1. Hoàn cảnh ra đời kháng chiến chống thực dân Pháp
Mặc dù chủ nghĩa phát xít đã bị đánh bại, thế lực đế quốc yếu hơn trước, và do bản
chất phản động nên bọn đế quốc ra sức bóp chết phong trào cách mạng toàn cầu, nhất là
phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc để giành lại những thuộc địa đã mất. Việt Nam
đã bị áp bức và chiếm giữ bởi quân đội đế quốc và tay sai của chúng.
Bất chấp những khó khăn nội tại gay gắt sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945,
Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vẫn tập trung xử lý các vấn đề bên
ngồi. Đặt ra chính sách để giải quyết các vấn đề trong nước và quốc tế một cách đồng
bộ.
Xét về vị thế, Pháp là một đế quốc hùng mạnh về kinh tế, chính trị và quân sự, có
tên tuổi đế quốc lâu đời và có vị thế lịch sử trên thế giới. Việt Nam còn là một nước nhỏ
bé với nền kinh tế nông nghiệp lúa nước lạc hậu, mới giành được tự do sau hàng nghìn
năm đấu tranh.
Đất nước chúng ta đã bị lịch sử buộc phải đưa ra một quyết định mới. Trên thực tế,
không còn bất kỳ cơ hội nào để đạt được thỏa thuận. Đảng và Chính phủ ta lâm vào tình
thế bất khả kháng trước các hoạt động của thực dân Pháp, vì thỏa hiệp sẽ mất nước, nhân
dân tiếp tục địi nô lệ. Vào thời điểm quan trọng này của lịch sử, Ban Thường vụ Trung
ương Đảng đã họp tại thôn Vạn Phúc, Hà Đơng, ngày 19/12/1946 và nhất trí tồn quốc
kháng chiến. Các mệnh lệnh chiến tranh đã được đưa ra. Ngày 19/12/1946, đúng 8 giờ
tối, khắp các chiến trường trong cả nước đồng loạt nổ súng. “Lời kêu gọi tồn quốc
kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh được phát trên Đài Tiếng nói Nhân dân Việt
Nam trước rạng sáng ngày 20/12/1946.
2. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1946-1950
Để bắt đầu, thiết lập một mục tiêu chiến dịch rõ ràng, kiên quyết và toàn diện. Thứ
hai, chọn loại chiến dịch thích hợp. Thứ ba, chọn hướng phản cơng tốt nhất (khu vực), bố
trí thế trận chiến dịch hợp lý (ba mặt trận), bẻ gãy từng gọng kìm của địch, phá vịng vây
chiến dịch của chúng. Bốn là, tập hợp các lực lượng cần thiết, chỉ đạo sử dụng các chiến
thuật sáng tạo, hạn chế điểm mạnh của địch và chỉ ra những khuyết điểm của chúng. Từ
tháng 3 năm 1948 đến giữa những năm 1950, quân ta ở ba miền Bắc, Trung, Nam đã mở
khoảng 20 chiến dịch tấn công quy mô khiêm tốn. Nghệ thuật của các chiến dịch tấn công
đã tiến bộ đáng kể.
Chiến dịch Biên Giới (Thu Đông - 1950) đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của
nghệ thuật chiến dịch tiến công trong kháng chiến chống Pháp. Bước phát triển đó là sự
kế thừa, kết quả tích lũy những kinh nghiệm của hơn 20 chiến dịch nhỏ trong suốt hơn
hai năm trước đó. Đó là nghệ thuật lựa chọn chiến lược tốt nhất cho chiến dịch, xác định
chính xác phương hướng, mục tiêu tiến cơng, bảo đảm thắng lợi ngay từ đầu của chiến
dịch, và cốt yếu nhất là nghệ thuật bố trí trận địa và bố trí quân đội chiến đấu. Để loại bỏ
quân tiếp viện của đối phương.
