Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Câu hỏi ôn tập môn luật dân sự 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.41 KB, 15 trang )

*Bài tập 1: Năng lực hành vi dân sự cá nhân
Câu 1: Cho biết những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) so với Bộ luật Dân
sự 2005 (BLDS 2005) về quy định mất năng lực hành vi dân sự.
Khoản 1 Điều 22 BLDS 2005: “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà
không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo u cầu của người có quyền, lợi
ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của
tổ chức giám định. Khi khơng cịn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì
theo u cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tồ án ra quyết định
huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.”
Khoản 1 Điều 22 BLDS 2015: “Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà
không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo u cầu của người có quyền, lợi ích liên
quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án ra quyết định tuyên bố người này là người mất
năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.” Khi khơng cịn căn cứ
tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo u cầu của chính người đó hoặc của
người có quyền, lợi ích liên quan, Tồ án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực
hành vi dân sự.
Như vậy, so với BLDS 2005, BLDS 2015 về quy định mất năng lực hành vi dân sự có những
điểm mới sau đây:
Thứ nhất, về chủ thể yêu cầu Tòa án tuyên hay hủy bỏ quyết định, BLDS 2015 đã bổ sung “cơ
quan, tổ chức hữu quan”.
Thứ hai, BLDS 2015 đã thay “kết luận của tổ chức giám định” bằng “kết luận giám định pháp y
tâm thần”.
Câu 2: Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa hạn chế năng lực hành vi dân sự và
mất năng lực hành vi dân sự.
Về điểm giống nhau:
Thứ nhất, họ là những người từng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Thứ hai, việc họ bị hạn chế hay bị mất năng lực hành vi dân sự dựa trên quyết định của Tòa án
trên cở sở yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan.
Thứ ba, giao dịch dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hằng ngày của người đó; giao dịch dân
sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho họ với người đã xác lập, thực hiện
giao dịch với họ thì khơng bị vơ hiệu.


Thứ tư, khi khơng còn căn cứ cho rằng họ bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng
lực hành vi dân sự thì họ có quyền được khơi phục lại năng lực hành vi dân sự của mình.
Về điểm khác nhau:
Hạn chế năng lực hành vi dân sự
Mất năng lực hành vi dân sự
Chủ thể
Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích
Người mắc bệnh tâm thần
thích dẫn đến phá tán tài sản của gia đình.
hoặc bệnh khác mà khơng thể
nhận thức và làm chủ được
hành vi của mình.
Hệ quả pháp Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên
Giao dịch dân sự của họ phải

quan đến tài sản của họ phải có sự đồng ý của do người đại diện theo pháp
người đại diện theo pháp luật.
luật xác lập, thực hiện.
Câu 3: Điểm khác nhau cơ bản giữa người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và người có
khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Có hai điểm khác nhau cơ bản sau:
1


Chủ thể: người có hạn chế năng lực hành vi dân sự là người không đủ khả năng nhận thức, làm
chủ hành vi tuy nhiên chưa hoàn toàn mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Còn người
hạn chế năng lực hành vi dân sự là Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn
đến phá tán tài sản của gia đình.
Người yêu cầu: đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là bản thân người
này, người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan. Đối với người hạn chế

năng lực hành vi dân sự là người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan.
Câu 4: Việc Tòa án để bà T là người giám hộ cho ơng P có thuyết phục khơng? Vì sao?
Việc Tịa án để bà T là người giám hộ cho ơng P là có thuyết phục.
Vì ơng P u cầu Tịa chỉ định bà T là người giám hộ cho mình (phù hợp với quy định tại khoản
2 Điều 46 BLDS 2015) và bà T đồng ý (phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 48 BLDS 2015).
Đồng thời, bà T đáp ứng đủ các điều kiện của cá nhân làm người giám hộ theo điều 49 BLDS
2015.
Câu 5: Với vai trò của người giám hộ, bà T được đại diện ông P trong những giao dịch nào?
Vì sao?
Với vai trị của người giám hộ, bà T được đại diện ông P trong những giao dịch dân sự, trừ
trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 125 của BLDS 2015
*Bài tập 2: Tư cách pháp nhân và hệ quả pháp lý
Câu 1: Những điều kiện để tổ chức được thừa nhận là một pháp nhân (nêu rõ từng điều
kiện).
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 74 của BLDS 2015:
“Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan;
b) Có cơ cấu tổ chức theo quy định tại Điều 83 của Bộ luật này;
c) Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của
mình;
d) Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.”
Thứ nhất, pháp nhân được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và các luật khác có
liên quan như Luật doanh nghiệp 2014, Luật đầu tư 2014,.... tức là phải đuợc thành lập theo đúng
trình tự, thủ tục tương ứng do pháp luật quy định cho loại pháp nhân đó. Trình tự thủ tục thành
lập pháp nhân phụ thuộc vào loại hình và mục đích hoạt động của nó. Trên cơ sở sở đó Nhà nuớc
ban hành các văn bản pháp luật khác nhau quy định về cơ cấu tổ chức và cách thức, thủ tục thành
lập đối với các tổ chức khác nhau. Quy định trên nhằm mục đích thừa nhân sự ra đời và khai sinh
pháp nhân, từ đó pháp nhân có thể thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
Thứ hai, phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ theo quy định: Theo đó, pháp nhân phải có cơ quan điều
hành, tổ chức và nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan điều hành của pháp nhân được quy định trong

điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
Thứ ba, Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của
mình. Để một tổ chức tham gia vào quan hệ tài sản với tư cách là chủ thể độc lập thì phải có tài
sản riêng, tài sản của pháp nhân là tài sản thuộc quyền sở hữu của pháp nhân hoặc do nhà nước
giao cho quản lý.
Tính độc lập trong tài sản của pháp nhân được thể hiện ở sự độc lập với tài sản của cá nhân là
thành viên của pháp nhân, với cơ quan cấp trên và các tổ chức khác.
Trên cơ sở tài sản độc lập của pháp nhân, pháp nhân mới có thể chịu trác nhiệm bằng tài sản của
mình.
2


