Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Trình bày định hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn gắn với phát triển kinh tế tri thức. Liên hệ vấn đề giải quyết việc làm ở nông thôn hiện nay?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.07 KB, 18 trang )

Câu hỏi tiểu luận: “Trình bày định hướng CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn
gắn với phát triển kinh tế tri thức. Liên hệ vấn đề giải quyết việc làm ở nơng thơn
hiện nay?”

Mục Lục
Mở đầu………………………………………………………….1
1. Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa gắn liền với phát tiễn kinh tế tri
thức…………………………………………………………………….2
1.1.Quan điểm của đảng về cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa ở nơng
thơn……………………………………………………….6
2. Liên hệ thực tiễn đề giải quyết vấn đề việc làm ở nông thôn và một số đề
xuất………………………………………………………………...8


Giải thích một số từ viết tắt
CNH- HĐH: Cơng nghiệp hóa- Hiện đại hóa
KTTT: Kinh tế tri thức

1


Mở đầu:
Trong thời buổi hội nhập hiện nay vấn đề hay định hướng phát triển
“Cơng nghiệp hóa- Hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn” và đi kèm
với đó là việc áp dụng nền Kinh tế tri thức luôn là vấn đề tối quan
trọng với Đảng và Nhà nước. Việc phát triển kinh tế vùng nơng thơn
ln liên tục gặp khó khăn do muôn vàn vấn đề mà phải nổi bật nhất
là về vấn đề nhận thức. Bên cạnh đó cịn có những vấn đề liên quan
đến đất đai mà nguyên nhân là do vấn đề vận hành của các cấp chính
quyền, trung ương. Karl Max đã từng cho rằng:” thế kỉ 21 xã hội sẽ
vận hành bằng nền Kinh tế tri thức” thế nhưng ở Việt Nam hiện nay,


việc phổ cập và áp dụng nền Kinh tế tri thức ở những vùng nơng thơn
đang gặp phải những khó khăn nhất định. Chính vì thế Đảng và Nhà
nước muốn phát triển, thay đổi phải luôn đưa ra những định hướng gọi
chung là “phát triển Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa đi kèm với phát
triển Kinh tế tri thức ở nông thôn”, những định hướng này luôn được
thay đổi qua từng thời kì thời nghị quyết hay những khóa họp đề có
thể phù hợp bắt kịp với thế giới nhưng cũng khơng qn là phải có sự
bền vững ở trong đó. Vậy hiểu rõ được những định hướng phát triển
của Đảng ta phải đi sâu vào vấn đề cốt lõi cùng tình hình của nước ta.
Bài viết tiểu luận dưới đây sẽ phần nào giải thích rõ hơn cho ta những
điều đó.
Dù đã nỗ lực và cố gắng nhưng do hạn chế về vốn kiến thức và
nguồn tài liệu nên nội dung của đề tài khơng thể tránh khỏi thiếu sót,
rất mong nhận được ý kiến đóng góp của người đọc và các thầy cơ để
bài viết được hồn thiện hơn.

1


1. Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa gắn liền với phát tiễn kinh
tế tri thức
Từ Đại hội Đảng lần thứ III, Đảng ta ln coi cơng nghiệp hóa (CNH)
là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội
(CNXH). Đảng ta xác định thực chất của CNH xã hội chủ nghĩa là
''Quyết tâm thực hiện cách mạng kỹ thuật, thực hiện phân công mới về
lao động xã hội là q trình tích lũy xã hội chủ nghĩa để không ngừng
thực hiện tái sản xuất mở rộng''. Quan điểm này tiếp tục được các kỳ
Đại hội Đảng tiếp theo củng cố và mở rộng.
CNH là một giai đoạn tất yếu của mỗi quốc gia. Đối với nước ta, từ
một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, muốn tiến lên CNXH, nhất thiết

