ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
________
NGUYỄN THỊ HỒNG
TÀI LIỆU CÁC PHÔNG LƯU TRỮ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
TOÀN QUỐC CỦA ĐẢNG - NGUỒN SỬ LIỆU NGHIÊN CỨU
LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1. Lee do chin đề tài
(Giai đoạn từ 1986 đến nay)
Theo Quyết định 20-QĐ/TW ngày 23 tháng 9 năm 1987 của Ban Bí t ân rộng,
hiệu
càng
quả
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Lưu trữ
Hà Nội – 2016
ca
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
________
NGUYỄN THỊ HỒNG
TÀI LIỆU CÁC PHÔNG LƯU TRỮ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU
TOÀN QUỐC CỦA ĐẢNG - NGUỒN SỬ LIỆU
NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
(Giai đoạn từ 1986 đến nay)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Lưu trữ
Mã số: 60 32 03 01
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Nguyễn Lệ Nhung
Hà Nội, 2016
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
số
Mở đầu
04
Chương 1: Tổng quan về các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng từ năm
1986 đến năm 2011
13
1.1 Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phông lưu trữ và phông lưu trữ
ĐHĐBTQ của Đảng
13
1.1.1. Một số vấn đề lý luận về phông lưu trữ
13
1.1.2. Lịch sử các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng
15
1.1.2.1. Giới hạn thời gian và tài liệu của các phông ĐHĐBTQ của Đảng
15
1.1.2.2. Mức độ hoàn chỉnh của Phông
17
1.1.2.3. Khối lượng tài liệu
19
1.1.2.4. Thành phần và nội dung tài liệu
19
1.1.2.5. Về đặc điểm của tài liệu
21
1.2. Tổng quan về các kỳ ĐHĐBTQ của Đảng
24
1.2.1. Khái quát về Đảng Cộng sản Việt Nam và các kỳ ĐHĐBTQ của Đảng.
24
1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các ĐHĐBTQ
của Đảng
29
1.2.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
29
1.2.2.2. Các cơ quan của các kỳ ĐHĐBTQ của Đảng
32
1.3. Giới thiệu một số nét về cơ quan quản lý tài liệu các phông lưu
ĐHĐBTQ của Đảng
38
Chương 2: Giá trị sử liệu tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng
trong nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
41
2.1. Sử liệu và các nguồn sử liệu
41
2.2. Giá trị sử liệu của tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng giai
đoạn từ 1986 đến năm 2011.
43
2.2.1. Nguồn sử liệu phản ánh quá trình chuẩn bị, diễn biến và kết thúc từng
kỳ ĐHĐBTQ của Đảng.
43
2.2.2. Nguồn sử liệu phản ánh quá trình xây dựng, hoàn thiện các văn kiện
trình Đại hội.
46
2.2.3. Nguồn sử liệu phản ánh quá trình nhận thức của Đảng về xây dựng
CNXH ở Việt Nam
53
2.2.4. Nguồn sử liệu phản ánh sự kiên định của Đảng về mục tiêu xây dựng
56
2
CNXH ở Việt Nam
2.2.5. Nguồn sử liệu phản ánh quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trên các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội, an ninh quốc phòng, đối ngoại.
58
2.3. Một số đặc điểm của nguồn sử liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của
Đảng trong nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
75
Chương 3: Một số giải pháp về phát huy giá trị sử liệu tài liệu các phông
lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng từ năm 1986 đến năm 2011
81
3.1. Tình hình tổ chức khoa học và khai thác sử dụng tài liệu các phông lưu
trữ ĐHĐBTQ của Đảng từ năm 1986 đến năm 2011 trong thời gian qua
81
3.1.1. Công tác tổ chức khoa học tài liệu
81
3.1.2. Công tác khai thác, sử dụng tài liệu
84
3.1.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác tổ chức khoa học và
khai thác, sử dụng tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng
89
3.2. Một số giải pháp về phát huy giá trị sử liệu tài liệu các phông lưu trữ
ĐHĐBTQ của Đảng từ năm 1986 đến năm 2011
90
3.2.1. Sưu tầm, bổ sung tài liệu còn thiếu thuộc các phông lưu trữ ĐHĐBTQ
của Đảng để đảm bảo sự hoàn chỉnh của hồ sơ, tài liệu trong phông
90
3.2.2. Xác minh thẩm định tài liệu
91
3.2.3. Xây dựng các chuyên đề nghiên cứu lịch sử đảng bằng nguồn tài liệu các
phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng
92
3.2.4. Hoàn thiện một số khâu nghiệp vụ trong công tác tổ chức khoa học tài
liệu
93
3.2.5. Tăng cường các hình thức công bố, khai thác sử dụng tài liệu
96
3.3. Kiến nghị
98
Kết luận
102
Tài liệu tham khảo
104
Phụ lục
111
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kể từ khi Ban Bí thư ban hành Quyết định số 20-QĐ/TW ngày 23/9/1987, Quy
định số 210-QĐ/TW ngày 06/03/2009 và Quy định số 270-QĐ/TW ngày 06 tháng 12
năm 2014 về Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung ương Đảng luôn nhấn
mạnh và giao nhiệm vụ cho cơ quan quản lý Kho Lưu trữ Trung ương (Lưu trữ lịch sử
của Trung ương Đảng) nhiệm vụ bảo quản tài liệu của các tổ chức tiền thân của Đảng,
các tổ chức tiền thân của các tổ chức chính trị - xã hội; tài liệu của các kỳ ĐHĐBTQ
của Đảng và Đại hội đại biểu của Đảng bộ các cấp, tài liệu của các cấp uỷ, cơ quan, tổ
chức đảng, của Đảng Cộng sản Việt Nam (trước kia là Đảng Lao động Việt Nam;
Đảng Cộng sản Đông Dương); tài liệu của Ban Chấp hành Trung ương; tài liệu của
Trung ương Cục miền Nam, các xứ uỷ, khu uỷ, liên khu uỷ; tài liệu của Chủ tịch Hồ
Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng…. Đây đều là những tài liệu có tầm quan trọng đặc
biệt, là bằng chứng lịch sử, là căn cứ để tổng kết lý luận và thực tiễn cách mạng Việt
Nam, đồng thời còn là di sản văn hoá vô cùng quý báu của Đảng, của dân tộc ta. Trong
các khối tài liệu hiện đang được bảo quản tại Kho Lưu trữ Trung ương phải kể đến đó
là khối tài liệu của các phông lưu trữ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng.
Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Đây là một cơ quan đặc biệt, một hình thức tổ chức đặc biệt của tổ chức
chính trị.
Tài liệu các phông lưu trữ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng từ năm 1986
đến nay (sau đây gọi tắt là các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng) là toàn bộ tài liệu
sản sinh ra trong quá trình tổ chức và hoạt động của từng kỳ ĐHĐBTQ của Đảng, bao
gồm: tài liệu về chuẩn bị tổ chức Đại hội như chuẩn bị nhân sự, văn kiện; thư điện đối
ngoại về Đại hội; tài liệu về diễn biến Đại hội và toàn bộ đơn, thư, ý kiến góp ý của
các cấp, các ngành, cán bộ, đảng viên, nhân dân trong và ngoài nước góp ý về các nội
dung của Đại hội; tài liệu về phục vụ các mặt hoạt động khác của Đại hội.
Toàn bộ khối tài liệu này là bản chính, bản gốc, có độ chính xác và tin cậy cao
được sản sinh đồng thời trong qúa trình hoạt động và quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng ta. Các văn kiện Đại hội đều đã được xuất bản công khai và phổ biến tới toàn thể
nhân dân. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam từ
4
chính các văn kiện này. Tuy nhiên, quá trình xây dựng văn kiện đã hình thành rất
nhiều bản dự thảo có giá trị, những bản dự thảo này đều có bút tích sửa trực tiếp của
các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các đồng chí là Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ
viên Trung ương, những ý kiến đóng góp của nhân dân vào văn kiện… khối tài liệu
này không phải ai cũng biết và không phải ai cũng có thể tiếp cận được. Hiện toàn bộ
tài liệu từ bản dự thảo các văn kiện, các bản góp ý sửa trực tiếp của các đồng chí lãnh
đạo Đảng, Nhà nước, của đông đảo quần chúng nhân dân đến các bản chính, bản gốc
đều đã được thu thập, được chỉnh lý hoàn chỉnh và được bảo quản tại Kho Lưu trữ
Trung ương.
Có thể nói, tài liệu thuộc các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng từ năm 1986
đến nay là nguồn sử liệu quý để nghiên cứu lịch sử của Đảng ta, nghiên cứu sự lãnh
đạo, chỉ đạo của Đảng qua các kỳ Đại hội.
Tuy nhiên, qua khảo sát ban đầu, chúng tôi nhận thấy cho đến nay số lượng các
hồ sơ, tài liệu thuộc các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng được sử dụng như một
nguồn sử liệu để nghiên cứu lịch sử Đảng từ năm 1986 đến nay chưa nhiều, chưa
tương xứng với tiềm năng thông tin mà tài liệu trong phông phản ánh. Bởi lẽ khi
chúng ta nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam qua chính tài liệu lưu trữ - khối
tài liệu có giá trị xác thực nhất, có độ tin cậy cao nhất về lịch sử Đảng từ trước đến nay
nói chung và giai đoạn 1986 đến nay nói riêng sẽ thể hiện được đầy đủ nhất, chân thực
nhất, có độ tin cậy cao nhất về lịch sử của Đảng ta. Đây là hạn chế rất đáng tiếc, làm
lãng phí những thông tin quý giá được phản ánh trong các tài liệu lưu trữ.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Tài liệu các phông lưu
trữ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng – Nguồn sử liệu nghiên cứu lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam (giai đoạn từ 1986 đến nay)” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Giới thiệu khái quát quá trình hình thành, hoạt động của các kỳ ĐHĐBTQ của
Đảng và khối lượng, thành phần nội dung, đặc điểm của khối tài liệu này.
- Phân tích làm rõ những giá trị sử liệu của tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ
của Đảng phục vụ nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp là lịch sử các
kỳ ĐHĐBTQ của Đảng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tổ chức tốt và đẩy mạnh phát huy giá trị của
khối tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng tại Kho Lưu trữ Trung ương phục
vụ nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian tới.
