệnh có
liên quan đến quan hệ tình dục (Phạm Bá Nha, 2012:10).
Âm đạo là một ống cơ đi từ cổ tử cung chạy chếch xuống dưới và ra trước tiền đình âm
đạo, thành sau dài khoảng 9 cm, thành trước dài khoảng 7,5 cm.
Âm đạo là nơi tiếp xúc trực tiếp khi quan hệ tình dục, là phần cuối của đường sinh sản và
là nơi dẫn kinh nguyệt từ buồng tử cung ra ngoài. Viêm nhiễm ở âm đạo có liên quan đến
sự thay đổi của môi trường âm đạo và các tổn thương do sinh đẻ hay các thủ thuật y tế khác
(Phạm Bá Nha, 2012:10).
Hình 2.1 Cấu tạo đường sinh dục dưới (Nguồn: Internet)
Cổ tử cung ngồi có cấu trúc biểu mơ lát tầng, bệnh lý giống như của âm đạo. Cổ tử cung
trong có cấu trúc biểu mơ tuyến, chịu ảnh hưởng của tình trạng nội tiết nên bệnh lý giống
như của nội mạc tử cung. Cổ tử cung (CTC) có hình chóp cụt gồm 2 phần: Phần trên âm
đạo và phần trong âm đạo. Phía trong cổ tử cung là nơi ẩn náu của vi khuẩn và là điểm xuất
phát của phần lớn các trường hợp viêm nhiễm sinh dục trên (Bùi Đình Long, 2017).
2.2.3 Đặc điểm sinh lý âm đạo bình thường
Bình thường dịch âm đạo màu trắng, hơi quánh, gồm các tế bào âm đạo bong ra, chất tiết
từ tuyến vùng tiền đình, tuyến Skene, tuyến Bartholin và dịch thấm từ âm đạo, dịch nhầy
ở cổ tử cung. Trong dịch âm đạo có một số loại vi khuẩn, đặc biệt là trực khuẩn Doderlein
(Lactobacilli), ngồi ra có thế thấy các vi khuẩn khác. Dịch tiết sinh lý không có mùi,
khơng gây kích thích, ngứa, đau, rát khi giao hợp, tăng trong giai đoạn phóng nỗn và
quanh thời gian kinh nguyệt, khơng có bạch cầu đa nhân và khơng cần điều trị. Khi viêm
nhiễm, dịch tiết ra nhiều làm người phụ nữ khó chịu, đó là khí hư.
6
Niêm mạc âm đạo có khả năng tự bảo vệ để chống lại nhiễm trùng do mơi trường âm đạo
có tính acid, pH âm đạo được duy trì nhờ trực khuẩn Doderlein kỵ khí có sẵn trong âm
đạo. Trực khuẩn Doderlein sử dụng glycogen từ tế bào biểu mô của âm đạo để sinh ra acid
lactic khiến môi trường âm đạo có tính acid.
Ngay từ khi sinh ra, tế bào âm đạo của bé gái đã có nhiều glycogen do có estrogen từ mẹ
truyền sang nên pH mơi trường âm đạo thấp, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, pH âm đạo
tăng lên 6 – 8 do estrogen mất đi. Khi dậy thì, do buồng trứng tăng chế tiết estrogen nên
lượng acid lactic của âm đạo lại tăng cao. Cho đến thời kỳ mãn kinh, lượng estrogen giảm
dần, tế bào biểu mô âm đạo mất dần glycogen, pH của môi trườn âm đạo giống như trước
tuổi dậy thì. Khi độ pH của âm đạo thay đổi hoặc trong điều kiện thuận lợi, các vi sinh vật
thường có trong âm đạo sẽ trở thành tác nhân gây bệnh (Phạm Bá Nha, 2012:8).
Bảng 2.1 Sự thay đổi pH âm đạo
pH âm đạo bình thường và sự thay đổi pH
pH âm đạo
Trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở tuổi hoạt
động tình dục
Tuổi vị thành niên và sau mãn kinh
Thai nghén bình thường
Viêm âm đạo do:
Vi khuẩn (Gardenella vaginalis)
Trùng roi (Trichomonas vaginalis)
Nấm (Candida albicans)
3,5
7
5,5
> 4,5
6–7
<4–5
Nguồn: Phạm Bá Nha, 2012.
