Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

MODUN TH 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.16 KB, 5 trang )

TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÙNG VĂN TRINH

CỘNG HOÃ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tổ 1

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Đồng Lạc, ngày….tháng…. năm 2018

BÁO CÁO KẾT QUẢ BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
NĂM HỌC 2018-2019
Qua học tập và nghiên cứu tài liệu, áp dụng trong thực tiễn giảng dạy, tôi xin báo
cáo trước tổ chuyên môn về việc tự học, tự bồi dưỡng.
Nội dung bồi dưỡng:
- Yêu cầu chuẩn nghề nghiệp cần bồi dưỡng: Nâng cao năng lực hiểu biết về đối
tượng giáo dục.
- Mã mô đun TH 3: Đặc điểm tâm lí của học sinh cá biệt, học sinh yếu kém, học
sinh khá giỏi, học sinh năng khiếu.
I. MỤC TIÊU CỦA MƠ - ĐUN:
- Có kĩ năng tìm hiểu, phân tích đặc điểm tâm lí học sinh cá biệt, học sinh yếu kém,
học sinh khá giỏi, học sinh năng khiếu để vận dụng trong dạy học, giáo dục phù hợp
đối tương học sinh.
II. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:

- Tự học. Nghiên cứu các tập san giáo dục.
- Tham khảo trên mạng internet.
III. CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN:

- Máy tính, tập san.
IV. KẾT QUẢ VẬN DỤNG:


- Hoàn thành các nội dung theo yêu cầu Mô- Đun.
- Vận dụng trong thực tế giảng dạy, giáo dục đạt hiệu quả.
NỘI DUNG 1: TÂM LÍ HỌC SINH CÁ BIỆT

Trong nhà trường giáo viên cho rằng (học sinh cá biệt, học sinh chưa ngoan, học
sinh chậm tiến)…cách gọi mỗi trường hợp là những học sinh có những khiếm khuyết
về đạo đức nhân cách trong quá trình giáo dục.
Theo quan điểm giáo dục đúng đắn đối với loại học sinh có khiếm khuyết về đạo
đức nhân cách, nên thống nhất dùng khái niệm: Học sinh cá biệt.
Những biểu hiện về mặt hành vi của những học sinh này thường là: Nghịch ngợm
vi phạm nội quy của nhà trường, của lớp, mất trật tự có hệ thống trong giờ học, của
tiết học và bỏ buổi khơng có lí do hoặc lí do khơng đúng, hỗn láo, vơ lễ với thầy cơ
giáo, lười học, thường xun nói tục chửi bậy, nói dối với thày cơ giáo và bố mẹ, hay
đánh nhau với bạn trong lớp, trong trường, có thói quen nghiện hút cờ bạc, trộm cắp,
trấn lột, …
1. Vai trò của việc giáo dục học sinh cá biệt
GD học sinh cá biệt trở thành những học sinh tốt là 1 trong những nhiệm vụ của
giáo viên chủ nhiệm và là những nhiệm vụ khó khăn nhất nhưng lại có ý nghĩa hết
sức to lớn đối với bản thân học sinh cá biệt, với tập thể lớp với gia đình và XH.


- Theo điều tra học sinh cá biệt thường có những khả năng tốt về văn nghệ thể thao,
tháo vát và có những khả năng tổ chức… Vì vậy giáo viên chủ nhiệm giúp các em
hoàn thiện nhân cách, đạo đức trở thành con người thực sự đúng với ý nghĩa của nó,
phát triển đúng hướng.
- Đối với lớp: nhiệm vụ GD có kết quả đối với học sinh cá biệt là một trong những
điều kiện đảm bảo cho lớp ổn định trật tự, nền nếp để cho mọi thành viên khác của
lớp tu dưỡng và học tập đạt kết quả tốt .
- Đối với cha mẹ học sinh cá biệt: Thành công trong nhiệm vụ giáo dục học sinh cá
biệt của giáo viên chủ nhiệm đưa lại nguồn hạnh phúc lớn lao cho họ. Hay nói cách

