Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Nghiên cứu mức độ biểu hiện của micro RNA 29a, micro RNA 146a và micro RNA 147b tự do huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.93 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

PHAN THẾ DŨNG

NGHIÊN CỨU MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN CỦA MICRO-RNA 29A,
MICRO-RNA 146A VÀ MICRO-RNA 147B TỰ DO HUYẾT
TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÝP 2
Chuyên ngành: Nội khoa
Mã số: 97.20.107

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2021


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
HỌC VIỆN QN Y

Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Đoàn Văn Đệ
2. GS.TS. Nguyễn Lĩnh Tồn

Phản biện 1: TS. Nguyễn Văn Đơ
Phản biện 2: GS.TS. Nông Văn Hải
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Minh Núi
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường
tại Học viện Quân y.


Vào hồi: giờ ngày

tháng

năm 2021

Có thể tìm hiểu luận án tại:
1.

Thư viện Quốc Gia

2.

Thư viện Học viện Quân y


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG TÓM TẮT LUẬN ÁN

TT
1
2
3
5
6
7
8
9

Phần viết
tắt

β
BMI
BN
cDNA
CS
Ct
ĐTĐ
HCCH

Phần viết đầy đủ
tiếng anh
Beta
Body Mass Index

10

HOMA-β

11

HOMA-IR

12

HOMA-S

13
14
15
16

17

MiR
mRNA
NC
RNA
RT-PCR

Homeostasis Model
Assessment Beta cell
function
Homeostasis Model
Assessment Insulin
Resistance
Homeostasis Model
Assessment insulin
sensitivity
Micro-RNA
Messenger RNA

18
19
20

THA
VB
VH

Phần viết đầy đủ
tiếng việt

Chỉ số khối cơ thể
Bệnh nhân

Complementary DNA
Threshold cycle

Ribonucleic acid
Reverse transcription
polymerase chain
reaction

Cộng sự
Chu kỳ ngưỡng
Đái tháo đường
Hội chứng chuyển
hoá
Chỉ số chức năng
tế bào beta
Chỉ số kháng
insulin
Chỉ số nhạy cảm
insulin

RNA thông tin
Nghiên cứu
Phản ứng tổng hợp
chuỗi polymerase
sao chép ngược
Tăng huyết áp
Vịng bụng

Vịng hơng


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) týp 2 là một trong những bệnh lý
khơng lây nhiễm, có tốc độ phát triển nhanh. Cơ chế bệnh sinh của
bệnh ĐTĐ týp 2 là do đề kháng insulin, suy giảm chức năng tế bào β.
Các micro-RNA (miR) là RNA có kích thước phân tử 19-24
nucleotide, khơng mã hóa protein, có chức năng điều hòa biểu hiện
gen ở cấp sau phiên mã bằng cách ức chế quá trình phiên mã hoặc
phá hủy các RNA thông tin (mRNA). Các miR ngoại bào đã được
báo cáo đóng vai trị như các phân tử tín hiệu để làm trung gian cho
sự liên lạc giữa các tế bào. Những nghiên cứu gần đây cho thấy miR
trực tiếp và gián tiếp liên quan đến sinh bệnh học của bệnh ĐTĐ týp
2 và một phương pháp trị liệu có tiềm năng cho bệnh ĐTĐ. Một số
nghiên cứu cho thấy miR-29a, miR-146a tham gia vào cơ chế bệnh
sinh của bệnh ĐTĐ tuy nhiên chưa được nghiên cứu đầy đủ. Trong
khi đó miR-147b được chứng minh rằng liên quan đến quá trình chết
tế bào theo chương trình và có ít thơng tin về miR-147b ở bệnh nhân
(BN) ĐTĐ týp 2. Ở Việt Nam, hiện vẫn chưa thấy nghiên cứu nào đề
cập đến vai trò miR đặc biệt là miR-29a, miR-146a và miR-147b
huyết tương trong bệnh lý ĐTĐ týp 2. Chính vì vậy, chúng tôi tiến
hành đề tài: “Nghiên cứu mức độ biểu hiện của micro-RNA 29a,
micro-RNA 146a và micro-RNA 147b tự do huyết tương ở bệnh
nhân ĐTĐ týp 2” với 2 mục tiêu:
1. Khảo sát mức độ biểu hiện của micro-RNA 29a, micro-RNA
146a, micro-RNA 147b huyết tương ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2.
2. Đánh giá mối liên quan giữa mức độ biểu hiện micro-RNA
29a, micro-RNA 146a, micro-RNA 147b huyết tương với một số đặc

điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tình trạng kháng insulin ở bệnh nhân
ĐTĐ týp 2.


2
* Những đóng góp mới của luận án
1. Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về mức độ biểu
hiện, mối liên quan và giá trị chẩn đoán của miR-29a, miR-146a,
miR-147b tự do huyết tương ở bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) týp
2. Kết quả nghiên cứu cho thấy biểu hiện của miR-29a và miR-147b
huyết tương tăng cao rõ rệt ở người bệnh đái tháo đường týp 2 so với
người bình thường (p<0,001). Trong khi đó biểu hiện của miR-146a
khơng có sự khác biệt thống kê (p>0,05).
2. Có mối tương quan thuận giữa biểu hiện miR-29a và miR147b huyết tương với nồng độ glucose máu, HbA1C, tương quan
nghịch với nồng độ C-peptid, chỉ số HOMA-β. Mức độ biểu hiện của
miR-146a thấp hơn trong khi đó biểu hiện miR-147b cao hơn rõ rệt ở
bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có microalbumin niệu với bệnh nhân khơng có
microalbumin niệu (p<0,05). Biểu hiện của miR-29a và miR-147b
tăng có liên quan rõ rệt với suy giảm chức năng tế bào β là cơ chế
bệnh sinh của ĐTĐ týp 2. Mức độ biểu hiện của miR-29a và miR147b huyết tương có giá trị chẩn đốn suy giảm chức năng tế bào β,
theo thứ tự, ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có diện tích dưới đường cong
(AUC) 0,62 (độ nhạy 85,9%, độ đặc hiệu 40%) và 0,75 (độ nhạy
77,3%; độ đặc hiệu 67,1%). Khi kết hợp hai miR-29a và miR-147b
huyết tương giá trị chẩn đoán tăng lên với AUC 0,73 (độ nhạy 74,3%,
độ đặc hiệu 68,7%). Trong khi đó miR-146a khơng có giá trị chẩn
đốn. Kết quả nghiên cứu chứng minh vai trò của miR-29a, miR147b và miR-146a trong bệnh sinh ĐTĐ týp 2. Biểu hiện của miR29a và miR-147b có liên quan đến kháng insulin, trong khi miR-146a
giảm rõ rệt ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 có microalbumin niệu so với
bệnh nhân khơng có microalbumin niệu (p<0,05). Từ kết quả nghiên
cứu này rút ra khuyến nghị có thể sử dụng miR-29a và miR-147b như



