Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Trình bày Chủ trương “kháng chiến kiến quốc” của Đảng. Liên hệ những kết quả đạt được trong việc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ kép là phát triển kinh tế và phòng, chống dịch bệnh Covid19 trong tình hình hiện nay?”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.85 KB, 18 trang )

Câu hỏi tiểu luận: “ Trình bày Chủ trương “kháng chiến kiến quốc”
của Đảng. Liên hệ những kết quả đạt được trong việc Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ kép là phát
triển kinh tế và phịng, chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình
hiện nay?”


Mục Lục
Mở đầu.................................................................................................3
Nội dung...............................................................................................4
1. Hoàn cảnh lịch sử.......................................................................4
1. Nội dung chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương về “kháng
chiến kiến quốc”...............................................................................6
2. Triển khai chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương về
“kháng chiến kiến quốc”.................................................................7
a) Nội dung chính........................................................................7
b) Kinh tế tài chính:.....................................................................7
c) Văn hóa (Diệt giặc dốt)..........................................................8
d) Qn sự - ngoại giao................................................................9
3. Kết quả........................................................................................9
4. Liên hệ trong việc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực
hiện đồng thời hai nhiệm vụ kép là phát triển kinh tế và phòng,
chống dịch bệnh Covid-19.............................................................10
Kết luận..............................................................................................13
Tài liệu tham khảo.............................................................................14


Mở đầu
Sau thắng lợi vĩ đại của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai,
chủ nghĩa xã hội đã trở thành một hệ thống thế giới, phong trào giải
phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ


Latinh. Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân trong các nước tư
bản chủ nghĩa phát triển cao trong đó có Việt Nam.
Cách Mạng tháng Tám thành công đã đem lại cho cách mạng Việt
Nam thế lực mới. Đảng ta từ một đảng hoạt động bất hợp pháp trở
thành đảng cầm quyền, nhân dân ta được giải phóng khỏi cuộc đời nơ
lệ, trở thành người làm chủ đất nước. Mặc dù mới ra đời nhưng chúng
ta đã phải đứng trước những khó khăn, thách thức tưởng chừng khó
vượt qua của thù trong, giặc ngồi và những khó khăn về kinh tế, chính
trị, văn hố, xã hội,... mà chế độ thực dân phong kiến để lại. Nước ta
còn nằm trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc và các chính quyền
phản động.
Vì vây, các cơ quan lãnh đạo của Đảng phải có hình thức ban hành
nghị quyết phù hợp, linh hoạt, bảo đảm lãnh đạo kịp thời công cuộc
đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền non trẻ. Ngày 25-11-1945,
Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”.
Chỉ thị là tuyên bố quan trọng của Đảng trong việc giải quyết tình hình
đất nước và đề ra những nhiệm vụ mới.
Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng nước ta đã vượt qua muôn vàn
khó khăn, thách thức của nước ta thời kì đổi mới. Vì vậy, Chỉ thị kháng
chiến kiến quốc được nhiều đề tài, sách báo đề cập tới như Đại cương
1


lịch sử việt Nam. Giáo trình lịch sử Đảng, tạp chí trên các West sai
Đảng Cộng sản.vn, Tạp chí cộng sản,… Để tìm hiểu thêm về quá trình
xây dựng đất nước trong thời kì này và những hệ quả của chỉ thị nên
em đã chọn cứu đề tài: “Chủ trương “kháng chiến kiến quốc” của
Đảng. Liên hệ những kết quả đạt được trong việc Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ kép là phát triển kinh
tế và phịng, chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình hiện nay?”


Nội dung
1. Hồn cảnh lịch sử
Sau Cách mạng Tháng Tám, chính quyền nhân dân vừa mới được
thành lập đã phải đương đầu với những khó khăn, thử thách rất nghiêm
trọng. Đất nước bị các thế lực đế quốc, phản động bao vây và chống
phá quyết liệt.
Cuối tháng 8 - 1945, theo thoả thuận của Đồng minh ở Hội nghị
Pốtxđam (Posdam), gần 20 vạn quân của chính phủ Tưởng Giới Thạch
ồ ạt kéo vào nước ta từ vĩ tuyến 16 trở ra làm nhiệm vụ giải giáp quân
đội Nhật. Theo chúng là lực lượng tay sai phản động trong hai tổ chức
"Việt quốc" (Việt Nam quốc dân Đảng) và "Việt cách" (Việt Nam cách
mạng đồng minh hội). Vào Việt Nam, quân Tưởng Giới Thạch còn ráo
riết thực hiện âm mưu tiêu diệt Đảng ta, phá tan Việt Minh, đánh đổ
chính quyền cách mạng, lập chính quyền phản động tay sai của chúng.
Đằng sau quân Tưởng là đế quốc Mỹ đang nuôi dã tâm đặt Đông

