Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Sang kien kinh nghiem THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.88 KB, 15 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THOẠI SƠN
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thoại Sơn, ngày 10 tháng 10 năm 2017
BÁO CÁO
Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng
I. Sơ lược lý lịch tác giả
II. Tên sáng kiến
Hướng dẫn học sinh trả lời tốt câu hỏi khó sách giáo khoa sinh học 9 chủ đề “Di
truyền – Biến dị”.
III. Lĩnh vực: Chun mơn Sinh học.
IV. Mục đích, u cầu của sáng kiến
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
Trong quá trình giảng dạy sinh học 9 ở các năm, tơi nhận thấy có những tḥn lợi
và khó khăn như sau:
a. Thuận lợi
- Nội dung từng bài được trình bày rõ ràng, mạch lạc, hệ thống … Hình thức trình
bày sách giáo khoa đẹp, hấp dẫn cho học sinh và giáo viên, …, hình ảnh minh họa phong
phú và gần gũi với học sinh, màu sắc đẹp và hài hòa, cụ thể và khá đầy đủ.
- Các kiến thức trong thông tin sách giáo khoa rất chi tiết, trọng tâm phù hợp với
hình ảnh và nội dung bài học.
- Sách thể hiện tính trực quan và tư duy của học sinh tốt.
- Đa số các bài thuộc kiến thức lý thuyết đơn giản và học sinh dễ trình bày.
- Bản thân được phân công nhiệm vụ giảng dạy khối lớp 9 qua nhiều năm nên
cũng đúc kết được một số kinh nghiệm.
b. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi trên, bản thân tơi còn gặp các khó khăn sau:
- Thứ nhất, đối với giáo viên:
+ Kiến thức khá trừu tượng của Sinh học 9 nhất là phần “Di truyền và biến dị” mà


học sinh lớp 8 mới lên lớp, khả năng tư duy trừu tượng chưa phát triển nhiều. Hơn nữa,
phần lớn học sinh chuẩn bị nội dung về nhà còn sơ sài, không rõ ràng hoặc không thực
hiện, thực hiện để đối phó (thực chất là khơng biết cách để trả lời những yêu cầu về
nhà).
+ Giáo viên chưa linh hoạt trong các khâu lên lớp cũng như chưa phát huy được
việc phối hợp tốt các phương pháp. Tiết dạy như bị gián đoạn, mất đi sự liên kết giữa
dạy học trên lớp và tự học ở nhà nên chưa phát huy tính tích cực học tập, khả năng tư
duy, phân tích, tổng hợp, so sánh của học sinh.
- Thứ hai, đối với học sinh:
Học sinh khó lĩnh hội được những kiến thức về qui luật di truyền, khó nhận thấy
được cấu trúc NST, ADN phù hợp với chức năng lưu giữ được một lượng thông tin bí


mật và vô cùng lớn; quá trình và ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân, thụ tinh; quá
trình nhân đôi ADN, tổng hợp ARN, tổng hợp chuỗi axit amin; dễ quên nội dung đã
học; khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi hoặc giải bài tập còn
nhiều hạn chế nên kỹ năng so sánh, phân tích, tổng hợp, thảo luận, trình bày chưa được
phát huy tốt.
Thực trạng chung của vấn đề mà bản thân nhận thấy như sau:
Trong một thời gian dài, người thầy được trang bị phương pháp để truyền thụ tri
thức cho học sinh theo quan hệ một chiều: thầy truyền đạt, trò tiếp nhận. Ở một phương
diện nào đó, khi sử dụng phương pháp này thì các em học sinh - một chủ thể của giờ dạy
- đã “bị bỏ rơi” giáo viên là người sốt sắng và nỗ lực đi tìm chiếc chìa khoá mở cửa cái
kho đựng kiến thức là cái đầu của học sinh và thầy đem bất kỳ một điều tốt đẹp nào của
khoa học để chất đầy cái kho này theo phạm vi và khả năng của mình. Còn người học
sinh thì thụ động, ngoan ngoãn, cố gắng và thiếu tính độc lập.
Khâu củng cố bài học, giáo viên chủ yếu đặt những câu hỏi tái hiện lại kiến thức
vừa học. Đến khâu hướng dẫn về nhà cũng chỉ tập trung nhắc nhở về học bài, soạn bài
mới mà chưa thật sự chú trọng đến dặn dò trả lời những câu hỏi khó cuối bài sách giáo
khoa. Các câu hỏi đó khơng phải dạng câu hỏi tái hiện kiến thức mà là câu hỏi vận dụng

kiến thức lí thuyết đã học để trả lời. Đồng thời, những câu hỏi đó góp phần cho học sinh
có thói quen tự học ở nhà mà hầu như thói quen này trong một thời gian dài bị lãng quên.
Qua việc giảng dạy nhiều năm, cùng với việc dự giờ các đồng nghiệp, tôi nhận
thấy hiện nay nhiều giáo viên đã và đang đổi mới phương pháp dạy học thể hiện ở tất cả
các khâu, kể cả khâu soạn bài và khâu dạy học trên lên lớp. Tuy nhiên khi soạn bài và
dạy học giáo viên chưa xây dựng và hướng dẫn trả lời câu hỏi khó sách giáo khoa mà
chỉ sử dụng những câu hỏi tái hiện có sẵn, câu hỏi không kích thích, phát huy được năng
lực sáng tạo của học sinh, chưa định hướng vào giải quyết các vấn đề hay, khó, làm cho
học sinh thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức, cũng khơng có thói quen trả lời cuối bài
sách giáo khoa.
Giáo viên chưa hướng dẫn cho học sinh trả lời các câu hỏi khó nhưng khi kiểm tra,
đánh giá thì giáo viên lại hỏi những câu hỏi đó, cho nên chỉ có một số ít học sinh thật sự
khá giỏi mới trả lời được, còn lại phần lớn học sinh khác bị động, lúng túng không trả
lời được đặc biệt là học sinh trung bình – yếu, dẫn đến chất lượng học tập không cao.
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
Trong tình hình mới hiện nay, việc đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng
phát huy năng lực đã làm thay đổi lớn đến giáo dục, làm cho việc giảng dạy ngày càng
chú trọng hơn đến hoạt động học của học sinh. Trước yêu cầu đổi mới đó của thời đại,
đòi hỏi giáo viên phải thay đổi cách giao nhiệm vụ học tập cho học sinh, thay đổi cách
học của học sinh để giải quyết vấn đề mà trước hết cần giải quyết tốt các câu hỏi khó ở
sách giáo khoa sau mỗi bài học. Đặc biệt với bộ môn sinh học 9, mơn học mà nó giúp học
sinh biết, hiểu và giải thích được một số hiện tượng sinh học của thế giới tự nhiên xung
quanh học sinh.
Đổi mới cách dạy, cách học không chỉ đơn thuần là dạy những vấn đề gì mà còn
phải dạy như thế nào. Phải dạy cho học sinh phương pháp tự học, phát huy cao độ năng
lực tự học của học sinh để đáp ứng được mục tiêu kiến thức đã đề ra trong từng bài, từng
chương và của cả chương trình.
Đổi mới cách dạy – học thì vấn đề đổi mới trong phần củng cố bài học, hướng dẫn
về nhà kết hợp với kiểm tra, đánh giá là khâu hết sức quan trọng trong quá trình giảng



