Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Trình bày Chủ trương “kháng chiến kiến quốc” của Đảng. Liên hệ những kết quả đạt được trong việc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ kép là phát triển kinh tế và phòng, chống dịch bệnh Covid19 trong tình hình hiện nay?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.05 KB, 16 trang )

Câu hỏi tiểu luận
“Trình bày Chủ trương “kháng chiến kiến quốc” của Đảng. Liên hệ
những kết quả đạt được trong việc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo
thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ kép là phát triển kinh tế và phịng,
chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình hiện nay?”

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I. Chủ trương “kháng chiến kiến quốc” của Đảng.......................................................1
1.1 Hoàn cảnh ra đời....................................................................................................................1
1.2 Nội Dung.....................................................................................................................................3
II. Liên hệ vào thực tiễn về những kết quả đạt được trong việc Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ kép là phát triển
kinh tế và phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình hiện nay..............6
1.1 Ảnh hưởng của dịch bệnh đến sự phát triển kinh tế, xã hội............................6
1.2 Niềm tin với đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước..............7
1.3 Tình hình dịch bênh đã được Đảng và nhà nước kiểm soát.............................9
1.4 Liên hệ bản thân...................................................................................................................10
KẾT LUẬN



MỞ ĐẦU
Đường lối của Đảng được xây dựng, phát triển và từng bước hoàn
chỉnh qua thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng Việt Nam. Trong thời kỳ
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, đó là đường lối kháng
chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Trên cơ sở


xem xét, đánh giá khách quan, toàn diện tình hình q́c tế, trong nước, địch,
ta. Chiến tranh của ta là chiến tranh nhân dân, do nhân dân tiến hành (mỗi
người dân là một chiến sĩ), với lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt.
Kháng chiến toàn diện, là vì thực dân Pháp tiến hành xâm lược, nơ dịch nhân
dân ta cả chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quân sự,... do đó ta phải đấu
tranh toàn diện, lâu dài với địch, trong khi phải dựa vào sức mình là chính để
giành thắng lợi cho cuộc kháng chiến vĩ đại. Đường lối đó là sự kế thừa
truyền thống, kinh nghiệm chống giặc ngoại xâm của dân tộc, nắm vững và
vận dụng đúng quy luật chiến tranh trong điều kiện “lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít
địch nhiều”. Trong tình hình lúc bấy giờ, những chiến lược và sách lược
được thể hiện trong bản Chỉ thị lịch sử “Kháng chiến kiến quốc” của Đảng
Cộng sản Đông Dương thực sự là ánh sáng soi đường cho toàn dân, toàn
quân trong cuộc chiến đấu nhằm bảo vệ sự sớng còn của dân tộc. Những
đường lới của Đảng chính phủ không chỉ áp dụng trong thời chiến mà còn
đạt được những kết quả rất tốt trong thời đại gần đây khi đại dịch bệnh
Covid – 19 đã và đang tạo lên những chấn động rất lớn, ảnh hưởng đến toàn
bộ nền kinh tế, xã hội trên toàn thế giới. Đảng Cộng sản Việt Nam với những
đường lối sẵn có đã lãnh đạo nhân dân cả nước vượt qua cơn đại dịch và vẫn
đưa nền kinh tế nước ta đi lên và phát triển. Điều đó đã thôi thúc bản thân
em viết bài tiểu luận ngày hôm nay để bày tỏ quan điểm của mình về những
kết quả đã đạt được của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc lãnh đạo thực


hiện đồng thời hai nhiệm vụ kép là phát triển kinh tế và phòng, chớng dịch
bệnh Covid-19 trong tình hình hiện nay.


