Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Trình bày định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn gắn với phát triển kinh tế tri thức. Liên hệ vấn đề giải quyết việc làm ở nông thôn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.16 KB, 18 trang )

Câu hỏi tiểu luận: “ Trình bày định hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa nơng nghiệp nơng thơn gắn với phát triển kinh tế tri thức. Liên
hệ vấn đề giải quyết việc làm ở nông thôn hiện nay ”

1


2


Tiểu luận Đường lối Đảng Cộng sản VIệt Nam

3


MỞ ĐẦU
Hiện nay trên thế giới đang diễn ra cuộc chạy đua phát triển kinh tế rất
sôi động, các nước nhanh chóng thực hiện các chính sách kinh tế nhằm
đưa kinh tế phát triển trong đó con người là vị trí trung tâm. Muốn vậy
các nước khơng cịn con đường nào khác là phải thực hiện cơng nghiệp
hố - hiện đại hố. Do vậy vấn đề cơng nghiệp hố là vấn đề chung
mang tính tồn cầu khiến mọi người đều phải quan tâm nghiên cứu nó.
Nước ta thuộc vào nhóm nước đang phát triển, nơng nghiệp cịn chưa
thốt khỏi phương pháp truyền thống lạc hậu để bước sang "văn minh
công nghiệp" hồn tồn. Do đó tiến hành cơng nghiệp hố - hiện đại hoá
là nội dung, phương thức, con đường phát triển nhanh đồng thời hiệu
quả nhất bây giờ. Đối với nước ta q trình cơng nghiệp hố cịn gắn
chặt với hiện đại hố, nó làm cho xã hội chuyển từ xã hội truyền thống
sang xã hội hiện đại làm biến đổi căn bản bộ mặt của xã hội trên tất cả
các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị...
Vấn đề nơng nghiệp, nơng thơn và nơng dân, vốn ít được tiếp cận nền


kinh tế tri thức, là một vấn đề lớn của q trình cơng nghiệp hóa đối với
tất cả các nước tiến hành cơng nghiệp hóa trên thế giới, bởi vì cơng
nghiệp hóa là q trình thu hẹp khu vực nông nghiệp, nông thôn và gia
tăng khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và đô thị.

4


Xuất phát từ thực tế đó, đồng thời thơng qua q trình học tập và
nghiên cứu mơn Đường lối Đảng cộng sản Việt Nam, em quyết định lựa
chọn thực hành đề tài “định hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
nơng nghiệp nông thôn gắn với phát triển kinh tế tri thức, giải quyết
vấn đề việc làm ở nông thôn” làm đề tài nghiên cứu.

NỘI DUNG
Lý luận định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp

I.

nơng thơn gắn với phát triển kinh tế tri thức.
I.1.

Tính cấp thiết của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp
nơng thơn gắn với phát triển kinh tế tri thức.

Ở Việt Nam, nông nghiệp luôn chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh
tế. Người Việt vốn coi trọng nghề nông, minh triết của người Việt coi
nông nghiệp là gốc của mọi thứ trong xã hội, “canh nông vi bản”. Ngày
nay nông nghiệp không chỉ giúp ổn định cuộc sống cho phần lớn dân cư
nông thôn , mà còn là nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội và ổn định

chính trị, tạo tiền đề để hiện thực hóa khát vọng cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước từ một quốc gia có nền nơng nghiệp cịn chưa phát
triển. Trong năm 2020, tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 khiến
nhiều ngành công nghiệp, dịch vụ bị đình đốn thì sản xuất nơng nghiệp
của Việt Nam vẫn phát triển, vẫn đảm bảo ổn định an ninh lương thực
5


