Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Le Van Luong Tuan 4 chu de Nghe nghiep

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.5 KB, 31 trang )

CHỦ ĐỀ III : NGHÀNH NGHỀ
NHÁNH: CHÚ BỘ ĐỘI
Thời gian: Tuần 4 (Từ ngày 04/ 12 / 2017 - 08/ 12 / 2017)
A. MỤC TIÊU
1. Phát triển nhận thức.
- Trẻ biết được bộ đội là một nghề trong xã hội, biết được công việc hàng
ngày của các chú bộ đội, trẻ biết được trang phục của các chú và biết được từng
lĩnh vực của các chú: Bộ đội biên phòng canh giữ sự bình yên của bà con vùng
biên giới, Lính hải qn canh giữ miền hải đảo xa xơi. Biết được sự vất vả, gian
khổ của các chú vì sự bình yên của đất nước.
- Phát triển nhận thức, khả năng tư duy cho trẻ. Rèn kĩ năng quan sát, ghi
nhớ chú ý có chủ định.
- Rèn kĩ năng so sánh.
2. Phát triển thể chất.
-Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân
(Đi nhanh nhẹn, phối hợp chân, tay, nhịp nhàng, khéo léo).
- Trẻ thể hiện được sự khéo léo chuyền bắt bóng qua đầu thật khéo mà
khơng bị rơi.
- Phát triển khả năng vận động cho từng trẻ.
3. Phát triển ngôn ngữ.
- Trẻ nhớ tên bài thơ, tên tác giả bài thơ “Chú bộ đội hành quân trong
mưa” của tác giả “Vũ Thùy Dương”, trẻ hiểu nội dung bài thơ, trẻ đọc thuộc bài
thơ, thể hiện khả năng đọc thơ qua việc đọc diễn cảm bài thơ.
- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định, rèn kĩ năng đọc thơ
diễn cảm cho trẻ.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, trẻ không ngọng.
4. Phát triển thẩm mĩ.
- Trẻ biết sử dụng các màu cơ bản, biết phối màu hợp lý và biết cách tô
màu không để màu chờm ra ngoài.
- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định.
- Rèn kĩ năng cầm bút, kĩ năng tô màu, rèn tư thế ngồi đúng khi trẻ ngồi


vẽ.
- Phát triểm tính thẩm mĩ cho trẻ.
5. Phát triển tình cảm – kĩ năng xã hội.
- Trẻ biết được công việc các chú bộ đội, trẻ thể hiện được tình cảm của
mình bằng lời ca tiếng hát qua bài hát “Cháu thương chú bộ đội”. Nhạc sĩ
“Hoàng Văn Yến”, trẻ thuộc và hát rõ lời bài hát.
- Trẻ yêu quý và kính trọng các chú bộ đội và trẻ có ước mơ được làm chú
bộ đội.


B. NỘI DUNG
Phần I: ĐĨN TRẺ
Đón trẻ vào lớp, trị chuyện với phụ huynh về tình hình hoạt động trong
ngày và tình hình sức khỏe của trẻ. Tuyên truyền cho phụ huynh cần bổ xung
thức ăn, canh rau xanh hàng ngày cho trẻ. Tuyên truyền phụ huynh chú ý sức
khoẻ trẻ trong mùa đông, mặc ấm cho các cháu khi ra khỏi nhà.
Phần II: THỂ DỤC SÁNGHô hấp: 2, tay: 2, chân: 3, bụng: 3, bật: 2.
I. Mục đích - Yêu cầu:
1. Kiến thức: Trẻ tập thành thạo các động tác thể dục sáng theo cô
2. Kĩ năng:Rèn kĩ năng khéo léo, nhịp nhàng, phối kết hợp giữa tay, chân,
toàn thân, rèn kĩ năng vận động.
3. Thái độ:Giáo dục trẻ ngoan, có thói quen tập thể dục buổi sáng.
II. Chuẩn bị.
- Địa điểm: Sân trường rộng, thống, sạch sẽ, khơng có chướng ngại vật.
- Cơ chuẩn bị các động tác thể dục.
- Đầu đĩa, nhạc bài “Chú bộ đội”
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, sạch sẽ.
III. Tổ chức hoạt động:
Nội dung
Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ
1. Khởi động.
- Cô và trẻ cùng khởi động theo - Trẻ khởi động cùng cô
lời bài hát “Tập thể dục buổi theo nhạc và theo khẩu
sáng” và kết hợp đi các kiểu lệnh của cô.
chân: đi thường, đi nhanh, đi
kiễng gót, đi bằng mũi bàn - Trẻ về hàng tập thể dục
chân,chạy chậm, chạy nhanh, đi
chậm, dừng hẳn, về xếp thành 3
2. Trọng động. hàng để tập thể dục.
- Cô cho trẻ tập theo nhịp bài hát
1. Hô hấp 2 : Hít vào thở ra

Hoạt động 3
Hồi tĩnh

2. Tay 2 : Đánh chéo hai tay ra
phía trước, phía sau.
(4 Lần x 8
nhịp)
3. Chân 2: Nâng cao chân, gập
gối
(4 Lần x 8
nhịp)
4. Bụng 2: Nghiêng người sang
hai bên
- Trẻ đi 1-2 vòng nhẹ
(4 Lần x 8 nhàng rồi vào lớp.
nhịp)
5. Bật 2: Bật về các phía



(4 Lần x 8
nhịp)
* Hồi tĩnh:
- Cô và trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2
vòng theo nhạc, rồi vào lớp.
Phần III. HOẠT ĐỘNG NGỒI TRỜI
1. HĐCCĐ:
* Quan sát tranh và trị chuyện về chú bộ đội.
* Bé tập làm chú bộ đội hành quân.
* Quan sát thời tiết.
* Bé tô mầu trang phục của các chú bộ đội.
2. TCCL:
- Chạy tiếp cờ.
- Tung bóng.
- Nhảy ra, nhảy vào.
3.Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường.
I. Mục đích - Yêu cầu:
- Trẻ được hít thở khơng khí trong lành, được ngắm nhìn bầu trời, được
quan sát thời tiết trong ngày và trẻ biết được một số cách dự báo thời tiết qua
một số câu tục ngữ những bài học dân gian mà cha ơng để lại. Trẻ được quan sát
và trị chuyện với nhau về công việc hàng ngày của cô giáo vẫn thường làm. Trẻ
kể được tên các dụng cụ học tập và đồ chơi hàng ngày của trẻ mà hàng ngày trẻ
vẫn được học và được chơi. Trẻ biết sử dụng các nét đơn giản để vẽ được quyển
vở, cái bút một đồ dùng học tập hàng ngày của trẻ.
- Rèn kĩ năng quan sát, Ghi nhớ chú ý có chủ định.
- Phát triển ngơn ngữ mạch lạc cho trẻ, rèn kĩ năng vẽ cho trẻ.
- Giáo dục trẻ ngoan, trẻ u q và kính trọng cơng việc của các cơ giáo,
trẻ ngoan ngỗn, vâng lời cơ giáo, trẻ chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài.