khác là giúp họ tránh được một trong những bất hạnh lớn nhất là con hư.
- Đối với xã hội: Thành công trong nhiệm vụ giáo dục học sinh cá biệt của giáo viên
chủ nhiệm góp phần quan trọng trong việc giữ gìn an ninh trật xã hội và cung cấp cho
XH những công dân tốt.
2. Các biện pháp
Để giáo dục học sinh, giáo viên chủ nhiệm lớp cần tổ chức tốt các hoạt động và
thu hút các em tham gia một cách tích cực nhất. Trong trường cần tổ chức tốt các
hoạt động sau đây:
a. Hoạt động học tập
Học tập là hoạt động quan trọng nhất của học sinh, để giúp cho lớp học tập tốt, giáo
viên chủ nhiệm lớp phải chú ý:
* Rèn cho học sinh thói quen đi học đầy đủ, đúng giờ, bằng các biện pháp cụ thể sau:
- Giáo viên chủ nhiệm có mặt thường xuyên tại lớp 10 phút trước giờ học mỗi ngày,
đặc biệt là những ngày đầu tuần.
- Tổ chức 10 phút “ Ôn bài” đầu giờ học mỗi ngày. Ôn bài là biện pháp giúp nhau ôn
tập nhanh, chuẩn bị sẵn sàng cho ngày học mới. Truy bài đầu giờ cũng là biện pháp
khắc phục tình trạng đi học muộn, cho nên cần được tổ chức tốt và duy trì lâu dài.
* Rèn cho học sinh thói quen tích cực tham gia học tập bằng các biện pháp sau:
- Tổ chức thi đua giữa các tổ trong lớp, ghi lại số lần tham gia phát biểu ý kiến trong
các giờ học.
- Tổ chức cho học sinh chuẩn bị trước các bài học trong ngày.
- Tổ chức cho học sinh trao đổi về phương pháp đọc sách, ghi chép và sử dụng tài
liệu và thảo luận trên lớp.
- Nêu gương những học sinh có phương pháp học tập tốt, đặc biệt những học sinh
nghèo học giỏi.
- Tổ chức cho học sinh học nhóm, đơi bạn cùng học để hỗ trợ nhau học tập.
b. Tổ chức tốt hoạt động của các đoàn thể
Ở mỗi lớp học có chi đội thiếu niên hoặc chi đồn thanh niên, để các đồn thể
trong lớp hoạt động có hiệu quả, giáo viên chủ nhiệm lớp cùng phối hợp với tổng phụ
trách đội và bí thư đồn trường làm tham mưu cho các em hoạt động.



Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm là giúp các em lập kế hoạch công tác, tổ chức
thực hiện kế hoạch, quan trọng nhất là giúp các em phương pháp tổ chức và tạo điều
kiện tốt nhất cho các em hoạt động. Thực tế cũng đó chứng minh rằng ý thức trách
nhiệm, tính sáng tạo của giáo viên chủ nhiệm lớp quyết định chất lượng hoạt động
của các đoàn thể trong lớp.
NỘI DUNG 2: TÂM LÍ HỌC SINH YẾU KÉM
- Học sinh yếu kém là những học sinh có kết quả học tập tốn chậm tiến, có 5 đặc
điểm:
 Nhiều "lỗ hổng" kiến thức, kĩ năng.
 Tiếp thu kiến thức, hình thành kĩ năng chậm.
 Năng lực tư duy yếu.
 Phương pháp học tập chưa tốt.
 Thờ ơ với giờ học trên lớp, thường xuyên không làm bài tập ở nhà.
Giáo viên cần nắm vững 5 đặc điểm này để có thể giúp đỡ học sinh yếu kém một
cách có hiệu quả. Việc giúp đỡ học sinh yếu kém cần được thực hiện ngay cả trong
những tiết học đồng loạt, bằng những biện pháp phân hố nội tại thích hợp. Về
nguyên tắc đó là phương hướng chủ yếu khắc phục tình trạng yếu kém trong học.
2.1. Lấp "lỗ hổng" kiến thức, kĩ năng
Kiến thức có nhiều "lỗ hổng" là một "bệnh" phổ biến của học sinh yếu kém toán.
Việc tạo tiền đề xuất phát cũng chính là nhằm lấp lỗ hổng kiến thức và kĩ năng,
nhưng chỉ để phục vụ cho một nội dung sắp học. Cũng trong mục này, việc "lỗ hổng"
kiến thức, kĩ năng được đề cập một cách tổng quát, không phụ thuộc ý đồ chuẩn bị
cho một bài học cụ thể nào.
Trong quá trình dạy học trong lớp, giáo viên quan tâm phát hiện và phân loại
những lỗ hổng kiến thức, kĩ năng của học sinh. Những lỗ hổng nào điển hình mà trên
lớp chưa đủ thời gian khắc phục thì cần có kế hoạch tiếp tục giải quyết trong nhóm
học sinh yếu kém.
Thơng qua q trình học lý thuyết và làm bài tập của học sinh, giáo viên cũng cần

