Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Tiểu luận cao học - xây dựng đảng về tổ chức chất lượng sinh hoạt chi bộ thôn, xóm ở đảng bộ huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.97 KB, 28 trang )

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Chi bộ là “ tế bào ’’, là “nền tảng ”, “ gốc rễ ” của Đảng; là hạt nhân
lãnh đạo chính trị ở cơ sở là trường học giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên.
Cơ sở mạnh thì tồn Đảng mạnh. Chị bộ mạnh trước hết, cấp ủy, đảng viên
phải nêu cao tính tiên phong trong sinh hoạt chi bộ.
Sinh hoạt chi bộ là khâu quan trọng trong hoạt động của chi bộ. Đó là
một trong những biện pháp tăng cường tổ chức và nâng cao nhận thức rất cơ
bản, chi phối toàn bộ, trực tiếp quá trình hoạt động của tổ chức cơ sở đảng và
của từng đảng viên. Chất lượng sinh hoạt chi bộ đóng vai trị quyết định chất
lượng của chi bộ, quyết định năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức
cơ sở Đảng.
Đảng ta luôn coi trọng việc xây dựng và củng cố chi bộ. Trong đó, việc
thường xuyên cải tiến và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là một nội
dung quan trọng, là khâu đột phá trong quá trình chỉnh đốn và đổi mới
phương thức lãnh đạo của chi bộ hiện nay. Phát huy tinh thần nghị quyết XII
của Đảng, ngày 14/5/2011 Bộ chính trị ra chỉ thị số 03-CT/TW về Tiếp tục
đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Ngày
2/3/2012, Ban tổ chức Trung ương ra Hướng dẫn số 09-HĐ/BTC về nội dung
sinh hoạt chi bộ trong các loại hình tổ chức cơ sở đảng, thay thế cho Hướng
dẫn số 05-HĐ/BTCTW đã ban hành trước đây.
Thực hiện chủ trương của Đảng, những năm qua, Đảng bộ huyện
Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã chỉ đạo cấp ủy cơ sở coi trọng, nâng cao
chất lượng sinh hoạt chi bộ trong toàn bộ Đảng bộ huyện. Nhờ thực hiện
nghiêm túc chế độ sinh hoạt, chất lượng sinh hoạt các chi bộ trong toàn Đảng
bộ huyện được nâng lên; chi bộ lãnh đạo được kinh tế - xã hội của địa phương
phát triển.


1


Tuy nhiên, tổ chức đảng ở một số xã của huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên
Quang chưa phát huy được vai trò lãnh đạo hạt nhân ở cơ sở; chất lượng sinh
hoạt của các chi bộ thơn, xóm cịn thấp. Các chi bộ thơn, xóm ở nhiều đảng
bộ xã chưa thể hiện rõ năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, nhất là lĩnh vực
chỉ đạo và hướng dẫn nhân dân phát triển kinh tế - xã hội. Việc nghiên cứu
chất lượng sinh hoạt chi bộ, thơn, xóm ở huyện Chiêm hóa, tỉnh Tun Quang
để tìm giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thơn, xóm của huyện là
vấn đề cấp thiết hiện nay. Do đó, tác giả chọn đề tài: “Chất lượng sinh hoạt
chi bộ thơn, xóm ở đảng bộ huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang hiện nay
” để làm tiểu luận kết thúc môn học Xây dựng đảng về tổ chức.
2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lí luận thực tiễn về chất lượng sinh hoạt chi bộ thôn, xóm
để xác định phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ
thơn, xóm ở đảng bộ huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang hiện nay.
2.2 Phạm vi nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu: Các chi bộ thơn, xóm ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh
Tuyên Quang.
- Thời gian nghiên cứu: Từ 2010 đến nay.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Nhằm tìm ra những giải pháp và nguyên nhân để nâng cao chất lượng
sinh hoạt chi bộ thơn, xóm hiện nay.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng sinh hoạt chi
bộ thơn, xóm ở nước ta hiện nay.
- Phân tích thực trạng chất lượng sinh hoạt chi bộ thơn, xóm ở đảng bộ

huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang và chỉ ra nguyên nhân của thực trạng
đó.
2


- Đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ
thơn, xóm ở đảng bộ huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn
hiện nay.
4. Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng sinh hoạt chi bộ thơn, xóm.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
- Đề tài sử dụng các phương pháp: phân tích – tổng hợp, lôgic – lịch
sử, nghiên cứu tài liệu, điều tra xã hội học…
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục
nội dung tiểu luận gồm 3 chương, 8 tiết.

3


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT
CHI BỘ THƠN, XĨM Ở ĐẢNG BỘ HUYỆN
1.1

Chi bộ thơn, xóm và sinh hoạt chi bộ thơn, xóm

1.1.1


Chi bộ thơn, xóm

1.1.1.1 Khái niệm
Chi bộ hay chi bộ đảng là hình thức tổ chức của nhiều chính đảng (theo
sách tra cứu các mục từ về tổ chức).
Chi bộ thơn, xóm là chi bộ được thành lập ở địa bàn dân cư, ở đơn vị
sản xuất hoặc công tác, mỗi chi bộ phải có ít nhất ba đảng viên chính thức.
1.1.1.2 Vị trí ,vai trị, chức năng, nhiệm vụ của chi bộ thơn, xóm


Vị trí, vai trị của chi bộ thơn, xóm: Chi bộ thơn, xóm là chi bộ cơ

sở và có vai trị hết sức quan trọng đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảm bảo cho mỗi tổ chức đảng và các
đảng viên hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình.
Chi bộ là tổ chức tế bào của Đảng, lập thành nền tảng của Đảng, là nơi
giáo dục, rèn luyện, kếp nạp và sàng lọc đảng viên, nơi đào tạo cán bộ cho
Đảng, nơi trực tiếp đưa đường lối, chủ trương chính sách của Đảng vào quần
chúng và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách ấy.
Chi bộ cũng là nơi thể hiện đầy đủ các mặt hoạt động và sức chiến đấu của
Đảng.