5
3. Đối tượng, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các tài liệu giấy hình thành trong quá trình hoạt động của
Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua các kỳ ĐHĐBTQ của Đảng từ năm 1986 đến nay
hiện đang được bảo quản tại Kho Lưu trữ Trung ương, cụ thể là các phông lưu trữ
ĐHĐBTQ lần thứ VI, ĐHĐBTQ lần thứ VII, ĐHĐBTQ lần thứ VIII, ĐHĐBTQ lần
thứ IX, ĐHĐBTQ lần thứ X, ĐHĐBTQ lần thứ XI.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về phạm vi thời gian: Chúng tôi lựa chọn nghiên cứu tài liệu các phông lưu
trữ ĐHĐBTQ của Đảng từ năm 1986 đến năm 2011 để nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam. Sở dĩ chúng tôi chọn mốc bắt đầu từ năm 1986 vì năm này Đảng ta tổ
chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng. Đây là Đại hội đặt nền móng
cho công cuộc đổi mới của nước ta. Chúng tôi lấy năm 2011 là mốc kết thúc vì năm
2011 Đảng ta tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Từ năm 1986 đến năm
2011, công cuộc “Đổi mới” của đất nước diễn ra được 25 năm. Công cuộc “Đổi mới”
đã đưa nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN. Và sau 25 năm “Đổi mới”, đất nước ta đạt được những kết
quả đáng ghi nhận, nước ta dần tiến kịp với các nước phát triển trong khu vực và trên
thế giới. Giai đoạn này cũng đánh dấu sự thay đổi trong sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng
ta. Cùng với sự “Đổi mới” của đất nước thì Đảng ta “Đổi mới” về tư duy, đổi mới về
phương thức lãnh đạo…
- Về phạm vi nội dung vấn đề nghiên cứu: Trên cơ sở khảo sát toàn bộ mục lục
hồ sơ của các phông ĐHĐBTQ của Đảng từ Đại hội VI đến Đại hội XI cũng như tiếp
cận trực tiếp tài liệu lưu trữ, chúng tôi nhận thấy tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ
của Đảng phản ánh toàn bộ quá trình chuẩn bị, diễn biến và kết quả từng kỳ ĐHĐBTQ
của Đảng. Đại hội tiến hành tổng kết đánh giá kết quả cũng như hạn chế của quá trình
hoạt động trong nhiệm kỳ qua, đồng thời đưa ra mục tiêu và định hướng đường lối
lãnh đạo đất nước trong nhiệm kỳ tới, quyết định cơ quan lãnh đạo của Đảng giữa hai
kỳ Đại hội, đó chính là BCHTW. Giá trị sử liệu của tài liệu các phông lưu trữ
ĐHĐBTQ của Đảng từ năm 1986 đến năm 2011 thể hiện ở chỗ: là căn cứ để nghiên
cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam cụ thể là lịch sử các kỳ ĐHĐBTQ của Đảng.
Tiếp đó là căn cứ để nghiên cứu đường lối, chính sách do cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ
6
Đại hội quyết định trong giai đoạn lịch sử của đất nước ta từ năm 1986 đến năm 2011.
Đồng thời đây là nguồn sử liệu nghiên cứu đường lối đối nội, đối ngoại; nghiên cứu
công tác xây dựng Đảng; nghiên cứu quá trình đổi mới của đất nước từ năm 1986 đến
năm 2011 dưới sự lãnh đạo của Đảng mà ĐHĐBTQ của Đảng là cơ quan vạch ra và
thông qua chủ trương, đường lối đó, nghiên cứu quá trình chuẩn bị nhân sự BCHTW
khoá tới... Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ giới hạn nghiên cứu và
làm sáng tỏ một số giá trị như: phản ánh sự kiên định của Đảng ta về mục tiêu xây
dựng CNXH và quá trình nhận thức của Đảng về con đường đi lên CNCH ở nước ta;
phản ánh quá trình xây dựng, hoàn thiện các văn kiện trình Đại hội, phản ánh sự lãnh
đạo, chỉ đạo của Đảng trên một số lĩnh vực như: chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hội, đối
ngoại, phản ánh quá trình chuẩn bị, diễn biến và kết quả từng kỳ ĐHĐBTQ của Đảng.
3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài có các nhiệm vụ sau:
- Khảo sát tình hình hồ sơ, tài liệu thuộc các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng
giai đoạn từ 1986 đến năm 2011.
- Tìm hiểu giá trị tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng từ 1986 đến
năm 2011 dưới góc độ là nguồn sử liệu về lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Tìm hiểu thực trạng tổ chức khoa học và khai thác sử dụng tài liệu vào các
mục đích nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm tổ chức khoa học và sử dụng hiệu
quả tài liệu lưu trữ thuộc các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng giai đoạn từ 1986 đến
năm 2011.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Liên quan đến nội dung này, tác giả đã tìm hiểu một số nghiên cứu sau:
+ Các luận án, luận văn, khóa luận nghiên cứu, tiếp cận giá trị của tài liệu
lưu trữ từ phương diện sử liệu học đã bảo vệ thành công của sinh viên, học viên
Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng như:
- Luận án tiến sĩ: Xác định giá trị sử liệu của tài liệu phông Lưu trữ Đảng Cộng
sản Việt Nam của tác giả Nguyễn Lệ Nhung năm 1999. Luận án giới thiệu tầm quan
trọng, mục tiêu xác định giá trị tài liệu Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam; cơ
sở, phương pháp luận, tiêu chuẩn của việc lựa chọn tài liệu và đưa ra nhiệm vụ nghiên
cứu lịch sử Đảng dưới góc độ sử liệu học; vấn đề xây dựng các nguồn sử liệu hiện nay.