2


Dương dưới chế độ "uỷ trị", một trá hình của chế độ thuộc địa kiểu
mới của Mỹ.
Phía Nam vĩ tuyến 16, quân đội Anh với danh nghĩa quân Đồng
minh giải giáp quân đội Nhật đã đồng loã và tiếp tay cho thực dân
Pháp quay lại Đông Dương. Ngày 23-9-1945, được quân Anh giúp sức,
thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược
nước ta lần thứ hai.
Trên đất nước ta lúc đó cịn có khoảng 6 vạn quân Nhật đang chờ
giải giáp. Một số quân Nhật đã thực hiện lệnh của quân Anh, cầm súng
cùng với quân Anh dọn đường cho quân Pháp mở rộng vùng chiếm

đóng ở miền Nam.
Lúc này, các tổ chức phản động "Việt quốc", "Việt cách", Đại Việt ráo
riết hoạt động. Chúng dựa vào thế lực bên ngoài để chống lại cách
mạng. Chúng quấy nhiễu, phá rối, cướp của, giết người, tuyên truyền,
kích động một số người đi theo chúng chống lại chính quyền cách
mạng và địi cải tổ Chính phủ lâm thời và các bộ trưởng là đảng viên
cộng sản phải từ chức. Chúng lập chính quyền phản động ở Móng Cái,
Yên Bái, Vĩnh Yên. Chưa bao giờ trên đất nước ta có mặt nhiều thù
trong, giặc ngồi như lúc này.Trong lúc đó, ta cịn phải đối mặt với
những thách thức nghiêm trọng về kinh tế, xã hội. Nạn đói ở miền Bắc
do Nhật, Pháp gây ra chưa được khắc phục. Ruộng đất bị bỏ hoang.
Cơng nghiệp đình đốn. Hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, ngoại
thương đình trệ. Tình hình tài chính rất khó khăn, kho bạc chỉ có 1,2
triệu đồng, trong đó quá nửa là tiền rách. Ngân hàng Đơng Dương cịn
nằm trong tay tư bản Pháp. Qn Tưởng tung tiền quốc tệ và quan kim
3


gây rối loạn thị trường. 95% số dân không biết chữ, các tệ nạn xã hội
do chế độ cũ để lại hết sức nặng nề.
Trong những năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám, nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà chưa có nước nào cơng nhận và đặt quan hệ ngoại
giao với Chính phủ ta. Đất nước bị bao vây bốn phía, vận mệnh dân tộc
như "ngàn cân treo sợi tóc". Tổ quốc lâm nguy!
Trước tình hình đó, Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã
tỉnh táo và sáng suốt phân tích tình thế với 2 khả năng:
+ Đành mất chính quyền quay về kiếp sống nơ lệ.
+ Củng cố và bảo vệ chính quyền non trẻ
Từ chiều hướng phát triển của các trào lưu cách mạng trên thế giới
và sức mạnh mới của dân tộc là cơ sở để vạch ra chủ trương và giải

pháp đấu tranh giữ vững chính quyền, bảo vệ nền độc lập tự do.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, uy tín và địa vị của Liên Xô được
nâng cao trên trường quốc tế. Phong trào cách mạng giải phóng dân tộc
có điều kiện phát triển, trở thành một dòng thác cách mạng. Phong trào
dân chủ và hịa bình cũng đang vươn lên mạnh mẽ. ở trong nước, chính
quyền nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ đã được kiến
lập có hệ thống từ Trung ương đến cơ sở. Nhân dân lao động đã làm
chủ vận mệnh của dân tộc. Lực lượng vũ trang nhân dân đang phát
triển. Toàn dân tin tưởng và ủng hộ Việt Minh, ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí
Minh. Dưới sự lãnh đạo khéo léo của Đảng, của Hồ Chí Minh - vị lãnh
tụ tối cao của dân tộc, tồn dân, tồn qn đồn kết một lịng trong mặt
trận dân tộc thống nhất, quyết tâm giữ vững nền độc lập tự do của dân
tộc.
4