Chức năng, nhiệm vụ của chi bộ thơn, xóm: Chi bộ thơn, xóm là nơi

trực tiếp tiến hành các hoạt động xây dựng tổ cức cơ sở đảng, trực tiếp giáo
dục, rèn luyện đảng viên, phân công công việc và quản lý đảng viên, tiến hành
các thủ tục kết nạp đảng viên ở chi bộ cơ sở, tiến hành công tác cán bộ, hoạt
động của Đảng…

1.1.2

Sinh hoạt chi bộ thơn, xóm

1.1.2.1 Khái niệm sinh hoạt chi bộ và sinh hoạt chi bộ thơn, xóm
4


Sinh hoạt chi bộ: Sinh hoạt chi bộ là hình thức hội nghị đảng viên định
kỳ; là nơi tổ chức các hoạt động của chi bộ, chi ủy, tổ đảng của đảng viên; là
hình thức hoạt động, khâu đầu tiên tạo sự thống nhất về nhận thức và hành
động của chi bộ trong một thời gian hoặc một công việc, bảo đảm cho tổ chức
đảng hoạt động theo đúng chức năng, nhiệm vụ.
Sinh hoạt chi bộ thơn, xóm: Sinh hoạt chi bộ thơn, xóm là hình thức
hoạt động chủ yếu của chi bộ thơn, xóm; tạo cơ sở thống nhất về nhận thức và
xây dựng Đảng; phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thơn, xóm; đảm bảo
mọi chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của
nhà nước đều được thực hiện nghiêm chỉnh, có hiệu quả trên địa bàn. Mỗi
tháng chi bộ thơn, xóm họp thường lệ một lần.
1.1.2.2 Nội dung của sinh hoạt chi bộ thơn, xóm
- Sự lãnh đạo của chi bộ và vai trò, trách nhiệm của đảng viên trong
việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế và áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào
sản xuất; thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước; cơng tác xóa đói, giảm nghèo
và các hoạt động nhân đạo, từ thiện; thực hiện chính sách đối với người có
cơng và nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống của nhân
dân…;
- Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và cuộc vận động xây dựng
thôn (làng, ấp, bản...), tổ dân phố (khu phố, khu dân cư...) văn hóa;
- Việc đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí; cơng tác quản lý,

sử dụng đất đai và quản lý xây dựng đô thị; bảo đảm vệ sinh mơi trường, an
tồn giao thơng, đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn;
- Việc bồi dưỡng, giúp đỡ quần chúng, tạo nguồn phát triển đảng viên ở
khu dân cư và việc quản lý đảng viên đi làm ăn xa...
1.2 Chất lượng và các tiêu chí đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ
thơn, xóm
1.2.1 Chất lượng sinh hoạt chi bộ thơn, xóm
5


Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thôn, xóm cần duy trì nề nếp
sinh hoạt chi bộ thơn, xóm. Đây là việc rất cần thiết, để duy trì nề nếp sinh
hoạt chi bộ, ở nhiều nơi cấp ủy địa phương đã quy định sinh hoạt chi bộ thống
nhất vào một ngày trong tháng, thường là vào ngày mồng ba hàng tháng. Tiếp
nữa là chọn nội dung sinh hoạt chi bộ đúng đắn, thiết thực, hình thức thích
hợp, thời gian hợp lý, có thể chọn các hình thức sinh hoạt như: sinh hoạt định
kỳ, sinh hoạt chuyên đề, cần duy trì thời gian cho một cuộc sinh hoạt một
cách hợp lý không nên kéo dài. Chuẩn bị chu đáo cho nội dung và tổ cức sinh
hoạt, phân công tổ chức sinh hoạt. Nâng cao chất lượng điều hành sinh hoạt
chi bộ để đảm bảo cho các vấn đề đã được thảo luận, bàn bạc và quyết định.
Tăng cường sự kiểm tra, chỉ đạo của cấp ủy cấp trên. Chất lượng sinh hoạt chi
bộ được quyết định chủ yếu bởi trình độ, kinh nghiệm chủ yếu của cơng tác
đảng, tinh thần trách nhiệm, tác phong làm việc khoa học của đảng ủy cơ sở,
ban chi ủy và đội ngũ đảng viên.
1.2.2 Tiêu chí đánh giá chất lượng sinh hoạt chi bộ thơn, xóm
+ Thực hiện đúng nề nếp, quy trình sinh hoạt chi bộ
+ Nội dung sinh hoạt chi bộ
+ Hình thức sinh hoạt chi bộ
+ Thực hiện các nguyên tắc, tính chất sinh hoạt chi bộ
+ Phát huy vai trị của chi ủy, bí thư chi bộ

+ Phát huy vai trò của đảng viên
+ Kết quả thực hiện nhiệm vụ của chi bộ
1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng cộng sản Việt
Nam về chất lượng sinh hoạt chi bộ
1.3.1 Tư tưởng Hồ Chí minh về chất lượng sinh hoạt chi bộ
Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chi bộ là gốc rễ
của Đảng ở trong quần chúng. Chi bộ tốt thì mọi chính sách của Đảng đều
được thi hành tốt, mọi cơng việc đều tiến bộ không ngừng. Trái lại, nếu chi bộ

6


kém thì cơng việc khơng trơi chảy”. Bởi vậy, “đối với Đảng ta, việc xây dựng
chi bộ cho tốt, cho vững mạnh là một công việc vô cùng quan trọng”.
Muốn xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh thì phải nghiêm túc
thực hiện chế độ sinh hoạt chi bộ. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Sức mạnh vơ
địch của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm chỉnh của
các cán bộ và đảng viên”. Nếu khơng có kỷ luật, khơng thống nhất về tư
tưởng và hành động, “Đảng sẽ xệch xoạc, ý kiến lung tung, kỷ luật lỏng lẻo,
công việc bế tắc”. Từ việc phải tuân thủ kỷ luật của Đảng, mỗi đảng viên dù ở
cương vị nào, mỗi cấp uỷ dù ở cấp nào cũng phải nghiêm túc chấp hành kỷ
luật của các đoàn thể và pháp luật của Nhà nước. Như vậy, thiết nghĩ, tính
“nghiêm túc” trong sinh hoạt chi bộ trước hết qua sinh hoạt chi bộ phải thể
hiện được vai trị lãnh đạo của Đảng. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Mỗi chi
bộ của Đảng phải là một hạt nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sở, đoàn kết
chặt chẽ, liên hệ mật thiết với quần chúng... Mỗi cấp bộ của Đảng phải là
một cơ quan lãnh đạo vững chắc ở địa phương, theo đúng đường lối, chính
sách của Trung ương”. Do đó tính chất lãnh đạo chính là u cầu cụ thể của
tính Đảng trong sinh hoạt chi bộ.
1.3.2 Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về chất lượng sinh hoạt

chi bộ
Văn kiện Đại hội XII của Đảng nêu rõ: “Tăng cường xây dựng Đảng
trong sạch, vững mạnh và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh”. Đây là tư
tưởng chỉ đạo quan trọng đối với công tác xây dựng Đảng, trong đó có yêu
cầu nâng cao chất lượng sinh hoạt và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở
đảng, các chi bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chi bộ là gốc rễ của
Đảng ở trong quần chúng. Chi bộ tốt thì mọi chính sách của Đảng đều được
thi hành tốt”. Chất lượng sinh hoạt và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng,
chi bộ có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chất lượng sinh hoạt tốt sẽ bảo đảm
giữ vững và nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, của chi bộ. Việc
nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng là nhân tố bảo đảm vai trò lãnh đạo, sức
7


chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, giúp đảng viên rèn luyện, nâng cao tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, bởi “Đảng mạnh là do chi bộ tốt, chi bộ tốt
là do các đảng viên đều tốt”.

