Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Tổ chức hoạt động dạy học ngoại khóa trong môn giáo dục công dân tại trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.67 KB, 37 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I

Đặt vấn đề

4

Phần II

Nội dung nghiên cứu

5

I

Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lí luận thực tiễn
của vấn đề

5

1

Tổng quan vấn đề nghiên cứu

5

1.1

Mục đích nghiên cứu

5



1.2

Nội dung nghiên cứu

5

1.3

Giả thuyết nghiên cứu

6

1.4

Phạm vi nghiên cứu

6

1.5

Phương pháp nghiên cứu

6

1.5.1

Phương pháp nghiên cứu về mặt lí thuyết

6


1.5.2

Phương pháp điều tra

6

1.5.3

Phương pháp thực nghiệm khoa học

6

1.5.4

Phương pháp thống kê xử lí số liệu

6

Chương

1.5.5
2

Phương pháp so sánh đánh giá
Cơ sở lí luận của đề tài

6
6


Chương
II

Thực trạng của vấn đề

7

1

Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

7

2

Thực trạng của vấn đề

8

2.1

Thực trạng dạy học ngoại khóa trong mơn Giáo dục cơng
dân tại trường THPT ......2

8

Nhận thức về dạy học ngoại khóa trong môn Giáo dục

8


2.1.1

1


công dân
2.1.2

Ý thức của học sinh khi tham gia hoạt động ngoại khóa
trong mơn Giáo dục cơng dân

9

2.2

Nhu cầu mong muốn của học sinh khi tham gia hoạt động
ngoại khóa trong mô Giáo dục công dân tại trường THPT
......2

9

3

Nguyên nhân

Chương 3

Chương III. Các giải pháp tổ chức hoạt động dạy học
ngoại khóa trong mơn Giáo dục cơng dân tại trường
11

THPT ......2

1

2

Các biện pháp nâng cao nhận của học sinh về hoạt động
ngoại khóa trong bộ mơn Giáo dục cơng dân

10

11

Các bước thực hiện một chủ đề ngoại khóa mơn giáo dục
13
công dân
Các bước tổ chức hoạt động dạy học ngoại khóa

3

23

4

Giải pháp đối với học sinh

25

5


Giải pháp đối với giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công
dân

26

6

Giải pháp đối với ban lãnh đạo nhà trường

26

7

Giải pháp đối với giáo viên chủ nhiệm

26

8

Giải pháp đối với giáo viên bộ môn và các tổ chức trong
nhà trường

27

Chương
IV

Thuận lợi, khó khăn trong quá trình áp dụng

27


1

Thuận lợi
27

Phần 1. Đặt vấn đề
2


Hoạt động ngoại khóa là một phần khơng thể thiếu trong dạy học hiện nay.
Tham gia hoạt động ngoại khóa không chỉ giúp học sinh giải tỏa áp lực, căng
thẳng, mệt mỏi sau giờ học mà còn giúp các em vận dụng một cách sáng tạo,
linh hoạt các kiến thức đã học vào cuộc sống. Mặt khác tham gia hoạt động
ngoại khóa cịn là cơ hội giúp các em phát triển các kĩ năng cần thiết. Vì vậy
trong quá trình đổi mới dạy học theo chương trình phổ thơng mới, hoạt động
ngoại khóa được đưa vào thực hiện ở hầu hết các mơn học, cấp học.
Có thể nói hoạt động ngoại khóa là hoạt động quan trọng giúp học sinh phát
triển toàn diện, điều này được thể hiện qua văn bản phá luật như là Luật giáo
dục năm 2019, Điều 2. Mục tiêu giáo dục
Mục tiêu giáo dục nhằm phát triển tồn diện con người Việt
Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề
nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức cơng dân; có lòng
yêu nước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng
sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
Điều 29. Mục tiêu của giáo dục phổ thông
1. Giáo dục phổ thơng nhằm phát triển tồn diện cho người

học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản,
phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo; hình
thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách
nhiệm công dân
Điều 30. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục
phổ thông
3. Phương pháp giáo dục phổ thơng phát huy tính tích cực, tự
giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc trưng
từng môn học, lớp học và đặc điểm đối tượng học sinh; bồi
dưỡng phương pháp tự học, hứng thú học tập, kỹ năng hợp tác,
khả năng tư duy độc lập; phát triển toàn diện phẩm chất và
năng lực của người học; tăng cường ứng dụng công nghệ thông
tin và truyền thơng vào q trình giáo dục.
Nghị quyết số 29, NQTW hội nghị Trung ương 8 khóa XI “Đổi mới
chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hịa đức, trí,
thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. …Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương
3


pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo
và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt
một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích
tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát
triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa
dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh
ứng dụng cơng nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”
Dạy học ngoại khóa ở mơn Giáo dục cơng dân trong những năm học gần đây
được quan tâm khi yêu cầu đổi mới dạy học tăng cường các hoạt động ngoại
khóa. Tuy vậy dạy học ngoại khóa mơn Giáo dục cơng dân hiện nay ở các nhà
trường phổ thơng cịn gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt nhất là khó khăn về nội

dung dạy học, về hình thức tổ chức và về tài liệu phụ vụ cho hoạt động dạy
học... Chính vì vậy các tiết học ngoại khóa ở bộ mơn chưa đạt hiệu quả như
mong muốn, chưa phát huy được năng lực học sinh thông qua các hoạt động.
Việc giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trường THPT ......2 trong những
năm qua đã có nhiều thay đổi trong nội dung, phương pháp dạy học. Các hoạt
động dạy học đã phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Đáng chú ý là
các tiết học ngoại khóa ln ln nhận được sự quan tâm đặc biệt của các em.
Tuy nhiên, hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa vẫn chưa tương thích,
chưa phát huy tính năng động sáng tạo, chưa phát huy được năng lực của học
sinh. Trải qua quá trình giảng dạy và trăn trở trong nhiều năm học bản thân đã
lựa chọn đề tài“ Tổ chức hoạt động dạy học ngoại khóa trong mơn Giáo dục
cơng dân tại trường Trung học phổ thông ......2”. Đây là đề tài mới có tính
hiệu quả cao khi áp dụng tại cơ sở giáo dục.
Phần II. Nội dung nghiên cứu
Chương I Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lí luận thực tiễn của
vấn đề
1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Đề tài quan tâm tới hoạt động dạy học ngoại khóa trong môn Giáo dục công
dân tại trường Trung học phổ thông ......2. Đề ra các giải pháp phát huy tính hiệu
quả nâng cao chất lượng dạy học ngoại khóa trong bộ mơn.
1.1.Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là tập trung nghiên cứu về các biện pháp tổ chức hoạt
động dạy học ngoại khóa trong mơn Giáo dục cơng dân tại Trường trung học
phổ thông ......2.
1.2.Nội dung nghiên cứu
4