dạy và học tập. Làm thế nào để kiểm tra, đánh giá được đúng trình độ, năng lực của học
sinh và phản ánh đúng chất lượng giảng dạy vào những thời điểm cụ thể theo mục tiêu
của chương trình môn học là một câu hỏi lớn dành cho những người làm công tác giảng
dạy.
Từ thực tiễn giảng dạy kết hợp với việc dự giờ của các đồng nghiệp, tôi nhận thấy
hiện nay giáo viên đã và đang đổi mới phương pháp dạy học, thể hiện ở cả khâu soạn bài
và lên lớp. Tuy nhiên, phần củng cố bài và hướng dẫn về nhà thì giáo viên thường sử
dụng những câu hỏi tái hiện lại kiến thức có sẵn, khơng kích thích được năng lực sáng
tạo, tự học của học sinh, chưa định hướng vào giải quyết các vấn đề hay, khó, làm cho
học sinh thụ động trong việc lĩnh hội kiến thức. Vì thế, theo tôi giáo viên cần yêu cầu câu
hỏi có tính vận dụng kiến thức để trả lời và đó là một việc làm cần thiết trong giai đoạn
hiện nay.
Từ thực tế đó, với thời gian dạy học tại trường và việc tìm hiểu các sách tham
khảo, các tiết dự giờ đồng nghiệp, các đợt tham gia lớp tập huấn, tôi mạnh dạn thực hiện
cải tiến khâu củng cố và hướng dẫn về nhà để "Hướng dẫn học sinh trả lời tốt câu hỏi,
đặc biệt là các câu hỏi khó sách giáo khoa Sinh học 9 chủ đề Di truyền - Biến dị".
3. Nội dung sáng kiến
a. Thời gian tiến hành
Bản thân thấy được sự quan trọng và cần thiết của vấn đề nên trong năm học 2013
– 2014 tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu về các tài liệu có liên quan đến những câu hỏi/ bài tập
(đặc biệt là các câu hỏi/ bài tập khó) ở cuối mỗi bài học trong sách giáo khoa sinh học lớp
9 và phân phối thời gian hợp lí trong các tiết học (đảm bảo dành thời gian cho phần
hướng dẫn trả lời câu hỏi/ bài tập về nhà trong sách giáo khoa), nhằm khắc phục dần dần
tình trạng học sinh trả lời mơ hồ một cách hiệu quả (giúp học sinh biết được trọng tâm và
các ý cần thiết để trả lời một câu hỏi/ bài tập). Từ năm học 2014 – 2015 đến nay, tôi đã
áp dụng cải tiến của mình vào trong quá trình giảng dạy và tiến hành kiểm tra 15 phút
khảo sát học sinh ở 2 chương: Các thí nghiệm của Menđen và Biến dị.
b. Biện pháp và quá trình tổ chức tiến hành
b.1. Cơ sở lí luận

Việc hướng dẫn trả lời câu hỏi trong mỗi bài là công cụ đắc lực, là phương tiện sư
phạm hữu hiệu thúc đẩy hoạt động nhận thức của học sinh, hướng dẫn tốt sẽ tạo điều kiện
tốt để bài kiểm tra của học sinh đạt kết quả cao. Việc thường xuyên hướng dẫn trả lời câu
hỏi khó trong bài dạy sẽ đưa học sinh vào những tình huống có vấn đề cần giải quyết, mà
muốn giải quyết được những vấn đề đó học sinh phải tích cực, vận động linh hoạt, sáng
tạo những kiến thức đã có để trả lời. Vì vậy, tăng cường hướng dẫn tốt để trả lời câu hỏi
là một việc làm cần thiết
Câu hỏi là một dạng cấu trúc ngôn ngữ, diễn đạt một yêu cầu, một đòi hỏi, một
mệnh đề diễn đạt bằng ngôn từ nhằm yêu cầu được giải quyết. Gồm: câu hỏi kiểm tra
kiến thức; câu hỏi hình thành phát triển năng lực nhận thức; câu hỏi hình thành kiến thức
mới; câu hỏi để củng cố hoàn thiện kiến thức; câu hỏi liên hệ thực tế.
Câu hỏi là phương tiện dùng trong dạy và học, là nguồn để hình thành kiến thức,
kỹ năng cho học sinh. Khi tìm được câu trả lời là người học đã tìm ra được kiến thức
mới, rèn được kỹ năng xác định mối quan hệ, đồng thời sử dụng được những điều kiện đã
cho, như vậy là vừa củng cố kiến thức, vừa nắm vững và mở rộng kiến thức. Câu hỏi là
phương tiện để rèn luyện và phát triển tư duy.