8


Chương 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ THÔN, XÓM Ở
ĐẢNG BỘ HUYỆN CHIÊM HÓA, TỈNH TUYÊN QUANG HIỆN NAY
2.1 Đặc điểm của chi bộ thơn, xóm ở huyện Chiêm Hóa, Tỉnh
Tuyên Quang
2.1.1 Khái quát về huyện Chiêm Hóa và đảng bộ huyện Chiêm Hóa,
tỉnh Tuyên quang
2.1.1.1. Khái quát về huyện Chiêm Hóa
-


Về điều kiện tự nhiên:

Vị trí địa lý : Huyện nằm ở phía bắc tỉnh Tuyên Quang, phía bắc giáp
huyện Na Hang, phía nam giáp huyện Yên Sơn, phía tây giáp huyện Bắc
Quang (Hà Giang), phía tây nam giáp huyện Hàm n, phía đơng giáp
huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn).
Huyện gồm 1 thị trấn Vĩnh Lộc và 25 xã: Bình Nhân, Bình Phú, Hà
Lang, Hịa An, Hịa Phú, Hùng Mỹ, Kiên Đài, Kim Bình, Linh Phú, Minh
Quang, Ngọc Hội, Nhân Lý, Phú Bình, Phúc Sơn, Phúc Thịnh, Tân An, Tân
Mỹ, Tân

Thịnh, Tri

Phú, Trung

Hà, Trung

Hòa, Vinh

Quang, Xuân

Quang, Yên Lập, n Ngun.
-

Về kinh tế - xã hội:

Chiêm Hố có các nguồn tài nguyên khoáng sản như Mangan tại xã
Phúc Sơn, Minh Quang; quặng ăngtimoan tại các xã Ngọc Hội, Phú Bình; mỏ
đá tại các xã Linh Phú, Phúc Thịnh, Thổ Bình, Minh Quang, Phúc Sơn; cát,

sỏi ở Ngịi Qng, Sơng Gâm; Barit ở Hạ Vị; mỏ than Linh Đức xã Linh Phú;
ngồi ra Chiêm Hố cịn có mỏ chì, kẽm…
Đất đai ở các xã vùng cao của Chiêm Hoá phù hợp với việc khoanh
nuôi rừng tự nhiên và trồng rừng, phát triển kinh tế lâm – nơng nghiệp, cịn
các xã phía Nam của Chiêm Hố có độ dốc phổ biến 10 - 25 0, thích hợp trồng
cây cơng nghiệp dài ngày, cây lương thực và cây ngắn ngày khác. Chiêm Hoá
9


hiện có trên 9.000 ha rừng đặc dụng ở các xã Kim Bình, Hịa Phú, Hà Lang,
Trung Hà với nhiều loài cây cổ thụ, động vật hoang dã quý hiếm.
Chiêm Hố cũng là vùng đất thích hợp trồng các loại cây ăn trái, ở
Chiêm Hố hiện có 290,2 ha nhãn, 122,5 ha vải, 58,5 ha qt…
Chiêm Hố có Cụm Cơng nghiệp An Thịnh tại thôn An Thịnh xã Phúc
Thịnh được đầu tư xây dựng nhà máy và các cơ sở chế biến nơng lâm sản,
luyện quặng Ferromangan. Hiện đã có 2 nhà máy được khởi công là nhà máy
khai thác, chế biến Ferromangan với công suất thiết kế 15.000 tấn sản
phẩm/năm và nhà máy chế biến đũa gỗ tách xuất khẩu.
Ngồi ra, Chiêm Hố cịn có nhiều cơ sở chế biến cơ khí, sản xuất đồ
mộc, đồ gia dụng, làng nghề mây tre đan tại xã Trung Hà…
-

Về truyền thống văn hóa, lịch sử:

Chiêm Hố có nhiều thắng cảnh đẹp, là điều kiện thuận lợi phát triển
các loại hình du lịch sinh thái, du lịch lịch sử văn hoá như: Rừng nguyên sinh
Cham Chu; thác Bản Ba, xã Trung Hà; hang Thẳm Hốc, Thẳm Vài, Bó
Ngoặng, thác Lung Chiêng, xã Phúc Sơn; hang Núi Chùa, hang Mỏ Bài, động
Bản Pài xã Minh Quang; thác Lụa xã Hà Lang; rừng sinh thái trên núi đá
Tầng, Biến xã Phúc Sơn; các khu di tích lịch sử: Kim Bình, Kiên Đài, n

Ngun, Vinh Quang, Linh Phú, Xuân Quang…
Ngoài những thắng cảnh đẹp, Chiêm Hố cịn thu hút du khách bởi
những món đặc sản như: rượu nếp cái hoa vàng, bánh gai Chiêm Hóa; Pia
bẳm (mắm cá ruộng) Kim Bình, xơi ngũ sắc, cơm lam, nộm rau dớn, thịt trâu
khô, chè dây, chè đắng... bà con dân tộc Tày có thối quen gói các món ăn
trong các loại lá rừng, vì thế những món ăn quyện mùi thơm của lá gói, màu
sắc của các món ăn cũng rất đặc biệt.
2.1.1.2. Khái quát về đảng bộ huyện Chiêm Hóa
Ngày 15-2- 1947, tại trụ sở huyện bộ Việt Minh ở thị trấn Vĩnh Lộc,
đồng chí Tỉnh ủy viên Nguyễn Văn Hiền công bố quyết định của Tỉnh ủy
Tuyên Quang về việc thành lập Chi bộ Công sở huyện Chiêm Hóa. Chi bộ
10


đồng thời được trao cho trọng trách là Ban Huyện ủy lâm thời. Chi bộ Cơng
sở có 3 đảng viên.
Đồng chí Phan Thị Kim (tức Dương Thị Ổn) được chỉ định làm Bí thư
Chi bộ, đồng chí Vũ Duy Tuyển làm Chủ tịch Mặt trận huyện, đồng chí Trần
Nhậm làm Huyện đội trưởng. Chi bộ Đảng đầu tiên, Ban Huyện ủy lâm thời
của huyện Chiêm Hóa được thành lập đánh dấu bước chuyển quan trọng trong
sự nghiệp cách mạng của nhân dân các dân tộc Chiêm Hóa.
Từ đây sự nghiệp cách mạng địa phương do tổ chức Đảng trực tiếp lãnh
đạo. Đến cuối năm 1947, Đảng bộ huyện đã có 8 chi bộ trực thuộc. Tháng 31949, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Chiêm Hóa chính thức được bầu ra.
Đến năm 1955, Chiêm Hóa đã có 27 chi bộ với gần 600 đảng viên.
Đồng thời các tổ chức chính quyền, đoàn thể cũng đã được thành lập như: Ủy
ban Hành chính, Ủy ban Kháng chiến, Huyện bộ Việt Minh, Hội Nơng dân
cứu quốc, Đồn Thanh niên cứu quốc, Hội Phụ nữ cứu quốc.
Là một trong những cán bộ, đảng viên thuộc lớp đầu tiên của Đảng bộ
huyện, ơng Hồng Phượng, ngun Bí thư Huyện ủy Chiêm Hóa kể lại: Năm
1948 ông được kết nạp Đảng. Giai đoạn 1959-1961, ông giữ cương vị Bí thư

