Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Văn hóa đi lễ chùa của người việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.81 KB, 7 trang )

Đề tài: Văn hóa đi lễ chùa hiện nay
1. Khái quát về đạo Phật
Đạo Phật có nguồn gốc từ Ấn Độ , do Sakyamuni (Thích Cả Mâu Ni)
sáng lập . Người là một Thái tử, đã kết hơn và có con nhưng vì trải
nghiệm thấy cuộc đời nhiều khổ đau nên đã quyết định tìm con đường
giải thốt. Người gần như dành cả cuộc đời (đến 80 tuổi) để truyền đạt
tư tưởng và hướng dẫn đường lối tu hành cho mọi người. Tất cả những
lời giảng của Người được tập hợp lại sau đó, được gọi là Kinh Phật.
Như vậy, đạo Phật là một tôn giáo đồng thời cũng là một hệ thống tư
tưởng triết học có tính hiện sinh, dùng để áp dụng vào đời sống để
tránh những lầm lạc và đạt tới mục đích cao nhất của hạnh phúc (viên
mãn) bằng con đường của trí tuệ sáng suốt dựa trên nỗ lực và sự tự chủ
của cá nhân mỗi người .
Đạo Phật khơng cơng nhận có một đấng tối cao chi phối đời sống của
con người, không ban phúc hay giáng họa cho ai mà trong cuộc sống
mỗi người đều phải tuân theo luật Nhân – Quả, làm việc thiện thì được
hưởng phúc và làm việc ác thì phải chịu báo ứng. Đạo Phật còn thể
hiện là một tơn giáo tiến bộ khi khơng có thái độ khơng phân biệt đẳng
cấp.
Khác với một số tôn giáo lớn trên thế giới, đạo Phật chủ trương:
+ Khơng có giáo quyền
+ Khơng cơng nhận thần quyền
+ Khơng có tổ chức theo hệ thống thế giới.
Ban đầu Phật giáo chỉ có một nhóm người đi truyền giáo, gọi là Tăng
già hoặc Tăng đồn hay Giáo đồn. Sau này trong q trình du nhập và
phát triển ở các quốc gia, Phật giáo đã theo tinh thần Khế lý – Khế cơ
để có những hình thức tổ chức phù hợp với điều kiện, hồn cảnh cũng
như truyền thống, văn hoá của mỗi nơi.
Một đặc điểm nổi bật của đạo Phật là một tôn giáo hồ bình, hữu
nghị, hợp tác. Trải qua q trình tồn tại và phát triển, đạo phật đã có
mặt hầu khắp các châu lục nhưng vẫn luôn ở trạng thái ôn hoà, chưa




bao giờ đi liền với chiến tranh xâm lược hay xảy ra các cuộc thánh
chiến .
2. Nét đẹp văn hóa đi lễ chùa của người dân Việt Nam:
Như chúng ta đã biết, Phật giáo được du nhập vào Việt Nam từ rất
sớm, bởi vậy, nó đã trở thành một trong những tôn giáo lớn nhất nước
ta. Trải qua những năm tháng thời gian, Phật giáo đã đi sâu vào trong
tâm thức, đời sống sinh hoạt của các gia đình Việt, những triết lý dường
như đã thấm nhuần, dần trở thành nếp sống, nếp nghĩ, đạo đức,...Và đặc
biệt, phong tục đi lễ chùa- một hoạt động gắn liền với đạo Phật đã trở
thành nét đẹp văn hóa được duy trì và càng ngày càng phổ biến ở nhiều
gia đình Việt Nam.
Mỗi người đi chùa với những mục đích khác nhau:
+ Cầu tài, cầu lộc, cầu duyên
+ Cầu bình an, sức khoẻ cho bản thân và gia đình.
+ Tìm lấy những giây phút bình yên, nhằm xua tan đi những lo toan
bộn bề trong cuộc sống.
Có thể thấy, trong những năm gần đây, số lượng người đi lễ chùa
ngày một tăng lên. Họ thường đi chùa vào ngày mồng một và ngày rằm
hàng tháng, việc đi lễ chùa đã trở thành nếp nghĩ quen thuộc hay có khi
cịn là một thói quen khơng thể thiếu trong đời sống người dân. Nhưng
có lẽ, người dân đi chùa đông đảo và đặc biệt nhất là trong dịp tết cổ
truyền.
Ngay từ đêm giao thừa, sau khi đã hồn tất xong tục lệ cúng gia tiên,
hịa chung cùng thời khắc thiêng liêng chuyển giao giữa đất - trời, khép
lại năm cũ và chào đón một năm mới, người dân nô nức hành hương
đến các đền chùa thắp hương, cầu an và xin lộc với hy vọng sẽ gặp
nhiều may mắn, tài lộc, mọi điều tốt đẹp trong năm mới.
Người Việt tin rằng, đi lễ chùa không đơn giản chỉ để ước nguyện, mà