Sau ngày tuyên bố độc lập, Chính phủ lâm thời đã nêu ra những
việc cấp bách nhằm thực hiện ba nhiệm vụ lớn: diệt giặc đói, diệt giặc
dốt, diệt giặc ngoại xâm. Ngày 25-11-1945, Ban Chấp hành Trung
ương ra Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc”. Chỉ thị nhận định tình hình
thế giới và trong nước, chỉ rõ những thuận lợi cơ bản và những thử
thách lớn lao của cách mạng nước ta. Trung ương Đảng xác định: Tính
chất của "cuộc cách mạng Đông Dương lúc này vẫn là cuộc cách mạng
dân tộc giải phóng". Cuộc cách mạng ấy chưa hồn thành vì nước ta
chưa hồn tồn độc lập. Khẩu hiệu của ta lúc này vẫn là "Dân tộc trên
hết, Tổ quốc trên hết". Phân tích âm mưu của các đế quốc đối với
Đông Dương, Trung ương nêu rõ "kẻ thù chính của ta lúc này là thực
dân Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng". Vì
vậy phải "lập Mặt trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm
lược". Mở rộng Mặt trận Việt Minh nhằm thu hút mọi tầng lớp nhân

dân; thống nhất Mặt trận Việt - Miên - Lào; kiên quyết giành độc lập tự do - hạnh phúc cho dân tộc.
Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” nêu ra 4 nhiệm vụ chủ yếu của
nhân dân cả nước ta lúc nay là "củng cố chính quyền, chống thực dân
Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho nhân dân". “

1. Nội dung chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương
về “kháng chiến kiến quốc”.
Về chỉ đạo chiến lược: Đảng xác định mục tiêu phải nêu cao của
cách mạng Việt Nam lúc này vẫn là dân tộc giải phóng, khẩu hiệu lúc
5


này là: “dân tộc trên hết, tổ quốc trên hết”, nhưng không phải là giành
độc lập mà giữ vững độc lập.
Về xác định kẻ thù: Đảng phân tích âm mưu của các nước đế quốc
đối với Đông Dương và chỉ rõ “ kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân
Pháp xâm lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng”.
Về phương hướng nhiệm vụ: Đảng nêu lên bốn nhiệm vụ chủ yếu
và cấp bách cần khẩn trương thực hiện là: “ củng cố chính quyền,
chống thực dân pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống cho
nhân dân”. Đảng chủ trương kiên kì nguyên tắc thêm bạn bớt thù, thực
hiện khẩu hiệu “ Hoa -Việt thân thiện” đối với quân đội Tưởng Giới
Thạch và “độc lập về chính trị, nhân nhượng về kinh tế” đối với Pháp.

2. Triển khai chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương
về “kháng chiến kiến quốc”.
a) Nội dung chính
- Tổng tuyển cử bầu quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa. Ngày 6 tháng 1 năm 1946, báo chí xuất bản hơm đó đều
dành vị trí trang trọng nhất, giới thiệu cuộc tổng tuyển cử đầu tiên

trong lịch sử dân tộc.
- Ra hiến pháp 9/11/1946: ghi lấy những thành tích vẻ vang của
Cách mạng và xây dựng trên những nguyên tắc dưới đây:
+ Đoàn kết toàn dân, khơng phân biệt giống nịi, gái trai, giai cấp,
tơn giáo.
+ Đảm bảo các quyền tự do dân chủ.
+ Thực hiện chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt của nhân dân.
6