7
- Luận văn thạc sĩ: Tài liệu phông lưu trữ Quốc hội (giai đoạn 1976 - 1992) nguồn sử liệu giá trị cần được công bố, giới thiệu phục vụ nghiên cứu lịch sử của tác
giả Đào Đức Thuận năm 2008. Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá giá trị sử liệu
của tài liệu phông lưu trữ Quốc hội (giai đoạn 1976 - 1992) và đề xuất một số giải
pháp nhằm đẩy mạnh việc công bố, giới thiệu các tài liệu đó.
- Luận văn thạc sĩ: Phông lưu trữ Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ một nguồn sử liệu về Nam Bộ thời kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954) của tác giả
Lê Tuyết Mai. Nội dung luận văn nghiên cứu giá trị sử liệu của tài liệu thuộc phông
lưu trữ Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam bộ về Nam Bộ thời kháng chiến chống
Pháp và công tác tổ chức khoa học, khai thác, sử dụng tài liệu phông lưu trữ Ủy ban
kháng chiến hành chính Nam Bộ.
- Luận văn thạc sĩ: Phông Lưu trữ Ban Chấp hành Trung ương Đảng - Nguồn
sử liệu nghiên cứu về công cuộc đổi mới của Đảng từ năm 1986 đến năm 2006 của tác
giả Nguyễn Thị Huyền năm 2015. Luận văn này tập trung nghiên cứu giá trị sử liệu
của tài liệu thuộc phân phông Ban Chấp hành Trung ương có phản ánh về công cuộc
đổi mới của Đảng từ năm 1986 đến năm 2006. Tuy trong Luận văn không trực tiếp đề
cập đến các tài liệu thuộc các phông Đại hội, nhưng để BCHTW đưa ra được những
Nghị quyết, chỉ thị, thông tư, thông tri để lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc đổi mới của
Đảng trên các lĩnh vực thì phải có sự chỉ đạo xuyên suốt, sự định hướng chính về chủ
trương từ các ĐHĐBTQ của Đảng toàn quốc. Chính vì vậy, luận văn này có mối liên
hệ chặt chẽ với đề tài mà chúng tôi nghiên cứu.
Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo một Luận văn khác mặc dù không tiếp cận
giá trị của tài liệu dưới góc độ sử liệu nhưng có liên quan trực tiếp đến các phông tài
liệu mà chúng tôi đang nghiên cứu. Đó là Luận văn: "Nghiên cứu đề xuất một số giải
pháp phát huy giá trị tài liệu Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam" của tác giả
Nguyễn Thị Hạnh năm 2015. Luận văn này tập trung nghiên cứu về một số giải pháp
nhằm phát huy giá trị tài liệu của tất cả các phông lưu trữ thuộc Phông Lưu trữ Đảng
Cộng sản Việt Nam hiện đang được bảo quản tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng, trong
đó có tài liệu các phông Lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng mà tác giả đang nghiên cứu. Do
đó, trong quá trình nghiên cứu của mình, chúng tôi có tham khảo Luận văn và có sự kế
thừa một số giải pháp phát huy giá trị phù hợp với nội dung của đề tài.
8
+ Một số sách viết về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự
nghiệp đổi mới đất nước
- Cuốn: Đổi mới và phát triển ở Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn
do GS.TS Nguyễn Phú Trọng (chủ biên), xuất bản năm 2006: Cuốn sách này là phần
cốt lõi trong Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học:
“Đổi mới và phát triển ở Việt Nam – một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Mã số:
ĐTĐL-2003/18) là đề tài độc lập cấp nhà nước do GS.TS Nguyễn Phú Trọng làm chủ
nhiệm đề tài. Cuốn sách viết và phân tích khá rõ về đường lối, chủ trương của Đảng ta
về vấn đề đổi mới của nước ta cũng như một số thành tựu mà chúng ta đạt được từ
năm 1986 đến năm 2006.
- Cuốn: Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới
đất nước do Tạp chí Lịch sử Đảng phối hợp với Nhà xuất bản Lý luận chính trị xuất
bản năm 2008: Cuốn sách bao gồm những chuyên luận, bài viết của nhiều tác giả là
những nhà lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học…Với nội dung nhằm giới thiệu về quá
trình Đảng hoạch định đường lối đổi mới toàn diện và quá trình Đảng lãnh đạo việc tổ
chức thực hiện thành công đường lối đó trong thực tiễn qua 20 năm đổi mới.
- Cuốn: Việt Nam 25 năm trên đường đổi mới 1986 – 2011 qua tài liệu lưu trữ
do Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III – Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước biên soạn và
được xuất bản năm 2012: Cuốn sách giới thiệu những hình ảnh và tài liệu về thời kỳ đổi
mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến 2011 được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III.
- Cuốn: Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 30 năm đổi mới
(1986 – 2016) của Ban Chỉ đạo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn 30 năm đổi
mới của Đảng, xuất bản năm 2015. Cuốn sách tổng kết lý luận và thực tiễn 10 vấn đề
lớn về kinh tế, văn hoá – xã hội, quốc phòng – an ninh – đối ngoại, hệ thống chính trị,
xây dựng đảng và tám mối quan hệ lớn sau 30 năm đổi mới.
Từ những kết quả nghiên cứu trên có thể thấy, đối với tài liệu thuộc các phông
lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng cho đến nay rất ít tác giả nghiên cứu dưới góc độ sử liệu
để phục vụ cho nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Do vậy, đề tài: “Tài liệu
các phông lưu trữ Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng – Nguồn sử liệu nghiên cứu
lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (giai đoạn từ 1986 đến nay)” không trùng lặp với
các công trình nghiên cứu của các tác giả trước đây. Nhưng trong quá trình nghiên
cứu, chúng tôi có sự kế thừa và tham khảo kết quả nghiên cứu của các tác giả trước đó.