Thứ tư, pháp nhân nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập: Pháp nhân
tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập, được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ
theo quy định của pháp luật và điều lệ. Pháp nhân có thể đóng vai trị ngun đơn hoặc bị đơn
trước Tịa khi mà quyền lợi bị xâm phạm.
Câu 2: Trong Bản án số 1117, vì sao Tịa án xác định Cơ quan đại diện của Bộ Tài ngun
và Mơi trường khơng có tư cách pháp nhân?
Như quy định tại Điều 92 Bộ luật Dân sự năm 2005:
“…2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ đại diện theo ủy
quyền cho lợi ích của pháp nhân và được thực hiện nhiệm vụ bảo vệ các lợi ích đó…
4. Văn phịng đại diện, chi nhánh khơng phải là pháp nhân. Người đứng đầu Văn phòng đại diện,
chi nhánh thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy
quyền;
5. Pháp nhân có quyền, nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch dân sự do Văn phòng đại diện, chi
nhánh xác lập thực hiện”.
Như vậy, Cơ quan đại diện Bộ Tài ngun và Mơi trường tại thành phố Hồ Chí Minh khơng có
tư cách pháp nhân.
Xét theo quyết định số 1364/QĐ-BTNMT ngày 8/7/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan đại

diện Bộ Tài nguyên và Môi trường tại thành phố Hồ Chí Minh. Theo đó, Cơ quan đại diện Bộ
Tài ngun và Mơi trường thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi
trường là cơ quan đại diện hạch toán báo sổ khi thực hiện dự toán, quyết toán phải theo phân cấp
của Bộ, phụ thuộc theo sự phân bổ ngân sách của Nhà nước và phân cấp của Bộ Tài nguyên và
Môi trường chứ khơng phải là một cơ quan hạch tốn độc lập.
Cơ quan đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường không có tư cách pháp nhân vì khơng có tài sản
độc lập, khơng nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập mà có nhiệm vụ đại
diện theo ủy quyền cho lợi ích của pháp nhân và thực hiện bảo vệ các lợi ích đó.
Câu 3: Pháp nhân và cá nhân có gì khác nhau về năng lực pháp luật dân sự? Nêu cơ sở khi
trả lời (nhất là trên cơ sở BLDS năm 2015).
BLDS 2015:
Pháp nhân

Cá nhân

Định nghĩa

Năng lực pháp luật dân sự của pháp
nhân là khả năng của pháp nhân có
các quyền, nghĩa vụ dân sự.

Năng lực pháp luật dân sự của cá
nhân là khả năng của cá nhân có
quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.

Căn cứ pháp lý

Điều 86, BLDS năm 2015

Điều 16, BLDS năm 2015


Thời gian phát
sinh và chấm
dứt

Phát sinh từ thời điểm được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền thành lập
hoặc cho phép thành lập; nếu pháp
nhân phải đăng ký hoạt động thì năng
Có từ khi người đó sinh ra và chấm
lực pháp luật dân sự của pháp nhân
dứt khi người đó chết.
phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng
ký.
Chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp
nhân.
3


Phạm vi

Không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ
luật này, luật khác có liên quan quy
Khơng giới hạn.
định khác.

Mức độ bình
đẳng

Mỗi pháp nhân sẽ được xác lập những

Mọi cá nhân đều có năng lực pháp
năng lực pháp luật dân sự không
luật dân sự như nhau.
giống nhau.

Câu 4: Giao dịch dân sự do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh pháp nhân có
ràng buộc pháp nhân khơng? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Giao dịch dân sự do người đại diện của pháp nhân xác lập nhân danh pháp nhân có ràng buộc
pháp nhân.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 87 BLDS 2015: “Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc
thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.”.
Câu 5: Trong tình huống trên, hợp đồng ký kết với Cơng ty Nam Hà trong tình huống trên
có ràng buộc Cơng ty Bắc Sơn khơng? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Cơ sở pháp lý:
Khoản 1 Điều 84 BLDS 2015: “Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp
nhân, không phải là pháp nhân.”.
Khoản 1 Điều 87 BLDS 2015: “Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền,
nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.”.
Vậy nên, việc trong quy chế Cơng ty Bắc Sơn có quy định chi nhánh Cơng ty Bắc Sơn tại thành
phố Hồ Chí Minh là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân là trái với khoản 1 Điều 84 BLDS
2015. Theo đó, Chi nhánh Cơng ty Bắc Sơn tại thành phố Hồ Chí Minh khơng có tư cách pháp
nhân mà chỉ đuợc nhân danh pháp nhân (tức Công ty Bắc Sơn) xác lập, thực hiện các giao dịch
trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền. Các giao dịch do chi nhánh của Công ty Bắc Sơn tại
thành phố Hồ Chí Minh xác lập nhân danh Cơng ty Bắc Sơn, trong phạm vi và thời hạn được ủy
quyền thì đều làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với công ty.
Xét trong truờng hợp trên, Chi nhánh công ty Bắc Sơn đã kí kết hợp đồng với cơng ty Nam Hà,
vậy hợp đồng này sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của Công ty Bắc Sơn chứ không phải chi
nhánh của cơng ty đó.
*Bài tập 3: Trách nhiệm dân sự của pháp nhân
Câu 1: Trách nhiệm của pháp nhân đối với nghĩa vụ của các thành viên và trách nhiệm của

các thành viên với nghĩa vụ của pháp nhân.
Trách nhiệm của pháp nhân đối với nghĩa vụ của các thành viên:
Cơ sở pháp lý: Khoản 1, 2 Điều 87 của BLDS 2015:
“1. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người
đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.
Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên
xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật
có quy định khác.
2. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; khơng chịu trách nhiệm thay cho
người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không
nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.”

4


Việc xác lập, thực hiện các giao dịch với tư cách của pháp nhân phải được tiến hành thông qua
hànơh vi của người đại diện hợp pháp của pháp nhân, phù hợp với ý chí của pháp nhân và chức
năng, nhiệm vụ, mục đích hoạt động của pháp nhân.
Trách nhiệm của các thành viên với nghĩa vụ của pháp nhân:
Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 87 của BLDS 2015:
“3. Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ
dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.”
Thành viên pháp nhân cũng khơng được quyền tự ý nhân danh pháp nhân tham gia các quan hệ
pháp luật, nếu khơng có ủy quyền của người đại diện hợp pháp của pháp nhân. Các thành viên
góp vốn hay người đại diện của pháp nhân cũng không được sử dụng danh nghĩa của pháp nhân
để xác lập, thực hiện các giao dịch vì mục đích tư lợi cho bản thân mình.
Câu 2: Trong Bản án được bình luận, bà Hiền có là thành viên của Cơng ty Xun Á
khơng? Vì sao?
Bà Hiền là thành viên của Cơng ty Xun Á. Vì bà Hiền có góp vốn 26,05% vào Công ty.
Câu 3: Nghĩa vụ đối với Công ty Ngọc Bích là nghĩa vụ của Cơng ty Xun Á hay của bà