b) Kinh tế tài chính:
- Diệt giặc đói:
“Tơi xin các cụ phụ lão thi đua đốc thúc con cháu hăng hái tham
gia mọi công việc, các cháu nhi đồng thi đua học hành và giúp việc
người lớn, đồng bào phú hào thi đua mở mang doanh nghiệp, đồng
bào công nông thi đua sản xuất, đồng bào trí thức và chuyên mơn thi
đua sáng tác, phát minh, nhân viên chính phủ thi đua tận tụy làm việc,
phụng sự nhân dân, bộ đội thi đua giết giặc”. “Tơi đề nghị với Chính
phủ là phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất… Tôi đề nghị mở
một cuộc lạc quyên. Mười ngày một lần, tất cả đồng bào chúng ta nhịn
ăn một bữa. Gạo tiết kiệm được sẽ góp lại và phát cho người nghèo”.
-Hồ Chí MinhNgười đã khởi xướng, đề xuất và gương mẫu thực hiện phong trào
hũ gạo cứu đói, với nghĩa cử cao đẹp mỗi tuần nhịn ăn một bữa, cùng
với phong trào ''Tuần lễ vàng''. Hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ
tịch, ở khắp các địa phương trên cả nước, Mặt trận Việt Minh và các
đoàn thể cứu quốc vận động nhân dân hưởng ứng lời kêu gọi. Một
phong trào quyên góp, tổ chức “ngày đồng tâm”, “hũ gạo cứu đói”...
được phát động mạnh mẽ. Trên tinh thần “tình làng nghĩa xóm”, hoạn
nạn có nhau, chỉ sau một thời gian ngắn số lương thực cứu đói thu
được khá nhiều, giải quyết kịp thời nhu cầu bức thiết của đời sống

nhân dân.
Đất nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển, đẩy mạnh
sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước, khơng vì thế mà
chúng ta coi nhẹ mặt trận nông nghiệp. Thấm nhuần tư tưởng của
7


Người, trong hoàn cảnh thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp những
năm gần đây, vấn đề an ninh lương thực luôn được Đảng và Nhà nước
ta quan tâm đặc biệt. Những lời dạy của Bác về sản xuất nông nghiệp
đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
- Phát động “tuần lễ vàng”, “ tuần lễ đồng” ủng hộ quỹ độc lập.
Để khắc phục khó khăn trước mắt về tài chính, Chính phủ động
viên nhân dân xây dựng “Quỹ độc lập”, hưởng ứng “Tuần lễ vàng” và
đến tháng 1-1946, phát hành tiền Việt Nam, xây dựng nền tiền tệ độc
lập.
Phong trào xây dựng "Quỹ độc lập" được phát động đầu tiên tại Hà
Nội. Đông đảo nhân dân Thủ đô đã hưởng ứng nhiệt liệt. Chỉ trong
mấy tuần đầu tháng 9 năm 1945, nhân dân Thủ đơ đã đóng góp được
trên 50 vạn đồng. Vẫn trong khuôn khổ chủ trương xây dựng "Quỹ độc
lập", Chính phủ mở tiếp "Tuần lễ vàng", bắt đầu từ ngày 16-9-1945 với
mục đích "thu góp số vàng trong nhân dân và nhất là của các nhà giàu
để dùng vào những việc khẩn cấp và việc quan trọng nhất của chúng ta
lúc này, nhất là việc quốc phòng". "Tuần lễ vàng" ở Hà Nội khai mạc
ngày 16-9-1945. Ban tổ chức "Tuần lễ vàng" ở Hà Nội có mời Chủ tịch
Hồ Chí Minh đến dự lễ khai mạc, song vì bận nên Người khơng đến
được, nhưng Người có bức thư ngỏ cùng đồng bào cả nước. Thư của
Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên báo Cứu quốc ngày 17-9-1945, có
đoạn: "Tơi tin rằng, tồn quốc đồng bào, nhất là các nhà giàu có,
trong sự quyên giúp này sẽ xứng đáng với sức hy sinh phấn đấu của

các chiến sĩ ái quốc trên các mặt trận". Tinh thần yêu nước của nhân
dân đã thể hiện bằng hành động cụ thể trong Tuần lễ vàng.
8


c) Văn hóa (Diệt giặc dốt).
Bình dân học vụ là phong trào xóa nạn mù chữ trong tồn dân,
được Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động
ngày 8/9/1945 (sắc lệnh 19/SL và 20/SL) ngay sau khi Việt Nam giành
được độc lập. Phong trào này nằm giải quyết "giặc dốt" - một trong các
vấn đề cấp bách nhất của Việt Nam lúc bấy giờ (chỉ sau "giặc đói").
Trong suốt thời Pháp thuộc, hơn 90% dân Việt Nam mù chữ, đây là
một trong các quốc nạn. Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày 3
tháng 9 năm 1945 tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị mở chiến
dịch "Chống nạn mù chữ", vì "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu".

d) Quân sự - ngoại giao.
- Đội Việt Nam giải phóng quân thành lập (5-1945) được chuyển
thành Vệ quốc đoàn (9-1945) và thành Quân đội quốc gia (22-5-1946).
- Cuối 1945, lực lượng tự vệ ở xã, huyện phát triển với số lượng
hàng vạn người.
- Thúc đẩy , động viên toàn dân cùng nhau tham gia kháng chiến .

