Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tiểu luận cao học quản lý nhà nước về kinh tế tại phòng lao động – thương binh và xã hội thành phố bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.31 KB, 24 trang )

A. MỞ ĐẦU

1


Thực hiện được vai trị chủ đạo của mình, kinh tế nhà nước luôn cần
được đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả. Để làm được điều đó, trước
tiên cần phải làm tốt vai trò của từng bộ phận trong nền kinh tế nhà nước,
trong đó phải kể đến các đơn vị hành chính sự nghiệp. Song hành cùng với sự
phát triển của nền kinh tế thì các đơn vị hành chính sự nghiệp (HCSN) dưới
sự quản lý của nhà nước cũng đã từng bước được kiện tồn, góp phần không
nhỏ vào công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội. Nhằm tạo điều kiện cho các đơn
vị sự nghiệp công lập tự chủ động trong một số hoạt động đặc biệt là chủ
động trong việc quản lý chi tiêu tài chính tại cơ quan, đơn vị. Phịng Lao động
- Thương binh và Xã hội Thành phố Bắc Ninh là cơ quan chuyên môn thuộc
UBND thành phố Bắc Ninh, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản
lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động; việc làm; dạy nghề; tiền lương… Hiện
nay, Phòng đã chú trọng các giải pháp tăng thu, đặc biệt là thu các hoạt động
dịch vụ, tiết kiệm chi phí đầu vào, chi thường xuyên để từng bước cải thiện
thu nhập cán bộ, tích lũy để tăng cường cơ sở vật chất.Tuy nhiên, Cơ chế
quản lý và phương thức hoạt động của Phòng chưa được đổi mới đồng bộ dẫn
đến chất lượng và hiệu quả cung ứng các dịch vụ còn hạn chế; trong quản lý
tài chính chưa đảm bảo theo các nguyên tắc hạch toán kinh tế đầy đủ. Quy
chế chi tiêu nội bộ, phân phối thu nhập cịn mang tính bình qn, chưa thật sự
khuyến khích người lao động; khi mở rộng hoạt động dịch vụ cịn chạy theo
số lượng mà khơng quan tâm đến chất lượng hoạt động, lạm dụng kỹ thuật để
tăng thu...Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Quản lý nhà nước về kinh tế
tại Phòng Lao động – thương binh và xã hội thành phố Bắc Ninh”. Nhằm
đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế tại cơ quan, từ đó đề xuất
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này tại cơ quan trong
thời gian tới. Trong quá trình làm bài, dù đã có nhiều cố gắng nghiên cứu tìm


hiểu song khơng thể tránh khỏi những hạn chế. Em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của thầy cơ và các bạn để bài tiểu luận của em được
hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Chương 1. Một số hiểu biết về quản lý nhà nước về kinh tế
2


1.1.Khái niệm quản lý nhà nước về kinh tế
Quản lý Nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp
quyền của Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất
các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, để đạt được
các mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đặt ra trong điều kiện hội nhập và mở
rộng giao lưu quốc tế. Theo nghĩa rộng, quản lý Nhà nước về kinh tế dược
thực hiện thông qua cả ba loại cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp của
Nhà nước. Theo nghĩa hẹp, quản lý Nhà nước về kinh tế được hiểu như hoạt
động quản lý có tính chất Nhà nước nhằm điều hành nền kinh tế, được thực
hiện bởi cơ quan hành pháp (Chính phủ).
1.2.Quản lý nhà nước về kinh tế trong các cơ quan hành chính nhà
nước
1.2.1.Khái niệm quản lý tài chính cơng
Tài chính cơng là tổng thể các hoạt động thu, chi bằng tiền do Nhà
nước tiến hành, nó phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo
lập và sử dụng các quỹ tiền tệ cơng nhằm phục vụ thực hiện các chức năng
của Nhà nước và đáp ứng các nhu cầu, lợi ích của tồn xã hội.
Như vậy, tài chính cơng là một phạm trù kinh tế gắn với thu nhập
và chi tiêu của Nhà nước. Tài chính cơng vừa là nguồn lực để Nhà nước thực
hiện các chức năng vốn có của mình, vừa là công cụ để Nhà nước chi phối,
điều chỉnh các hoạt động khác của xã hội. Tài chính cơng là công cụ quan
trọng của Nhà nước để thực hiện những nhiệm vụ phát triển kinh tế, chính trị,
xã hội của đất nước.

Cơ cấu tài chính bao gồm:
- Ngân sách nhà nước (trung ương và địa phương).
- Tài chính các cơ quan hành chính nhà nước.
- Tài chính các đơn vị sự nghiệp nhà nước.
- Các quỹ tài chính ngồi ngân sách nhà nước.

3


Quản lý tài chính cơng là hoạt động của các chủ thể quản lý tài chính
cơng thơng qua việcc sử dụng có chủ định các phương pháp quản lý và công
cụ quản lý để tcs động và điều khiển hoạt động của tài chính cơng nhằm đạt
được các mục tiêu đã định.
Thực chất của quản lý tài chính cơng là quá trình lập ké haọch, tổ
chức, điều hành và kiểm soát hoạt động thu chi của Nhà nước nhằm phục vụ
cho việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước có hiệu quả nhất.
1.2.2.Nguyên tắc quản lý tài chính cơng
Ngun tắc quản lý tài chính cơng.
Hoạt dộng quản lý tài chính ơng được thực hiện theo những ngun tắc
cơ bản sau:.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ: Tập trung dân chủ là nguyên tắc hàng
đầu trong quản lý tài chính cơng. Điều này được thể hiện ở quản lý ngân sách
nhà nước, quản lý quỹ tài chính nhà nước và quản lý tài chính đối với các cơ
quan hành chính và đơn vị sự nghiệp. Tập trung dân chủ đảm bảo cho các
nguồn lực của xã hội, của nền kinh tế được sử dụng tập trung và phân phối
hợp lý. Các khoản thu-chi trong quản lý tài chính công phải được bàn bạc
thực sự công khai nhằm đáp ứng các mục tiêu vì lợi ích cộng đồng.
-Ngun tắc hiệu quả: Nguyên tắc, hiệu quả là nguyên tắc quan trọng
trong quản lý tài chính cơng. Hiệu quả trong quản lý tài chính cơng được thể
hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội. Khi thực hiện các nội