Hiền? Vì sao?
Nghĩa vụ đối với Cơng ty Ngọc Bích là nghĩa vụ của Cơng ty Xun Á. Vì Cơng ty Ngọc Bích
ký hợp đồng mua bán với Cơng ty Xun Á mà Cơng ty Xun Á có tư cách pháp nhân nên
Công ty Xuyên Á phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do
người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân theo khoản 1 Điều 87 của BLDS 2015.
Đồng thời, bà Hiền là người của pháp nhân chứ khơng có tư cách pháp nhân nên khơng phải chịu
trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện
theo khoản 3 Điều 87 của BLDS 2015.
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa cấp sơ thẩm và Tòa cấp phúc
thẩm liên quan đến nghĩa vụ đối với Cơng ty Ngọc Bích.
Theo bản án kinh doanh thương mại sơ thẩm số 02/2015/KDTM-ST ngày 27/10/2015 của Tịa án
nhân dân huyện Tri Tơn buộc ơng Phong và bà Hiền trả cho Cơng ty Ngọc Bích số tiền vốn
77.000.752đ và tiền lãi 30.030.000đ là khơng hợp lý. Vì ông Phong và bà Hiền chỉ là thành viên
của Công ty Xun Á nên khơng có nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm về khoản nợ của Công ty
bằng tài sản của mình.
Do đó, bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 10/2016/KDTM-PT ngày 17/03/2016 của
Tòa án nhân dân tỉnh An Giang quyết định hủy bỏ bản án sơ thẩm là hợp lý.
Câu 5: Làm thế nào để bảo vệ quyền lợi của Cơng ty Ngọc Bích khi Cơng ty Xuyên Á đã bị
giải thể?
Đề nghị Tòa án thu thập chứng cứ làm rõ để xác định lý do giải thể, thẩm định tài sản của Công
ty Xuyên Á trước khi giải thể và nghĩa vụ về tài sản của Công ty để giải quyết theo quy định của
pháp luật.
Trong trường hợp sau khi giải thể, nếu phần tài sản của Cơng ty Xun Á cịn và đã được chia
cho ông Phong và bà Hiền thì đề nghị ông Phong và bà Hiền hồn lại số tiền đó để trả nợ cho
Cơng ty Ngọc Bích.
Trường hợp sau khi giải thể, nếu Cơng ty Xun Á khơng cịn tài sản thì Cơng ty Ngọc Bích chịu
thiệt số tiền trên.
*Bài tập 4: Giao dịch xác lập bởi người khơng có khả năng nhận thức
Câu 1: Những điểm mới của Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015)
Điều 117 BLDS 2015. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

5


1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự
được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo
đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp
luật có quy định.
- Về điều kiện liên quan đến chủ thể (điều kiện chủ quan):
 BLDS 2005: chủ thể tham gia phải có năng lực hành vi dân sự, nghĩa là chủ thể tham gia
chỉ có thể là cá nhân (Điểm a khoản 1 Điều 122 BLDS 2005);
 BLDS 2015: chủ thể tham gia có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự
phù hợp với giao dịch, nghĩa là chủ thể tham gia có thể là pháp nhân hoặc cá nhân (Điểm
a khoản 1 Điều 117 BLDS 2015);
Sự thay đổi đã mở rộng hơn về chủ thể tham gia các giao dịch dân sự khơng chỉ là cá nhân mà
cịn là pháp nhân, đã phù hợp với thực tiễn đời sống, vì trong thực tiễn đối với một số giao dịch
dân sự có pháp nhân là chủ thể tham gia những BLDS 2005 không điều chỉnh được và BLDS
2015 đã khắc phục được điều này.
- Về điều kiện liên quan đến giao dịch (điều kiện khách quan):
 BLDS 2005: Mục đích và nội dung của giao dịch khơng vi phạm điều cấm của pháp luật,
không trái đạo đức xã hội. (Điểm b khoản 1 Điều 122 BLDS 2005). Quy định điều cấm là
điều cấm của pháp luật, là những quy định của pháp luật, tức là những quy định đó có thể
tồn tại trong văn bản luật hoặc văn bản dưới luật.
 BLDS 2015: Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của
luật, không trái đạo đức xã hội. (Điềm c khoản 1 Điều 117 BLDS 2015). Quy định điều
cấm là điều cấm của luật, là những quy định của luật, tức là những quy định đó chỉ tồn tại
trong luật do Quốc hội ban hành.

Sự thay đổi từ pháp luật sang luật đã thu hẹp lại phạm vi quy định, tránh sự tùy tiện về quy định
của các văn bản dưới luật.
Câu 2: Từ thời điểm nào ông Hội thực chất không cịn khả năng nhận thức và từ thời điểm
nào ơng Hội bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự?
Năm 2007 ông Hội bị tai biến nằm liệt một chỗ khơng nhận thức được.
Ơng Hội bị Tịa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự từ ngày 07/05/2010.
Câu 3: Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước hay sau khi ông Hội
bị tuyên mất năng lực hành vi dân sự?
Giao dịch của ông Hội (với vợ là bà Hương) được xác lập trước khi ông Hội bị tuyên mất năng
lực hành vi dân sự. Vì ngày 07/05/2010 Tịa án tuyên ông Hội mất năng lực hành vi dân sự còn
lúc bà Hương bán căn nhà là vào ngày 08/02/2010.
Câu 4: Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giao dịch của ơng Hội có vơ hiệu khơng? Vì
sao? Trên cơ sở quy định nào?
Liên quan đến phần của ông Hội, Tòa án khẳng định “căn cứ vào các tài liệu có tại hồ sơ vụ án
thì thấy tại thời điểm ơng Hội giao kết hợp đồng thì ơng chưa bị Tòa án tuyên bố mất năng lực
hành vi dân sự nhưng các đương sự thống nhất trình bày là ông Hội bị bệnh tai biến mạch máu
não và bị liệt nằm một chỗ từ cuối năm 2008”. Từ đó, Tòa án theo hướng “hợp đồng chưa phát
sinh hiệu lực đối với phần ông Hội” và “trong trường hợp này phải xác định hợp đồng chuyển