Khi trả lời câu hỏi, học sinh phải phân tích, xác định mối quan hệ, so sánh, đối
chiếu những điều đã cho và những điều cần tìm đòi hỏi phải suy nghĩ logic. Người học
phải luôn luôn suy nghĩ, do đó tư duy được phát triển. Cũng qua việc tìm câu trả lời mà
lôi cuốn thu hút người học vào nhiệm vụ nhận thức, do đó người học ln cố gắng.
Câu hỏi phát huy năng lực tự lực nếu được giáo viên sử dụng thành cơng còn có
tác dụng gây được hứng thú nhận thức khát vọng tìm tòi dựa trên năng lực tự lực cho học
sinh. Cho phép giáo viên thu được thông tin ngược về chất lượng lĩnh hội kiến thức của
học sinh. Những thông tin này giúp giáo viên điều chỉnh quá trình dạy học một cách linh
hoạt.
b.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lí thuyết: Nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến trả lời câu hỏi khó
sách giáo khoa. Đọc những tài liệu về đổi mới cách dạy - học. Đọc thêm các loại sách

tham khảo, sách hướng dẫn, sách nâng cao về bộ môn sinh học.
- Kiểm tra kết hợp với tổng hợp, phân tích, so sánh kết quả trả lời của học sinh ở
các bài kiểm tra qua các năm học. Cuối cùng chọn ra những câu hỏi cần hướng dẫn cho
học sinh trả lời tốt, để nâng cao chất lượng học tập.
b.3. Biện pháp thực hiện
Khi vào tiết dạy thì giáo viên thường có các chuỗi hoạt động lớn (khâu lên lớp)
như sau: Kiểm tra bài cũ → Dạy nội dung bài mới → Củng cố (nhận xét, đánh giá) →
Hướng dẫn về nhà.
Trong khâu củng cố bài học, tập trung hướng dẫn học sinh trả lời các câu hỏi khó
ở cuối bài, nếu học sinh không trả lời được tại lớp (hoặc khơng đủ thời gian) thì các câu
hỏi đó chính là câu hỏi dặn dò về nhà học sinh cần trả lời. Hơn nữa, những câu hỏi đó
được dùng để yêu cầu trả lời trong tiết học sau trong khâu kiểm tra bài cũ hoặc dùng để
kiểm tra 15 phút hoặc dùng để hỏi trong kiểm tra 1 tiết và kiểm tra học kì. Tạo cho học
sinh có được ý thức đó nên cũng đã tạo động lực cho học sinh tìm hiểu, tự học và vận
dụng kiến thức để trả lời câu hỏi khi ở nhà mà đã được giáo viên hướng dẫn trên lớp, góp
phần thêm yêu thích môn học, đồng thời nâng cao kết quả học tập của học sinh.
Cho nên, sau khi kiểm tra, đánh giá thì giáo viên được thông tin ngược từ học
sinh, có tư duy tự học tự nghiên cứu hay khơng. Qua đó, cũng góp phần đánh giá được
năng lực của học sinh.
Khi nói đến đổi mới phương pháp dạy học thì chúng ta nghĩ ngay đến việc phải
đổi mới đồng bộ, có nghĩa là đổi mới sách giáo khoa, đổi mới cách ra đề kiểm tra và yêu
cầu kiểm tra, nêu cao được vai trò của Nhà trường và Tổ chuyên môn, đặc biệt coi trọng
tài nghệ của người thầy. Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ cần thay đổi một ít cách học tập
của học sinh trong các khâu lên lớp cũng mang lại hiệu quả rõ rệt.
- Trước tiên, giáo viên phải nắm được mục tiêu (kiến thức, kĩ năng, thái độ) cần
đạt được của bài học; nắm được nội dung bài; nắm được nội dung trọng tâm của bài.
Định hướng hỏi những câu hỏi mang tính chất nêu vấn đề, buộc học sinh phải luôn ở
trạng thái có vấn đề tạo điều kiện phát triển tính độc lập tư duy của học sinh, lập luận
theo quan điểm riêng của mình.
- Tiếp đến trong phần củng cố bài và hướng dẫn về nhà phải chọn các câu hỏi cuối

bài ở sách giáo khoa để hỏi học sinh, giúp cho giáo viên đạt được mục tiêu bài dạy. Xác
định rõ và đúng mục tiêu của câu hỏi; liệt kê nội dung cần hỏi, sắp xếp nội dung cần hỏi
theo một trình tự phù hợp; xác định nội dung cần trả lời; chỉnh sửa nội dung câu trả lời


rồi đưa vào sử dụng. Hệ thống câu hỏi - lời hướng dẫn và các bước trả lời một câu hỏi thể
hiện một cách logic chặt chẽ, tạo nên nguồn tri thức cho học sinh.
Để đề tài cải tiến đạt kết quả cao, trong quá trình thực hiện tôi đặc biệt chú ý các
vấn đề sau:
- Giáo viên cần nắm vững kiến thức cơ bản cần và đủ cho việc giảng dạy phần Di
truyền và Biến dị:
+ Các quy luật di truyền của Mendel.
+ Nhiễm sắc thể, nguyên phân, giảm phân.
+ Quy luật di truyền liên kết, quy luật di truyền giới tính.
+ ADN, protein, tái bản, phiên mã, dịch mã.
+ Đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể, thường biến.
- Hiểu và vận dụng thành thạo các quy luật, công thức cơ bản để hướng dẫn học
sinh trả lời hoặc giải các dạng bài tập cơ sở di truyền học sinh học 9.
Với giới hạn đề tài, tôi xin trình bày nội dung áp dụng trong các bài ở từng chương
như sau:
- Chương I: Các thí nghiệm của Menđen
+ Bài 2: Lai một cặp tính trạng
+ Bài 4: Lai 2 cặp tính trạng
+ Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)
+ Bài 7: Bài tập chương I
- Chương II: Nhiễm sắc thể
+ Bài 9: Nguyên phân
+ Bài 10: Giảm phân
+ Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh
+ Bài 12: Cơ chế xác định giới tính

+ Bài 13: Di truyền liên kết
- Chương III: ADN và gen
Bài 16: ADN và bản chất của gen
- Chương IV: Biến dị
Bài 25: Thường biến.
Sau đây, tôi xin trình bày những hướng dẫn trả lời một số câu hỏi khó khi đã áp
dụng cải tiến như sau:
Bài 2: Lai một cặp tính trạng
Câu 3. Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế nào?
Hướng dẫn trả lời
- Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai 1 cặp tính trạng trên đậu Hà Lan bằng sự
phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp của chúng
một cách ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh.
- Sự phân li của cặp nhân tố di truyền Aa ở F1 đã tạo ra 2 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau
là 1A : 1a, đây chính là cơ chế di truyền tính trạng.
- Sơ đồ lai:
P (thuần chủng): Hoa đỏ (AA) x Hoa trắng (aa)


G:
A
a
F1:
Aa
Kiểu hình:
100% Hoa đỏ
F1 tự thụ phấn: Hoa đỏ (Aa) x Hoa đỏ (Aa)
G:
A, a
A, a