trong nước và duy trì xuất khẩu nơng sản. Trong đó khu vực nơng thơn
chiếm tới 63% dân cư, 66% số hộ, 68% người làm việc; nông nghiệp
chiếm tỷ trọng 13.96% trong GDP (Tổng cục thống kê, 2019).
Tuy vậy, nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam đa số hiện vẫn tiến hành
phương pháp sản xuất nhỏ, trình độ thấp, cùng với đó là cơ sở vật chất,
kỹ thuật cịn lạc hậu, lao động xã hội đại bộ phận tập trung trong nơng
nghiệp, sản xuất nơng nghiệp cịn mang nặng tính tự cấp, tự túc và thu
nhập của nông dân thấp, đời sống cũng hết sức khó khăn. Trong khi đó,
nhiều nước trên thế giới đã đạt được một nền nông nghiệp phát triển ở
trình độ cao, với những bước tiến lớn trong cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa nơng nghiệp.
Đại hội X của Đảng chỉ rõ: "Chúng ta tranh thủ các cơ hội thuận lợi
do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn
q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Phải coi kinh tế tri thức
là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa".

I.2.

Thực trạng của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp nơng thơn Việt Nam.


I.2.1. Khái
-

niệm cơ bản

Khái niệm cơng nghiệp hóa, hiện đại hố: Là q trình chuyển đổi
căn bản, tồn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và
quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang
6


sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương
tiện với phương pháp tiên tiến, hiện đại, dựa trên sự phát triển
công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ nhằm tạo ra năng xuất
lao động xã hội cao”
- Khái niệm kinh tế tri thức: Là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra,
phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhất đối với sự phát
triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống.
I.2.2.

Nội dung cơ bản của q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
nơng nghiệp nơng thôn gắn với kinh tế tri thức

Đẩy mạnh công nghiệp hỏa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, giải
quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn:
Một là, về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn.
Vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân là một vấn đề lớn của q
trình cơng nghiệp hóa đối với tất cả các nước tiến hành công nghiệp hóa
trên thế giới, bởi vì cơng nghiệp hóa là q trình thu hẹp khu vực nơng
nghiệp, nơng thơn và gia tăng khu vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ

và đô thị.
Nông nghiệp là nơi cung cấp lương thực, nguyên liệu, lao dộng cho
công nghiệp và thành thị, là thị trường rộng lớn của công nghiệp và dịch
vụ. Nông thôn chiếm đa số dân cư ở thời điểm khi bắt đầu công nghiệp
7


hóa. Vì vậy, quan tâm đến nơng nghiệp, nơng dân và nơng thơn là một
vấn đề có tầm quan trọng hàng đầu của q trình cơng nghiệp hóa.
Trong những năm tới, định hướng phát triển cho quá trình này là:
- Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo
hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế
biến và thị trường, đẩy nhanh tiến độ khoa học - kỹ thuật và công nghệ
sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh
của nơng sản hàng hóa phù hợp đặc điểm từng vùng, từng địa phương.
- Tăng nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công
nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp.
Hai là, về quy hoạch phát triển nông thôn.
Khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển nơng thơn, thực hiện
chương trình xây dựng nơng thơn mới. Xây dựng các làng, xã, ấp, bản
có cuộc sống no đủ, văn minh, mơi trường lành mạnh.
Hình thành các khu dân cư đô thị với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
đồng bộ như thủy lợi, giao thông, điện, nước sạch, cụm công nghiệp,
trường học, trạm y tế, bưu điện, chợ,...
Phát huy dân chủ ở nông thôn đi đôi với xây dựng nếp sống văn hóa,
nâng cao trình độ dân trí, bài trừ các tệ nạn xã hội, hủ tục mê tín dị đoan,
bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội.
8



Ba là, giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn.
Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân, trước hết ở các
vùng có sử dụng đất nơng nghiệp để xây dựng các cơ sở công nghiệp,
dịch vụ, giao thông, các khu đô thị mới. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở
nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động làm nông nghiệp,
tăng tỷ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ. Tạo điều kiện để lao
động nơng thơn có việc làm trong và ngồi khu vực nơng thơn, kể cả đi
lao động nước ngồi.
Đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xóa đói, giảm nghèo, nhất là ở
vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
II.

Liên hệ vấn đề giải quyết việc làm ở nông thôn hiện nay.

II.1.

Thực trạng vấn đề việc làm ở nông thôn hiện nay.