Với chính sách kháng chiến: Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực
dân Pháp: Cuộc chiến của thực dân Pháp gây ra tại Đông Dương là một cuộc chiến tranh
phi nghĩa, không được nhân dân tại chính nước Pháp ủng hộ. Vì thế khi liên kết với
những người dân u chuộng hịa bình tại Pháp, ta có thể tạo thêm một mặt trận ngay
đằng sau lưng địch, làm kẻ địch suy yếu, mất đi sự ủng hộ của nhân dân. Và chính sách:
Đồn kết Mên, Lào và các dân tộc u chuộng tự do hịa bình: Mên, Lào là các quốc gia
trên cùng bán đảo Đông Dương và cùng có chung kẻ thù là thực dân Pháp. Khi liên kết
cùng với 2 quốc gia này, sức mạnh của ta sẽ được gia tăng, phạm vi hoạt động kháng
chiến cũng được mở rộng. Việc tranh thủ sự ủng hộ của các dân tộc yêu chuộng tự do hịa
bình có thể đem lại cho chúng ta sự ủng hộ trên trường quốc tế cũng như cả vật chất (nếu
có). Cuối cùng là Tự cấp, tự túc về mọi mặt: đây là cuộc kháng chiến của dân tộc ta,
không nên trơng cậy vào sự giúp đỡ từ bên ngồi mà phải huy động sức mạnh của toàn
dân, nỗ lực vượt khó để kháng chiến đi đến thắng lợi.
3. Sự chủ động, sáng tạo của đường lối lãnh đạo kháng chiến chống thực dân Pháp
Trong chiến đấu tiến cơng, chiến thuật phục kích được vận dụng tương đối phổ
biến theo nguyên tắc: nắm chắc địch và thời cơ, bí mật triển khai thế trận hiểm, bất ngờ,
tiến công nhanh, mạnh, lui quân mau lẹ, bảo toàn lực lượng. Trong các trận đánh đồn, bộ
đội ta đã từng bước làm quen với tác chiến hiệp đồng giữa bộ binh với pháo binh, giữa bộ
phận phá vật cản, mở cửa với xung kích và giữa các hướng với nhau1.
Đường lối kháng chiến của Đảng có tác dụng đưa cuộc kháng chiến nhanh chóng
đi vào ổn định và phát triển đúng hướng, từng bước đi tới thắng lợi vẻ vang. Thực hiện
theo tinh thần của đường lối, từ năm 1947 đến năm 1950, mặt trận quân sự tại chiến dịch
Việt Bắc thu đông – 1947 và chiến dịch biên giới 1950, giáng đòn mạnh mẽ vào ý chí
xâm lược của địch, giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
Đường lối kháng chiến chống Pháp là sự kế thừa và nâng lên tầm cao mới của tư
tưởng quân sự truyền thống, đúng với các nguyên lý về chiến tranh các mạng với chủ
nghĩa Mác – Lênin, vừa phù hợp với thực tế đất nước lúc bấy giờ. Đường lối kháng chiến
ở Việt Nam là sự vận dụng sáng tạo triết lý chiến tranh của chủ nghĩa Mác - cách mạng
Lê-nin và kinh nghiệm quân sự của nước ngoài. Đây là con đường của cuộc chiến đấu
của nhân dân, cuộc đấu tranh chính nghĩa "lấy yếu chống mạnh", "lấy ít địch nhiều", và
"lấy chính nghĩa thắng hung tàn."
Qua thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng Việt Nam, đường lối của Đảng được
hình thành, phát triển và từng bước hồn thiện. Đó là đường lối kháng chiến toàn dân,
toàn diện, trường kỳ, xuyên suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dựa vào sức
mình là chính. Trên cơ sở xem xét, đánh giá khách quan, toàn diện tình hình quốc tế,
trong nước, địch, ta, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định lực lượng kháng chiến là
tồn dân, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân, gồm: bộ đội chủ lực, bộ đội
địa phương và dân qn du kích làm nịng cốt. Để phát huy tối đa sức mạnh của toàn dân
tộc, Đảng tổ chức, động viên mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt giai cấp, tôn giáo,
đảng phái; đồng thời, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Phương pháp cách
1 “Nghệ thuật quân sự trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược”
mạng là nhiệm vụ kháng chiến được đặt lên hàng đầu; thực hiện vừa kháng chiến, vừa
kiến quốc. Phương thức tiến hành kháng chiến là kết hợp chặt chẽ chiến tranh nhân dân
địa phương với chiến tranh bằng các đơn vị bộ đội chủ lực. Đây thực sự là một sáng tạo
của đường lối chiến tranh nhân dân Việt Nam – đường lối kháng chiến – mà Đảng ta với
tư cách chủ thể. Bởi lẽ, chiến tranh của ta là chiến tranh nhân dân, do nhân dân tiến hành
(mỗi người dân là một chiến sĩ), với lực lượng vũ trang ba thứ qn làm nịng cốt. Kháng
chiến tồn diện, là vì thực dân Pháp tiến hành xâm lược, nơ dịch nhân dân ta cả chính trị,
kinh tế, văn hố, xã hội, quân sự, ... do đó ta phải đấu tranh toàn diện, lâu dài với địch,
trong khi phải dựa vào sức mình là chính để giành thắng lợi cho cuộc kháng chiến vĩ đại.