NỘI DUNG
I. Chủ trương “kháng chiến kiến quốc” của Đảng
1.1 Hoàn cảnh ra đời

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới có nhiều thay đổi to
lớn. Thứ nhất uy tín và địa vị của Liên xơ, thành trì của hoà bình của chủ
nhĩa xã hội được nâng cao trên trường quốc tế. bên cạnh đó phong trào cách
mạng giải phóng dân tộc có điều kiện phát triển trở thành một dòng thác
cách mạng, phong trào dân chủ và hoà bình vươn lên mạnh mẽ. Điều này có
lợi cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Ở trong nước sự thắng lợi của cách mạng tháng tháng tám, nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà vừa mới thành lập đã phải đương đầu với những khó
khăn, thử thách hết sức nghiệm trọng. Nước ta bị thế lực đế quốc, phản động
bao vây và chống phá quyết liệt.
Theo thoả thuận của quân Đồng minh tại Hội nghị Pốtxdam, với danh
nghĩa quân Đồng minh giải giáp quân đội Nhật. Ở phía Bắc là 20 vạn qn
Q́c Dân Đảng – Trung Hoa Dân Q́c tràn vào Việt Nam. Ở phía Nam là
quân đội Anh và Pháp. Mục tiêu của chúng là tiêu diệt Đảng ta, phá tan mặt
trận Việt Minh. Đánh đổ chính quyền cách mạng lập ra chính phủ tay sai cho
chúng. Đó là chưa kể 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp một nửa lực lượng
này đang thực hiện lệnh của quân Anh cầm súng dọn đường cho Pháp chiếm
đóng miền Nam.
Bên cạnh đó, các tổ chức phản động “ Việt quốc”, “Việt cách”, Đại
việt ráo riết hoạt động. Chúng dựa vào thế lực bên ngoài để chống lại cách
mạng. Chúng quấy nhiễu, phá rối, cướp phá, giết người, tun trùn, kích
động một sớ người đi theo chúng chớng lại chính qùn cách mạng và đòi
cải tổ Chính phủ lâm thời và các bộ trưởng là đảng viên cộng sản phải từ
chức. Chúng lập chính quyền phản
1


động ở Móng Cái, Yên Bái, Vĩnh Yên. Chưa bao giờ trên đất nước ta có mặt
nhiều thù trong, giặc ngoài như lúc này.
Trong lúc này, lực lượng mọi mặt của nhà nước ta còn rất non yếu. Nền

kinh tế thực dân để lại còn rất nghèo nàn xơ xác.Các di sản văn hóa nô dịch
quá nặng nề. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chưa được các nước trên thế
giới công nhận và dặt quan hệ ngoại dao. Đất nước bị bao vây từ bớn phía
tình thế các mạng rơi vào thế “nghìn cân treo sợi tóc”.
Đảng ta từ một Đảng hoạt động bí mật trở thành Đảng cầm quyền, đứng
trước sức ép của các nước đế quốc, Đảng phải rút vào hoạt động bí mật
(dưới hình thức xâm lược, bài trí nội phản, cải thiện đời sớng nhân dân”.
Trong những nhiệm vụ đó, nhiệm vụ bao trùm là củng cớ chính qùn. Để
củng cớ chính qùn cách mạng, phải thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ
"kháng chiến" và "kiến q́c".
Như vậy kháng chiến chính là chớng lại đế q́c bảo vệ độc lập dân tộc.
Kiến q́c chính là xây dựng nền dân chủ mới đem lại quyền lợi cho quần
chúng nhân dân. Đây là mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ chiến lược
cách mạng Việt Nam: chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Chỉ thị kháng chiến kiến quốc được nhiều đề tài, sách báo đề cập tới như
Đại cương lịch sử Việt Nam. Giáo trình lịch sử Đảng, tạp chí trên các West
sai Đảng Cộng sản.vn, Tạp chí cộng sản. Trong tiểu luận này tác giả mong
ḿn tiếp cận tìm hiểu những mục tiêu và biện pháp nhằm thực hiện hai
nhiệm vụ chiến lược cách mạng. Đồng thời đưa ra kết quả thực hiện chỉ thị
để thấy được sự chỉ đạo kịp thời chính xác của TW Đảng đã đáp ứng yêu cầu
khách quan của lịch sử.
1.2 Nội Dung
Nội dung bản chỉ thị bao gồm 13 điều, đề cập tới toàn bộ hoàn cảnh
trong nước cũng như quốc tế. Chỉ thị đề ra những nhiệm vụ cấp bách nhất
mà cách mạng cần phải làm trong giai đoạn mới. Chỉ thị là bước chỉ đạo
2


quan trọng khi tình hình thế giới và trong nước có những diễn biến phức
tạp , không có lợi cho cách mạng.