Hệ vi sinh vật ở âm đạo rất phong phú, trong đó trực khuẩn Doderlein chiếm khoảng 50 88%. Trực khuẩn Doderlein có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh
khác qua sự duy trì tính acid của mơi trường âm đạo. Ở phụ nữ bình thường, hệ vi sinh vật
có trong âm đạo ở trạng thái cân bằng động. Khi sự cân bằng này mất đi vì một lý do nào
đó sẽ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm âm đạo (Phạm Bá Nha, 2012:9).
Bảng 2.2 Tỷ lệ vi khuẩn có trong âm đạo
Tỷ lệ %
Vi khuẩn
Trực khuẩn gram dương ái khí :
- Lactobacilli
- Diptheroids
Cầu khuẩn gram dương ái khí :
- Streptococci nhóm D
- Streptococci nhóm B
- Staphylococcus epidermidos
- Staphylococcus aureus
Trực khuẩn gram âm ái khí :
- Escherechia coli
- Klebsiella pneumoniae
- Proteus mirabilis
50 – 88
31 – 76
34
2 – 22
41 – 94
5
9 – 28
4
4
7
Trực khuẩn gram dương kỵ khí :
- Clostridoum sp
- Lactobacillus sp
- Eubacterium sp
Cầu khuẩn gram đương kỵ khí :
Peptococus species
Peptostreptococcus species
Fusobacterium species
Trực khuẩn gram âm kỵ khí :
Veillonella sp
1 – 18
10 – 45
7 – 36
30 – 64
20 – 45
7 – 23
10 – 15
Nguồn: Phạm Bá Nha, 2012.
2.2.4 Nguyên nhân gây viêm nhiễm đường sinh dục
Viêm nhiễm đường sinh dục nữ thường gặp ở những phụ nữ đang trong độ tuổi hoạt động
tình dục và với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh dục cao. Nguyên
nhân gây nên các căn bệnh này rất phong phú, đa dạng, cả nguyên nhân chủ quan và nguyên
nhân khách quan. Dưới đây là những nguyên nhân gây viêm nhiễm (Bùi Đình Long, 2017).
Khơng vệ sinh: Khơng vệ sinh bộ phận sinh dục hằng ngày, không chú ý vệ sinh trước và
sau khi quan hệ tình dục, trong chu kỳ kinh nguyệt, lười vệ sinh trong đời sống hằng ngày
dẫn đến rất dễ bị viêm nhiễm.
Vệ sinh không đúng cách: Vệ sinh khơng đúng cách cũng có thể làm cho vi khuẩn xâm
nhập gây viêm nhiễm hoặc đôi khi vệ sinh sạch quá cũng có thể gây viêm nhiễm đó là dùng
xà phòng và các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín, thụt rửa vùng kín khiến vùng kín
bị tổn thương, mất cân bằng pH âm đạo.
Thói quen chọn và mặc quần lót: Mặc quần lót chật, làm bằng chất liệu khơng thống mát,
nhiều nilon, nhiều dây,... khiến trong q trình mặc vi khuẩn từ hậu mơn dễ di chuyển vào
vùng kín.
Trong những ngày hành kinh, khơng chú ý thay băng vệ sinh mà để quá lâu, tạo môi trường
thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và gây viêm nhiễm, ngứa ngáy.
Kinh nguyệt kéo dài quá lâu tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn đến viêm
nhiễm.
Quan hệ tình dục khơng an tồn dẫn đến lây nhiễm. Đây là con đường lây nhiễm rất phổ
biến. Việc quan hệ tình dục khơng an tồn sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn từ cơ quan
sinh dục nam sang cơ quan sinh dục nữ.
Sức đề kháng của cơ thể giảm có thể do tuổi, do bệnh tật, do thiếu chất dinh dưỡng.
Do các thủ thuật y tế: Biến chứng sau sảy thai, sanh, nạo hút phá thai, đặt vòng tránh thai,
thủ thuật ở cổ tử cung khơng an tồn, khơng đảm bảo dụng cụ được vơ trùng, tiệt trùng tốt.
Mất cân bằng nội tiết tố: Rối loạn nội tiết tố nữ, phụ nữ mang thai, mãn kinh, tiền mãn kinh
hay chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng cũng ảnh hưởng rất lớn khiến vùng kín bị viêm nhiễm.
8
Ở gia đoạn mãn kinh, nội tiết tố trong cơ thể sẽ bị giảm, giảm sức đề kháng, dẫn đến thay
đổi môi trường âm đạo. Khi mất cân bằng nội tiết tố, môi trường âm đạo thay đổi, độ pH>
4,5 sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển mạnh hơn vi khuẩn có lợi, là nguyên
nhân gây viêm nhiễm.