Huyện ủy Chiêm Hóa.
Trải qua 70 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay, toàn huyện đã có
55 tổ chức cơ sở đảng với 7.989 đảng viên, 100% thơn bản có chi bộ đảng, số
đảng viên chiếm gần 6% dân số của huyện. Bí thư huyện ủy hiện nay là đồng
chí Ma Phúc Hà. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng
không ngừng được nâng lên.
2.1.2 Đặc điểm của chi bộ thôn, xóm ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên
quang
Hiện nay Đảng bộ huyện Chiêm Hóa có 55 chi bộ, đảng bộ cơ sở, 556
chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở với tổng số gần 8.000 đảng viên. Trong đó, có
378 chi bộ thơn bản, tổ nhân dân, 100% thơn bản có chi bộ đảng, số đảng viên
chiếm gần 6% dân số của huyện. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ
11


chức cơ sở đảng không ngừng được nâng lên. ( Nguồn: Ban tổ chức huyện ủy
Chiêm Hóa )
2.2. Ưu điểm về chất lượng sinh hoạt chi bộ thơn, xóm ở đảng bộ
huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang hiện nay và nguyên nhân
2.2.1 Ưu điểm về chất lượng sinh hoạt chi bộ thơn, xóm ở đảng bộ
huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tun Quang
2.2.1.1. Sinh hoạt thơn, xóm cơ bản đi vào nề nếp, đúng quy trình
Đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ tại cơ sở, năm 2016
Ban Thường vụ Huyện ủy Chiêm Hóa đã ban hành Chỉ thị số 01-CT/HU ngày
06-4-2016 về nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ. Sau gần 1 năm
thực hiện, công tác sinh hoạt của cấp ủy và chi bộ, nhất là các chi bộ thơn bản
đã có nhiều đổi mới, năng lực lãnh đạo góp phần nâng cao lực, sức chiến đấu
của tổ chức cơ sở Đảng.
Tại các buổi sinh hoạt Chi bộ thơn, xóm cơng tác tổ chức diễn ra
nghiêm túc. Tổ chức tiến hành đúng quy trình, đúng giờ, các đảng viên

nghiêm túc thực hiện theo quy định của chi bộ.
Ngay từ 13 giờ 30, Bí thư chi bộ đã liên tục bấm điện thoại gọi yêu cầu
các đảng viên trong chi bộ đến sinh hoạt đúng giờ. Đúng 14 giờ chiều, chi bộ
đã có đầy đủ 14 đảng viên đến sinh hoạt.( nguồn tại buổi sinh hoạt Chi bộ
thơn Bó Củng, xã Kim Bình, huyện chiêm hóa)
2.2.1.2. Nội dung sinh hoạt chi bộ thơn, xóm có trọng tâm, trọng điểm
và đảm bảo được tính chất, chương trình kỳ họp, ngắn gọn nhưng đầy đủ,
thiết thực
Trong các buổi sinh hoạt chi bộ thơn, xóm các đảng viên cùng nhau
đóng góp ý kiến sơi nổi về tình hình phát triển của địa phương hiện tại, đi sâu
vào vấn đề trọng tâm của buổi họp, khơng mang tính hình thức, buổi sinh hoạt
mang tính chất dân chủ, lắng nghe ý kiến đóng góp của từng cá nhân, thời
gian kỳ họp diễn ra đúng tiến độ, nội dung ngắn gọn, đầy đủ, phù hợp với
thực tiễn của cơ sở.
12


Cuộc họp chi bộ sôi nổi với những ý kiến đa chiều đóng góp cho nhiệm
vụ trọng tâm của thơn về phát triển kinh tế - xã hội, về tiến độ thu hoạch mía,
trồng mới diện tích mía, cơng tác trồng rừng, duy trì các tiêu chí trong xây
dựng nơng thôn mới. Câu chuyện về lúa, ngô, khoai, sắn, chăn ni, vệ sinh
đường làng, ngõ xóm… được thảo luận sơi nổi. Nhóm hộ dân cư nào thuộc
khu vực phân cơng phụ trách của đảng viên mà chưa thực hiện nghiêm túc
đều được đưa ra rút kinh nghiệm và biểu dương những khu dân cư làm tốt để
đi đến một kết luận chung nhất.( sinh hoạt chi bộ tại thơn Bó Củng, Xã Kim
Bình, Huyện Chiêm Hóa )
2.2.1.3 Hình thức sinh hoạt chi bộ thơn, xóm đa dạng, bảo đảm chất
lượng
Thực hiện Chỉ thị của Ban Thường vụ Huyện ủy về nâng cao chất
lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ, các đảng ủy cơ sở đã triển khai nhiều giải pháp

đồng bộ, cụ thể. Trong đó, tập trung chỉ đạo, triển khai nghiêm túc việc học
tập, quán triệt và tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng tới từng
cán bộ, đảng viên, góp phần nâng cao nhận thức về vai trị, vị trí của tổ chức
cơ sở Đảng cũng như tầm quan trọng của việc đổi mới, nâng cao chất lượng
sinh hoạt chi bộ, đặc biệt là chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở.
Ngồi ra cịn có các buổi sinh hoạt theo chuyên đề, theo tháng với
nội dung phong phú và đa dạng như các chuyên đề về học tập tư tưởng và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo hướng dẫn của đảng ủy cơ cở, giải
pháp xây dựng chi bộ vững mạnh, trong sạch, các giải pháp xây dựng nông
thôn mới, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và tạo nguồn phát triển đảng
viên…
2.2.1.4. Sinh hoạt chi bộ thơn, xóm đảm bảo đúng nguyên tắc và tính
lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu.
Trong các buổi họp thường kỳ, Đảng ủy xã qn triệt các bí thư chi bộ
cần tạo mơi trường dân chủ, cởi mở để đảng viên tham gia sinh hoạt được
phát biểu, bày tỏ ý kiến về những vấn đề cần thiết. Đảng ủy xã cũng phân
13


công đảng ủy viên phụ trách theo dõi, dự sinh hoạt cùng chi bộ để hướng dẫn
chi bộ hình thức, nội dung sinh hoạt cũng như kịp thời nắm bắt những tâm tư,
nguyện vọng của đảng viên và nhân dân, từ đó đề xuất với Đảng ủy xã lãnh
đạo, chỉ đạo triển khai kịp thời và hiệu quả những vấn đề ở cơ sở.
2.2.1.5. Sinh hoạt chi bộ thơn, xóm đã phát huy tốt vai trị chi ủy, bí thư
chi bộ
Đảng ủy chú trọng nêu cao vai trò lãnh đạo của chi ủy, chi bộ, vai trò
tiên phong gương mẫu của người đứng đầu chi bộ, phát huy mạnh mẽ tính
dân chủ trong Đảng. Các đồng chí bí thư chi bộ cơ sở phải chủ động khơi dậy
ý thức trách nhiệm, tinh thần tham gia góp ý của đảng viên trong sinh hoạt chi
bộ; lắng nghe, tiếp thu, vận dụng những ý kiến đúng đắn của đảng viên.