- Về chỉ đạo chiến lược: Mục tiêu của cách mạng Việt Nam vẫn là “Dân
tộc giải phóng”, với khẩu hiệu: “Dân tộc trên hết, Tổ quốc trên hết”, nhưng
không phải là giành độc lập mà là giữ vững độc lập.
- Về xác định kẻ thù chính: Phân tích thái độ của từng tên đế quốc đối với
vấn đề Đơng Dương và chỉ rõ: "kẻ thù chính của ta lúc này là thực dân Pháp xâm
lược, phải tập trung ngọn lửa đấu tranh vào chúng" và chủ trương mở rộng mặt
trận dân tộc thống nhất chống thực dân Pháp xâm lược.
- Về phương hướng, nhiệm vụ: Đảng nêu lên 4 nhiệm vụ chủ yếu và cấp
bách: Củng cớ chính quyền cách mạng; chống thực dân Pháp xâm lược; bài
trừ nội phản; cải thiện đời sống nhân dân.
* Biện pháp thực hiện:
- Về nội chính:
+ Đoàn kết các lực lượng trong cả nước thông qua Mặt trận Việt Minh.
+ Tổ chức bầu cử Q́c hội, Chính phủ, lập Hiến pháp.
+ Đới với nạn đói và vấn đề tài chính: Đảng, Chính phủ phát động thi
đua sản xuất; các phong trào cứu đói, và “hũ gạo tiết kiệm”; kêu gọi nhân
dân tham gia xây dựng “Quỹ độc lập” và “ Tuần lễ vàng”, phát hành giấy
bạc quốc gia.
+ Giải quyết nạn dốt: Đảng chủ trương vận động toàn dân xây dựng nền
văn hóa mới, chống nạn mù chữ, diệt "giặc dốt", mở các lớp bình dân học
vụ, khơi phục hệ thớng giáo dục quốc dân.
- Về quân sự:
+ Động viên quần chúng nhân dân tham gia kháng chiến.
+ Tổ chức lãnh đạo kháng chiến lâu dài.
- Về ngoại giao: Thực hiện sách lược hòa hoãn, tránh một lúc phải đối
phó với nhiều kẻ thù.

3



+ Từ 2-9-1945 đến 6-3-1946, Đảng và Chính phủ đã thực hiện sách lược
hoà hoãn, nhân nhượng với quân đội Tưởng và tay sai của chúng ở miền Bắc
để tập trung chống Pháp ở miền Nam.
+ Từ 6-3-1946 đến 19-12-1946, sau khi Tưởng và Pháp kí hiệp ước Hoa
– Pháp ngày 28-2-1946, Đảng và Chính phủ đã chọn giải pháp hòa hoãn,
thương lượng với Pháp, nhằm mục đích đẩy nhanh quân Tưởng về nước thông
qua Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946).
*Chỉ thị nhấn mạnh: Muốn thực hiện được những nhiệm vụ trên đây, Đảng
và Mặt trận Việt Minh phải được củng cố và phát triển:
Về Đảng, phải duy trì hệ thớng tổ chức bí mật hay bán công khai, tuyển
thêm đảng viên mới, chú trọng gây thêm cơ sở Đảng trong các xí nghiệp, mở
rộng các tổ chức nghiên cứu chủ nghĩa Mác bao gồm những ai có khuynh
hướng cộng sản hay có cảm tình với cộng sản, nhưng tổ chức phải do những
người cộng sản điều khiển. Trong việc phát triển đảng viên, tăng cường tổ
chức Đảng, bản Chỉ thị chỉ rõ, phải tránh cả hai khuynh hướng: Chỗ thì tổ
chức Đảng hẹp quá, chậm quá, và chưa bỏ được cái bệnh hẹp hòi câu chấp
của thời kỳ hoạt động hoàn toàn bí mật, chỗ thì tổ chức Đảng rộng quá,
nhanh quá khiến cho những phần tử phức tạp có thể len vào Đảng. Đồng
thời, Chỉ thị cũng nêu rõ: Các tổ chức Đảng phải giữ vững và duy trì sinh
hoạt đều đặn, xây dựng, củng cớ các chi bộ Đảng trong các cơ quan hành
chính hay các hội hợp pháp; thành lập chi bộ trong qn đội, phới hợp sự
hoạt động bí mật với hoạt động cơng khai, trong đó, hoạt động bí mật phải
được đặc biệt coi trọng và không để cho các cơ quan bí mật trở thành xung
đột hoặc đới lập với cơ quan công khai.
Về Mặt trận Việt Minh, hết sức phát triển các tổ chức cứu quốc, thống nhất
các tổ chức ấy lên toàn kỳ, toàn quố; sửa chữa lại điều lệ cho các đoàn thể
cứu q́c cho thích hợp với hoàn cảnh mới; mở rộng Mặt trận Việt Minh, lập
các đoàn thể cứu quốc mới, giải quyết những mâu thuẫn giữa Uỷ ban nhân
4



