Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

DHTHBK5 Nguyen Ngoc Thu Thuy KTGHP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (234.69 KB, 5 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO ĐẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI

MÔN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 1

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Thu Thủy
Lớp :Đại học tiểu học B-K


Trường: Đại học Đồng Nai
Lớp: Đại học tiểu học B – K5
Tên: Nguyễn Ngọc Thu Thủy
Môn: Phương pháp dạy học Tiếng Việt 1

BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC PHẦN
MÔN: PPDH TIẾNG VIỆT 1
I. Yêu cầu 1: Xem xét – đánh giá việc thực hiện 03 nguyên tắc dạy học Tiếng
Việt ở trường tiểu học (Nguyên tắc phát triển tư duy; Nguyên tắc giao tiếp;
Nguyên tắc chú ý đến tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của HSTH)
1. Ngun tắc phát triển tư duy
- Để phát triển tư duy gắn liền với phát triển ngôn ngữ cho học sinh, trong
dạy học Tiếng Việt, người giáo viên cần chú ý các yêu cầu cụ thể:
- Trong mọi giờ học của GVHD em thì thầy đã chú ý rèn các thao tác tư duy
cho học sinh qua các câu hỏi thầy đưa ra học sinh phải suy nghĩ, phân tích,
so sánh, khái quát, tổng hợp…. thì các em mới trả lời được. Đồng thời thầy
cũng cũng chú ý rèn luyện cho các học sinh phẩm chất tư duy nhanh, chính
xác và tích cực.
- Giáo viên đã giải đáp được cho học sinh hiểu được những từ ngữ, kí hiệu,
….mà các em học sinh thắc mắc.
- Giáo viên đã hướng dẫn và giúp đỡ cho các học sinh nắm được nội dung
các vấn đề cần nói và viết trong mơi trường giao tiếp cụ thể và biết thể hiện


nội dung này bằng các phương tiện ngôn ngữ.
2. Nguyên tắc giao tiếp ( nguyên tắc phát triển lời nói)
Hướng vào hoạt động giao tiếp là nguyên tắc đặc trưng của việc dạy học
Tiếng Việt. Nguyên tắc này yêu cầu:
- Việc lựa chọn và sắp xếp nội dung dạy học phải lấy hoạt động giao tiếp
làm mục đích, tức là hướng vào hình thành các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết
cho HS. Tuy nhiên thầy cô chỉ chú trọng đến kỹ năng đọc, viết của học sinh
mà không quan tâm nhiều đến hai kỹ năng còn lại.


- Giáo viên có xem xét các đơn vị ngơn ngữ trong hoạt động hành chức, tức
là đưa chúng vào các đơn vị lớn hơn. Ví dụ xem xét từ hoạt động trong câu
dài ngắn như thế nào để chia sao cho phù hợp với học sinh , câu ở trong
đoạn trong bài để phù hợp với các em.
- Giáo viên đã tổ chức hoạt động nói năng cho HS trong tiết dạy Tiếng Việt,
nghĩa là giáo viên đã sử dụng giao tiếp cho học sinh nói với nhau, thi đua
đọc bài hay trao đổi ý kiến với nhau như một phương pháp dạy học chủ đạo
ở tiểu học.
3. Nguyên tắc chú ý tâm lí và trình độ Tiếng Việt vốn có của học sinh
Nguyên tắc này yêu cầu :
- Dạy Tiếng Việt phải chú ý đặc điểm tâm lí HS, đặc biệt là bước chuyển
khó khăn từ hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập.
- Đa số học sinh đều là người Việt Nam nên giáo viên có thể hiểu biết chắc
chắn về trình độ tiếng mẹ đẻ vốn có của học sinh lớp mình.
- Giáo viên đã tạo điều kiện cho học sinh hình thành lời nói hồn chỉnh của
mình trong các cuộc hội thoại giữa các em hay giữa giáo viên với học sinh,
hay trong các hình thức học khác nhau như cá nhân, lớp, nhóm......
II. Yêu cầu 2:
 Liệt kê các băn khoăn, thắc mắc của bản thân khi tiếp cận thực tế với các tiết
dạy học Tiếng Việt ở trường tiểu học:

o Một ngày học sinh học 5 tiết khác nhau nhưng nhiều lúc những môn
mĩ thuật, đạo đức, tự nhiên xã hội,… thì giáo viên chỉ ghi đề mục trên
bảng và yêu cầu học sinh chép vào vở tổng hợp chứ giáo viên khơng
dạy.
o Ở phần chính tả nghe viết nhiều lúc không kịp thời gian giáo viên cho
học sinh mở sách ra chép cho nhanh.
o Phần rút từ mới của bài chính tả thì giáo viên thấy từ nào khó giáo
viên sẽ tự động ghi ln lên bảng chứ khơng u cầu học sinh rút từ
khó.
o Tập làm văn thì nhiều giáo viên đọc bài văn mẫu của mình cho học
sinh chép vào vở chứ khơng để học sinh tự mình làm vì sợ mất thời
gian.