phải trải qua CNH. Cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) giúp
phát triển lực lượng sản xuất, làm thay đổi căn bản công nghệ sản
xuất, tăng năng suất lao động. Đây là thời kỳ tạo tiền đề vật chất để
không ngừng củng cố và tăng cường vai trò của kinh tế nhà nước
trong điều tiết sản xuất và dẫn dắt thị trường. Đồng thời, CNH-HĐH
là động lực phát triển kinh tế-xã hội, tạo điều kiện tăng cường củng cố
an ninh-quốc phòng và là tiền đề cho việc xây dựng một nền kinh tế
độc lập, tự chủ, đủ sức tham gia một cách có hiệu quả vào sự phân
cơng và hợp tác quốc tế.
Trong q trình CNH-HĐH, nước ta có thuận lợi cơ bản là nước đi
sau, có thể học hỏi được kinh nghiệm thành cơng của những nước đi
trước và có cơ hội rút ngắn thời gian thực hiện quá trình này. Trước
đây, nước Anh thực hiện CNH đầu tiên, phải mất 120 năm; nước Mỹ
đi sau, chỉ mất 90 năm; sau nữa là Nhật Bản xuống còn 70 năm; và
2


các nước cơng nghiệp mới (NICs) có hơn 30 năm. Việt Nam thực thực
hiện quá trình này trong bối cảnh loài người đang bắt đầu chuyển sang
phát triển kinh tế tri thức (KTTT), với sự bùng nổ của tự động hóa,
cơng nghệ thơng tin, cơng nghệ gen, cơng nghệ nano, cơng nghệ vật
liệu mới... đúng như tiên đốn của C.Mác và Ph.Ăng-ghen từ giữa thế
kỷ XIX: ''Tri thức sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp''. Đây chính
là cơ hội lịch sử hiếm hoi mà thời đại tạo ra để các nước đi sau như
Việt Nam rút ngắn khoảng cách và đuổi kịp các nước đi trước. Việc
chuyển nền kinh nước ta sang hướng phát triển dựa vào tri thức trở
thành u cầu cấp thiết khơng thể trì hỗn.
Chính vì thế, tại Đại hội lần thứ IX, lần đầu tiên, Đảng ta đã ghi vào
văn kiện luận điểm quan trọng về phát triển KTTT ''Đi nhanh vào
công nghệ hiện đại ở những ngành và lĩnh vực then chốt để tạo bước

nhảy vọt về công nghệ và kinh tế, tạo tốc độ tăng trưởng vượt trội ở
những sản phẩm và dịch vụ chủ lực. Cơng nghiệp hóa gắn với hiện
đại hóa ngay từ đầu và trong suốt các giai đoạn phát triển. Nâng cao
hàm lượng tri thức trong các nhân tố phát triển kinh tế- xã hội, từng
bước phát triển KTTT ở nước ta''.1 Tới Đại hội X, việc phát triển
KTTT được thể hiện rõ với tư cách là một yếu tố cấu thành đường lối
CNH-HĐH đất nước: ''Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế
tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình CNHHĐH đất nước theo định hướng XHCN gắn với phát triển KTTT, coi
KTTT là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và CNH-HĐH. Phát triển
mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa
nhiều vào tri thức; kết hợp việc sử dụng vốn tri thức của con người
1 1, 2, 3. Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ môi trường trong thời kỳ
quá độ Nguyễn Thái Sơn - Tạp chí Cộng sản | Tư liệu văn kiện Đảng (dangcongsan.vn)

3


Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại” 2. Và Đại hội XI, với
định hướng chiến lược cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mơ hình tăng
trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng, sang phát triển hợp lý
giữa chiều rộng và chiều sâu, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả,
tính bền vững, Đảng ta tiếp tục khẳng định: ''phát triển mạnh khoa
học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hố,
hiện đại hố, phát triển KTTT, góp phần tăng nhanh năng suất, chất
lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh,
bền vững của đất nước” 3.
Từ một nền kinh tế nông nghiệp đi lên CNXH, trong bối cảnh tồn
cầu hóa, chúng ta phải tiến thành đồng thời hai q trình: Chuyển từ
nền kinh tế nơng nghiệp lên kinh tế công nghiệp (CNH-HĐH); chuyển
từ kinh tế nông-công nghiệp lên KTTT. Trong khi ở các nước đi trước,

đó là hai quá trình kế tiếp nhau, thì ở nước ta, tận dụng cơ hội là nước
đi sau, hai quá trình này được lồng ghép với nhau, kết hợp các bước đi
tuần tự với các bước phát triển nhảy vọt, tức là gắn CNH-HĐH với
phát triển KTTT.
Năm 2000, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương
(APEC) đưa ra định nghĩa: ''KTTT là nền kinh tế trong đó sự sản sinh
ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu nhất của sự tăng
trưởng, tạo ra của cải, tạo ra việc làm trong tất cả các ngành kinh tế''.
Khác với nền kinh tế công nghiệp, chủ thể là cơng nhân với các cơng
cụ cơ khí, cho năng suất lao động cao; còn nền KTTT, chủ thể là cơng
nhân trí thức với cơng cụ là tạo ra tri thức, quảng bá tri thức và sử
dụng tri thức. Phát triển KTTT nước ta là thực thi chiến lược vận dụng
2
3

4


tri thức mới vào tất cả các ngành kinh tế, làm tăng nhanh giá trị của
sản phẩm; giảm tiêu hao tài nguyên và lao động. Nước ta xác định,
KTTT là công cụ hàng đầu để rút ngắn thời gian thực hiện quá trình
CNH-HĐH.
Nội dung trung tâm của thực hiện CNH-HĐH gắn với phát triển
KTTT là lựa chọn để có thể bỏ qua một số thế hệ công nghệ trung
gian, đi thẳng vào công nghệ cao, công nghệ mới nhằm nhanh chóng
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành cơng
nghiệp dịch vụ có hàm lượng tri thức, giá trị gia tăng cao. Trong
''Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020, ngoài một số mục
tiêu khối lượng như: tăng trưởng GDP bình quân 7-8%/năm; GDP
bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD... còn có

một số chỉ tiêu về chất lượng, như là những nấc thang trên lộ trình
CNH-HĐH, phát triển KTTT. Cụ thể là: tỷ trọng các ngành công
nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% GDP; giá trị sản phẩm công
nghệ cao đạt 45% GDP; yếu tố năng suất tổng hợp đóng góp vào tăng
trưởng đạt 35%; giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 2,5-3%/năm;
giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống còn 30-35%...
Để đạt những chỉ tiêu trên điều tiên quyết là phải cơ cấu lại sản xuất
công nghiệp theo hướng tăng hàm lượng khoa học công nghệ và tỷ
trọng giá trị nội địa trong sản phẩm. Đồng thời phải sử dụng tri thức
mới để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành kinh tế mũi
nhọn như công nghệ thơng tin, khai khống, luyện kim, hóa chất, chế
biến nơng sản, năng lượng... và đẩy nhanh CNH-HĐH nông nghiệp,
nông thôn bằng cách đổi mới công tác đào tạo nhân lực, đưa tri thức
sản xuất, kinh doanh, tri thức khoa học công nghệ đến với người nông
5


dân; sử dụng công nghệ sinh học làm gia tăng giá trị các mặt hàng
nơng-lâm-thủy sản.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, nước ta có được sự lựa chọn rộng rãi để
tăng nhanh hàm lượng khoa học công nghệ trong sản phẩm. Chúng ta
cần phải đẩy mạnh việc sử dụng những tri thức mới của nhân loại
bằng nhiều hình thức khác nhau, như nhập khẩu trực tiếp công nghệ;
nhập khẩu công nghệ gián tiếp qua thu hút đầu tư; mua bằng sáng chế
hay mời chuyên gia nước ngoài vào làm việc. Nhưng điều quan trọng
hơn, ngồi phần nhập khẩu cơng nghệ cứng như nói ở trên, cần chủ
động học hỏi và nhập khẩu những công nghệ mềm như công nghệ
quản lý, kinh nghiệm sử dụng nhân tài, đổi mới thể chế kinh tế... và
đổi cách cải tiến để thích nghi với điểu kiện nước ta. Công nghệ và tri
thức của nhân loại sau một thời gian luôn bị thay thế bởi cơng nghệ và

tri thức mới, do đó việc tiếp cận với chúng là liên tục và khơng có
điểm dừng. Đây là điều kiện để chúng ta rút ngắn quá trình CNHHĐH gắn với việc vận dụng tri thức mới vào tất cả các ngành kinh tế.
Như trên đã nói, chúng ta phải đồng thời lồng ghép 2 qua trình là
CNH-HĐH và phát triển KTTT, do đó phải kết hợp các bước đi tuần
tự với các bước phát triển nhảy vọt, với các đề xuất sau:
Một là, xây dựng 2 trung tâm quốc gia về công nghệ cao ở Hà Nội và
TP. Hồ Chí Minh. Hiện nay ở Hà Nội chúng ta có Khu cơng nghệ cao
Hịa Lạc, Quận 9 ở Tp.Hồ Chí Minh và Khu cơng nghệ cao Đà Nẵng
Hai là, đẩy nhanh quá trình xây dựng thị trường khoa học-công nghệ
theo hướng mọi tri thức, công nghệ đều được trao đổi, mua bán,