2.2.5 Triệu chứng khi bị viêm nhiễm đường sinh dục
Âm đạo có tiết dịch bất thường (có khí hư, có máu, có mùi khó chịu,…).
Cơ quan sinh dục ngứa, rát, đau đỏ, có các nốt, vết loét.
Khi đi tiểu thấy đau, buốt.
Đau bụng dưới hoặc đau trong khi quan hệ.
Chảy máu bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi quan hệ.
2.3 TÁC NHÂN GÂY VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC THƯỜNG GẶP
2.3.1 Viêm âm hộ - âm đạo do Nấm Candida spp.
- Đặc điểm sinh học
Candida spp. là một loại nấm men sinh sản đơn bào nảy chồi hay cắt đôi hoặc trong một
số trường hợp, các chồi có thể kéo dài và dính vào nhau tạo thành những sợi nấm giả, thuộc
chi nấm men, tồn tại trong thiên nhiên, sống ký sinh ở người và sinh vật (Nguyễn Đinh Nga,
2012).
Hình dạng: Là vi nấm có nhân và vách tế bào nhưng khơng có diệp lục tố, hình trịn hoặc
hình bầu dục, khơng thể tự quang hợp được như cây xanh. Nhờ có hệ thống nấm men dồi
dào, do đó có thể lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể sinh vật khác (Nguyễn Đinh Nga, 2012).
a
b
Hình 2.2 Hình dạng nấm men Candida a) Nấm men b) Nấm sợi giả (Nguồn: Internet).
Kích thước dao động từ 3-10 µm, kích thước gấp 10 lần vi khuẩn, có khả năng thích nghi
với môi trường đường cao.
9
Trong mơ bị nhiễm có thể thấy sự chuyển đổi hình dạng tế bào của vi nấm rõ rệt từ tế bào
men sang dạng sợi.
Có hơn 300 lồi Candida spp. trong đó có một số lồi gây bệnh cơ hội ở người, sau đây là
một số loài gây bệnh thường gặp: Candida albicans, C.glabrata, C.guilliermondii,
C.tropicalis, C.krusei,…
- Cơ chế gây bệnh (Nguyễn Đinh Nga, 2012).
Candida spp. sống hoại sinh ở người và các động vật máu nóng, là mầm gây bệnh cho
người, gặp ở khắp nơi. Chúng sinh sống chủ yếu ở cơ quan tiêu hóa nhưng cũng được tìm
thấy dạng sống hoại sinh ở âm đạo, niệu đạo, trên da và dưới móng.
Bình thường Candida spp. sống hoại sinh ở niêm mạc ký chủ, vì vậy để gây được bệnh,
chúng bắt buộc phải vượt qua hàng rào bảo vệ của ký chủ.
Các lồi Candida tồn tại được trong mơi trường niêm mạc âm đạo, đầu tiên chúng phải
bám dính được vào tế bào biểu mơ niêm mạc. Sau đó, xâm nhập vào tế bào biểu mô âm
đạo nhờ men phân hủy protein đặc hiệu do nó tiết ra.
Đối với Candida albicans có khả năng kết dính vào mơ ký chủ mạnh hơn các lồi Candida
khác. Sự kết dính của vi nấm do sự kết hợp giữa các cơ chế chuyên biệt như sự tương tác
giữa receptor – ligand và không chuyên biệt như lực Van der Waals, lực tĩnh điện, đây
cũng là lý do vì sao nhiễm nấm Candida niêm mạc âm đạo chủ yếu do lồi C.albicans gây
ra.
Tình trạng lưỡng hình của vi nấm đóng vai trị như một yếu tố độc lực quan trọng: dạng
sợi của C.albicans là một giác quan tiếp xúc để vi nấm phát triển dọc theo các rãnh tế bào
và đi ngang qua các lỗ, giúp vi nấm xâm nhập ngang qua bề mặt của biểu mơ vào mơ.
Candida albicans là lồi thường gây bệnh cho người nhất, được ly trích từ nhiều nguồn
khác nhau như ở động vật có xương sống, nước ngọt, nước biển và đất. Vi nấm có thể
nhiễm bẩn thực phẩm, vật dụng, đặc biệt là những vật dụng tiếp xúc trực tiếp với người
như quần áo, giường, bàn chải răng.