dân và Uỷ ban Việt Minh; củng cố quyền lãnh đạo của Đảng trong Mặt trận,
thống nhất Mặt trận Việt Nam - Lào - Campuchia chống Pháp xâm lược. Chỉ
thị còn đề ra các biện pháp thực hiện những nhiệm vụ cụ thể về chính quyền,
kháng chiến ở Nam Bộ, về chống và đề phòng nạn đói, về tổng quyển cử...
1.3 Ý nghĩa
Bản Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” đã thể hiện tầm nhìn chiến lược,
nhãn quan chính trị của một chính Đảng mới ra hoạt động cơng khai chưa
bao lâu trên một loạt vấn đề liên quan trực tiếp tới sự nghiệp bảo vệ nền độc
lập tự do của Tổ quốc, bảo vệ Nhà nước dân chủ nhân dân - thành quả cao
nhất của Cách mạng tháng Tám 1945, tạo tiền đề cơ bản đưa cách mạng Việt
Nam tiến lên. Đó là việc xác định rõ tính chất và nhiệm vụ chiến lược của
giai đoạn cách mạng từ sau Tổng khởi nghĩa tháng Tám, xác định và phân
loại chính xác kẻ thù, phương hướng cơ bản vừa kháng chiến vừa kiến quốc,
một loạt giải pháp nhằm xây dựng và tăng cường thực lực cho cuộc kháng
chiến, những quan điểm cơ bản về chỉ đạo chiến tranh và những nội dung
chính của đường lới kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh
sinh... Trong tình hình lúc bấy giờ, những chiến lược và sách lược được thể
hiện trong bản Chỉ thị lịch sử “Kháng chiến kiến quốc” của Đảng Cộng sản
Đông Dương thực sự là ánh sáng soi đường cho toàn dân, toàn quân trong
cuộc chiến đấu nhằm bảo vệ sự sống còn của dân tộc.
II. Liên hệ vào thực tiễn về những kết quả đạt được trong việc Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ kép là
phát triển kinh tế và phịng, chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình
hiện nay.
1.1 Ảnh hưởng của dịch bệnh đến sự phát triển kinh tế, xã hội.

5



Theo kết quả điều tra đột xuất của Tổng cục Thống kê về tác động của
dịch Covid-19 tới doanh nghiệp (lần 1) cho thấy, đến 20/4/2020, với 126.565
doanh nghiệp tham gia trả lời, có tới 85,7% số doanh nghiệp bị tác động bởi
dịch Covid-19. Trong đó, khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch
vụ chịu nhiều tác động nhất từ dịch Covid-19 với tỷ lệ doanh nghiệp bị tác
động lần lượt là 86,1% và 85,9%; trong khi khu vực nơng, lâm, thủy sản chịu
ảnh hưởng ít hơn với 78,7%. Một số ngành kinh tế có tỷ lệ doanh nghiệp
chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 cao, điển hình như các ngành: hàng
khơng 100%, dịch vụ lưu trú 97,1%, dịch vụ ăn uống 95,5%, hoạt động của
các đại lý du lịch 95,7%, giáo dục và đào tạo 93,9%, các ngành dệt may, sản
xuất da, các sản phẩm từ da, sản xuất các sản phẩm điện tử, sản xuất ô tô đều
có tỷ lệ trên 90%.
Dịch vụ, du lịch là ngành phản ánh rõ nét nhất các ảnh hưởng từ đại dịch
Covid-19. Các lĩnh vực như: du lịch, vận tải (nhất là vận tải hàng không) có
mức sụt giảm mạnh, chủ yếu do việc hạn chế đi lại và giãn cách xã hội.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, lượng khách quốc tế giảm tới -55,8% so với
cùng kỳ năm trước (quý 1 giảm -18%); khách du lịch trong nước cũng giảm
tới -27,3% (quý 1 giảm 6%). Doanh thu toàn ngành giảm -77,8%, cao hơn
nhiều so với mức giảm -11% của q 1/2020.
Việt Nam là một trong sớ ít các nước kiểm sốt tớt dịch Covid-19, nhưng
vẫn bị ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nền kinh tế, sau 9 tháng đã có dấu
hiệu phục hồi rõ nét, sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát qua 2 lần bùng
phát (tháng 3 và tháng 7). Quý I năm 2020, tốc độ tăng trưởng đạt 3,82%,
quý II giảm còn 0,39%, quí III tăng trở lại đạt 2,62%, đưa con số tăng trưởng
của 9 tháng năm 2020 lên 2,12%. Mặc dù tăng trưởng vẫn là một con số
dương, nhưng đây là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ của các năm trong
6