3
những marker để chẩn đoán suy giảm chức năng tế bào β ở bệnh
nhân ĐTĐ týp 2. Ngoài ra nghiên cứu này làm cơ sở cho các nghiên
cứu tiếp theo về vai trò của các miR trên bệnh nhân ĐTĐ týp 2.
* Cấu trúc luận án: luận án có 126 trang (không kể phụ lục
và tài liệu tham khảo): đặt vấn đề 2 trang, tổng quan tài liệu 34 trang,
đối tượng và phương pháp NC 25 trang, kết quả NC 32 trang, bàn
luận 31 trang, kết luận và kiến nghị 3 trang. Kết quả NC có 24 bảng,
39 hình. Có 149 tài liệu tham khảo gồm: 17 tài liệu tiếng Việt, 132 tài
liệu tiếng Anh.
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1.

Tổng quan về đái tháo đường týp 2
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một rối loạn mạn tính, được đặc trưng

bởi: tăng glucose máu, kết hợp với những bất thường về chuyển hóa
carbohydrat, lipid và protein máu, bệnh luôn gắn liền với xu hướng phát
triển các bệnh lý về thận, đáy mắt, thần kinh và các bệnh tim mạch do
hậu quả của vữa xơ động mạch.
Về cơ chế bệnh sinh, hiện nay có nhiều cơ chế gây tăng đường
huyết được biết đến như: Suy giảm chức năng tế bào β, kháng
insulin, rối loạn dẫn truyền thần kinh ở não, tăng tiết glucagon, hiệu
ứng incretin, tăng tái hấp thu glucose ở ống thận. Trong đó kháng
insulin và suy giảm chức năng tế bào β đóng vai trị cơ chế bệnh sinh
quan trọng.
Kháng insulin: là tình trạng giảm đáp ứng sinh học của các tế
bào, xảy ra ở giai đoạn sớm trong quá trình tiến triển của bệnh.
Kháng insulin tồn tại ở gan và các mô ngoại vi. Tại tế bào, những bất

thường trong hoạt động của insulin ở mức tế bào được chia làm 2
mức: Khiếm khuyết tại thụ thể và khiếm khuyết sau thụ thể. Khiếm


4
khuyết sau thụ thể là hiện tượng đặc trưng đối với bệnh ĐTĐ týp 2,
khả năng gắn giữa insulin với receptor vẫn bình thường. Bất thường
chính là rối loạn hệ thống dẫn truyền tín hiệu trong tế bào dẫn đến
khả năng chuyên chở các glucose bị rối loạn. Gần đây, vai trò của gen
tham gia vào điều hòa đề kháng insulin được quan tâm.
Rối loạn bài tiết insulin: nghĩa là tế bào β tụy bị rối loạn về
khả năng sản xuất insulin bình thường về cả mặt số lượng và chất
lượng để đảm bảo cho chuyển hóa glucose bình thường.
1.2. Tổng quan về micro-RNA
1.2.1. Cấu trúc phân tử, cơ chế bài tiết và tác động của miR
Micro-RNA là những đoạn RNA ngắn khoảng từ 19-24
nucleotide không tham gia vào quá trình tổng hợp protein. Quá trình
hình thành miR diễn ra ở nhân tế bào và trong bào tương. Nhiều NC
đã phát hiện miR tồn tại trong dịch ngoại bào lưu hành trong dịch
sinh học, như huyết tương, dịch não tủy, nước bọt, nước tiểu,
… nhưng các cơ chế giải phóng các miR này ra môi trường ngoại bào
vẫn là chưa được giải đáp. Hai dạng miR ngoại bào tồn tại trong dịch
cơ thể: Một loại được tìm thấy trong các túi trong khi loại còn lại liên
kết với protein, đặc biệt là AGO2. Nhiều NC cũng đã chứng minh
rằng các miR ngoại bào có thể thực hiện như các phân tử truyền tín
hiệu gian bào. Trái ngược với các miR trong tế bào, các miR ngoại
bào có tính ổn định cao.
Các phân tử miR tham gia vào quá trình điều hịa biểu hiện gen
bằng cách gắn vào vùng 3’ khơng dịch mã (3’UTR) của mRNA, làm
cho mRNA bị phân hủy hoặc sự dịch mã xảy ra trên phân tử mRNA

này bị khóa.
1.2.3. Vai trị của micro-RNA trong bệnh đái tháo đường
Micro-RNA và tế bào β tụy: Nhiều miR quan trọng liên quan
đến rối loạn chức năng tế bào β tuyến tụy được chứng minh. Nhìn
chung, chúng ảnh hưởng đến các tế bào thông qua việc điều chỉnh sự


5
tồn tại của tế bào và quá trình chết tế bào theo chương trình, sự gia
tăng, sự biệt hóa tế bào, hoặc chức năng, đặc biệt là bài tiết insulin.
MiR và sự đề kháng insulin: Kháng insulin là một cơ chế bệnh
sinh quan trọng của bệnh ĐTĐ týp 2. Trong q trình này, con đường
truyền tín hiệu insulin đóng một vai trị trung tâm. Q trình này
được bắt đầu bởi insulin liên kết với thụ thể insulin trên bề mặt tế
bào, tiếp theo là chất nền thụ thể insulin khởi động dịng tín hiệu nội
bào. Nhiều bằng chứng cho thấy rằng kháng insulin liên quan đến các
thiếu sót tín hiệu insulin và miR có thể liên quan đến q trình này.
1.2.3.1. Nguồn gốc, vai trò miR-29a trong bệnh ĐTĐ týp 2
MiR-29a nằm ở nhiễm sắc thể người số 7q32.3. NC của
Pullen và cs (2011) cho thấy rằng ba đồng dạng của miR-29 đều biểu
hiện cao ở BN ĐTĐ. Các miR-29 tác động vào vùng khởi đầu của
gen Mct1 và làm ức chế biểu hiện của gen Mct-1. Chính điều này làm
ức chế bài tiết insulin của tế bào β tụy. Biểu hiện quá mức miR-29
thúc đẩy quá trình chết tế bào theo chương trình. NC của Annika
Bagge (2012) cho thấy biểu hiện miR-29a tăng ở BN ĐTĐ làm giảm
sự bài tiết insulin của tế bào β tụy để đáp ứng với tình trạng tăng
glucose máu. Ngược lại, khi làm suy giảm biểu hiện của miR-29a
làm cải thiện chức năng của tế bào β.
Liên quan đến cơ chế kháng insulin ở BN ĐTĐ týp 2, một
phân tích gần đây xác định miR-29 được tăng biểu hiện ở cơ, gan, và