Nấm men được phát hiện trong môi trường cấy thường thấp hơn ở những vị trí lâm sàng
thường gặp khác như ở phân và phết âm đạo.
- Phương pháp chẩn đoán (Phạm Bá Nha, 2012).
Bệnh phẩm cần được xét nghiệm ngay vì nếu để quá 24 giờ dù ở nhiệt độ thấp vi nấm vẫn
có thể phát triển mạnh làm sai lệch chẩn đốn.
+ Phát hiện bằng kính hiển vi:
Soi tươi tìm nấm: Nếu bệnh phẩm có nhiễm nấm men Candida, ngồi các tế bào
của mơ ký chủ, có thể thấy nhiều tế bào nấm men hình trịn hoặc bầu dục đôi khi nảy chồi
và sợi tơ nấm giả. Những sợi tơ nấm rất dễ bị đứt khúc thành những đoạn hình bầu dục.
10
Soi tươi với dung dịch KOH 5%: Có cơng dụng làm mềm và trong bệnh phẩm, căng
dãn tế bào, tan bớt các hạt dầu mỡ, chất nhầy.
Nhuộm Gram: Xác định nhiễm nấm khi thấy có từ 3-5 bào tử nấm ở dạng nảy chồi
trên 1 vi trường, bắt màu Gram dương. Phương pháp này dễ tiến hành, cho kết quả nhanh,
độ đặc hiệu là 99%.
+ Nuôi cấy: Dùng tăm bông lấy bệnh phẩm, nuôi cấy trong môi trường thạch Sabouraud
trong vài giờ và ủ ấm 2 ngày ở nhiệt độ 370C. Xác định nấm bằng nhuộm Gram. Phương
pháp này có độ nhạy là 67% và độ đặc hiệu là 66%.
+ Phát hiện kháng nguyên Candida:
Khi có Candida trong dịch tiết âm đạo, phức hợp kháng nguyên – kháng thể được tạo thành
dưới dạng những hạt ngưng kết có thể thấy được bằng mắt thường. Kỹ thuật này cho kết
quả nhanh nhưng đắt tiền, độ nhạy là 97% và độ đặc hiệu 61 – 82%.
+ Phát hiện ADN của nấm Candida:
Kỹ thuật này cho phép xét ngiệm đồng thời nấm, Trichomonas và Gardnerella trong dịch
tiết âm đạo. Có thể giữ bệnh phẩm ở nhiệt độ 40C trong 24 giờ. Kỹ thuật này có độ nhạy là
80% và độ đặc hiệu là 89%. Tuy độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhưng đắt tiền và cần có trang
thiết bị.
- Biểu hiện lâm sàng
Ngứa, đỏ âm hộ - âm đạo ở các mức độ khác nhau và bỏng rát vùng âm đạo.
Đau khi qua hệ tình dục, đau âm hộ, có thể tiểu khó và tiểu buốt, cảm giác nóng rát trong
âm đạo.
Khí hư trắng từng mảng đục như bột (gặp khoảng 69% số trường hợp), tăng nhiều lên trước
lúc hành kinh.
Âm hộ, âm đạo viêm đỏ, ở vùng môi lớn và mơi bé có khí hư trắng.
Niêm mạc âm đạo viêm đỏ, dễ nứt, chảy máu, có khí hư bột trắng như váng sữa bám vào.
Cổ tử cung có thể bình thường hoặc viêm đỏ, phù nề.
- Điều trị
Khi thấy những dấu hiệu ngứa ngáy và khí hư bất thường ra nhiều kèm theo những triệu
chứng khác của bệnh nên lập tức tới gặp bác sĩ phụ khoa để khám và kê đơn thuốc, uống
theo đúng sự chỉ định của bác sĩ. Nên đi ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh để
tránh để lâu ngày bệnh trở nên nặng, quá trình chữa lâu ngày hơn, phức tạp và cũng như
bệnh dễ tái phát cao hơn.
11
Viêm âm đạo do nấm điều trị tại chỗ là chủ yếu, điều trị cho người bệnh và đối tác liên
quan:
+ Bôi thuốc chống nấm tại chỗ: Da vùng âm hộ, dương vật,…
+ Vệ sinh tại chỗ và đồ lót của người bệnh và đối tác, vì đây là nguyên nhân làm cho tỷ
lệ tái nhiễm cao.
+ Tránh quan hệ tình dục trong thời gian điều trị để tránh lây lan và tái nhiễm, có thể
quan hệ có bảo vệ.