Xác định cơ sở pháp lí, cở sở lý luận dạy học ngoại khóa.
Khảo sát tồn bộ học sinh đánh giá thực trạng của dạy học ngoại khóa tại

Trường trung học phổ thông ......2.
Thực nghiệm một số giải pháp trong dạy học ngoại khóa tại trường Trung
học phổ thơng ......2.
Đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng dạy học ngoại khóa
mơn Giáo dục cơng dân tại trường THPT ......2.
1.3.Giả thuyết nghiên cứu
Nếu đề tài này đi vào cuộc sống sẽ cơ bản giải quyết được vấn đề dạy học
ngoại khóa trong mơn Giáo dục cơng dân.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian từ tháng 5/ 2020 đến tháng 3/2021.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu về mặt lí thuyết
Đọc các tài liệu về các văn bản pháp luật liên quan đến dạy học ngoại khóa.
Từ đó tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các lý thuyết có tính liên quan
nhằm tìm hiểu sâu hơn về bản chất của vấn đề dạy học ngoại khóa tại trường
học. Sắp xếp chúng thành một hệ thống để hình thành giả thuyết khoa học định
hướng cho quá trình nghiên cứu.
1.5.2. Phương pháp điều tra
Điều tra bằng phiếu hỏi
Bản thân đã tiến hành thiết kế các loại phiếu dành cho học sinh nhằm tìm
hiểu về thực trạng dạy học ngoại khóa trong môn Giáo dục công dân tại trường
Trung học phổ thông ......2
1.5.3. Phương pháp thực nghiệm khoa học
Thử nghiệm các phương pháp tổ chức hoạt động dạy học ngoại khóa trong
mơn Giáo dục cơng dân.
1.5.4. Phương pháp thống kê xử lí số liệu
Xử lý số liệu bằng những phương pháp thống kê tốn học làm cơ sở cho
các phân tích khoa học về thực trạng dạy học ngoại khóa trong mơn Giáo dục
công dân
1.5.5. Phương pháp so sánh, đánh giá


5


So sánh với các hoạt động dạy học ngoại khóa tại trường học trước đó, với
các giải pháp đã áp dụng trong dạy học ngoại khóa sau khi đã thực nghiệm từ đó
rút ra kết luận, ưu điểm của mơ hình.
2.Cơ sở lí luận của đề tài
Hoạt động ngoại khóa là hoạt động được tổ chức ngồi
giờ học các mơn văn hóa ở trên lớp, một trong những mảng
hoạt động giáo dục quan trọng ở nhà trường phổ thông. Hoạt
động này có ý nghĩa hỗ trợ cho giáo dục chính khóa, góp phần
phát triển và hồn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài
năng sáng tạo của học sinh. Theo các quan niệm về đổi mới
phương pháp dạy học thì hoạt động dạy học ngoại khóa là một
hình thức học tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng
và thực tiễn cuộc sống, đặc biệt giúp phát huy tính tích cực chủ
động sáng tạo cho học sinh.
Dạy học ngoại khóa trong mơn Giáo dục cơng dân được quy
định theo: CV 5482/ BDGĐT-VP ngày 01/09/2011 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo "Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học GDPT",
trong đó quy định cụ thể ở
Mục II. NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ CỦA MÔN GIÁO DỤC CÔNG
DÂN,
phần 1. Tổ chức dạy học có quy định cụ thể
c) Các tiết thực hành, ngoại khoá thực hiện như sau :
- Sở GDĐT có thể uỷ nhiệm cho các trường THPT lựa chọn nội dung cho
các tiết thực hành ngoại khoá dựa trên các vấn đề sau:
+ Vận dụng các kiến thức đó học vào cuộc sống thực tiễn;
+ Những vấn đề đạo đức và pháp luật của địa phương tương ứng với các bài

đã học;
+ Những vấn đề cần giáo dục cho học sinh ở địa phương như: trật tự an
tồn giao thơng; giáo dục mơi trường; phịng chống HIV/AIDS, ma tuý, tệ nạn
xã hội;
+ Những gương người tốt, việc tốt, những học sinh chăm ngoan, vượt khó,
học giỏi;
+ Các hoạt động chính trị, xã hội của địa phương.
- Nội dung tiết thực hành, ngoại khố có thể thay đổi từng năm.

6


- Hình thức thể hiện: tổ chức trao đổi, thảo luận, liên hệ với thực tế nhà
trường; có thể đi tham quan, tổ chức thi tìm hiểu; có thể mời cán bộ, chuyên gia
đến nói chuyện, trao đổi...
Quy định này là cơ sở để các trường thực hiện dạy học ngoại khóa trong
mơn Giáo dục cơng dân.
Chương II.Thực trạng của vấn đề
1.Tổng quan về địa bàn
......là một huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An,
cách thành phố Vinh gần 200 km và cửa khẩu Nậm Cắn 90 km. Huyện có diện
tích chiếm 17% diện tích tồn tỉnh. Là huyện có địa hình núi non hiểm trở, phức
tạp, giao thơng đi lại khó khăn, khí hậu và thời tiết khắc nghiệt. Dân cư phân bố
không đều, chủ yếu tập trung ở dọc đường 7, dân số chủ yếu là người dân tộc
thiểu số. Huyện gồm 2 Trường trung học phổ thông là Trường trung học phổ
thông ......1 và Trường trung học phổ thơng ......2. Trong đó Trường trung học
phổ thông ......2 gồm 464 học sinh. Trong những năm gần đây Trường đã có
nhiều thay đổi đặc biệt về chất lượng học sinh thơng qua các kì thi như thi học
sinh giỏi tỉnh và kì thi Tốt nghiệp trung học phổ thông.
2.Thực trạng của vấn đề

2.1. Thực trạng dạy học ngoại khóa trong mơn Giáo dục cơng dân tại
trường THPT ......2
2.1.1 Nhận thức về dạy học ngoại khóa trong mơn Giáo dục cơng dân
Để tìm hiểu nội dung này tơi đã tiến hành khảo sát tồn bộ học sinh thông
qua câu hỏi số 1 trong phiếu khảo sát học sinh( phụ lục 1). Kết quả thu được
95% học sinh đều nhận thấy cần thiết tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong
mơn Giáo dục cơng dân, 5% học sinh cho rằng không cần thiết.
Biểu đồ sự quan tâm của học sinh đối với hoạt động dạy học ngoại
khóa trong mơn Giáo dục cơng dân