dung chi tiêu công cộng, Nhà nước luôn hướng tới việc thực hiện các nhiệm
vụ và mục tiêu trên cơ sở lợi ích của tồn thể cộng đơng. Ngồi ra, hiệu quả
kinh tế cũng là thước đo quan trọng để Nhà nước cân nhắc khi ban hành các
chính sách và các quyết định liên quan đến chi tiêu công. Hiệu quả về xã hội
là tiêu thức rất cần quan tâm trong quản lý tài chính cơng. Mặc dù rất khó
định lượng, song những lợi ích của xã hội luôn được đề cập, cân nhắc, thận
trọng trong quá trình quản lý tài chính cơng. Hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh
tế là hai nội dung quan trọng phải được xem xét đồng thời khi hình thành một
quyết định, hay một chính sách chi tiêu ngân sách.
4


- Nguyên tắc thống nhất: Thống nhất quản lý theo những văn bản pháp
luật là nguyên tắc không thể thiếu trong quản lý tài chính cơng. Thống nhất
quản lý chính là việc tuân thủ theo một quy định chung từ việc hình thành, sử
dụng, kiẻm tra thanh tra, thanh quyết tốn, xử lý các vướng mắc trong q
trình triển khai thực hiện. Thực hiện nguyên tắc quản lý thống nhất sẽ đảm
bảo tính bình đẳng, cơng bằng, đảm bảo hiệu quả, hạn chế những tiêu cực và
những rủi ro khi quyết định các khoản chi tiêu công,.
- Nguyên tắc công khai, minh bạch: Công khai minh bạch trong động
viên, phân phối các nguồn lực tài chính cơng, là ngun tắc quan trọng nhằm
đảm bảo cho việc quản lý nguồn tài chính cơng được thực hiện thống nhất và
hiệu quả. Thực hiện công khai minh bạch trong quản lý sẽ tạo điều kiện cho
cộng đồng có thể giám sát, kiểm sốt các quyết định về thu, chi trong quản lý
tài chính cơng, hạn chế những thất thốt và đảm bảo hiệu quả của những
khoản thu, chi tiêu công.
1.2.3. Nội dung của cải cách tài chính cơng
Cải cách tài chính cơng là một trong bốn nội dung của chương
trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010. Tuy nhiên,
cải cách tài chính cơng là vấn đề nhạy cảm, ln tiềm ẩn những khó khăn,

thách thức cả từ phía khách quan và nội tại, vì vậy, quá trình cải cách tài chính
cơng cần phải được quan tâm thực hiện một cách thường xun, liên tục, có
chương trình, kế hoạch đào tạo cho từng giai đoạn, từng năm với những biện
pháp cụ thể.
Nội dung của cải cách tài chính cơng bao gồm:
Thứ nhất, đổi mới cơ chế phân cấp quản lý tài chính và ngân
sách, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống tài chính quốc gia và vai trị chỉ
đạo của ngân sách trung ương; đồng thời phát huy tính tích cực chủ động,
năng động sáng tạo và trách nhiệm của địa phương cũng như các ngành trong
việc điều hành tài chính và ngân sách.
Thứ hai, đảm bảo quyền quyết định ngân sách địa phương của
Hội đồng nhân dân các cấp, tạo điều kiện cho chính quyền địa phương chủ
5


động xử lý các công việc của địa phương; quyền quyết định của các Sở, Bộ,
Ban, Ngành về phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc; quyền chủ động
của các đơn vị sử dụng ngân sách trong phạm vi dự tốn được duyệt phù hợp
với chế độ, chính sách.
Thứ ba, trên cơ sở phân biệt rõ cơ quan hành chính cơng quyền
với tổ chức sự nghiệp, dịch vụ công, thực hiện đổi mới cơ chế phân bổ ngân
sách cho cơ quan hành chính, xóa bỏ chế độ cấp kinh phí căn cứ vào kết quả
và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chỉ tiêu theo
mục tiêu của cơ quan hành chính, đổi mới hệ thống định mức chi tiêu đơn
giản hơn, tăng quyền chủ động cho cơ quan sử dụng ngân sách.
Thứ tư, đổi mới cơ bản chế độ tài chính đối với khu vực dịch vụ
công.
- Xây dựng quan niệm đúng về dịch vụ cơng. Nhà nước có trách
nhiệm chăm lo đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, nhưng khơng phải
vì thế mà mọi cơng việc về dịch vụ đều do cơ quan Nhà nước trực tiếp đảm

nhận. Trong từng lĩnh vực định rõ những công việc mà Nhà nước phải đầu tư
và trực tiếp thực hiện, những công việc cần phải chuyển để các tổ chức xã hội
đảm nhiệm. Nhà nước có các chính sách, cơ chế tạo điều kiện để doanh
nghiệp, tổ chức xã hội và nhân dân trực tiếp làm các dịch vụ phục vụ sản xuất
và đời sống dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ, kiểm tra, kiểm sốt của cơ quan hành
chính nhà nước.
- Xóa bỏ cơ chế cấp phát tài chính theo kiểu “xin-cho”, ban hành
các cơ chế, chính sách thực hiện chế độ tự chủ tài chính cho các đơn vị sự
nghiệp có điều kiện như trường đại học, bệnh viện, viện nghiên cứu... trên cơ
sở xác định nhiệm vụ phải thực hiện, mức hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà
nước và phần còn lại do các đơn vị tự trang trải.
Thứ năm, thực hiện thí điểm để áp dụng rộng rãi một số cơ chế
tài chính mới, như sau:
6


