Tải bản đầy đủ (.pptx) (16 trang)

Bai 30 Tim hieu ve di tich bai coc bach dang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 16 trang )

Di tích bãi cọc bạch
đằng


I. Vị trí địa lí
- Nằm trên đường trục đường giao thông từ Hà Nội về thành phố Hạ Long, bãi cọc Bạch
Đằng ở thị xã Quảng Yên thuộc khu di tích lịch sử chiến thắng Bạch Đằng là điểm dừng chân
không thể bỏ qua.
- Từ ngã tư thị xã Quảng Yên đi về hướng Phà Rừng khoảng 2 km, rẽ trái khoảng 500 m,
du khách sẽ đến với bãi cọc Yên Giang, một phần của trận địa cọc Bạch Đằng năm xưa.

Vị trí của bãi cọc trên bản đồ (Nguồn Internet)


Biển chỉ dẫn vào bãi cọc Yên Giang, thuộc thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh. (Nguồn Internet)


II. Lịch sử
- Trong lịch sử giữ nước của dân tộc ta,
sông Bạch Đằng đã từng ba lần chứng
kiến quân và dân ta chiến thắng quân
xâm lược hùng mạnh, đều sử dụng vũ
khí độc đáo đó là cọc gỡ với 3 trận
chiến tiêu biểu là: chiến thắng chống
quân Nam Hán năm 938, quân Tống
năm 981 và quân Nguyên - Mông năm
1288.
- Dấu tích những bãi cọc Bạch
Đằng còn lại đến ngày nay đã được
phát hiện ở nhiều địa điểm và những
chiếc cọc Bạch Đằng được sử dụng


trong trận kháng chiến chống quân
Nguyên - Mông do Trần Hưng Đạo chỉ
huy, năm 1288 hiện đang trưng bày ở
Bảo tàng Lịch sử quốc gia cũng là một
trong những minh chứng cho chiến
lược và chiến thuật tài giỏi của quân
dân Đại Việt dưới thời Trần.
Bãi cọc Bạch Đằng - chứng tích của cuộc chiến tranh vệ
quốc vĩ đại thế kỷ 13 (Nguồn Internet)


III. Bãi cọc Bạch Đằng
- Hiện nay, bên tả ngạn sông Bạch Đằng, thuộc thị xã Quảng Yên đã phát hiện và khai quật
được ba bãi cọc gỗ với phạm vi lớn, gồm:
+ Bãi cọc Yên Giang
+ Bãi cọc Đồng Vạn Muối
+ Bãi cọc Đồng Má Ngựa
- Các nhà khoa học đều khẳng định cả ba bãi cọc trên có khung niên đại ở thế kỷ XIII, chưa
phát hiện được bãi cọc nào có niên đại sớm hơn.

Bãi cọc Bạch Đằng (Nguồn Internet)


1. Bãi cọc Yên Giang:
- Vị trí: Nằm ở cửa Sông Chanh, là một nhánh của sông Bạch Đằng, thuộc phường n
Giang, thị xã Quảng n.
- Diện tích: hình chữ nhật dài khoảng 120m, chiều rộng khoảng 20m.
- Bãi cọc được phát hiện năm 1953 khi người dân trong vùng đào đất đắp đê và khai quật
vào các năm 1958; 1969; 1976; 1984; 1988.
- Cọc ở đây chủ yếu là gỡ lim, táu dài 2,6 - 2,8 m, đường kính 20 - 30 cm. Phần cọc được

đẽo nhọn dài 0,5 - 1m để cắm thẳng xuống sông với khoảng cách trung bình 1m.