đó cịn là khoảnh khắc để con người hịa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại
phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Không chỉ vậy, đi lễ chùa là


để hướng về cõi Phật, cầu cho bản thân và gia đình dồi dào sức khỏe,
hạnh phúc, quốc thái, dân an, mùa màng tươi tốt.
Đối với người dân Việt Nam, đi lễ chùa là nét văn hố truyền thống
được hình thành từ lâu, tạo nên bức tranh đa sắc trong nền văn hoá tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Qua đó khơng chỉ thể hiện khát vọng về
một cuộc sống hạnh phúc, no đủ mà còn là dịp để vun đắp cho tinh thần
người Việt thêm yêu và trân trọng những giá trị cội nguồn. Đây là một
trong những nét đẹp văn hóa mà dân gian ta đã gìn giữ và lưu truyền
trong suốt hàng ngàn năm qua.
3. Cách ứng xử có văn hố khi đi lễ chùa.
- Ứng xử có văn hóa trong hoạt động lễ hội:
+ Thắp hương, đốt vàng mã đúng nơi quy định, không nên đốt quá
nhiều vàng mã, thắp nhiều hương gây ngột ngạt không gian lễ hội, ảnh
hưởng đến hệ thống tượng được bố trí trong di tích
+ Khơng chen lấn, xơ đẩy gây mất trật tự an ninh, giữ gìn vệ sinh môi
trường
+ Không tổ chức hoặc tham gia các hoạt động mê tín, dị đoan, cờ bạc
và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
+ Không thực hiện việc đổi tiền có chênh lệch giá trong khu vực di
tích, lễ hội
- Trang phục:
+ Trang phục lịch sự, phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc
Việt Nam
+ Không mặc trang phục khoe da thịt phản cảm để thu hút sự chú ý
- Lời ăn tiếng nói:
+ Khơng nói tục, chửi thề xúc phạm tâm linh, gây ảnh hưởng xấu tới

không khí trang nghiêm của lễ hội
+ Khơng nói to, tranh cãi gây mất trật tự ảnh hưởng đến mọi người
xung quanh


4. Thực trạng đi lễ chùa hiện nay.
Ở mặt tích cực, văn hóa đi lễ chùa được coi là nét đẹp truyền thống
không thể thiếu trong đời sống tinh thần và tâm linh của người dân Việt
Nam. Nó là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại, làm cho các thế hệ trẻ
hôm nay hiểu về công lao của tổ tiên, thêm tự hào về truyền thống quê
hương đất nước của mình.
Đi lễ chùa ngày càng phổ biến ở Việt Nam, hàng tháng, cứ đến những
ngày cố định thì lại có đơng đảo người dân đi lễ chùa, điều đó cho thấy,
điều kiện kinh tế, xã hội của nước ta đã có sự phát triển, sự tơn trọng
quyền tự do tơn giáo, tín ngưỡng cũng được chú trọng, người đi lễ thì
đã quan tâm và có tìm hiểu về các nghi lễ, điều kiện để lễ Phật. Bởi vậy
đã tạo nên một nét đẹp về văn hóa đi lễ chùa ở Việt Nam, đó là người đi
lễ chùa đều mang trong mình một cái tâm thanh tịnh, trong sáng, kính
trọng, trang phục lịch sự, kín đáo. Qua đó, ta thấy rằng, chính những
nghi lễ đó đã làm giàu đẹp cho bản sắc văn hóa Việt, khơi gợi sự kế
thừa, giữ gìn và phát huy truyền thống của dân tộc.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì có lẽ hiện nay văn hóa lễ
chùa đang ngày càng bị biến tướng. Tại một số ngơi chùa vẫn cịn nhiều
cá nhân ứng xử thiếu văn minh hay còn chưa hiểu rõ về đạo Phật dẫn
tới những hành xử lệch lạc gây ảnh hưởng xấu đến chốn linh thiêng.
Như nhiều cô gái trẻ mặc những trang phục thiếu vải cười nói, trị
chuyện ồn ào bên cạnh những người đang trang nghiêm khấn vái lễ
Phật… Có nhiều người cịn mang những tư tưởng sai lệch như đi lễ
chùa lễ càng to thì sẽ càng được Phật chứng cho nhiều lộc. Nên họ luôn
mang theo rất nhiều vật phẩm như xôi, gà, vàng mã hay thậm chí cả