F2:
1AA : 2Aa : 1aa
Kiểu hình: 3 Hoa đỏ : 1 Hoa trắng.
Bài 4: Lai 2 cặp tính trạng
Câu 1. Căn cứ vào đâu mà Menđen lại cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt
đậu trong thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau?
Hướng dẫn trả lời
Menđen kết luận 2 cặp tính trạng màu sắc và hình dạng hạt di truyền độc lập với
nhau là dựa trên các suy luận toán học.
- Ở F2 của thí nghiệm Menđen, tỉ lệ kiểu hình của mỗi cặp tính trạng là 3:1 còn tỉ lệ phân
li của phép lai là 9:3:3:1 đúng bằng tích tỉ lệ của 2 cặp tính trạng (3:1)(3:1). Theo suy
luận toán học thì nguyên lí này chỉ đúng khi các cặp nhân tố di truyền này phân li độc lập
với nhau.
- Menđen kiểm tra giả thuyết bằng phép lai phân tích và kết quả lai phân tích đã chứng
minh cho suy luận của ông là đúng.
Bài 5: Lai hai cặp tính trạng (tiếp theo)
Câu 1. Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của mình như thế
nào?
Hướng dẫn trả lời
- Các cặp nhân tố di truyền (cặp gen) đã phân li độc lập và tổ hợp tự do trong quá trình
phát sinh giao tử.
- Khi cơ thể lai F1 hình thành giao tử, 2 cặp gen AaBb đã tạo ra 4 loại giao tử với tỉ lệ
ngang nhau (1AB : 1Ab : 1aB : 1ab).
- F2 có 16 hợp tử là do sự kết hợp ngẫu nhiên của 4 loại giao tử đực và 4 loại giao tử cái
trong quá trình thụ tinh.- Sơ đồ lai:
P (thuần chủng): Hạt vàng, trơn (AABB) x Hạt xanh, nhăn (aabb)
G:
AB
ab
F1:

AaBb
Kiểu hình:
100% Hạt vàng, trơn
F1 tự thụ phấn: Hạt vàng, trơn (AaBb) x Hạt vàng, trơn (AaBb)
G:
AB, Ab, aB, ab
AB, Ab, aB, ab
F2: 9 A-B- : 3 A-bb : 3 aaB- : 1 aabb.
Kiểu hình: 9 hạt vàng, trơn : 3 hạt vàng, nhăn : 3 hạt xanh, trơn : 1 hạt xanh, nhăn.
Câu 3. Tại sao ở các loài sinh sản giao phối, biến dị lại phong phú hơn nhiều so với
những lồi sinh sản vơ tính?
Hướng dẫn trả lời
- Ở những loài sinh sản hữu tính, biến dị phong phú vì:
+ Do có sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen trong quá trình phát
sinh giao tử, đã tạo ra nhiều loại giao tử.


+ Các giao tử này được tổ hợp lại khi thụ tinh, đã tạo ra nhiều tổ hợp khác nhau,
làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
- Ở loài sinh sản vơ tính khơng có sự giảm phân hình thành giao tử, khơng có sự thụ tinh.
Cơ thể con được hình thành từ một phần hay một nhóm tế bào của cơ thể mẹ qua nguyên
phân nên giống hệt cơ thể mẹ ban đầu.
Câu 4. Một người gen A qui định tóc xoăn, gen a qui định tóc thẳng, gen B qui định mắt
đen, gen b qui định mắt xanh. Các gen này phân li độc lập với nhau. Bố có tóc thẳng,
mắt xanh. Hãy chọn người mẹ có kiểu gen phù hợp trong các trường hợp sau để con sinh
ra đều có mắt đen, tóc xoăn?
a) AaBb
b) AaBB
c) AABb
d) AABB

Hướng dẫn trả lời
- Để con sinh ra xuất hiện 100% mắt đen, tóc xoăn thì bố mẹ phải thuần chủng 2 cặp gen
(theo qui luật phân li độc lập của menđen). Bố có tóc thẳng, mắt xanh là hai tính trạng lặn
nên kiểu gen (aabb). Vậy, người mẹ phải có kiểu gen đồng hợp trội cả 2 cặp gen nên
trường hợp d (AABB) thỏa mãn yêu cầu.
- Sơ đồ lai chứng minh:
P (thuần chủng): mẹ mắt đen, tóc xoăn (AABB) x bố mắt xanh, tóc thẳng (aabb)
G:
AB
ab
F1:
AaBb
Kiểu hình:
100% mắt đen, tóc xoăn.
Bài 7: Bài tập chương I
Câu 5. Ở cà chua, gen A qui định quả đỏ, a qui định quả vàng, B qui định quả tròn, b qui
định quả bầu dục. Khi cho lai hai giống cà chua quả đỏ, dạng bầu dục và quả vàng,
dạng tròn với nhau được F1 đều cho cà chua quả đỏ, dạng tròn. F1 giao phấn với nhau
được F2 có 901 cây quả đỏ, tròn : 299 cây quả đỏ, bầu dục : 301 cây quả vàng, tròn :
103 cây quả vàng, bầu dục. Hãy chọn kiểu gen của P phù hợp với phép lai trên trong các
trường hợp sau:
a) AABB x aabb
b) Aabb x aaBb
c) AaBB x AABb
d) AAbb x aaBB
Hướng dẫn trả lời
- F2 xuất hiện kiểu hình 901 cây quả đỏ, tròn : 299 cây quả đỏ, bầu dục : 301 cây quả
vàng, tròn : 103 cây quả vàng, bầu dục tương ứng với tỉ lệ 9:3:3:1, nên theo qui luật phân
li độc lập của Menđen thì F1 dị hợp 2 cặp gen. Vậy, đời P phải là thuần chủng về 2 cặp
gen: giống quả đỏ, bầu dục (AAbb) lai với giống quả vàng, tròn (aaBB) nên trường hợp d

thỏa mãn yêu cầu.
- Sơ đồ lai chứng minh:
P (thuần chủng): quả đỏ, bầu dục (AAbb) x quả vàng, tròn (aaBB)
G:
Ab
aB
F1:
AaBb
Kiểu hình:
100% quả đỏ, tròn
F1 xF1: quả đỏ, tròn (AaBb) x quả đỏ, tròn (AaBb)
G:
AB, Ab, aB, ab
AB, Ab, aB, ab
F2: 1AABB : 2AABb : 2AaBB : 4AaBb : 1AAbb : 2Aabb : 1aaBB : 2aaBb : 1aabb
Kiểu hình: 9 quả đỏ, tròn : 3 quả đỏ, bầu dục : 3 quả vàng, tròn : 1 quả vàng, bầu dục.
Bài 9: Nguyên phân
Câu 5. Ở ruồi giấm 2n = 8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số
nhiễm sắc thể (NST) trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau?