+ Đặt thuốc âm đạo
Điều trị cho người chồng: Bôi thuốc mỡ chống nấm ở dương vật và quanh bao quy đầu,
tránh quan hệ trong thời gian điều trị, có thể dùng các loại thuốc uống chống nấm. Điều trị
cho phụ nữ có thai: Thuốc có tác dụng tốt nhất là Nystatin, Butoconazole, Chlotrimazole
và Terconazole, dùng thuốc trong 7 ngày.
Trường hợp tái phát:
+ Tái nhiễm: Sau điều trị mà bị nhiễm lại, có thể là tái nhiễm hoặc vẫn cịn yếu tố thuận
lợi. Nên thay đổi yếu tố thuận lợi (viên tránh thai hoặc biện pháp tránh thai). Khi dùng
kháng sinh, Corticoid, thuốc ức chế miễn dịch hay bị tiểu đường cần chủ động dùng thuốc
chống nấm trong 3 ngày. Khi có thai, dùng thuốc mỗi tháng 1 lần cho đến khi sanh. Cần
tìm nấm đường tiêu hóa, nếu có cần điều trị triệt để ngay.
+ Tái phát thực sự: Bệnh bị mắc lại sau điều trị một thời gian ngắn, được coi là điều trị
chưa đủ. Cần dùng thuốc dài ngày hơn, dùng đường uống, bôi, đặt âm đạo và điều trị cho
đối tác.
2.3.2 Viêm âm đạo do Trichomonas vaginalis
- Đặc điểm sinh học
Trichomonas vaginalis sinh sản vơ tính bằng phương pháp phân đôi theo chiều dài, sinh
sản dễ dàng trong môi trường môi trường nuôi cấy (Phạm Bá Nha, 2012).
Hình dạng: Trichomonas vaginalis có kích thước khoảng 15 - 25µm, có hình cầu hay hình
quả lê. Có 4 roi hướng về phía trước và 1 roi hướng về phía đi, roi này dính vào thân tạo
thành một màng lượn sóng. Tế bào chất chứa nhiều hạt và nhiều khơng bào. Thể hoạt động
di chuyển theo kiểu lắc lư và xoay vịng. Người ta chưa tìm thấy bào nang của Trichomonas
(Nguyễn Đinh Nga, 2012:44)
12
Hình 2.3 Cấu trúc của Trichomonas vaginalis (Nguồn: Internet).
Trichomonas phát triển tốt ở nhiệt độ 35 – 370C và điều kiện kỵ khí, ít phát triển hơn ở
điều kiện hiếu khí, pH lý tưởng để Trichomonas phát triển ở in vitro từ 5,5 – 6, do đó những
phụ nữ có pH âm đạo cao hơn bình thường, khi mắc bệnh do Trichomonas, bệnh thường
nặng hơn (Nguyễn Đinh Nga, 2012:45).
- Cơ chế gây bệnh
Viêm âm đạo do nhiễm đơn bào Trichomonas vaginalis. Đây là bệnh lây truyền qua đường
tình dục.
Người có quan hệ tình dục với nhiều người và với người bị nhiễm Trichomonas vaginalis
thuộc diện nguy cơ cao. Phụ nữ có thai tỷ lệ nhiễm Trichomonas vaginalis cao hơn phụ nữ
khơng có thai. Mơi trường âm đạo kiềm tính, pH > 4,5 là môi trường thuận lợi cho
Trichomonas vaginalis phát triển.
Trichomonas vaginalis ký sinh ở âm đạo nữ giới và trong niệu đạo nam giới. Có khả năng
tạo ra hydro để kết hợp với oxy tạo ra một môi trường yếm khí. Người là vật chủ duy nhất
của Trichomonas vaginalis.
Trichomonas vaginalis có thể gây viêm nhẹ. Mức độ nhiễm, pH, tình trạng sinh lý của âm
đạo và bề mặt đường niệu sinh dục, hệ vi khuẩn là những tác nhân có ảnh hưởng đến mức
độ gây bệnh của Trichomonas vaginalis.
-
Phương pháp chẩn đốn (Phạm Bá Nha, 2012).