Để phát huy hơn nữa vai trị của bí thư chi bộ trong lãnh đạo thực hiện
nhiệm vụ chính trị, trong thời gian tới đội ngũ bí thư chi bộ cần quan tâm thực
hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Thực hiện tốt nguyên tắc “Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”,
nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, chú trọng công tác kiểm tra
giám sát, kịp thời phát hiện, khắc phục những khuyết điểm, tồn tại, hạn chế.
2. Nghiên cứu kỹ các văn bản của cấp trên, nâng cao chất lượng sinh
hoạt chi bộ; thực hiện đúng quy chế và Điều lệ Đảng; nhạy bén phát hiện vấn
đề, nắm bắt dư luận xã hội, nắm bắt tình hình và dự báo chiều hướng phát
triển về tư tưởng của cán bộ, đảng viên, nhất là những trường hợp cá biệt,
đang có vướng mắc trong nhận thức tư tưởng.
3. Nêu cao vai trò, trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện nghị
quyết và các công việc của chi bộ, gương mẫu chấp hành các chỉ thị, nghị
quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để cán bộ, đảng viên và
nhân dân noi theo, cùng tập thể xây dựng chi bộ, chi ủy trong sạch, vững
mạnh, cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
được giao.

14


4. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc để các mặt hoạt động của chi bộ
được triển khai đồng bộ; Hướng dẫn cho đảng viên trong chi bộ nghiên cứu,
quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước, các nghị quyết, chỉ thị, quy định, hướng dẫn của cấp trên, từ đó vận
dụng vào điều kiện thực tế của địa phương.
5. Nghiêm túc thực hiện sinh hoạt chi bộ định kỳ hàng tháng; đổi mới
phương thức và nội dung sinh hoạt chi bộ theo hướng lựa chọn một số vấn đề
tổ chức sinh hoạt chuyên đề, như: bàn giải pháp chỉ đạo sản xuất nông nghiệp,
công tác an ninh, trật tự thơn, xóm; nâng cao chất lượng làng văn hóa; xây

dựng cơ sở hạ tầng nơng thơn...
2.2.1.6. Phát huy tốt vai trị của đảng viên trong sinh hoạt chi bộ thơn,
xóm
Trên thực tế tất cả các đảng viên, dù là đảng viên có chức vụ hay
khơng, đều đóng một vai trị trong các cuộc sinh hoạt chi bộ. Vai trị đó thể
hiện ở các mặt sau: Thứ nhất, dự họp đầy đủ và đúng giờ. Mỗi đảng viên nên
xem sinh hoạt chi bộ là một nhiệm vụ quan trọng, không phải để đảm bảo các
kỳ trong năm, đóng đảng phí đầy đủ, hay thậm chí có mặt để khơng bị phê
bình… mà chính là một trong những điều kiện đầu tiên để thể hiện tư cách
đảng viên. Có dự sinh hoạt, cơng việc mới nắm được đầy đủ tình hình hoạt
động của chi bộ, của cơ quan, đơn vị, mới tham gia xây dựng nghị quyết và
phương hướng hoạt động của chi bộ, mới thực hiện u cầu tự phê bình và
phê bình. Thứ hai, tích cực phát biểu. Phát biểu không phải chỉ để bày tỏ quan
điểm, chính kiến đối với các vấn đề của Đảng, của chi bộ, của cơ quan, đơn vị
mà còn đóng góp, hiến kế, phê bình… các vấn đề và các cá nhân của chi bộ.
Do đó, trong suốt cuộc họp, mỗi đảng viên phải chuẩn bị ý kiến để phát biểu
và mạnh dạn thể hiện quan điểm của mình trên tinh thần góp ý, xây dựng một
cách thẳng thắn, có tính chiến đấu và trách nhiệm. Thứ ba, thực hiện tốt việc
tự phê bình và phê bình. Tự phê bình và phê bình là một trong những nguyên
tắc quan trọng và có tính sống cịn đối với hoạt động của Đảng nói chung và
15


tổ chức đảng nói riêng. Tự phê bình và phê bình là nêu cả mặt tốt lẫn chưa tốt
của bản thân và của các đảng viên khác trong chi bộ trên tinh thần cầu thị,
thẳng thắn với tính chất góp ý, xây dựng, nhằm tự sửa chữa và giúp đồng chí
mình sửa chữa, khắc phục các hạn chế, thiếu sót, sai lầm. Thứ tư, chấp hành
sự phân công của chi bộ. Để thực hiện các công việc, các nhiệm vụ của chi bộ
theo chức năng, theo chỉ đạo của cấp trên, cần có sự phân cơng cụ thể đối với
các cá nhân trong chi bộ, trong cơ quan, đơn vị. Sinh hoạt chi bộ không phải

để bàn suông mà là sau khi bàn phải có người trực tiếp thực hiện các định
hướng, các công việc đã được vạch ra và thảo luận.
2.2.1.7. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của chi bộ thơn, xóm góp phần
thức đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển
Chất lượng sinh hoạt của cấp ủy, chi bộ được nâng lên, góp phần nâng
cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng trong tồn
huyện. Tính đến hết năm 2016, qua đánh giá, phân loại, Đảng bộ huyện có
56,4% chi bộ, đảng bộ cơ sở đạt trong sạch vững mạnh; 36,4% chi, đảng bộ
cơ sở hoàn thành tốt nhiệm vụ, cịn lại là hồn thành nhiệm vụ; gần 70% chi
bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở đạt trong sạch vững mạnh, 26,7% chi bộ hồn
thành tốt nhiệm vụ, cịn lại hồn thành nhiệm vụ; khơng có chi bộ yếu kém.
( Nguồn ban tổ chức huyện ủy Chiêm Hóa ).
-

Kết quả đánh giá chất lượng đảng viên của các chi bộ thơn, xóm

trực thuộc đảng ủy xã, thị trấn từ năm 2010-2017 như sau:
Tổng số
đảng viên
được
đánh giá