7


Từ biểu đồ cho thấy đa số học sinh đều đã nhận thức được sự cần thiết của
hoạt động dạy học ngoại khóa trong mơn Giáo dục cơng dân. Nếu học sinh thực
sự quan tâm tới hoạt động dạy học ngoại khóa và được tổ chức học tập phù hợp
sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao, các em sẽ tích cực, hào hứng, nhiệt tình tham
gia các hoạt động trải nghiệm, bởi những hoạt động này sẽ giảm bớt áp lực sau
mỗi giờ học.
2.1.2 Ý thức học sinh khi tham gia hoạt động ngoại khóa trong mơn
Giáo dục cơng dân
Để đánh giá ý thức học sinh khi tham ngoại khóa trong mơn Giáo dục cơng
dân tại trường Trung học phổ thông ......2 bản thân đã thiết kế câu hỏi số 2. Kết
quả thu được 15 % học sinh hào hứng tham gia, 32% học sinh tham gia một
cách hình thức, 53% học sinh không quan tâm
Biểu đồ ý thức học sinh khi tham gia hoạt động ngoại khóa

Từ biểu đồ cho thấy hoạt động dạy học ngoại khóa chưa thu hút được sự
tham gia tích cực chủ động của học sinh. Nhiều học sinh không quan tâm tới
hoạt động giáo dục này, nhiều học sinh chỉ tham gia hình thức số học sinh hào

hứng tham gia chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Điều này thực sự là trăn trở băn khoăn đối
với giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân.
8


Qua biểu đồ cho thấy hoạt động dạy học ngoại khóa mơn giáo dục cơng dân
thực sự chưa mang lại hiệu quả cao khi số học sinh không quan tâm tới các hoạt
động học tập liên quan đến ngoại khóa quá lớn, phải chăng các hoạt động tổ
chức học tập hiện tại chưa thu hút được sự tham gia của học sinh. Vì vậy cần có
các giải pháp hiệu quả nhằm thay đổi thực trạng đã nêu trên.
2.2. Nhu cầu mong muốn của học sinh khi tham gia hoạt động ngoại
khóa trong bộ mơn Giáo dục cơng dân tại trường THPT ......2
Để tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của học sinh trong quá trình tham gia học
tập các tiết học ngoại khóa trong mơn Giáo dục cơng dân bản thân đã thiết kế
câu hỏi số 3 trong phiếu khảo sát kết quả thu được: được trải nghiệm 78%, được
phát huy năng lực bản thân 72%, được rèn luyện các kĩ năng 65%, được giải tỏa
áp lực sau các giờ học 89%, được giao lưu, học hỏi, hợp tác với bạn bè 67%.
Biểu đồ nhu cầu mong muốn của học sinh khi tham gia hoạt động ngoại
khóa

Quan sát sơ đồ cho thấy học sinh rất trơng chờ và kì vọng vào hoạt động
ngoại khóa. Học sinh mong muốn được giảm các áp lực sau giờ học lên tới 89%.
Được trải nghiệm cũng là nhu cầu học sinh mong muốn khi có tới 78%. Được
phát huy năng lực bản thân, được rèn luyện các kĩ năng, được giao lưu học hỏi,
9


hợp tác với bạn bè đều thu được sự quan tâm rất lớn của học sinh chiếm tới trên
60%.
Vậy lý do tại sao ngoại khóa chưa phát huy được những ưu thế khi học sinh

mong muốn, nhu cầu và kì vọng vào các tiết học ngoại khóa nhiều như vậy?
3. Nguyên nhân
Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới hoạt động dạy học ngoại khóa chưa mang
lại hiệu quả cao bản thân đã thiết kế câu hỏi số 4 trong phiếu khảo sát. Kết quả
thu được có 52% học sinh cho rằng nội dung chưa phù hợp, 85% học sinh cho
rằng hình thức tổ chức hoạt động nhàm chán, 76% học sinh cho rằng chưa tạo cơ
hội cho các em được trải nghiệm, lí do khác 53%

Quan sát sơ đồ cho thấy có nhiều nguyên nhân khiến cho hoạt động ngoại
khóa chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Trong đó nguyên nhân do hình thức tổ
chức dạy học nhàm chán chiếm tới 85%, sau đó đến chưa tạo cơ hội cho các em
được trải nghiệm cũng chiếm tỉ lệ cao 76%. Những lí do thuộc về nội dung chưa
phù hợp và một số lí do khác cũng chiếm tỉ lệ cao trên 50%.
Từ kết quả phân tích ở trên giúp giáo viên có định hướng phù hợp, đúng đắn
trong việc đề ra các giải pháp phát huy hiệu quả trong dạy học ngoại khóa mơn
Giáo dục cơng dân tại trường THPT ......2.
Chương III. Các giải pháp tổ chức hoạt động dạy học ngoại khóa trong
mơn Giáo dục cơng dân tại trường THPT ......2
10


1.Các biện pháp nâng cao nhận của học sinh về hoạt động ngoại khóa
trong bộ mơn Giáo dục cơng dân
Để hoạt động dạy học ngoại khóa phát huy hiệu quả giáo viên cần quan tâm
tới nhận thức của học sinh. Bởi suy cho cùng mọi sự thay đổi kết quả trong học
tập phải xuất phát từ sự thay đổi trong nhận thức.
Giáo viên cần cung cấp cho học sinh biết được ngoại khóa cũng là một hoạt
động giáo dục, mà còn là hoạt động giáo dục quan trọng, bởi là hoạt động giáo
dục nên các em cần có thái độ nghiêm túc trong quá trình tham gia hoạt động
học tập.

