Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Những đồng nghiệp... đáng ghét pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.78 KB, 5 trang )

Những đồng nghiệp đáng ghét
Đã có bao giờ bạn không muốn đi làm vì ở công sở luôn có những đồng nghiệp
mà bạn cho là đáng ghét không? Vậy họ là ai - những đồng nghiệp đáng ghét đó?
Nhận diện ra họ có dễ không? Dưới đây là câu trả lời cho những thắc mắc của bạn.

Những đồng nghiệp đáng ghét (Ảnh minh hoạ)
1. Không bao giờ thấy hài lòng về bản thân
Những nhân viên dạng này thường là những người khá thông minh, có kinh
nghiệm và đạt được hiệu quả tốt trong công việc. Tuy nhiên với thành tích của
mình, khi được đề bạt lên một chức vụ cao hơn thì họ lại cảm thấy tự ti, không tự
tin vào năng lực của bản thân và sợ phải gánh vác trách nhiệm lớn hơn. Đây chính
là suy nghĩ và thói quen làm hạn chế khả năng cũng như cơ hội làm việc của họ.
Khi gặp những đồng nghiệp như vậy tốt nhất bạn nên khuyên họ đừng bao giờ cho
rằng mình không đủ năng lực, nếu thật như vậy thì cấp trên đã không tin tưởng cất
nhắc họ. Hãy động viên đồng nghiệp luôn nắm giữ mọi cơ hội đến với bản thân, vì
tự tin cũng chính là chìa khóa để đi tới thành công.
2. Làm việc gì cũng máy móc
Những con người làm việc máy móc sẽ luôn gây khó chịu cho đồng nghiệp cùng
làm việc. Khi cần thiết phải giải quyết công việc với hành động và thái độ linh
hoạt, cởi mở thì những đồng nghiệp này sẽ không làm được điều đó. Đơn giản vì
họ cho rằng làm bất kỳ việc gì cũng phải tuân theo một quy định và tiêu chuẩn như
nhau. Đối với đồng nghiệp khác có thể đó là những quy định cứng nhắc, không
hợp thời, nhưng đối với họ thì đó là tiêu chuẩn luôn cần phải được thực hiện.
Những nhân viên như vậy ít có cơ hội để thăng tiến.
Với những đồng nghiệp như thế này, bạn khó có thể một sớm một chiều làm thay
đổi cách nghĩ cũng như thói quen của họ. Tốt nhất là chỉ có thể góp ý và mong họ
sớm thay đổi mà thôi.
3. Những người quá tự mãn
Tự mãn là thái độ của những nhân viên đạt kết quả cao trong công việc và trong
cuộc sống. Chính vì lý do này mà họ luôn cảm thấy mình là “anh hùng”, là người
tài giỏi hơn tất cả mọi người. Khi đạt được mục đích A thì họ sẽ làm mọi cách để


đạt mục đích B sao cho nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn. Chính vì luôn tạo
áp lực cho mình, nên nhiều khi họ làm việc với một cường độ chóng mặt đồng thời
yêu cẩu người khác cùng phải làm việc với tốc độ và khối lượng tương tự. Đây
chính là đặc điểm của những vị sếp có quá nhiều tham vọng, luôn tự cao tự đại
với bản thân.

Tính “ba phải” tồn tại rất nhiều ở những đồng nghiệp chưa có thành tích và chức
vụ nổi bật (Ảnh minh hoạ)
4. Những người “ba phải”
Dạng nhân viên này thì hầu như ở công sở hay công ty nào cũng có. Tính “ba
phải” tồn tại rất nhiều ở những đồng nghiệp chưa có thành tích và chức vụ nổi bật.
Đương nhiên họ thường chỉ "ba phải" với cấp trên và “ba phải” có mục đích. Có
thể đó chỉ là những câu chuyện tào lao, những việc “trên trời dưới biển” cho đến
những công việc cần sự sáng tạo thì những đồng nghiệp này sẽ luôn ngả theo đám
đông mà ít có chứng kiến của mình. Có thể hôm nay họ sẽ hùa theo ý kiến của bạn
vì bạn mạnh hơn, nhưng ngày mai họ lại sẵn sàng “bỏ mặc” bạn để theo đám đông
vì nhiều lợi ích hơn. Nên tránh xa những đồng nghiệp như vậy vì họ chính là đại
diện những người mang tính cơ hội.
5. Những đồng nghiệp bi quan
Thật không có gì chán bằng khi bắt đầu một ngày làm việc mới đã gặp ngay một
đồng nghiệp trong “đội ngũ những đồng nghiệp bi quan”. Nghe họ than thở, trách
móc người này rồi người kia, rồi lại kêu ca về những việc liên quan tới cuộc sống
như giá cả leo thang từng ngày, cuộc sống sao ngày càng khó khăn vv và vv…
Chắc chắn bạn sẽ chẳng còn hứng thú, lạc quan để tiếp tục công việc trong ngày
của mình nữa.
Những đồng nghiệp như vậy thường là những người ít có thành tích trong công
việc. Chính vì thế họ hay bi quan về tương lai của mình nhưng không biết cách
thay đổi để có một vị trí tốt hơn. Hãy có lời khuyên cho những đồng nghiệp này,
vì thực ra họ là người đáng thương hơn là đáng trách.
6. Những đồng nghiệp chuyên nói xấu người khác

Những đồng nghiệp “xấu tính” này cũng có “xuất thân” giống như những đồng
nghiệp hay bi quan. Họ là những người ít có thành tích hoặc có cống hiến nổi bật
với công ty, chính vì vậy mà họ thường hay ghen tỵ thành tích của người khác.
Rồi từ những hành vi hay ghen tỵ, dần dần sẽ hay nói xấu những người mà họ cho
là “ngứa mắt”.
Những ai bị rơi vào tầm ngắm của những vị đồng nghiệp “xấu tính” này sẽ cảm
thấy rất khó chịu với những ánh mắt dò xét, thái độ úp úp mở mở của mọi người
dành cho mình. Nếu bị rơi vào hoàn cảnh như vậy, tốt nhất là bạn nên tránh xa
những vị đồng nghiệp không mấy thiện cảm trên. Đừng để mọi việc bạn làm đều
“rơi” vào tầm ngắm của họ. Nếu không từ một việc cỏn con, ngày mai khi đến
công ty thì nó đã bị đồn thổi lên gấp 5 gấp 10 lần sự thật. Nên áp dụng câu” tránh
voi chả xấu mặt nào” với những đồng nghiệp “đáng ghét” này.
7. Những đồng nghiệp quá “ngây thơ”
Trường hợp này thường rơi vào những đồng nghiệp nữ trẻ tuổi. Nếu như cấp trên
của họ là nam giới thì trình độ “ngây thơ” khi gặp khó khăn, vướng mắc sẽ được
phát huy một cách tối đa. Những đồng nghiệp như vậy ít khi gây ảnh hưởng đến
công việc của bạn nhưng đôi khi sẽ làm bạn cảm thấy khó chịu về tinh thần cũng
như trách nhiệm đối với công việc của họ.
Khi bạn đề nghị họ giải quyết công việc trong một khoảng thời gian nhất định,
nhưng nếu không thực hiện được thì họ sẽ luôn tìm ra muôn vàn lý do với thái độ
rất thành khẩn, có tình có lý và rất …đáng yêu thì dù tức giận đến đâu bạn cũng có
thể ít nhiều bỏ qua cho họ. Tuy nhiên nếu công việc của họ cứ luôn tiếp diễn như
vậy thì bạn nên tìm một nhân viên khác thực sự có tài và trách nhiệm hơn.

×