6


nhượng quyền sử dụng đất lập ngày 08/02/2010 giữa vợ chồng ông Hội bà Hương với vợ chồng
ông Hùng bà Trinh bị vô hiệu một phần, đối với phần ông Hội”.
Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao trong vụ việc
trên (liên quan đến giao dịch do ông Hội xác lập)? Nêu cơ sở pháp lý khi đưa ra hướng xử
lý.
Theo nhóm em, hướng giải quyết của Tịa án nhân dân tối cao trong vụ việc trên (liên quan đến
giao dịch do ơng Hội xác lập) là hợp lí. Vì tại thời điểm giao kết hợp đồng, tuy ông chưa bị Tòa
án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự nhưng thực chất ông đã bị tai biến mạch máu não và bị

liệt nằm một chỗ từ cuối năm 2008, do đó ơng khó nhận thức và thể hiện ý chí của mình nên
khơng thể chắc chắn được việc ký kết hợp đồng do ông xác lập là tự nguyện. Vì vậy, theo Điều
117 BLDS 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì giao dịch dân sự chỉ
có hiệu lực khi có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này mà giao dịch do ông Hội xác
lập đã không đáp ứng được điều kiện: “Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hồn tồn tự nguyện”
nên hợp đồng bị vơ hiệu một phần, đối với phần của ông Hội.
Câu 6: Nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ơng Hội thì giao dịch đó có bị vơ
hiệu khơng? Vì sao?
Theo điểm b khoản 2 Điều 125 của BLDS 2015 quy định về giao dịch dân sự không bị vô hiệu
do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện: “Giao dịch
dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất
năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ”.
Nên nếu giao dịch có tranh chấp là giao dịch tặng cho ơng Hội thì giao dịch đó chỉ làm phát sinh
quyền cho ơng Hội nên không bị vô hiệu.
*Bài tập 5: Giao dịch xác lập do có nhầm lẫn
Câu 1: So với BLDS 2005, BLDS 2015 có khác gì về giao dịch vơ hiệu do nhầm lẫn?
Điều 126 BLDS 2015. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
1. Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên
khơng đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền u cầu Tịa án
tun bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn khơng vơ hiệu trong trường hợp mục đích xác
lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm
lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được
- Điều 131, BLDS năm 2005 chia ra hai trường hợp là vơ ý và cố ý cịn ở Điều 126, BLDS 2015
thì khơng chia ra làm hai trường hợp như vậy.
Sự thay đổi này là hợp lý vì trường hợp do cố ý đã được quy định rõ trong phần giao dịch vô
hiệu do bị lừa dối, ngắn gọn và thuận tiện trong việc xử lý vi phạm.
- Điều 131, BLDS năm 2005 quy định “Khi một bên có lỗi vô ý làm cho bên kia nhầm lẫn về nội

dung của giao dịch dân sự mà xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền u cầu bên kia
thay đổi nội dung của giao dịch đó, nếu bên kia khơng chấp nhận thì bên bị nhầm lẫn có quyền
u cầu Tịa án tun bố giao dịch vơ hiệu.” cịn về BLDS 2015 thì chỉ cần nhận thấy giao dịch
bị nhầm lẫn sẽ có quyển u cầu Tịa án tuyên giao dịch vô hiệu.
Việc này giúp cho bên bị nhầm lẫn dễ dàng hơn trong việc giành lại quyền lợi, thuận tiện và
nhanh chóng.
- Điều 126, BLDS 2015 bổ sung cả khoản 2 điều này.
7


Làm tăng thêm phương án giải quyết cho các bên trong trường hợp bên bị nhầm lẫn không muốn
vô hiệu hợp đồng nhưng vẫn đảm bảo đủ quyền lợi hợp pháp.
Câu 2: Giả sử có nhầm lẫn, việc Tịa án tun hợp đồng vơ hiệu do nhầm lẫn có thuyết
phục khơng? Vì sao?
Giả sử có nhầm lẫn, việc Tịa án tun hợp đồng vơ hiệu do nhầm lẫn là có thuyết phục.
Vì theo khoản 1 Điều 126 BLDS 2015: “Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm
lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị
nhầm lẫn có quyền u cầu Tịa án tun bố giao dịch dân sự vô hiệu”.
*Bài tập 5: Giao dịch xác lập do có lừa dối
Câu 1: Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự do có lừa dối theo BLDS 2005 và BLDS
2015?
Điều kiện để tuyên bố một giao dịch dân sự vơ hiệu do có lừa dối theo Điều 132 BLDS 2005 và
Điều 127 BLDS 2015 là: “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa thì
có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vơ hiệu. Lừa dối trong giao dịch dân sự
là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ
thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó”.
Câu 2: Trong Quyết định số 210, theo Tịa án, ai được u cầu và ai khơng được u cầu
Tịa án tun bố hợp đồng có tranh chấp vơ hiệu?
Trong Quyết định số 210, theo Tịa án thì: Bà Nhất khơng được u cầu Tịa án tun bố hợp
đồng có tranh chấp vơ hiệu. Bởi lẽ theo quy định của BLDS 1995 và BLDS 2005 bà Nhất không

phải là một bên tham gia giao dịch với ông Tài nên bà Nhất khơng có quyền khởi kiện u cầu
tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vơ hiệu do bị lừa dối. Trường hợp này chỉ
có ơng Tài mới có quyền khởi kiện tun bố Tịa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do bị lừa dối, nếu
ông Tài không biết việc ông Dưỡng giả mạo chữ kí của bà Nhất khi tiến hành giao kết hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Câu 3: Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tịa án tun bố hợp đồng
vơ hiệu do lừa dối có cịn khơng? Vì sao?
Trong Quyết định số 210, theo Tòa án, thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vơ hiệu do
lừa dối đã khơng cịn. Vì “Về thời hiệu: Khoản 1 Điều 142 BLDS 1995 quy định thời hiệu khởi
kiện yêu cầu tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu do bị lừa dối là một
năm; Khoản 1 Điều 136 BLDS 2005 quy định thời hiệu khởi kiện yêu cầu tuyên bố hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất vô hiệu do bị lừa dối là hai năm kể từ ngày giao dịch được
xác lập. Còn Điều 159 Bộ luật tố tụng dân sự quy định trong trường hợp pháp luật không có quy
định về thời hiệu khởi kiện thì thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự là hai năm, kể từ ngày người có
quyền khởi kiện biết được quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm.
Bà Nhất khai năm 2007 vợ chồng ly hôn bà mới biết ông Dưỡng giả mạo chữ ký của bà để
chuyển nhượng đất cho ông Tài, nhưng đến 10/12/2010 bà Nhất mới khởi kiện. Nên nếu xác
định bà Nhất có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất nêu trên bị vô hiệu do lừa dối, thì cũng đã hết thời hiệu khởi kiện”.
Câu 4: Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vơ hiệu do lừa
dối, Tịa án có cơng nhận hợp đồng khơng? Vì sao?
Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vơ hiệu do lừa dối, Tịa án có
cơng nhận hợp đồng. Vì theo khoản 2 Điều 132 của BLDS 2015: “Hết thời hiệu quy định tại
khoản 1 Điều này mà khơng có u cầu tun bố giao dịch dân sự vơ hiệu thì giao dịch dân sự có
hiệu lực”.
8


Câu 5: Câu trả lời cho các câu hỏi trên có khác khơng nếu áp dụng các quy định tương ứng
của BLDS 2015 vào tình tiết như trong Quyết định số 210?

