Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

de thi giao luu HSG van 7 bac ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.05 KB, 3 trang )

TRƯỜNG THCS YÊN PHONG
ĐỀ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 7
Môn thi: Ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
--------------------------------

Câu 1 (4,0điểm):
Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ sau:
“ Ơi lịng Bác vậy cứ thương ta,
Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa.
Chỉ biết quên mình cho hết thảy,
Như dịng sơng chảy nặng phù sa”.
( Trích “Theo chân Bác” - Tố Hữu)
Câu 2 (6,0 điểm):
Sau đây là câu kết trong văn bản Cổng trường mở ra (Ngữ Văn 7,
Tập I):
Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi bng tay
mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng
trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”.
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 12-15 câu) trình bày suy nghĩ của em về
“thế giới kỳ diệu” được mở ra khi “bước qua cánh cổng trường”.
Câu 3 (10,0 điểm):
Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về hình ảnh người bà trong bài thơ “Tiếng
gà trưa” của Xuân Quỳnh.

---------- Đề gồm 01 trang--------------


TRƯỜNG THCS YÊN PHONG
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI LỚP 7
Môn: Ngữ văn 7


A Hướng dẫn chung:
- Đáp án chỉ nêu một số ý chính có tính chất gợi ý, giám khảo cần chủ động linh
hoạt vận dụng, cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể, cần nắm bắt được nội dung
trình bày trong bài làm của thí sinh để đánh giá tổng quát, tránh đếm ý cho điểm.
- Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng, nhưng đáp ứng được u cầu cơ bản,
hợp lí, có sức thuyết phục, giám khảo vẫn cho điểm. Đặc biệt khuyến khích những
bài viết có cảm xúc, có khả năng tư duy sáng tạo.
B. Đáp án và thang điểm:
Câu 1 (4,0 điểm)
* Biện pháp tu từ:
- Điệp từ “thương” được nhắc đi nhắc lại 3 lần trong 2 câu thơ đầu. (0,5 điểm)
- Phép tu từ so sánh trong hai câu thơ sau: So sánh sự hi sinh quên mình của Bác
với hình ảnh dịng sơng chảy nặng phù sa. (0,5 điểm)
* Phân tích tác dụng
+ Viết về Bác Hồ kính u - đó là nguồn cảm hứng khơng bao giờ vơi cạn đối
với các nhà văn, nhà thơ. Tố Hữu cũng trân trọng dành một phần tâm hồn mình
viết về Bác. Đoạn thơ trên được trích trong trường ca “Theo chân Bác” của Tố
Hữu.(0,5 điểm)
+ Trong đoạn thơ tác giả dùng điệp từ “thương” ở 2 câu thơ đầu để nói về tình
thương u rộng lớn bao la của Bác dành cho ta - những người dân đất Việt cũng
như toàn thể nhân dân lao động nghèo khổ trên thế giới. Tình u thương của Bác
cịn bao trùm cả vạn vật trong thiên nhiên.(1,0 điểm)
+ Hai câu thơ sau tác giả dùng phép tu từ so sánh thật độc đáo. Tác giả đã so
sánh sự hi sinh quên mình vì dân vì nước của Bác như dịng sơng lặng lẽ chảy trôi
ngàn đời mang lượng phù sa bồi đắp cho những cánh đồng phì nhiêu. (1,0 điểm)
+ Đoạn thơ có 4 câu sử dụng hài hồ 2 phép tu từ điệp ngữ và so sánh giúp ta
hiểu tình thương, sự hi sinh cao cả của Bác dành cho ta, Mỗi người đều cảm động
vô cùng khi đọc đoạn thơ trên. (0,5 điểm)
Câu 2 (6,0 điểm)
* Về kỹ năng:

+ Phải biết cách xây dựng đoạn văn theo trình tự: mở đoạn, phát triển đoạn, kết
đoạn.
+ Diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; lập luận vững chắc; dùng từ, đặt câu, chính tả
đúng.
* Về kiến thức:
Học sinh dựa vào câu kết để trình bày suy nghĩ về “thế giới kỳ diệu” được
mở ra khi “bước qua cánh cổng trường”. Sau đây là một số gợi ý:
+ Được khám phá một thế giới mới lạ (1,5 đ)
+ Được đến với cả một chân trời tri thức (1,5 đ)
+ Ước mơ, khát vọng được chắp cánh để bay cao, bay xa (1,5 đ)


+ Được sống trong vòng tay yêu thương của thầy cô, bè bạn (1,5 đ)
Câu 3 (10,0 điểm)
I. Yêu cầu chung:
- Kiểu bài: Văn biểu cảm
- Nội dung: Hình ảnh người bà trong bài thơ “Bếp lửa”
- Kĩ năng: Viết bài văn có bố cục rõ ràng, thể hiện những cảm nhận sâu sắc về những
đức tính cao đẹp của người bà, nói lên được lịng cảm phục, kính trọng những
người bà, người phụ nữ trong gia đình. Văn viết có cảm xúc, diễn đạt trong sáng,
lưu lốt, ít mắc lỗ chính tả.
II. Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài (1,0 điểm)
- Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ “Tiếng gà trưa”
- Nêu khái quát cảm xúc về bà: Yêu mến, kính trọng người bà với nhiều phẩm chất tốt
đẹp.
2. Thân bài.
* Trân trọng người bà tần tảo, chắt chiu, chịu thương chịu khó trong cuộc
sống cịn q nhiều vất vả, khó khăn (2,0 điểm)
+ Bà nhặt nhạnh từng quả trứng hồng để xây dựng cho cuộc sống gia đình no đủ

trong cần kiệm.
+ Tay bà khum khum soi trứng với tấm lòng chi chút, nâng đỡ từng sự sống nhỏ
nhoi trong từng quả trứng.
* Hiểu, yêu mến người bà gần gũi, gắn bó và yêu thương cháu tha thiết. (4,0 đ)
+ Bà bảo ban nhắc nhở cháu, ngay cả khi có mắng u cháu khi cháu nhìn trộm gà
đẻ cũng là vì thương cháu.
+ Bà dành trọn vẹn tình thương yêu để chăm lo cho cháu :
- Bà dành dụm, chi chút chăm sóc, nâng đỡ từng quả trứng, từng chú gà con như
chắt chiu, nâng đỡ những ước mơ hạnh phúc đơn sơ nhỏ bé của đứa cháu yêu :
- Bà hi vọng cháu có niềm vui khi mùa xuân đến qua một quá trình lâu dài : Từ lúc
soi trứng cho gà ấp, nuôi gà lớn, chăm sóc khi mùa đơng đến, bán lấy tiền mua
quần áo mới:
* Khâm phục người bà giàu đức hi sinh vì con cháu, vì đất nước.(2,0điểm)
- Bà là người giàu đức hi sinh vì con cháu. Bà khơng giành cho mình điều gì cả.
Chính vì thế tình u thương và những kỉ niệm về bà đã trở thành hành trang của
người lính trẻ trên đường hành quân, trở thành một mục đích sống và chiến đấu của
anh:
3. Kết bài (1,0 điểm)
- Khẳng định lại cảm nghĩ: Bà hiện lên với nhiều phẩm chất tốt đẹp, tiêu biểu cho
vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
- Liên hệ: Biết ơn những người bà...



×