Bãi cọc Yên Giang thuộc phường Yên Giang
(Nguồn Internet)

Dấu tích cịn sót lại của một cây cọc tại di
tích chiến thắng Bạch Đằng ở bãi cọc Yên
Giang (Nguồn Internet)


- Tuy ngày nay đa phần các đầu cọc
đã bị mục gẫy, du khách vẫn có thể hiểu
thêm về lịch sử của bãi cọc cũng như
nghệ thuật quân sự tài tình của Trần
Hưng Đạo qua tấm bia đá dựng ngay
gần đó.
- Trên bia ghi rõ: "Dựa vào địa thế
sông Bạch Đằng (thế kỷ thứ XIII), lòng
sông có nhiều bãi bồi và dải đá ngầm,
Trần Hưng Đạo đã cho đóng những bãi
cọc ở vị trí hợp lý tạo thành một trận
địa cọc chặn đánh đường rút chạy của
giặc Nguyên Mông".

Bia đá tại bãi cọc Bạch Đằng Yên Giang đã được xếp hạng, ghi lại lịch sử chiến thắng trong
cuộc thủy chiến huyền thoại năm 1288 (Nguồn Internet)


2. Bãi cọc Đồng Vạn Muối:
- Vị trí: Nằm ở cửa Sông Rút, một nhánh của sông Bạch Đằng, thuộc phường Nam Hoà, thị

xã Quảng Yên.
- Bãi cọc được phát hiện năm 1958 khi nhân dân Quảng Yên trong quá trình canh tác, đào
ao và khai quật năm 2005.
- Cọc gỗ cắm đứng và cắm xiên trong khu vực đồng Vạn Muối thuộc nhiều loại gỗ được sử
dụng cả thân và cành. Đường kính mỡi cọc từ 7 - 10 cm, phần được vạt nhọn chỉ khoảng 25 - 30
cm.
- Tuy nhiên, mật độ cọc ở đây được cắm rất dày, phổ biến cách nhau từ 40 - 60 cm, một số
cọc chỉ cách nhau từ 10 - 30cm.

Bãi cọc Đồng Vạn Muối thuộc phường Nam Hòa (Nguồn Internet)


- Theo các nhà nghiên cứu, đây là nửa phía Nam của trận địa cọc Bạch Đằng, còn nửa phía
Bắc là bãi cọc Yên Giang. Do giữa hai bãi cọc có một dải cồn đá cao, khi nước triều xuống
thuyền khơng qua được buộc phải đi vào sát bờ.
- Vì vậy, Trần Hưng Đạo đã chọn vị trí cắm cọc ở hai bên cồn đá tạo thành một phòng tuyến
hình chữ V bịt chặt lấy họng sông Bạch Đằng để chặn đường rút lui của quân địch tạo nên chiến
thắng vẻ vang của trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288.

Những chiếc cọc làm nên chiến thắng tại Bãi cọc Đồng Vạn Muối được khai quật khảo cổ năm
2005 (Nguồn Internet)


3. Bãi cọc Đồng Má Ngựa:
- Vị trí: Nằm ở cửa Sông Kênh, sát với sông Rút, thuộc phường Nam Hồ, thị xã Quảng
n.
- Diện tích: Bãi cọc có chiều dài 70 m, rộng 30 m
- Bãi cọc được phát hiện năm 2009 và khai quật năm 2010.
- Cọc thuộc nhiều loại gỡ có đường kính từ 6 - 22 cm dày đặc thành dải như một lớp tường
thành.


Bãi cọc Đồng Má Ngựa thuộc phường Nam Hòa
(Nguồn Internet)

Khoan thăm dò lấy mẫu năm 2013 tại Đồng
Má Ngựa, dấu tích bãi cọc Bạch Đằng thứ
ba (Nguồn Internet)


IV. Cọc gỗ
- Cọc ở đây chủ yếu là gỗ lim, táu được
khai thác từ cánh rừng Yên Hưng (Quảng
Ninh).
- Cọc dài khoảng 1,5m - 3m, đường kính
20cm - 30cm, màu nâu đen, một đầu thuôn mịn
để cắm xuống lòng sông, một đầu nhọn có
nhiều rãnh nứt song song do nước bào mòn.
Trong khi đóng ở trận địa, khoảng cách trung
bình giữa các cọc từ 0,9m - 1,2m để thuyền
nhỏ của ta có thể lách qua.
- Ngoài những cọc cắm thẳng đứng, còn có
một số cọc cắm nghiêng 45 độ nhằm mục đích
đánh vào thuyền giặc sát bờ.
- Cọc được cắm ngược chiều với hướng
nước chảy để khi thuyền chiến của giặc rút lui,
trơi xi theo dòng nước, thì sẽ bị cọc đâm
ngược vào đáy thuyền. Lực xuyên sẽ mạnh
hơn, dễ bị xô thẳng hơn.
- Nếu cọc nghiêng cùng chiều với dòng
nước lực đâm của cọc sẽ yếu hơn, thậm chí có