Nếu áp dụng các quy định tương ứng của BLDS 2015 vào tình tiết trong QĐ số 210 thì hướng
giải quyết cũng không khác so với áp dụng BLDS 1995 và BLDS 2005. Cụ thể:
Về việc ai được yêu cầu và ai khơng được u cầu Tồ án tun bố hợp đồng có tranh chấp vơ
hiệu thì Điều 127 BLDS 2015 quy định: "Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối
hoặc bị đe doạ, cưỡng ép thì có quyền u cầu Tồ án tun bố giao dịch dân sự đó là vơ hiệu".
Bà Nhất không phải là một bên tham gia giao dịch dân sự với ơng Tài nên bà Nhất khơng có
quyền u cầu khởi kiện tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng bị lừa dối. Người được yêu cầu khởi
kiện Toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu do lừa dối là ông Tài.
Về thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vơ hiệu do lừa dối thì Điều 132 BLDS 2015 có
quy định: "Thời hiệu u cầu Tồ án tun bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều
125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm...". Vì bà Nhất khai rằng năm 2007 hai vợ
chồng ly hôn bà mới biết ông Dưỡng giả mạo chữ ký của bà để chuyển nhượng đất cho ông Tài
nhưng đến 10/12/2010 bà Nhất mới khởi kiện. Do đó đã hết thời hiệu khởi kiện.
Trong trường hợp hết thời hiệu yêu cầu Toà án tuyên bố hợp đồng vơ hiệu do lừa dối thì Tồ vẫn
cơng nhận hợp đồng vì theo khoản 2 Điều 132 luật này: “Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều
này mà khơng có u cầu tun bố giao dịch dân sự vơ hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực".
*Bài tập 6: Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu
Câu 1: Giao dịch dân sự vơ hiệu có làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên không?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên.
Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 131 BLDS 2015: “Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh,
thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.”
Câu 2: Trên cơ sở BLDS, khi xác định Hợp đồng dịch vụ vơ hiệu thì Cơng ty Phú Mỹ có
phải thanh tốn cho Cơng ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà
Công ty Orange đã thực hiện khơng? Vì sao?
Trên cơ sở BLDS, khi xác định Hợp đồng dịch vụ vơ hiệu thì Cơng ty Phú Mỹ phải thanh tốn
cho Cơng ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà Cơng ty Orange đã thực
hiện. Vì tại khoản 2 Điều 131 BLDS 2015 quy định: “Khi giao dịch dân sự vơ hiệu thì các bên
khơi phục lại tình trạng ban đầu, hồn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp khơng thể
hồn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả”.

Câu 3: Hướng xử lý của Hội đồng thẩm phán đối với khối lượng công việc mà Công ty
Orange đã thực hiện như thế nào khi xác định hợp đồng dịch vụ không vô hiệu? Nội dung
xử lý khác với trường hợp xác định hợp đồng dịch vụ vô hiệu như thế nào? Suy nghĩ của
anh/chị về chủ đề này như thế nào?
Hướng xử lý của Hội đồng thẩm phán:
“Nếu xác định Hợp đồng dịch vụ vơ hiệu thì phải buộc Cơng ty Phú Mỹ phải thanh tốn cho
Cơng ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà Công ty Orange đã thực
hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng. Còn nếu Hợp đồng dịch vụ là hợp pháp thì phải buộc Cơng ty
Phú Mỹ phải thanh tốn cho Cơng ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng công việc mà
Công ty Orange đã thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng cùng tiền lãi suất do chậm thanh toán
theo quy định của pháp luật.”
Hướng xử lý của Hội đồng thẩm phán như vậy là hoàn toàn hợp lý. Vì nếu Hợp đồng dịch vụ
hợp pháp thì Cơng ty Phú Mỹ là bên có nghĩa vụ trả tiền nhưng lại chậm thanh tốn do đó phải
9


trả thêm tiền lãi suất theo khoản 1 Điều 357 BLDS 2015: “Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả
tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.”
Còn nếu Hợp đồng dịch vụ vơ hiệu thì theo khoản 2 Điều 131 của BLDS 2015: “Khi giao dịch
dân sự vô hiệu thì các bên khơi phục lại tình trạng ban đầu, hồn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp khơng thể hồn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hồn trả”. Do đó,
Cơng ty Phú Mỹ chỉ cần thanh tốn cho Cơng ty Orange phần giá trị tương ứng với khối lượng
công việc mà Công ty Orange đã thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng mà không cần trả thêm
tiền lãi suất.
Câu 4: Trong Quyết định số 75, vì sao Tịa dân sự Tịa án nhân dân tối cao xác định hợp
đồng vô hiệu?
Trong quyết định số 75 Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao xác định hợp đồng vơ hiệu vì xét
thấy ngày 25/06/2006 anh Dư, chị Chúc đã chuyển nhượng quyền sử dụng diện tích đất trên cho
ơng Sanh với giá là 195.000.000đ. Hai bên có lập một giấy "chuyển nhượng đất" và một giấy
"chuyển nhượng đất thổ cư và nhận tiền" cùng ngày 25/06/2005. Cả hai tài liệu trên đều có xác