3. Kết quả.
Về chính trị xã hội: Đã xây dựng được nền móng cho một chế độ
xã hội mới - chế độ dân chủ nhân dân với đầy đủ các yếu tố cấu thành
cần thiết. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp được thành lập thông
qua phổ thông bầu cử. Hiến pháp dân chủ nhân dân được Quốc hội
thông qua và ban hành. Bộ máy chính quyền từ trung ương đến các
9



làng, xã và các cơ quan tư pháp, tòa án, các cơng cụ chun chính như
Vệ quốc đồn, Cơng an nhân dân được thiết lập và tăng cường. Các
đoàn thể nhân dân như Mặt trận Việt Minh, Hội liên hiệp quốc dân
Việt Nam, Tổng Cơng đồn Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
được xây dựng và mở rộng. Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Xã hội
Việt Nam được thành lập.
Về kinh tế văn hóa: Đã phát động phong trào tăng gia sản xuất,
cứu đói, xóa bỏ các thứ thuế vô lý của chế độ cũ, ra sắc lệnh giảm tô
25%, xây dựng ngân quỹ quốc gia. Các lĩnh vực sản xuất được phục
hồi. Cuối năm 1945, nạn đói cơ bản được đẩy lùi, năm 1946 đời sống
nhân dân được ổn định và có cải thiện. Tháng 11-1946, giấy bạc “Cụ
Hồ” được phát hành. Đã mở lại các trường lớp và tổ chức khai giảng
năm học mới. Cuộc vận động tồn dân xây dựng nền văn hóa mới đã
bước đầu xóa bỏ được nhiều tệ nạn xã hội và tập tục lạc hậu. Phong
trào diệt dốt, bình dân học vụ được thực hiện sôi nổi. Cuối năm 1946
cả nước có thêm 2.5 triệu người biết đọc, biết viết.
Về bảo vệ chính quyền cách mạng: Ngay từ khi thực dân Pháp nổ
súng chiếm Sài gòn và mở rộng phạm vi chiếm đóng ra các tỉnh Nam
Bộ, Đảng đã kịp thời lãnh đạo nhân dân Nam bộ đứng lên kháng chiến
và phát động phong trào Nam tiến chi viện Nam Bộ, ngăn không cho
quan Pháp đánh ra Trung Bộ. Ở miền Bắc, bằng chủ trương lợi dụng
mâu thuẫn trong nội bộ kẻ thù, Đảng và Chính Phủ ta đã thực hiện
sách lược nhân nhượng với quân đội Tưởng và tay sai của chúng để
giữ vững chính quyền, tập trung lực lương chống Pháp ở miền Nam.
Khi Pháp-Tưởng ký hiệp ước Trùng Khánh (28-2-1946), thỏa thuận
10



mua bán quyền lợi với nhau, cho Pháp kéo quan ra miền Bắc, Đảng
mau lẹ chỉ đạo chon giải pháp hịa hỗn, dàn xếp với Pháp để buộc
qn Tưởng phải rút về nước. Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946, cuộc đàm
phán ở Đà Lạt, ở Phôngtenơbờlô, Tạm ước 14-9-1946 đã tạo điều kiện
cho nhân dân ta có thêm thời gian để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu
mới.