Theo điều 13 của nước CHXHCN Việt Nam năm 1994 ghi: “Mọi hoạt
động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật nghiêm cấm được coi là
việc làm”.
Với khái niệm trên, các hoạt động được xác định là việc làm bao gồm:
− Làm những công việc được trả công dưới dạng tiền hoặc hiện vật.
− Những công việc tự làm để mang lại lợi ích cho bản thân hoặc tạo ra
thu nhập cho gia đình mình nhưng khơng được trả cơng cho cơng việc
đó.
9


Đối lập với việc làm, thất nghiệp là tình trạng có tính quy luật của nền

kinh tế thị trường. Theo tổ chức lao động quốc tế ILO, thất nghiệp là
tình trạng tồn tại của những người lao động muốn có việc làm nhưng
khơng tìm được việc làm vì những lý do ngồi ý muốn của họ, do đó
khơng có thu nhập. Như vậy, thất nghiệp là những người có khả năng lao
động, có nhu cầu lao động nhưng hiện tại khơng có việc làm, đang tích
cực tìm việc hoặc đang chờ đợi trở lại làm việc.
Thực tế ở nước ta trong quá trình chuyển sang cơ chế thị trường, giải
quyết tình trạng thất nghiệp ln là vấn đề bức thiết. Dưới giác độ chính
sách việc làm, để hạn chế thất nghiệp, chúng ta vừa phải tạo ra nhiều
việc làm mới vừa phải tránh tình trạng người lao động đứng trước nguy
cơ mất việc làm.
Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, tỷ lệ lao động có việc làm phi
chính thức quý II năm 2021 là 57,4%, cao nhất trong 3 năm trở lại đây.
Tỷ lệ lao động phi chính thức khu vực thành thị là 48,6%; khu vực nông
thôn là 64,5%.
Số lao động sản xuất tự sản tự tiêu quý II năm 2021 là 4,2 triệu người
(tăng gần 0,6 triệu người so với quý trước và 0,5 triệu người so với cùng
kỳ năm trước), số lao động này chủ yếu tăng ở khu vực nông thôn.
Tỷ lệ thất nghiệp chung của Hà Nội năm 2019 là 1,7% (trong đó tỷ lệ
thất nghiệp ở thành thị là 2,22%, tỷ lệ thất nghiệp vùng nông thôn là
1,16%).
10


Cơ cấu lực lượng lao động phân theo 2 khu vực thành thị và nơng thơn
có sự chênh lệch khá lớn. Nhìn chung, lực lượng lao động ở nước ta chủ
yếu tập trung ở khu vực nông thôn, chiếm khoảng gần 70%. Con số này
có xu hướng giảm qua các năm nhưng vẫn ở mức cao. Tuy nhiên, 80%
trong số này chưa qua đào tạo chuyên môn. Đặc điểm này là trở ngại lớn
cho lao động nơng thơn trong tìm kiếm việc làm.

Thời gian qua, mặc dù lực lượng lao động tăng cả về số lượng và trình
độ chun mơn, song vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra đối với lực lượng lao
động Việt Nam hiện nay, cụ thể:
Một là, lao động phân bổ không đều giữa các vùng: Các vùng đất rộng
có tỷ trọng lao động thấp (vùng trung du và miền núi phía Bắc chỉ chiếm
13,8% lực lượng lao động, Tây Nguyên chiếm 6,5% lực lượng lao
động), phân bổ lao động chưa tạo điều kiện phát huy lợi thế về đất đai,
tạo việc làm cho người lao động và tác động tích cực đến sự di chuyển
lao động từ các vùng nông thôn ra thành thị.
Hai là, chất lượng lao động thấp, chủ yếu là lao động nông nghiệp,
nông thôn, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển:
-

Nguồn cung lao động ở Việt Nam hiện nay luôn xảy ra tình trạng
thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động một số
ngành dịch vụ (ngân hàng, tài chính, thơng tin viễn thơng, du
lịch…) và cơng nghiệp mới. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn
11


thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và tác phong lao động cơng nghiệp
cịn yếu nên khả năng cạnh tranh thấp.
-

Tình trạng thể lực của lao động Việt Nam ở mức trung bình kém,
cả về chiều cao, cân nặng cũng như sức bền, sự dẻo dai, chưa đáp
ứng được cường độ làm việc và những yêu cầu trong sử dụng máy
móc thiết bị theo tiêu chuẩn quốc tế.