9
5. Nguồn tư liệu tham khảo
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng một số nguồn tư liệu tham khảo sau:
- Các cuốn sách, giáo trình mang tính lý luận chung về công tác văn thư, lưu trữ
và các xuất bản phẩm như: Giáo trình: Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ của các
tác giả Đào Xuân Chúc - Nguyễn Văn Hàm - Vương Đình Quyền - Nguyễn Văn
Thâm; một số cuốn sách như cuốn: Đổi mới và phát triển ở Việt Nam – một số vấn đề
lý luận và thực tiễn do GS.TS Nguyễn Phú Trọng (chủ biên), xuất bản năm 2006,
cuốn: Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước
do Tạp chí Lịch sử Đảng phối hợp với Nhà xuất bản Lý luận chính trị xuất bản năm
2008; Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 30 năm đổi mới (1986 –
2016) của Ban Chỉ đạo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn 30 năm đổi mới của
Đảng, xuất bản năm 2015…
- Các văn bản của Đảng, Nhà nước về tài liệu lưu trữ và công tác lưu trữ như:
Luật Lưu trữ năm 2011; các Quyết định số 20-QĐ/TW ngày 23-9-1987, Quy định số
210-QĐ/TW ngày 06/3/2009, Quy định số 270-QĐ/TW ngày 06/12/2014 của Ban Bí
thư TW về phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam...
- Nguồn tài liệu quan trọng nhất, được sử dụng nhiều nhất trong luận văn là tài
liệu các phông ĐHĐBTQ của Đảng (từ Đại hội VI đến Đại hội XI).
- Các công trình nghiên cứu như các luận án, luận văn thạc sĩ liên quan đến đề
tài nghiên cứu (như đã nêu ở phần lịch sử nghiên cứu vấn đề).
6. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê nin: Chúng tôi sử dụng phương pháp
này để có cái nhìn biện chứng về tài liệu lưu trữ và tài liệu lưu trữ các phông
ĐHĐBTQ của Đảng tại Kho Lưu trữ Trung ương.
- Phương pháp hệ thống: được chúng tôi vận dụng khi hệ thống các vấn đề
nghiên cứu trong luận văn.
- Phương pháp phân tích: được chúng tôi vận dụng khi sử dụng để phân tích các
vấn đề, sự kiện mà hồ sơ, tài liệu phản ánh và phân tích giá trị của tài liệu, chất lượng
của các hồ sơ, tài liệu.
- Phương pháp tổng hợp: được chúng tôi vận dụng khi tổng hợp thông tin có
trong hồ sơ, tài liệu thành các vấn đề theo hệ thống.
10
- Phương pháp sử liệu học: được chúng tôi vận dụng khi chúng tôi xem xét, xác
định giá trị, độ tin cậy của tài liệu trong phông.
- Phương pháp suy luận logic: được chúng tôi sử dụng để suy luận các vấn đề
có cùng logic.
- Phương pháp khảo sát thực tế: được chúng tôi sử dụng khi khảo sát thực tế
tình hình hồ sơ, tài liệu thuộc các phông trên.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: được chúng tôi sử dụng để so sánh, đối chiếu
giữa nội dung của văn kiện Đại hội từ năm 1986 đến năm 2011 khi xuất bản thành
sách với các tài liệu văn kiện gốc hiện đang được bảo quản tại Kho Lưu trữ Trung
ương.
7. Bố cục của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và một số phụ lục kèm theo, luận văn bao
gồm 3 chương chính như sau:
Chương 1. Tổng quan về các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng
Trong chương này, chúng tôi trình bày đôi nét về các kỳ ĐHĐBTQ của Đảng từ
năm 1986 đến năm 2011, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của các kỳ
ĐHĐBTQ của Đảng. Tiếp đó, chúng tôi đưa ra những kết quả khảo sát, đánh giá ban
đầu về thành phần, nội dung và đặc điểm của tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của
Đảng. Trên cơ sở đó thấy được tài liệu các phông ĐHĐBTQ của Đảng được đánh giá
về giá trị sử liệu phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Những kết quả nghiên cứu này sẽ giúp chúng tôi có cơ sở để đề xuất những giải pháp
chủ yếu ở chương III.
Chương 2. Tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng từ năm 1986 đến
năm 2011 - Nguồn sử liệu phục vụ nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Đây là chương chính của luận văn, ở chương này chúng tôi tập trung phân tích
những giá trị về mặt sử liệu của tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng phục vụ
nghiên cứu lịch sử Đảng trên các khía cạnh như: sự kiên định của Đảng ta về mục tiêu
xây dựng CNXH và quá trình nhận thức của Đảng về xây dựng CNXH, nghiên cứu
quá trình xây dựng, hoàn thiện các văn kiện trình ĐHĐBTQ của Đảng; nghiên cứu sự
lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trên một số lĩnh vực như: chính trị, kinh tế, văn hóa – xã
hội, an ninh – quốc phòng, đối ngoại; nghiên cứu quá trình chuẩn bị, diễn biến và kết
quả từng kỳ Đại hội. Đóng góp chính của chương này là giới thiệu được cho những
nhà nghiên cứu lịch sử những thông tin giá trị về một bộ phận tài liệu của các phông
lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng, một trong những nguồn sử liệu rất có giá trị để phục vụ
nghiên cứu lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam.