a) 4

b) 8

c) 16
d) 32
Hướng dẫn trả lời
Ở kì sau của nguyên phân, từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn
phân li về 2 cực của tế bào nên số lượng NST bằng 16 (8 NST kép tách nhau ra tại tâm

động). Vậy, chọn đáp án c.
Bài 10: Giảm phân
Câu 2. Tại sao những diễn biến của NST trong kỳ sau I là cơ chế tạo nên sự khác nhau
về nguồn gốc NST trong bộ NST đơn bội của các tế bào con?
Hướng dẫn trả lời
Do các NST kép tương đồng tổ hợp tự do và phân li độc lập về 2 cực tế bào ở kỳ
sau của giảm phân I.
- Kí hiệu: 2 cặp NST tương đồng là (A)(a) và (B)(b). Ở kỳ giữa, các NST ở trạng
thái kép: (AA)(aa) và (BB)(bb) và sắp xếp thành 2 hàng song song.
- Do sự sắp xếp tự do của các cặp NST kép tương đồng rồi phân li về 2 cực của tế
bào nên tổ hợp NST kép ở tế bào con được tạo ra khi kết thúc phân bào lần I, có 2 khả
năng xảy ra:
+ Tế bào có (AA)(BB) và tế bào có (aa)(bb) qua giảm phân II cho ra 2 tế bào với
bộ NST đơn bội là: AB và 2 tế bào với bộ NST đơn bội là: ab.
+ Tế bào có (AA)(bb) và tế bào có (aa)(BB) qua giảm phân II cho ra 2 tế bào với
bộ NST đơn bội là: Ab và 2 tế bào với bộ NST đơn bội là: aB.
- Vì vậy, qua giảm phân có thể tạo ra 4 loại giao tử là: AB, Ab, aB, ab. Nếu tế bào
có n cặp NST tương đồng thì số loại giao tử có thể được tạo ra là 2n.
Câu 3. Nêu điểm giống và khác nhau cơ bản giữa giảm phân và nguyên phân?
Hướng dẫn trả lời
a. Điểm giống nhau:
- Đều có sự nhân đơi NST và phân li của NST.
- Đều diễn ra các kì tương tự nhau: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
- Đều có sự hình thành của thoi tơ vô sắc, sự biến mất của màng nhân, sự phân chia của
tế bào.
b. Điểm khác nhau:
Nguyên phân
Giảm phân
- Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh - Xảy ra ở tế bào sinh dục khi chín.
dục sơ khai.

- Có 1 lần xếp NST trên mặt phẳng xích
- Có 2 lần xếp NST trên mặt phẳng xích
đạo và có 1 lần phân li NST về hai cực.
đạo của thoi phân bào và hai lần phân li
NST về hai cực tế bào.
- Kì đầu: không có trao đổi chéo NST.
- Kì đầu I: có sự trao đổi chéo NST.
- Kì giữa: các NST kép xếp thành 1 hàng
- Kì giữa I: các NST kép xếp thành 2 hàng
trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì sau: các NST kép tách nhau ở tâm
- Kì sau I: các NST kép phân li độc lập và
động thành NST đơn tiến về 2 cực tế bào.
tiến về cực của tế bào.
- Kì cuối: các NST đơn nằm gọn trong
nhân tế bào.
- Kì cuối I: các NST kép nằm gọn trong
- Bộ NST của loài vẫn đuợc giữ nguyên.
nhân tế bào.
- Là cơ sở cho sinh sản vô tính.
- Bộ NST của loài bị giảm đi một nửa.


- Là cơ sở cho sinh sản hữu tính.
Câu 4. Ruồi giấm có 2n = 8. Một tế bào của ruồi giấm đang ở kì sau của giảm phân II.
Tế bào đó bao nhiêu NST đơn trong các trường hợp sau đây?
a) 2
b) 4
c) 8
d) 16

Hướng dẫn trả lời
Ở kì sau của giảm phân II, các NST đơn bội kép tách nhau ở tâm động thành 2
NST đơn và mỗi chiếc đi về 1 cực của tế bào nên số lượng NST là 8 (4 NST đơn bội kép
tách nhau ra ở tâm động). Vậy, chọn đáp án c.
Bài 11: Phát sinh giao tử và thụ tinh
Câu 2. Giải thích vì sao bộ NST đặc trưng của những lồi sinh sản hữu tính lại được duy
trì ổn định qua các thể hệ cơ thể?
Hướng dẫn trả lời
Bộ NST lưỡng bội (2n) ở những loài sinh sản hữu tính duy trì ổn định qua các thế
hệ là nhờ sự kết hợp của 3 quá trình: nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
- Nhờ nguyên phân mà hợp tử phát triển thành cơ thể, đảm bảo ổn định bộ NST 2n trong
các thể hệ tế bào của cơ thể.
- Nhờ giảm phân, giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội (n).
- Qua thụ tinh, có sự kết hợp giao tử đực (n) với giao tử cái (n), bộ NST lưỡng bội được
phục hồi.
Câu 5. Khi giảm phân và thụ tinh, trong tế bào của một loài giao phối, 2 cặp NST tương
đồng kí hiệu là Aa và Bb sẽ cho ra các tổ hợp NST nào trong các giao tử và hợp tử?
Hướng dẫn trả lời
- Các tổ hợp NST trong giao tử là: AB, Ab, aB, ab.
- Các tổ hợp NST trong hợp tử khi thụ tinh là:
+ Giao tử cái có 4 loại giao tử: AB, Ab, aB, ab.
+ Giao tử đực có 4 loại giao tử: AB, Ab, aB, ab.
+ Tổ hợp ngẫu nhiên giữa chúng sẽ cho ra 9 tổ hợp sau: AABB, AABb, AaBB,
AAbb, AaBb, aaBB, Aabb, aaBb, aabb.
Bài 12: Cơ chế xác định giới tính
Câu 3. Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1:1?
Hướng dẫn trả lời
- Ở người, có 23 cặp NST gồm 22 cặp NST thường (44A) và 1 cặp NST giới tính
XX (nữ) hoặc 1 cặp XY (nam).
- Khi tạo giao tử, cặp NST XY phân li cho ra 2 loại tinh trùng (mang NST X và Y)