một con lợn to. Một hình ảnh dễ nhận thấy nhất gần đây là đại đa số
người dân đều tin rằng lộc trong nhà chùa phát sẽ mang đến may mắn
cho mình, nên đã xảy ra một cảnh tượng xấu xí khi một nhóm người
chen lấn, xơ đẩy tranh giành nhau tại chốn linh thiêng. Nhiều người khi
đi lễ chùa còn thản nhiên hái hoa, bẻ cành làm mất đi cảnh quan chốn
tơn nghiêm. Chưa kể có nhiều trường hợp oái oăm hơn khi xuất hiện
một số cá nhân đi lễ chùa nhưng khơng biết chùa đó để thờ ai, thậm chí
có một số người khi đi lễ còn đem so sánh chùa này với chùa khác,


chùa nào cầu xin được nhiều tiền tài, vật chất hơn. Ở một góc độ khác
do sự bng lỏng quản lý của nhiều nhà chùa vơ hình chung đã tiếp tay
cho các dịch vụ kinh doanh “chặt chém” khách vào lễ với đủ những
hình thức như viết sớ, xóc quẻ, bói tốn mê tín dị đoan…
5. Mục đích và ý nghĩa
a. Mục đích
- Đi lễ chùa theo truyền thống gia đình: Từ đời này qua đời khác với
những nhà theo đạo Phật từ lâu thì việc đi lễ chùa đã trở thành một hoạt
động thường ngày. Họ đi đến chùa để cầu xin từ chuyện cầu bình an,
sức khỏe đến việc mong “trời Phật phù hộ” cho kết quả học tập của con
cái, hay chuyện làm ăn, buôn bán sẽ thuận lợi và ngày càng tốt hơn.
- Đi lễ chùa để bình tâm và cầu tình duyên: Với thanh thiếu niên thì
phần lớn họ đến chùa vì gặp khúc mắc trong cuộc sống như không thi
đỗ vào trường Đại học mình muốn, đau khổ vì chia tay người yêu, thất
nghiệp...Và khi khơng thể giải quyết được những vấn đề khó khăn, rơi
vào trạng thái bế tắc thì họ nghĩ đến chùa. Với họ, đến chùa khơng
những giúp bình tâm trở lại mà đơi khi cịn giúp họ tìm thấy được con
đường hay nói cách khác là cách giải quyết những trăn trở của mình.
- Mục đích của việc đi lễ chùa là để sám hối những việc làm sai, tu tâm,
dưỡng đức, bỏ lại phía sau những lo toan vất vả trong cuộc sống mưu