thể bị trượt trên mặt đáy thuyền.

Một số cọc gỗ được trưng bày tại viện bảo tàng
Quảng Ninh (Nguồn Internet)


Hai cây lim cổ thụ giếng rừng trên 700 tuổi là dẫn tích của một cánh rừng cổ ở khu vực gần sông
Bạch Đằng (phường Yên Giang), nơi cung cấp cọc gỗ cho những trận đánh nổi tiếng năm xưa
(Nguồn Internet)


V. Giá trị lịch sử
- Cọc Bạch Đằng với những chiến công vang dội là những dấu son chói lọi trong lịch sử đấu
tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam:
+ Trước hết, cọc Bạch Đằng tượng trưng cho đó là ý chí quyết chiến quyết thắng của
dân tộc Việt Nam trước âm mưu bành trướng của các thế lực phong kiến phương Bắc.
+ Thứ hai cọc Bạch Đằng là sự thể hiện tài năng, sự sáng tạo tuyệt vời của nghệ thuật
quân sự Việt Nam: lấy ít đánh nhiều, lấy thế thắng lực. Trong các chiến thắng này, nổi bật lên tên
tuổi của hai vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền và Trần Quốc Tuấn.
+ Thứ ba cọc Bạch Đằng là lời nhắc nhở đanh thép quân xâm lược sớm từ bỏ mộng bá
quyền, dân tộc Việt Nam tuy có lúc thăng lúc trầm nhưng chưa bao giờ lùi bước trước giặc ngoại
xâm.

Bãi cọc Bạch Đằng – Quảng Ninh(Nguồn Internet)


- Không những mang nhiều chiến công, bãi cọc Bạch Đằng còn là một trong các điểm tham
quan ở Quảng Ninh luôn được các công ty điều hành tour đưa vào lịch trình, tạo điều kiện cho du
khách cả trong và ngoài nước có dịp sống lại một trang sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
- Cùng với hướng dẫn viên quý khách sẽ tái hiện lại trận chiến quyết liệt trên sông Bạch

Đằng, phương pháp đóng cọc rất đặc biệt tạo thành các bãi cọc kết hợp với những dải đá ghềnh
tạo phòng tuyến vững chắc bịt chặt đường rút lui của quân địch, tiêu diệt toàn bộ đạo quân hơn
600 chiến thuyền hùng mạnh của địch.

Khách du lịch cùng hướng dẫn viên đến tham quan Bãi cọc Bạch Đằng (Nguồn Internet)


- Với những giá trị lịch sử và khoa học của chiến thắng Bạch Đằng, ngày 27.9.2012 Thủ
tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1491/QĐ-TTg xếp hạng di tích Bạch Đằng là di tích quốc
gia đặc biệt. Để bảo vệ và phát huy một cách toàn vẹn các giá trị của di tích, ngày 18.2.2013,
Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ký Quyết định số 332/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo
tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Chiến thắng Bạch Đằng, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng
Ninh giai đoạn 2012 - 2025 với nguồn kinh phí đầu tư để thực hiện quy hoạch trên 800 tỉ đồng.
- Trong tương lai gần, khu di tích Bạch Đằng sẽ được tôn tạo và bảo tồn xứng đáng với tầm
vóc của chiến thắng.

Khu Di tích lịch sử Bạch Đằng đón Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt (Nguồn Internet)


Cảm ơn cô và
các bạn đã lắng
nghe



×