II. Chuẩn bị:
- Nội dung trò chuyện với trẻ.
- Tranh ảnh các chú bộ đội hải quân, các chú bộ đội biên phòng đang hành
quân, đang đi tuần tra biên giới.
- Trang phục của các chú bộ đội. Phấn đủ cho mỗi trẻ.
- Địa điểm quan sát và trị chuyện: rộng, thống, sạch sẽ, dễ quan sát, tạo
khơng gian thoải mái khi trị chuyện.
III.Tổ chức hoạt động.
1.Hoạt động có chủ đích
a. Quan sát tranh và trị chuyện về chú bộ đội
- Cơ đọc câu đố:
Ai nơi hải đảo biên cương
Diệt thù giữ nước coi thường khó khăn?
+ Đố chúng mình biết đó là ai vậy?
- Đúng rồi, rất giỏi đó chính là chú bộ đội đấy?
+ Chúng mình biết gì về chú bộ đội?


+ Chúng mình có biết chú bộ đội trong câu đố cơ vừa đố chúng mình là
các chú bộ đội đanh làm nhiệm vụ gì và ở đâu khơng?
- Đó chính là các chú bộ đội đang canh nơi miền hải đảo xa xơi, đầy sóng
gió đấy các con ạ.
+ Cả lớp xem cơ có gì đây?
+ Chú bộ đội đang làm gì?
+ Chúng mình thấy chú đứng gác trơng rất là đẹp và rất là oai phong phải
không trong bộ trang phục thật là đẹp phải không nào, chúng mình cùng quan
sát xem bộ trang phục các chú đang mặc có màu gì?
+ Trên đầu chú có gì?
+ Quần áo của các chú cịn có gì ở trên cầu vai vậy?
+ Trên vai chú cịn có gì đây?

+ Ngồi cơng việc phải đứng gác ra chúng mình cịn biết gì về những cơng
việc khác nữa?
+ Chúng mình cùng quan sát cơ có bức tranh nói về các chú bộ đội đang
làm gì đây?
- Các con ạ! Các chú bộ đội rất vất vả, công việc của các chú rất gian khổ
và nguy hiểm nhưng các chú vẫn hiên ngang, bất khuất, bất chấp tất cả hy sinh
vì Tổ Quốc, vì nền hịa bình của dân tộc Việt Nam, nhờ ơn các chú mà chúng ta
mới có được như ngày hôm nay, mới được vui chơi học hành, được sống trong
sự hịa bình, ấm no và hạnh phúc. Chính vì thế chúng ta phải luôn ghi nhớ và
biết ơn công lao của các chú bộ đội, chúng mình phải yêu q và kính trọng các
chú bộ đội.
+ Lớp chúng mình, ai ước mơ sau này lớn lên được làm chú bộ đội thì
ngay từ bây giờ chúng mình phải ngoan và học thật giỏi các con có đồng ý
khơng nào?
b. Bé tập làm chú bộ đội hành quân
- Các con ơi! Các con xem cơ có gì đây?
+ Bức tranh này vẽ các chú bộ đội đang làm gì?
+ Khi hành quân các chú trong như thế nào? Các chú phải đeo balô này,
vác súng trên vai này, và những bước đi của các chú rất mạnh mẽ và nhanh lẹ.
Chúng mình có muốn tập làm những chú bộ đội đang hành qn khơng?
- Hơm nay, cơ con mình sẽ cùng tập làm chú bộ đội hành quân nhé! Nào
tất cả các con lên đường.
- Cả lớp chú ý, 3 hàng dọc tập hợp.
- Cả lớp nghiêm, nghỉ. Lấy đầu hàng làm chuẩn dãn cách nhau một cánh
tay.
- Tất cả chú ý, tất cả đi đều bước theo nhịp đếm 1..2, và khi đi chú mình
vung mạnh hai tay sang hai bên và đồng thời nâng cao chân, tay nọ chân kia.
Chúng mình quan sát cơ đi mẫu một lần nhé!
- Nào tất cả các chiến sĩ tý hon của chúng ta cùng lên đường hành quân
nào?

- Các chú bộ đội của chúng ta đã mệt chưa? Các con thấy hành quân rất
vất vả phải không nào, các chú bộ đội không chỉ đơn giản là hành quân như thế
này đâu các chú còn phải hành quân rất vất vả vượt qua bao thác ghềnh, rừng


núi trùng điệp để rèn luyện sức khỏe và rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ trong mọi
trường hợp. Rất vất vả nhưng các chú vẫn vui vẫn yêu đời, vẫn hăng say vì cơng
việc và vì sự hịa bình của đất nước.
c. Quan sát thời tiết
+ Các con ơi! Hôm nay cơ thấy lớp chúng mình học rất giỏi chính vì vậy
cơ quyết định thưởng cho chúng mình một cuộc dạo chơi ngồi sân trường
chúng mình có thích khơng? Chúng mình cùng quan sát xem hơm nay ngồi sân
trường thế nào? Mùa đông đến rồi, và chúng ta đang phải chịu cái lạnh của
sương muối lên trời rất lạnh và buốt nữa, nên trước khi ra ngồi sân trường
chúng mình hãy cùng kiểm tra lại trang phục đã mặc đủ ấm chưa để đảm bảo
sức khoẻ tránh bị cảm lạnh, cảm cúm về mùa đông.
+ Cô và trẻ hát bài “Đi chơi” chúng mình đang đứng ở đâu đây?
+ Chúng mình cùng quan sát xem thời tiết hơm nay như thế nào nhé!
+ Hôm nay, thời tiết rất đẹp phải khơng nào? Chúng mình thấy thời thiết
hơm nay như thế nào?
+ Bầu trời hôm nay như thế nào?
- Bầu trời cao và trong xanh, ánh mặt trời le lói sưởi ấm chúng ta trong cái
lạnh buốt của sương muối.
+ Mây như thế nào?
+ Chúng mình có thấy gió khơng? Gió mạnh hay gió nhẹ?
+ Chúng mình thấy thế nào? Các con có lạnh khơng?
+À, trời lạnh rồi nên khi chúng mình ra đường thì chúng mình phải mặc
quần áo ấm, quàng khăn để giữ cho cơ thể được ấm áp, giữ cho cổ họng của
chúng mình khơng bị ho này, Bịt khẩu trang để giữ ấm phần miệng và mũi của
chúng mình tránh cảm cúm khi thời tiết lạnh như thế này? Và chúng mình phải