- Cho thuê đơn vị sự nghiệp công, cho thuê đất để xây dựng cơ
sở nhà trường, bệnh viện.
- Khuyến khích các nhà đầu tư trong nước, nước ngồi đầu tư
phát triển các cơ sở đào tạo nghề, đại học, trên đại học, cơ sở chữa bệnh có
chất lượng cao ở các thành phố, khu cơng nghiệp; khuyến khích liên doanh và
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực này.
- Thực hiện một số cơ chế khoán, một số loại dịch vụ công cộng,
như: vệ sinh đô thị, cấp, thốt nước, cây xanh, cơng viên, nước phục vụ nơng
nghiệp...
- Thực hiện cơ chế hợp đồng một số dịch vụ cơng trong cơ quan
hành chính.
Thứ sáu, đổi mới cơng tác kiểm tốn đối với các cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng kinh
phí từ ngân sách nhà nước, xóa bỏ tình trạng nhiều đầu mối thanh tra, kiểm

tra, kiểm tốn, đối với các cơ quan hnàh chính, đơn vị sự nghiệp. Thực hiện
dân chủ, công khai, minh bạch về tài chính cơng, tất cả các chỉ tiêu tài chính
đều được cơng bố cơng khai.
Những nội dung cải cách tài chính cơng được trình bày ở trên có
tác động trực tiếo đến hoạt động của bộ máy hành chính Nhà nước, làm tăng
tính tự chủ của các đơn vị gắn với sự chủ động về tài chính; tạo ra cơ chế tài
chính khuyến khích các đơn vị chi tiêu có hiệu quả, hướng vào kết quả đầu ra
và tiết kiệm ngân sách, trên cơ sở đó tăng thu nhập cho người lao động. Đó
chính là những động lực thúc đẩy các cơ quan trong bộ máy Nhà nước đổi
mới về tổ chức, phương hướng hoạt động và nâng cao năng lực của đội ngũ
cán bộ, công chức, làm cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu lực và hiệu
quả hơn, đáp ứng các yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính ở nước ta.

7


Chương 2. Thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế tại Phòng lao động –
thương binh và xã hội Thành phố Bắc Ninh
2.1.Khái quát chung về phòng lao động – thương binh và xã hội
Thành phố Bắc Ninh
* Vị trí, chức năng:
Phịng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn
thuộc UBND thành phố Bắc Ninh, giúp UBND thành phố thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động; việc làm; dạy nghề; tiền
lương; tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an tồn lao động;
người có cơng; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phịng, chống tệ
nạn xã hội; bình đẳng giới (gọi chung là lĩnh vực lao động, người có cơng và
xã hội).
Phịng Lao động - Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân,
có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và

công tác của UBND thành phố; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm
tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội tỉnh Bắc Ninh.
* Nhiệm vụ và quyền hạn:
1. Trình UBND thành phố ban hành các quyết định, chỉ thị; quy
hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm; đề án, chương trình trong
lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội; cải cách hành chính, xã hội hố
thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
2. Trình Chủ tịch UBND thành phố dự thảo các văn bản về lĩnh
vực lao động, người có cơng và xã hội thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ
tịch UBND thành phố.
3. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch,
kế hoạch, đề án, chương trình về lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội
trên địa bàn thành phố sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ

8


biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội được
giao.
4. Giúp UBND thành phố quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế
tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn kiểm tra hoạt động của các hội và tổ chức
phi Chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực lao động, người có cơng
và xã hội theo quy định của pháp luật.
5. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật
đối với các cơ sở bảo trợ xã hội, dạy nghề, giới thiệu việc làm, cơ sở giáo dục
lao động xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em trên địa bàn thành phố theo phân cấp,
ủy quyền.
6. Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý nghĩa trang liệt sỹ, đài
tưởng niệm, các cơng trình ghi cơng liệt sỹ.

7. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với UBND cấp xã trong
việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực lao động, người có cơng và xã
hội.
8. Phối hợp với các ngành, đoàn thể xây dựng phong trào tồn dân
chăm sóc, giúp đỡ người có cơng và các đối tượng chính sách xã hội.
9. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách về lao động,
người có cơng và xã hội; giải quyết khiếu nại, tố cáo; phịng, chống tham
nhũng, tiêu cực, chống lãng phí trong hoạt động lao động, người có cơng và
xã hội theo quy định của pháp luật và phân cấp của UBND thành phố.
10. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ; xây dựng hệ
thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên mơn,
nghiệp vụ về lĩnh vực lao động, người có cơng và xã hội.
11. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình
hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND thành phố và Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội.
12. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính
sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên
9


môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc
phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp, ủy
quyền của UBND thành phố.
13. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp
luật và phân cấp của UBND thành phố.
14. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do UBND thành phố giao
hoặc theo quy định của pháp luật.
2.2.Tình hình quản lý nhà nước về kinh tế tại Phòng Lao độngThương binh và xã hội thành phố Bắc Ninh
Phòng Lao động - Thương binh và xã hội đã được giao tự chủ và hầu
hết các đơn vị hành chính nhà nước đều thực hiện cơ chế khốn biên chế và