nhận của Uỷ ban nhân dân xã Trung Kiên. Khi ơng Sanh u cầu phải hồn tất hợp đồng chuyển
nhượng theo quy định của pháp luật thì vợ chồng anh Dư, chị Chúc không thực hiện.
Hợp đồng vô hiệu là do lỗi của anh Dư, chị Chúc không chịu hợp tác để hồn thiện thủ tục về
hình thức của hợp đồng.
Câu 5: Suy nghĩ của anh/chị về việc Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định hợp đồng
vơ hiệu trong Quyết định trên.
Tịa dân sự Tòa án nhân dân tối cao xác định định hợp đồng vô hiệu là hợp lý. Xét thấy xuyên
suốt vụ án, hợp đồng chuyển nhượng được xác lập dưới sự tự nguyện của hai bên, hoàn toàn
đúng pháp luật nhưng do lỗi của anh Dư, chị Chúc không chịu hợp tác để hồn thiện các thủ tục
về hình thức của hợp đồng dẫn đến hợp đồng vơ hiệu vì vi phạm về mặt hình thức.
Câu 6: Với thơng tin trong Quyết định số 75 và pháp luật hiện hành, ông Sanh sẽ được bồi
thường thiệt hại bao nhiêu? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Với thông tin trong Quyết định số 75 và pháp luật hiện hành, ông Sanh sẽ được bồi thường thiệt
hại với số tiền tương đương với phần giá trị hợp đồng đã thanh tốn trước đó là 160.000.000
VNĐ vì hợp đồng giữa ơng Sanh và vợ chồng anh Dư, chị Chúc vô hiệu là do lỗi của vợ chồng
anh Dư và chị Chúc khơng chịu hợp tác để hồn thiện các thủ tục về hình thức của hợp đồng chứ
khơng phải do lỗi ông Sanh. Theo khoản 4 Điều 131 BLDS 2015 quy định về hậu quả pháp lý
của giao dịch dân sự vơ hiệu: “Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường”.
Câu 7: Trong Bản án số 133, Tòa án quyết định hủy giấy chứng nhận cấp cho anh Dậu và
ghi nhận cho ông Văn, bà Tằm quyền liên hệ với cơ quan có thẩm quyền để được cấp lại
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có là hệ quả của giao dịch dân sự vơ hiệu khơng? Vì
sao?
Việc này chính là hệ quả của giao dịch dân sự. Vì quyết định này phù hợp với Điều 131 BLDS
2015 nói về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu được thể hiện rõ nhất ở khoản 2 Điều
này như sau: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khơi phục lại tình trạng ban đầu, hồn trả
cho nhau những gì đã nhận”. Do “Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với
đất” bị vô hiệu nên dẫn đến hậu quả là anh Dậu phải hoàn trả lại toàn bộ phần đất được cho từ
ơng Văn, bà Tằm.
*Bài tập 7: Địi động sản từ người thứ ba
Câu 1: Thế nào là hợp đồng có đền bù và khơng có đền bù theo quy định về đòi tài sản

trong BLDS?
10


Hợp đồng có đền bù là hợp đồng mà trong đó mỗi bên sau khi thực hiện cho bên kia một lợi ích
sẽ nhận được từ bên kia một lợi ích tương ứng. Lợi ích tương ứng ở đây không đồng nghĩa với
lợi ích ngang hàng vì các bên dành cho nhau khơng phải lúc nào cũng cùng một tính chất hay
chủng loại. Ví dụ: Hợp đồng thuê biểu diễn ca nhạc.
Hợp đồng khơng có đền bù là những hợp đồng trong đó một bên nhận được một lợi ích nhưng
khơng phải giao lại cho bên kia một lợi ích nào. Ví dụ: Hợp đồng tặng cho tài sản.
Câu 2: Ơng Dịn có được con trâu thơng qua giao dịch có đền bù hay khơng có đền bù? Vì
sao?
Ơng Dịn có được trâu thơng qua giao dịch có đền bù.
Vì con trâu mà ơng Dịn có được là do giao dịch với ông Thi, cụ thể là ông Thi đổi cho ơng Dịn
lấy con trâu cái sổi, từ đó ta có thể thấy đây là giao dịch mỗi bên sau khi thực hiện cho bên kia
một lợi ích sẽ nhận được từ bên kia một lợi ích tương ứng. Do vậy, đây là giao dịch có đền bù.
*Bài tập 8: Đòi bất động sản từ người thứ ba
Câu 1: Trên cơ sở các quy định hiện hành, ơng Vĩnh có phải hoàn trả quyền sử dụng đất
tranh chấp cho các con của cụ Ba khơng? Vì sao? Nêu cơ sở pháp lý.
Trên cơ sở các quy định hiện hành, ông Vĩnh khơng phải hồn trả quyền sử dụng đất tranh chấp
cho các con của cụ Ba vì trong trường hợp này ơng Vĩnh là người thứ ba ngay tình. Điều 168
BLDS 2015 quy định chủ sở hữu có quyền địi lại động sản có đăng ký hoặc bất động sản từ
người chiếm hữu thứ ba ngay tình trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 của Bộ luật này.
Khoản 2 Điều 133 quy định: “Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng
ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự
khác cho ngời thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện
giao dịch thì giao dịch đó khơng bị vơ hiệu”.
Như vậy, trong trường hợp của ơng Vĩnh thì ơng Vĩnh chính là người thứ ba ngay tình theo quy
định của Điều 168 và khoản 2 Điều 133 BLDS 2015. Vì vậy ông Vĩnh không phải hoàn trả
quyền sử dụng đất tranh chấp cho các con của cụ Ba.

Câu 2: Toà án tối cao đã có hướng giải quyết giúp con cụ Ba như thế nào và hướng giải
quyết này đã được quy định trong văn bản chưa?
Tại Quyết định số 94/2013/GĐ-DS ngày 25 tháng 07 năm 2013 vụ tranh chấp quyền sở hữu tài
sản, để bảo vệ các con cụ Ba hướng giải quyết của Tịa án là khơng chấp nhận Tòa án sơ thẩm và
phúc thẩm bác yêu cầu của nguyên đơn, xác định ông Vĩnh là người mua bán tài sản ngay tình và
yêu cầu bồi thường thiệt hại do việc bán nhà trái pháp luật cho nguyên đơn
Hướng giải quyết này chưa được quy định trong văn bản. Vì Tịa án chưa xác đinh được chính
xác ai là người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho các con cụ Ba và cần phải làm rõ. Ông Vĩnh
là người chiếm hữu ngay tình, tức là việc mua nhà số 2 Nguyễn Thái Học của ông là do không
biết và không thể biết việc chiếm hữu của ông là khơng có căn cứ pháp luật nên Tịa án cần xác
minh ông Sơn hay ông Đạo là nguời đã bán căn nhà đó và số tiền có phải dùng để xây dựng
trường mẫu giáo khơng, nếu có hiện ai đang quản lí.
Câu 3: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết bảo vệ các con của cụ Ba nêu trên.
Theo nhóm, hướng giải quyết bảo vệ các con của cụ Ba nêu trên là hợp lí. Tuy khơng có giấy tờ
cụ Cậy bán nhà cho cụ Ba nhưng cụ Cậy và các đương sự thừa nhận năm 1973 cụ Cậy bán nhà
cho cụ Ba và khơng có căn cứ xác định vợ cụ Ba hay bà Nhân bán nhà đất đang tranh chấp cho
Khu vực 6 nên nhà đất đang tranh chấp thuộc sở hữu của cụ Ba, nay cụ Ba đã chết thì các con cụ
Ba được thừa kế tài sản này.