mô mỡ trắng liên quan đến đề kháng insulin ở mơ hình chuột bị ĐTĐ
týp 2. Nhìn chung, biểu hiện bất thường của miR-29a làm suy yếu tín
hiệu insulin và sự hấp thu glucose kích thích bởi insulin ở tế bào cơ
thơng qua sự ức chế sau phiên mã của IRS-1.
1.2.3.2. Nguồn gốc, vai trò của miR-146a trong bệnh ĐTĐ týp 2
Gen của miR-146a nằm trên nhiễm sắc thể số nhiễm sắc thể số
5q33.3. Vai trò của miR-146a trong cơ chế bệnh sinh của ĐTĐ týp 2


6
còn chưa đồng thuận. Một số NC cho thấy tăng biểu hiện, một số NC
lại giảm biểu hiện. NC của Rong và cs (2013) ở BN ĐTĐ týp 2 mới
được chẩn đoán cho thấy miR-146a tăng biểu hiện ở BN ĐTĐ týp 2.
NC của Lovis (2008) cho thấy có sự tăng biểu hiện của miR-146a ở
các dòng tế bào β MIN6 và gây ra giảm bài tiết insulin. NC cũng cho
thấy tăng biểu hiện miR-146a không làm ảnh hưởng đến quá trình tiết
insulin nhưng làm tăng quá trình chết tế bào β theo chương trình.
Một số NC khác cho thấy miR-146a giảm biểu hiện ở BN
ĐTĐ týp 2. Giảm biểu hiện của miR-146a có liên quan đến yếu tố
viêm, thúc đẩy q trình viêm gây tổn thương ở các mơ. NC của M.
Balasubramanyam (2011) trên 20 BN ĐTĐ týp 2 cho thấy miR-146a
giảm biểu hiện đáng kể trong các tế bào đơn nhân máu ngoại vi và có
tương quan nghịch với HbA1C, mRNA TRAF6, TNF, IL-6, kháng
insulin. Hầu hết các NC cho rằng vai trị miR-146a có liên quan đến
các yếu tố viêm và tiền viêm gây biến chứng mãn tính trong ĐTĐ.
1.2.5.5. Nguồn gốc, vai trị của miR-147b huyết tương trong bệnh ĐTĐ
týp 2
MiR-147b nằm trên nhiễm sắc thể số 15q21.1. Các

NC


về

miR-147b hiện nay không nhiều. Một số báo cáo gần đây cho thấy
vai trò của miR-147b trong ung thư vú, ung thư buồng trứng và được
xem như là dấu ấn sinh học tiềm năng cho các lọai ung thư này. NC
của Xu (2016) trên mơ hình chuột béo phì bị ĐTĐ, kết quả NC cho
thấy miR-147 tăng điều hịa làm kích hoạt q mức đặc tính viêm của
đại thực bào do đó làm tăng q trình viêm góp phần thúc đẩy viêm
nha chu ở chuột bị ĐTĐ. Một báo cáo khác đã chỉ ra rằng miR-147b
có thể thúc đẩy quá trình chết tế bào theo chương trình của tế bào ung
thư buồng trứng và ức chế sự tăng sinh. Tuy nhiên các NC về vai trò
của miR-147b ở BN ĐTĐ hiện nay còn hạn chế.


7
1.2.4. Phương pháp định lượng micro-RNA
Có hai cách định lượng tác nhân đích dựa vào mục đích định
lượng mà người làm thử nghiệm quan tâm: Định lượng tuyệt đối và
định lượng tương đối. Trong đó định lượng tương đối thường để NC
biểu hiện của gen.
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện trên 198 đối tượng đến khám và
điều trị tại Bệnh viện Nội tiết Nghệ An, chia thành 2 nhóm:
Nhóm bệnh: 105 BN được chẩn đốn ĐTĐ týp 2; Nhóm
chứng: 93 người khỏe mạnh.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
 Nhóm bệnh: Tuổi 40-70, được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 và
đồng ý tham gia NC.

 Nhóm chứng: Là người khỏe mạnh đến kiểm tra sức khỏe,
không bị ĐTĐ hoặc tiền ĐTĐ, tuổi từ 40 – 70, đồng ý tham gia NC.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
 Nhóm bệnh:
- Bệnh nhân chẩn đốn ĐTĐ týp 1, ĐTĐ thai kỳ, ĐTĐ có
nguyên nhân.
- Đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính nặng, suy hơ hấp,
bệnh ung thư. Bệnh nhân có biến chứng nặng, có tiền sử phơi nhiễm
với chất phóng xạ, chất độc da cam. Mắc các bệnh lý kết hợp ảnh
hưởng đến chuyển hoá glucose.
- Bệnh nhân nghiện rượu, nghiện thuốc lá loại trừ khỏi NC.
 Nhóm chứng:
Đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính, bệnh ung thư. Đã và
đang sử dụng một số thuốc có ảnh hưởng lên chuyển hố glucose
trong vịng 1 tháng. BN nghiện rượu, nghiện hút thuốc lá, tiền sử
phơi nhiễm với chất phóng xạ, chất độc da cam.


8
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
NC mô tả cắt ngang, so sánh có đối chứng.
2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện tại tại Bệnh viện Nội tiết Nghệ An, Học
viện Quân Y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Thời gian NC từ
tháng 09/2016 đến tháng 6/2019.
2.2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
- Cỡ mẫu: n=198 trong đó nhóm chứng n=93, nhóm bệnh
n=105.
- Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu thuận tiện.