Để thực hiện hoạt động học tập chủ đề ngoại khóa môn Giáo dục công dân,
mọi khâu chuẩn bị được tiến hành trước hai tuần khi tiết học ngoại khóa bắt đầu,
ví dục tiết ngoại khóa khối 10 thực hiện ở tuần 9, cuối tiết học tuần 7 giáo viên
đã bắt đầu triển khai nhiệm vụ. Chia nhóm, các nhóm bầu nhóm trưởng, báo cáo
họ tên nhóm trưởng cho giáo viên giảng dạy nắm. Giáo viên tiếp tục nêu yêu cầu
cần thực hiện trong chủ đề ngoại khóa sắp tới, giao nhiệm vụ cho các nhóm. Các
nhóm tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được giao trong thời gian ngoài các tiết
học.
Ở tuần học tiếp theo giáo viên yêu cầu các nhóm nạp bản kế hoạch quay
phim( mẫu ở phụ lục 3).
Tất cả các hoạt động trên đều được tiến hành nghiêm túc, đúng quy trình.
Học sinh sẽ nhận thức được đây là hoạt động học tập quan trọng thông qua
nhiệm vụ giáo viên giao phó, các yêu cầu cần thực hiện, các bước thực hiện, tính
nghiêm túc của vấn đề.
Ngồi ra để thực hiện được nhiệm vụ học tập giáo viên nêu ra cần khảo sát
xem học sinh có đủ điều kiện để thực hiện nhiệm vụ được giao. Vì vậy bản thân
đã thiết kế câu hỏi số 5 trong phiếu khảo sát. Kết quả thu được 100% học sinh
đều được trang bị điện thoại thơng minh có kết nối mạng.
Biểu đồ khảo sát tỉ lệ học sinh được trang bị điện thoại thông minh

11


Quan sát biểu đồ cho thấy 100% học sinh đã được gia đình trang bị điện
thoại thơng minh có kết nối mạng, đây là bước thuận lợi quan trọng cho kế
hoạch tổ chức các hoạt động dạy học ngoại khóa theo hình thức tổ chức mới.
Sau khi xác định được số liệu học sinh có điện thoại thơng minh có kết nối
mạng bản thân tiến hành tìm hiểu các em đang sử dụng điện thoại thơng minh
vào mục đích nào, để từ đó có định hướng đúng đắn phù hợp.
Tìm hiểu vấn đề này tôi đã thiết kế câu hỏi số 6 trong phiếu khảo sát. Kết quả

thu được 98% học sinh sử dụng điện thoại để nghe nhạc, 100% học sinh sử dụng
điện thoại để xem phim, 100% học sinh sử dụng điện thoại để vào các trang
mạng, 100% học sinh sử dụng điện thoại để chụp ảnh quay phim giải trí, 27%
hoc sinh sử dụng điện thoại phục vụ cho học tập, 79 % học sinh sử dụng để chơi
game. Kết quả khảo sát được thể hiện bằng biểu đồ sau
Biểu đồ sử dụng điện thoại của học sinh

Nhận xét: Qua biểu đồ cho thấy gần như 100% học sinh đều sử dụng điện
thoại phục vụ cho mục đích giải trí, số học sinh biết và có ý thức sử dụng điện
thoại vào mục đích học tập cịn q ít. Nếu có các phương pháp phù hợp kết hợp
giữa học tập và vận dụng điện thoại thông minh sẽ phát huy được nhiều ưu thế.
12


Vấn đề đặt ra là có phương pháp nào có thể kết hợp giữa việc sử dụng điện
thoại và hoạt động học tập của học sinh, để tăng hứng thú và kích thích ý thức
học tập.
2.Các bước thực hiện một chủ đề ngoại khóa mơn giáo dục cơng dân
Bước 1: Lựa chọn chủ đề( nội dung) ngoại khóa ở các khối lớp phù hợp
với đối tượng học sinh, điều kiện nhà trường, địa phương
Bước lựa chọn chủ đề là bước đầu tiên trong chuỗi hoạt động dạy học ngoại
khóa mơn Giáo dục công dân. Sự thành công của bước đầu tiên này quyết định
sự thành cơng của tồn bộ chuỗi hoạt động. Việc lựa chọn chủ đề liên quan trực
tiếp tới ý tưởng tổ chức hoạt động. Kinh nghiệm nhiều năm thực hiện dạy học
ngoại khóa cho thấy việc lựa chọn chủ đề không phù hợp sẽ không thu hút được
sự quan tâm tham gia của các em học sinh.
Việc lựa chọn chủ đề cần được thống nhất trong tổ/ nhóm chun mơn, đưa
vào kế hoạch hoạt động. Kết quả sau khi bàn bạc thảo luận thống nhất đã xác
định được nội dung và thời gian tiến hành các chủ đề ngoại khóa.
Đối với khối 10

Tiết ngoại khóa thứ nhất thực hiện ở tiết 9 chủ đề Bạo lực học đường
Tiết ngoại khóa thứ hai thực hiện ở tiết 18 chủ đề Bạo lực gia đình
Tiết ngoại khóa thứ 3 thực hiện ở tiết 25 chủ đề Tình yêu tuổi học trị
Tiết ngoại khóa thứ 4 thực hiện ở tiết 35 chủ đề Ma túy
Đối với khối 11
Tiết ngoại khóa thứ nhất thực hiện ở tiết 18 chủ đề thuốc lá trong trường học
Tiết ngoại khóa thứ hai thực hiện ở tiết 34 chủ đề buôn bán phụ nữ trẻ em ở
các huyện miền núi
Tiết ngoại khóa thứ 3 thực hiện ở tiết 35 chủ đề văn hóa học đường
Đối với khối 12
Tiết ngoại khóa thứ nhất thực hiện ở tiết 16 chủ đề an tồn giao thơng
Tiết ngoại khóa thứ hai thực hiện ở tiết 21 chủ đề công dân với các quyền tự
do cơ bản
Tiết ngoại khóa thứ 3 thực hiện ở tiết 35 chủ đề kể câu chuyện pháp luật

13


Sau khi chọn được chủ đề xác định mục tiêu về kiến thức, kĩ năng thái độ cho
mỗi chủ đề. Định hướng năng lực cần hướng tới. Tất cả nội dung này đều được
đưa vào kế hoạch hoạt động, triển khai ngay đầu năm học.
Bước 2:Chia nhóm giao nhiệm vụ.
Đây là bước quan trọng trong kế hoạch hoạt động ngoại khóa. Hoạt động
chia nhóm, giao nhiệm vụ học tập được tiến hành cuối tiết cách tiết ngoại khóa
hai tuần( ví dụ khối 10 tiết 9 ngoại khóa, chia nhóm, giao nhiệm vụ sẽ được tiến
hành cuối tiết 7), thời gian chia nhóm giao nhiệm vụ học tập sẽ được tiến hành
trong thời gian từ 5 đến 7 phút.
Chia nhóm: Có nhiều cách chia nhóm khác nhau mà bản thân đã áp dụng và
mang lại hiêu quả.
Cách một: chia theo tổ, cách chia này đảm bảo sự cân đối nam nữ, tỷ lệ học