11


*Bài tập 9: Trường hợp đại diện hợp lệ
Câu 1: Điểm mới của BLDS 2015 (so với BLDS 2005) về người đại diện
Một số điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về người đại diện:
Khái niệm “đại diện” trong Bộ luật dân sự năm 2015 đã xác định rõ hơn về chủ thể đại diện. Nếu
như Điều 139 Bộ luật dân sự năm 2005 hướng đến người đại diện là “một người” thì Điều 134
Bộ luật dân sự năm 2015 xác định rõ chủ thể đó là “cá nhân, pháp nhân” mà không giới hạn về
số lượng. Bên cạnh đó, khác với Bộ luật dân sự năm 2005, chủ thể đại diện khá chung chung (có
thể là cá nhân, tổ chức có tư cách hoặc khơng có tư cách pháp nhân) thì Bộ luật dân sự năm 2015

đã xác định rõ chủ thể đại diện là cá nhân và pháp nhân, điều đó có nghĩa những tổ chức khơng
có tư cách pháp nhân khơng thể trở thành người đại diện.
Một nội dung nữa cần đề cập tới trong khái niệm đại diện theo Bộ luật dân sự năm 2015 đó là,
người được đại diện chỉ xem xét hai chủ thể là cá nhân và pháp nhân, quy định này dựa trên sự
thừa nhận: “… hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác khơng có tư cách pháp nhân tham gia quan
hệ dân sự thì các thành viên của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác khơng có tư cách pháp
nhân là chủ thể tham gia xác lập, thực hiện giao dịch dân sự…” (theo khoản 1 Điều 101 Bộ luật
dân sự năm 2015).
Quy định về “trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân
sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện” (khoản 3 Điều
134). Đây là quy định mang tính khái quát và phù hợp bởi vì người đại diện khơng chỉ là cá nhân
mà cịn có thể là pháp nhân. Nếu khơng thuộc “trường hợp pháp luật quy định” thì vấn đề năng
lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự không được đặt ra.
Quy định mỗi pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và pháp nhân có thể là đại
diện theo ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác (khoản 2 Điều 137 và Điều 138). Việc chính
thức khẳng định một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật xuất phát từ thực
tiễn hoạt động của pháp nhân (chủ yếu là doanh nghiệp) và để bảo đảm tính thống nhất với các
văn bản pháp luật khác có liên quan, ví dụ như Luật doanh nghiệp năm 2014.
Quy định Tịa án có thể chỉ định người đại diện theo pháp luật cho cá nhân trong trường hợp
không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 136 Bộ luật dân sự
năm 2015 (khoản 3 Điều 136); pháp nhân trong quá trình tố tụng (điểm c khoản 1 Điều 137).
Quy định người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của
việc đại diện (khoản 2 Điều 39); trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành
vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi
thì khơng làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được
đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối (khoản 3 Điều 139).
Quy định trường hợp không xác định được thời hạn đại diện mà quyền đại diện được xác định
theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân
sự đó, nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện
là một năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện (Điều 140). Đây là một điểm mới của Bộ

luật dân sự năm 2015 so với Bộ luật dân sự năm 2005, theo đó xác định thời hạn đại diện cũng
như việc chấm dứt đối với từng trường hợp đại diện theo ủy quyền và đại diện theo pháp luật. So
với Bộ luật dân sự năm 2005 hướng đến việc chấm dứt đại diện theo phương diện chủ thể (đại
diện của pháp nhân, đại diện của cá nhân) thì quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 mang tính
bao quát hơn, đi vào đúng tính chất của các quan hệ đại diện là đại diện theo ủy quyền và đại
diện theo pháp luật. Việc quy định thời hạn đại diện như Bộ luật dân sự năm 2015 đã hướng đến
các trường hợp của đại diện: xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có
thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, thời hạn đại
12


diện còn được xác định dựa trên quan hệ của giao dịch dân sự, theo đó, nếu quyền đại diện được
xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao
dịch dân sự đó; nếu quyền đại diện khơng xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại
diện là một năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.
Quy định trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện thì người đại diện theo pháp
luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ
trường hợp pháp luật có quy định khác (khoản 2 Điều 141). Bộ luật dân sự năm 2015 quy định
chi tiết hơn so với Điều 144 của Bộ luật dân sự năm 2005.
Quy định một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau
(khoản 3 Điều 141). Đây là quy định mới mở rộng khả năng đồng đại diện rất phổ biến trong
thực tiễn từ trước đến nay.
*Bài tập 10: Trường hợp đại diện không hợp lệ
Câu 1: Trong vụ việc trên, theo Tịa giám đốc thẩm, Vinaconex có chịu trách nhiệm với
Ngân hàng về hợp đồng không?
Trong vụ việc trên, theo Tòa giám đốc thẩm, Vinaconex phải chịu trách nhiệm với Ngân hàng về
hợp đồng. Tòa giám đốc thẩm xác định: “Như vậy, sau khi Xí nghiệp xây dựng 4 vay tiền Ngân
hàng, Công ty xây dựng số II Nghệ An biết và không phản đối nên Công ty xây dựng số II Nghệ
An (Nay là Công ty cổ phần xây dựng 16 - Vinaconex) phải chịu trách nhiệm trả khoản nợ này.
Tòa án cấp sơ thẩm và Tịa án cấp phúc thẩm buộc Cơng ty cổ phần xây dựng 16 - Vinaconex

phải trả khoản tiền nợ gốc và lãi (1.382.040.000 đồng) cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam là có căn cứ”.
Câu 2: Nếu hồn cảnh tương tự như trong Quyết định số 10 nhưng chỉ phía Ngân hàng
phản đối hợp đồng (yêu cầu hủy bỏ hợp đồng do người đại diện Vinaconex khơng có quyền
đại diện) thì phải xử lý như thế nào trên cơ sở BLDS 2015? Vì sao?
Nếu hồn cảnh tương tự như trong Quyết định số 10 nhưng chỉ phía Ngân hàng phản đối hợp
đồng (yêu cầu hủy bỏ hợp đồng do người đại diện Vinaconex khơng có quyền đại diện) thì phải
căn cứ vào Điều 142 BLDS 2015 xét 2 trường hợp:
 Trường hợp 1: Nếu công ty Vinaconex đồng ý hoặc biết mà khơng phản đối hợp đồng thì
giao dịch do người đại diện Vinaconex khơng có quyền đại diện vẫn làm phát sinh quyền,
nghĩa vụ của Vinaconex.
 Trường hợp 2: Nếu cơng ty Vinaconex khơng đồng ý hợp đồng thì giao dịch do người đại
diện Vinaconex khơng có quyền đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của
Vinaconex và người đại diện đó phải có nghĩa vụ bồi thường cho Ngân hàng.
*Bài tập 11: Quan hệ dân sự và quan hệ pháp luật dân sự
Câu 1: Những quan hệ nào thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự?
Những quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự là: các quan hệ về tài sản và
quan hệ về nhân thân.
Quan hệ tài sản, đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự Việt Nam, là quan hệ giữa các chủ thể
gắn liền với tài sản, tức là quan hệ giữa các chủ thể gắn liền với “vật, tiền, giấy tờ có giá và
quyền tài sản” (khoản 1 Điều 105 BLDS). Các nhóm quan hệ tài sản do pháp luật dân sự điều
chỉnh bao gồm:
 Quan hệ về sở hữu;
 Quan hệ về nghĩa vụ và hợp đồng;
 Quan hệ về bồi thường thiệt hại;
13