4. Liên hệ trong việc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ kép là
phát triển kinh tế và phòng, chống dịch bệnh
Covid-19.
Đại dịch Covid-19 đang là vấn đề nóng được cả thế giới quan tâm vì
sự tác động của nó gây ảnh hưởng tồn diện, sâu rộng đến tất cả quốc
gia, hiện vẫn diễn biến phức tạp. Kinh tế tồn cầu rơi vào suy thối
nghiêm trọng. Việt Nam là một quốc gia có độ mở nền kinh tế lớn, hội
nhập quốc tế sâu rộng, cũng chịu nhiều tác động của dịch bệnh Covid19. Mặc dù nước ta đã có sự kiểm sốt dịch bệnh thành cơng bước
đầu, nhưng Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến tất cả các lĩnh vực
kinh tế - xã hội, gây gián đoạn chuỗi cung ứng sản xuất và lưu thơng
hàng hóa, một số ngành như: xuất, nhập khẩu, hàng không, du lịch,
dịch vụ lưu trú, ăn uống, y tế, giáo dục, lao động, việc làm bị tác động
trực tiếp; nhiều doanh nghiệp phá sản, giải thể, tạm dừng hoạt động,
thu hẹp quy mô, v.v.

11


Như chúng ta đã biết, đại dịch COVID-19 do virus SARS-CoV2 gây ra là loài vi sinh vật thuộc họ Coronavirus. Họ virus này gồm
nhiều chủng gây viêm mũi họng cấp nhẹ (cảm thường) ở người và
động vật. Tuy nhiên, chủng SARS-CoV-2 được nghi ngờ có nguồn
gốc từ virus corona trên động vật hoang dã đã biến đổi để lây truyền

sang người. Việt Nam bắt đầu có những ca nhiễm bệnh đầu tiên vào
ngày 23/1/2020. Tính đến đầu tháng 7 Việt Nam 21.312 ca nhiễm
bệnh trong 90 người tử vong và 8.022 người đã khỏi bệnh.
Tuy Việt Nam là một trong số ít các nước kiểm sốt tốt dịch Covid19, nhưng vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nền kinh tế. Quý I
năm 2020, tốc độ tăng trưởng đạt 3,82%, q II giảm cịn 0,39%, q
III tăng trở lại đạt 2,62%, đưa con số tăng trưởng của 9 tháng năm
2020 lên 2,12%. Mặc dù tăng trưởng vẫn là một con số dương, nhưng
đây là mức tăng trưởng dương nhưng lại là mức tăng trưởng thấp nhất
co với các kì của các năm trong giai đoạn 2011-2020.
Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê về tác động của dịch
Covid-19 tới doanh nghiệp cho thấy, với 126.565 doanh nghiệp tham
gia trả lời, có tới 85,7% số doanh nghiệp bị tác động bởi dịch Covid19. Trong đó, khu vực cơng nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ
chịu nhiều tác động nhất từ dịch Covid-19 với tỷ lệ doanh nghiệp bị
tác động lần lượt là 86,1% và 85,9%; trong khi khu vực nơng, lâm,
thủy sản chịu ảnh hưởng ít hơn với 78,7%. Một số ngành kinh tế có tỷ
lệ doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 cao, điển
hình như các ngành: hàng khơng 100%, dịch vụ lưu trú 97,1%, dịch
vụ ăn uống 95,5%, hoạt động của các đại lý du lịch 95,7%, giáo dục
12


và đào tạo 93,9%, các ngành dệt may, sản xuất da, các sản phẩm từ da,
sản xuất các sản phẩm điện tử, sản xuất ơ tơ đều có tỷ lệ trên 90%.
Dịch vụ, du lịch là ngành phản ánh rõ nét nhất các ảnh hưởng từ đại
dịch Covid-19. Các lĩnh vực như: du lịch, vận tải (nhất là vận tải hàng
khơng) có mức sụt giảm mạnh, chủ yếu do việc hạn chế đi lại và giãn
cách xã hội.
Đến quý III 2020, Đảng và nhà nước đã làm tốt nhiệm vụ bạn hành
các chỉ thị chống dịch và tuyên truyền tốt đến tồn thể người dân tình
hình dịch bệnh đã được ổn định các ngành dịch vụ, các hoạt động xã