11
Chương 3. Tình hình tổ chức khoa học, khai thác sử dụng tài liệu các
phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng phục vụ nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam và một số kiến nghị, giải pháp
Ở chương này, chúng tôi đưa ra tình hình tổ chức khoa học và tổ chức khai
thác, sử dụng tài liệu các phông lưu trữ ĐHĐBTQ của Đảng từ Đại hội VI đến Đại hội
XI trong thời gian qua. Từ đó chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn
nữa hoạt động công bố, giới thiệu tài liệu trong thời gian tới để đáp ứng nhu cầu về
thông tin tài liệu lưu trữ cho các nhà nghiên cứu lịch sử và cho chính hoạt động Đảng
ta. Kết quả của hoạt động công bố, giới thiệu tài liệu sẽ có nhiều tác động tích cực tới
hoạt động nghiên cứu lịch sử của những người quan tâm đến khối tài liệu này.
***
*
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song chắc chắn luận văn không tránh khỏi những
hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự quan tâm, góp ý của các
thầy, cô giáo và các đồng nghiệp để chúng tôi tiếp tục hoàn thiện luận văn.
Nhân đây, cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Lệ
Nhung – người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này và trân
trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo đã tận tình truyền đạt cho tôi những kiến thức
quan trọng trong suốt khóa học cao học Lưu trữ 2013 – 2015. Đồng thời, tôi cũng chân
thành cảm ơn các cô, các chú, các anh chị đồng nghiệp tại Cục Lưu trữ Văn phòng
Trung ương Đảng đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu luận văn này.
Hà Nội, ngày 08 tháng 6 năm 2016
Học viên
Nguyễn Thị Hồng
12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chỉ đạo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 30 năm đổi mới
(1986 – 2016) (2015): Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận – thực tiễn qua 30 năm
đổi mới (1986 – 2016), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Báo cáo ngày thống kê tổng hợp các phông, sưu tập tài liệu trong Kho Lưu
trữ năm 2013 do Phòng Bảo quản – Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương tổng hợp.
2a. Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn
Thâm (1990), Lý luanạ và thực tiễn công tác lưu trữ, Nxb. Đại học và Giáo dục
chuyên nghiệp, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI, Phông Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, ML số 01, ĐVBQ số 80.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII, Phông Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, ML số 01, ĐVBQ số 144.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên CNXH, Phông Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, ML số
01, ĐVBQ: 144.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa
nhiệm kỳ (khóa VII), Phông Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của
Đảng (1994), ML số 01, ĐVBQ số 35.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Phông Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, ML số 01, ĐVBQ số 329.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện ĐHĐBTQ của Đảng toàn quốc lần
thứ IX, Phông Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, ML số 01, ĐVBQ số 273.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện ĐHĐBTQ của Đảng toàn quốc lần
thứ X, Phông Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, ML số 01, ĐVBQ số 469.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện ĐHĐBTQ của Đảng toàn quốc lần
thứ XI, Phông Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, ML số 01, ĐVBQ số 530.
11.
Đảng
Cộng
sản
Việt
Website:www.bacgiang.gov.vn
13
Nam
qua
các
kỳ
Đại
hội,
12. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV
thông qua, đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V và lần thứ VI bổ sung)
(1987), Nxb Sự thật, Hà Nội.
13. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII
thông qua ngày 27/06/1991) (1991), Nxb Sự thật, Hà Nội.
14. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
thông qua ngày 01/07/1996) (1996), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX
thông qua ngày 22/04/2001) (2001), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
thông qua ngày 25/04/2006) (2006), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
17. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X
thông qua ngày 25/04/2006) (2006), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Vũ Minh Giang (2004), Tài liệu lưu trữ với công việc nghiên cứu lịch sử,
Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 1, tr. 01 - 02.
19. Phạm Xuân Hằng (1982), Vận dụng phương pháp sử liệu học trong đánh
giá giá trị tài liệu chữ viết, Tạp chí Lưu trữ, số 4, 1982, tr. 18 – 22.
20. Nguyễn Thị Hạnh (2015), Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp phát huy
giá trị tài liệu Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam, Luận văn thạc sĩ khoa học
chuyên ngành Lưu trữ, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng.
21. Vũ Quang Hiển, So sánh nguồn sử liêụ trong nghiên cứu lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam, Website: www.vanthuluutru.com
22. Hồ sơ số 17 “Dự thảo Báo cáo chính trị ngày 28/11/1986 (bản gốc chuyển
in tipô để phát hành ở Đại hội nội bộ”, ML số 01, Phông đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI của Đảng, Kho Lưu trữ Trung ương.
23. Hồ sơ số 74 “Diễn văn khai mạc, tóm tắt Báo cáo chính trị, phương hướng
phát triển kinh tế - xã hội, tuyên dương công trạng, nghị quyết Đại hội và diễn văn bế
mạc (bản gốc)”, ML số 01, Phông đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng,
Kho Lưu trữ Trung ương
14
24. Hồ sơ số 06 “Tờ trình của Tiểu ban dự thảo Cương lĩnh về việc dự thảo “Đề
cương Cương lĩnh xây dựng CNXH trong thời kỳ quá độ (kèm bản đề cương”,ML số 01,
Phông đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, Kho Lưu trữ Trung ương.