kinh phí quản lý hành chính, các đơn vị này cũng được quyền tự chủ trong số
kinh phí đã được khốn. Theo đó việc sử dụng kinh phí có các đặc điểm sau:
Đối với nguồn kinh phí tự chủ, các đơn vị nhận phân phối dự toán tự xây
dựng dự toán chi tiết để thực hiện, đối với nguồn kinh phí khơng tự chủ, các
đơn vị phải xây dựng kế hoạch chi tiết trình Sở lao động trước khi thực hiện.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao, và nhiệm vụ của năm kế
hoạch, căn cứ vào định mức chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, kết quả hoạt
động sự nghiệp, tình hình thu, chi tài chính của năm trước liền kề, đơn vị lập
dự toán thu, chi năm kế hoạch gửi Vụ Kế hoạch Tài chính để tổng hợp dự
tốn.
Dự tốn thu chi tại các Phòng phải thể hiện rõ được cơ cấu thu, chi từ
nguồn ngân sách cấp và từ nguồn thu sự nghiệp để lại tại đơn vị, từ đó có thể
đánh giá được mức độ tự chủ về tài chính. Dự toán thu, chi của đơn vị được
lập kèm theo thuyết minh cơ sở tính tốn, chi tiết theo nội dung chi và mục
lục ngân sách nhà nước.
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ nhận phân bổ dự tốn
kinh phí trung ương thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng với cách
mạng, cịn kinh phí quản lý hành chính sử dụng từ nguồn ngân sách địa
phương của thành phố.
Các đơn vị hành chính sự nghiệp Ngành Lao động - Thương binh và xã
10


hội nguồn tài chính được hình thành chủ yếu từ:
- Kinh phí NSNN cấp
- Phí, lệ phí được giữ lại sử dụng (Phí kiểm định kỹ thuật an tồn, Phí
xác minh giấy tờ lao động nước ngồi, phí cấp phép xuất khẩu lao động, Viện
phí, Học phí, Phí dự thi, dự tuyển)
- Thu từ các khoản viện trợ
- Thu sự nghiệp khác.

Mỗi đơn vị có đặc thù riêng trong hoạt động do vậy nguồn tài chính
cũng có những điểm khơng giống nhau:
Nguồn thu tại các đơn vị sự nghiệp ngành Lao động - Thương binh và
xã hội được xác định tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, cụ thể như: Khối các
đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo, các khoản thu gồm: học phí, lệ phí tuyển
sinh, lệ phí ký túc xá, thu từ hoạt động nhà sách, cho thuê hội trường, thu từ
đào tạo liên kết...Khối các đơn vị sự nghiệp y tế (trung tâm chỉnh hình phục
hồi chức năng) kinh phí sử dụng được bổ sung từ nguồn thu viện phí, thu bán
các dụng cụ chỉnh hình, thu bán thành phẩm...Khối các đơn vị sự nghiệp kinh
tế (trung tâm kiểm định kỹ thuật an tồn), có khoản thu như: phí kiểm định kỹ
thuật an tồn cho máy, thiết bị, vật tư, phí về tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Trên cơ sở nguồn thu, các đơn vị căn cứ vào dự toán và nhu cầu chi tiêu
tại đơn vị thực hiện chi tiêu theo quy định. Tại các đơn vị hành chính sự
nghiệp ngành Lao động - Thương binh và xã hội, nội dung chi bao gồm:
- Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ được cấp có
thẩm quyền giao và chi cho hoạt động sự nghiệp: chi cho người lao động, chi
quản lý hành chính, chi hoạt động nghiệp vụ, chi tổ chức hoạt động sự nghiệp,
chi mua sắm tài sản, sửa chữa thường xuyên cơ sở vật chất, trang thiết bị, chi
khác.
- Chi không thường xuyên: chi mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ, chi đoàn
ra, đoàn vào, chi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, Bộ,

11


ngành, chương trình mục tiêu quốc gia, vốn đối ứng cho các dự án hợp tác
quốc tế, vốn đầu tư xây dựng cơ bản.
Các khoản chi này được lấy từ các nguồn kinh phí NSNN cấp, từ nguồn
viện
trợ, từ nguồn phí lệ phí để lại, từ nguồn thu hoạt động và nguồn khác.

Các khoản chi này được kiểm soát bởi các quy chế quản lý tài chính và cơ chế
tự chủ tại các đơn vị.
Đối với nguồn kinh phí trung ương thực hiện chính sách ưu đãi người
có cơng với cách mạng , nguồn kinh phí này được sử dụng cho việc chi trả trợ
cấp ưu đãi cho các đối tượng là người có cơng với cách mạng theo định mức
chi và chế độ trợ cấp hiện hành. Đối với kinh phí chương trình mục tiêu:
Nguồn kinh phí này được phân bổ về các tỉnh thành phố dưới dạng ngân sách
địa phương, được chi tiêu và quyết toán theo từng chương trình cụ thể.Các
khoản chi tiêu của các đơn vị chỉ được thực hiện khi thỏa mãm các điều kiện
như:
- Đã có trong dự tốn thu, chi được duyệt.
- Đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức do cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền
quy định nếu là các đơn vị hành chính hoặc theo đúng quy chế chi tiêu
nội bộ.
- Đã được thủ trưởng đơn vị hoặc người được uỷ quyền duyệt chi.
- Có chứng từ chi tiêu đầy đủ và đúng quy định.
Quyết tốn nguồn kinh phí đã sử dụng là khâu cơng việc cuối cùng
trong chu
trình ngân sách, tại các đơn vị hành chính sự nghiệp ngành Lao động Thương binh và xã hội quyết tốn nguồn kinh phí được thực hiện theo đúng
quy định tại thông tư 101/2005/TT - BTC ngày 17 tháng 11 năm 2005 của Bộ
tài chính. Quyết tốn nguồn kinh phí tại các đơn vị này được thực hiện theo
trình tự cụ thể đối với từng nguồn kinh phí. Đối với các nguồn kinh phí do Bộ
12