sinh. Đi lễ chùa ngoài việc giúp cho con người giữ gin được bản sắc
văn hóa truyền thống của dân tộc mà cịn ghi nhớ cơng ơn ông bà, tổ
tiên, nhằm hướng tới chân - thiện - mỹ trong cuộc sống, để làm những
việc có ý nghĩa cho gia đình và xã hội.
- Mục đích chính yếu của việc đi đến chùa có thể nói gọn chỉ trong bốn
chữ là ‘Đi chùa tìm đạo’. Người Phật tử sau khi quy y Tam bảo và thọ
trì năm giới xong chưa phải là xong việc, mà cần phải thường xuyên lui
tới chùa tìm gặp các vị thầy để tham hỏi những nghĩa lý của kinh điển
và nương theo sự chỉ dạy của các vị ấy để thấy được con đường tu hành
đúng đắn phù hợp với đạo lý để có thể ứng dụng tu hành làm tăng


trường trí tuệ, từ bi, tránh khỏi sự mê tín ở trong đạo Phật và có được
lợi ích an vui thiết thực trong cuộc sống.
b. Ý nghĩa
- Việc đi lễ chùa ngày nay có 2 ý nghĩa:
+ Về tâm linh: chùa là nơi tĩnh lặng, linh thiêng. Lễ chùa là nương
vào đức Phật để cầu an.
+ Về văn hoá: chùa là nơi gắn kết giữa con người với con người trong
cộng đồng với nhau vào các dịp lễ tết, ngày hội Phật giáo.
- Bất cứ ai khi đến chùa đều mong tìm thấy sự bình an cho gia đình,
nghiệm ra những nhân quả thơng qua giáo lí của nhà Phật, từ đó có thể
dạy lại cho con cháu sống tốt hơn, hướng thiện hơn.
- Ý nghĩa cốt lõi của việc đi lễ chùa là trải nghiệm để sống tình thức.
Đứng trước đức Phật khi lễ bái giúp chúng ta hiểu được những phẩm
chất cao quý của đức Phật và sau đó nỗ lực phấn đấu để đạt được. Bên
cạnh đó là cơ hội sum họp gia đình, cùng nhau đi đến chùa.
6. Kết luận
Văn hoá đi lễ chùa của người Việt ngày nay đã trở thành một nét
truyền thống của dân tộc, nó mang những khát vọng mãnh liệt của con

người về một cuộc sống hạnh phúc và trường tồn, họ mong cầu những
điều tốt đẹp, những mong muốn về một tương lai tươi sáng hơn. Đồng
thời văn hoá đi lễ chùa của người Việt cịn mang trong đó những giá trị
nhân văn, giá trị văn hóa sâu sắc. Văn hoá đi lễ chùa của người Việt
hướng con người ta tới những chân- thiện- mỹ, đưa con người về với
chính con người vốn có của mình, đồng thời, mang lại sự an nhiên
trong tâm hồn của họ, đến với chư phật, chư thần, đến với sự linh
thiêng, dường như tâm hồn của con người được trở về với sự an nhiên,
thanh tịnh, dời bỏ đi những xơ bồ ngồi xã hội, sự vội vã của cuộc
sống, và những tham sân si của cuộc đời. Người Việt họ đến với nơi
cửa thiền, cửa phật nơi có sự giao thoa giữa đất trời để trút bỏ đi những
gánh nặng của sự mưu sinh, hướng tới một cuộc đời an nhàn, thuần


khiết. Đối với người Việt đi lễ chùa không chỉ đơn thuần là việc mong
cầu hay ước nguyện mà đi lễ chùa là việc tự soi lại lịng mình, lại tâm
mình bởi chăng “trên đầu ba tấc có thần linh” bản thân con người ta
muốn soi lại mình muốn đạt được sự trọn vẹn trong hai chữ “đạo đức”.
Có thể thấy, văn hoá đi lễ chùa mang những giá trị lớn, nó đã trở
thành một truyền thống một nét đẹp văn hố, mặc dù trong đó song
song có những mặt tích cực và tiêu cực nhưng những nét đẹp ấy vẫn
không hề bị phai mờ mà càng trở nên tươi đẹp hơn với những giá trị về
giáo dục, giá trị đạo đức, giá trị nhân văn, văn hoá đi lễ chùa của người
Việt là một văn hoá cần được hiểu rõ đúng những ý nghĩa để mang con
người trước đến với đạo đức, sau là gìn giữ và phát huy để truyền thống
tốt đẹp đó mãi mãi trường tồn!




×