giai đoạn 2011-2020 và là một trong sớ ít các quốc gia có tăng trưởng

dương.
1.2 Niềm tin với đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước.
Chiều ngày 27/01/2020 (mùng 3 Tết), chủ trì cuộc họp về bệnh viêm
đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV), Thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ “Chống dịch như chống giặc”. Các bộ, ngành,
địa phương không được chủ quan, phải bảo đảm tính mạng, sức khỏe của
người dân, khơng để dịch lây lan, hạn chế tối đa trường hợp tử vong. Cả hệ
thớng chính trị phải vào cuộc.
Các ý kiến tại cuộc họp đều nhấn mạnh “để ngăn chặn tốt hơn, cần biện
pháp mạnh hơn”. Bệnh nhân mắc virus nCoV có triệu chứng khác với trước
kia, có thể chưa phát bệnh cũng lây nhiễm.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh,
đây là căn bệnh nguy hiểm, chưa có vaccine, lây lan nhanh trong khi nước ta
hội nhập quốc tế sâu rộng. Khách du lịch nhiều nước, trong đó có du khách
Trung Quốc đến Việt Nam đông, và chúng ta có đường biên giới dài với
Trung Quốc, nơi xuất hiện dịch. Hiện số lượng du khách Trung Quốc ở Việt
Nam còn đông, do đó, có nguy cơ lây lan dịch ở Việt Nam.
Thủ tướng yêu cầu "chống dịch như chống giặc". Các bộ, ngành, địa
phương khơng được chủ quan, phải bảo đảm tính mạng, sức khỏe của người
dân, không để dịch lây lan, hạn chế tới đa trường hợp tử vong. Hệ thớng
chính trị phải vào cuộc, nhất là các ngành chức năng và 63 tỉnh, thành phố
trên cả nước.
Thủ tướng chỉ đạo thành lập cơ quan chỉ đạo cấp quốc gia về phòng,
chống dịch nCoV do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đứng đầu.

7


Thủ tướng cũng nhấn mạnh thông tin thường xuyên, nhất là các biện
pháp phòng ngừa chủ động, không gây hoang mang, dao động cho người

dân cũng như khuyến nghị người dân không đến các nơi tập trung đông
người.
Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp khảo sát,
nắm rõ số lượng người Việt Nam ở Trung Quốc để có phương án khi cần
thiết.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh vai trò của các cơ quan, cấp ủy, chính quyền
địa phương trong việc triển khai các biện pháp bảo vệ tính mạng, sức khỏe
nhân dân trong phòng, chớng dịch nCoV.1
Trong bất cứ giai đoạn nào trong quá trình xây dựng và phát triển đất
nước, đặc biệt trong giai đoạn đại dịch Covid – 19, là một đại dịch bệnh
truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, đang diễn ra trên phạm
vi toàn cầu thì Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân với đường lỗi
rõ ràng “chống dịch như chống giặc” để hiểu rõ được sự nguy cấp, sức ảnh
hưởng nghiêm trọng của cơn đại dịch đối với đất nước để đưa nước ta vào vị
thế an toàn chống dịch đồng thời phát triển kinh tế, xã hội.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đất nước ta đứng trước tình thế
“ngàn cân treo sợi tóc”. Để giải quyết tình hình “thù trong, giặc ngoài”.
Đảng đã ra Chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" ngày 25/11/1945. Chỉ thị là
tuyên bớ quan trọng của Đảng trong việc giải quyết tình hình đất nước và đề
ra những nhiệm vụ mới để đưa đất nước dẫn đến những thắng lợi trên con
đường giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Và đến thời điểm hiện tại,
khi đất nước đang phải chịu sự ảnh hưởng rất lớn của một đại dịch toàn cầu
với sức tàn phá khủng khiếp chưa từng có thì Đảng và nhà nước luôn có
1 Theo />
8