giao dự tốn thì Bộ sẽ tổ chức giám sát và phê duyệt quyết tốn, cịn kinh phí
từ ngân sách địa phương và kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia sử dụng
tại các đơn vị thì cơ quan tài chính cùng cấp phê duyệt quyết tốn. Các thủ
tục xét chuyển xóa bỏ dự tốn khi sử dụng khơng hết hoặc xử lý số kinh phí

tiết kiệm được thực hiện theo quy định của nhà nước.
2.3.Đánh giá về thực trạng quản lý nhà nước về kinh tế tại Phòng
Lao động – Thương binh và xã hội thành phố Bắc Ninh
2.3.1.Ưu điểm
Phòng lao động- Thương binh và xã hội Thành phố Bắc Ninh thực hiện
cơ chế tự chủ đều chú trọng các giải pháp tăng thu, đặc biệt là thu các hoạt
động dịch vụ, tiết kiệm chi phí đầu vào, chi thường xuyên để từng bước cải
thiện thu nhập cán bộ, tích lũy để tăng cường cơ sở vật chất.
Về giải pháp tăng thu: Có sự thảo luận, bàn bạc cơng khai, dân chủ,
trong đơn vị; xây dựng kế hoạch và các phương án thực hiện nhằm mở rộng
hoạt động, phát triển nguồn thu sự nghiệp; chú trọng đến giải pháp tài chính
để động viên CBVC; tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tham gia vào
dịch vụ;…
Về giải pháp tiết kiệm chi: Lãnh đạo đơn vị đều có sự quyết tâm cao,
quán triệt của lãnh đạo đối với cán bộ, công chức; tuyên truyền và vận động
cán bộ công chức quán triệt tốt việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bằng
các biện pháp, giải pháp cụ thể, thiết thực tùy tình hình thực tế và tính chất
cơng việc của mỗi các nhân, mỗi bộ phận, mỗi tổ chức…
Các đơn vị đã chủ động trong việc rà soát, xắp sếp lại bộ máy hoạt
động của đơn vị mình tinh gọn, tiết kiệm chi phí…
2.3.2.Hạn chế
13


Nhận thức của cán bộ, cơng chức cịn hạn chế, chưa đầy đủ, vẫn cịn tư
tưởng trơng chờ, ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước; Trình độ và tư duy của
một bộ phận không nhỏ đội ngũ cán bộ về công tác quản lý, quản trị nội bộ ở
nhiều đơn vị sự nghiệp công lập chậm đổi mới, còn quan liêu, hách dịch, đặc
biệt là các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch
vụ mang tính độc quyền, ít có cạnh tranh.

+ Cơ chế quản lý và phương thức hoạt động của cơ quan chưa được đổi
mới đồng bộ dẫn đến chất lượng và hiệu quả cung ứng các dịch vụ sự nghiệp
cịn hạn chế; Một số đơn vị Sự nghiệp cơng lập trong quản lý tài chính chưa
đảm bảo theo các nguyên tắc hạch toán kinh tế đầy đủ. Quy chế chi tiêu nội
bộ, phân phối thu nhập cịn mang tính bình qn, chưa thật sự khuyến khích
người lao động; Một số đơn vị Sự nghiệp công lập khi mở rộng hoạt động
dịch vụ cịn chạy theo số lượng mà khơng quan tâm đến chất lượng hoạt động,
lạm dụng kỹ thuật để tăng thu...
Chất lượng xây dựng và thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ chưa thực sự
xem Quy chế chi tiêu nội bộ là công cụ để điều hành chi tiêu của đơn vị mình,
Thủ trưởng đơn vị và Lãnh đạo Cơng đồn cơ quan chưa chú trọng giáo dục
và động viên cán bộ công chức, viên chức thực hiện theo Quy chế; ý thức của
cán bộ công chức, viên chức một số đơn vị vẫn chưa cao trong thực hiện Quy
chế chi tiêu nội bộ của đơn vị mình,….
Chương 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
TẠI PHÒNG LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THÀNH
PHỐ BẮC NINH
3.1.Về phía cơ chế, chính sách của Nhà nước
Một là, tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với dịch
vụ sự nghiệp công phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo công bằng xã hội.
14


Hai là, Nhà nước tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trong việc đầu tư cơ sở
vật chất các hoạt động dịch vụ sự nghiệp công cơ bản; Đảm nhiệm vai trị
cung cấp một số loại hình dịch vụ sự nghiệp cơng có tính chất thiết yếu, đồng
thời thực hiện đồng bộ các chính sách thúc đẩy xã hội hóa nhằm thu hút tối đa
nguồn lực của xã hội tham gia phát triển các dịch vụ sự nghiệp công đặt dưới