đội mũ để làm gì? Để giữ ấm cho cái đầu phải khơng nào? Cịn tay chúng mình
phải đi cái gì để giữ ấm đơi bàn tay? Cịn chân thì sao, chúng mình cũng phải đi
tất, giầy thật ấm để giữ ấm cho đôi chân nhé!
+ Chúng mình cịn nhớ những câu cac dao, tục ngữ mà giờ trước cơ đã dạy
chúng mình về cách dự báo thời tiết không, nào cả lớp cùng đọc to nhé. “Cơn
đằng đông vừa trông vừa chạy, Cơn đằng nam vừa làm vừa chơi” hay câu “
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì dâm”.
d. Bé tô mầu trang phục của các chú bộ đội
- Cả lớp xem cơ có gì đây?
- Bộ quần áo này có màu gì?
- Chúng mình có biết bộ quần áo này là trang phục của ai không?
- Cô khơng chỉ có bộ quần áo của các chú như thế này đâu, cơ cịn có gì
đây?
- Bức tranh này vẽ gì?
- Quần áo của chú bộ đội có màu gì?
- Chúng mình có muốn vẽ được bộ quần áo của chú bộ đội không?
- Cô phát phấn cho mỗi trẻ và cho trẻ vẽ
- Cô quan sát động viên trẻ vẽ
+ Con vẽ quần áo cho chú bộ đội như thế nào?
+ Quần áo chú có màu gì?


+ Cô giúp những trẻ chưa vẽ được
- Cô nhận xét bao quát cả lớp.
2. TCCL:
- Chạy tiếp cờ.
- Tung bóng.
- Nhảy ra, nhảy vào.
3.Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường
Phần IV. HOẠT ĐỘNG GĨC

1. Góc PV: Bác sĩ khám bệnh.nấu ăn
2. Góc XD : Xây dựng doanh trại quân đội
3. Góc HT : Xem tranh ảnh chú bộ đội
4. Góc NT : Hát “Cháu thương chú bộ đội”
5. Góc TN : Chơi với cát, sỏi, nước.
I. Mục đích – u cầu.
1. Góc phân vai:
- Trẻ tự chọn nhóm chơi, về nhóm chơi. Biết thể hiện một số hành động
chơi phù hợp với vai mình chơi: Trẻ biết thể hiện vai bác sĩ khám bệnh tận tình
cho bệnh nhân, lời nói nhẹ nhành, cử chỉ ân cần thân thiện chăm sóc bệnh nhân.
Trẻ thể hiện được vai người nấu ăn biết chế biến món ăn ngon, hợp vệ sinh và
đảm bảo chất dinh dưỡng cho mọi người khi ăn.
- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định,phát triển ngơn ngữ, tư
duy phát triển, rèn sự nhanh nhẹn, linh hoạt cho trẻ khi tham gia chơi.
- Rèn kĩ năng giao tiếp, rèn kĩ năng làm việc theo nhóm.
- Giáo dục trẻ ngoan, lễ phép, biết quý trọng những ngành nghề trong xã
hội.
2. Góc nghệ thuật:
- Trẻ tự chọn góc chơi, về nhóm chơi. Trẻ hứng thú tham gia góc chơi, trẻ
thuộc lời bài hát và biểu diễn bài hát một cách tự nhiên và trẻ sử dụng thành thạo
các loại dụng cụ âm nhạc khi trẻ biểu diễn.
- Rèn kĩ năng ca hát, kĩ năng vận động, kĩ năng nghe nhạc và cảm thụ âm
nhạc tốt.
- Giáo dục trẻ ngoan, biết đồn kết với nhóm bạn chơi.
3. Góc học tập:
- Trẻ hứng thú với góc chơi, trẻ biết cách chơi, biết cách quan sát và trị
chuyện với bạn bè về các chú bộ đơi: Về trang phục, về công việc của các chú
bộ đội.
- Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định. Phát triển tư duy nhận
thức cho trẻ.

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Rèn kĩ năng làm việc theo nhóm,
rèn kĩ năng học tập cho trẻ.
- Giáo dục trẻ ngoan, chú ý, chơi đoàn kết với bạn trong khi chơi.
4. Góc xây dựng:
- Trẻ biết sử dụng các ống nút, gạch, hàng rào, hoa, cây xanh để xây dựng
được một doah trai quân đội thật đẹp, thật kiên cố và thật an toàn.


- Rèn kĩ năng quan sát, đoàn kết với bạn trong khi chơi, phát triển tính
thẩm mĩ cho trẻ, rèn kĩ năng làm việc theo nhóm.
- Giáo dục trẻ ngoan, đồn kết với bạn trong khi chơi.
5. Góc thiên nhiên:
- Trẻ hứng thú với góc chơi, trẻ biết cách chơi với sỏi, cát và nước.
- Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng làm việc theo nhóm.
- Giáo dục trẻ ngoan, đoàn kết với bạn trong khi chơi và biết giữ vệ sinh
chân tay sạch sẽ khi chơi và sau khi chơi song.
II. Chuẩn bị
1.Góc phân vai:
- Đồ chơi nấu ăn: bếp, nồi, xoong, chảo, bát, thìa…..
- Đồ chơi bác sĩ: Ống nghe, kim tiêm, thuốc, kéo…..
2. Góc nghệ thuật:
- Nội dung bài hát, băng đĩa nhạc bài “Cháu thương chú bộ đội”
- Dụng cụ âm nhạc: xắc xô, trống lắc, thanh gõ.
3. Góc học tập:
- Tranh, ảnh các chú bộ đội đang tập luyện, đang hành quân, đang chơi
thể thao, đang làm việc…
4. Góc xây dựng:
- Nhiều ống nút, gạch, khối, bộ lắp giáp, hàng rào, thảm cỏ, hoa…
5. Góc thiên nhiên:
- Địa điểm chơi, cát, sỏi, nước.

