Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

huong dan tu danh gia THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.85 KB, 22 trang )

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG
BỘ TIÊU CHUẨN
ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG GIÁO
DỤC TRƯỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ


1. Khái niệm tiêu chuẩn, tiêu chí và chỉ số đánh
giá chất lượng giáo dục trường THCS






- Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường
THCS là yêu cầu và điều kiện mà nhà trường phải
đáp ứng để được công nhận đạt tiêu chuẩn chất
lượng giáo dục. Mỗi tiêu chuẩn bao gồm các tiêu
chí đánh giá chất lượng giáo dục.
- Tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trường
THCS là yêu cầu và điều kiện mà nhà trường cần
đạt được ở nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn.
Mỗi tiêu chí có 03 chỉ số đánh giá chất lượng giáo
dục.
- Chỉ số đánh giá chất lượng giáo dục trường
THCS là yêu cầu và điều kiện mà nhà trường cần
đạt được ở nội dung cụ thể của mỗi tiêu chí.


2. Đánh giá mức độ đạt được


của tiêu chí và chỉ số






- Mỗi tiêu chí, chỉ số được đánh giá đạt
hoặc không đạt
- Chỉ số được xác định đạt khi đáp ứng đầy
đủ các yêu cầu của chỉ số và có đầy đủ
minh chứng, phù hợp cho tất cả những
nhận định trong mục mơ tả hiện trạng.
- Tiêu chí được xác định là đạt khi 3 chỉ số
của tiêu chí đều đạt.


Các bước thực hiện khi sử dụng tiêu
chuẩn đánh giá chất lượng trường THCS






Bước 1: Đọc kỹ nội dung tiêu chí và từng
chỉ số để xác định rõ và đầy đủ nội hàm
từng chỉ số của tiêu chí:
Bước 2: So sánh các yêu cầu của chỉ số
với việc thực hiện của nhà trường để

xác định nhà trường đã thực hiện như thế
nào ? Có đạt yêu cầu của chỉ số không ?
(Nhà trường tự trả lời các câu hỏi về các
yêu cầu của chỉ số).
Bước 3: Xác định các minh chứng có thể
sử dụng để giúp nhà trường khẳng định
đạt hay không đạt yêu cầu của chỉ số.


3.2. Ví dụ minh hoạ
Tiêu chuẩn 2: Tổ chức và quản lý nhà trường








Tiêu chí 2. Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức,
nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của Hội đồng
trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chỉ số a) Thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức, nhiệm
vụ và quyền hạn của Hội đồng trường đối với trường
công lập thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường
trung học; đối với trường tư thục thực hiện theo Quy
chế tổ chức và hoạt động trường tư thục;
Chỉ số b) Hội đồng trường đối với trường công lập
hoạt động theo quy định tại Điều lệ trường trung
học; đối với trường tư thục theo Quy chế tổ chức và

hoạt động của trường tư thục;
Chỉ số c) Mỗi học kỳ, rà soát, đánh giá để cải tiến
các hoạt động của Hội đồng trường.


Hướng dẫn sử dụng chỉ số a






Bước 1: Đọc kỹ tiêu chí và từng chỉ số của
tiêu chí để xác định rõ và đầy đủ nội hàm
từng chỉ số của tiêu chí
- Nhiệm vụ, quyền hạn, thủ tục thành lập,
cơ cấu tổ chức của Hội đồng trường đối với
trường công lập được thực hiện theo quy
định tại các khoản 2 và 3 Điều 20 của Điều
lệ trường trung học;
- Nhiệm vụ, quyền hạn, thủ tục thành lập,
cơ cấu tổ chức của Hội đồng quản trị đối
với trường tư thục thực hiện theo Quy chế
tổ chức và hoạt động trường tư thục.




Chú ý: Quyết định số 07/2007/QĐBGD&ĐT ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ

trường trung học cơ sở, trường trung học
phổ thông và trường phổ thơng có nhiều
cấp học có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ
ngày đăng công báo. Do vậy, đối với
những trường nào thành lập Hội đồng
trường (đối với trường công lập) trong
năm học 2007-2008 và nhiệm vụ, quyền
hạn, thủ tục thành lập, cơ cấu tổ chức
theo khoản 2 và 3 Điều 20, thì coi như đạt
yêu cầu.