lực học sinh, do tổ đã được giáo viên chủ nhiệm cân nhắc khi phân công.
Tuy vậy một năm học có nhiều tiết ngoại khóa vì vậy khơng thể áp dụng một
cách chia nhóm thống nhất mà cần có sự thay đổi luân phiên các nhóm để có em
có cơ hội hợp tác, trải nghiệm. Vì vậy bản thân đã áp dụng thêm một số cách
chia nhóm đều đã thu được thành công.
Cách hai: chia theo thứ tự sổ điểm, có cân nhắc nam nữ cân đối giữa các
nhóm.
Cách ba: chia nhóm theo bàn học
Cách bốn: chia theo thứ tự điểm danh: ví dục các em điểm danh 1,2,3,4 sau
đó lặp lại, kết thúc điểm danh những bạn có cùng số sẽ về một nhóm.
Mỗi một chủ đề ngoại khóa giáo viên áp dụng một cách chia khác nhau. Mục
đích việc ln phiên chia nhóm tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi,
hợp tác với nhiều bạn. Thông qua hoạt động này giúp các em phát triển năng lực
hợp tác tốt hơn.
Số lượng thành viên mỗi nhóm cũng cần được quan tâm đảm bảo sao cho
nhóm khơng q lớn, nhiều học sinh khơng có cơ hội được trải nhiệm hoặc
nhóm q nhỏ học sinh khơng thể hoàn thành nhiệm vụ học tập. Để học sinh
thực hiện tốt nhiệm vụ được giao có sản phẩm chất lượng bản thân đã tiến hành
chia mỗi nhóm 8 đến 12 thành viên, mỗi lớp có khoảng 3 đến 4 nhóm.
Giao nhiệm vụ: sau khi giáo viên chia nhóm các nhóm di chuyển đến chỗ
ngồi được quy định sẵn. Giáo viên yêu cầu các nhóm bầu nhóm trưởng, nhóm
trưởng cũng được luân phiên thay thế.
14


Giáo viên nêu chủ đề thực hiện trong tiết ngoại khóa và giao nhiệm vụ cho
các nhóm.
Mỗi nhóm xây dựng một đoạn phim ngắn 3 đến 5 phút về một tình huống có
vấn đề liên quan đến chủ đề được giao.
Yêu cầu các nhóm thảo luận xây dựng kịch bản phân công nhiệm vụ lựa chọn

thời gian địa điểm quay phim. Các nhóm xây dựng đoạn phim ngắn là các tính
huống có vấn đề trong trường học, gia đình hoặc xã hội kèm theo câu hỏi cho
các nhóm khác thảo luận về tình huống có trong đoạn phim nhóm mình xây
dựng.
Bước 3:Các nhóm triển khai thực hiện
Bước thực hiện nhiệm vụ này được tiến hành ngoài giờ học, trong thời gian
hai tuần, các nhóm lần lượt hồn thành các hoạt động được giao.
Các nhóm sau khi thành lập bước đầu tiên bầu nhóm trưởng
Nhóm trưởng chịu trách nhiệm điều hành nhóm
Thảo luận xây dựng ý tưởng cho đoạn phim
Nhóm trưởng phân cơng nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm
Nhóm thảo luận phân cơng thành viên viết, hồn thiện kịch bản
Nhóm thảo luận tiến hành phân vai
Lựa chọn địa điểm thời gian quay phim
Nạp báo cáo cho giáo viên góp ý
Hồn thiện kịch bản sau khi giáo viên góp ý
Quay phim
Chỉnh sửa cắt, ghép video
Hoàn thiện sản phẩm gửi giáo viên thẩm định.
Chỉnh sửa lại nếu cần thiết.
Bước 4: Các nhóm nạp bản kế hoạch thực hiện cho giáo viên
Sau một tuần các nhóm nạp bản kế hoạch theo mẫu(phụ lục 3).
Trong bản kế hoạch đảm bảo một số yêu cầu:
Thời gian quay phim.
Địa điểm quay phim.
15


Thành phần tham gia.
Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.

Dự kiến các cảnh quay.
Bước 5: Giáo viên xem xét, góp ý
Sau khi các nhóm gửi bản kế hoạch giáo viên xem xét, góp ý bổ sung cho các
nhóm.
Mục đích của hoạt động này giúp giáo viên nắm được tiến độ làm việc của
các nhóm, biết được nội dung học sinh dự định triển khai, thời gian địa điểm, từ
đó có những định hướng đúng đắn, phù hợp.
Bước 6: Trình kế hoạch quay phim lên ban lãnh đạo nhà trường phê
duyệt
Đây là bước cần thiết tạo cơ sở pháp lí cho hoạt động quay phim ngoại khóa
của học sinh, yêu cầu nhiều cảnh quay phải tiến hành ngoài trường vì vậy bước
này sẽ giúp quản lí học sinh khi nắm được lịch trình cũng như kế hoạch các
nhóm lớp.
Bước 7: Diễn xuất, dựng cảnh, quay phim
Sau khi được phê duyệt các nhóm/ lớp tến hành dựng cảnh quay phim.
Hoạt động này thu hút được sự quan tâm rất lớn của học sinh, cũng là hoạt
động thể hiện sự sáng tạo, linh hoạt của các nhóm. Thơng qua hoạt động này các
em được trải nghiệm, được phát triển các năng lực.
Các nhóm theo thời gian, địa điểm đã trình trong kế hoạch thưc hiện hoạt
động quay phim.
Sau khi hoàn thành các cảnh quay, chỉnh sửa, cắt ghép video
Gửi video hoàn thiện cho giáo viên
Bước 8: Thiết kế giáo án
Giáo án được thiết kế đảm bảo theo yêu cầu đổi mới
Phần một: khởi động
Mục tiêu của hoạt động tạo không khí hấn khởi, kích thích hứng thú học tập.
Thu hút sự quan tâm của học sinh ngay từ đầu tiết học.
Ngồi ra hoạt động dạy học ngoại khóa theo hình thức được áp dụng ở đây
học sinh hoàn toàn chủ động tham gia các hoạt động. Mỗi nhóm thứ tự lần lượt
trình bày sản phẩm mình đã chuẩn bị. Tuy vậy mỗi lớp có từ 3 đến 4 nhóm cho

16


nên để xác định được thứ tự các nhóm lên trình bày, giáo viên thơng qua hoạt
động khởi động để sắp xếp thứ tự tham gia trình bày sản phẩm và điều khiển
hoạt động thảo luận. Việc tổ chức trò chơi ngay phần khởi động ngồi tạo khơng
khí phấn khởi, hào hứng cịn xác định được thứ tự trình bày nội dung mà các em
đã chuẩn bị.
Giáo viên sử dụng một số trị chơi nhằm tạo khơng khí kích thích, hứng khởi.
Giáo viên nêu yêu cầu và luật chơi
Học sinh tham gia các trị chơi.
Phần hai: Hình thành kiến thức
Ở phần hoạt động này hoàn toàn là sự tham gia của học sinh, các nhóm thay
nhau lần lượt trình bày sản phẩm, điều khiển hoạt động thảo luận, chốt vấn đề
mà nhóm mình đưa ra.
Giáo viên chỉ chốt lại vấn đề, định hướng sau hoạt động của các nhóm.
Hoạt động luyện tập và vận dụng được kết hợp trong quá trình thực hiện hoạt
động hình thành kiến thức. Thơng qua các câu hỏi thảo luận tùy tình hình thực tế
hoạt động của các nhóm mà giáo viên chuẩn bị một số câu hỏi nhằm khai thác
sâu hơn kịch bản, vấn đề các nhóm đề cập.
Giáo viên cho học sinh bình chọn đạn phim hay nhất.
Hoạt động Tìm tịi mở rộng
u cầu học sinh nạp bản báo cáo cá nhân hiểu biết về chủ đề ngoại khóa đã
thực hiện.
Giáo án được thiết kế như sau
Ngày:
Tuần : 21
Tiết: 21
NGOẠI KHÓA CHỦ ĐỀ CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN


Lớp

: 12

Thời lượng dạy học: 1Tiết
I. VỀ MỤC TIÊU

1. Về kiến thức
Hiểu được nội dung các quyền tự do cơ bản của công dân
17


2. Về kÜ năng
- Biết thực hiện các quyền tự do cơ bản của công dân
- Biết phân biệt những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm
quyền tự do cơ bản của công dân
3. Về thái độ
- Có ý thức bảo vệ các quyền tự do cơ bản của mình và người khác
- Biết phê phán, đấu tranh với các hành vi xâm phạm tới các quyền tự do
cơ bản của mình
4. Các năng lực và phẩm chất hướng tới hình thành và phát triển ở học
sinh
Về phẩm chất: Thơng qua hoạt động góp hần hình thành phẩm chất
trung thực, trách nhiệm.
Về năng lực:
Năng lực chung:năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông,
năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề , năng lực sáng tạo,
năng lực tư duy độc lập.
Năng lực đặc thù môn GDCD: thông qua bài học sẽ góp phần hình thành,
phát triển cho học sinh như: Năng lực tự nhận thức tự điều chỉnh hành vi phù

hợp pháp luật và chuẩn mực đạo đức.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO CHỦ
ĐỀ

1. Phương pháp dạy học: Tổ chức hoạt động nhóm, xây dựng phim
ngắn, đóng vai, quay phim, giải quyết tình huống.
2. Hình thức dạy học chính: Làm việc theo nhóm.
III. THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Dùng các dụng cụ dạy học máy chiếu, điện thoại thơng minh, máy tính
IV. P HÂN CHIA NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG CHUẨN BỊ CHO
NGOẠI KHÓA
* Hoạt động 1
Chia nhóm, giao nhiệm vụ.
Mục tiêu chia nhóm phù hợp yêu cầu, học sinh nắm được nhiệm vụ,
hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu
18


Hình thành năng lực như giao tiế, hợ tác, giải quyết vấn đề, năng lực sáng
tạo
Thời gian thực hiện 5 phút, cuối tiết 19 theo phân phối chương trình
Cách thức tiến hành:
Giáo viên chia nhóm theo tổ
Các nhóm bầu nhóm trưởng, báo cáo họ tên nhóm trưởng cho giáo viên
nắm.
Giáo viên yêu cầu nhiệm vụ cho các nhóm.
Mỗi nhóm hãy xây dựng một đoạn phim ngắn từ 2 đến 5 phút về một tình
huống có vấn đề liên quan đến các quyền tự do cơ bản của công dân. Lồng câu
hỏi thảo luận về tình huống có vấn đề cho các nhóm cịn lại trả lời.
u cầu sau một tuần nạp bản kế hoạch quay phim cho giáo viên( theo

mẫu ở phụ lục 3).
Học sinh tiến hành phân chia nhiệm vụ xây dựng kịch bản, góp ý hồn
thiện, phân vai( thời gian tiến hành 1 tuần ngoài giờ học).
*Hoạt động 2 triển khai kế hoạch quay phim.
Mục tiêu hoàn thiện bản kế hoạch quay phim, thời gian 5 phút cuối tiết 2
theo phân phối chương trình.
Hình thành năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, năng
lực sáng tạo, năng lực tư duy độc lậ, năng lực tự nhận thức tự điều chỉnh hành vi
phù hợp pháp luật và chuẩn mực đạo đức.
Giáo viên yêu cầu các nhóm nạp bản kế hoạch theo mẫu(phụ lục 3).
Giáo viên xem xét, góp ý, chỉnh sửa nếu cần thiết.
Các nhóm tiến hành quay phim, cắt ghép chỉnh sửa, hoàn thiện đoạn phim
gửi cho giáo viên duyệt( thời gian thực hiện một tuần ngồi giờ học).
V.THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1 Khởi động
- Mục tiêu:
+ Tạo khơng khí vui vẻ trong lớp nhằm xác định thứ tự các đội tham gia
trình bày sản phẩm
+ Góp phần hình thành năng lực tư duy, năng lực hợp tác cho học sinh.
- Nội dung hoạt động:
+ Học sinh thực hiện trò chơi hát theo chủ đề
Thời gian thực hiện 7 phút
19


- Cách thức tiến hành hoạt động:
- Học sinh ngồi theo nhóm đã được phân chia từ trước, mỗi nhóm là một
đội chơi. Mỗi đội chọn một gói theo thứ tự trên màn hình. Sau khi chọn được
gói từ khóa trong thời gian 3 phút các nhóm sẽ hát được các đoạn trong bài hát
có từ khóa chọn được, đội nào trong thời gian 2 phút hát được nhiều đoạn

nhất(bài hát) đội đó sẽ dành chiến thắng.
Giáo viên chuẩn bị các từ khóa như là Mưa, Nắng, trời…
- Sản phẩm dự kiến
- Học sinh tha gia trị chơi nhiệt tình, sơi nổi.
- Lựa chọn được thứ tự trình bày sản phẩm đã chuẩn bị.
Hoạt động 2 tìm hiểu nội dung

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

• Hoạt động 1
Hoạt động trình chiếu phim và
thảo luận câu hỏi do các nhóm
xây dựng.
Mục tiêu học sinh nắm được
các quyền tự do cơ bản của
công dân thông qua các đoạn
phim ngắn được xây dựng
Hình thành năng lực giải quyết
vấn đề, năng lực tư duy độc
lập, năng lực sáng tạo, năng
lực giao tiếp và hợp tác
Thời gian thực hiện 30 phút
Cách thức tiến hành

Đại diện nhóm lên trình bày sản phẩm

Giáo viên yêu cầu đại diện Cả lớp xem video
các nhóm lên trình bày sản

Thảo luận về câu hỏi được đưa ra
phẩm
Thứ tự trình bày được
Đại diện các nhóm trả lời cẩu hỏi
xác định ở phần khởi động.

20


Các nhóm khác bổ sung nếu có
Nhóm trình chiếu giải trình, tranh luận.
Giáo viên chốt vấn đề,
nhận xét, kết luận.
Lặp lại quy trình như
trên cho đến khi các nhóm
trình chiếu xong sản phẩm.
* Hoạt động 2 bình
chọn sản phẩm tiêu biểu
Mục tiêu hoạt động
Học sinh đánh giá chéo
các sản phẩm đã được xây
dựng.
Hình thành, phát triển
năng lực tư duy độc lập.
Thời gian thực hiện 5
phút.
Cách thức tiến hành
hoạt động.
Giáo viên phát phiếu
cho học sinh bình chọn.

Yêu cầu hãy chọn một
sản phẩm có chất lượng nhất
giải thích vì sao.
• Hoạt động 3

Lặp lại quy trình trên cho đến khi các
nhóm trình chiếu xong sản phẩm

Học sinh tiến hành bình chọn sản
phẩm có chất lượng nhất, giải thích vì
sao

Học sinh hồn thành bản thu
hoạch ở nhà.

Giáo viên yêu cầu học sinh
viết bài thu hoạch về quyền tự
do cơ bản của cơng dân.
Hình thành năng lực sáng tạo,
tư duy độc lập.
Thời gian tiến hành giao
nhiệm vụ 3 phút.
Thời gian hoàn thành sau một
tuần.

21


Bước 9: Tổ chức hoạt động dạy học ngoại khóa
Giáo viên tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động, học sinh sau khi

tham gia phần khởi động lựa chọn được thứ tự các nhóm trình bày
Đại diện các nhóm lên trình chiếu video do nhóm mình xây dựng, điều khiển
hoạt động thảo luận, chốt vấn đề sau khi các nhóm khác có ý kiến
Thứ tự các nhóm khác đều tiến hành theo trình tự trên
Sau khi các nhóm hồn thành phần trình bày, giáo viên cho học sinh bình
chọn đoạn phim hay nhất.
Giáo viên chốt vấn đề, nhận xét ưu khuyết điểm, động viên tình thần sự nỗ
lực hồn thành tác phẩm của học sinh, động viên khích lệ những nhóm có nhiều
cố gắng.
Bước 10: Thơng tin truyền thơng
Sau khi các nhóm hồn thiện tác phẩm tiến hành hoạt động học tập, đối với
những tác phẩm được các bạn đánh giá cao sẽ được đăng lên trang trường để
tuyên truyền cũng như khích lệ tinh thần các em.
Bước 11: Khen thưởng và kỉ luật
Để thúc đẩy sự tham gia tích cực của học sinh giáo viên cần có quy định
khen thưởng và kỉ luật rõ ràng
Về hoạt động khen thưởng
Những đoạn phim được học sinh đánh giá cao sẽ được đăng lên trang trường
Sản phẩm các em thực hiện sẽ được tính điểm kiểm tra thường xuyên.
Những cá nhân có đóng góp tích cực được tun dương.
Về kỉ luật
Nhóm trưởng các nhóm khơng hồn thành nhiệm vụ chịu trách nhiệm trước
giáo viên giảng dạy.
Thành viên các nhóm khơng hồn thành nhiệm vụ nhóm trưởng báo cáo gửi
danh sách cho giáo viên chủ nhiệm và giáo viên giảng dạy
3. Các bước tổ chức hoạt động dạy học ngoại khóa
Bước 1: Tổ chức hoạt động khởi động
Mục đích hoạt động khởi động giúp tạo khơng khí hứng khởi cho các nhóm
học sinh. mặt khác giúp lựa chọn thứ tự các nhóm lên trình bày sản phẩm một
cách ngẫu nhiên.

22


Bản thân đã thiết kế một số trò chơi khởi động áp dụng vào các tiết dạy học
ngoại khóa như sau
Trị chơi 1: chuyền bóng
Giáo viên chuẩn bị sẵn một quả bóng có số thứ tự đặt trong một bưu thiếp
dính lên quả bóng
Giáo viên mở đoạn nhạc bài Việt Nam ơi các nhóm thay nhau chuyền bóng,
nhạc tắt quả bóng đang ở nhóm nào nhóm đó được quyền gỡ một phong bì trong
đó có số thứ tự, bắt được số nào chính là số thứ tự trình bày sản phẩm. và cứ tiếp
tục như vậy cho đến khi xác định được thứ tự các nhóm trình bày sản phẩm.
Trị chơi 2:
Giáo viên chuẩn bị hộp trong đó có in sẵn hình các con vật nêu quy tắc trị
chơi: mỗi đội cử một bạn lên bốc thăm, trong thăm có hình một con vật.
Nhiệm vụ của bạn bốc thăm bắt chước hành động của con vật để gợi ý cho
thành viên của nhóm mình đốn con vật đó là con nào. Sau ba lần gợi ý khi bắt
chước hành động mà đội mình vẫn khơng đốn được đó là con vật nào, cho phép
thành viên lên bốc thăm được hai lần bắt chước ngôn ngữ của con vật. kết thúc
5 gợi ý mà thành viên nhóm mình vẫn chưa đốn được cho phép các nhóm khác
được trả lời. Nhóm nào trả lời chậm nhất( dùng nhiều gợi ý nhất) sẽ là nhóm
trình bày đầu tiên.
Nhiệm vụ của học sinh: các nhóm cử đại diên lên bốc thăm. Bắt chước hành
động và ngơn ngữ lồi vật đó. Thành viên các nhóm suy nghĩ, dự đốn về con
vật và trả lời.
Q trình tham gia trị chơi đội nào đốn ra chậm nhất sẽ trình bày sản phẩm
đầu tiên. Cứ như vậy các đội thay nhau tham gia trị chơi.
Phần chơi này vơ cùng hứng thú, học sinh tham gia một cách hào hứng. Như
vậy ngay từ đầu tiết học đã thu hút được sự tham gia của học sinh nhiệt tình tích
cực, tạo khơng khí phấn khởi là khởi đầu rất tốt cho một tiết học