sự giám sát và quản lý của Nhà nước.
Ba là, Nhà nước đảm bảo kinh phí để các đối tượng chính sách, gia
đình có cơng và người nghèo được thụ hưởng các dịch vụ sự nghiệp công cơ
bản, thiết yếu; Đối với các đối tượng cịn lại, thực hiện chính sách chia sẻ chi
phí cung cấp dịch vụ sự nghiệp cơng...
Ngồi ra, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày
09/8/2012 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Thông báo
kết luận 37-TB/TW ngày 26/5/2011 của Bộ Chính trị, thể hiện ở những điểm
sau:
Một là, hồn thiện thể chế về cơ cấu và phương thức đầu tư của NSNN.
Đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên đối với các đơn vị Sự nghiệp công
lập ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng đồng bào dân tộc
ít người, vùng miền núi, biên giới và hải đảo; Thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho
các đối tượng chính sách xã hội, các đối tượng nghèo để được tiếp cận và
hưởng thụ các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản thiết yếu với chất lượng cao
hơn.
Hai là, hoàn thiện thể chế về cơ chế tự chủ đối với các đơn vị Sự
nghiệp công lập. Tăng cường phân cấp và thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm cao hơn cho các đơn vị Sự nghiệp công lập đồng bộ cả về tổ
chức, thực hiện nhiệm vụ và tài chính. Trước mắt thực hiện thí điểm đối với
nhóm các đơn vị Sự nghiệp cơng lập có khả năng xã hội hóa cao, tự đảm bảo
tồn bộ chi phí hoạt động như các trường đại học, dạy nghề, bệnh viện. Thực
15


hiện minh bạch các hoạt động liên doanh, liên kết; Khắc phục tình trạng cơng
- tư lẫn lộn.
Ba là, hồn thiện thể chế về cơ chế đặt hàng, mua hàng, giao nhiệm vụ
cung ứng dịch vụ cơng. Xây dựng, hồn thiện và ban hành hệ thống định mức
kinh tế - kỹ thuật và tiêu chí, tiêu chuẩn của từng loại hình dịch vụ sự nghiệp

cơng. Cùng với đó, đổi mới cơ chế tính giá đặt hàng sản phẩm, dịch vụ sự
nghiệp cơng; Từng bước tính đúng, tính đủ các chi phí hợp lý trong giá dịch
vụ sự nghiệp, phù hợp với thị trường và khả năng của NSNN.
Bốn là, chuyển nền hành chính đang mang nặng mục tiêu quản lý, bao
cấp trách nhiệm dân sự của công dân sang nền hành chính mang tính chất
phục vụ. Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước không quản lý xã hội theo
phương thức bao cấp trách nhiệm dân sự của công dân hay nói cách khác là
hành chính hóa các quan hệ dân sự, mà Nhà nước cần nâng cao vai trò trách
nhiệm của công dân trong các quan hệ dân sự. Điển hình là trong các loại thủ
tục hành chính tư pháp của nước ta dường như Nhà nước đã làm thay trách
nhiệm của công dân trong các quan hệ dân sự như : hoạt động công chứng; thi
hành án dân sự; hộ tịch… Tư duy bao cấp trách nhiệm của Nhà nước trong
các quan hệ dân sự đang để lại dấu ấn rất nặng nề trong hệ thống pháp luật có
liên quan. Cách quản lý này vừa khơng phù hợp với tính chất của nền kinh tế
thị trường, vừa làm cho bộ máy quản lý hành chính Nhà nước ngày càng
“phình to” nhưng bất cập.
Trên cơ sở Hiến pháp mới (2013), đề nghị chế định các nguyên tắc
phân cấp, phân quyền nêu trên vào quá trình sửa đổi các đạo luật như: Luật
Ngân sách Nhà nước; Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Tổ chức chính quyền địa
phương; chế định tính đặc thù của chính quyền ở nơng thơn, đơ thị, hải đảo
như đã được xác định từ Nghị quyết Đại hội Đảng X.
Xây dựng nền hành chính phục vụ dựa trên cơ sở hình thành các tổ chức
cung cấp dịch vụ công, các định chế yểm trợ. Hiện nay luật pháp nước ta chưa
16


chế định các định chế cung cấp dịch vụ công phi lợi nhuận. Cần xác định rõ
bản chất của định chế cung cấp dịch vụ công phi lợi nhuận là các tổ chức cung
cấp các dịch vụ công cho xã hội như : y tế, giáo dục, văn hóa, khoa học, dịch vụ
đô thị, hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ thông tin; các tổ chức khuyến nông, khuyến ngư

v.v… do các thành phần kinh tế và Nhà nước đầu tư; không phân biệt ai là chủ
sở hữu được thành lập để phục vụ cho lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng,
mà nhà đầu tư không thu lợi nhuận về cho mình (nhà đầu tư khơng thu lợi nhuận
khơng có nghĩa là tổ chức đó khơng hoạt động kinh doanh, mà phải mang tính
chất kinh doanh nhằm tích tụ vốn để khơng ngừng phát triển). Để thực hiện vai
trị này của Nhà nước cần sớm xây dựng một đạo luật về các tổ chức dịch vụ
công phi lợi nhuận. Khi có đạo luật này, thì vai trị quản lý Nhà nước chính là
giám sát sự hoạt động của các tổ chức trên, chứ không phải làm thay các tổ chức
này.
3.2. Đối với Uỷ ban nhân dân Thành phố
Ngoài những quan điểm, định hướng chung của Đảng và Chính phủ
nêu trên, tại cơ quan, xin kiến nghị một số nội dung cụ thể sau:
- Ủy ban nhân dân phố sử dụng nguồn ngân sách địa phương và nguồn
Chương trình mục tiêu quốc gia bổ sung vốn đầu tư cho các hoạt động dịch vụ
sự nghiệp công cơ bản như giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ; đảm
nhiệm vai trị cung cấp một số loại hình dịch vụ sự nghiệp cơng có tính chất
thiết yếu; Tăng cường hơn nữa cơng tác xã hội hố nhằm thu hút tối đa nguồn
lực của xã hội (bao gồm cả đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực theo quy
định của pháp luật) tham gia phát triển các dịch vụ sự nghiệp công dưới sự
giám sát và quản lý của Nhà nước.
- Hoàn thiện cơ chế quản lý đối với các phương thức cung ứng dịch vụ
sự nghiệp công và nâng cao chất lượng, số lượng của các loại hình dịch vụ
này.
17