-


Kỷ luật lao động của người Việt Nam nói chung chưa đáp ứng
được u cầu đặt ra của q trình sản xuất cơng nghiệp. Một bộ
phận lớn người lao động chưa được tập huấn về kỷ luật lao động
công nghiệp. Phần lớn lao động xuất thân từ nông thôn, nông
nghiệp, mang nặng tác phong sản xuất của một nền nông nghiệp
tiểu nông, tùy tiện về giờ giấc và hành vi. Người lao động chưa
được trang bị các kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm, khơng
có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi ro, ngại phát huy sáng kiến
và chia sẻ kinh nghiệm làm việc.

Ba là, còn nhiều rào cản, hạn chế trong dịch chuyển lao động: Phần
lớn lao động di cư chỉ đăng ký tạm trú, khơng có hộ khẩu, gặp khó khăn
về nhà ở, học tập, chữa bệnh... trình độ học vấn của lao động di cư thấp
và phần đông chưa qua đào tạo nghề. Hầu hết các khu công nghiệp và
khu chế xuất – nơi sử dụng đến 30% lao động di cư khơng có dịch vụ hạ
tầng xã hội (ký túc xá, nhà trẻ, nhà văn hóa, đào tạo nghề, tham gia bảo
hiểm xã hội…), lao động di cư ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã
12


hội cơ bản. Tình trạng trên dẫn tới hậu quả là nguồn cung lao động
khơng có khả năng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của các vùng, các
khu công nghiệp, khu chế xuất.
II.2.

Giải quyết vấn đề việc làm ở nông thôn hiện nay.

- Đảng, Nhà nước tiếp tục có những chính sách kịp thời, nhằm đẩy
mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tạo thêm nhiều cơ hội về việc làm cho

lao động nông thôn. Trên cơ sở chủ trương của Đảng, chính sách của
Nhà nước, mỗi địa phương cũng cần có những chính sách thu hút các
nhà đầu tư trong và ngoài nước đến mở rộng sản xuất, phát triển kết cấu
hạ tầng, tận dụng thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế du lịch,
thương mại nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, đa
dạng hóa các hình thức sản xuất, kinh doanh nhằm thay đổi những tập
quán sản xuất nông nghiệp cịn lạc hậu của nơng dân.
- Tiếp tục nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo
trong việc nâng cao dân trí cho nhân dân và đào tạo nghề cho lao động
nông thôn; cần coi việc nâng cao trình độ cho lao động nơng nghiệp là
một điểm đột phá nhằm tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất nông
nghiệp. Việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn cần thiết thực, hiệu
quả, gắn với thực tiễn sản xuất của địa phương để nông dân vừa có thể
học nghề, vừa có thể áp dụng ngay vào sản xuất canh tác. Ngồi ra, cần
có những chính sách tích cực trong việc giới thiệu việc làm cho lao động
đã qua đào tạo, tìm đầu ra cho sản phẩm để những ngưòi đã tham gia
13


đào tạo nghề tích cực phát triển sản xuất, tạo việc làm cho bản thân và
cho ngước khác.
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và cơ giới hóa trong
nơng nghiệp. Trước hết, cần tăng quy mơ tích tụ ruộng đất theo hộ. Có
như vậy mới áp dụng được các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất,
lao động nông thôn sẽ ngày càng tiến dần đến nền sản xuất hiện đại.
Trong nông thôn, lao động trồng trọt có tính thời vụ rất rõ rệt, do đó hiện
tượng thiếu việc làm thể hiện rất rõ. Để hạn chế vấn đề này, cần phải đẩy
mạnh thâm canh tăng vụ, lựa chọn công thức luân canh hợp lý và đa
dạng hố các sản phẩm nơng nghiệp. Ngồi ra, cần chuyển lao động từ
nông nghiệp sang sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ bằng cách