III. Cách tiến hành:
a.Thỏa thuận trước khi chơi:
- Các con ơi! Mỗi khi bị ốm bố mẹ chúng mình thường rất lo lắng cho
chúng mình, mỗi khi ốm nhẹ thì bố mẹ thường làm gì cho chúng mình? À, phải
rồi, khi ốm nhẹ thì bố mẹ có thể cho chúng mình uống thuốc, cịn khi bị bệnh
nặng thì chúng mình phải tìm đến đâu? Đến gặp bác sĩ bác sẽ làm gì trước tiên
các con? Hơm nay chúng mình cùng đến góc phân vai và chúng mình sẽ được
chơi đóng vai bác sĩ khám chữa bệnh cho mọi người nhé. Nào ai sẽ tham gia
chơi ở góc chơi này?
- Các con ơi! Sắp đến ngày 22/12 rồi ngày thành lập quân đội nhân dân
Việt Nam, mọi người ai ai cũng nô nức chào đón ngày lễ của các chú bộ đội, và
bằng những lời ca tiếng hát của chúng mình các con hãy hát tặng các chú bộ đội
một bài hát thật hay nhé. Đến với góc nghệ thuật chúng ta cùng hịa mình với
bản nhạc vui tươi, trẻ trung chúng mình hãy thể hiện bài hát “ Cháu thương chú
bộ đội” thật hay nhé. Nào bạn nào sẽ tham gia chơi ở góc chơi này?
- Chúng mình cùng hướng tới góc học tập xem, sao hơm nay lại có đơng
người ở đóvậy nhỉ, chúng mình cùng đến đó xem sao. Thì ra hôm nay ở đây
đang diễn ra triển lãm tranh chủ đề tranh nói về các chú bộ đội, chúng ta hãy
tham gia vào cuộc triển lãm nàynhé, bạn nào sẽ chơi ở góc chơi này, các bạn sẽ
tham gia chơi và quan sát trò chuyện với nhau xem là các chú bộ đội trong các
bức tranh đang làm gì nhé!
- Ở lớp mình đã ai được đi thăm doanh trại quân đội của các chú bộ đội
chưa. Hôm nay đến với góc xây dựng chúng mình cùng nhau tham gia xây dựng


cho các chú bộ đội một doanh trại thật đẹp, thật rộng, thật kiên cố và thật an toàn
nhé. Bạn nào sẽ tham gia xây dựng?
- Đến với góc thiên nhiên hôm nay, chúng ta sẽ được tham gia chơi với
cát, nước, sỏi chúng mình có thích khơng? Bạn nào sẽ tham gia chơi ở góc chơi
này? Nào bây giờ các bạn đều đã chọn được cho mình một góc chơi rồi, chúng

mình nhanh chân về
góc chơi cùng nhau chơi thật vui nhé!
Cho trẻ nhận góc chơi và về các góc chơi mà trẻ đã chọn.
b. Qúa trình chơi:
Trong khi trẻ chơi cơ đến từng góc chơi, quan sát và trị chuyện với trẻ:
1. Góc phân vai:
- Chào bác sĩ? Bác khám bệnh cho tôi với.
- Bạn bị làm sao?
- Tơi mấy hơm nay thấy khó thở và ho nhiều?
- Nào để tôi khám cho bạn?
- Tôi bị làm sao hả bác sĩ?
- Không sao đâu? Tôi cứ kê đơn thuốc cho bạn, bạn về nhớ uống đúng giờ,
và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, và nghỉ ngơi hợp lý là khỏi bệnh thôi mà.
- Vậy à, cảm ơn bác sĩ tôi sẽ làm đúng như lời bác sĩ dặn. Vậy mà tôi cứ lo
quá.
- Chào các bạn, các bạn đang nấu món gì mà ngon mà thơm thế?
- Món này bạn chế biến như thế nào?
- Bạn mua đồ nấu cho món ăn này ở đâu vậy?
- Bạn có thể dạy cho tơi cách chế biến món ăn này như thế nào khơng?
2. Góc nghệ thuật:
+ Các bạn ơi, các bạn đang hát bài gì mà hay thế?
+ Bài hát đó là của nhạc sĩ nào vậy?
+ Bài hát nói về ai?
Bài hát nói về tình cảm của những em nhỏ dành cho các chú bộ đội, các
em nhỏ rất biết ơn các chú, và các em nhỏ được gửi lời cảm ơn và sự yêu quý
qua bài hát “Cháu thương chú bộ đội” đấy. Và chúng mình cũng giống như các
bạn ấy hãy thể hiện tình cảm của chúng mình với các chú bộ đội bằng lời ca
tiếng hát thật trong trẻo để tặng các chú nhân ngày 22/12 sắp tới nhé!
3. Góc học tập:
Chào các bạn, các bạn đang làm gì vậy?

+ Rất nhiều tranh ảnh vẽ các chú bộ đội?
+ Bức tranh này các chú bộ đội đang làm gì vậy?
+ Cịn bức tranh này, các chú bộ đội đang làm gì đây?
+ Các chú bộ đội đang làm gì thế?
+ Các bạn hãy tiếp tục khám phá những bức tranh còn lại xem các chú bộ
đội của đang làm gì nhé!
4. Góc xây dựng:
+ Chào các bác thợ xây, các bác xây doanh trại từ sáng tới giờ chắc cũng
rất mệt rồi, các bác dừng tay và nghỉ ngơi một chút đi?
+ Các bác sẽ xây gì cho doanh trại này?


+ Các bác sẽ xây khu vực của chỉ huy ở chỗ nào?
+ Trong doanh trại này các bác dự định xây gì nữa?
+ Vâng cảm ơn các bác, các bác lại tiếp tục cơng việc của mình đi.
5. Góc thiên nhiên:
+ Các bạn đang chơi gì ở đây vậy?
+ Đây là gì? Cịn đây?
+ Bạn sẽ chơi như thế nào với những thứ này?
+ Trong khi chơi các bạn phải chơi như thế nào?
Cô đàm thoại với trẻ ở các góc chơi, động viên khuyến khích trẻ chơi, cho
trẻ giao lưu giữa các góc chơi.
c. Kết thúc q trình chơi:
- Cơ đến từng góc chơi và nhận xét từng góc chơi, tun dương tinh thần
đồn kết ở các góc chơi. Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi, sau đó
tập trung trẻ về góc xây dựng, cho trẻ đi thăm quan và trò chuyện với trẻ về các
cơng trình truờng học mà các cơ chú công nhân xây dựng vừa xây dựng xong.
- Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi đúng nơi quy định.
Phần V: HOẠT ĐỘNG VỆ SINH - ĂN TRƯA – NGỦ TRƯA
Rèn kỹ năng vệ sinh: + Rửa tay bằng xà phịng theo đúng quy trình.

+ Rửa mặt và đánh răng đúng cách.
Kỹ năng tự phục vụ: + Trẻ biết tự cất dọn quần áo đồ dùng cá nhân.
Tự giải chiếu và tự xúc cơm ăn không vãi.
- Cô cho trẻ đi vệ sinh và cho trẻ rửa tay bằng xà phòng dưới với nước
sạch. Rửa mặt trước khi ăn cơm.
- Cho trẻ lấy cơm ra cô cho trẻ đọc bài thơ “Giờ ăn”
- Cô nhắc trẻ ăn sạch, ăn đẹp, ăn hết xuất
- Cô cho trẻ đi đánh răng vệ sinh . Trẻ lấy gối, chăn để CB chỗ ngủ
- Trẻ dậy cô cho trẻ đi vệ sinh.
Phần VI: HOẠT ĐỘNG CHIỀU
* Giải câu đố về các ngành nghề
* Tô màu áo chú bộ đội
* Đọc thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa”
* Tập viết các chữ số 1, 2, 3, 4, 5 vào bảng.
* Biểu diễn “Cháu thương chú bộ đội”, và “Cơ giáo”
I. Mục đích - u cầu:
-Trẻ được củng cố kiến thức cũ, làm quen với một số kiến thức mới qua
việc đọc các bài thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa” và hát các bài hát “Cháu
thương chú bộ đội” và bài hát “Cô giáo” và giải các câu đố về các ngành nghề.
- Trẻ biết chọn màu phù hợp để tô màu áo chú bộ đội. Trẻ biết viết các
chữ số 1, 2, 3, 4, 5 trong vở ô ly.
- Trẻ nhớ tên bài thơ, trẻ nhớ tên bài thơ, trẻ đọc thuộc thơ, đọc diễn cảm
các bài thơ và nhớ tên các bài hát, tên tác giả, trẻ thuộc lời bài hát, trẻ hát rõ lơì
bài hát và biểu diễn hồn nhiên.
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ bài thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa”


- Đầu đĩa, Đĩa nhạc và Nội dung bài hát “Cháu thương chú bộ đội” và bài
“Cô giáo”. Dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, trống lắc, thanh gõ để trẻ thể hiện và biểu

diễn.
- Tranh trang phục quần áo chú bộ đội, sáp màu, vở ơ ly, bút chì đủ cho
mỗi trẻ.
III. Tiến hành:
* Giải câu đố về các ngành nghề:
- Lắng nghe… lắng nghe!
Nghề gì chân lấm tay bùn
Cho ta hạt gạo ấm no mỗi ngày?
+ Đó là nghề gì?
+ Chúng mình cùng lắng nghe tiếp nhé!
Ai người đo vải
Rồi lại cắt may
Áo quần mới đẹp
Nhờ bàn tay ai?
+ Đó là ai vậy các con?
Ai người đến lớp
Chăm chỉ sớm chiều
Dạy bảo mọi điều
Cho con khôn lớn?
+ Đố chúng mình đó là ai vậy?
Cơ cịn rất nhiều câu đố nữa đố lớp chúng mình đấy, chúng mình nghe
thật tinh và đốn xem đó là những nghề gì nhé! ( Nghề thợ xây, nghề bác sĩ,
nghề mộc, chú bộ đội, chú cảnh sát giao thông, cô cấp dưỡng). Cô lần lượt đọc
các câu đố cho trẻ giải câu đố.
* Tô màu áo chú bộ đội
+ Cả lớp lắng nghe này:
Ai nơi hải đảo biên cương
Diệt thù giữ nước coi thường hiểm nguy
+ Đố chúng mình đó là ai vậy?
+ Chúng mình cùng quan sát xem cơ có gì đây?

+ Chú bộ đội mặc áo màu gì vậy các con?
+ Chúng mình cùng tạo mẫu áo cho chú bộ đội nhé bằng cách chúng mình
hãy tơ màu cho áo chú bộ đội?
+ Các con sẽ tơ màu gì cho áo của chú bộ đội?
+ Khi tô các con phải tô như thế nào?
+ Các con cầm bút bằng tay nào?
+ Ngồi như thế nào cho đúng tư thế?
+ Trẻ tô cô quan sát trẻ tơ, động viên khuyến khích trẻ tơ cho đẹp và màu
khơng chờm ra ngồi!
* Đọc thơ “ Chú bộ đội hành quân trong mưa”
Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
- Cô đọc bài thơ 2 – 3 lần kèm tranh minh hoạ.
+ Chúng mình vừa được nghe cơ giáo đọc bài thơ gì?


+ Bài thơ nói đến ai?
- Giảng nội dung bài thơ: Bài thơ nói về các chú bộ đội ngày đêm khơng
quản gian khổ, dù trời có mưa, dù áo có ướt các chú vẫn hành quân trong đêm
tối để đem lại hịa bình cho đất nước.
- Cả lớp đọc cùng cô 4 – 5 lần
- Tổ: 3 tổ đọc nối tiếp nhau.
- Nhóm: 2 -3 nhóm đọc
- Cá nhân: 5 – 6 trẻ đọc.
* Tập viết các chữ số 1, 2, 3, 4, 5 vào bảng.
+ Cô giới thiệu các thẻ chữ số 1, 2, 3, 4, 5 .
+ Cho trẻ đọc các chữ số và giới thiệu với trẻ về chữ sô viết thường.
+ Cô viết mẫu, vừa viết cơ vừa phân tích cách viết các chữ số.
+ Cô phát vở ôly đã viết mẫu các chữ số 1, 2, 3, 4, 5 cho trẻ.
+ Cô quan sát trẻ viết, động viên khuyến khích trẻ tập viết.
+ Con đang viết số mấy vậy?

+ Con viết số 1 như thế nào?
+ Còn số 2 con sẽ viết như thế nào?
* Biểu diễn “Cháu thương chú bộ đội” và “Cô giáo”
Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả lần lượt từng bài.
- Cô và trẻ cùng hát lần lượt các bài hát!
- Sau đây xin giới thiệu với các bạn, tổ hoa hồng sẽ đến với chúng ta qua
bài hát
“Cháu thương chú bộ đội”. Lần lượt 3 tổ lên biểu diễn bài “Cháu thương chú bộ
đội”
+ Tổ thể hiện với các dụng cụ âm nhạc khác nhau và thể hiện theo các
phong cách khác nhau.
+ 2- 3 Nhóm thể hiện.
+ Cá nhân trẻ hát với các hình thức: Dụng cụ âm nhạc, với nhạc đệm, thể
hiện tự nhiên với các cử chỉ điệu bộ.
-Tiếp theo chương trình là bài hát “Cô giáo” do sự thể hiện của tổ bướm
vàng, tổ táo xanh và tổ hoa hồng. Xin mời sự thể hiện của 3 tổ.
+ Tổ hát nối tiếp nhau.
+ Nhóm biểu diễn theo nhạc đệm của bài hát “Cơ giáo”
+ Nhiều cá nhân trẻ biểu diễn.
* Chơi ở các góc- Nêu gương bé ngoan cuối tuần.
- Cơ giới thiệu các góc chơi. Cho trẻ nhận góc chơi.
- Hỏi ý định của trẻ. Cho trẻ về góc chơi, cơ quan sát gợi ý trẻ chơi .
- Cho trẻ giao lưu giữa các góc , Trẻ giới thiệu sản phẩm mình tạo ra.
- Cơ và trẻ cùng nhận xét góc chơi. Cho trẻ cất dọn đồ chơi.
* Nêu gương bé ngoan cuối tuần.
- Cô cho trẻ tự nhận xét về các hoạt động của mình trong ngày, trong tuần,
nhận xét về các bạn trong tổ, trong lớp.
- Cô nhận xét các ưu điểm, hạn chế và tuyên dương, nhắc nhở trẻ.
- Cô giáo dục trẻ. Cô phát phiếu bé ngoan./.



Ngày soạn:01 / 12/ 2017.

Ngày dạy: Thứ 2, 04 / 12 / 2017
A - HOẠT ĐỘNG CĨ CHỦ ĐÍCH

Lĩnh vực phát triển: Phát triển thể chất
Tên lĩnh vực: TRUYỀN BẮT BĨNG QUA ĐẦU
I.Mục đích – u cầu:
1. Kiến thức: Trẻ biết phối hợp nhịp nhàng tay chân tập các bài tập thể dục, trẻ
tập chính xác các động tác thể dục, trẻ biết cách chuyền và bắt bóng sao cho thật
khéo để bóng khơng bị rơi xuống đất.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định.
- Rèn sự khéo léo, kĩ năng vận động chính xác.
3. Thái độ: Trẻ ngoan và có thói quen tập thể dục.
II. Chuẩn bị:
- Sân tập rộng, thoáng, sạch sẽ khơng có chướng ngại vật.
- Bóng 10 – 20 quả
III. Tổ chức hoạt động:
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1 * Cô đọc câu đố:
Đố bé biết.
Ai nơi hải đảo biên cương
- Trẻ lắng nghe!
(3-5 phút)
Diệt thù giữ nước coi thường
hiểmnguy
- Trẻ trả lời!

+ Đó là ai các con?
+ Chú bộ đội mà cô đố chúng mình
là chú đang canh gác ở đâu?
+ Các chú bộ đội rất vất vả, các
chú ngày đêm không ngủ để canh
- Trẻ lắng nghe!
gác giữ sự bình yên cho đất nước,
đem lại sự tự do, ấm no cho mọi
người. Chính vì thế các con phải
ln biết ơn, kính trọng các chú bộ
đội, phải chăm ngoan, học giỏi để
Hoạt động 2 khơng phụ cơng lao của các chú các
Khởi động
con có đồng ý không nào?
(5 - 6 phút)
- Hôm nay cô sẽ cho chúng mình đi
- Trẻ khởi động
thăm doanh trại quân đội nơi các chú cùng cô theo bài hát
bộ đội đang đóng quân ở đó. Đường và theo khẩu lệnh của
đến doanh trại hơi xa nên chúng cơ.
mình sẽ phải đi bằng tàu hỏa đấy,
bây giờ cô mời tất cả chúng mình
cùng lên tàu. Cơ và trẻ đi vịng tròn


Hoạt động 3
Trọng động
(15 - 22 phút)

vừa đi vừa hát “Đồn tàu nhỏ xíu”

và kết hợp đi các kiểu chân: Đi
chậm, đi thường, đi nhanh, đi kiễng
gót, đi bằng mũi bàn chân, chạy
chậm, chạy nhanh rồi về thành 3
hàng dọc. Cơ cho trẻ chuyển đội
hình thành 3 hàng ngang để tập bài
tập phát triển chung.

- Trẻ về hàng tập
thể dục

* Bài tập phát triển chung:
Các con ơi! Đã đến doanh trại rồi
hơm nay, cơ con mình sẽ cùng giúp
các chú bộ đội vận chuyển ít những
quả bóng vào doanh trại để phục vụ
cho hoạt động thể thao của các chú
nhé! Nhưng trước hết để vận chuyển
được thì chúng mình phải có một sức
khỏe tốt. Để có sức khỏe tốt chúng
mình cùng tập thể dục nào:
1. Tay: Đánh chéo hai tay ra phía
trước, phía sau.
(4 Lần x 8 nhịp)
2. Chân: Nâng cao chân, gập gối.
(4 Lần x 8 nhịp)
3. Bụng: Nghiêng người sang hai
bên.
(4 Lần x 8 nhịp)
- Trẻ chuyển đội

hình thành hai hàng
dọc.

4. Bật: Bật về các phía.
(4 Lần x 8 nhịp)
* Vận động cơ bản.
Chuyển đội hình thành hai hàng
- Trẻ quan sát cơ
dọc
làm mẫu.
Nào chúng mình đã có một sức
khỏe thật tốt rồi, chúng ta cùng bắt
tay vào cơng việc thơi, nhưng trước
hết các con cùng nhìn cơ giáo làm
mẫu một lần nhé.
- Trẻ chú ý lắng
+ Lần 1: Cơ làm hồn chỉnh khơng nghe và quan sát cơ
phân tích.
thực hiện.
+ Lần 2: Cơ làm mẫu phân tích.
Cơ chọn một hàng làm mẫu:
Cô đứng ở đầu hàng, cô cầm bóng


bằng hai tay, cơ đưa bóng từ dưới
lên trên đầu và chuyền bóng qua đầu
ra sau cho bạn đằng sau, bạn đằng
sau sẽ có nhiệm vụ bắt lấy bóng thật
khéo khơng để cho bóng rơi khi bạn
trước chuyền cho mình. Cứ như thế

các bạn sau cũng làm tương tự và
chuyền bóng xuống cuối hàng. Sau
khi bạn đầu hàng đã chuyền xong
bóng cho bạn sau rồi thì chạy thật
nhanh về phía cuối hàng bắt lấy
bóng cho vào rổ, các bạn cịn lại dồn
hàng lên, cứ như vậy lần lượt từng
bạn sẽ được chuyền và bắt bóng một
lần chơ đến hết hàng.
+ Trẻ thực hiện:
- Cô mời 1 – 2 trẻ khá lên thực hiện
mẫu ở hai hàng.
- Cô cho trẻ ở cả hai hàng lên thực
hiện
- Cho hai tổ thi đua nhau: Đội nào
chuyền và bắt bóng nhanh chính xác
và chuyển được nhiều bóng về hơn
trong thời gian là 1 phút thì đội đó
giành chiến thắng.
+ Cơ kiểm tra kết quả và nhận xét
cả hai đội.

Hoạt động 4
Hồi tĩnh.
(1-2 phút)

*Trị chơi:
Cơ giới thiệu tên trị chơi “Chơi
với bóng”
Cơ cho trẻ đứng thành vòng tròn

Cách chơi, luật chơi: Các bạn trong
vòng tròn sẽ tung và bắt bóng cho
nhau, bạn nào khơng bắt được làm
rơi bóng, bạn đó sẽ phải nhảy lị cị.
- Tổ chức cho trẻ chơi kết hợp với
lời bài hát “Qủa bóng trịn trịn”
Cơ và trẻ đi lại nhẹ nhàng 1 2vòng.

- Trẻ khá ở hai
hàng lên thực hiện
mẫu.
- Cả hai tổ ở hai
hàng cùng thực hiện.
- Hai tổ thi đua
nhau!
- Trẻ kiểm tra kết
quả số bóng của hai
đội.

- Trẻ chú ý lắng
nghe!

- Trẻ chơi tích cực
- Trẻ đi 1-2 vòng
nhẹ nhàng rồi vào
lớp.


B. HOẠT ĐỘNG NGỒI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích:

- Quan sát tranh và trò chuyện về chú bộ đội..
2. Trò chơi vận động:
- Chạy tiếp cờ.
3. Chơi tự do:
- Chơi tự do trên sân trường
C. HOẠT ĐỘNG GĨC
1. Góc PV: Bác sĩ khám bệnh, nấu ăn.
2. Góc XD : Xây dựng doanh trại quân đội
3. Góc HT : Xem tranh ảnh chú bộ đội
D: HOẠT ĐỘNG VỆ SINH – ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA
E: HOẠT ĐỘNG CHIỀU
* Trẻ ngủ đậy, vệ sinh. Cô cùng trẻ cất dọn chăn gối.
* Giải câu đố về các ngành nghề
* Nhận xét, nêu gương cuối ngày, cuối tuần.
* Đánh giá trẻ cuối ngày.
* Vệ sinh cá nhân cho trẻ
* Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, ăn ngủ của trẻ trong ngày
F: ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
1.Tổng số: …/ 15; vắng: …………
2. Tình trạng sức khỏe của trẻ:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
3.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của
trẻ:
..................................................................................................
............................... .................................................................................................
................................
4.Kiến thức kỹ năng của trẻ:
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….


Ngày soạn: 02 / 12 / 2017

Ngày dạy: Thứ 3, 05 / 12 / 2017

A - HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực phát triển: Phát triển nhận thức
Tên lĩnh vực: TRỊ CHUYỆN VỀ NGHỀ BỘ ĐỘI
I. Mục đích – u cầu
1. Kiến thức: Trẻ nhận biết được đặc điểm về trang phục, công việc của chú bộ
đội bộ binh, bộ đội hải quân, bộ đội đặc công.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ chú ý có chủ định.
- Rèn kĩ năng so sánh. Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
- Phát triển khả năng nhận thức cho trẻ.
3. Thái độ: Giáo dục trẻ ngoan, yêu quý và biết ơn các chú bộ đội.
II. Chuẩn bị:
- Tranh, ảnh các chú bộ đội bộ binh, hải quân, đặc công.
- Tranh vẽ các chú bộ đội dán ở xung quanh lớp, một số trang phục: Quần
áo, giầy dép… Của chú bộ đội đặc công, hải quân, bộ binh.
- Đĩa nhạc bài “Làm chú bộ đôi”, “Màu áo chú bộ đội”, “Chú bộ đội”
- Mỗi trẻ một lô tô các chú bộ đội: Hải quân, bộ binh, đặc công.
III. Tổ chức hoạt động.
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Bé tập làm

* Cơ và trẻ cùng chơi trị chơi:
- Trẻ đi đều 1, 2 tập làm
chú bộ đội.
“Tập làm chú bộ đội”
chú bộ đội.
(2 – 3 phút)
+ Cô và trẻ cùng đi đều 1, 2.Tập
làm chú bộ đội đứng ngắm súng, - Trẻ trả lời!
chú bộ đội đứng chào cờ, …..
+ Chúng mình vừa được làm
những chú bộ đội: Chú bộ đội vừa
làm những cơng việc gì?
- Có rất nhiều các chú bộ đội - Trẻ lắng nghe!
đóng quân ở các doanh trại quân
đội , các chú bộ đội làm rất nhiều
công việc khác nhau và rất vất vả.
Các chú ngày đêm canh giác giữ sự
bình yên cho đất nước mang lại sự
tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân
dân. Chính vì thế mà các con mới
có được như ngày hôm nay, các
Hoạt động 2 con phải yêu quý và biết ơn các
Bé biết gì về chú bộ đội các con đồng ý không
chú bộ đội
nào?
-Trẻ lắng nghe và quan
(3 – 5 phút)
sát!
a. Quan sát trò chuyện:
* Quan sát chú bộ đội bộ binh:

- Chú bộ đội ạ!


Để hiểu rõ hơn về các chú bộ đội
và công việc của các chú làm như
thế nào? Xin mời, các con chúng ta
cùng hướng lên màn hình:
+ Các con quan sát xem trên bảng
có hình ảnh ai đây?
+ Chú bộ đội mặc trang phục như
thế nào?

- Quần áo màu xanh ạ!
- Chú đang duyệt binh!
- Chú đang hành quân ạ!
- Chú đeo balô
- Vác súng ạ!
- Trẻ đứng lên và hát bài
“Làm chú bộ đội”.

+ Các chú đang làm gì vậy?
-Trẻ chú ý lắng nghe!
+ Các chú đang đi đâu đây?

Quan sát bộ
đội hải quân.
(3 – 5 phút)

+ Trên lưng chú đeo cái gì?
+ Trên vai chú cịn có gì nữa?

Nào cô mời cả lớp cùng đứng dậy
và cùng làm chú bộ đội duyệt binh
nhé, hát bài “Làm chú bộ đội”
- Vừa rồi chúng mình đã được
quan sát và trị chuyện về chú bộ
đội bộ binh đấy: Các chú mặc trang
phục màu xanh lá cây, mũ có ngơi
sao vàng, vai đeo súng, lưng khốc
balơ. Hằng ngày, các chú thường
tập luyện: Bắn súng diễn tập, duyệt
binh. Ngồi ra các chú cịn tăng gia
sản xuất: Trồng rau, nuôi lợn, nuôi
gà để tăng khẩu phẩn ăn hằng
ngày, các chú bộ đội làm rất nhiều
công việc, ngày đêm canh gác để
bảo vệ Tổ Quốc.
* Quan sát chú bộ đội hải quân.
Mặc quần áo trắng
Đứng gác ngồi đảo
+ Đố cả lớp chúng mình đó là chú
bộ đội gì?

- Chú bộ đội hải quân ạ!
-Trẻ quan sát!
- Chú bộ đội hải quân ạ!
- Trên hải đảo ạ!
- Màu trắng, viền xanh
ạ!
- Đang đứng gác ạ!


- Trẻ chú ý lắng nghe!

- Trẻ quan sát!

+ Muốn biết được câu trả lời - Trẻ trả lời!
chính xac chúng mình cùng hướng - Quần áo màu dàn di,
lên màn hình nhé:
gọn nhẹ.
+ Đây là ai?
- Đang tập luyện ạ!
- Mũ lưỡi chai ạ!
+ Chú bộ đội hải quân đang làm - Súng ngắn ạ!
việc ở đâu?
+ Các chú bộ đội hải quân mặc


quần áo màu gì?

Quan sát bộ
đội đặc cơng
(3 – 5 phút)

+ Các chú bộ dội hải quân đang
làm gì?
Chúng mình vừa được tìm hiểu - Trẻ lắng nghe!
chú bộ đội hải quân qua màn hình
chúng mình đã biết được chú bộ
đội hải quân mặc quần áo màu
trắng có viền màu xanh nước biển,
mũ có màu trắng, trên vai cũng có

quân hàm. Chú bộ đội hải quân làm
việc trên đảo xa xôi và canh giữ
vùng biển cho Tổ Quốc.
- Trẻ trả lời theo sự gợi
* Quan sát chú bộ đội đặc cơng: ý của cơ!
Cơ cịn có một hình ảnh của chú
bộ đội nữa chúng mình cùng quan
sát nhé!
+ Các con quan sát xem trên bảng
hình có hình ảnh ai đây?
+ Chú bộ đội mặc trang phục như
thế nào?
+ Các chú đang làm gì vậy?

Hoạt động 3
Bé tài năng
(5 – 7 phút)

Hoạt động 4

+ Mũ của chú là kiểu mũ gì?
+ Vũ khí là súng của các chú có
gì đặc biệt?
Các con hình ảnh mà các con vừa
quan sát thấy được đó chính là các
chú bộ đội đặc cơng đấy, các chú
ấy đang tập luyện bài tập tấn công
vào đồn địch đấy, trang phục của
các chú là những bộ quần áo gọn,
ôm sát vào người để thuận tiện cho

việc chiến đấu, có màu dàn di, đầu
các chú đội 1 chiếc mũ lưỡi chai
cũng màu dàn di, Chân các chú đi
đôi giầy cao cổ gọn và nhẹ nhàng.
Súng của các chú là loại súng ngắn.

- Trẻ chơi hứng thú với
các trò chơi.

- Trẻ chọn trang phục
tương ứng với các hình
ảnh.

b. So sánh:
Chúng mình vừa được làm quen
với chú bộ đội bộ binh, bộ đội hải
quân và bộ đội biên phòng rồi. Bây -Trẻ hát và ra ngồi.
giờ bạn nào giúp cơ so sánh sự


Luyện tập,
củng cố
(5 – 7 phút)

giống và khác nhau giữa bộ đội bộ
binh và bộ đội hải quân.
+ Giống nhau: Đều là các chú bộ
đội và đều là những công việc
đứng gác giữ sự bình yên cảu Tổ
Quốc.

+ Khác nhau: Về nơi đóng qn,
về trang phục, cơ gợi ý để trẻ trả
lời.

c. Ơn luyện, củng cố:
* Trị chơi “Thi xem ai nhanh”
Cho trẻ chơi các lô tô về chú bộ
đội
Lần 1: Cơ nói đến chú bộ đội nào
thì chúng mình giơ nhanh và nói
tên chú bộ đội đó.
Lần 2: Cơ miêu tả trang phục, trẻ
giơ hình ảnh và nói tên.
Lần 3: Cơ nói cơng việc trẻ nói
tên và giơ hình ảnh lên.
Sau mỗi lần chơi cơ nhận xét,
khen trẻ.
* Trị chơi “Hãy tìm cho đúng”
Hoạt động 5.
Cơ chuẩn bị trên bàn có rất
Kết thúc
nhiều trang phục: Quần áo, giầy
(2-3 phút)
dép, mũ, ba lô… Của các chú bộ
đội. Ở xung quanh lớp cơ có các
bức tranh vẽ các chú bộ đội: Bộ
binh, hải qn.
u cầu cảu trị chơi: Các
con phải tìm đúng trang phục quần
áo. giầy, dép… Về chỗ hình ảnh

chú bộ dội tương ứng với tranh vẽ.
Ví dụ: Cháu tìm được quần áo màu
xanh lá cây về tranh vẽ chú bộ đội
bộ binh…
- Cho trẻ chơi 2 – 3 lần (Cho trẻ
nghe nhạc bài “Màu áo chú bộ đội”
-Cô và trẻ hát “Cháu thương chú
bộ đội”.
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích: Bé tập làm chú bộ đội hành qn.
2. Trị chơi vận động: Tung bóng.


3. Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường
C. HOẠT ĐỘNG GĨC
1. Góc PV: Bác sĩ khám bệnh, nấu ăn.
2. Góc NT : Hát “Cháu thương chú bộ đội”
3. Góc TN : Chơi với cát, sỏi, nước.
D: HOẠT ĐỘNG VỆ SINH – ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA
E: HOẠT ĐỘNG CHIỀU
* Trẻ ngủ đậy, vệ sinh. Cô cùng trẻ cất dọn chăn gối.
* Tô màu áo chú bộ độ.
* Nhận xét, nêu gương cuối ngày, cuối tuần.
* Đánh giá trẻ cuối ngày.
* Vệ sinh cá nhân cho trẻ
* Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, ăn ngủ của trẻ trong ngày
F: ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
1.Tổng số: …/ 15; vắng: …………
2. Tình trạng sức khỏe của trẻ:
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
3.Trạng thái cảm xúc, thái độ và hành vi của
trẻ:
..................................................................................................
............................... .................................................................................................
................................
4.Kiến thức kỹ năng của trẻ:
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….



×