Năm 2010
Năm 2011

5135
4942

Đảng
viên đủ

tư cách,
hồn
thành
xuất sắc
nhiệm
vụ
544
429

Đảng
viên đủ
tư cách
hồn
thành tốt
nhiệm
vụ

Đảng
viên đủ
tư cách,
hồn
thành
nhiệm
vụ

3611
3744

593
1173


16

Đảng
viên đủ
tư cách
nhưng
cịn
một số
mặt hạn
chế
190
189

Đảng
viên
khơng
hồn
thành
nhiệm
vụ


Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
-


5197
5494
5476
5812
6060
6060

316
3561
1297
263
353
4026
1071
202
408
4291
755
187
22
404
4655
730
454
4848
731
23
454
4848

731
27
(Nguồn: Báo cáo của Ban tổ chức huyện Chiêm Hóa)

Kết quả đánh giá chất lượng chi bộ thơn, xóm trực thuộc Đảng ủy

xã, thị trấn giai đoạn 2010-2017 như sau:
Năm
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017

Tổng số
chi bộ
497
507
505
506
506
505
506
353

Trong


Hoàn

Hoàn

sạch vững

thành tốt

thành

Yếu kém

mạnh
nhiệm vụ nhiệm vụ
312
183
01
01
274
153
80
232
184
86
03
265
194
47
342
138

26
335
153
17
350
138
18
303
171
33
(Nguồn: Báo cáo Ban tổ chức huyện chiêm Hóa)

Chỉ thị 01 của Ban Thường vụ Huyện ủy Chiêm Hóa về nâng cao chất
lượng sinh hoạt của cấp ủy, chi bộ đã và đang là “kim chỉ nam” để các tổ chức
cơ sở Đảng trong toàn Đảng bộ xây dựng Đảng vững về chính trị, tư tưởng,
mạnh về tổ chức. Từ đó, phát huy vai trị lãnh đạo toàn diện trong sự nghiệp
đổi mới trên địa bàn huyện.
2.2.2. Nguyên nhân
2.2.2.1. Nguyên nhân khách quan
Sinh hoạt chi bộ là hoạt động quan trọng của chi bộ, tác động đến
quá trình lãnh đạo của Đảng và quá trình nhận thức của mỗi đảng viên trên
các lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ
thực chất là nâng cao năng lực lanh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng.
Cho nên, sinh hoạt chi bộ có vai trị tác dụng to lớn đối với Xây dựng Đảng,

17


tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, là diễn đàn phát huy dân chủ,
tính sáng tạo và nâng cao trình độ mọi mặt của đảng viên.

Chất lượng sinh hoạt chi bộ là một trong những yếu tố quyết định sức
sống, sự tồn tại, phát triển của chi bộ, không tổ cức sinh hoạt chi bộ hoặc chất
lượng sinh hoạt chi bộ thấp thì chi bộ khơng thể hồn thành nhiệm vụ. Thực
tiễn chứng minh, những chi bộ trong sạch, vững mạnh, là những chi bộ duy trì
sinh hoạt nề nếp, có nội dung sinh hoạt phong phú, thiết thực, chất lượng sinh
hoạt tốt.
2.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ tại cơ sở, năm 2016 Ban
Thường vụ Huyện ủy Chiêm Hóa đã ban hành Chỉ thị số 01-CT/HU ngày 064-2016 về nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, chi bộ. Sau gần 1 năm thực
hiện, công tác sinh hoạt của cấp ủy và chi bộ, nhất là các chi bộ thôn bản đã
có nhiều đổi mới, năng lực lãnh đạo góp phần nâng cao lực, sức chiến đấu của
tổ chức cơ sở Đảng. Đây được coi là khâu đột phá trong công tác xây dựng
Đảng của đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Hơn nữa trong thời gian vừa qua từng cán bộ đảng viên trong chi bộ
thơn, xóm đã nêu cao vai trị tiên phong của mình trong cơng tác xây dựng
đảng bộ ở cơ sở, từ đó đã có nhiều biện pháp tích cực trong việc nâng cao
chất lượng sinh hoạt chi bộ thơn, xóm đạt hiệu quả cao.
2.3. Hạn chế về chất lượng sinh hoạt chi bộ thôn, xóm ở Đảng bộ
huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang hiện nay và nguyên nhân
2.3.1 Hạn chế về chất lượng sinh hoạt chi bộ thơn, xã ở đảng bộ
huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên quang hiện nay
2.3.1.1. Nề nếp sinh hoạt chi bộ đã được chú trọng nhưng một số chi
bộ thôn, xã thiếu linh hoạt
Tình trạng khá phổ biến là sinh hoạt chi bộ khơng đều, thất thường,
có nơi vài ba tháng mới tổ chức sinh hoạt và số lượng đảng viên tham gia
cũng không đầy đủ (với nhiều lý do: vì đang đi cơng tác xa hoặc đi họp do
18


yêu cầu của công việc…). Thời gian sinh hoạt không bảo đảm, thường là kết

hợp sau cuộc họp của chuyên mơn rồi tranh thủ họp chi bộ, thậm chí có
trường hợp lấy sinh hoạt chuyên môn thay cho sinh hoạt chi bộ...
2.3.1.2. Nội dung sinh hoạt chi bộ đôi khi không phù hợp, không thiết
thực
Nội dung sinh hoạt chi bộ còn theo lối cũ; nặng về phổ biến quan triệt;
Nội dung sinh hoạt cịn nghèo nàn, ít thiết thực, hình thức sinh hoạt chi bộ
còn đơn điệu. Nhiều chi bộ trong sinh hoạt vẫn còn nặng về phổ biến, liệt kê
những công việc đã làm trong tháng trước hoặc chỉ bàn về nhiệm vụ chuyên
môn, chưa chú ý đi sâu kiểm điểm vai trò lãnh đạo của chi bộ, chi ủy cũng
như tính tiền phong gương mẫu của đội ngũ đảng viên trong thực hiện nhiệm
vụ. Việc tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề chưa nhiều, công tác tư tưởng thiếu
nhạy bén, không nắm bắt kịp thời diễn biến tư tưởng của đảng viên.
2.3.1.3. Một số chi bộ, hình thức sinh hoạt cịn đơn điệu, tẻ nhạt, gị bó
Một số chi bộ có hình thức sinh hoạt theo tính lý luận sng, bàn giấy,
có tính áp đặt, buộc mọi người phải thực hiện theo. Có nơi sinh hoạt cịn nặng
nề, ít cởi mở… Việc ghi chép biên bản, nghị quyết sinh hoạt chi bộ cũng
không được thực hiện nghiêm túc, nội dung ghi chép, biên bản chưa thể hiện
đầy đủ các ý kiến đóng góp của đảng viên. Ý kiến của chủ tọa sau khi thảo
luận từng nhóm vấn đề hoặc kết luận tất cả các nội dung ở cuối buổi họp,
chưa được ghi chép, tổng hợp kịp thời…
2.3.1.4. Thực hiện các nguyên tắc trong sinh hoạt ở một số chi bộ
thơn, xóm cũng cịn nhiều hạn chế
Dân chủ trong sinh hoạt Đảng chưa thực sự được phát huy, trong thực
tế, vẫn cịn tình trạng ở một số cuộc họp chỉ có ý kiến tham gia của các đồng
chí đảng viên là lãnh đạo cơ quan và chi bộ, còn các đảng viên khơng giữ
chức vụ thì thường lắng nghe, sau đó nhất trí theo ý kiến của người chủ trì.
Các tính chất sinh hoạt của chi bộ như tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính
chiến đấu chưa được thực hiện đầy đủ. Đặc biệt, việc phát huy dân chủ trong
19