Đường lối đó là sự kế thừa truyền thống, kinh nghiệm chống giặc ngoại xâm của dân tộc,
nắm vững và vận dụng đúng quy luật chiến tranh trong điều kiện “lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít
địch nhiều”.2
4. Bài học kinh nghiệm cho sinh viên
Đường lối cách mạng chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định
thắng lợi của cuộc cách mạng. Nó là cơ sở để dẫn dắt cuộc cách mạng đi đến thành quả
cuối cùng. Một đường lối cách mạng đúng đắn kết hợp với việc thực hiện t để sẽ dẫn tới
một cuộc cách mạng thành công và ngược lại, một đường lối cách mạng chưa xác định
chính xác những vấn đề chính của cách mạng thi sẽ dẫn tới một cuộc cách mạng không
đạt kết quả như mong đợi. Đảng ta đã căn cứ vào những điều kiện cụ thể của đất nước ta,
vân dụng sáng tạo nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin để vạch ra đường lối cách mạng
đúng đắn, sáng tạo, đưa kháng chiến đến thắng lợi vẻ vang. Có thể nói, Đường lối kháng
chiến chống Pháp Đảng ta chính là kết tinh của trí tuệ con người, thể hiện năng lực lãnh
đạo vững vàng của Đảng ta. Nó góp phần khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam hồn
tồn xứng đáng với vai trị lãnh đạo dân tộc Việt Nam.
2 “Vận dụng Đường lối toàn dân kháng chiến trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với việc phát
huy sức mạnh toàn dân tộc để xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc”
Trong cuộc chiến chống Covid-19 đầy phức tạp hiện nay, chúng ta đều tin tưởng
nỗ lực của Chính phủ, Bộ Y tế, chính quyền các địa phương… và tồn thể nhân dân ta
nhất định sẽ chiến thắng đại dịch. Quyết tâm, sự đồn kết, đồng lịng, quan điểm nhất
qn lấy sức khỏe và tính mạng của nhân dân là lựa chọn hàng đầu… là những điều kiện
tiên quyết về mặt nhận thức, tinh thần, nhưng các điều kiện về mặt cơ sở vật chất kỹ thuật
cũng phải được thực hiện triệt để và đầy đủ, chính các điều kiện này sẽ thúc đẩy và khẳng
định niềm tin kia là có cơ sở và mang tính hiện thực. Chẳng hạn, thực hiện tốt 5K (hiện
nay là 7K), kiểm soát triệt để biên giới, nghiêm túc cách ly, quyết liệt truy vết các trường
hợp có liên quan ca nhiễm, tăng cường tiêm vắc xin, điều trị tích cực các bệnh nhân, đẩy
mạnh tuyên truyền phòng chống dịch trong nhân dân…
Còn đối với bản thân, nên tự tin vào năng lực bản thân ảnh hưởng đến mọi nỗ lực
của con người. Trong một tình huống nhất định, niềm tin của một người về năng lực mà
họ có sẽ quyết định đến sức mạnh của họ khi họ thực sự phải đối mặt với những thách
thức và những lựa chọn trong khả năng của họ. Những hiệu ứng này đặc biệt rõ ràng và
thuyết phục, liên quan đến các hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), “Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam”
2. Nguyễn Mạnh Dũng (2011), “Vận dụng bài học phát huy sức mạnh toàn dân tộc
trong kháng chiến chống thực dân Pháp vào xây dựng nền quốc phịng tồn dân”
3. Trần Thị Vui (2021), “Vận dụng Đường lối toàn dân kháng chiến trong cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp với việc phát huy sức mạng toàn dân tộc để xây
dựng đất nước phồn vinh hạnh phúc”
4. Bách khoa Trí thức Quốc phịng tồn dân (2012), “Nghệ thuật qn sự trong kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược”