TRƯỜNG TIỂU HỌC VIỆT TIẾN SỐ 2
TẬP HUẤN
TIẾT ĐỌC THƯ VIỆN
Việt Tiến, ngày 27 tháng 08 năm 2018
Quản lí và thiết lập thư viện
Quản lí và thiết lập thư viện
Thư viện chúng ta thiết lập là một thư viện thân
thiện, học sinh thích đến thư viện và tham gia các
hoạt động trong tiết đọc thư viện.
Thư viện thân thiện có
những đặc điểm chính
nào?
Hai đặc điểm chính của thư viện thân thiện
(1) đặc điểm cơ sở vật chất, hệ thống và hoạt động
(2) thái độ của giáo viên và những đối tượng có liên
quan đến hoạt động của thư viện.
Các đặc điểm vật chất và hoạt động của thư viện:
•Sắp xếp trang thiết bị thư viện;
•Phân loại sách theo trình độ đọc và trưng bày sách trên kệ;
•Tài liệu xây dựng mơi trường văn bản;
•Hệ thống mượn trả sách;
•Thực hiện các hoạt động đọc.
Thái độ của giáo viên như thế nào là thân thiện với học
sinh?
- Khuyến khích học sinh đọc, giúp học sinh tìm sách phù
hợp với trình độ đọc của mình, khen ngợi những nỗ lực của
học sinh, hỗ trợ khi học sinh gặp từ khó, giúp học sinh cảm
thấy an toàn và thoải mái.
Dạy tiết đọc thư viện
Tiết đọc thư viện là gì?
Trả lời: Tiết đọc thư viện được đưa vào thời khóa biểu của
trường, thời gian dành cho một tiết đọc thư viện tương
đương với thời dành cho một tiết của các mơn học khác, tiết
đọc thư viện có 04 hoạt động đọc chính và các hoạt động
mở rộng. Tiết đọc thư viện được tổ chức ở thư viện hoặc ở
lớp học do các giáo viên đã được tập huấn về tiết đọc thư
viện thực hiện.
Tiết đọc thư viện được diễn ra mỗi tuần một lần, cho tất cả
các khối lớp và do giáo viên đã được tập huấn thực hiện.
Trong tiết đọc thư viện, có các hoạt động đọc chính và các
hoạt động mở rộng.
Hiệu trưởng hoặc hiệu phó phụ trách chun mơn chịu trách
nhiệm xây dựng Lịch Tiết đọc thư viện từ khối lớp 1 đến lớp
5 từ đầu năm học. Khi lên lịch tiết đọc thư viện, cố gắng sắp
xếp để tất cả các lớp đều có cơ hội thực hiện tiết đọc thư viện
tại thư viện. Vì vậy, Lịch tiết đọc thư viện đã được quy định
trong thời khóa biểu của nhà trường.
• Dạy học sinh về Nội quy thư viện, tìm sách theo mã
trịvàcủa
giáo
màu, bảo quảnVai
sách,
mượn
sáchviên
trong thư viện;
• Hỗ trợ nhân viên thư viện thiết lập thư viện dưới sự chỉ
đạo của hiệu trưởng;
• Khuyến khích, hỗ trợ học sinh đọc sách;
• Giúp học sinh xác định được trình độ đọc của mình
bằng quy tắc 05 ngón tay;
• Thực hiện các hoạt động đọc trong tiết đọc thư viện;
• Cập nhật và ký tên và Nhật ký tiết đọc thư viện;
• Theo dõi sách mượn trả quá hạn;
• Tập huấn lại những giáo viên mới/chưa được tập huấn
khi được yêu cầu;
• Hỗ trợ hiệu trưởng tổ chức Ngày đọc sách với sự tham
gia của gia đình và cộng đồng.
Hai nhiệm vụ chính của giáo viên trong Tiết đọc thư viện
+ Nhiệm vụ thứ nhất là dạy học sinh về những “Hoạt động hàng ngày”
trong thư viện.
Những hoạt động hàng ngày trong thư viện là các quy định và quy
trình mà học sinh cần phải biết khi sử dụng thư viện. Bao gồm (1) Nội
quy thư viện, (2) Tìm sách theo mã màu, (3) Mượn trả sách, (4) Bảo
quản sách.
+ Nhiệm vụ chính thứ hai của giáo viên trong tiết đọc thư viện là thực
hiện các hoạt động đọc cho học sinh. Có 04 hoạt động đọc chính: Đọc to
nghe chung, Cùng đọc, Đọc cặp đôi và Đọc cá nhân.
- 2 tiết đầu, GV dẫn HS vào thư viện, hướn dẫn lịch đọc;
mượn trả sách: ngày nào được mượn, ngày nào trả, được
mượn mấy quyển; dạy HS về nội quy thư viện; giới thiệu
mã màu, hướng dẫn tìm sách theo mã màu;
Cách cầm sách, lật sách; cách ghi thông tin vào phiếu đăng
kí mượn sách.
Dạy tiết đọc thư viện
Hai hoạt động
-Hoạt động đọc chính
-Hoạt động mở rộng