25. Hồ sơ số 07 “Dự thảo lần thứ 4, 6 “Đề cương Cương lĩnh xây dựng CNXH
trong thời kỳ quá độ (của Tiểu ban dự thảo Cương lĩnh)”, ML số 01, Phông đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, Kho Lưu trữ Trung ương
26. Hồ sơ số 08 “Dự thảo các lần 8, 9, 10, 11 Cương lĩnh xây dựng CNXH
trong thời kỳ quá độ (kèm bản tổng hợp ý kiến góp ý vào dự thảo lần 10 và ý kiến của
Tổ biên tập, tiểu ban về dự thảo văn kiện này”, ML số 01, Phông đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VII của Đảng, Kho Lưu trữ Trung ương
27. Hồ sơ số 12 “Dự thảo Cương lĩnh các lần 13, 14; tờ trình của Tiểu ban về
việc tiếp thu ý kiến góp vào các dự thảo lần này”, ML số 01, Phông đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VII của Đảng, Kho Lưu trữ Trung ương.
28. Hồ sơ số 102 “Các văn kiện dự thảo chính thức trình Đại hội nội bộ”, ML số
01, Phông đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, Kho Lưu trữ Trung ương.
29. Hồ sơ số 107 “Báo cáo của Đoàn Chủ tịch, Đoàn Thư ký, Đoàn Chuyên
viên tổng hợp về kết quả thảo luận và biểu quyết một số điểm trong các văn kiện dự
thảo của Đại hội”, ML số 01, Phông đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng,
Kho Lưu trữ Trung ương
30. Hồ sơ số 141 “Tài liệu, văn kiện Đại hội VII (In Ronêo lưu hành trong Đại
hội”, ML số 01, Phông đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, Kho Lưu trữ
Trung ương.
31. Hồ sơ số 144 “Văn kiện chính thức của Đại hội VII (Nhà xuất bản Sự thật,
phát hành chính thức sau Đại hội”, ML số 01, Phông đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VII của Đảng, Kho Lưu trữ Trung ương.
32. Hồ sơ số 328 “Bản gốc các văn kiện đã được Tổng Bí thư Đỗ Mười duyệt để
in công khai phát hành sau Đại hội VIII. Tháng 6, 7/1996”, ML số 01, Phông đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, Kho Lưu trữ Trung ương.
33. Hồ sơ số 270 “Bản gốc văn kiện Đại hội IX của Đảng (có ý kiến phê duyệt
của các đồng chí Nông Đức Mạnh, Trần Đức Lương, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú
15
Trọng trước khi in công khai). Tháng 05/2001”, ML số 01, Phông đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX của Đảng, Kho Lưu trữ Trung ương.
34. Hồ sơ số 467 “Bản gốc các văn kiện Đại hội X: Báo cáo chung về các văn
kiện, Báo cáo chính trị, Báo cáo về công tác xây dựng Đảng, Báo cáo kinh tế - xã hội,
Bản trình bày của Đoàn Chủ tịch về ý kiến thảo luận của các đại biểu đối với các văn
kiện Đảng, Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi”), ML số 01, Phông đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X của Đảng, Kho Lưu trữ Trung ương.
34a. Hồ sơ số 482 “Bản gốc Quy chế bầu cử, quy chế làm việc tại Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng”, ML số 01, Phông đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X của Đảng, Kho Lưu trữ Trung ương.
35. Hồ sơ số 532 “Bản gốc các văn kiện Đại hội XI của Đảng (đã chỉnh sửa,
tiếp thu ý kiến của Đại hội và các đồng chí lãnh đạo gửi nhà in để in phát hành chính
thức). Năm 2011”, ML số 01, Phông đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng,
Kho Lưu trữ Trung ương.
36. Hướng dẫn số 10-HD/VPTW ngày 13/12/2011 của Văn phòng Trung ương
Đảng về thực hiện Quy định số 212-QĐ/TW, ngày 16/03/2009 của Ban Bí thư TW
Đảng về giải mật tài liệu.
37. Hồ sơ phông Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VI, Kho Lưu trữ TW
38. Hồ sơ phông Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VII, Kho Lưu trữ TW
39. Hồ sơ phông Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VIII, Kho Lưu trữ TW
40. Hồ sơ phông Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ IX, Kho Lưu trữ TW
41. Hồ sơ phông Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ X, Kho Lưu trữ TW
42. Hồ sơ phông Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XI, Kho Lưu trữ TW
43. Dương Văn Khảm: Từ điển giải thích nghiệp vụ văn thư lưu trữ Việt Nam,
Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội, 2011.
43a. Luật Lưu trữ (2011), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
44. Mục lục hồ sơ phân phông Ban Chấp hành Trung ương khóa V, VI, VII,
VIII, IX, X, Kho Lưu trữ Trung ương.
45. Mục lục hồ sơ phông Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng
12 năm 1986), Kho Lưu trữ Trung ương.
16
46. Mục lục hồ sơ phông Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng
(tháng 06 năm 1991, Kho Lưu trữ Trung ương.
47. Mục lục hồ sơ phông Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng
(22/06/ - 01/07/1996), Kho Lưu trữ Trung ương.
48. Mục lục hồ sơ phông Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (19/04
– 22/04/2001), Kho Lưu trữ Trung ương.
49. Mục lục hồ sơ phông Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng 17/04
– 25/04/2006), Kho Lưu trữ Trung ương.
50. Mục lục hồ sơ phông Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (11/01
– 19/01/2011), Kho Lưu trữ Trung ương.