2.2.4.4. Phương pháp định lượng micro-RNA huyết tương
Định lượng miR-29a, miR-146a, miR-147b bằng phương pháp
Real-time RT-PCR (Real-time reverse transcription PCR) qua hai giai
đoạn: Giai đoạn 1: Thực hiện phản ứng phiên mã ngược (Reverse
transcription) chuyển RNA sợi đơn thành cDNA (complementary
DNA) sợi kép. Giai đoạn 2: thực hiện phản ứng Real-time PCR sử
dụng mẫu là sản phẩm cDNA của giai đoạn 1.
Quy trình thực hiện
Bước 1: Tách chiết, tinh sạch RNA
- Cho 250 µl huyết tương vào ống 1,5ml. Bổ sung 5 µl miR-39
làm gen tham chiếu nồng độ 5 pm, 750 µl dịch Trizol/RNA vào mỗi
ống và votex trong 15 giây. Bổ sung 200 µl dung dịch Cloroform vào
mỗi ống lắc nhẹ cho đều, ly tâm 12000 vòng trong 15 phút ở 4 0C. Hút
nhẹ nhàng pha trên (phần dịch nổi phía trên) (500µl) cho sang ống
1,5ml mới. Bổ sung Isopropanol (500µl) tương đương với phần dịch
trong vừa chuyển sang. Để tủa tự nhiên ở nhiệt độ phòng trong 10
phút. Ly tâm 12000 vòng trong 15 phút ở 4 0C. Hút bỏ hết dịch nổi,
thu cặn.


9
- Rửa tủa (cặn) lần 1: Bổ sung 1000 µl cồn 75 0 . Ly tâm 7.500
vòng trong 5 phút ở 40C. Bỏ hết dịch nổi thu cặn.
- Rửa tủa lần 2: Bổ sung 1000 µl cồn 70 0 . Ly tâm 7.500 vòng
trong 5 phút ở 40C. Loại hết dịch nổi, làm khô cặn bằng máy hút chân
không làm trong 10 phút. Hịa tan cặn trong 50µl dung dịch
DNAase/RNAse-free (DEPC-DW). Bảo quản mẫu RNA ở - 80 0C cho
đến khi sử dụng.
Bước 2: Đo OD kiểm tra chất lượng RNA
Nồng độ và độ tinh sạch của RNA được xác định bằng máy

quang phổ NanoPhotometer™ Pearl (Implen GmbH).
- Sử dụng 1 µl mẫu RNA khơng pha lỗng và đo ở bước sóng
260 mm và 280 nm.
- Nồng độ RNA được máy tự động tính theo cơng thức A260 x
hệ số pha lỗng x 40 = µg RNA/µl. Độ sạch được tính theo tỷ lệ
A260/A280 từ 1.8 đến 2 được tính là sạch.
- Bảo quản mẫu RNA ở - 800C cho đến khi sử dụng.
Bước 3: Tổng hợp cDNA
Để đánh giá mức độ biểu hiện miR-29a, miR-146a, miR-147b,
miR-39 thì các RNA sợi đơn phải được chuyển thành các cDNA sợi
kép nhờ phản ứng phiên mã ngược RT-PCR.
- Giai đoạn 1: Phản ứng phiên mã ngược:
Sử dụng kit của hãng (RevertAid First Strand cDNA Synthesis
Kit).
Cho đồng bộ các chất sau vào cùng một ống eppendorf 1,5ml:
200µl.

Thành phần
5x Reaction Buffer
RiboLock RNase Inhibitor (20U/µl)

Thể tích (µl)
4
1


10

dNTP Mix (10 mM)
RevertAid M-MuLV RT (200 U/µL)

Stem–loop RT primer (50 nM)
RNA
Tổng số

2
1
1
11
20

- Chạy chu trình nhiệt phản ứng
Sau khi kết thúc chu trình nhiệt phản ứng phiên mã ngược thu
được cDNA. Mẫu cDNA được pha loãng theo tỷ lệ 1:5 với dung dịch
Invitrogen™ UltraPure™ DNase/RNase-Free Distilled Water (Brand:
Invitrogen™ 10977035) vào mỗi ống.
- Bảo quản mẫu cDNA ở - 200C cho đến khi sử dụng cDNA.
Bước 4: Thực hiện phản ứng Real-time PCR
- Giai đoạn 2: Phản ứng Real-time PCR
Sử dụng mẫu là cDNA thu được từ bước 2, (giai đoạn 1), bán
định lượng miR bằng kỹ thuật Real-time PCR trên hệ thống AriaMx
Real-time PCR (Mỹ) sử dụng chất nhuộm DNA huỳnh quang SYBR
Green I.
 Nguyên lý định lượng
Cơ chế hoạt động của SYBR Green I: (1) Khi chưa có sản
phẩm khuếch đại thì ống thứ nghiệm khơng phát được hùynh quang
khi nhận được ánh sáng kích thích, (2) Nhưng khi có hiện diện của
sản phẩm khuếch đại thì SYBR I chèn vào và gắn trên phân tử DNA,
làm cho ống phản ứng bị phát huỳnh quang khi nhận được ánh sáng
kích thích.
 Trình tự mồi đặc hiệu cho micro-RNA

Thiết kế mồi và probe đặc hiệu khuếch đại miR sử dụng trình
tự

tham

chiếu

từng

miR

từ

ngân

hàng

gen

NCBI


11
( và sử dụng phần mềm vector NTI
advanced 11.0.
Tên MiR
miR-29a
miR-146a
miR-147b
Cel-miR39


Mã số
miR trên
ngân hàng
gen
MIMAT00
00086
MIMAT00
04608
MIMAT00
04928
MIMAT00
00010

Trình tự mồi xi
(5’-... -3’)

21

Chiều
dài
khuếch
đại
(bp)
66

22

66


19

66

22

66

Chiều
dài
mồi
(bp)

TGGGGTAGCACC
ATCTGAAAT
GGTGTGCCTCTG
AAATTCAGTT
GTGTTGTGTGCG
GAAATGC
TGTGTTTCACCG
GGTGTAAATC
Trình tự mồi ngược
cho cả 4 miR
GTGCAGGGTCCG
AGGT

16

Tm°
C


CG%

65.7

47.6

64.6

45.5

65.8

52.6

65.9

45.5

63.1
68.8

Thành phần phản ứng RT-PCR

Thành phần phản ứng
PowerUp™ SYBR™ Green Master Mix (Cat
A25742, Applied Biosystems)
Mồi xuôi đặc hiệu cho miR-39 tham chiếu/miR29a/miR-146a/miR-147b (50 nM)/ Mồi ngược
đặc hiệu chung cho cả 4 miR (50 nM)
cDNA tổng hợp được từ bước 3