6


chuyển giao thuận lợi trên thị trường, được nuôi dưỡng bằng tinh thần
cạnh tranh bình đẳng.
Ba là, sử dụng cơng cụ tín dụng và thuế nhằm khuyến khích các
doanh nghiệp bỏ qua các thế hệ công nghệ trung gian, đi thẳng vào
các công nghệ tiên tiến, công nghệ cao.
Bốn là, tạo mơi trường thuận lợi để các tập đồn xun quốc gia
không chỉ đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất mà còn xây dựng cả cơ sở
đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực chất lượng cao, thành thạo kỹ năng
nghề nghiệp.
Năm là, khuyến khích du học sinh ra nước ngồi học tập và có chính
sách đãi ngộ thích đáng để thu hút số du học sinh này về nước làm
việc hay lập nghiệp.
Sáu là, cần có một chiến lược phát triển khoa học-cơng nghệ với
những bước đi thích hợp. Ở giai đoạn đầu, hướng về sự tiếp cận, tiếp
thu, chuyển giao cơng nghệ mới, trong đó ưu tiên xây dựng các khu
công nghệ cao cấp vùng để thu hút cơng nghệ mới. Hình thành một số

cơ sở nghiên cứu-ứng dụng đủ sức tiếp thu, cải tiến công nghệ và sáng
tạo công nghệ mới gắn sản xuất kinh doanh. Giai đoạn tiếp theo sử
dụng cơ chế tài chính khuyến khích đối tác nước ngoài hợp tác với cơ
sở trong nước trong phát triển cơng nghệ mới. Trên nền tảng đó, tạo ra
năng lực nghiên cứu nội sinh giúp các nhà khoa học và cơ sở sản xuất
trong nước tiến tới vận dụng và làm chủ những công nghệ và tri thức
mới của nhân loại.
1.1. Quan điểm của Đảng về Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa ở
nơng thơn
7


Trong quá trình lãnh đạo đất nước, với nhận thức sâu sắc về đặc điểm
của nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền nông nghiệp lạc hậu,
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định tầm quan trọng của nơng
nghiệp, nơng dân, nơng thơn. Cơng nghiệp hố, hiện đại hố (CNHHĐH) nơng nghiệp, nơng thơn là một chủ trương lớn của Đảng nhằm
thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập
cho dân cư nông thôn, tạo tiền đề để giải quyết hàng loạt các vấn đề
chính trị - xã hội của đất nước, đưa nơng thơn nước ta tiến lên trình độ
văn minh, hiện đại.
Chủ trương CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng ta được
hình thành và phát triển khá sớm trong quá trình đổi mới đất nước. Từ
Hội nghị Trung ương bảy (khoá VII), Đảng ta đã xác định những nội
dung cơ bản của CNH- HĐH. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
của Đảng (tháng 6-1996) mở đầu thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đã
quyết định và chỉ đạo phải coi trọng và đẩy mạnh CNH- HĐH nông
nghiệp, nơng thơn. Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IX của Đảng
(2001) nêu rõ: “Con đường CNH- HĐH của nước ta cần và có thể rút
ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt”.
Đối với nông nghiệp, nông thôn, “tăng cường sự chỉ đạo và huy động

các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh CNH- HĐH nông nghiệp và
nông thôn” 4. Đặc biệt Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành trung
ương Đảng khóa IX ra quyết định về Đẩy nhanh CNH- HĐH nông
nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 – 2010. Đến Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X của Đảng (4-2006) chủ trương tranh thủ cơ hội thuận
lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút
44,5: Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, tr. 88..