o Tập viết giáo viên yêu cầu học sinh lấy vở tập viết ra rồi nói học sinh
tự viết giáo viên không hướng dẫn cách viết như thế nào.
o Những tiết tập đọc có những bài có thể lồng ghép trò chơi hoặc tranh
ảnh đã phong to vào bài học để học sinh thêm phần hứng thú nhưng
giáo viên thì vẫn dạy cách truyền thống.
o Ở phần luyện tập nói thì giáo viên ít cho học sinh luyện nói mà đơi khi
bỏ qua phần luyện nói.
 Thử đưa ra lí giải (nếu thấy “lạ”) hoặc đề xuất các ý tưởng về giải pháp khắc
phục (nếu thấy bất cập).
o Thời gian vừa qua, em đã có một đợi kiến tập dưới sự hướng dẫn của
thầy Lê Hồng Diệp chủ nhiệm lớp 3/3 trường Tiểu học Nguyễn Bá
Ngọc.
o Trong 4 tuần kiến tập, tuy không phải là một thời gian dài, nhưng
cũng giúp em một phần nào nắm được các phương pháp giảng dạy ở
trường và học hỏi được một số kinh nghiệm trong những tiết dạy mẫu
của thầy hướng dẫn cũng như dự giờ một số tiết của giáo viên khác

trong trường. Những điều đó giúp ích rất nhiều trong cơng tác giảng
dạy và công tác chủ nhiệm của em sau này. Qua những tiết dự giờ đó
em đã rút ra cho mình một số kinh nghiệm và lên một tiết dạy để lấy
điểm. Mỗi người có một phương pháp giảng dạy riêng và các phương
pháp đó có một điểm chung là đều tạo sự hứng thú cho học sinh khi
tham gia tiết học. Nhưng em đa số học sinh hứng thú với mơn tốn
hơn. Vì giáo viên hay đưa trị chơi vào trong bài học. Chẳng hạn như
trò truyền điện, rồng rắn lên mây, ơ cửa bí mật,….Những trị này
thường thấy ở bài tính nhẩm.Vậy: “Tạo sao chúng ta khơng thử sử
dụng trị chơi vào mơn tiếng việt?” Để cho học sinh khơng thấy nhàm
chán khi học phần luyện nói ở môn tiếng việt. Sau đây em sẽ nêu một
ý tưởng nhỏ về phần luyện nói.
o Nội dung ý tưởng mới:
o Trước khi nêu ý tưởng mới em xin nêu sơ quy trình mà em đã được
dự tiết tập đọc bài Cảnh đẹp non nước. Các quy trình trên thì em thấy
rất hay nhưng về phần cho học sinh luyện nói(hoạt động của giáo
viên: Nêu giọng đọc=>GV đọc lại bài một lần nữa=>học sinh


đọc=>củng cố lại bài=>kết thúc tiết học) thì nó bị lập lại giống phần
luyện đọc. Đối với em tiết dạy của cô rất tốt, cô chuẩn bị rất chu đáo
nhưng em sẽ thay đổi một chút về phần luyện nói.
o Ý tưởng mới: Cho học sinh chơi trị “Nhìn tranh đọc thơ”, đọc bài
trong sách, em thực hiện: Vừa rồi các em đã được tìm hiểu nội dung
bài và bây giờ để thay đổi khơng khí học một chút cơ sẽ cho các em
chơi một trị chơi “ Nhìn tranh đọc thơ”. Trị này cơ sẽ cho cả lớp chơi
thi đua với nhau xem ai thuộc nhiều thơ về địa danh. Trị này chơi như
sau: cơ sẽ chiếu các bức tranh có địa điểm trong bài thơ lên máy
chiếu, em nào biết địa danh đó là ở đâu và đọc được câu thơ về địa
danh đó sẽ được 1 điểm. Em nào đạt nhiều điểm nhất sẽ là người

chiến thắng. Phần nhận xét sẽ giành cho các học sinh dưới lớp. Sau đó
củng cố lại bài và kết thúc tiết dạy.
o Đây là ý tưởng mà em đã áp dụng trong tiết giảng dạy của mình. Khi
em sử dụng em thấy lớp học rất hứng thú và đặc biệt các em rất sôi
nổi trong tiết học. Nên em thử sử dụng nó trong mơn tập đọc. Khơng
biết là ý tưởng này của em có hợp với mơn tập đọc khơng nữa? Mong
thầy cho em chút ý kiến. Em xin cảm ơn.



×