công tác cán bộ chưa được tiến hành nghiêm túc, thậm chí có ý kiến cho rằng,
việc đề bạt, cất nhắc cán bộ là của thủ trưởng đơn vị, mình có tham gia ý kiến
cũng khơng có thể thay đổi được gì vì cấp trên đã có hướng và sẽ quyết, tham
gia góp ý chỉ gây mất lịng, ảnh hưởng đến sự đồn kết…áo dục chưa cao. Tự
phê bình và phê bình chưa được thực hiện thường xuyên.
2.3.1.5. Việc điều hành cuộc họp của một số bí thư chi bộ cịn yếu
Vai trị của các đồng chí bí thư chi bộ trong việc gợi mở nội dung để
tham gia đóng góp ý kiến cịn hạn chế; kiến thức, lập luận của người chủ trì
phải đứng giữa các quan điểm, điều phối, giải thích các ý kiến khác nhau, đa
số ý kiến đóng góp đều là của đảng viên lớn tuổi, dân chủ được mở rộng
nhưng không chốt được vấn đề…
2.3.1.6. Ý thức tham gia sinh hoạt chi bộ của một số đảng viên chưa cao
Vẫn còn một số đảng viên chưa thực hiện tính tiên phong, gương mẫu,
vào cuộc họp ln ở thế thụ động, ít tham gia đóng góp ý kiến, ý thức tham
gia tập thể, tính chiến đấu tham gia tự phê bình và phê bình chưa cao, cịn
biểu hiện ngại va chạm và sợ mất lịng. Đóng góp ý kiến một cách gượng ép,
nội dung khơng thiết thực, khơng có chiều sâu, chưa có nhiều ý kiến đóng góp
hay trong q trình lãnh đạo của chi bộ.
2.3.1.7. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của một số chi bộ cịn hạn chế
Vẫn cịn một số chi bộ có tổng số đảng viên chưa hoàn thành nhiệm vụ.
Việc tiếp thu của một số cán bộ, đảng viên chưa sâu; nhận thức về vị trí, vai
trị, chức năng của chi bộ còn hạn chế.
Đặc biệt là vai trò của các đồng chí bí thư chi bộ, một số mặc dù đã
được tập huấn, bồi dưỡng hàng năm nhưng quá trình tổ chức thực hiện vẫn
còn vướng mắc. Một số tổ chức cơ sở đảng quán triệt, học tập các chủ trương,
nghị quyết của cấp trên mới chỉ dừng lại ở cấp ủy viên mà chưa quán triệt sâu
rộng đến cán bộ, đảng viên.
2.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế trên
2.3.2.1 Nguyên nhân khách quan

20


Là do bí thư chi bộ cịn đơn giản trong sinh hoạt chi bộ, nặng về công
tác chuyên môn hơn công tác đảng; chưa nghiên cứu sâu về nguyên tắc của
Đảng và chưa dành thời gian đầu tư suy nghĩ, tìm các biện pháp để đổi mới
nội dung, nâng cao chất lượng sinh hoạt. Công tác kiểm tra, giám sát, định
hướng nội dung sinh hoạt của đảng ủy trực tiếp đối với chi bộ chưa thường
xuyên nên chi bộ sinh hoạt có tính chất chiếu lệ.
2.3.2.2. Ngun nhân chủ quan
Nhận thức chưa đúng về sinh hoạt Đảng ở chi bộ của một bộ phận
không nhỏ đảng viên và cấp ủy (nếu khơng muốn nói cịn coi nhẹ) mà trước
hết là cá nhân bí thư. Một số cấp ủy chưa dành thời gian đầu tư, suy nghĩ, tìm
các biện pháp để đổi mới nội dung, hình thức nâng cao chất lượng sinh hoạt,
một phần do nặng về công tác chuyên môn hơn công tác đảng, mặt khác, chưa
nghiên cứu kỹ và nắm vững các nguyên tắc sinh hoạt Đảng cũng như kỹ năng,
nghiệp vụ cơng tác Đảng. Vì vậy, các tính chất trong sinh hoạt Đảng như (tính
lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu) khơng được thực hiện đầy đủ. Việc
thực hiện quy trình sinh hoạt cấp ủy trước khi sinh hoạt chi bộ thường bị bỏ
qua, do đó nội dung sinh hoạt Đảng chưa được cấp ủy coi trọng và chuẩn bị
kỹ. Mặt khác, sự lãnh đạo, chỉ đạo theo dõi, kiểm tra, giám sát của cấp ủy cấp
trên đối với cơ sở chưa thường xuyên nên chi bộ thường chủ quan, bằng lịng
với những hoạt động của mình…

21


Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ THƠN, XĨM Ở ĐẢNG BỘ

HUYỆN CHIÊM HÓA, TỈNH TUYÊN QUANG HIỆN NAY
3.1. Phương hướng nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thơn, xóm
ở đảng bộ huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang hiện nay
Đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, bảo đảm cho sinh hoạt
của chi bộ đạt được tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu, góp phần
nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các TCCSĐ là một đòi hỏi cấp
bách của đảng bộ huyện Chiêm Hóa hiện nay.
Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, yếu tố đầu tiên đó là chất
lượng của đội ngũ cấp ủy viên và bí thư chi bộ; qua đại hội phải lựa chọn đội
ngũ cấp ủy viên có phẩm chất, năng lực có uy tín và tín nhiệm cao, có nhiều
kinh nghiệm, nhiệt tình; bí thư chi bộ ngồi các tiêu chí nêu trên cịn phải thể
hiện được vị trí, vai trị của mình trong chi bộ, có thời gian kinh qua công tác
đảng, công tác quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ tại địa
phương, cơ quan, đơn vị.
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thơn, xóm ở
đảng bộ huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang hiện nay
3.2.1. Tăng cường sự chỉ đạo, kiểm tra của cấp ủy cấp trên về sinh
hoạt của các chi bộ thơn, xóm
Cấp ủy cấp trên phân công cấp ủy viên phụ trách, thường xuyên tham
dự sinh hoạt chi bộ để hướng dẫn, giúp đỡ; có kế hoạch kiểm tra chấp hành
sinh hoạt chi bộ, tình hình thực hiện nhiệm vụ, các nguyên tắc sinh hoạt
Đảng…, để kịp thời chấn chỉnh.
Thực hiện việc đáng giá, phân tích chất lượng tổ chức cơ sở đảng và
đảng viên hàng năm một cách thực chất. Nội dung đánh giá đảng viên phải
căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, tình hình thực hiện nhiệm
22


vụ, sự vững mạnh của các tổ chức trong hệ thống chính trị và chất lượng đội
ngũ đảng viên.