8


ngắn quá trình CNH- HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức,
coi kinh tế tri thức là xu hướng tất yếu của nền kinh tế. Đại hội cũng
khẳng định “Đẩy mạnh CNH- HĐH nông nghiệp và nông thôn, giải
quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thơn và nơng dân” 5 . Đại
hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục nhấn mạnh: “Phát
triển nơng nghiệp tồn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững,
phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới. Trên cơ sở tích tụ đất
đai, đẩy mạnh cơ giới hóa, áp dụng cơng nghệ hiện đại (nhất là cơng
nghệ sinh học); bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi; phát triển kinh tế
hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã nơng nghiệp, vùng chun mơn
hóa, khu nông nghiệp công nghệ cao, các tổ hợp sản xuất lớn” 6.
Như vậy, qua các kỳ Đại hội và các Nghị quyết của Đảng, có thể thấy
sự phát triển trong tư duy lãnh đạo của Đảng qua mỗi thời kỳ: từ phát
triển tồn diện kinh tế nơng thơn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm
vụ quan trọng để ổn định tình hình kinh tế - xã hội (1991); đến CNHHĐH nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông
nghiệp, nông thôn và nông dân (2006). Phát triển nơng – lâm – ngư
nghiệp tồn diện theo hướng CNH- HĐH gắn với giải quyết tốt vấn đề
nông dân, nơng thơn (2011)… Việc xác định vị trí quan trọng của

nông nghiệp, nông thôn và nông dân trong quá trình hiện đại hóa đất
nước là thực tế khách quan. Với tỷ lệ lớn cư dân nông thôn Việt Nam
hiện nay, khơng có sự giàu có của nơng dân thì khơng có sự giàu có
của đất nước, khơng có hiện đại hóa nơng thơn thì khơng
có HĐH quốc gia.
56: Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, tr. 195 – 196
6

9


Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta xác định CNH- HĐH nông nghiệp,
nông thôn là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình CNHHĐH đất nước; là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế
xã hội, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phịng, phát
huy bản sắc văn hố dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái.
Mục tiêu tổng quát và lâu dài của CNH- HĐH nông nghiệp, nông thôn
được Đảng ta xác định là: Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn
diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hố lớn, có năng
suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững
chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Xây dựng
nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh
tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát
triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông
thôn ổn định, giàu bản sắc văn hố dân tộc; dân trí được nâng cao, môi
trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nơng thơn dưới sự
lãnh đạo của Đảng được tăng cường. Không ngừng nâng cao đời sống
vật chất, tinh thần của dân cư nơng thơn, hài hồ giữa các vùng, tạo sự
chuyển biến nhanh hơn ở các vùng cịn nhiều khó khăn; nơng dân
được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên tiến

trong khu vực và đủ bản lĩnh chính trị, đóng vai trị làm chủ nơng thơn
mới.
2. Liên hệ thực tiễn để giải quyết vấn đề việc làm ở nông

thôn và một số đề xuất
Trong thời buổi hội nhập như ngày nay, giải quyết việc làm là một vấn
đề kinh tế - xã hội có tính tồn cầu, là mối quan tâm của nhiều quốc
gia trên thế giới. Ở nước ta, giải quyết việc làm cho lao động là một
10


nhiệm vụ trọng tâm đã được Đảng, Nhà nước rất quan tâm và giải
quyết. Tại nhiều kỳ Đại hội Đảng vấn đề giải quyết việc làm cho lao
động ở nông thôn đã được đề cập đến, cụ thể tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI của Đảng cộng sản Việt Nam đã đưa ra nghị quyết:
“Tập trung giải quyết vấn đề việc làm và thu nhập cho người lao động,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân” 7 Trong những
năm qua, Đảng và Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách
giải quyết việc làm cho người lao động, với định hướng phát triển nền
kinh tế theo hướng CNH-HĐH đã tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới
cho người lao động. Tuy nhiên trong quá trình CNH-HĐH cũng làm
nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc, trong đó có vấn đề người lao động mất
việc, thiếu việc làm đang và sẽ diễn biến rất phức tạp, cản trở quá
trình vận động và phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy, giải quyết việc
làm là yếu tố quyết định phát huy yếu tố con người, ổn định phát triển
kinh tế, làm lành mạnh xã hội, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của
nhân dân; là vấn đề nóng bỏng cấp thiết của từng địa phương, nhất là
những địa phương chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và đang
chuyển đổi cơ cấu theo hướng CNH-HĐH nông nghiệp nơng thơn.
Chính vì lẽ đó, nên kinh tế tri thức (KTTT) luôn được ưu tiên phải

phát triển vận hành song song với chủ trương CNH-HĐH và vấn đề
việc làm ở nông thôn, để từng ngày những người dân ở các vùng nông
thôn luôn được phổ cập những kiến thức, những cơng nghệ tiên tiến
của nước ngồi và áp dụng vào sản xuất ni trồng cũng như cơ khí
hóa các hoạt động chân tay góp phần tăng sản lượng, năng suất đầu ra
và nhẹ bớt gánh nặng cơng việc góp phần đưa cuộc sống của những
người nông dân ngày một tiến gần hơn với đô thị và tạo ra mặt bằng
77: Chương 12, tr. 321