tập cho học sinh, kể cả học sinh yếu kém có ý thức tự phát hiện những lỗ hổng của
bản thân mình và biết cách tự lấp những lỗ hổng đó.
2.2. Luyện tập vừa sức
Đối với học sinh yếu kém, giáo viên nên coi trọng tính vững chắc của kiến thức, kĩ
năng hơn là chạy theo mục tiêu đề cao, mở rộng kiến thức và tăng cường luyện tập
vừa sức.
- Đảm bảo học sinh hiểu đầu bài tập: Học sinh yếu kém nhiều khi vấp ngay từ bước
đầu tiên, khơng hiểu bài nói gì do đó khơng thể tiếp tục q trình làm bài. Vì vậy,
giáo viên nên lưu ý giúp các em hiểu rõ đầu bài, nắm được cái gì đã cho, cái gì cần
tìm/cần chứng minh, tạo điều kiện cho các em vượt qua sự vấp váp đầu tiên đó.
- Gia tăng số lượng bài tập cùng thể loại và mức độ: Để hiểu một kiến thức, rèn luyện
một kĩ năng nào đó, học sinh yếu kém cần những bài tập cùng thể loại và mức độ với
số lượng nhiều hơn so với các em khá giỏi và trung bình. Phần gia tăng này được
thực hiện trong những tiết làm việc riêng với nhóm học sinh yếu kém. Chẳng hạn
giáo viên có thể ra cho học sinh rất nhiều bài tập mà không sợ "nhàm". Khi học sinh


thành công sẽ tạo nên một yếu tố têm lý rất quan trọng: các em sẽ tin vào bản thân,
tin vào sức mình, từ đó có đủ nghị lực và quyết tâm vượt qua tình trạng yếu kém.
2.3. Rèn luyện kĩ năng học tập
- Yếu về kĩ năng học tập là một tình hình phổ biến của học sinh yếu kém. Hơn nữa,
có thể nói rằng đó là nguyên nhân của tình trạng yếu kém đối với một bộ phận trong
những học sinh diện này. Vì vậy, một trong những biện pháp khắc phục tình trạng
học sinh yếu kém là giúp đỡ các em về phương pháp học tập.
NỘI DUNG 3: TÂM LÍ HỌC SINH CĨ NĂNG KHIẾU

3.1. Biểu hiện về mặt tốn học của trẻ có khiếu
- Có khả năng thay đổi phương thức hành động để giải quyết vấn đề phù hợp với
những thay đổi các điều kiện. Ví dụ như: giải bài tốn "xếp bốn hình tam giác bằng
bốn que diêm".