với số lượng ngang nhau. Khi thụ tinh, 2 loại tinh trùng kết hợp với trứng (mang NST X)
tạo ra 2 loại tổ hợp (XX và XY) với số lượng ngang nhau, do đó tạo ra tỉ lệ nam : nữ xấp
xỉ là 1 : 1.
- Sơ đồ minh họa:
P:
mẹ 44A + XX
x
bố 44A + XY
G:
22A + X
22A + X, 22A + Y
F1:
44A + XX : 44A + XY
Kiểu hình:
1 con gái : 1 con trai.


- Tỉ lệ này đúng trên số lượng cá thể đủ lớn và quá trình thụ tinh giữa các tinh
trùng và trứng là hoàn toàn ngẫu nhiên.
Bài 13: Di truyền liên kết
Câu 1. Hiện tượng di truyền liên kết đã bổ sung cho qui luật phân li độc lập của Menđen
như thế nào?
Hướng dẫn trả lời
- Trong tế bào, số lượng gen lớn hơn rất nhiều lần so với số lượng NST nên mỗi
NST phải mang nhiều gen.
- Các gen phân bố dọc theo chiều dài của NST ở tại những vị trí xác định và tạo
thành nhóm gen liên kết.
- Định luật phân li độc lập chỉ đúng khi các gen quy định các cặp tính trạng nằm
trên những cặp NST khác nhau. Còn khi các gen cùng nằm trên một NST thì di truyền
liên kết với nhau.

Câu 3. So sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di
truyền liên kết của 2 cặp tính trạng. Nêu ý nghĩa của di truyền liên kết trong chọn giống?
Hướng dẫn trả lời
- Kết quả lai phân tích F1 trong trường hợp di truyền độc lập thì đời con xuất hiện 4 kiểu
hình với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1 (trong đó có 2 kiểu hình khác với bố mẹ - Biến dị tổ họp).
- Còn kết quả lai phân tích F1 trong trường hợp di truyền liên kết thì đời con chỉ xuất
hiện 2 kiểu hình với tỉ lệ 1 : 1 (trong đó 1 kiểu hình giống bố, 1 kiểu hình giống mẹ Không biến dị tổ hợp).
- Di truyền liên kết đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng được qui
định bởi các gen trên một NST. Nhờ đó, trong chọn giống người ta có thể chọn được
những nhóm tính trạng tốt ln đi kèm với nhau.
Bài 16: ADN (Axit Deoxyribonucleic) và bản chất của gen
Câu 2. Giải thích vì sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ?
Hướng dẫn trả lời
2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống nhau và giống với ADN mẹ
là do:
- ADN mẹ tách thành 2 mạch đơn, mỗi mạch đơn dùng làm khuôn để tổng hợp
nên mạch còn lại của ADN con. Như vậy, trong mỗi ADN con có 1 mạch của ADN mẹ,
mạch còn lại được tổng hợp mới.
- Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các
nucleotit ở mạch khuôn liên kết với các ncleotit tự do trong môi trường nội bào theo
nguyên tắc: A-T, T-A, G-X, X-G.
Bài 19: Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
Câu 2. Nguyên tắc bổ sung (NTBS) được biểu hiện trong mối quan hệ ở sơ đồ dưới đây
như thế nào?
Gen (một đoạn ADN)  mARN (Axit Ribonucleic)  Protein
Hướng dẫn trả lời
- mARN được tổng hợp dựa trên 1 mạch khuôn của gen theo NTBS: A liên lết U, T liên
kết A, G liên kết X và X liên kết G.
- Sự tạo thành chuỗi axit amin (protein) dựa trên khuôn mẫu của mARN theo NTBS: A
liên kết U, U liên kết A, G liên kết X, X liên kết G.



Câu 3. Nêu bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ:
Gen (một đoạn ADN)  mARN  Protein  Tính trạng
Hướng dẫn trả lời
- Gen qui định cấu trúc của mARN thông qua sao mã. Khi sao mã, các nucleotit trên
mạch gốc của gen dùng làm khuôn để tổng hợp mạch mARN theo NTBS (A liên lết U, T
liên kết A, G liên kết X và X liên kết G).
- mARN qui định cấu trúc của protein thông qua giải mã. Khi giải mã, mỗi bộ ba trên
mARN qui định tổng hợp 1 axit amin trên protein.
- Protein qui định tính trạng. Protein tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế
bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
Bài 25: Thường biến.
Câu 1. Phân biệt thường biến và đột biến?
Hướng dẫn trả lời
Thường biến
Đột biến
- Xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định, - Xuất hiện đột ngột, ngẫu nhiên do các tác
tương ứng với sự thay đổi điều kiện ngoại
nhân gây đột biến.
cảnh.
- Chỉ làm biến đổi kiểu hình mà không làm - Làm biến đổi kiểu gen dẫn đến thay đổi
biến đổi kiểu gen.
kiểu hình.
- Không di truyền cho đời sau.
- Di truyền lại cho đời sau.
- Có lợi, giúp sinh vật thích nghi với mơi
- Đa số là có hại cho bản thân sinh vật, một
trường.
số ít có lợi.