phát triển kinh tế phi nông nghiệp với sự bổ sung của ngành chăn ni
và các ngành nghề phi nơng nghiệp. Đó là những ngành nghề góp phần
giải quyết nguồn lao động nhàn rỗi ở nông thôn, tăng thu nhập cho
người lao động.
- Kết hợp hài hòa giữa việc thu hồi đất nơng nghiệp của nơng dân với
việc chuyển đổi mơ hình sản xuất, phát triển sản xuất hàng hóa, dựa vào
thế mạnh của từng vùng để phát triển sản xuất nông nghiệp trên quy mơ
lớn. Cần phải kết hợp hài hịa giữa việc hiện đại hóa sản xuất với phát
triển theo hướng bền vững nhằm tạo cơ hội để lao động nông thôn vừa
phát triển được các ngành nghề truyền thống, vừa tiếp cận được nền sản
xuất hiện đại. Ngoài ra, cũng cần ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng trong
sản xuất, đầu tư khoa học - cơng nghệ, tích cực hỗ trợ nông dân về vốn,
14


kiến thức về thị trưịng, về hội nhập để nơng dân có thể sản xuất ra
những mặt hàng theo nhu cầu của thị trường, vừa đáp ứng nhu cầu tại
chỗ, vừa thúc đẩy sản xuất hàng hóa.

II.3.

Liên hệ bản thân

Đất nước ta đang trông chờ vào thế hệ trẻ, là một sinh viên khoa kinh
tế tôi nhận thức được điều này. Phải luôn trau rồi kiến thức, tận dụng
thời gian và nâng cao năng lực để theo kịp với sự tiến triển của nền kinh
tế đất nước đang trong thời kỳ đổi mới, một thế giới mới, thế giới của sự
văn minh, giàu có và cơng bằng.
Nhận thức được vị trí, vai trị của bản thân trong một nhiệm vụ mang
tính quốc gia như vấn đề giải quyết việc làm tại nông thôn đồng thời là

một người con sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nơng lâu đời,
em nhận thấy nhiệm vụ trước mắt là tập trung học tập nhằm phục vụ
những mục đích lớn hơn, một trong số đó là phát triển quê hương, mà
bản thân đã xác định từ trước.
- Định hướng nghề nghiệp mà trong đó có sự đam mê, u thích của
bản thân và phù hợp với khả năng của mình.
- Nghiêm túc học hành ngay khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường.
Sự nghiêm khắc trong quá trình học tập của bản thân sẽ giúp sinh viên tự
rèn luyện tính cách, kỹ năng giúp ích rất nhiều cho cơng việc sau này.
15


- Tiệp cận thông tin, học hỏi kinh nghiệm làm việc thực tế ngay trong
quá trình học tập.
Trên đây chỉ là một số hành động, mục tiêu học tập mà mỗi một sinh
viên nên thực hiện nhằm phát triển bản thân, và thậm chí có thể phát
triển q hương, đất nước sau này.

KẾT LUẬN
Qua nội dung trên, ta có thể thấy cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng
nghiệp, nơng thơn là nhiệm vụ chiến lược, có tầm quan trọng đặc biệt
hàng đầu của toàn Ðảng, toàn dân ta, cả trước mắt cũng như lâu dài.
Không thể đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
trong khi chưa thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Và đây cũng là khát vọng chính đáng của

16


đông đảo đồng bào ta ở nông thôn và của cả dân tộc ta nhằm giải quyết

vấn đề việc làm nông thôn.
Từ những nghiên cứu trên, em đã rút ra được tầm quan trọng của “
định hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn gắn với phát triển
kinh tế tri thức và vấn đề giải quyết việc làm ở nông thôn” để phát
triển bản thân sau này

17


Tài liệu tham khảo
1.

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Tồn tập. Nxb Chính trị

2.

quốc gia-Sự thật, Hà Nội, 2007
/>
3.
4.

5.
6.

6851/
Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ
/>Tổng cục thống kê
/>%90%E1%BA%B6NG%20THANH%20PH%C6%AF

7.


%C6%A0NG-%20LU%E1%BA%ACN%20A%CC%81N.pdf
/>
18



×