- Có khả năng chuyển từ trừu tượng khái quát sang cụ thể cũng như từ cụ thể đến trừu
tượng. Ví dụ như: đốn tên bài hát qua việc nghe 7 nốt nhạc, biết cơng thức tính, cách
lập phép tốn từ đó vận dụng vào từng bài tốn cụ thể.
- Thích tìm tịi giải bài tốn theo nhiều cách hoặc xem xét một vấn đề theo nhiều khía
cạnh khác nhau. Chẳng hạn như dặt vấn đề giải bài tốn : trên xe khách có cả thảy 45
người, xe dừng giữa đường bỏ 5 người khách xuống. Sau đó xe lại đón thêm hai
người nữa, hỏi lúc này xe có bao nhiêu người. Cách giải thơng thường là:
- Số khách trên xe sau khi bỏ 5 người xuống là: 45 – 5 = 40 (người)
- Tổng số khách trên xe là: 40 + 2 = 42 (người)
Cách giải khác là: 5 khách xuống hai khách lên thì số người đã thay đổi là: 5 – 2= 3
(người)
Vậy xe chỉ mất 3 khách. Tổng số khách trên xe là: 45 – 3 = 42 (người)
- Có sự quan sát tinh tế, mau phát hiện ra các dấu hiệu chung và riêng, mau chóng
phát hiện ra những chỗ nút làm cho việc giải quyết vấn đề phát triển theo hướng hợp
lý hơn, độc đáo hơn. Ví dụ như trẻ có khiếu giải bài tốn này như sau: tìm số thích
hợp kế tiếp.
- Có trí tưởng tượng phát triển. Khi học hình học các em có khả năng hình dung ra
các biến đổi hình: Chuyển hai que diêm cái nhà thành chiếc tivi như sau :
- Có khả năng suy luận có căn cứ, có rõ ràng. Có óc tị mị, khơng muốn dừng lại ở
việc làm theo mẫu có sẵn hay ở những gì thă mắc, hồi nghi. Có ý thức tự kiểm tra
việc làm.
3.2. Biểu hiện về mặt âm nhạc của trẻ có khiếu
- Nhạy cảm điệu thức: biết nhận ra giai điệu, nhạy cảm với nhạc lý, nhận nốt nhạc rất
nhanh,phát hiện sai, đúng của nhạc lý rất mau lẹ
- Khả năng tái hiện thính giác: tái hiện giai điệu bằng tai.
3.3. Một số điều lưu ý khi dạy trẻ có năng khiếu
- Lưu tâm đến những gì trẻ thể hiện để vạch hướng phát triển đúng đắn. Đây là điều
hết sức cần thiết Cha mẹ nên tạo điều kiện, phương tiện tốt nhất có thể cho trẻ học tập
và rèn luyện để trẻ phát triển năng khiếu ngày một tốt hơn.Ví dụ như cho trẻ tham gia
các lớp học ngoại khóa. Các lớp học về thể thao, âm nhạc, hội họa,.. sẽ giúp trẻ rèn

luyện và trau dồi tốt hơn, toàn diện hơn.


- Nếu có thể thì cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ có khiếu chơi với bạn bè có cùng
năng khiếu. Trẻ sẽ dễ thích ứng với mơi trường năng khiếu như nhau, do đó hịa nhập
và phấn đấu thi đua thì trẻ sẽ tiến bộ hơn. Trẻ sẽ dễ bị hụt hẫng nếu cha mẹ không
đáp ứng, thậm chí nản lịng khi cha mẹ khơng lưu tâm trả lời câu hỏi của trẻ. Vì vậy
cha mẹ cần dành thời gian nghiêm túc để trả lời trẻ. Cha mẹ nên chú ý khen thưởng,
khuyến khích trẻ chia sẻ từ đó hiểu trẻ hơn và kích thích hứng thú ham hiểu biết của
trẻ.
- Lắng nghe trẻ trình bày các ý kiến của mình, khuyến khích trẻ phát biểu và giúp xây
dựng sự tự tin vào bản thân ở trẻ.Chủ động giúp trẻ theo đuổi sở thích. Chẳng hạn
một đứa trẻ ham học tốn sẽ hứng thú giải tốn và tìm hiểu về các danh nhân toán
học.
- Đừng quá gay gắt nếu trẻ khơng thỏa mãn được địi hỏi hay kỳ vọng nào quá từ bạn.
- Và điều quan trọng cuối cùng là nếu trẻ có năng khiếu về linh vực nào thì giáo dục
theo hướng phát triển về lĩnh vực đó.
Trên đây là báo cáo kết quả học tập bồi dưỡng thường xuyên modun TH3 mà
tôi đã thực hiện nghiên cứu và áp dụng vào công tác giáo dục trong năm học
2017 - 2018. Tơi rất mong được sự đóng góp ý kiến của tổ chun mơn, của đồng
nghiệp để tơi có thêm kinh nghiệm, từ đó có biện pháp giáo dục học sinh tốt hơn.
NGƯỜI BÁO CÁO

Vũ Lệ Tuyết



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×