- Đổi mới phương thức hoạt động và cơ chế tài chính của các đơn vị
cung ứng dịch vụ sự nghiệp công, thúc đẩy áp dụng các kỹ năng quản lý, quản
trị tiên tiến của các thành phần kinh tế, tạo cơ chế cải thiện đời sống cán bộ,
công chức, người lao động trong các đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp,

khuyến khích người giỏi.
- Đổi mới cơ cấu và phương thức đầu tư của ngân sách nhà nước.
Ngân sách các cấp tăng cường đầu tư hàng năm cho xây dựng cơ sở vật
chất các hoạt động sự nghiệp cơng như đã nói trên và thực hiện cơ cấu lại chi
thường xuyên ngân sách nhà nước đối với các hoạt động cung cấp dịch vụ
công theo hướng chuyển từ giao dự toán ngân sách cho các đơn vị cung cấp
dịch vụ sự nghiệp công lập như hiện nay sang thực hiện phương thức đặt
hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công không phân biệt cơ sở
công lập, ngồi cơng lập nhằm tạo cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo cho các
đơn vị sự nghiệp công lập và ngồi cơng lập phát triển bình đẳng và giảm
thiểu giá thành xã hội.
- Thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách xã
hội, các đối tượng nghèo để được tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ sự nghiệp
công cơ bản thiết yếu với chất lượng cao hơn.
- Hồn thiện cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập:
Tăng cường phân cấp và thực hiện trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao,
thực chất hơn cho các đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo đồng bộ cả về tổ
chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực, tài chính trên cơ sở có tính đến đặc điểm
từng loại hình đơn vị, khả năng và trình độ quản lý.
- Thực hiện minh bạch hóa các hoạt động liên doanh, liên kết của các
đơn vị sự nghiệp cơng lập; khắc phục tình trạng công, tư lẫn lộn.

18


3.3. Đối với Phịng Lao động – thương bình và xã hội thành phố
Thực hiện tốt các chính sách về lao động, việc làm, tiền lương, thu
nhập nhằm khuyến khích và phát huy cao nhất năng lực của người lao động.
Bảo đảm quan hệ lao động hài hoà, cải thiện môi trường và điều kiện
lao động. Đẩy mạnh dạy nghề và tạo việc làm. Nâng cao chất lượng và hiệu

quả hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Hỗ trợ học nghề và tạo việc làm cho các đối tượng chính sách, người
nghèo, lao động nơng thơn và vùng đơ thị hố. Phát triển hệ thống an sinh xã
hội đa dạng, ngày càng mở rộng và hiệu quả. Phát triển mạnh hệ thống bảo
hiểm như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động
và bệnh nghề nghiệp... Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để người lao
động tiếp cận và tham gia các loại hình bảo hiểm. Thực hiện tốt các chính
sách ưu đãi và khơng ngừng nâng cao mức sống đối với người có cơng. Mở
rộng các hình thức trợ giúp và cứu trợ xã hội, nhất là đối với các đối tượng
khó khăn [20, tr12].
Trên cơ sở chiến lược phát triển chung của ngành Bộ Lao động –
Thương
binh và Xã hội từng bước triển khai định hướng cho từng lĩnh vực cụ
thể như sau:
Trong tương lai ngành Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ phát triển
theo hướng tăng cường cung cấp các dịch vụ xã hội, tinh giản làm gọn nhẹ hệ
thống các đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Theo hướng phát
triển đó hệ thống các đơn vị sự nghiệp sẽ ngày càng mở rộng và hoạt động
trên nhiều lĩnh vực khác nhau, do vậy mơ hình quản lý của ngành Lao động Thương binh và Xã hội cũng thay đổi: mơ hình quản lý ngành dọc đối với các
đơn vị hành chính từ đơn vị dự tốn cấp 1 đến đơn vị dự toán cấp 3 ngày càng
đơn giản hơn, các đơn vị sự nghiệp phát triển theo hướng ngày càng tự chủ
hơn, được chủ động hơn trong tạo lập ngn thu và chi tiêu kinh phí, việc
giao quyền cho quyết định thu chi cho thủ trưởng đơn vị ngày càng sâu rộng,
19


quy hoạch đầu tư phát triển các cơ sở sự nghiệp trong đó có một số cơ sở sự
nghiệp dạy nghề và giới thiệu việc làm tiếp cận với trình độ khu vực và quốc
tế, cơ sở điều dưỡng người có cơng, cơ sở ni dưỡng đối tượng bảo trợ xã
hội khơng có khả năng hịa nhập cộng đồng…