11


chung những lao động chất lượng như ở các vùng nông thôn tại các
nước phát triển khác. Hiện nay, ở những khu cơng nghiệp cơng nghệ
cao có các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư đã thu hút được một số
lượng lớn những nhân công, lao động đến và làm việc tại các xí
nghiệp, nhà máy trong các khu cơng nghiệp đó nhiều xí nghiệp nước
ngồi cịn tận dụng cơ hội đó để xuất khẩu nhân cơng của nước ta
sang nước họ để làm việc và quản lý tạo điều kiện lớn cho những đồng
ngoại tệ được đưa vào nước ta. Nhưng chỉ như thế thơi thì vẫn chưa
đủ và cũng chỉ là phương án thức thời nên theo định hướng phát triển
của Đảng và nước để phát triển kinh tế nông thôn đi kèm với nền
KTTT một cách lâu dài tơi xin có những đề xuất sau:
Thứ nhất, phát triển nơng nghiệp tồn diện theo hướng hiện đại, hiệu
quả, bền vững, phát huy lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới.
Chuyển dịch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo
hướng tạo ra giá trị gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế
biến và thị trường; thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa,
đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và cơng nghệ sinh học vào sản
xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp đặc

điểm từng vùng, từng địa phương. Sớm khắc phục tình trạng mong
muốn về đất canh tác của các hộ nơng dân, khuyến khích việc dồn
điền đổi thửa, cho thuê, góp vốn cổ phần bằng đất; phát triển các khu
nông nghiệp công nghệ cao, vùng trồng trọt và chăn nuôi tập trung,
doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ gắn với hình thành các ngành
nghề, làng nghề, hợp tác xã, trang trại, tạo ra những sản phẩm có thị
trường và hiệu quả kinh tế cao.

12


Trên cơ sở tích tụ đất đai, đẩy mạnh cơ giới hố, áp dụng cơng nghệ
hiện đại (nhất là cơng nghệ sinh học); bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật
nuôi; phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã nơng
nghiệp, vùng chun mơn hố, khu nông nghiệp công nghệ cao, các tổ
hợp sản xuất lớn.
Thứ hai, phát triển lâm nghiệp toàn diện, bền vững, trong đó chú
trọng cả rừng sản xuất, rừng phịng hộ và rừng đặc dụng; tăng diện
tích trồng rừng và độ che phủ rừng trên cơ sở khuyến khích các thành
phần kinh tế cùng tham gia đầu tư. Có cơ chế, chính sách hỗ trợ để
người dân có thể sống, làm giàu từ trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; hình
thành các tổ hợp trồng rừng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến
lâm sản và phát triển các vùng rừng chuyên môn hoá bảo đảm đáp ứng
ngày càng nhiều hơn nguyên liệu trong nước cho công nghiệp chế
biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ, giấy. Thực hiện tốt chương trình bảo
vệ và phát triển rừng; đổi mới chính sách giao đất, giao rừng, bảo đảm
cho người làm nghề rừng có cuộc sống ổn định và được cải thiện. Phát
triển rừng nguyên liệu gắn với cơng nghiệp chế biến lâm sản có công
nghệ hiện đại.
Thứ ba, phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ sản đa dạng theo quy hoạch,

phát huy lợi thế từng vùng gắn với thị trường; coi trọng hình thức ni
cơng nghiệp, thâm canh là chủ yếu đối với thuỷ sản nước ngọt, nước
lợ và nước mặn; gắn nuôi trồng với chế biến bảo đảm vệ sinh, an toàn
thực phẩm. Đẩy mạnh việc đánh bắt hải sản xa bờ với ứng dụng cơng
nghệ cao trong các khâu tìm kiếm ngư trường, đánh bắt và hiện đại
hoá các cơ sở chế biến thuỷ sản. Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng,
cơ sở dịch vụ phục vụ nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, xuất khẩu thuỷ
13