- Khơng phải là ngun liệu cho chọn
- Là nguồn nguyên liệu cho chọn giống và
giống.
tiến hóa.
b.4. Nguyên nhân thành công
- Nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của tổ chuyên môn và các đồng nghiệp khác (trao
đổi kinh nghiệm soạn giảng).
- Bản thân nhận thấy được vai trò và lợi ích khi ứng dụng, mong muốn tác động để
làm thay đổi nhận thức, kích thích, phát huy những kỹ năng vốn sẵn có của học sinh.
- Tổ chức các hoạt động học tập một cách khéo léo, khoa học, tạo điều kiện và bao
quát lớp để cho tất cả các em đều được tham gia học tập, không bị bỏ rơi.
- Thường xuyên cập nhật thông tin qua báo đài, thông tin trên mạng và tài liệu
tham khảo, hướng dẫn học sinh tự trả lời câu hỏi.
b.5. Tồn tại: Trong quá trình thực hiện, có một số tồn tại nảy sinh:
- Đối với giáo viên:
+ Đôi khi mất nhiều thời gian cho nội dung bài học dài. Khắc phục: Chuyển câu
hỏi cần hướng dẫn trả lời lên khâu củng cố bài học và đến khâu hướng dẫn về nhà chỉ yêu
cầu học sinh trả lời theo sự hướng dẫn.
+ Bài giảng đã soạn sẵn trước cần đảm bảo các khâu lên lớp, vì vậy khi dạy đa số
phải theo tiến trình chung cho các lớp nhưng học sinh tiếp thu bài mới chậm (khác biệt
khả năng nhận thức giữa lớp này với lớp kia) nên việc ứng dụng cải tiến này có khơng
được thường xun, đồng đều ở các lớp. Khắc phục: Không bắt đầu tiết học bằng hoạt
động kiểm tra bài cũ mà sẽ lồng ghép kiểm tra bài cũ trong lúc dạy nội dung bài mới và
cho điểm học sinh (theo tinh thần chỉ đạo chung của ngành).
- Đối với học sinh:


+ Khi yêu cầu về nhà trả lời vào vở bài tập để cho cán sự lớp kiểm tra vào tiết học
sau thì vẫn còn vài em chưa trả lời hoặc trả lời không đầy đủ, rõ ràng (lớp 9 học nhiều
môn, nội dung bài học nhiều và còn phải học tăng tiết, phong trào thi đua cũng nhiều).

+ Một vài học sinh còn ngại trình bày trước lớp mặc dù yêu cầu về nhà hoàn thành
khá đầy đủ (đặc điểm tâm lý của lứa lứa tuổi).
V- Hiệu quả đạt được
1. Đối với học sinh: Mức độ trả lời câu hỏi của học sinh được chuyển biến dần
qua từng năm học. Ba mức độ khảo sát như sau: trả lời tốt (8 – 10 điểm), trả lời chưa tốt
(6 – 7 điểm), trả lời mơ hồ (0 – 5 điểm).
a. Kiểm tra 15 phút khảo sát, nội dung chương IV “Biến dị”.
- Kết quả khảo sát trong năm học 2014 – 2015:
Năm học
Lớp (số lượng)
Trả lời tốt
Trả lời chưa tốt
Trả lời mơ hồ
9A1 (26)
15
2
9
2014 - 2015

9A2 (27)

5

9

13

Tổng: 53

20 (37,7%)


11 (20,8%)

22 (41,5%)

- Kết quả khảo sát trong năm học 2015 – 2016:
Năm học
Lớp (số lượng)
Trả lời tốt
Trả lời chưa tốt
9A1 (28)
16
7
2015 - 2016

Trả lời mơ hồ
5

9A2 (27)

17

5

5

Tổng: 55

33 (60,0%)


12 (21,8%)

10 (18,2%)

b. Kiểm tra 15 phút khảo sát, nội dung chương I “Các thí nghiệm của Menđen”.
- Kết quả khảo sát trong năm học 2016 – 2017:
Năm học
Lớp (số lượng)
Trả lời tốt
Trả lời chưa tốt
Trả lời mơ hồ
9A1 (29)
5
18
13
2016 - 2017

9A2 (29)

14

9

6

Tổng: 58

19 (32,6%)

27 (34,8%)


19 (32,6%)

Trả lời chưa tốt
16

Trả lời mơ hồ
4

8

3

- Kết quả khảo sát trong năm học 2017-2018:
Năm học
Lớp (số lượng)
Trả lời tốt
9A1 (31)
11
2017 - 2018

9A2 (29)

18

Tổng: 55
29 (48,3%)
24 (40,0%)
7 (11,7%)
Qua các năm giảng dạy có ứng dụng cải tiến này, bản thân nhận thấy tỉ lệ học sinh

trả lời mơ hồ giảm đi nhiều, tỉ lệ học sinh trả lời tốt cũng được nâng dần lên qua từng
năm học. Tuy nhiên, còn 1 vài trường hợp đặc biệt, khi kiểm tra không trả lời được gì hết
ở chương I: năm 2016 – 2017 (em Đình Vương) ở lớp 9A1 và năm 2017 - 2018 (em
Thanh Hai) ở lớp 9A1do phụ huynh chưa quan tâm việc học, còn bản thân học sinh ham
chơi, chán học, không chú tâm vào việc học không chỉ ở môn học này mà các môn học
khác cũng vậy.
2. Đối với giáo viên


Góp phần để giúp nâng cao chất lượng dạy học bộ mơn qua từng năm học, từ đó
làm cơ sở để được xét Lao động tiên tiến qua các năm ở trường.
3. Đối với tổ chuyên môn
Giáo viên trong tổ cũng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm nên cũng có bước chuyển
biến tích cực ở khâu củng cố bài và hướng dẫn về nhà để học sinh học tốt hơn.
VI- Mức độ ảnh hưởng
1. Đối với học sinh
- Tích cực trao đổi, nghiên cứu, tìm tòi để tăng vốn kiến thức, vốn kỹ năng trình
bày 1 câu hỏi khó (1 vấn đề) đặt ra.
- Học sinh trung bình, yếu tự tin phát biểu nhiều hơn, hơn nữa khi củng cố bài
hoặc kiểm tra bài cũ thì điểm 9, 10 có thể cho ngay trong lúc dạy (lớp 9A1: Minh Nam,
Tấn Thịnh, đặc biệt là em Tấn Thịnh là học sinh trung bình nhưng trả lời tốt câu hỏi đặt
ra và đạt 10 điểm kiểm tra miệng; lớp 9A2: Cẩm Tú, Đình Văn đều đạt điểm 10), nên
cũng góp phần làm các em yêu thích bộ môn, nhất là phần Di truyền và Biến Dị.
- Những học sinh khác cũng vận dụng giải thích hoặc biện luận trả lời được những
câu hỏi khó và những tràng pháo tay tán thưởng của lớp cho những ai xứng đáng. Đây
cũng là sự kích thích học sinh hứng thú với môn học hơn.
- Học sinh yêu thích môn học này đã đăng ký bồi dưỡng và thi học sinh giỏi cấp
huyện (9A1: Gia Bảo, Khã Vy; 9A2: Đình Văn, Mỹ Dung, Thanh Thúy).
- Học sinh dễ liên tưởng, liên hệ thực tế, từ đó tạo cơ sở cho việc khám phá thực
tiễn, vận dụng kiến thức và hiểu hơn về lý thuyết và thực tiễn, để rồi giải quyết được một