Với phương châm tăng cường cải cách tài chính cơng, trong thời gian
tới tập
trung vào: Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng, hiệu quả các loại
hình đơn vị sự nghiệp tương xứng với ngân sách được giao, tiếp tục thực hiện
quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp theo nghị định
43/2006/NĐ – CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ, đồng thời thực
hiện sâu rộng cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu, đẩy
nhanh cơ chế khốn biên chế và chi phí quản lý hành chính cho các đơn vị thụ
hưởng ngân sách nhà nước. Tiếp tục nghiên cứu kỹ về cơ chế tự chủ tài chính
để triển khai, áp dụng và khai thác tối đa các những nội dung giao quyền tự
chủ, tự trách nhiệm mà trong thời gian qua đơn vị chưa phát huy được, nâng
cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm hơn nữa cho các đơn vị. Rà sốt cơ chế,
quy trình, thực hiện cơng khai minh bạch trong phân bổ, sử dụng các nguồn
kinh phí, các dự án đầu tư, các dự án viện trợ; cơng khai các đối tượng hưởng
chính sách, có cơ chế kiểm tra chéo lẫn nhau trong đơn vị. Đánh giá thực
trạng tài chính của đơn vị trong thời gian qua để phát hiện những khó khăn,
vướng mắc và tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết. Khuyến khích các
đơn vị sự nghiệp chủ động tìm nguồn thu dịch vụ để tăng thu phục vụ hoạt
động của các đơn vị, tăng cường cơ sở vật chất.
Tiếp tục rà soát Quy chế chi tiêu nội bộ của các đơn vị để hoàn thiện
Quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp với thực tế và các quy định hiện hành.
Phân cấp hơn nữa về tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, biên chế
và nhân sự theo quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Như vậy có thể nói
trong tương lai các đơn vị hành chính sự nghiệp ngành Lao động - Thương
binh và Xã hội sẽ thay đổi về quy mô hoạt động, phương thức hoạt động,
20


phân cấp quản lý và phân cấp quản lý tài chính, những thay đổi này địi hỏi hệ
thống chứng từ, tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính cũng như

bộ máy kế tốn cũng phải có sự thay đổi để đáp ứng được các yêu cầu của
quản lý tài chính.
Tiếp tục thực hiện nội dung cải cách hành chính, cải cách tài chính
cơng theo
chỉ đạo của Chính phủ, thực hiện thanh tra, kiểm tra các lĩnh vực nhạy
cảm dễ nảy sinh tiêu cực như: các dự án đầu tư, viện trợ, các đơn vị chi tiêu
ngân sách, sử dụng tài sản công, xác nhận và hưởng các chính sách người có
cơng vv…
Rà sốt cơ chế quy trình thực hiện cơng khai minh bạch trong phân bổ,
sử dụng và quyết tốn các nguồn kinh phí, các dự án đầu tư, các dự án viện
trợ, công khai các đối tượng hưởng chính sách, xây dựng cơ chế kiểm tra chéo
trong cơ quan và cơ chế giám sát của nhân dân. Ban hành, sửa đổi các văn
bản pháp luật về các lĩnh vực lao động, việc làm, xã hội và người có cơng
vv… theo tình hình mới.
Rà sốt các trung tâm giới thiệu việc làm, các trung tâm đào tạo nghề,
để đưa vào đầu tư nâng cao năng lực hoạt động, tiếp tục thực hiện xã hội hóa
dạy nghề, điều chỉnh cơ chế chính sách để các cơ sở dạy nghề cơng lập có thể
thực hiện tốt hơn và tồn diện hơn có chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt
động, tổ chức bộ máy và tài chính. Nghiên cứu bổ sung điều chỉnh chế độ
chính sách về người có cơng, “thực hiện tốt chính sách đối với người và gia
đình có cơng với đất nước” đẩy mạnh các phong trào “đền ơn đáp nghĩa, uống
nước nhớ nguồn” nhằm huy động mọi nguồn lực trong xã hội chăm sóc tốt
hơn cho người có cơng.

21


KẾT LUẬN
Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ngày
càng phát triển, để các hoạt động sự nghiệp thực sự vận hành theo cơ chế thị

trường thì phải có phương hướng và giải pháp phát triển phù hợp. Một trong
những biện pháp được quan tâm đó là hồn thiện tổ chức cơng tác quản lý nhà
nước về kinh tế tại các đơn vị. hầu hết các nền kinh tế thị trường, Nhà nước
có vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao phúc lợi công cộng, xố đói,
giảm nghèo. Các vấn đề như việc làm, sức khoẻ, bảo hiểm y tế, lương hưu, trợ
cấp khó khăn… luôn là những vấn đề rất cần đến sự quan tâm của Nhà nước.
Những hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế trong các cơ quan hành chính
nhà nước góp phần làm tăng tính tự chủ của các đơn vị gắn với sự chủ động
về tài chính; tạo ra cơ chế tài chính khuyến khích các đơn vị chi tiêu có hiệu
quả, hướng vào kết quả đầu ra và tiết kiệm ngân sách, trên cơ sở đó tăng thu
nhập cho người lao động. Đó chính là những động lực thúc đẩy các cơ quan
trong bộ máy Nhà nước đổi mới về tổ chức, phương hướng hoạt động và nâng
cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, làm cho bộ máy nhà nước hoạt
động có hiệu lực và hiệu quả hơn, đáp ứng các yêu cầu của cơng cuộc cải
cách hành chính ở nước ta.

22


Danh mục tài liệu tham khảo
1.

Bộ Tài chính (2003), Văn bản pháp quy về quản lý tài chính đơn vị hành

2.

chính sự nghiệp , Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.
Bộ Tài chính (2004), Quyết định số 67/2004/QĐ – BTC ngày 13/8/2004 của
Bộ trưởng Bộ Tài chính về tổ chức kiểm tra kế tốn trong các đơn vị sự


3.

nghiệp cơng lập , Hà Nội.
Chính phủ (2006), Nghị định số 43/2006/NĐ – CP ngày ngày 25 tháng 4 năm
2006 của Chính Phủ quy định quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về thực hiện
nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cơng

4.

lập , Hà Nội
Phan Thị Thu Mai (2011), “Báo cáo thu, chi hoạt động sự nghiệp và hoạt
động sản xuất kinh doanh trong đơn vị hành chính sự nghiệp ngành Lao động
– Thương binh và xã hội”, Tạp chí Kế tốn – Kiểm toán

23


24



×