Lưu ý đối với giáo viên khi tổ chức trò chơi, nên lựa chọn những con vật gần
gũi cuộc sống, tạo thuận lợi cho học sinh dễ bắt chước hành động, ngơn ngữ có
như vậy trị chơi mới thành cơng.
Trị chơi thứ ba: Hát theo chủ đề
Cách thức tổ chức: Giáo viên yêu cầu các nhóm tập trung về chỗ ngồi được
quy định sẵn. Giáo viên chiếu lên màn từ khóa, trong thời gian 2 phút các nhóm
hát được nhiều câu( bài hát) có từ khóa đó sẽ dành chiến thắng. Giáo viên có thể
chọn các từ khóa gần gũi, dễ hát như : Mưa, Nắng, Trời, Anh, Em…
23


Bước 2: Đại diện thứ tự các nhóm lên trình bày sản phẩm(thứ tự trình
bày được xác định ở trị chơi phần khởi động) điều khiển buổi thảo luận.
Đây là hoạt động trọng tâm của dạy học ngoại khóa. Là hoạt động minh
chứng cho sự thành công của dạy học ngoại khóa trong mơn Giáo dục cơng dân
tạo trường THT ......2.
Mỗi nhóm cử đại diện nhóm mình lên trình bày sản phẩm( trình chếu video),
cuối mỗi đoạn phim có câu hỏi thảo luận, nêu yêu cầu, thời gian thảo luận sau
khi xem video.
Cho thời gian cho các nhóm cịn lại thảo luận về câu hỏi được nêu ra.
Điều khiển cuộc thảo luận.
Các nhóm có thể tương tác với nhau( tranh luận) để làm sáng tỏ vấn đề.
Nhóm trình bày chốt lại vấn đề được nêu ra trong tình huống.
Thứ tự các nhóm lần lượt trình bày theo trình tự nêu trên.
Bước 3:Các nhóm khác thảo luận câu hỏi được nêu ra trong tình
huống( clip đã được xây dựng), trả lời câu hỏi thảo luận chủ đề được nhóm
phụ trách nêu ra.
Sau khi xem đoạn phim các nhóm thảo luận về câu hỏi được nêu ra, nhóm
trưởng điều khiển hoạt động của nhóm, ghi lại ý kiến các thành viên, cử đại diện
trình bày ý kiến( trả lời câu hỏi).

Bước 4: Nhóm phụ trách trình chiếu điều khiển hoạt động thảo luận
chốt vấn đề, giải trình
Sau khi các nhóm trả lời câu hỏi được nêu ra sau trong đoạn phim được xây
dựng, nhóm phụ trách điều khiển phần thảo luận chốt lại vấn đề.
Bước 5: Giáo viên nhận xét, tổng kết hoạt động
Sau khi các nhóm hành thành trình chiếu, điều khiển thảo luận, chốt vấn đề.
Giáo viên nhận xét, tổng kết hoạt động. cho các nhóm bình chọn sản phẩm có
chất lượng nhất.
Giáo viên căn cứ vào sự bình chọn của học sinh để cho điểm, như một hình
thức động viên, khen thưởng.
Bước 6: Hoạt động tiếp nối
Giáo viên yêu cầu học sinh viết bản thu hoạch hiểu biết về chủ đề ngoại
khóa.
4.Giải pháp đối với học sinh
24


Để thay đổi phương pháp hình thức dạy học ngoại khóa mơn Giáo dục cơng
dân, đầu tiên cần thay đổi tư duy, suy nghĩ ý thức của học sinh về hoạt động
ngoại khóa.
Mặt khác hoạt động ngoại khóa mơn Giáo dục công dân học sinh cần được
trang bị điện thoại thơng minh, có kết nối mạng, phần này theo khảo sát 100 %
học sinh được trang bị điện thoại thông minh có kết nối mạng.
Học sinh được cung cấp các kiến thức cơ bản về tin học liên quan đến quay
phim, cắt chỉnh sửa vi deo. Phần kiến thức này được cung cấp thông qua bộ môn
Tin học.
Khi phân chia nhóm giáo viên cần lưu ý trong nhóm có các thành viên đam
mê am hiểu tin học đặc biệt là các phần sáng tạo liên quan đến công nghệ thông
tin.
5.Giải pháp đối với giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục công dân

Giáo viên dạy học bộ môn thực sự là người tâm huyết, bởi hoạt động dạy học
theo hình thức tổ chức được đề cập như trên giáo viên bộ mơn Giáo dục cơng
dân nhiệt tình, tích cực hướng dẫn học sinh tham gia thực hiện nhiệm vụ, định
hướng cho học sinh khi cần. Đặc biệt hoạt động quay phim, lựa chọn cảnh quay,
giáo viên cần giám sát để hỗ trợ học sinh thực hiện tốt nhiệm vụ.
Như vậy để có các sản phẩm là những thước phim do học sinh tự biên kịch,
đạo diễn, tự vào vai diễn xuất đỏi hỏi giáo viên cũng vừa là nhà biên kịch, đạo
diễn, diên viên. Bởi giáo viên cũng cần cùng học sinh am hiểu, động viên chia
sẻ, hỗ trợ kịp thời với các nhóm học sinh.
Giáo viên cần dành nhiều thời gian hơn để quan tâm hướng dẫn học sinh thực
hiện nhiệm vụ chuẩn bị cho hoạt động dạy học ngoại khóa.
6.Giải pháp đối với ban lãnh đạo nhà trường
Quan tâm tới hoạt động đổi mới dạy học, động viên khích lệ, tạo điều kiện
thuận lợi cho giáo viên được thử nghiệm các hình thức dạy học thích hợp.
Do hoạt động dạy học theo hình thức, phương pháp này cần yêu cầu về cơ sở
vật chất như trang bị ti vi hoặc máy chiếu. Nhà trường có kế hoạch trang bị ti vi
có kết nối mạng ở các lớp học, máy chiếu đầy đủ phục vụ nhu cầu học tập. Máy
tính có kết nối mạng cho học sinh tham gia cắt ghép, chỉnh sửa video.
7.Giải pháp đối với giáo viên chủ nhiệm
Hiểu được ý nghĩa của hoạt động dạy học ngoại khóa trong mơn Giáo dục
cơng dân nói riêng và các hoạt động dạy học ngoại khóa nói chung, động viên,
tạo điều kiện, khích lệ các em học sinh tham gia.
25


×