Tổng số

Thể tích 1
phản ứng (µl)
5
1

4
10

Gen tham chiếu sử dụng trong NC
Để giảm thiểu sự biến thiên về lượng của miR giữa các mẫu
NC, mức độ biểu hiện của miR đích được bình thường hóa
“normalised” với một miR tham chiếu. Mức độ biểu hiện của miR so


12
với gen tham chiếu (miR-39) được tính theo cơng thức của
Schmittgen T. D. và cs: Biểu hiện của miR = 2 -ΔCt. Trong đó ΔCt = Ct
(miR đích) - Ct (miR tham chiếu)
2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Số liệu NC được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0.
- NC được sự chấp thuận của Hội đồng xét duyệt đề cương NC
Học viện Quân Y, Hội đồng đạo đức Bệnh viện Nội tiết Nghệ An.
Chương 3: KẾT QUẢ
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu thực hiện trên 105 BN ĐTĐ týp 2: Tuổi trung
bình 55,85 ± 8,35, khơng khác biệt so với nhóm chứng (54,03 ±
8,36). Gới nam chiếm tỷ lệ 49,5%, không khác biệt với nhóm chứng.

Thời gian phát hiện bệnh trung bình 2,08 ± 3,28 năm. Bệnh nhân mới
phát hiện ĐTĐ lần đầu, chưa can thiệp điều trị là 52 người (49,5%).
- Trong nhóm nhiên cứu: BMI là 23,49 ± 3,23 không khác biệt
so với nhóm chứng 22,9 ± 3,36 (p>0,05), tỷ lệ THA chiếm 47,6%.
Nồng độ glucose máu trung bình 9,47 ± 2,67 mmol/l, HbA1C 8,2 ±
1,99 %, insulin 10,07 ± 5,53 µU/ml. Tỷ lệ BN microalbumin niệu (+)
là 66,7%.
- Nhóm NC có HOMA-IR 1,61 ± 0,59 cao hơn nhóm chứng
1,45 ± 0,42 (p<0,05), HOMA-β 41,84 ± 20,54 thấp hơn nhóm chứng
111,69 ± 25,53 (p<0,001), HOMA-S 70,52 ± 24,94 không khác biệt
thống kê so với nhóm chứng 74,74 ± 21,24 (p>0.05).
3.2. MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN CỦA MIR-29A, MIR-146A, MIR147B HUYẾT TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN ĐTĐ TÝP 2
- Biểu hiện của miR-29a ở nhóm BN ĐTĐ týp 2 cao hơn nhóm
chứng. Trong đó tỷ lệ tăng biểu hiện chiếm 49,5%. Biểu hiện miR-


13
29a ở ĐTĐ týp 2 mới chẩn đoán cao hơn ĐTĐ týp 2 đã can thiệp
điều trị (p<0,05).
- Biểu hiện của miR-146a của nhóm BN ĐTĐ týp 2 khơng
khác biệt thống kê so với nhóm chứng (p=0,083). Tỷ lệ biểu hiện
miR-146a ở mức bình thường là 70,5%. Biểu hiện của miR-146a
huyết tương ở nhóm BN ĐTĐ týp 2 mới phát hiện chưa điều trị
khơng có sự khác biệt thống kê so với nhóm chứng và nhóm ĐTĐ
týp 2 đã điều trị (p>0,05).
- Biểu hiện của miR-147b huyết tương ở nhóm BN ĐTĐ týp 2
cao hơn so với ở nhóm chứng (p<0,001), trong đó tăng biểu hiện
chiếm tỷ lệ 72,4%. Biểu hiện của miR-147b huyết tương ở nhóm BN
ĐTĐ týp 2 mới chẩn đoán và ĐTĐ týp 2 đã điều trị đều cao hơn
nhóm chứng (p<0,001).

3.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA BIỂU HIỆN CỦA MIR-29A, MIR146A, MIR-147B HUYẾT TƯƠNG VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM
LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH NHÂN ĐTĐ TÝP 2
3.3.1. Mối liên quan mức độ biểu hiện miR-29a, miR-146a, miR147b huyết tương với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
- Khơng có sự khác biệt thống kê giữa mức độ biểu hiện miR29a, miR-146a, miR-147b huyết tương giữa nam và nữ, tình trạng
béo phì và THA ở BN ĐTĐ týp 2 (p>0,05).
- Mức độ biểu hiện của miR-29a, miR-146a, miR-147b huyết
tương ở nhóm BN ĐTĐ týp 2 có HCCH và nhóm khơng có HCCH
khơng có sự khác biệt thống kê (p>0,05).
- Mức độ biểu hiện của miR-146a huyết tương ở nhóm BN
ĐTĐ týp 2 có microalbumin niệu thấp hơn, trong khi đó biểu hiện
miR-147b cao hơn nhóm khơng có microalbumin niệu (p<0,05).


14
3.3.2. Tương quan mức độ biểu hiện miR-29a, miR-146a, miR147b huyết tương với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
- Mức độ biểu hiện của mir-29a huyết tương tương quan
nghịch với thời gian phát hiện bệnh (r= -0,28; p=0,004), khơng có sự
tương quan với các chỉ số lâm sàng khác như cân nặng, BMI, VB,
VM, WRH, HA
- Biểu hiện của miR-146a tương quan nghịch với tuổi BN (r=
-0,2; p=0,04), không tương quan với các chỉ số lâm sàng khác.
- Mức độ biểu hiện của miR-147b huyết tương không tương
quan với các chỉ số lâm sàng của đối tượng NC.
Bảng 3.26. Tương quan giữa mức độ biểu hiện miR-29a với một số
chỉ số sinh hóa máu, HOMA ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2.
ĐTĐ týp 2 mới chẩn
ĐTĐ týp 2 (n=105)
đoán (n=52)
Chỉ số
Hệ số

Hệ số
tương
P
tương
p
quan (r)
quan (r)
Glucose
0,39
<0,001
0,03
0,83
(mmol/l)
HbA1C (%)
0,33
0,001
0,024
0,87
Insulin (%)
0,06
0,52
-0,13
0,73
C-peptid (ng/ml)
-0,12
0,22
-0,26
0,07
HOMA-IR
-0,016

0,87
-0,268
0,05
HOMA-S
-0,02
0,85
0,273
0,05
HOMA-β
-0,35
<0,001
-0,12
0,39
MiR-146a
0,2
0,045
0,26
0,06
MiR-147b
0,47
<0,001
0,45
0,001
Biểu hiện của miR-29a huyết tương tương quan thuận với
nồng độ glucose máu, HbA1C, miR-146a, biểu hiện của miR-147b,
tương quan nghịch mức độ vừa với HOMA- β; không tương quan
với: nồng độ insulin, C-peptid, lipid máu, Microalbumin niệu, chỉ số
HOMA-IR, HOMA-S.