3.2.1.2. Nâng cao ý thức và tính tích cực, chủ động của đảng viên trong
sinh hoạt chi bộ
Chất lượng sinh hoạt chi bộ phụ thuộc rất lớn vào chất lượng đảng viên,
đảng viên có nhận thức, góp ý kiến thảo luận sơi nổi, có trọng tâm, trọng điểm
thì nơi đó chất lượng sinh hoạt của chi bộ được nâng lên; do đó muốn có được
ý kiến đóng góp chất lượng thì đảng viên cần nghiên cứu kỹ nội dung và tham
gia đóng góp ý kiến sơi nổi có chính kiến riêng của mình. Trong sinh hoạt
phải tích cực tham gia bàn luận, tham gia biểu quyết, xây dựng nghị quyết và
định hướng những vấn đề quan trọng của chi bộ. Thực hiện tự phê bình và
phê bình trong Đảng, gương mẫu thực hiện vận động quần chúng thực hiện
nghị quyết của chi bộ.
3.2.1.3. Nâng cao vai trò của chi ủy nhất là bí thư chi bộ
Xây dựng và thực hiện tốt quy chế làm việc của chi bộ; trong đó phân
cơng rõ nhiệm vụ của từng chi ủy viên, đảm bảo hoạt động của chi bộ hiệu quả.
Bí thư chi bộ phải rèn luyện mình có phẩm chất chính trị vững vàng có
lối sống lành mạnh và có uy tín, nhiệt tình trong cơng tác, có kỹ năng hiểu
biết cơng tác đảng; có năng lực và trình độ, khả năng hiểu biết thực tiễn, vận
dụng linh hoạt, có tính khoa học, có tinh thần trách nhiệm và dân chủ.
3.2.1.4. Thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc dân chủ trong sinh hoạt
Đảng
Phát huy dân chủ trong sinh hoạt đảng. Để thực sự phát huy dân chủ
trong sinh hoạt chi bộ thì bí thư chi bộ phải rất linh hoạt trong chỉ đạo, điều
hành; chủ trì các cuộc họp cần có tác phong cởi mở, chân thành, dân chủ,
nhưng cần phải quyết đốn, có chính kiến rõ ràng. Trong thảo luận phải thật
sự phát huy dân chủ, tạo được khơng khí đồn kết, thẳng thắn để các đảng
viên thể hiện hết ý kiến của mình, trước khi biểu quyết chung của chi bộ.
Những ý kiến xây dựng, thẳng thắn, trung thực phải được tôn trọng và động
23



viên, khuyến khích, tiếp thu một cách cầu thị. Cần bình tĩnh lắng nghe những
ý kiến trái chiều và phải được thảo luận rất kỹ trong chi bộ theo nguyên tắc
tập trung dân chủ nhưng phải bảo đảm quyền được bảo lưu của cá nhân. Kịp
thời chấn chỉnh, phê phán những cá nhân vi phạm nguyên tắc tập trung dân
chủ, hoặc có ý kiến thiếu tính xây dựng, bảo thủ trong trao đổi, thảo luận. Chi
ủy và đồng chí bí thư chi bộ lắng nghe, tôn trọng mọi ý kiến của đảng viên,
trả lời những chất vấn của đảng viên, tạo điều kiện thuận lợi cho đảng viên
giám sát hoạt động của chi bộ, chi ủy. Đối với những vấn đề vượt quá thẩm
quyền thì phải báo cáo cấp ủy cấp trên và trả lời đảng viên trong lần sinh hoạt
tiếp theo.

24


KẾT LUẬN
Văn kiện Đại hội XII của Đảng nêu rõ: “Tăng cường xây dựng Đảng
trong sạch, vững mạnh và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh”. Đây là tư
tưởng chỉ đạo quan trọng đối với công tác xây dựng Đảng, trong đó có yêu
cầu nâng cao chất lượng sinh hoạt và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở
đảng, các chi bộ. Việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ khơng những là
việc làm địi hỏi có tính cấp thiết, thường xuyên của mọi tổ chức cơ sở đảng
mà còn là vấn đề hết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định sự thành cơng
trong cơng tác xây dựng đảng.
Đảng bộ huyện Chiêm Hóa đã xác định được tầm quan trọng của nâng
cao chất lượng sinh hoạt chi bộ nói chung và nâng cao chất lượng sinh hoạt
chi bộ thơn, xóm nói riêng. Do đó, sinh hoạt chi bộ thơn, xóm ở đảng bộ
huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã có những bước tiến đáng kể. Về cơ
bản, nề nếp sinh hoạt được duy đảng viên và cấp ủy. bí thư chi bộ thể hiện tốt
vai trị của mình… Tuy nhiên, việc sinh hoạt ở một số chi bộ vẫn bộc lộ
những tồn tại, hạn chế: thời gian và địa điểm sinh hoạt chưa linhh hoạt; quy

trình sinh hoạt làm qua loa, chiếu lệ; nội dung và hình thức sinh hoạt cịn
nghèo nàn và chưa phù hợp; các nguyên tắc, tính chất sinh hoạt chi bộ chưa
được triển khai hiệu quả, đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình
và phê bình; một số đảng viên còn chưa thực hiện đầy đử nhiệm vụ của đảng
viên, tính chủ động, sáng tạo của đảng viên chưa được thực sự được phát trì,
nội dung sinh hoạt cụ thể, thiết thực và phong phú, đáp ứng được yêu cầu và
nhiệm vụ trong tình hình mới; hình thức sinh hoạt đa dạng, kết hợp linh hoạt
giữa các hình thức khác nhau; các hình thức, tính chất sinh hoạt chi bộ được
đảm bảo; huy trong chi bộ thơn, xóm…
Để nâng cao chất lượng sinh hoạt thơn, xóm đảng bộ huyện Chiêm
Hóa, tỉnh Tun quang hiện nay địi hỏi có sự chỉ đạo kịp thời của huyện ủy
trong thực hiện đồng bộ các giải pháp đã nêu trong bài tiểu luận để đưa mọi
mặt của địa phương phát triển lên tầm cao mới.
25


×