những đường lối lãnh đạo đúng đắn để đưa nước ta thoát khỏi cơn đại dịch,
vươn lên phát triển.
Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, trong quá trình kháng chiến giải phóng

dân tộc hay trong thời đại vươn lên phát triển thì Đảng và nhà nước ln
lãnh đạo nhân dân cả nước đi tới những thắng lợi trước kẻ thù xâm lược và
cả cơn đại dịch kinh hoàng Covid – 19. Tầm nhìn chiến lược, tình thần và ý
chí của dân tộc luôn là những thứ sẵn có cùng với đường lối lãnh đạo đúng
đắn của Đảng và nhà nước đã đưa nước ta giành chiến thắng trong phong
trào chống dịch, chống giặc, tạo nên những thành quả khiến cả thế giới phải
thán phục trước đất nước, con người Việt Nam. Đây là niềm tự hào của cả
dân tộc, mọi đồng bào ta đều có quyền tự hào cho dù sinh sống ở đâu nữa
trên thế giới, chúng ta có quyền tự hào về điều đó, tự hào mang trong mình
dòng máu của người Việt Nam, sức mạnh của người Việt và một nhà nước
theo tư tưởng của Hồ Chí Minh là một nhà nước của dân, do dân, vì dân.
1.3 Tình hình dịch bênh đã được Đảng và nhà nước kiểm soát.
Đến thời điểm hiện tại, khi đất nước đã phần nào kiểm sốt được đại
dịch thì phần nào chúng ta có thể thấy nguyên nhân làm nên thành công của
Việt Nam trong cuộc chiến chống Coivd-19 là do: Phản ứng chính sách hết
sức nhanh nhạy, mạch lạc và mạnh mẽ; năng lực và kinh nghiệm chống dịch
của ngành y tế; sự ủng hộ và đồng lòng của người dân; đóng góp tích cực
của trùn thơng và lực lượng vũ trang..., nhưng có một nguyên nhân sâu xa
hơn, cơ bản hơn và mang tính chất quyết định là sự lãnh đạo của Đảng và
sức mạnh to lớn của thể chế chính trị ở nước ta. Điều này đã được các
chuyên gia và báo giới nhiều nước thừa nhận và đưa ra những đánh giá rất
tích cực ngay trong những ngày Đại hội XIII của Đảng vừa qua.

9


Theo tờ The Times of India, Việt Nam đã tự mình viết nên câu chuyện
thành cơng trong ứng phó với sự lây lan của virus SARS-CoV-2. Dưới
sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự vào cuộc của toàn hệ
thớng chính trị, sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và sự tham gia của toàn

dân với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Việt Nam đã huy động mọi
nguồn lực để phòng, chớng và kiểm sốt thành công dịch bệnh. Trong khi
các nước khác chần chừ, còn đong đếm lợi ích kinh tế với phòng, chớng dịch
bệnh, ngay từ đầu năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã tun bớ rất dứt
khốt: "Việt Nam chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để bảo vệ tớt
nhất sức khỏe, tính mạng của người dân”. Tun bớ trên thể hiện rõ bản
chất vì người dân, vì con người của Nhà nước ta, chế độ ta.2
1.4 Liên hệ bản thân.
Đối với bản thân em, được sinh ra và lớn lên là một người Việt Nam đã
là một niềm hạnh phúc và tự hào về điều đó, đất nước chúng ta về kinh tế, xã
hội có thể xếp sau rất nhiều quốc nhưng chúng ta chưa bao giờ phải xếp sau
quốc gia nào về tinh thần dân tộc một điều đã được chứng mình qua hàng
ngàn năm giữ nước, dựng nước và qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân,
đế quốc. Chúng ta tự hào về điều đó, tự hào về tình thần chớng giặc, bảo vệ
đất nước và đến bây giờ tinh thần đó một lần nữa được bùng nổ khi cơn đại
dịch Covid – 19 diễn ra. Các bác sĩ, chiến sĩ,những người đứng đầu trong
phong trào chống dịch dưới sự lãnh đạo của Đảng nhà nước và các bộ, ban
ngành đã và đang ngày đêm gồng mình chớng dịch vượt qua những khó
khăn về thời tiết, trang thiết bị,…bảo vệ sự bình yên cho dân tộc, bảo vệ sự
bình yên cho sự phát triển của đất nước. Khơng chỉ trong thời bình, mà trong
bất cứ thời điểm nào khi đất nước gặp khó khăn thì ở bất kì đâu trên lãnh thổ
2 />
10