15
Bảng 3.27. Tương quan giữa mức độ biểu hiện miR-146a huyết
tương với chỉ số sinh hóa máu, HOMA ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2.
ĐTĐ týp 2 mới chẩn
ĐTĐ týp 2 (n=105)
đoán (n=52)
Chỉ số
Hệ số tương
Hệ số tương
p
p
quan (r)
quan (r)
Microalbumin
-0,21
0,03
-0,28
0,045
niệu (mg/l)
MiR-147b
-0,29
0,003
-0,29
0,04
Biểu hiện miR-146a huyết tương tương quan nghịch với biểu
hiện miR-147b huyết tương, microalbumin niệu; Không tương quan
với các chỉ số: nồng độ glucose, insulin, HbA1c, C-peptid, lipid máu,
microalbumin niệu, HOMA-IR, HOMA-S, HOMA-β.
Bảng 3.28. Tương quan giữa mức độ biểu hiện miR-147b huyết
tương với chỉ số sinh hóa máu, HOMA ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2.

ĐTĐ týp 2
ĐTĐ týp 2 mới chẩn
(n=105)
đoán (n=52)
Chỉ số
Hệ số
Hệ số tương
tương
P
p
quan (r)
quan (r)
Glucose (mmol/l)
0,34
<0,001
0,48
<0,001
HbA1C (%)
0,23
0,02
0,14
0,34
C-peptid (ng/ml)
-0,21
0,03
-0,38
0,006
HOMA-IR
-0,09
0,36

-0,18
0,21
HOMA-S
0,09
0,35
0,23
0,1
HOMA-β
-0,35
<0,001
-0,52
<0,001
Microalbumin
0,29
0,003
0,13
0,37
niệu
Biểu hiện của miR-147b huyết tương tương quan thuận với
nồng độ glucose (r=0,34;p<0,001), HbA1C (r=0,23; p=0,02),
microalbumin niệu (r=0,29; p=0,003), tương quan nghịch với Cpeptid (r=-0,21; p=0,03) và HOMA- β (r=-0,35; p<0,001); không


16
tương quan với insulin, C-peptid, lipid máu, HOMA-IR, HOMA-S,
HOMA-β (p>0,05).

Hình 3.24. Giá trị chẩn đoán giảm chức năng tế bào β của các
micro-RNA huyết tương
- Giá trị chẩn đoán giảm chức năng tế bào β của miR-29a

huyết tương: Diện tích dưới đường cong AUC=0,62, độ nhạy 85,9%,
độ đặc hiệu 40%.
- MiR-146a huyết tương khơng có giá trị chẩn đốn suy giảm
chức năng tế bào β do AUC=0,4.
- Giá trị chẩn đoán giảm chức năng tế bào β của miR-147b
huyết tương : Diện tích dưới đường cong AUC 0,75; độ nhạy 77,3%;
độ đặc hiệu: 67,1%, p<0,001 (CI 95%: 0,68-0,82).
- Giá trị chẩn đoán suy giảm chức năng tế bào β khi kết hợp
hai miR-29a và miR-147b huyết tương: Diện tích dưới đường cong
AUC=0,73; độ nhạy 74,3%, độ đặc hiệu 68,7%.
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.2. MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN CỦA CÁC MICRO-RNA HUYẾT
TƯƠNG Ở BỆNH NHÂN ĐTĐ TÝP 2
 Biểu hiện của miR-29a huyết tương ở BN ĐTĐ týp 2


17
Kết quả NC cho thấy mức độ biểu hiện của miR-29a huyết
tương ở nhóm bệnh cao hơn nhóm chứng có ý nghĩa thống kê
(p<0,05). Trong đó tăng biểu hiện của miR-29a chiếm tỷ lệ cao nhất
(49,5%). Hầu hết các NC gần đây đều cho thấy miR-29a tăng biểu
hiện. NC của Julie Massart và cs (2017) trên hệ thống cơ xương của
người và chuột bị bệnh ĐTĐ týp 2 cho thấy miR-29a biểu hiện quá
mức ở nhóm ĐTĐ týp 2. Roggli (2012) NC trên các tế bào ở tiểu đảo
tụy của chuột cho thấy miR-29a biểu hiện cao ở tiểu đảo tụy từ đó
làm suy yếu bài tiết insulin thơng qua các cytokine tiền viêm và gây
ra ĐTĐ. Tương tự, NC của Annika Bagge (2012) cũng ghi nhận miR29a tăng biểu hiện ở BN ĐTĐ týp 2. NC cũng chứng minh được rằng
biểu hiện quá mức của miR-29a làm giảm bài tiết insulin do làm
giảm sự phát triển của tế bào β INS-1E. Khi làm suy giảm miR-29a
làm cải thiện chức năng của tế bào β. Như vậy, các NC hiện nay trên

các mô bệnh học khác nhau đều cho thấy miR-29a huyết tương biểu
hiện cao ở BN ĐTĐ týp 2.
 Biểu hiện miR-146a huyết tương ở BN ĐTĐ týp 2
Kết quả NC của chúng tôi cho thấy, biểu hiện của mir-146a
huyết tương ở nhóm ĐTĐ týp 2 nói chung và ĐTĐ týp 2 mới phát
hiện khơng có sự khác biệt thống kê so với nhóm chứng (p>0,05) và
mức độ biểu hiện của miR-146a huyết tương ở mức độ bình thường
chiếm tỷ lệ cao nhất (70,5%). Hiện nay, các NC về biểu hiện của
miR-146a chưa thống nhất: NC của Garcia (2019) cho thấy, biểu hiện
tương đối của mir-146a thấp hơn ở nhóm tiền ĐTĐ và ĐTĐ týp 2.
Baldeon và cs (2018) đồng thời đánh giá mức độ biểu hiện của miR146a và định lượng các yếu tố viêm. Kết quả cho thấy miR-146a lưu
hành trong huyết tương BN ĐTĐ giảm, trong khi đó nồng độ các yếu
tố tiền viêm như IL-8, HGF tăng so với nhóm người khỏe mạnh. Tác
giả cho rằng giảm biểu hiện miR-146a như một yếu tố kháng viêm
tham gia vào cơ chế đề kháng insulin.