sản. Coi trọng khâu sản xuất và cung cấp giống tốt, bảo vệ môi
trường, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu.
Áp dụng công nghệ sinh học vào công tác ni trồng, đánh bắt, tự
động hóa dây chuyền các chuỗi xuất khẩu.
Thứ tư, khẩn trương xây dựng các quy hoạch phát triển nơng thơn,
thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn mới; xây dựng các làng,
xã, ấp, bản có cuộc sống no đủ, văn minh, mơi trường lành mạnh.
Hình thành các khu dân cư đơ thị hóa với kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội đồng bộ như thủy lợi, giao thông, điện, nước sạch, cụm công
nghiệp, trường học, trạm y tế, bưu điện, chợ. Quy hoạch phát triển
nơng thơn và phát triển đơ thị và bố trí các điểm dân cư. Phát triển
mạnh công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường.
Triển khai chương trình xây dựng nơng thơn mới phù hợp với đặc
điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai
đoạn; giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hố tốt đẹp của
nơng thơn Việt Nam. Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.
Tạo môi trường thuận lợi để khai thác mọi khả năng đầu tư vào nông
nghiệp và nông thôn, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp nhỏ và vừa,
thu hút nhiều lao động. Thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ nhà ở
cho người nghèo và các đối tượng chính sách, chương trình nhà ở cho

đồng bào vùng bão, lũ; bố trí hợp lý dân cư, bảo đảm an tồn ở những
vùng ngập lũ, sạt lở núi, ven sông, ven biển. Phát huy dân chủ ở nông
thôn đi đôi với xây dựng nếp sống văn hóa, nâng cao trình độ dân trí,
bài trừ các tệ nạn xã hội, hủ tục, mê tín dị đoan, bảo đảm an ninh, trật
tự an tồn xã hội.

14


Thứ năm, xây dựng, phát huy vai trò của giai cấp nơng dân, chủ thể
của q trình CNH- HĐH nơng nghiệp, nơng thơn. Nâng cao trình độ
giác ngộ của giai cấp nông dân, tạo điều kiện để nông dân tham gia
đóng góp và hưởng lợi nhiều hơn trong q trình CNH- HĐH đất
nước. Chú trọng dạy nghề, giải quyết việc làm cho nông dân, trước hết
ở các vùng sử dụng đất nông nghiệp để xây dựng các cơ sở công
nghiệp, dịch vụ, giao thông, các khu đô thị mới. Chuyển dịch cơ cấu
lao động ở nông thôn theo hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động làm
nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động làm công nghiệp và dịch vụ. Tạo
điều kiện để lao động nơng thơn có việc làm trong và ngồi khu vực
nơng thơn, kể cả ở nước ngồi. Hỗ trợ, khuyến khích nơng dân học
nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động, tiếp nhận và áp dụng tiến bộ khoa
học, công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân chuyển sang làm
công nghiệp và dịch vụ. Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư
nông thôn; đầu tư mạnh hơn cho các chương trình xóa đói giảm
nghèo, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số. Thực hiện có hiệu quả bền vững cơng cuộc xố
đói, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp.
Trên đây là những trình bày về định hướng phát triển, khái quát, phân
tích nhận xét cũng như đề xuất về “định hướng phát triền Cơng nghiệp
hóa – Hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn cùng với nên Kinh tế tri

thức”. Có thể thấy đây là chủ đề mà qua rất nhiều đại hội, khóa họp nó
vẫn ln là một “xương sống”, mục tiêu tiên quyết để phát triển đất
nước mà qua đó muốn đạt được thành cơng, ngày càng lớn mạnh thì
cần phải tới sự hợp tác của các cấp chính quyền, người dân và những
15


người điều hành bộ máy nhà nước. Đây cũng là chủ đề mà trong đó
muốn đi tới kết quả tốt nhất địi hỏi chúng ta phải ln thay đổi, hội
nhập mà một phần lớn phụ thuộc rất nhiều vào mỗi công dân Việt
Nam, mỗi cá thể sống và làm việc cống hiến trên đất nước này.Trong
nhiều năm tới chúng ta sẽ ngày càng tiến gần hơn hoặc đứng ngang
với các nước phát triển nếu như định hướng này ngày càng được củng
cố và phát huy. Hãy chung tay vì một Tổ Quốc ngày càng phát triển và
đổi mới.

16



×