Hướng dẫn sử dụng chỉ số a






Bước 2: So sánh các yêu cầu của chỉ số với việc
thực hiện của nhà trường để xác định nhà trường
đã thực hiện như thế nào ? Có đạt u cầu của chỉ số
khơng ? (Nhà trường tự trả lời các câu hỏi về các yêu
cầu của chỉ số).
- Nhà trường có thực hiện: Nhiệm vụ, quyền hạn, thủ
tục thành lập và cơ cấu tổ chức của Hội đồng trường
(trường công lập) được thực hiện theo quy định tại
các khoản 2 và 3 Điều 20 của Điều lệ trường trung
học ? Nếu chưa được thành lập đầu đủ, thì nêu rõ lý
do ? Tương lai có thành lập hay khơng ?,...

- Nhà trường có thực hiện: Nhiệm vụ, quyền hạn,
thủ tục thành lập và cơ cấu tổ chức của Hội đồng
quản trị (đối với trường tư thục) thực hiện theo Quy
chế tổ chức và hoạt động trường tư thục ?


Hướng dẫn sử dụng chỉ số a








Bước 3: Xác định các minh chứng có thể sử
dụng để giúp nhà trường khẳng định đạt hay
không đạt yêu cầu của chỉ số.
- Quyết định thành lập Hội đồng trường
(trường công lập), trong đó thể hiện thành
phần, cơ cấu tổ chức, quy trình bầu cử các
thành viên và thành lập Hội đồng trường, cấp
có thẩm quyền ký Quyết định thành lập phù
hợp với Điều lệ trường trung học;
- Quyết nghị về mục tiêu, các dự án, kế hoạch
và phương hướng phát triển của nhà trường;
- Quyết nghị về việc huy động nguồn lực cho
nhà trường; Quyết nghị những vấn đề về tài
chính, tài sản của nhà trường;



Hướng dẫn sử dụng chỉ số a








- Quyết nghị về tổ chức, nhân sự theo quy
định và có quyền giới thiệu người dể cơ
quan có thẩm quyền bổ nhiệm làm Hiệu
trưởng, phó Hiệu trưởng (nếu có);
- Biên bản thể hiện sự giám sát việc thực
hiện các nghị quyết của Hội đồng trường,
việc thực hiện quy chế dân chủ trong các
hoạt động của nhà trường và việc giám sát
các hoạt động của nhà trường;
- Quyết định thành lập Hội đồng quản trị
(trường tư thục);
- Các minh chứng khác (nếu có).


Hướng dẫn sử dụng chỉ số b:







Bước 1: Đọc kỹ tiêu chí và từng chỉ số của tiêu chí để xác
định rõ và đầy đủ nội hàm từng chỉ số của tiêu chí

- Hội đồng trường (trường cơng lập)
hoạt động theo quy định tại khoản 4
điều 20, Điều lệ trường trung học;
- Hội đồng quản trị (trường tư thục
theo) Quy chế tổ chức và hoạt động
của trường tư thục.


Hướng dẫn sử dụng chỉ số b:




Bước 2: So sánh các yêu cầu của chỉ số với việc thực hiện
của nhà trường để xác định nhà trường đã thực hiện như thế
nào ? Có đạt yêu cầu của chỉ số không ? (Nhà trường tự trả lời
các câu hỏi về các yêu cầu của chỉ số).

- Hội đồng trường (trường cơng lập) có họp
thường kỳ ít nhất 02 lần/năm học ? Các phiên
họp có thảo luận, biểu quyết những vấn đề đã
được quy định tại khoản 2 Điều 20 của Điều lệ
truờng trung học ? Các cuộc họp có số lượng
thành viên tham gia tối thiểu là 2/3 ? Khi có đề
nghị của Hiệu trưởng hoặc 1/3 số thành viên Hồi
đồng trường đề nghị, thì Hội đồng trường có

phiên họp bất thường hay không ? Nếu không
hoạt động đầy đủ, thì thiếu ở hoạt động nào ?
Lý do ?


Hướng dẫn sử dụng chỉ số b:




- Hiệu trưởng có thực hiện các nghị quyết của Hội
đồng trường về những nội dung được quy định tại
khoản 2 điều 20 Điều lệ trường trung học hay
không ? Nếu Hiệu trưởng không nhất trí với quyết
nghị của Hội đồng trường thì có báp cáo xin ý kiến cơ
quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp quản lý hay
không ? Trong thời gian xin chờ ý kiến cấp có thẩm
quyền nói tại khoản 3 Điều 20 Điều lệ trường trung
học, Hiệu trưởng có thực hiện theo quyết nghị của
Hội đồng trường hay khơng ?
- Hoạt động của Hội đồng quản trị có theo Quy chế tổ
chức và hoạt động trường tư thục ? Nếu khơng hoạt
động đầy đủ, thì thiếu ở hoạt động nào ? Lý do ?