18
Trong khi đó, Rong và cs (2018) NC trên 90 người bệnh ĐTĐ
mới được chẩn đốn, thấy có tăng biểu hiện của miR-146a trong
huyết tương BN ĐTĐ týp 2 so với nhóm chứng. Như vậy, các NC
khác nhau, ở các cỡ mẫu và quần thể NC khác nhau cho kết quả chưa
thống nhất. Để giải thích cho các kết quả trái ngược này, Alipoor và
cs cho rằng tính đa hình rs2910164 của miR-146a dẫn đến cấu trúc
không ổn định của pre-miR-146a. Cũng có thể do các dân tộc khác
nhau, cỡ mẫu nhỏ và các yếu tố gây nhiễu khác. Cần có một NC sâu
hơn, cỡ mẫu lớn hơn, trên các chủng tộc khác nhau để đánh giá mức
độ biểu hiện cũng như vai trò của miR-146a ở BN ĐTĐ tý 2.
 Biểu hiện của miR-147b huyết tương ở BN ĐTĐ týp 2
Kết quả NC của chúng tôi cho thấy, miR-147b huyết tương

biểu hiện cao hơn rất rõ rệt ở BN ĐTĐ týp 2 so với nhóm chứng
(p<0,001). Tỷ lệ tăng biểu hiện của miR-147b huyết tương là 72,4%.
Khi phân tích ở các đối tượng ĐTĐ týp 2 mới được chẩn đoán và
ĐTĐ týp 2 đã can thiệp điều trị chúng tôi cũng ghi nhận được kết quả
tương tự. Trong khi đó khơng có sự khác biệt về mức độ biểu hiện
của miR-147b huyết tương ở nhóm ĐTĐ týp 2 mới chẩn đốn và
nhóm ĐTĐ týp 2 đã can thiệp điều trị. Hiện nay, NC vai trò của miR147b huyết tương ở quần thể bệnh nhân ĐTĐ khơng nhiều. Vai trị
của miR-147b cũng đã được xác nhận trong bệnh mạch vành.
Chatterjee và cs (2014) đã báo cáo miR-147b có chức năng bảo vệ
hàng rào nội mô trong tế bào nội mô mạch máu của người. Yao-Meng
và cs (2019) báo cáo biểu hiện miR-147 thấp hơn ở BN bệnh cơ tim
giãn. Mingxia Gu và cs (2018) đã chỉ ra rằng miR-147b ức chế khả
năng tồn tại và thúc đẩy quá trình chết tế bào theo chương trình, có
vai trị trong cơ chế bệnh sinh của suy tim. Với kết quả thu được
chúng tơi cho rằng cần bổ sung thêm một vai trị quan trọng của miR147b huyết tương ở đối tượng BN ĐTĐ.


19
4.3. MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỨC ĐỘ BIỂU HIỆN CỦA
MICRO-RNA VỚI MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN
LÂM SÀNG Ở ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
4.3.1. Liên quan giữa mức độ biểu hiện của các miR huyết tương
với giới, thời gian phát hiện bệnh, BMI.
Trong NC của chúng tôi, biểu hiện của các miR-29a, miR-146a
và miR-147b huyết tương ở nam và nữ trong nhóm BN ĐTĐ týp 2
khơng có sự khác biệt thống kê (p>0,05). Kết quả này phù hợp với
kết quả NC cuả Mender và cs (2014). Tuy nhiên, Shamar và cs
(2014) cho thấy rằng các miR có thể ảnh hưởng đến các phản ứng
đặc trưng theo giới tính đối với tỷ lệ mắc bệnh, sinh bệnh học và kết
quả. Như vậy, chưa có sơ sở khẳng định biểu hiện của miR liên quan

đến giới tính của BN ĐTĐ týp 2.
Khi đánh giá mối liên quan giữa mức độ biểu hiện của các
miR với thời gian phát hiện bệnh, chúng tôi nhận thấy có sự tương
quan nghịch giữa biểu hiện miR-29a huyết tương với thời gian phát
hiện bệnh ở BN ĐTĐ týp 2 (p=0,004; r = -0,28). Trong khi đó khơng
có sự tương quan giữa biểu hiện của miR-146a và miR-147b huyết
tương với thời gian phát hiện bệnh. Tương tự NC của chúng tôi, báo
cáo của Azza Elamir và cs (2016) trên 80 đối tượng BN ĐTĐ týp 2
có biến chứng thận cũng cho thấy biểu hiện của miR-29a huyết tương
tương quan nghịch với thời gian phát hiện bệnh (r= -0,36; p<0,001).
Kết quả NC của chúng tơi cho thấy khơng có mối liên quan
giữa biểu hiện của miR-29a, miR-146a và miR-147b huyết tương
giữa nhóm BN có BMI bình thường và nhóm BN thừa cân béo phì
(p>0,05). Như vậy cả 3 miR NC đều khơng có sự liên quan đến tình
trạng béo phì.
4.3.7. Liên quan giữa biểu hiện các miR huyết tương với glucose
hyết tương


20
Kết quả NC cho thấy có mối tương quan thuận mức độ trung
bình giữa biểu hiện của miR-29a huyết tương với glucose máu lúc
đói và HbA1C. Kết quả của chúng tôi tương tự kết quả NC của Azza
Elamir ở BN ĐTĐ týp 2 có biến chứng thận. NC của Annika Bagge
và cs (2012) cho thấy ở nồng độ glucose càng cao, mức độ biểu hiện
của miR-29a càng lớn. Tác giả cho rằng khi khi nồng độ glucose tăng
làm tăng biểu hiện của miR-29a huyết tương.
Đối với miR-146a huyết tương, chúng tơi ghi nhận khơng có
tương quan giữa biểu hiện miR-146a huyết tương với nồng độ
glucose máu ở nhóm ĐTĐ týp 2. Kết quả này tương tự một số NC