hội được dần dần phục hồi kèm theo nên kinh tế cũng dần ổn định.
Mặc dù chính phủ khơng lơ là trong việc phòng chống dịch bệnh
nhưng vẫn còn những thiếu sót do ý thức người dân nên đến đầu năm
2021 bát đầu xuất hiện các ca cộng động khiến cả nước rơi vào tình
trạng báo động. Có thể nói đây là đợt dịch báo động nhất của Việt
Nam từ khi đại dịch bùng phát đến giờ. Để đảm bảo an toàn cho toàn
xã hội Đảng và nhà nước đã đậy mạnh q trình phóng chống dịch
bệnh, thực hiện cách ly với các tình, thành phố có nhiều ca mắc và là ổ
dịch.
Cùng với sự cấp bách của việc phòng chống dịch, các chỉ thị đã
được Đảng và nhà nước ban hành như chỉ thị số 15, chỉ thị số 16, chỉ
thị số 19, chị thị số 21,…. Áp dụng với từng vùng có mức độ bùng
phát dịch khác nhau, đồng thời cũng quan tâm tới việc phát triển kinh
tế. Bắc Giang, Bắc Ninh được coi là 2 ổ dịch lớn của đợt dịch này
nhưng lại là 2 tình có mức độ tăng trưởng lớn về GDP và kinh tế do có
13


nhiều khu cơng nhiệp và có nguồn cung nơng sản lớn. Nên mặc dù
phải thực hiện cách ly để bảo đảm an tồn và kìm hãm bùng phát dịch
bệnh nhưng vẫn được nới lỏng một số địa phương để không ảnh
hưởng kinh tế của người dân như: huy động giải cứu nông sản, cho
phép một số khu công nghiệp, doanh nghiệp hoạt động nhưng phải
tuân thủ theo chỉ thị Đảng đề ra,…
Mặc dù tình hình dịch bệnh rất căng thẳng nhưng Đảng và nhà luôn
đông viên, kêu gọi, chấn an tinh thần của người dân. Đặc biệt đã phát
huy được tinh thần u nước, đồng lịng chống dịch thơng qua việc
ủng hộ các quy phòng chống dịch, các quy vacxin,… đặc biệt phải nói
đến các vị y, bác sĩ, những người khơng ngại khó khăn, gian khổ, nguy
hiểm lên tuyến đầu chống dịch và phòng dịch.

Nhờ những chỉ đạo sáng suốt và hiệu quả của Đảng mà nhà nước
cho đến nay dịch bệnh đã dần ổn định, nền kinh tế cũng không bị ảnh
hưởng nặng nề, cuộc sống của người dẫn cũng được đảm bảo.

14


Kết luận
Chủ trương “Kháng chiến-kiến quốc” đã soi sáng con đường đấu
tranh, củng cố và bảo vệ chính quyền của nhân dân ta. Nó thể hiện
một quy luật cách mạng - xây dựng chế độ mới phải luôn đi đôi với
bảo vệ chế độ mới. Từ đó tạo điều kiện để nước ta phát triển về mọi
lĩnh vực từ văn hóa đến kinh tế, từ chình trị đến qn sự. Nước ta đã
thốt được khỏi nạn đói, bắt đầu phát triển một nền nông nghiệp ổn
định. Tư tương của Đảng được thấm nhuần vào suy nghĩ của từng
người dân, nêu cao tinh thần đoàn kết và tinh thần yêu nước của dân
tộc Việt Nam. Có thể nói chủ trương “Kháng chiến-kiến quốc” là một
bước đi vô cùng quan trọng của Đảng, tạo tiền đề để đất nước ta tiền
hành quá độ lên chủ nghĩa xã hội sau năm 1954, xây dựng một nhà
nước “của dân, do dân và vì dân”, xây dựng một xã hội lý tưởng theo
mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như tồn thế nhân dân Việt
Nam.
Và nhờ có nên tảng vững chắc từ các chủ trương mà Đảng và
nhà nước đã phát huy tốt vai trị của mình trong mọi lĩnh vực nhất là
trong giai đoạn Đại dịch Covid-19. Càng củng cố thêm niềm tin vào
Đảng, tinh thần yêu nước, đại đoàn kết của người dân Việt Nam góp
phần xây dựng và phát triển Việt Nam ngày càng vững mạnh.

15



Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009, 2011, 2021), Giáo trình tư tưởng
Hồ Chí Minh, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Tồn tập, Nxb. Chính

4.

trị quốc gia, Hà Nội
/> />
5.

chien-kien-quoc-cua-djang-ngay-25-11-1945.html
/>
3.

van/Tac-dong-cua-dai-dich-Covid-19-den-tang-truong-kinh-teva-phat-trien-ben-vung-o-Viet-Nam-104
6. />7.
8. />9. />10. />


×