Việt Nam cũng sẽ có những con người sẵn sàng đứng lên, đấu tranh để bảo
vệ sự bình yên cho tổ quốc. Đó là tinh thần Việt Nam.
Tinh thần đó đi theo mỗi con người Việt Nam từ khi sinh ra đến khi chết
đi, được hình thành và phát triển qua cả một đời người bởi một đất nước mà
“ khơng ai bị bỏ lại phía sau”, một đất nước khi nhìn lại chúng ta có thể thấy

đó là vinh quang và chiến thắng. Tinh thần kiên cường, anh dũng khi chống
giặc, đồng lòng, hỗ trợ lẫn nhau đẩy lùi dịch bệnh, tinh thần đó cùng với Tư
tưởng của chủ tịch Hồ Chí Minh đã là kim chỉ nam cho sự lãnh đạo của
Đảng và nhà nước cùng nhân dân đầy lùi mọi kể thù.
Mặc dù thời gian gần đây, tình hình dịch có những diễn biển phức tạp
với nhiều biến chủng mới với sức lây lan nhanh, nguy hiểm hơn nhiều
nhưng với một lòng tin sâu sắc vào Đảng và nhà nước, em tin chúng ta sẽ
vượt qua được khó khăn này và cùng nhìn về một tương lai tươi sáng của đất
nước vào một ngày không xa khi không còn dịch bệnh hiện hữu. Cá nhân em
luôn tưởng vào các cấp chính quyền, các ban nghành dưới sự lãnh đạo của
Đảng và nhà nước sẽ hoàn thành xuất sắc mục tiêu kép đó là phát triển kinh
tế và phòng, chớng dịch bệnh Covid-19 trong tình hình hiện nay.
Bản thân em cùng gia đình sẽ cớ gắng chấp hành nghiêm chỉnh những
biện pháp phòng chống dịch bệnh như đeo khẩu trang, khai báo y tế khi di
chuyển từ địa phương này sang địa phương khác, dãn cách đúng quy định,
chấp hành và kêu gọi mọi người xung quanh chấp hành tốt thông điệp 5K
của bộ y tế, sử dụng ứng dụng Bluezone trên điện thoại của mình và gia
đình, ủng hộ vào quỹ Vaccine Covid – 19 một số tiền để có thể góp một
phần nhỏ của mình vào công cuộc phòng, chống, đẩy lùi dịch bệnh và phát
triển kinh tế đất nước.

11


KẾT LUẬN
Qua nội dung trên, chúng ta có thể thấy rằng cho dù trong bất kì hoàn
cảnh nào từ thời kì cực kì khó khăn “ ngàn cân treo sợi tóc” trong giai đoạn
“thù trong giặc ngoài” vào những năm 1945, Đảng đã giải quyết tình hình
đất nước và đề ra những nhiệm vụ mới, với khẩu hiệu “Dân tộc trên hết",
"Tổ quốc trên hết" và đã gặt hái được những chiến thắng, thành công vang

danh thế giới lúc bấy giờ. Thời chiến anh dũng kháng chiến đẩy lùi thực dân,
đế q́c thì thời nay, dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà
nước cùng những đường lối đúng đắn, chúng ta đã và đang dần có những
bước tiến trên con đường đẩy lùi dịch bệnh Covid – 19 để thực hiện mục tiêu
kép đã để ra đó là đẩy lùi dịch bệnh đồng thời phát triển kinh tế đất nước.
Tuy đây là một điều khó khăn, cần rất nhiều thời gian, tiền bạc, công sức
nhưng với ý chí, tinh dân dân tộc, sức mạnh toàn dân đã được minh chứng
trong hàng ngàn năm qua cùng sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước thì đất nước,
dân tộc ta sẽ dũng mãnh đi lên vượt qua cơn đại dịch.

12



×