 Quan hệ về thừa kế.
Quan hệ nhân thân, đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự Việt Nam, là quan hệ giữa các chủ

thể gắn liền với yếu tố nhân thân của chủ thể. Quan hệ nhân thân bao gồm:
 Quan hệ nhân thân liên quan đến tài sản;
 Quan hệ nhân thân không liên quan đến tài sản.
Câu 2: Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự có những đặc
điểm gì?
Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật dân sự có những đặc điểm sau:
 Quan hệ tài sản do pháp luật dân sự điều chỉnh luôn liên quan tới tài sản, có thể trực tiếp
hoặc gián tiếp;
 Quan hệ tài sản do pháp luật dân sự điều chỉnh được xác lập bởi các chủ thể của quan hệ
pháp luật dân sự với các điều kiện do pháp luật quy định;
 Quan hệ tài sản do pháp luật dân sự điều chỉnh thể hiện ý chí của các chủ thể tham gia
quan hệ, ý chí đó phải phù hợp với ý chí của nhà nước;
 Trong quan hệ tài sản do pháp luật dân sự điều chỉnh có sự đền bù ngang giá về lợi ích
vật chất đối với các chủ thể tham gia.
Câu 3: Cho biết quan hệ pháp luật dân sự có những đặc điểm nào?
Đặc điểm của quan hệ pháp luật dân sự:
 Trong quan hệ pháp luật dân sự, các chủ thể tham gia bình đẳng về mặt pháp lý và độc
lập về mặt tài sản;
 Quan hệ pháp luật dân sự tồn tại cả trong trường hợp chưa có quy phạm pháp luật dân sự
nào trực tiếp điều chỉnh;
 Lợi ích (trước tiên là lợi ích kinh tế) là tiền đề trong phần lớn các quan hệ pháp luật dân
sự;
 Chủ thể, khách thể và phương pháp bảo vệ các quyền dân sự rất đa dạng, phong phú.
*Bài tập 12: Tổ hợp tác
Câu 1: Những điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về tổ hợp tác và suy nghĩ của
anh/chị về những điểm mới này.
Bộ luật dân sự 2005
Bộ luật dân sự 2015
Về chủ thể
 Tổ hợp tác được xem là có tư

 Khơng quy định tổ hợp tác
trong quan hệ
cách pháp nhân nếu có đủ
là chủ thể của quan hệ pháp
dân sự của tổ
điều kiện và đăng ký pháp lý
luật dân sự, chỉ cá nhân và
hợp tác
theo quy định của pháp luật;
pháp nhân mới là chủ thể, vì
 Quy định từ 3 cá nhân trở lên
không là chủ thể nên cũng
khơng có tư cách pháp
và hình thành trên cơ sở hợp
nhân. Do đó, việc xác lập
đồng hợp tác có chứng thực
giao dịch dân sự phải do
của Ủy ban nhân dân xã,
người đại diện theo ủy
phường, thị trấn.
quyền thực hiện. Trường
hợp thành viên của tổ hợp
tác khơng có tư cách pháp
nhân tham gia giao dịch dân
sự không được các thành
viên khác ủy quyền làm
14




Về đại diện



Người đại diện là tổ trưởng
do các tổ viên cử ra, tổ
trưởng có thể ủy quyền cho tổ
viên thực hiện một số công
việc nhất định cần thiết cho
tổ.







người đại diện thì thành
viên đó là chủ thể tham gia
giao dịch, xác lập;
Không quy định số thành
viên tối thiểu của tổ hợp tác.
Người đại diện là người
được các thành viên khác
ủy quyền, người đại diện
chỉ có quyền thực hiện giao
dịch khi được các thành
viên khác ủy quyền. Việc ủy
quyền phải lập thành văn
bản, trừ trường hợp có thỏa

thuận khác Khoản 1 Điều
101;
Không nêu những quy định
về nhận tổ viên mới, ra khỏi
tổ hợp tác hay chấm dứt tổ
hợp tác;
Quy định thêm hậu quả
pháp lý đối với giao dịch
dân sự do thành viên khơng
có quyền đại diện hoặc vượt
q phạm vi đại diện xác
lập, thực hiện.

Suy nghĩ của nhóm về những điểm mới trên: Những điểm mới về tổ hợp tác trong BLDS năm
2015 đã thể hiện được sự tiến bộ và khắc phục được những hạn chế, tiêu cực ở BLDS năm 2005.
Thứ nhất, loại bỏ tư cách chủ thể của tổ hợp tác, điều này đã giảm được nhiều bất cập trong thực
tiễn xét xử vì tổ hợp tác là một tập hợp các cá nhân có quan hệ với nhau về tài sản, số lượng cá
thể không phải dừng lại mà là bất biến, có thể xảy ra thêm bớt thành viên, ý chí có thể khơng
đồng nhất.
Thứ hai, khi tham gia giao dịch dân sự nếu coi tổ hợp tác là chủ thể có tư cách pháp nhân thì sẽ
gây khó khăn cho việc chủ thể tham gia giao dịch với tư cách cá nhân, như vậy vấn đề tài sản
chung hay riêng cũng dễ xảy ra tranh chấp.
Thứ ba, trên thực tế xét xử chưa có vụ kiện nào có nguyên đơn hoặc bị đơn là tổ hợp tác. Hơn
nữa, Khoản 1 Điều 56 BLTTDS chỉ quy định, đương sự trong vụ án dân sự là cá nhân, cơ quan,
tổ chức bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan (tổ hợp tác không
được xác định là đương sự trongvụ án dân sự). Vì vậy việc loại bỏ tư cách là chủ thể của tổ hợp
tác là hợp lý.

15




×