51. Nguyễn Lệ Nhung (1999), Xác định giá trị sử liệu của tài liệu phông Lưu
trữ Đảng Cộng sản Việt Nam, Luận văn Tiến sĩ chuyên ngành Biên soạn lịch sử và sử
liệu học, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng
52. Nguyễn Lệ
Nhung, Khái
niệm về
sử liệu
và sử liệu học,
Website:www.vanthuluutru.com
53. Nguyễn Lệ Nhung (2001), Tài liệu lưu trữ Đảng và công tác nghiên cứu,
biên soạn lịch sử, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Lưu trữ học và Quản trị Văn phòng lần
thứ 2, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
54. Nguyễn Lệ Nhung (1996), Vài nét về việc thống kê tài liệu trong Kho Lưu
trữ Đảng Cộng sản Việt Nam, Tạp chí Văn thư – Lưu trữ, số 3, tr. 13- 15.
55. Hoàng Phê (Chủ biên) (2002), Từ điển tiếng Việt, Nxb. Đà Nẵng – Trung
tâm Từ điển.
56. Vũ Thị Phụng (1990), Một số suy nghĩ về vấn đề tổ chức sử dụng tài liệu
lưu trữ ở nước ta, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 12, tr. 12 – 17.
57. Vũ Thị Phụng (2009), Giá trị của tài liệu lưu trữ và trách nhiệm của các cơ
quan lưu trữ Việt Nam, Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam, số 1, tr. 15 – 18.
58. Quyết định số 61-QĐ/TW ngày 20-11-1985 của Ban Bí thư TW về nhiệm
vụ và hoạt động của Tiểu ban tổ chức phục vụ Đại hội lần thứ VI của Đảng, Phông lưu
trữ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, Ml số 01, ĐVBQ: 96, Kho Lưu trữ
Trung ương.
17
59. Quyết định số 20-QĐ/TW ngày 23-9-1987 của Ban Bí thư Về Phông Lưu
trữ Đảng Cộng sản Việt Nam, Phân Phông Ban Chấp hành Trung ương khoá VI, ML
số 06, ĐVBQ số 819, Kho Lưu trữ Trung ương Đảng.
60. Quyết định số 105-QĐ/TW ngày 18/04/1990 của Ban Bí thư TW về nhiệm
vụ và hoạt động của Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội lần thứ VII của Đảng, Phông
lưu trữ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, ML số 01, ĐVBQ: 02, Kho
Lưu trữ Trung ương
61. Quyết định số 124-QĐ/TW ngày 23/03/1991 của Ban Bí thư về việc thu
thập tài liệu, văn kiện Phông ĐHĐBTQ của Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII,
Phông Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng, ML số 01, ĐVBQ số 333,
Kho Lưu trữ Trung ương.
62. Quyết định số 102-QĐ/TW ngày 25/10/1995 của Ban Bí thư về thành lập
Tiểu ban tổ chức phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng CSVN, Phông
lưu trữ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, ML số 01, ĐVBQ: 01, Kho
Lưu trữ Trung ương.
63. Quyết định số 31-QĐ/TW ngày 01/10/1997 của Bộ Chính trị về việc ban
hành Quy định về thể loại, thẩm quyền ban hành và thể thức văn bản của Đảng, phân
phông BCHTW khoá VIII, ML số 08, ĐVBQ số 1215, Kho Lưu trữ Trung ương.
64. Quyết định số 249-QĐ/TW ngày 21/07/2009 của Ban Chấp hành Trung
ương về thành lập Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của
Đảng, Phông đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, ML số 01, ĐVBQ 01.
65. Quy định số 210-QĐ/TW ngày 06/3/2009 của Ban Bí thư Trung ương về
phông lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam, Phân phông BCHTW khoá X, Kho Lưu trữ
Trung ương.
66. Quy định số 212-QĐ/TW ngày 16/03/2009 của Ban Bí thư Trung ương về
giải mật tài liệu của các cơ quan, tổ chức trước khi nộp lưu vào Kho Lưu trữ Trung
ương Đảng và tài liệu của Kho Lưu trữ Trung ương Đảng.
67. Quyết định số 317-QĐ/TW ngày 23/7/2010 của Ban Bí thư TW về quản lý,
khai thác, sử dụng CSDL văn kiện Đảng trên mạng thông tin diện rộng của Đảng;
phân phông BCHTW khoá X, Kho Lưu trữ Trung ương Đảng.
18
67a. Quy định số 4575-QĐ/VPTW ngày 20/10/2010 của Văn phòng Trung
ương Đảng về công tác văn thư phục vụ Đại họi đại biểu toàn quốc lần thứ XI của
Đảng, Phông đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, ML số 01, ĐVBQ 582.
68. Quy định số 270-QĐ/TW ngày 06/12/2014 của Ban Bí thư Trung ương về
Phông Lưu trữ Đảng Cộng sản Việt Nam, Phân phông BCHTW khoá XI, Kho Lưu trữ
cơ quan.
69. Quyết định số 176-QĐ/VPTW ngày 24/03/2016 của Văn phòng Trung ương
Đảng về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chế độ làm việc của Cục Lưu trữ,
Văn thư Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương.
70. Nguyễn Văn Thạo, Nguyễn Viết Thông (2011): Tìm hiểu một số thuật ngữ
trong văn kiện Đại hội XI của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Tư liệu Cục
Lưu trữ.
71. Nguyễn Phú Trọng (2006): Đổi mới và phát triển ở Việt Nam – một số vấn
đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
72. Tiểu ban tổng kết, bổ sung và phát triển Cương lĩnh năm 1991 (2010): Báo
cáo tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
CNXH (1991 – 2011), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19