+Phát hiện bằng kính hiển vi:
Soi tươi: Cho vài giọt nước muối sinh lý vào bệnh phẩm. Sau đó lấy dịch phết lên
lam kính rồi soi tươi dưới kính hiển vi sẽ thấy trùng roi ở giữa các bạch cầu, giống tế bào
13
hình trịn hay bầu dục, nhân nhỏ, khó nhìn, bào tương sang. Trùng roi di động xoay tròn,
giật lùi điển hình. Theo Franklin thì phương pháp này có độ nhạy là 60 – 70% và độ đặc
hiệu là 95 – 99%.
Nhuộm soi theo phương pháp May-Grumwald Giemsa. Nhuộm huỳnh quang miễn
dịch có giá trị trong trường hợp mà lâm sàng gợi ý nhiễm Trichomonas nhưng soi tươi lại
cho kết quả âm tính.
+ Ni cấy: Bệnh phẩm được ủ trong ống nghiệm có dung dịch Diamond ở nhiệt độ
350C trong 4 ngày, hàng ngày kiểm tra môi trường nuôi cấy tìm Trichomonas di động.
Phương pháp này có giá trị chẩn đoán cao, độ nhạy là 98% và độ đặc hiệu là 100%. Ni
cấy trong mơi trường Diamond tìm Trichomonas có độ nhạy 97% nhưng ít làm hiện nay.
+ Phát hiện kháng nguyên Trichomonas: Dùng phương pháp miễn dịch men trực tiếp và
miễn dịch huỳnh quang trực tiếp.
+ Phát hiện AND của Trichomonas: Có thể giữ bệnh phẩm ở nhiệt độ 40C trong 24 giờ.
Sử dụng kít thử Candida, Trichomonas và Gardnerella bằng kỹ thuật lai, dùng AND probe
đã chuẩn bị sẵn. Đó là kỹ thuật tự động khơng dùng đồng vị phóng xạ, cho kết quả sau 40
phút.
+ Khuếch đại và phát hiện ADN của Trichomonas vaginalis: Có thể để bệnh phẩm ở
dung dịch bảo quản trong 1 tháng.
- Biểu hiện lâm sàng
Khí hư nhiều, lỗng, màu vàng hay xanh, có bọt và hoặc với mùi tanh như cá.
Đau ngứa âm hộ, đau khi quan hệ, tiểu buốt.
Niêm mạc âm đạo viêm đỏ, sung huyết, có các chấm đỏ.
- Điều trị
Để điều trị bệnh trùng roi âm đạo Trichomonas vaginalis có hiệu quả cần phải bảo đảm các
nguyên tắc cơ bản là thường xuyên vệ sinh bộ phận sinh dục để làm giảm mức độ viêm
nhiễm, điều trị cho cả vợ lẫn chồng vì bệnh có thể lây truyền từ vợ sang chồng và ngược
lại.
Trong thời gian điều trị tuyệt đối không được giao hợp để hạn chế điều kiện và cơ hội lây
truyền bệnh thì mới có kết quả mong muốn.
Trong chỉ định điều trị, thầy thuốc thường dùng các loại thuốc diệt trùng roi phối hợp với
các thuốc diệt nấm và vi khuẩn vì qua quá trình điều trị trùng roi, mơi trường âm đạo có
thể thay đổi làm cho nấm và vi khuẩn có điều kiện phát triển để gây bệnh.
14
Thuốc đặc hiệu điều trị trùng roi âm đạo thường dùng là Tinidazol, Nimorazol, Ornidazol
(uống) và Metronidazol (đặt âm đạo). Các thuốc phối hợp để ngăn ngừa, chống nấm thường
sử dụng Fluconazol, Nystatin, Amphotericin B…(Phạm Bá Nha, 2012).
2.3.3 Viêm âm đạo do vi khuẩn (Bacterial vaginosis)
- Đặc điểm sinh học
Viêm âm đạo do vi khuẩn xảy ra khi mất cân bằng hệ sinh thái âm đạo bình thường, do có
sự tăng sinh quá mức của một số vi khuẩn Gram (-) như: Mobiluncus, Mycoplasma
hominis, Bacteroides species, Gardnerella vaginalis, trong đó trên 80% là Gardnerella
vaginalis.
Thường được gặp ở phụ nữ từ 15 đến 44 tuổi. Bệnh không được coi là bệnh lây truyền qua
đường tình dục nhưng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Nhiều người cho rằng chỉ có phụ nữ đã có quan hệ tình dục mới bị bệnh này nhưng theo
cơ quan phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ, cả những phụ nữ chưa có quan hệ tình dục cũng
có thể mắc bệnh này.
- Cơ chế gây bệnh
Niêm mạc âm đạo có khả năng tự bảo vệ để chống lại nhiễm trùng do mơi trường âm đạo
có tính acid, pH âm đạo được duy trì nhờ trực khuẩn Doderlein kỵ khí có sẵn trong âm
đạo. Trực khuẩn Doderlein (Lactobacilli) sử dụng glycogen từ tế bào biểu mô của âm đạo
để sinh ra acid lactic khiến mơi trường âm đạo có tính acid. Nếu thiếu các trực khuẩn
Lactobacillus cơ thể giảm sản xuất ra hydrogen peroxide (H2O2), do đó tạo ra mội trường
yếm khí, các vi khuẩn Gram (-) sẽ gây viêm âm đạo khơng đặc hiệu (Bùi Đình Long, 2017;
Phạm Bá Nha, 2012).
- Phương pháp chẩn đốn
+ Phát hiện bằng kính hiển vi dựa vào tính chất của dịch âm đạo (Phạm Bá Nha, 2012).
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, để chẩn đốn viêm âm đạo do Bacterial vaginosis cần ít
nhất 3 trong 4 tiêu chuẩn sau:
Khí hư lỗng, trắng, đồng nhất dính vào thành âm đạo.
pH dịch âm đạo > 4,5.
Test sniff (test amnin) dương tính: Thấy mùi cá ươn khi nhỏ vài giọt KOH 10% vào
khí hư.
Clue cells chiếm ≥ 20% tế bào biểu mô âm đạo.
Clue cells là các tế bào biểu mô gai của âm đạo được bao vây bởi nhiều vi khuẩn Gram
(-) rất nhỏ hình hạt bao quanh.
15
Test sniff: Nhỏ 1 – 2 giọt dịch âm đạo lên phiến kính, nhỏ vào lên đó vài giọt KOH
10%, nếu thấy mùi cá ươn là phản ứng dương tính. Phương pháp này có độ đặc hiệu cao
93%, độ nhạy 89%.
Tiêu chuẩn của Amsel: Để chẩn đốn cần có ít nhất 3 trên 4 yếu tố sau:
o Khí hư lỗng, đồng nhất, dính vào thành âm đạo nhưng có thể lau đi dễ dàng.
o pH âm đạo > 4,7.
o Có Clue cells trong dịch âm đạo.
o Test sniff (test amin) dương tính.
Người ta thấy rằng 2 trong 4 yếu tố đó là Clue cells và test sniff rất nhạy trong chẩn
đốn bệnh này. Vì vậy 2 yếu tố này được đề nghị dùng làm yếu tố chẩn đoán trong bệnh
Bacterial vaginosis.
+ Các phương pháp khác để chẩn đoán B.vaginosis (Phạm Bá Nha, 2012).
Nhuộm Gram khí hư tìm Clue cells có độ nhạy 93% và độ đặc hiệu là 79%. Phương
pháp này được cho là thích hợp để chẩn đốn B.vaginois: Thấy các vi khuẩn nhỏ Gram (), cầu trực khuẩn Gram (-), những trực khuẩn gấp khúc, Clue cells bắt màu và sự vắng mặt
của Lactobacilli. Phương pháp này chẩn đốn B.vaginosis ít khách quan hơ và có thể là
một phương pháp bổ sung cho chẩn đoán lâm sàng.
Papanicolaou smear (Pap smear): Clue cells và những thay đổi trong hệ vi khuẩn
chí âm đạo có thể thấy trong Pap smear, thường là phát hiện tình cờ và có giá trị chẩn đoán
giới hạn so với phương pháp khác. Tuy nhiên khi so sánh với chẩn đoán lâm sàng của
B.vaginoisis, Pap smear có độ nhạy là 90% và độ đặc hiệu là 97%. Giá trị chẩn đốn dương
tính là 94% và giá trị chẩn đốn âm tính là 95%.
Nuôi cấy: Phương pháp này được khuyên không nên làm thường quy vì vi khuẩn
này là một trong những thành phần phổ biến của vi khuẩn chí âm đạo. Kết quả nuôi cấy ở
những phụ nữ điều trị bệnh và nhóm phụ nữ bình thường là tương tự nhau.
- Biểu hiện lâm sàng
Ra nhiều khí hư, mùi hơi khó chịu.
Khám thấy âm đạo có rất nhiều khí hư lỗng, thuần nhất, có màu trắng hoặc xám, niêm
mạc âm đạo thường khơng viêm đỏ.
Ngứa ngáy và khó chịu ở âm hộ, âm đạo.
16
- Điều trị
Bệnh nhiễm khuẩn âm đạo có thể tự khỏi nếu khơng gây ra triệu chứng gì. Thuốc kháng
sinh thường được sử dụng để điều trị bệnh nhiễm khuẩn âm đạo. Ngồi thuốc uống, bác sĩ
có thể khun bạn sử dụng kem bôi và thuốc đặt âm đạo.
Nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn thường được làm sạch trong 2 đến 3 ngày bằng kháng
sinh, nhưng vẫn tiếp tục điều trị trong 7 ngày. Đừng ngừng sử dụng thuốc khi triệu chứng
tốt hơn. Hãy chắc chắn dùng đủ liệu trình của kháng sinh. Điều trị cho đối tác, khơng quan
hệ trong thời gian điều trị (Phạm Bá Nha, 2012).
2.3.4 Viêm cổ tử cung
Cổ tử cung ngoài với cấu trúc của biểu mơ lát tầng, có bệnh lý giống của âm đạo nên các
nguyên nhân gây viêm âm đạo có thể gây viêm cổ tử cung. Cổ tử cung trong với cấu trúc
của biểu mô tuyến, chịu ảnh hưởng của tình trạng nội tiết nên có bệnh lý giống với nội mạc
tử cung. Phía trong của cổ tử cung là nơi ẩn náu của vi khuẩn lậu và là điểm xuất phát của
phần lớn các trường hợp viêm nhiễm đường sinh dục trên (Bùi Đình Long, 2017).
Viêm CTC dễ gây viêm nhiễm tử cung và phần phụ làm cho việc điều trị khó khăn, CTC
có thể bị viêm cấp tính do lậu cầu hay các vi khuẩn khác. Lộ tuyến CTC là khi biểu mơ lát
tầng phủ mặt ngồi CTC bị phá hủy (do viêm nhiễm, chấn thương, sau sẩy, sau đẻ) làm
cho biểu mô ở trong ống CTC xâm lấn ra ngoài. Đây là tổn thương hay gặp nhất, chiếm
70% các tổn thương ở CTC.
Viêm CTC do lậu cầu phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt hay gặp ở tuổi trẻ, tỷ lệ mắc
bệnh lậu cao nhất ở những cộng đồng có điều kiện kinh tế thấp. Lậu có thể gây viêm CTC,
viêm tuyến Bartholin, viêm âm hộ âm đạo, viêm niệu đạo, viêm phần phụ, viêm nội mạc
tử cung,…
Triệu chứng thường gặp là ra khí hư vàng nên dễ nhầm với viêm do các vi khuẩn thông
thường. Đặt mỏ vịt thấy nhiều khí hư đặc như mủ, CTC đỏ, di động đau, thường kèm theo
viêm âm đạo.
Chẩn đoán: dựa vào soi tươi, nhuộm Gram thấy song cầu bắt màu Gram (-) nằm trong tế
bào hoặc nuôi cấy trên mơi trường chọn lọc Thayer Martin thấy có song cầu cà phê bắt
màu Gram (-). Bệnh nhân bị lậu cầu mạn tính, thì hình ảnh vi khuẩn trong tế bào bạch cầu
khó tìm được, do vậy khi nghi ngờ cần nuôi cấy, phân lập để xác định lậu bằng hai phương
pháp khác nhau (Phạm Bá Nha, 2012).
Viêm CTC do Chlamydia, là một nhóm vi khuẩn bắt màu Gram (-), ký sinh nội bào bắt
buộc. Các chủng gây bệnh bao gồm C.psittasi, C.trachomatis và C.pneumoniae.
Chlamydia gây viêm CTC, viêm phần phụ và viêm niệu đạo ở phụ nữ, viêm mào tinh hoàn,
viêm khớp ở nam giới và gây viêm phổi, viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh. Triệu chứng lâm sàng
thường gặp như ra khí hư như mủ, đái khó, ra máu.
Chẩn đoán bằng xét nghiệm xác định Chlamydia, cho đến nay, nuôi cấy tế bào vẫn là tiêu
chuẩn vàng để phát hiện Chlamydia, do nuôi cấy làm số vi khuẩn tăng lên nhiều, điều này
đặc biệt quan trọng trong trường hợp bệnh phẩm ít. Phản ứng miễn dịch huỳnh quang phát
17