khác của Garcia (2019) và Baldeon. NC của chúng tơi góp phần
khẳng định mối liên quan giữa biểu hiện miR-146a với nồng độ
glucose máu.
Trong NC chúng tơi, biểu hiện của miR-147b có sự tương quan
thuận mức độ vừa với nồng độ glucose máu của BN. Khi phân tích ở
nhóm ĐTĐ týp 2 mới phát hiện chưa can thiệp điều trị chúng tôi
cũng ghi nhận kết quả tương tự. Thú vị hơn khi chúng tơi ghi nhận có
sự tương quan nghịch của biểu hiện miR-147b với nồng độ C-peptid
và HOMA- β. Như vậy có sự tương quan tuyến tính của biểu hiện của
miR-147b huyết tương với nồng độ glucose máu. Phải chăng biểu
hiện cao của miR-147b tác động ức chế tế bào β làm giảm insulin
máu gây tăng đường huyết. Cần có NC sâu hơn ở BN ĐTĐ týp 2 để
khẳng định vấn đề này.
4.3.8. Liên quan giữa biểu hiện các miR huyết tương với chức
năng tế bào β
Liên quan tới chức năng tế bào β, kết quả NC cho thấy có
tương quan nghịch của biểu hiện miR-29a huyết tương với chỉ số
đánh giá chức năng tế bào β HOMA-β. Kết quả này phù hợp với
nhiều báo cáo trên thế giới. Các báo cáo hiện nay đều cho rằng biểu
hiện của miR-29a có liên quan tới chức năng tế bào β. Nghiên cứu


21
của Pullen và cs (2011) cho thấy rằng ba đồng dạng của miR-29 gồm
miR-29a, miR-29b, miR-29c đều biểu hiện cao ở tế beta tụy. Các
miR-29 tác động vào vùng khởi đầu của gen Mct1 và làm ức chế biểu
hiện của chúng. Chính điều này làm ức chế bài tiết insulin của tế bào
β tụy. Thú vị hơn khi ức chế biểu hiện của miR-29a lại thấy cải thiện
chức năng tế bào β. Biểu hiện quá mức miR-29 cũng thúc đẩy quá
trình chết tế bào theo chương trình. Kết quả chúng tơi khẳng định

hơn nữa về vai trị của miR-29a ở BN ĐTĐ týp 2.
Ghi nhận kết quả tương tự, chúng tôi nhận thấy biểu hiện của
miR-147b huyết tương tương quan nghịch với nồng độ C-peptid và
chỉ số đánh giá chức năng tế bào β HOMA-β. Mối liên quan càng thể
hiện rõ hơn ở nhóm ĐTĐ chưa can thiệp điều trị. Như vậy, biểu hiện
miR-147b huyết tương càng cao, chức năng tế bào β càng giảm. Với
kết quả này, chúng tôi hy vọng tìm ra một miR mới đóng góp vào cơ
chế bệnh sinh của suy giảm chức năng tế bào β ở BN ĐTĐ týp 2.
Trong khi đó chúng tơi khơng thấy có sự tương quan giữa biểu
hiện miR-146a huyết tương với các chỉ số đánh giá chức năng tế bào
β (C-peptid, HOMA-β).
4.3.9. Liên quan giữa biểu hiện của các miR huyết tương với các
chỉ số kháng insulin
Kết quả cho thấy miR-29a, miR-146a và miR-147b đều khơng
có sự tương quan với chỉ số kháng insulin HOMA-IR và HOMA-S ở
cả nhóm ĐTĐ týp 2 nói chung và nhóm ĐTĐ týp 2 mới chẩn đoán
chưa can thiệp điều trị. NC của Rong và cs (2013) cho thấy rằng mức
độ biểu hiện của miR-146a khơng có liên quan với HOMA-IR. NC
của M. Balasubramanyam cho kết quả biểu hiện miR-146a là có
tương quan nghịch với HOMA-IR, tuy nhiên NC này cỡ mẫu quá
nhỏ. Kết quả NC của chúng tôi cũng khác với các NC gần đây trên
các mơ bệnh khác nhau. Một phân tích gần đây xác định miR-29 tăng
biểu hiện ở cơ, gan, mô mỡ trắng và liên quan đến đề kháng insulin ở


22
chuột. Như vậy, tiếp theo cần có những NC sâu hơn, đặc biệt trên BN
ĐTĐ týp 2 mới được chẩn đốn để làm rõ hơn vài trị của các miR
với tình trạng kháng insulin.
4.3.10. Liên quan giữa các miR huyết tương với nồng độ

microalbumin niệu
Kết quả NC chúng tôi nhận thấy biểu hiện của miR-29a huyết
tương ở nhóm BN ĐTĐ týp 2 khơng liên quan đến microalbumin
niệu. Trong khi đó biểu hiện của miR-146a có tương quan nghịch với
nồng độ microalbumin niệu. Đối với miR-147b huyết tương chúng
tôi nhận thấy có sự tương quan thuận với nồng độ microalbumin
trong nước tiểu. Vai trò của miR-146a trong bệnh thận ĐTĐ cũng đã
được NC. Nhiều bằng chứng cho rằng miR-146a như một yếu tố
kháng viêm. NC của trên invivo cho thấy giai đoạn đầu của bệnh thận
ĐTĐ miR-146a có tác dụng bảo vệ thận thông qua việc ức chế các
gen gây viêm. Mất cơ chế bảo vệ này sẽ tăng tốc độ bệnh thận ĐTĐ.
Tương tự một NC khác cũng cho thấy miR-146a giảm biểu hiện ở
chuột bị ĐTĐ týp 2 có bệnh lý thận và có tương quan với abumin
niệu và mức độ tổn thương thận. Một NC khác cho thấy biểu hiện của
miR-147b có thể ức chế phản ứng tiền viêm của đại thực bào. Như
vậy các miR khác nhau có thể đóng vái trị khác nhau đối với tổn
thương thận. NC của chúng tơi góp phần vào việc khẳng định vai trò
của miR-146a với bệnh lý thận ở BN ĐTĐ týp 2.
4.3.12. Giá trị chẩn đoán của miR-29a, miR-146a, miR-147b
huyết tương
Liên quan đến giá trị chẩn đoán suy giảm chức năng tế bào β
của miR-29a, miR-146a và miR-147b huyết tương, kết quả cho thấy
giá trị chẩn đoán suy giảm chức năng tế bào β của miR-147b cao nhất
với diện tích dưới đường cong AUC 0,78 (độ nhạy 80%; độ đặc hiệu
66,67%). Tiếp theo đó là miR-29a với diện tích dưới đường cong
AUC=0,67 (độ nhạy 89,2%, độ đặc hiệu 42,3%) và miR-146a không


×