Hướng dẫn sử dụng chỉ số b:





Bước 3: Xác định các minh chứng có thể sử dụng để giúp
nhà trường khẳng định đạt hay không đạt yêu cầu của chỉ số.

- Văn bản của hội đồng trường về việc phân
công trách nhiệm cụ thể cho từng thành
viên giám sát các hoạt động của nhà
trường; giám sát thực hiện, các nghị quyết
của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế
dân chủ trong các hoạt động của nhà
trường;


Hướng dẫn sử dụng chỉ số b:






- Biên bản các cuộc họp thường kỳ và bất thường
của Hội đồng trường (trong đó có khẳng định việc
Hiệu trưởng có thực hiện các nghị quyết của Hội
đồng trường về những nội dung được quy định tại
khoản 2 điều 20 Điều lệ trường trung học hay khơng
? Nếu Hiệu trưởng khơng nhất trí với quyết nghị của
Hội đồng trường thì có báp cáo xin ý kiến cơ quan
quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp quản lý hay
không ? Trong thời gian xin chờ ý kiến cấp có thẩm
quyền nói tại khoản 3 Điều 20 Điều lệ trường trung
học, Hiệu trưởng có thực hiện theo quyết nghị của

Hội đồng trường hay không ?);
- Hoặc Biên bản thể hiện sự giám sát việc thực hiện
các nghị quyết của Hội đồng trường, việc thực hiện
quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường
và việc giám sát các hoạt động của nhà trường (nếu
có);
- Các minh chứng khác (nếu có).


Hướng dẫn sử dụng chỉ số c




Bước 1: Đọc kỹ tiêu chí và từng chỉ số của tiêu chí để xác
định rõ và đầy đủ nội hàm từng chỉ số của tiêu chí

Mỗi học kỳ, rà sốt, đánh giá để cải
tiến các hoạt động của Hội đồng
trường


Hướng dẫn sử dụng chỉ số c




Bước 2: So sánh các yêu cầu của chỉ số với việc thực
hiện của nhà trường để xác định nhà trường đã thực hiện
như thế nào ? Có đạt yêu cầu của chỉ số không ? (Nhà

trường tự trả lời các câu hỏi về các yêu cầu của chỉ số) .

Hội đồng trường rà sốt, đánh giá
các hoạt động của Hội đồng trường
khơng ? Sau khi rà sốt hoạt động,
Hội đồng trường có những điều
chỉnh, bổ sung gì ?


Hướng dẫn sử dụng chỉ số c






Bước 3: Xác định các minh chứng có thể sử dụng để
giúp nhà trường khẳng định đạt hay không đạt yêu cầu của
chỉ số.

- Biên bản của Hội đồng trường về việc rà
soát, đánh giá các hoạt động trong mỗi
học kỳ (Hoặc Biên bản các cuộc họp
thường kỳ và bất thường của Hội đồng
trường trong đó thể hiện việc việc rà sốt,
đánh giá các hoạt động trong mỗi học kỳ);
- Các minh chứng khác (nếu có).


HƯỚNG DẪN VIẾT PHIẾU ĐÁNH

GIÁ TIÊU CHÍ


Sau khi đã thực hiện đầy đủ 3 bước,
thì mỗi nhóm hoặc cá nhân (đã được
phân cơng) sẽ viết Phiếu đánh giá
tiêu chí (xem Phụ lục 1 của Quyết
định 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày
31/12/2009) theo các nội dung sau:


Phiếu đánh giá tiêu chí






1. Mơ tả hiện trạng (có minh chứng kèm theo)
2. Điểm mạnh
3. Điểm yếu
4. Kế hoạch cải tiến chất lượng
Kế hoạch cải tiến chất lượng cần thể hiện tiếp tục duy
trì điểm mạnh và có các biện pháp khắc phục điểm
yếu mỗi chỉ số của từng tiêu chí. Kế hoạch phải cụ
thể, thực tế, tránh chung chung và có tính khả thi;có
các biện pháp khắc phục và cải tiến cụ thể, hợp lý và
phù hợp với tình tình thực tế; xác định rõ thời gian
phải hồn thành, xác định các điều kiện kèm theo như
nhân lực, vật lực,... và các biện pháp giám sát cụ thể.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×