câu hỏi/hoạt động học tập, phát triển năng lực bản thân. Qua đó, tự khẳng định mình hơn.
2. Đối với giáo viên
- Soạn những nội dung cần hướng dẫn trả lời một lần, dạy được nhiều lần và tiếp
tục dùng cải tiến này ứng dụng cho những năm về sau như 1 tài liệu dành riêng cho bản
thân và tổ chuyên môn.
- Khi ứng dụng cải tiến dạy rất thoải mái, thầy và trò hoạt động nhịp nhàng không
còn bị gián đoạn như trước, như một thể thống nhất rất tích cực.
- Nâng cao được tay nghề, thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu nhiều hơn về chuyên
môn.
- Kết quả giảng dạy được tổ chuyên môn nhận xét, đánh giá cao ở phần giao
nhiệm vụ học tập cho học sinh.
- Với thành cơng đó tơi cũng sẽ ứng dụng với một số chương khác trong phần còn
lại của Sinh học 9 và Sinh học 8.
3. Phạm vi ứng dụng
- Sáng kiến này dễ thực hiện, dễ áp dụng và đã được áp dụng phù hợp với điều
kiện của đơn vị, đáp ứng được nhiệm vụ của cá nhân. Hơn nữa, có thể thực hiện lặp lại
nhiều lần khi cần thiết và bản thân cũng áp dụng những nội dung hướng dẫn trong việc
bồi dưỡng học sinh giỏi của bộ môn.
- Với đề tài này thì có thể sử dụng để áp dụng rộng rãi trong các trường THCS của
huyện đối với bộ môn Sinh học khối 9. Đồng thời, cũng là cơ sở tham khảo thực hiện đối
với các khối 6, 7, 8 để ngày càng tạo cho học sinh có thói quen tự giác trong việc trả lời
câu hỏi cuối bài ở sách giáo khoa.


- Điều kiện: chỉ cần mạnh dạn cải tiến và thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp thì ít
nhiều sẽ mang lại hiệu quả đáng kể.
4. Những bài học kinh nghiệm
Để thực hiện có đạt hiệu quả, trong quá trình áp dụng tôi rút ra được những bài
học kinh nghiệm sau:
- Tranh thủ sự quan tâm giúp đỡ, đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu, của tổ

chun mơn và của đồng nghiệp.
- Nên tự bồi dưỡng thêm về kiến thức chuyên môn ở các sách tham khảo, sử dụng
mạng Internet, trường học kết nối … để lấy thông tin, tài liệu soạn cần thiết.
- Trong giờ lên lớp phải ứng dụng linh hoạt các khâu lên lớp để tránh sự nhàn
chán theo một khuôn khổ.
- Thường thì sách giáo khoa đưa ra các câu hỏi/ bài tập có nội dung trả lời ở phạm
vi tương đối rộng nhưng còn thiếu thông tin cụ thể nên giáo viên cần hướng dẫn thêm
thông tin gợi ý hoặc chia thành những câu hỏi nhỏ để học sinh dễ trình bày hơn.
- Giáo viên đóng vai trò chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ, hướng dẫn để khai thác
và phát huy khả năng tự học và trao đổi của học sinh khi thực hiện yêu cầu về nhà.
VII- Kết luận
Hướng dẫn học sinh trả lời tốt câu hỏi khó sách giáo khoa sinh học 9 chủ đề “Di
truyền – Biến dị” là một việc làm cần thiết - đáp ứng được một phần yều cầu của ngành
về đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển
năng lực học sinh.
Qua thực tế áp dụng việc hướng dẫn trả lời câu hỏi khó khi giảng dạy (ở khâu
củng cố bài và hướng dẫn về nhà), muốn đạt kết quả như mong muốn thì theo tôi cần có
một số yếu tố sau:
- Người giáo viên phải có tâm huyết với nghề.
- Nắm được mục tiêu, nội dung từng bài, từng chương theo chuẩn kiến thức, kĩ
năng để có hướng hướng dẫn trả lời câu hỏi phù hợp.
- Giáo viên phải phân tích được các nội dung của câu hỏi, cách trả lời các nội dung
câu hỏi như phần trên đã nói.
- Giáo viên nhận thức được yêu cầu phát triển của giáo dục nói riêng và phát triển
về mọi mặt của xã hội nói chung. Nên đòi hỏi việc đầu tư tốt cho một tiết học bằng cách
áp dụng những phương pháp dạy học tích cực phù hợp với đối tượng học sinh của mình.
Đặc biệt là nên ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học…. Bên cạnh đó còn cần sự
hỗ trợ của chun mơn nhà trường, gia đình, các đoàn thể…., để giáo dục học sinh phát
triển cả về đức, trí, thể, mĩ …
- Giáo viên phải hiểu được bản chất của phương pháp dạy học tích cực. Nắm được

vai trò và nội dung cơ bản của một số phương pháp dạy học tích cực. Thực hiện được
phương pháp dạy học tích cực trong một số bài giảng. Khẳng định sự cần thiết và có ý
thức tự giác, sáng tạo áp dụng phương pháp dạy học tích cực.
- Phải đổi mới cách đặt câu hỏi, hệ thống câu hỏi phải bám sát mục tiêu bài học.
Thay đổi cách ra câu hỏi kiểm tra đánh giá học sinh, hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá
cũng cần thể hiện sự phân hóa, đảm bảo 70% câu hỏi bài tập đo được mức độ đạt trình độ
chuẩn - mặt bằng về nội dung kiến thức dành cho mọi học sinh và 30% còn lại phản ánh
mức độ khó và nâng cao, dành cho học sinh có năng lực cao hơn.


Cuối cùng là bản thân mỗi giáo viên phải tự nghiên cứu đi sâu tìm hiểu, đầu tư trí
tuệ để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục mà
Đảng và Nhà nước đề ra.
Tôi cam đoan những nội dung báo cáo là đúng sự thật./.

Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến

Người viết sáng kiến



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×