Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Chuyện về những bữa cơm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.19 KB, 3 trang )

Chuyện về những bữa cơm…
(Kỹ năng sống) – Trong những điều cần phải học: học ăn, học nói, học
gói, học mở thì việc học ăn bao giờ cũng phải đặt lên hàng đầu.
Đối với đất thuần nông như Việt Nam thì hạt gạo được quý như
vàng. Trải qua 2 cuộc chiến tranh, đời sống nhân dân ta tuy nghèo nhưng
rất coi trọng lễ nghĩa và phép tắc. Trong những điều cần phải học: học ăn,
học nói, học gói, học mở thì việc học ăn bao giờ cũng phải đặt lên hàng
đầu. Phàm là con người trên trai đất này, ai cũng phải ăn, phải uống để
sinh tồn nhưng ăn-uống như thế nào mới là điều quan trọng.
Ông cha ta có câu: “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. Tại sao phải ăn
trông nồi? Chính vì xa xưa, cuộc sống của dân ta còn khó khăn, đói khổ,
không phải nồi cơm nhà ai cũng đầy, thậm chí còn phải ăn cơm độn
khoai, độn sắn, mà cơm lại là thức ăn chủ yếu. Cho nên không phải muốn
ăn bao nhiêu cũng được mà phải biết san sẻ cho người khác, đặc biệt là
người già và trẻ em. Ngồi trông hướng nghĩa là ngồi phải đàng hoàng, ý
tứ, không được ngồi giữa lối đi hoặc ngồi trước mặt người khác.
Ngoài câu thành ngữ này ra, ông cha ta còn có những câu thành ngữ
khác để dạy con cháu về việc học ăn, chẳng hạn như “ Ăn có mời, làm có
khiến”, “Ăn tùy nơi, chơi tùy chỗ” ý nói không nên ăn uống tùy tiện, ăn
hay không còn tùy thuộc vào thái độ của người mời.
Mẹ tôi vẫn thường dạy tôi như thế, nếu có khách phải mời khách
trước rồi mới đến lượt mình, ăn là phải biết để phần cho người đi vắng .
Tuyệt đối không nên mời người khác ăn đồ ăn thừa.
Thế nhưng, hôm ấy, bỗng dưng có 2 bệnh nhân ở trong viện ra thăm
nhà. Hai người ngồi chơi từ chập tôi, cho đến gần khuya, tôi phân vân:
- Hai chú cháu đã ăn uống gì chưa?
Hai người lắc đầu, nhìn vẻ mặt khắc khổ, tiều tụy của họ trông thật
tội nghiệp. Lúc đó trong nhà chẳng còn thứ gì ngoài ít cơm nguội và ít
canh thừa, nên tôi chẳng dám mời, nhưng lại nghĩ trời mưa gió rét mướt,
tối tăm như thế, chẳng biết ngoài đường còn bán gì không mà mua? Tôi
đánh liều:


- Nhà cháu chẳng còn gì, có ít cơm canh, hai chú cháu có ăn không?
Thấy tôi mời chân thành, hai người không nề hà liền sắp cơm ra ăn.
Vậy là chỉ một lúc thôi đã hết bay nồi cơm và xoong canh còn lại.
Cũng có lần, cô bạn hàng xóm sang chơi, nhìn thấy hai chiếc bánh
trên mặt bàn, ngỏ ý:
- Cho tôi xin cái bánh nhé!
Tôi chưa kịp nói gì, đã thấy bạn ngồi ăn một cách vô tư, tôi vội
vàng:
- Ấy chết! Sao không lấy cái mới mà ăn, cái này tôi đang ăn dở mà!
Bạn cười:
- Ôi dời! Không chết đâu mà sợ.
Thật sự, bạn ấy làm tôi rất ngại bởi như đã nói tôi không bao giờ mời
người khác những thứ mình đang ăn dở.
Sống xa nhà, nên mọi người luôn coi nhau như người thân của mình.
Nấu món gì ngon mời nhau sang ăn là chuyện bình thường. Không ngờ,
hôm ấy, sau khi ăn cơm xong , trên mâm còn thừa ít rau xào, tôi định bê
mâm bát đi rửa thì người hàng xóm gọi lại:
-Ấy đừng! Để tôi ăn nốt cho, kẻo phí!
Vậy là mọi người trong xóm tôi cứ quây quần và gắn bó với nhau
bằng những điều mộc mạc, giản đơn như thế đó. Tôi đã không làm đúng
như lời mẹ dặn, thế nhưng mỗi khi gặp lại những con người ấy, họ đều
vui vẻ chào đón tôi bằng những nụ cười. Bây giờ thì tôi đã hiểu, chính sự
chân thành mới làm cho con người gần lại với nhau hơn.
Giờ đây, mỗi bữa cơm của tôi đều đầy ắp tiếng cười, mọi người có
thể vô tư:
- Nhung ăn xong nhớ để phần tôi ít canh nhé!
Hay là:
- Bà không ăn được thì để tôi ăn hộ cho!
Thỉnh thoảng mọi người lại sà xuống:
- Cho tôi xin một đũa….

Còn tôi, tôi sẽ không bao giờ quên những bữa cơm ấy….
Những bữa cơm tuy không trọn vẹn nhưng mà trọn tình!

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×